Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

TÓM TẮT NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, ĐẦU CẬN ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292 KB, 50 trang )

* TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÒI CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, CẬN ĐẠI
I. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ đại
1. Hoàn cảnh lịch sử
Về kinh tế: tình hình sản xuất hàng hóa công cụ bằng kim loại được sử dụng rộng
rãi, phân công lao động phát triển thành những ngành chăn nuôi; nông nghiệp thủ cong
nghiệp. Chế độ nô lệ duy trì áp bức siêu kinh tế. Sự bóc lột khủng khiếp đối với giai
cấp nô lệ. Sản phẩm thặng dư của mỗi người nô lệ thì rất ít, nhưng tổng số sản phẩm
thặng dư thì khá lớn do chủ nô bóc lột rất đông người nô lệ và trả công không đáng
cho kẻ bạo lực.
Về xã hội: thời kỳ giai cấp chủ nô bóc lột giai cấp nô lệ và coi người nô lệ như
mọi thứ đồ vật khác, các người nô lệ họ không có quyền gì cả quyền về kinh tế, chính
trị thậm chí đặt tên riêng cho họ, họ cũng không có quyền.
2. Nội dung của tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ cổ đại
+ Mặt tích cực
Thời kỳ này nhiều tư tưởng xã hội chủ nghĩa được phản ánh qua những câu
chuyện nhân gian truyền thuyết mang tính chất chủ đề huyền thoại, tôn giáo hay là
những áng văn chương, những vở hài kịch. Những ước mơ khát vọng ấy chỉ mới chỉ
mới dừng lại bởi hai tư tưởng chính sau đây:
- Họ phủ định xã hội đương thời (xã hội chiếm hữu nô lệ)
- Họ mong muốn ước mơ và tưởng tượng quay trở về với quá khứ ca ngợi công
xã tự cung tự cấp, chế độ bình đẳng bình quân không có sự áp bức bóc lột và
sự phân biệt giàu nghèo giữa người với người của cộng đồng nguyên thủy, họ
coi đó là: “kỷ nguyên của hoàn kim”
+ Mặt hạn chế:
Các tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ đại chưa mang tính độc lập mà lẫn vào với
các hình thái ý thức xã hội khác. Đó là tiếng nói của những người lao động (nô lệ, dân
tự do…) chống lại chế độ nô lệ. Nội dung chủ yếu vẫn là thi vị hóa quá khứ bằng cách
miêu tả xã hội lý tưởng nào đó theo hình mẫu của xã hội cộng sản nguyên thủy, hơn
nữa còn tái lập lại dưới dạng công xã. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng như tư tưởng
nói chung, trong thời kỳ này, thấm đợm thế giới quan tôn giáo. Các yếu tố chủ nghĩa
xã hội còn tản mạn, mơ hồ. Ước mơ về công bằng xã hội và bình đẳng giữa người với


người được thể hiện thơ ngây mộc mạc nhưng cũng thật đẹp đẽ bay bổng lạ thường.
II. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời trung đại
1
1. Hoàn cảnh lịch sử
Thời trung đại (phong kiến), ở phương Đông bắt đầu từ thế kỷ I - II sau công
nguyên (từ 211 đến thế kỷ XX). ở phương Tây muộn hơn, bắt đầu tồn tại từ thế kỷ V -
XV sau công nguyên. Chia làm 2 giai đoạn (thế kỷ V đến X và thế kỷ XI đến XV).
+ Giai đoạn đầu của thời đại này, vai trò của thành thị chưa mạnh. Quan hệ kinh
tế hàng hoá - tiền tệ chưa có điều kiện phát triển rộng rãi; đời sống nông thôn và quan
hệ phong kiến chiếm ưu thế. Mâu thuẫn cơ bản lúc này là mâu thuẫn giữa giai cấp địa
chủ - phong kiến với nông dân, thợ thủ công. Mức độ đối kháng giai cấp chưa thật gay
gắt và ý thức mang tính chất xã hội chủ nghĩa của các giai cấp, tầng lớp bị áp bức bóc
lột cũng chưa xuất hiện đậm nét.
+ Phải đến nửa sau của thời đại này, bắt đầu từ thế kỷ XI, nền kinh tế hàng hoá -
tiền tệ và thương nghiệp dần dần phát triển với những mức độ khác nhau giữa các
nước.
+ Tôn giáo thống trị đời sống tinh thần xã hội nên thời kỳ này khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội ít phát triển .
2.Nội dung tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời trung đại
a. Mặt tích cực
- Phản ánh khát vọng hạnh phúc của con người nhưng mang màu sắc tôn giáo,
trong đó lấy Cơ đốc giáo sơ kỳ là lý tưởng như: đạo đức của chúa”, “giang sơn ngàn
năm của chúa”.
- Mang tính “tiêu dùng bình quân khổ hạnh” trong từng công xã. Tư tưởng về
phân phối mang tính bình quân chủ nghĩa và khổ hạnh
- Biện pháp: là các cuộc khởi nghĩa, các phong trào nông dân mang tính “vô
chính phủ”: Phủ nhận nhà nước, giáo hội tôn giáo. Những trào lưu tư tưởng và phong
trào dị giáo đều đấu tranh chống cả chế độ phong kiến và giáo hội.
- Hình thức thể hiện: Trong các phong trào “dị giáo” thông qua các truyền thuyết
tôn giáo.

b. Mặt hạn chế
Nhìn chung những phong trào xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa thời trung
đại còn bị hạn chế, các phong trào mang nặng tính chất hòa bình, mang nặng khuynh
hướng tiêu dùng, rất ít khuynh hướng tổ chức sản xuất vẫn mang tính chất thần bí, vẫn
dựa trên lý thuyết của tôn giáo (cơ đốc giáo). Những tư tưởng đó còn thô sơ cả về hình
thức và nội dung, chưa có lý luận và chưa thành hệ thống. Phải từ thế kỷ XVI - XVII
trở đi, dưới điều kiện của chủ nghĩa tư bản, những tư tưởng ấy mới được biểu hiện
dưới dạng kết tinh hơn, tức thành lý luận, thành một học thuyết.
III. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ đầu cận đại
1. Hoàn cảnh lịch sử
2
- Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản ra đời, trước hết ở Hà Lan thế kỷ XVI, ở Anh thế
kỷ XVII và Pháp thế kỷ XVIII, sau thắng lợi của hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản.
- Thời kỳ này còn được ghi nhận như một cái mốc lịch sử, với sự xuất hiện những
công trường thủ công - tiền đề cho sự ra đời của nền đại công nghiệp cơ khí.
- Giai cấp tư sản và vô sản cũng lần lượt ra đời. Đồng thời cũng bộc lộ những bất
công xã hội và những hình thức bóc lột mới nặng nề và tàn bạo hơn trước.
- Đối với giai cấp tư sản, để tích lũy ban đầu và tạo ra đội quân thất nghiệp lao
động làm thuê, ngay từ đầu, sau khi ra đời đã sử dụng nhiều biện pháp, kể cả bạo lực
để tước đoạt tài sản của những người lao động, trước hết là ruộng đất của nông dân và
cưỡng bức, bót lột vô cùng tàn bạo
- Trong bối cảnh đó, bên cạnh các nhà nhân đạo chủ nghĩa tư sản đã xuất hiện
một số các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, học thuyết của họ phản ánh nguyện
vọng của nhân dân, mơ ước đến một xã hội nhân đạo hơn, con người được tôn trọng
hơn, một xã hội lý tưởng mà ở đó không có sự áp bức, bóc lột, bất công.
* Các đại biểu tư tưởng tiêu biểu và các tư tưởng xã hội chủ nghĩa chủ yếu.
Đại biểu xuất sắc của thế kỷ XVI - XVII có TomátMorơ và Tomadô
Cămpanenla. Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ này được mô tả trong những
câu chuyện kể, những áng văn chương khá hấp dẫn, tiêu biểu là "Utôpia" của T. Morơ
và "Thành phố mặt trời" của T. Cămpanenla.

2. Nội dung tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ đầu cận đại
a. Mặt tích cực
- Nhìn chung các nhà tư tưởng đều thể hiện tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, không còn chỉ
là nhân đạo chủ nghĩa, không còn chỉ là nhân đạo chủ nghĩa tư sản mà là chủ nghĩa
nhân đạo ngày càng có nhiều giá trị mới đã vượt khỏi khuôn khổ hệ tư tưởng tư sản.
- Các nhà không tưởng, với mức độ khác nhau, đều mang tinh thần phê phán, lên án chế
độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa đương thời.
- Một số người đã thể hiện tinh thần “xã thân” vì chính nghĩa, chân lý tiến bộ xã hội,
thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng.
b. Mặt hạn chế
- Nhiều nhà tư tưởng của tư sản thế kỷ XVIII, nhất là những nhà tư tưởng của
“Phái Ánh sáng” ở nước Pháp, đã quan niệm lý tính và công lý vĩnh cửu là yếu tố
3
quyết định xây dựng một xã hội “tự do – bình đẳng – bác ái”. Nhưng thật ra sự thống
trị của lý tính vĩnh cửu đối với xã hội chỉ là sự thống trị của giai cấp tư sản được lý
tưởng hóa mà thôi. Thực tế cho thấy sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1789, những
nghịch cảnh xã hội vẫn diễn ra trái ngược với mong muốn của quần chúng lao động
nghèo khổ. Chịu ảnh hưởng của họ các nhà không tưởng tiếp tục nghĩ rằng người ta
còn phải “nối gót” đi tìm “lý tính và chân lý vĩnh cửu”.
Đối với họ, chủ nghĩa xã hội được quan niệm như là biểu hiện của lý tính, của
chân lý, của chính nghĩa tuyệt đối đâu đó; chỉ cần người ta phát hiện ra và dựa vào đó
mà thuyết phục mọi người, ắt là có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp. Thêo họ, chân lý,
lý tính, chính nghĩa ấy không phụ thuộc vào điều kiện không gian, thời gian nào của
tiến trình lịch sử cả. Chúng đã tồn tại và còn tòn tại mãi mãi. Chỉ cần có những người
“tài ba xuất chúng” là sẽ phát hiện ra được. Về cơ bản, những nhà không tưởng chưa
thoát khỏi những quan niệm duy tâm về lịch sử.
- Hầu hết những nhà không tưởng có khuynh hướng đi theo con đường ôn hòa đề
cải tạo xã hội bằng thuyết giáo, cải cách pháp luật, thực hiện xã hội bằng thuyết giáo,
cải cách pháp luật, thực nghiệm xã hội, thậm chí hy vọng vào “từ tâm” của những
người giàu và vào cả những kẻ đang cầm quyền. Một số ít đã thể hiện được nhiệt tình

bằng hành động khởi nghĩa nhưng chưa phải đã là một quá trình chuẩn bị thực sự tự
giác, nên nói chung đều không thể đi đến những kết quả theo ước nguyện.
* NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI CẬN ĐẠI
I. Tômat Marơ
1. Điều kiện lịch sử nước Anh
- Về kinh tế:
Nước Anh là trong một trong số ít nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hình
thành rất sớm ở châu Âu.
Sự phát triển của kỹ thuật đưa tới sự hình thành các ngành sản xuất mới với quy
mô và trình độ mới, như nghành cơ khí đóng tàu, ngành dệt len – dạ bằng lông thú…
đã làm biến đổi thủ công nghiệp thành thị từ hình thức phường hội phong kiến sang
hình thức công trường thủ công tư bản. Ở Luân Đôn có nhiều công trường thủ công
thu hút hàng ngàn công nhân vào làm việc.
Do sự tác động của kỹ thuật và công nghiệp thành thị (công trường thủ công) trực
tiếp là công nghiệp dệt len – dạ bằng lông thú, nông nghiệp Anh có biến đổi lớn. Nghề
chăn nuôi cừu đem lại nguồn lợi lớn, do đó bon địa chủ đã dùng bạo lực đuổi nông
dân, cướp toàn toàn bộ đất đai, đồng ruộng, cả ruộng công lẫn ruộng tư, biến thành
những đồng cỏ chăn nuôi cừu. Có địa chủ nuôi tới hàng vạn con cừu. Nông nghiệp
Anh sang thức sản xuất và kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
4
Sản xuất hàng hóa tư bản phát triển cả trong công nghiệp và nông nghiệp đã thúc
đẩy thương nghiệp ra đời và phát triển, nhiều trung tâm thương nghiệp hình thành như
Luân Đôn thúc đẩy sự phát triển ngành hàng hải và tìm thị trường mới. Sự phát hiện ra
châu Mỹ và con đường sang châu Phi, châu Á đã làm cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát
triển mạnh mẽ nhờ sự giàu có về tài nguyên và lao động ở những nơi đó
- Về chính trị - xã hội
Xã hội Anh đang xuất hiện những tầng lớp, giai cấp xã hội mới. Cùng giai cấp địa
chủ và nông dân, một giai cấp đang bị đẩy khỏi đồng ruộng, làng mạc, sống lang
thang, đói rét, ốm đau, chết dần chết mòn trên con đường vào thành phố kiếm sống;
xuất hiện đội ngũ công nhân trong các công trường thủ công, và giai cấp tư sản (bao

gồm chủ công trường thủ công, chủ hầm mỏ, thương gia, những tên cho vay nặng lãi,
địa chủ và quý tộc tư sản hóa) Do đó, tồn tại song song với mâu thuẩn vốn có trong xã
hội tư sản phong kiến, mâu thuẩn giữa nông dân và địa chủ đã xuất hiện những mâu
thuẩn mới: “ Mâu thuẫn giữa tư sản với địa chủ phong kiến cấu kết với giáo hội phản
động”. Những mâu thuẫn đẩy tới những cuộc xung đột xã hội gắt. Trong quá trình giải
quyết mâu thuẩn ấy, tuy có trong tay lực lượng kinh tế lớn, nhưng giai cấp tư sản vẫn
chưa giành được thắng lợi chính trị quan trọng nào. Thế kỷ XVI nước Anh vẫn do giai
cấp địa chủ thống trị với sự chuyên chế hà khắc tiêu biểu là triều đại Hăngri VIII.
- Về văn hóa
Mâu thuẩn giữa giai cấp tư sản đang lên với giai cấp phong kiến câu kết với giáo
hội phản động ngày càng gay gắt. Phản ánh mâu thuẩn và những xung đột trên của xã
hội Anh nói riêng và toàn bộ châu Âu nói chung trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa là
“Phong trào văn hóa Phục Hưng” khởi đầu từ thế kỷ XIV ở Italia và phát triển khắp
châu Âu vào thế kỷ XVII, và “Phong trào cải cách tôn giáo do Luthơ và Tômát
Muyntxơ lãnh đạo vào đầu thế kỷ XVI ở Đức. Với nội dung và hình thức thể hiện
phong phú trên nhiều lĩnh vực khoa học, văn học nghệ thuật… văn hóa Phục hưng
phản ánh hệ tư tưởng giai cấp tư sản đang lên chống lại hệ tư tưởng phong kiến cấu kết
với giáo lý phản động của giáo hội. Trong số những con người tiêu biểu của thời đại
văn hóa Phục hưng phải kể là Tômát Môrơ.
Tóm lại, thế kỷ XVI ở nước Anh nói riêng và châu Âu nói chung vẫn là những
quốc gia phong kiến. Nhưng trong lòng nó đang thai nghén một xã hội mới, xã hội tư
5
sản với một nhân tố kinh tế, xã hội, văn hóa tư tưởng…thế kỷ XVI là thế kỷ khởi đầu
cho sự tan rã của chế độ phong kiến và sự hình xã hội tư sản ở châu Âu.
2.Tômát Morơ và những tác phẩm Không tưởng
* Tiểu sử của Tômát Morơ
Tômát Morơ sinh năm 1478 trong một gia đình trí thức ở Luân Đôn, một gia đình
có 6 người sống trong cảnh hòa thuận và bình đẳng. Ở hoàn cảnh ấy, Tômát Morơ
được hưởng một sự giáo dục và ông cùng tự rèn luyện, tự giáo dục, trở thành một trí
thức xuất sắc trong phong trào văn hóa Phục hưng, có tư tưởng nhân đạo cao là bạn

của nhiều nhà bác học.
Năm 1504, Morơ tham gia hoạt động chính trị, trúng cử nghị viện. Năm 1529,
ông trở thành Tể tướng. Với chức vụ cao, uy tín lớn Morơ hy vọng sẽ tác động vào các
chính sách của nhà vua theo hướng nhân đạo. Nhưng trong điều kiện chế độ phong
kiến hà khắc với triều đại độc tài Hăngri VIII, những ước mơ tốt đẹp của ông trở thành
đối lập với nhà vua, bị nhà cua quy thành tội phản quốc. Ông bị bắt giam 15 tháng và
bị xử tử ngày 6-7-1535.
*Tác phẩm Không tưởng
Không tưởng, tên đầy đủ của nó là cuốn sách vàng, vừa thú vị, vừa bổ ích nói về
một nhà nước tốt đẹp nhất và hòn đảo Utopi, được Morơ viết vào năm 1514-1516.
Không tưởng là một tác phẩm văn học viễn tưởng nổi tiếng của thế kỷ XVI đã được
tái bản nhiều lần bởi sự hấp dẫn của nó cả về mặt văn chương và đặc biệt về những tư
tưởng tiến bộ và nhân đạo hết sức cao cả. Trong Không tưởng Morơ đã phê phán sâu
sắc chế đọ đương thời ở nước Anh, đồng thời phác họa bức tranh toàn cảnh về một xã
hội tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…trong đó tất cả
mọi người có một đời sống hạnh phúc.
3.Những quan điểm chủ yếu của tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong tác phẩm
Không tưởng
a. Những giá trị tích cực
*Tư tưởng chống áp bức bóc lột bất công vì lợi ích của những người lao động.
6
Trong Không tưởng Morơ đã dành một phần đáng kể để phê phán chế độ đương
thời. Đó là chế độ của quá nhiều bọn quý tộc., linh mục – binh lính – bọn ăn bám. Nhà
nước phong kiến chỉ là chiêu bài để bọn nhà giàu mưu lợi cho mình. Nhà nước ấy với
chính sách hà khắc và những luật lệ phi lý gây ra bao tệ nạn xã hội. Xã hội hình thành
một bên là quần chúng lao động nghèo khổ, và một bên là bọn quý tộc giàu sang “bên
cạnh sự nghèo nàn thảm hại lại có sự xa hoa táo tợn”. Từ đó ông hô hào “Hãy ngăn
chặn hành động vơ vét của bọn nhà giàu; hãy ngăn chặn sự độc đoán và sự độc quyền
của chúng; hãy cho bịn chây lười ăn ít thôi, bắt chúng phải lao động”.
Morơ lên án mạnh mẽ chính sách cướp đoạt ruộng đất bằng bạo lực của bọn địa

chủ đẩy nông dân tới chỗ mất hết điều kiện sinh sống, Nông dân Anh sống lang thang
trong cảnh không nhà cửa, chết dần chết mòn trogn khi bọn địa chủ thu những khoản
lợi nhuận lớn trên đồng ruộng đã trở thành đồng cỏ nuôi cừu. Morơ đã khái quát tình
cảnh ấy trong câu nói “Cừu ăn thịt người”, một hình tượng vừa hiện thực, vừa quái dị
của thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Ông viết – qua lời nhân vật
Raphaen – Ghítlôđây: “Những con cừu của các ngài…nghe nói bây giờ chúng đã trở
thành háu ăn và bất trị đến mức ăn cả thịt người, làm cho ruộng đồng, nhà cửa và
thành phố bị phá sản tan hoang”.
Morơ củng phê phán giai cấp tư sản Anh vừa mới ra đời, vì lợi nhuận, đã bắt
người lao động làm thuê phải “làm việc từ sớm tinh sương đến tận khuya”. Thực tế họ
phải làm việc từ 14-18 giờ/ngày trong khi nhiều người không có việc làm trở thành lưu
manh. Ông cảm thông sâu sắc với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ và
bị bần cùng nói trên.
Khi phê phán xã hội đương thời, cái quan trọng nhất, quý nhất và cũng là cái mới
nhất trong Không tưởng của Morơ là ông đã nhận được những nguyên nhân cơ bản
của mọi bất công và tệ nạn xã hội là do “chế độ tư hữu” và từ đó đi đến kết luận “Phải
xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu”. Ông viết “Tôi hoàn tin tưởng rằng không thể phân
phối mọi thứ ngang nhau và công bằng, cũng như không thể quản lý công việc của mọi
người một cách tốt nhất, có kết quả nhất bằng cách nào khác ngoài việc hoàn toàn xóa
bỏ chế đội tư hữu”. Ông còn chỉ ra rằng, việc cải cách chế độ nhà nước theo quan điểm
Platon chỉ có thể giảm nhẹ chứ không có thể xóa được bất công và những tệ nạn xã
hội.
*Tư tưởng về một xã hội tốt đẹp đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.
7
Trên lĩnh vực kinh tế: nền kinh tế trong xã hội Không tưởng của Morơ là một
khối thống nhất dựa trên cơ sở của chế độ công hữu và lao động bình đẳng đối với một
thành viên.
Hệ thống kinh tế bao trùm là hệ thống kinh tế thủ công nghiệp. Nông nghiệp là
một ngành kinh tế quan trọng nhưng là nghề nặng nhọc. Vì vậy, thủ công là nghề
chính của mọi người, làm nông nghiệp là nghĩa vụ đối với mọi người; thành thị là nơi

cư trú lâu dài, thường xuyên, còn ở nông thôn sản xuất mang tính thời vụ; do đó sẽ
phân công theo từng kì hạn hai năm một. Trong xã hội Không tưởng không có nông
thôn thuần túy theo đúng nghĩa của nó. Tế bào kinh tế trong Không tưởng là gia đình –
gia đình kinh tế có cả người cùng huyết thống và khác huyết thống. Khi gia đình kinh
tế phát triển vượt quá khuôn khổ thì nhà nước sẽ chuyển lao động từ gia đình này sang
gia đình khác.
Trong Không tưởng Morơ đã thể hiện tư tưởng phân phối triệt để: Phân phối theo
nhu cầu trên cơ sở của cải dồi dào, đầy ăp trong các kho công cộng. Giải thích về
nguồn của cải dồi dào, Morơ nêu ra 4 yếu tố: mọi người đều lao động; phụ nữ chiếm ½
dân số được làm việc; xã hội có thi đua; và nhân viên nhà nước do dân bầu, nên hăng
hái làm việc.
Qua Không tưởng có thể thấy Morơ đã xuất hiện quan điểm mới: quan hệ xã hội
trước hết là những quan hệ trong tổ chức và cùng với sản xuất ông nêu ra quan niệm
phân phối, tiêu dùng trên cơ sở vừa tổ chức các nhà ăn công cộng vừa thừa nhận sở
hữu cá nhân những tư liệu tiêu dùng đã được phân phối. Ông thừa nhận mỗi người có
nhà cửa riêng, vườn tược riêng và việc bếp núc riêng không ảnh hưởng tới chế độ công
hữu.
Trên lĩnh vực chính trị: Xã hội không tưởng là một xã hội còn nhà nước, nhưng đó
là nhà nước thật sự dân chủ.
Nhà nước đó chỉ có một mục đích duy nhất là vì nhu cầu xã hội, vì lợi ích và vì
cuộc sống của con người. Tất cả nhân viên của nhà nước ấy đều do dân bầu ra bằng bỏ
phiếu kín.
Đó là một xã hội yêu hòa bình ghét chiến tranh: trong đối nội không có bạo lực.
Song Morơ không phản đối chiến tranh nói chung; do đó trong xã hội Không tưởng
vẫn có chế độ tập luyện quân sự kể cả đối với phụ nữ. Họ không gây chiến tranh tự vệ
8
hoặc giúp nhân dân một nước thoát khỏi ách thống trị độc tài, tàn bạo. Nếu phải tiến
hành chiến tranh thì họ tìm cách giành thắng lợi bằng sự không ngoan, bằng trí tuệ và
sự sáng suốt. Họ cũng tìm cách sớm chấm dứt chiến tranh và ngăn chặn không để
chiến tranh tái diễn.

Trên lĩnh vực xã hội: Morơ rất quan tâm đến thời gian lao động, nghỉ ngơi, vui
chơi, giải trí. Ông phân mỗi người một ngày lao động 6 giờ chia làm hai ca, ngủ 8 giờ,
10 giờ cho hoạt động khoa học, văn học - nghệ thuật, vui chơi giải trí… Ông cho rằng
cuộc sống hạnh phúc không chỉ ở chỗ thỏa mản về nhu cầu vật chất mà còn ở chỗ có
nhiều thời gian nhàn rỗi cho sự phát triển tự do về tinh thần và mở mang trí tuệ.
Trong lĩnh vực giáo dục, tất cả trẻ em được nuôi dưỡng từ nhỏ trong nhà trẻ. Mọi
trẻ em nam và nữ đều được hưởng một chế độ giáo dục chung (giáo dục phổ thông).
Đối với thanh niên giáo dục cao cấp là bắt buộc. Giáo dục cao cấp cũng dành cho
người lao dộng có nhu cầu học tập. Học văn hóa kết hợp với học nghề trong lĩnh vực
thủ công nghiệp và nông nghiệp.
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Morơ quy định tuổi thành hôn của nữ là 18,
nam là 22. Ông cũng nêu quan điểm hôn nhân tự do “Mọi người được quyền lựa chọn
người vợ hoặc chồng của mình”; hôn nhân một vợ, một chồng “chỉ có dân đảo không
tưởng mới thỏa mản với chế độ hôn nhân một vợ, một chồng”. Morơ cũng nêu quan
niệm về “quyền ky hôn” và “hôn nhân ít bị tan vỡ, rất ít xảy ly hôn”.
Trong lĩnh vực tôn giáo, xã hội của Không tưởng vẫn còn tôn giáo nhưng đã duy
lý hóa. Morơ cho rằng, phải gạt khỏi tôn giáo những cái có hại cho cuộc sống xã hội,
không phù hợp với chủ nghĩa nhân bản. Đưa ra quan điểm “bầu cha cố” Morơ đã làm
cho tôn giáo trong Không tưởng hội nhập vào dòng “dị giáo”, góp phần thúc đẩy
phong trào đòi cải cách tôn giáo mới bắt đầu ở Đức và thâm nhập vào Anh Morơ cũng
là người đầu tiên giải thoát tư tưởng “Cộng đồng tài sản” khỏi màu sắt tôn giáo trước
đây.
Vấn đề con người luôn được các nhà xã hội chủ nghĩa quan tâm như là vấn đề
trung tâm, và con người trong dòng văn hóa xã hội chủ nghĩa là những con người cụ
thể - những con người lao động bị áp bức, bóc lột, nghèo khổ. Trong Không tưởng
Morơ đã chỉ ra rằng, trong tất cả các tài sản có trên thế giới này, không có gì quý hơn
sinh mạng con người, không có gì có thể sánh được với sinh mạng con người. Khi phê
9
phán xã hội đương thời và phác họa một xã hội tốt đẹp Morơ đều đứng hẳn về phía
những người lao động. Chính từ sự cảm thông sâu sắc với con người mà Morơ đã

dựng lên bức tranh toàn cảnh nước Anh thế kỷ XVI bằng hình tượng vừa quái dị vừa
hiện thực “cừu ăn thịt người”. Cũng với tình cảm sâu nặng dành cho người lao động
Morơ đã phác họa trong Không tưởng một xã hội cả về kinh tế, sản xuất, chính trị,
giáo dục, y tế… đều nhằm mục đích vì cuộc sống của con người lao động. Lao động 6
giờ (2 ca); ngủ 8 giờ vui chơi giải trí cùng với hoạt động khoa học, văn học nghệ thuật
10 giờ; Nhà nước chỉ tồn tại với mục đích duy nhất là vì nhu cầu xã hội, vì hạnh phúc
của mọi người; hôn nhân gia đình, giáo dục phổ thông cho tất cả trẻ em nam nữ; nhà
ăn công cộng kết hợp với bếp riêng của mỗi gia đình; bệnh viện có đủ phương tiện tốt
nhất, thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm, người phục vụ nhiệt tình, thuốc tốt, ăn ngon…
người bệnh mau khỏi.
Tư tưởng xã hội tốt đẹp được Morơ thực hiện tỏng cuộc sống gia đình “tế bào xã
hội, xã hội thu nhỏ”. Đó là một gia đình hòa thuận, bình đẳng, yêu thương, giúp đỡ
nhau. Morơ là người có địa vị cao nhưng không hám danh, hám lợi; trái lại ông luôn
chăm lo cho lợi ích của mọi người – những người lao động, nghèo khổ - hơn lợi ích
của chính mình.
Ngoài những vấn đề cơ bản nói trên. Morơ còn nêu ra nhiều khía cạnh khác nhau
của đời sống xã hội trong Không tưởng. Tuy không phải là những vấn đề cơ bản
nhưng lại có ý nghĩa và sự hấp dẫn. Thí dụ, Morơ đề cập vấn đề thi đua giữa các gia
đình, các khối phố tạo ra cảnh giàu đẹp; vấn đề phong cách làm việc dân chủ của hệ
thống cơ quan chính quyền đảm bảo lợi ích chung của xã hội, hạn chế những sai lầm
của các nhà chức trách. Ông còn đề cập đến vấn đề chống hối lộ, chống dùng tiền mua
bán các chức vụ, rồi sau đó tìm cách vơ vét của công bù lại sau khi có chức, có quyền.
b.Những hạn chế của Morơ
Hạn chế lớn nhất của Morơ là ông chưa có tin một xã hội tốt đẹp như ông đã mô
tả, Utopi tiếng Hi Lạp có nghĩa là “Không tồn tại ở đâu cả”. Kẻ thù của chủ nghĩa xã
hội hiện nay cũng lợi dụng thiếu sót này của Morơ đề chống chủ nghĩa xã hội.
Trong tác phẩm của ông còn rất nhiều quan niệm mâu thuẩn, một xã hội tốt đẹp
như vậy mà vẫn còn người nô lệ.
c.Nguyên nhân hạn chế
10

Những hạn chế của Morơ là khó tránh khỏi vì nó bắt nguồn từ hạn chế của lịch sử
- thế kỷ XVI chủ nghĩa tư bản mới hình thành ở trình độ công trườn thủ công và Nhà
nước ở Anh vẫn là Nhà nước quân chủ chuyên chế của tầng lớp quý tộc phong kiến.
II. Tômadô Cămpanenla
1.Hoàn cảnh lịch sử
Nước Ý (Italia) vốn là quê hương của nền văn minh Hy Lạp – La Mã. Vào cuối
thời Trung cổ, nước Ý lại là nơi có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời sớm, khoảng
cuối thế kỷ XIV. Từ cuối thế kỷ XIV và thế kỷ XV các quan hệ xã hội và lối sống tư
sản đã phát triển mạnh ở các thành phố của nước Ý. Mâu thuẫn giữa tầng lớp tư sản
mới ra đời và nông dân, thợ thủ công và tầng lớp quý tộc phong kiến gắn liền với giáo
hội tăng lữ ngày càng gay gắt.
Thế kỷ XVI, XVII nước Ý bị cuốn vào cuộc chiến tranh suốt 30 năm. Đó là cuộc
chiến tranh mang tính chất xâm lược nhằm giành bá chủ giữa Pháp, Đức, Tây Ban
Nha, nhưng lại biểu hiện dươis màu sắc tôn giáo. Nước Ý bị chia cắt. Miền Nam Ý bị
thực dân Tây Ban Nha thống trị.
Phản ánh sự phát triển của kinh tế, chính trị mang tính chất tư sản ấy, trên lĩnh vực
tư tưởng – văn hóa ở đất nước Ý lại xuất hiện “Phong trào văn hóa Phục Hưng”. Một
lần nữa Ý lại là điểm xuất phát của một nền văn minh – văn minh tư sản – thời đại Văn
hóa Phục Hưng. Và chính nước Ý cũng là nơi sinh ra nhiều nhà khoa học, văn học,
nghệ thuật nổi tiếng, trong đó có Cămpanenle.
2. Tóm tắt tiểu sử Tomado Cămpanenla
Cămpanenla sinh năm 1568 ở Caribli, miền Nam nước Ý, trong một gia đình thợ
thủ công làm nghề đóng giày, dép. Ông là một người thông minh và ham học. 14 tuổi
ông vào học trong Tu viện và năm 23 tuổi (1591) ông đã cho xuất bản tác phẩm rất nổi
tiếng về triết học: “Triết học dự trên cảm giác”, trong đó có luận điểm nổi tiếng “Tôi
tư duy, do đó tôi tồn tại”. Do ảnh hưởng to lớn của tác phẩm ấy mà tòa án tôn giáo đã
giam ông hai năm trong nhà tù.
Năm 1598, Cămpanenla lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nam Ý chống
thực dân Tây Ban Nha. Cuộc khởi nghĩa bị thất bại, ông bị bắt lần thứ hai và bị tù 27
năm. Thời gian ở tù bị tra tấn dã man, nhưng ông vẫn hiên ngang, không chịu khuất

11
phục. Ông tâm sự: “bị giam cầm mà vẫn tự do, một mình mà không đơn độc, mình
phải sống để mọi người đứng vững”…Trong thời gian ở tù ông đã viết rất nhiều sách.
Năm 1626 ông ra tù, tiếp tục hoạt động theo lý tưởng của mình. Do đó chỉ sau
một tháng ông bị bắt lần thứ ba và bị tù thêm hai năm nữa. Năm 1628 ra tù ông tiếp
tục hoạt động và viết nhiều tài liệu khác. Bị kiệt sức vì sống trong tù tội, bần hàn lại bị
tòa án tôn giáo luôn tìm cách hãm hại, nên ông đã sang sống lưu vong ở Pháp cho đến
cuối đời. Ông mất năm 1639. Thọ 71 tuổi.
3.Nội dung tư tưởng của Tômado Capanenla
a. Tác phẩm chủ yếu
Thành phố mặt trời là tác phẩm được Cămpanenla viết năm 1601. Khi ông đang ở
trong nhà tù. Tác phẩm này đã được xuất bản bằng tiếng Ý, tiếng Latinh (1613), tiếng
Đức (1623), tiếng Pháp (1637) và tiếng Nga (1906).
Thành phố mặt trời cũng giống như Không tưởng, là một tác phẩm văn học viễn
tưởng trong đó chứa đựng nhiều tư tưởng cộng sản đặc sắc trên hầu hết các lĩnh vực
của đời sống xã hội được trình bày tương đối có hệ thống.
b.Những giá trị tích cực
Cămpanenla đã phê phán xã hội Ý và châu Âu đương thời với tất cả những bất
công của nó. Đó là một xã hội coi trọng những kẻ chây lười ăn bám trong khi lại coi
khinh những người lao động, những người có tài năng. Xã hội coi con người không
bằng con vật. Ông viết: “Họ (dân thành phố mặt trời) chế giễu chúng ta (dân châu Âu
thời đó): chăm lo lựa giống ngựa, giống chó trong khi lại coi nhẹ giống người”. Ông
chỉ ra rằng, xã hội đương thời đầy rẫy những tệ nạn như chây lười, ăn bám, trộm cắp,
đĩ điếm, cướp của, giết người, loạn luân trác táng. Ông coi những tệ nạn trên là hết sức
nguy hiểm cho xã hội cũng giống như sự nguy hiểm của bệnh dịch hạch của con
người. Cũng như Morơ, Cămpanenla rút ra kết luận chế độ tư hữu là nguyên nhân của
mọi bất công và tệ nạn xã hội, Ông viết: “Do có tài sản riêng – nhà cửa, vợ con – mà
nảy sinh lòng tự ái. Vì để cho con mình giàu, có địa vị vẻ vang, kế thừa một tài sản
lớn, mỗi người chúng ta bắt đầu vơ vét của nhà nước; được giàu có, được tiếng tăm trở
thành kẻ keo kiệt, kẻ phản bội, kẻ giả nhân, giả nghĩa”.

Tư tưởng về một xã hội tốt đẹp đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.
12
Trong thành phố mặt trời Cămpanenla đã mô tả một xã hội tốt đẹp với những biểu
hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trên lĩnh vực kinh tế: xã hội của Thành phố mặt trời lấyy chế độ công hữu các tư
liệu sản xuất làm cơ sở. Đó là chế độ “tất cả đều là của chung: chung ruộng đất, nhà
cửa, các tài nguyên, tài sản, sản phẩm sản xuất ra: cả chung vợ chung, chung chồng,
chung con cái”.
Lao động bình đẳng và xã hội tạo điều kiện để mọi người đều có thể lao động, kể
cả người tàn tật (câm, điếc, mù, mất chân, tay…). Nghề nào cũng được coi trọng, sự
phân công lao động dựa trên cơ sở tài năng, tuổi tác và giới tính. Ai có tài trên lĩnh vực
nào được phân công phụ trách lĩnh vực ấy, là “Vua của nghề ấy”. “Dân thành phố mặt
trời coi là người có tài năng là người có hiểu biết rộng và vận dung thành thạo vào
cuộc sống”. Họ cũng quan tâm đến tuổi tác, giới tính (về sức khỏe) khi phân công
những việc nặng nhọc như cày bừa, thu hoạch Sự phân công lao động như trên vừa
thể hiện sự bình đẳng vừa tạo điều kiện để mọi người đều làm việc theo khả năng của
mình và do đó được hưởng thụ xứng đáng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những
người tàn tật, họ không bị mặc cảm là gánh nặng xã hội, Đó là ý nghĩa nhân văn sâu
sắc, nét đặc sắc trong tư tưởng của Cămpanenla.
Nền kinh tế được tổ chức theo ba ngành chính: trồng trọt, chăn nuôi và nghề biển.
Trên cơ sở tổ chức sản xuất chung, lao động bình đẳng và phân phối hợp lý đối với
mọi người, mà mỗi người có một cuộc sống hạnh phúc.
Cămpanenla đưa ra cách phân phối: “Trên cơ sở tất cả đều là của chung, mọi thức
đều dồi dào, phân phối không để cho ai giàu quá, không đẻ cho ai nghèo quá. Không
phân phối cho ai cái gì quá mức cần thiết, nhưng những yêu cầu của mọi người bao
giờ cũng được đáp ứng”. Ông giải thích cách phân phối đó như sau: “Để cho người ta
nghèo quá sẽ dẫn người ta tới chỗ trộm cắp, để cho người ta giàu quá sẽ dẫn người ta
đến chỗ lươif biếng. Họ không giàu vì họ chẳng có cái gì là của riêng; họ không nghèo
vì họ có mọi cái khi cần thiết”.
Quan điểm phân phối của Cămpanenla vừa mang tính bình quân, vừa mang tính

nhu cầu, đượm màu sắc không tưởng đến mức chỉ có thể có trong tư duy theo sự suy
đoán giản đơn.
13
Cămpanenla rất quan tâm thời gian lao động và nghĩ ngơi. Ông cho rằng mỗi
người lao động 4 giờ/ngày, thời gian còn lại giành cho hoạt động văn hóa, nghệ thuật,
vui chơi.
Trên lĩnh vực chính trị: cơ cấu chính trị - xã hội trong Thành phố mặt trời theo
Cămpanenla đó là một cơ cấu lý tưởng để thực hiện sự bình đẳng xã hội một cách hoài
hòa, có hiệu quả nhất, trong sự thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Tổ chức chính
trị - xã hội ấy bao gồm:
Một là: “Ông mặt trời”
“Ông mặt trời”, đó là một linh mục, là người đứng đầu Nhà nước, có quyền quyết
định tối cao về mọi công việc của toàn xã hội. Cơ sở xã hội đảm bỏ cho “Ông Mặt trời
– Vua – Nhà siêu hình học – Linh mục” hoạt động là cộng đồng những người lao động
chân tay và óc, với nhiều nghề nghiệp khác nhau trong những lĩnh vực sản xuất khác
nhau, hoạt động xã hội khác nhau nhưng không hề có sự phân chia giai cấp, đẳng cấp.
Họ sống bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, toàn xã hội thừa nhận sự khác nhau ấy
trong điều kiện mọi người đều làm hết năng lực của mình. Cơ cấu hoạt động xã hội
trong “Thành phố mặt trời” được Cămpanenla phân chia thành ba lĩnh vực với ba
người đại biểu “ông đại biểu cho sức mạnh, ông đại biểu cho trí tuệ, ông đại biểu cho
tình yêu” coi đó là ba trợ lý cho “Ông Mặt trời”.
Hai là: Trợ lý cho các lĩnh vực.
+ Lĩnh vực bảo vệ nước cộng hòa do Ông Sức mạnh đứng đầu. Để bảo vệ nước
cộng hòa, dân Thành phố mặt trời được (tất nhiên là với vũ khí thô sơ thế kỷ XVII:
cung tê, giáo mác, sung thần công). Thành phố mặt trời là một công trình quốc phòng
vững chắc.
+ Lĩnh vực hoạt động khoa học, văn học nghệ thuật, vui chơi, do Ông trí tuệ đứng
đầu. Dân Thành phố mặt trời tổ chức hoạt động khoa học trên nhiều ngành: thiên văn,
địa lý, sử học, y học, chính trị, văn thơ, đạo đức… Ở mỗi ngành có trường chính quy
và không chính quy, bao gồm cả những nhà hoạt động chuyên nghiệp và nghiệp dư…

do đó thu hút đông đảo nhân dân tham gia, tạo nên cuộc sống tinh thần phong phú và
tự do, 14 mặt của 7 vòng thành phố mô tả toàn bộ sinh hoạt của con người, của tự
nhiên từ đơn giản đến phức tạp, từ kiến thức phổ thông đến cao cấp. Thành phố mặt
14
trời không những là một công trình quân sự bất khả xâm phạm, mà còn là một công
trình văn hóa, giáo dục và khoa học của nhân dân togn lòng thành phố mặt trời.
+ Lĩnh vực hôn nhân gia đình, sản xuất và phân phối sản phẩm nuôi dưỡng và giáo
dục…do Ông tình yêu đứng đầu. Nhiệm vụ của ông tình yêu là quản lý lĩnh vực tình
yêu và hôn nhân; tổ chức sản xuất theo ba ngành: trồng trọt, chăn nuôi và nghề biển; tổ
chức thu hoạch và phân phối sản phẩm; tổ chức việc may mặc cho mọi người; tổ chức
các nhà ăn công cộng, các bệnh viện chăm sóc sức khỏe con người; tổ chức các nhà
nuôi dạy trẻ. Tất cả đều nhằm mục tiêu chung là làm sao cho thế hệ sau tốt hơn thế hệ
trước.
Dưới ba người trợ lý của Ông mặt trời, trong mỗi lĩnh vực lại có một số người
phụ trách là những công việc cụ thể. Những người này cũng do dân bầu ra và bãi miễn
theo nguyên tắc dân chủ và lựa chọn theo tài năng với các danh hiệu do “Hội nghị
nhân dân” quy định như “Khoan dung”, “Độ lượng”, “Anh dung”, “Hào phóng”,
“Công lý”, “Từ thiện”, “Vui tươi”, “Điều độ”.
“Hội nghị nhân dân” tiến hành các cuộc họp hai kỳ/1 tháng (trăng non và trăng
tròn – đầu tháng và giữa tháng) để phê bình và có thể bãi miễn khi những nhà chức
trách không hoàn thành nhiệm vụ. Riêng 4 vị: Ông Mặt trời, Ông Sức mạnh, Ông Trí
tuệ, và Ông Tình yêu, bị phê bình nhưng không bị bãi miễn. Những người này sẽ tự
nguyện chuyển giao quyền lực khi có người tài năng và uy tín hơn mình.
Cuộc sống trong Thành phố mặt trời không có chiến tranh, không có bạo lực
nhưng có luật lệ. Đó là những điều luật ngắn gọn, dễ nhớ và dễ thực hiện. Các luật quy
định các loại tội phạm và các hình phạt, trong đó có cả hình phạt nặng nhất: tử hình.
Trên lĩnh vực xã hội:
+ Về giáo dục, Cămpanenla chủ trương thực hiện chế độ “giáo dục phổ thông”
toàn xã hội từ thấp đến cao; giáo dục văn hóa đi đôi với giáo dục nghề nghiệp qua thực
tiễn sản xuất ở tất cả các ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thủ công nghiệp,

Quá trình giáo dục tiến hành ngay trong nhà trẻ. Ba tuổi bắt đầu qua hình tượng trên
14 mặt của 7 vòng tường của Thành phố mặt trời từ đơn giản đến phức tạp, 7 tuổi bắt
đầu học văn hóa cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y học, văn học, nghệ thuật…
15
+ Về chăm sóc sức khỏe con người, Cămpanenla mô tả những bệnh viện với
những thiết bị tốt nhất, thuốc men tốt nhất, thầy thuốc giỏi, các nhân viên tận tình phục
vụ, ăn uống tốt và tinh thần thoải mái nên bệnh nhân chóng khỏi và hồi phục sức khỏe
nhanh.
+ Về hôn nhân gia đình: Yếu tố tiến bộ trong hôn nhân của Cămpanenla là quy
định tuổi hôn nhân của nam giới là 21, nữ giới là 19. Trước lứa tuổi ấy đàn ông, đàn bà
không được có quan hệ tình dục và không được đẻ con để đảm bảo cho trẻ sau này
khỏe mạnh khôn hơn và tốt hơn. Mỗi người khi sinh con phải tính đến lợi ích của xã
hội, của Nhà nước thế nhưng, yếu tố lạc hậu trong hôn nhân của xã hội của Thành phố
mặt trời là “chế độ quần hôn” – “chung vợ, chung chồng” hơn lại do “Lãnh đạo” sắp
đặt qua từng đêm “Vợ - Chồng” không thể có dấu hiệu thế hệ sau tốt hơn thế hệ trước
khi hôn nhân không phân biệt huyết thống.
+ Về con người: Quan hệ giữa con người với nhau là bình đẳng, không có ai nô lệ
cho ai; mọi người đều làm việc để tự phục vụ mình và phục vụ lẫn nhau trên tinh thần
thân ái người khỏe giúp người yếu, người trẻ giúp người gìa, đàn ông giúp đàn bà…
Đặc biệt Cămpanenla rất quan tâm đến nhưng người cô đơn già cả, những người tàn
tật. Chăm lo hạnh phúc cho mọi người là trách nhiệm của nhà nước và xã hội. Ông cho
rằng chỉ có nhà nước và xã hội là cái đảm bảo cho công xã phồn thịnh và mọi người có
hạnh phúc, rằng “Điều gì anh không muốn thì đừng làm điều ấy với người khác. Điều
gì anh muốn người khác làm cho anh thì anh hãy làm điều ấy cho người khác”.
c.Những hạn chế của Cămpanenla
Những tư tưởng của Cămpanenla trong tác phẩm Thành phố mặt trời có nhiều
mâu thuẫn. Thí dụ xã hội bình đẳng nhưng lại có đặc quyền: 4 vị đứng đầu không bị
bãi miễn; một mặt chống các thế lực phản động, mặt khác lại hy vọng sự giúp đỡ của
các thế lực như giáo hội, thực dân Tây Ban Nha để thực hiện ý định của mình; một mặt
chống tôn giáo, mặt khác lại đưa linh mục đứng đầu Nhà nước, kêu gọi mọi người

trung thành với Chúa, trừng phạt người có tội bằng rút phép thông công; muốn có thế
hệ sau tốt hơn thế hệ trước mà lại thực hiện chung vợ, chung chồng.
d. Nguyên nhân hạn chế
+ Do những hạn chế của lịch sử nước Ý thế kỷ XVI, XVII, còn mang đậm màu sắc
tôn giáo nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tư tưởng của Campanenla.
16
+ Ông không căn cứ vào qui luật khách quan của lịch sử mà tưởng tượng ra một
chế độ xã hội tốt đẹp
III-GIÊRÁCĐƠ UYNXTENLI
1. Hoàn cảnh lịch sử
Cách mạng tư sản Anh 1640 mở đầu thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối
với chế độ phong kiến nhưng chưa thắng lợi hoàn toàn. Qua hai cuộc nội chiến 1642-
1646 và 1648-1649 giai cấp tư sản, được sự ủng hội của khối nhân dân bao gồm tầng
lớp thị dân và nông dân bị phá sản, chiến thắng hoàn toàn giai cấp quý tộc, phong kiến
Anh. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phong kiến được giải quyết, mâu thuẫn giữa giai
cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới với các tầng lớp nhân dân lao động xuất hiện.
Hai cuộc nội chiến và cuộc chiến tranh xâm lược xứ Ailen đem lại lợi ích cho tư sản
và quý tộc mới. Trái lại chiến tranh làm cho sản xuất bị đình trệ, giá cả tăng vọt, đời
sống của đông đảo nhân dân lao động giảm sút và ngày càng khó khăn. Trong hoàn
cảnh ấy, nhân dân không còn con đường nào khác là phải tiếp tục đấu tranh. Tiêu biểu
cuộc đấu tranh ấy là phong trào của phái “San bằng- bình quân” của tầng lớp tiểu sản
thành thị và phong trào của phái “Đào đất” của quần chúng nông dân và thợ thủ công
bị phá sản nhưng chưa trở thành vô sản.
Điều kiện lịch sử ấy đã làm nảy sinh những tư tưởng cộng sản không tưởng của G.
Uynxtenli, lãnh tụ của phong trào “Đào đất” ở Anh thế kỷ XVII phản ánh tư tưởng của
quần chúng tiền vô sản.
2. Tóm tắt tiểu sử G. Uynxtenli
G. Uynxtenli sinh năm 1609 trong một gia đình “thương gia tơ lụa- nhung” ở thị
trấn Urgan tỉnh LanCátxia nước Anh. Năm 1637 ông là thành viên của công ty buôn
bán quần áo. Suy thoái kinh tế làm cho công ty ông bị phá sản, khánh kiệt. Ông phải

về sống ở nông thôn. Ở đây ông tham gia và trở thành lãnh tụ của phái “Đào đất”. Đó
là phong trào của những người nông dân và thợ thủ công bị phá sản chiếm đất hoang ở
quận Xuarây xứ đạo Cốphem và cùng nhau canh tác trên vung đất ấy. khu vực trang
trại của họ chỉ tồn tại được một năm. Bọn địa chủ và quý tộc đã phá hoại trang trại
này. Uynxtenli trốn thoát.
3. Nội dung tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Giêrắcđơ Uynxtenli.
17
a. Tác phẩm chủ yếu
Hoạt động văn học của Uynxtenli bắt đầu từ năm 1648. Lúc đầu là một vài bài văn
châm biếm, đã kích ngắn, gọn. những bài đó Uynxtenli thường viết về đề tài tôn giáo.
Năm 1649 ông viết tác phẩm Luật công bằng mới, tiếp theo là bản Tuyên ngôn nhân
có tên Những người nghèo và bị áp bức ở Anh.
Năm 1652 ông viết tác phẩm mới, tác phẩm sang ngời nhất của ông: Luật tự do. Nội
dung của tác phẩm này là một “kế hoạch cải tạo triệt để bằng cách thủ tiêu chế độ tư
hữu về ruộng đất, xây dựng chế độ cộng hòa của những người sản xuất nhỏ dựa trên
cơ sở sử dụng chung ruộng đất và những sản phẩm của nó”. Đó là tác phẩm cuối cùng
của Uynxtenli.
b. Những giá trị tích cực
Phê phán xã hội tư sản Anh. Ông coi vua là quỷ dữ, nghị viện chỉ là hình thức để
hợp pháp hóa sự thống trị của nhà vua và do đó, cả vua và nghị viện đều là quỹ dữ.
Ông coi chế độ đương thời ở nước Anh là chế độ đen tối, bọn quý tộc chỉ là bọn lừa
đảo, giết người, bọn ích kỷ. Ông gọi nước Anh là nhà tù, các luật gia là những tên gác
tù, và nhân dân là những tù nhân.
Ông lên án chế độ tư hữu, rằng “Quyền tư hữu ấy là cái đáng nguyền rủa”.
Những tư tưởng về một xã hội tự do, bình đẳng và dân chủ.
- Tư tưởng kinh tế:
Uynxtenli cho rằng, một xã hội phải tạo được “quyền tự do chân chính” mà yếu
tố cơ bản của quyền ấy là “quyền tự do sử dụng chung ruộng đất và quyền được sống
của mỗi người”. Đó là xã hội “mọi của cải đều là của chung”. Ruộng đất là của chung,
do đó không được mua bán ruộng đất và những sản phẩm làm ra.

Về tổ chức sản xuất: Tổ chức cơ sở của nền kinh tế là gia đình bao gồm những
gia đình thủ công nghiệp và gia đình nông nghiệp. Mỗi gia đình được phân công làm
một nghề nào đó. Lao động của gia đình là một bộ phận của lao động xã hội, gia đình
không có quyền buôn bán sản phẩm. Gia đình không phải là một đơn vị kinh tế độc
lập, nhưng gia đình có quyền sở hữu những sản phẩm đã được xã hội phân phối.
18
Cùng tồn tại với các gia đình là các công xưởng với lao động công cộng. Công
xưởng vừa là nơi tạo ra những khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, vừa là kiểu mẫu
cho các gia đình học tập về phương pháp quản lý cũng như kinh nghiệm sản xuất,
đông thời công xưởng còn là nơi góp phần đào tạo trẻ em thành những người lao động
có ích cho xã hội.
Trong xã hội mới người lao động được tự do, bình đẳng trong kinh tế; không có kẻ
giàu, người nghèo, không có tư hữu bóc lột; ai cũng sống bằng lao động của mình và
góp phần lao động cho xã hội. Xu hướng chung là thời gian lao động ngày càng giảm
đi. Người lao động chỉ làm việc đến 40 tuổi thì được nghỉ ngơi và tự hoàn thiện mình
về nhiều mặt, đương nhiên khi còn lao động lại cần theo một kỷ luật nghiêm ngặt,
mang tính tự giác của mọi người.
-Tư tưởng chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục.
Uynxtenli cho rằng phải xây dựng chế độ cộng hòa, một chế độ tiến bộ hơn về
nhiều mặt so với chế độ quân chủ. Trong chế độ cộng hòa ấy phải xây dựng một nhà
nước cộng hòa – tự do – dân chủ chân chính của mọi người; quý tộc giáo hội và tăng
lữ. Nhà nước cộng hòa do dân bầu ra với nhiệm kỳ một năm. Nhân dân luôn là vị cứu
tinh của xã hội và Nhà nước, Nhà nước ấy có luật pháp và Uynxtenli đã soạn công phu
Bộ luật tự do trong đó có nhiều luật như: Luật chống vô công rỗi nghề thực chất là
Luật lao động; Luật bảo vệ kho tàng: Luật hôn nhân, luật hình sự. Xã hội thực hiện sự
cưỡng bức thông qua hệ thống Luật, nhưng không có bạo lực, không có chiến tranh.
Ông nói: “Kiếm đem rèn thành lưỡi cày”.
Ông rất quan tâm tới lĩnh vực giáo dục và giáo dục mang tính thế tục. Trong nhà
trường trẻ em đều được học để có kiến thức văn hóa chung, được rèn luyện đạo đức và
thoái quen lao động có ích; các em vừa học vừa làm. Đó là quan điểm gắn nhà trường

với xã hội, học đi đôi với hành, học văn hóa gắn với lao động sản xuất trong các gia
đình, đặc biệt trong các công xưởng. Giáo dục con người thành lao động có ích cho xã
hội là một trong ba chức năng của công xưởng.
Trong Luật hôn nhân Uynxtenli viết: “Đàn ông, đàn bà được hoàn toàn tự do kết
hôn” ở một tuổi thích hợp với hoàn cảnh kinh tế, tâm lý, sức khỏe…Hôn nhân dựa trên
cơ sở của tình yêu: hôn nhân một vợ, một chồng; mỗi gia đình có đời sống riêng;
chống đánh đập, bạc đãi phụ nữ
19
Uynxtenli có nhũng đóng góp vào kho tàng lịch sử các tư tưởng xã hội chủ nghĩa
trên lĩnh vực cơ bản như kinh tế, chính trị, giáo dục với những tư tưởng đặc sắc, trong
đó đặc sắc nhất là tư tưởng về giáo dục, một nền giáo dục trở về với trần thế, thoát
khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, một nền giáo dục khuyến khích sự sáng tạo của con
người. Với những đóng góp ấy Giêrắcđơ Uynxtenli xứng đáng là một trong những nhà
xã hội chủ nghĩa tiêu biểu của thế kỷ XVII và là một trong số những nhà xã hội chủ
nghĩa tiêu biểu của thời cận đại.
c. Hạn chế
Dựa vào chính phủ tư sản để tiến hành cải tạo xã hội chưa tách ra khỏi sự thần bí
của tôn giáo
d. Nguyên nhân hạn chế
Những hạn chế trên đây là những hạn chế có tính lịch sử, không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế có tính chất lịch sử của chủ nghĩa xã hội
không tưởng bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ.
*Tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng thế kỷ XVIII ở Pháp
Hoàn cảnh lịch sử
Cuộc cách mạng công nghệ từ cuối thế kỷ XVIII khởi đầu từ nước Anh tạo bước
phát triển mới cho chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu trong đó có Pháp. Cách mạng tư sản
Anh, chiến tranh giải phóng dân tộc ở Bắc Mỹ đưa tới sự ra đời Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ năm 1776, tiếp đến Cách mạng tư sản Pháp thắng lợi năm 1789 đem đến cho giai
cấp tư sản những thắng lợi cơ bản về chính trị.
Trong điều kiện lịch sử chung ấy, nước Pháp cũng đạt được một số thành tựu kinh

tế, sử dụng được những thành quả cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh như máy dệt,
máy quay tơ, máy bơm, máy hơi nước. Công trường thủ công tư bản ở Pháp bắt đầu có
sự thâm nhập của công nghiệp từ cuối thế kỷ XVIII, tư đó thúc đẩy sự phát triển của
thương nghiệp, ngoại thương Pháp phát triển mạnh.
Tuy vậy, thế kỷ XVII nước Pháp vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số
là nông dân cộng với thủ công nghiệp phường hội lỗi thời cùng với công trường thủ
20
công phân tán và chế độ chuyên chế phong kiến phản động cấu kết với xã hội. Tất cả
những nhân tố trên trở thành lực cản sự phát triển của công nghiệp.
Về xã hội: Cơ cấu xã hội – giai cấp ở Pháp gồm ba đẳng cấp.
Đẳng cấp thứ nhất là tăng lữ (bao gồm cả tăng lữ cao cấp và tăng lữ bình dân). Đây
là đẳng cấp số một có nhiều ưu thế cả về kinh tế và chính trị.
Đẳng cấp thứ hai là tầng lớp quý tộc với cơ cấu hết sức phức tạp.
Tăng lữ cao cấp cùng với tầng lớp đại quý tộc hợp thành giai cấp thống trị hết sức
phản động. Đó là thời kỳ thống trị của dòng quý tộc Buốcbông mà đại biểu là hai triều
đại hết sức phản động của Lui XIV và Lui XV.
Đẳng cấp thứ ba gồm giai cấp tư sản, là giai cấp có ưu thế nhất cả về kinh tế và
chính trị; tầng lớp bình dân thành thị va nông dân, trong đó nông dân là tầng lớp tận
cùng của xã hội. Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều tầng lớp có lợi ích rất khác nhau
nhưng có mục tiêu chung là muốn lật đổ ách thống trị của tầng lớp tăng lữ và quý tộc.
Mâu thuẫn giữa quý tộc và tăng lữ với đẳng cấp thứ ba ngày càng gay gắt, dẫn tới
cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1798 và tiếp theo là những cuộc đấu tranh giữa các
lực lượng tư sản với quý tộc, giữa phải tiến bộ và phái bảo thủ trong giai cấp tư sản…
Trong hoàn cảnh lịch sử nước Pháp thế kỷ XVIII đã xuất hiện nhiều nhà triết học
duy vật nổi tiếng như Môngtexkiơ (1689-1755), Vônte (1694-1778), Rútxô (1712-
1787) và các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng như Giăng Mêliê (1664-1729),
Phrăngxoa Morenli(chưa rõ năm sinh và năm mất), Gabrien Bunnơ Mabli (1709-1785)
và Grắccơ Babớp (1760-1797).
IV-Giăng Mêliê (1664-1729) hoặc (1668-1733)
1. Tóm tắt tiểu sử Giăng Mêliê

G.Mêliê sinh ra trong một gia đình thợ dệt thuộc làng Madécni. Tuy học trong một
trường dòng nhưng ông lại nghiên cứu rất nhiều về triết học, toán học, vật lý. Năm 23
tuổi ông được phong mục sư và được giao việc hành đạo tại làng Etơrơpênhi. Suốt 40
năm sống ở nông thôn G.Mêliê hiểu thấu đáo nổi khổ của nông dân, chính hoàn cảnh
lịch sử ấy khiến trong ông đã nảy sinh tư tưởng chống bọn địa chủ và giáo hội. Năm
21
1716, Mêliê đã cùng nhân dân trong xứ đạo đấu tranh chống một tên địa chủ vì hắn đã
gây ra nhiều nỗi khổ cho nhân dân. Ông đã bị giáo hội quở phạt.
2. Nội dung tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Giăng Mêliê
a. Tác phẩm chủ yếu
Cuối đời ông đã dành thời gian viết tác phẩm Những di chúc của tôi dày 366
trang, trong đó thể hiện nhũng tư tưởng chính trị rất đặc sắc.
b. Những giá trị tích cực
* G.Mêliê phê phán chế độ chuyên chế cấu kết với giáo hội phản động, bảo vệ
lợi ích của nông dân.
- Trong Những di chúc của tôi, Mêliê tỏ ra ân hận vì đã giảng đạo Thiên Chúa.
Ông viết: “Tôi đau khổ biết bao khi tôi buộc phải truyền bá đến bà con những điều
nhảm nhí…”.Khuynh hướng chống giáo hội mạnh mẽ đến mức sau này khi Vônte –
một nhà văn hóa lớn, một nhà triết học duy vật của nước Pháp ở thế kỷ XVIII được
đọc những di chúc tôi đã nhận xét rằng: “Đây là một tài liệu chống Giêxu”. Vônte còn
viết: “Tôi run lên vì hoảng sợ khi đọc cuốn sách của Mêliê Những di chúc của tôi- một
bằng chứng của một mục sư trước khi chết đã cầu xin thượng đế xá tội vì đã chót
giảng đạo Thiên Chúa….tất cả những ai đọc Những di chúc của tôi đều sẽ bị thuyết
phục”. Vôntê cũng thừa nhận rằng, tư tưởng chống tôn giáo của Mêliê đã ảnh hưởng
rất lớn đến các nhà triết học duy vật thế kỷ XVIII ở Pháp.
Mêliê phê phán xã hội phân chia đẳng cấp, trong đó có quá nhiều những kẻ ăn
bám sống bằng mồ hôi, nước mắt của những người lao động; bọn quý tộc, những chủ
trang trại, những nhân viên thu thuế là những kẻ lười nhác hút máu của nhân dân,
những kẻ ăn bám. Muốn cho xã hội lành mạnh trước hết phải xóa bỏ tất cả nhũng bọn
ăn bám đó.

Ông tố cáo tội ác của bon vua chúa nhất là Lui XIV; lên án nhũng cuộc chiến
tranh thôn tính vì lợi ích của chúng gây ra đau thương bởi những vụ tàn sát dân
thường, cướp đoạt tài sản của dân. Ông viết: “Lui XIV chính là kẻ đã gây ra những bất
công lớn, những vụ cướp đoạt lớn, những vụ tàn sát lớn trên mặt biển cũng như trên
mặt đất”.
22
Ông thừa nhận, trong xã hội có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa người và người. Nhưng
ông cũng phản đối sự phụ thuộc đến mức tất cả của cải đều dồn về một ít số người,
còn phần bên kia chỉ toàn những tai họa. Điều đó trái với “quyền bình đẳng tự nhiên
của con người”.Tự nhiên sinh ra chúng ta với tính cách là những người tương thân,
tương ái vì chúng ta sinh ra có chung một nguồn gốc, có chung một mục đích. “Bản
chất tự nhiên của con người là bình đẳng, hòa hợp…”.Ông kịch liệt phê phán sự phân
chia xã hội thành những đẳng cấp, tạo ra những bất công xã hội.
G.Mêliê coi nông dân là nhân vật trung tâm của xã hội Pháp, và do đó ông đặc biệt
quan tâm đến tình trạng bần cùng, cuộc sống tối tăm vì bị áp bức, bóc lột nặng nề của
người nông dân bởi bọn địa chủ và các giáo hội. Vì thế, theo ông, giải phóng nông dân
là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng ở Pháp. Có thể nói đây là một dự báo về nội
dung cuộc cách mạng tư sản Pháp và dự báo ấy của Mêliê đã thành hiện thực trong
cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789.
Ông chỉ ra rằng, giải phóng nông dân không chỉ là sự giải phóng về mặt chính trị mà
còn là giải phóng về mặt kinh tế. Muốn vậy phải xóa bỏ chế độ tư hữu, nguồn gốc của
mọi đau khổ, bất hạnh, của chiến tranh; của trộm cắp, của giết người và của sự dối
trá…Ông kêu gọi nhân dân hãy vùng lên đấu tranh, nghĩa là ông không thừa nhận con
đường giải phóng nhũng người lao động bằng giáo dục đạo đức; không thể thỏa hiệp
với giai cấp thống trị mà phải đấu tranh cách mạng để lật đổ chúng. Ông viết: “Các
người và con cháu các người sẽ còn đau khổ chừng nào các ngươi chưa đoàn kết lại…
góp phần vào công cuộc tự giải phóng khỏi ách thống trị của bọn vua chúa…của tôn
giáo”.
Ông nêu một tư tưởng rất tiến bộ; giải phóng nhân dân là sự nghiệp của chính bản
thân nhân dân. Ông kêu gọi: “Số phận các người ở trong tay các người- lien hiệp lại

hỡi nhân dân các dân tộc…hãy đoàn kết, tương trợ lẫn nhau”. Đây quả là một tư tưởng
của các nhà xã hội chủ nghĩa trước đây và cả ở các nhà xã hội chủ nghĩa đương thời.
* Những tư tưởng của G.Mêliê và một xã hội tương lai
Xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập một chế độ công hữu về của cải là hạt nhân trong tư
tưởng về một xã hội tương lai của Mêliê.
Trên cơ sở chế độ công hữu của cải chủ yếu là chế độ công xã về ruộng đất của
nông dân, xã hội tương lai sẽ được xây dựng như một gia đình thống nhất, mọi người
23
sống hòa bình, coi nhau như anh em, đoàn kết hữu nghị, giúp đỡ nhau. “Mỗi người
được đảm bảo về nhu cầu” đó là một câu châm ngôn của Mêliê để xây dựng xã hội,
nhờ nó mà chế độ công hữu tài sản được gìn giữ và phát triển; nhờ nó mà nhân dân
thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi tình cảnh giết người, thoát khỏi trộm cướp, dối trá do
chế độ tư hữu sinh ra. Theo ông, mọi người sẽ đều được bảo đảm về lương thực, thực
phẩm, nhà ở, may mặc, dày dép như nhau và cùng làm việc bên nhau do những người
tài giỏi quản lý. Ông viết: “Nói chung, nếu mọi người đều có, đều được hưởng thụ một
cách bình đẳng nhũng của cải và những phương tiện sống, nếu họ nhất trí lo toan đến
những công việc lương thiện và có ích nào đó…và nếu họ san sẻ khéo léo cho nhau
những của cải trên trái đất và những thành quả lao động và kỹ nghệ của họ, thì họ sẽ
khá dồi dào để sống một cách hài lòng và sung sướng”.
c. Những hạn chế của G.Mêliê
Những nét thiên tài của ông mãi đến cuối đời mới được bộc lộ. Ở ông có một
khoảng cách bí ẩn giữa một nhà chính trị có tư tưởng vô thần với một mục sư giảng
đạo trên cơ sở thế giới quan duy tâm. Ông coi tôn giáo là dối trá, bịp bợm, nhảm nhí
nhưng ông đã đi giảng giáo lý của đạo Thiên Chúa suốt 40 năm, điều đó chứng tỏ ở
ông còn thiếu một sức mạnh cần thiết cuả ý chí góp phần vào quá trình thay đổi đời
sống xã hội. Đó là một tấn bi kịch trong cuộc đời của Mêliê thể hiện trong lời tự thú
của mình: “Tôi đã đau khổ biết bao nhiêu khi tôi buộc phải truyền bá tới bà con những
sự dối trá, bỉ ổi mà trong thâm tâm tôi ghét cay, ghét đắng…Sự hồn nhiên của bà con
khiến tôi ân hận biết chừng nào; tôi không dám nói điều đó khi còn sống, nhưng tôi sẽ
nói khi tôi sắp chết”. Tuy vậy, với Những di chúc của tôi, chứa đựng trong đó nhiều tư

tưởng chính trị đặc sắc, Mêliê đã cống hiến cho lịch sử các tư tưởng xã hội chủ nghĩa
nhũng trang sách quý giá. Mêliê vẫn là một trong những nhà xã hội chủ nghĩa tiêu biểu
của thế kỷ XVIII ở Pháp.
d. Nguyên nhân hạn chế
Những hạn chế trên đây là những hạn chế có tính lịch sử, không thể tránh
khỏi.Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế có tính chất lịch sử của chủ nghĩa xã hội
không tưởng bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ.
V. Phrăngxoa Morenli
1. Tóm tắt tiểu sử
24
Đến nay, chúng ta vẫn chưa biết rõ tiểu sử của ông, kể cả ngày, tháng, năm sinh
và ngày mất. Ngay cái tên Phrăngxoa Morenli cũng chỉ được thừa nhận là một bút
danh trong một cuốn sách có tên là Bộ luật tự nhiên. Dù sao, chúng ta vẫn có thể
khẳng định rằng có một người mang bút danh ấy(có cả ảnh về tên bút danh ấy) trong
trang đầu cuốn sách: Bộ luật tự nhiên. Người ta dự đoán rằng, ông là một thầy giáo
dạy trong một trường tư thục ở thị trấn Máclơ.
2. Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Ph. Morenli
a. Tác phẩm chủ yếu.
Bộ luật tự nhiên có lẽ là tác phẩm lớn và duy nhất của Ph.Morenli. Tác phẩm này
được xuất bản ở Amxtécđam (Hà Lan) vào năm 1755 và đến 1841 được tái bản với tên
tác giả Ph.Morenli.
b. Những giá trị tích cực
Trong Bộ luật tự nhiên, Ph.Morenli đã vạch ra quy luật phát triển tự nhiên của
loài người từ xã hội cộng đồng nguyên thủy (thiên đường nguyên thủy), ở đó con
người sống theo bản năng đến xã hội dựa trên cơ sở chế độ tư hữu, ở đó con người
sống với tất cả những tội ác và bất công, cuối cùng sẽ đi tới xã hội cộng đồng văn
minh, ở đó con người đã ý thứ được tính ưu việt của xã hội cộng đồng – mang tính tự
giác. Đó là cơ sở lý thuyết của Ph. Morenli, lý thuyết về bình đẳng tự nhiên.
Ph. Morenli cho rằng đã có một chế độ xã hội phù hợp với bản chất tự nhiên của
con người nói chung. Ở giai đoạn đầu con người đã sống trong trạng thái tự nhiên của

mình – trạng thái cộng đồng tài sản, rằng đương thời vẫn còn nhiều bộ tộc ở bắc Mỹ
sống trong trạng thái tự nhiên ấy.
Về sau, do thiếu lý trí con người đã không ý thức được cuộc sống trong xã hội
cộng đồng, cũng không biết cách tổ chức xã hội như thế nào cho tốt hơn nên dần dần
ra khỏi “Thiên đường nguyên thủy”, “Chủ nghĩa cộng đồng nguyên thủy” một xã hội
phù hợp bản chất tự nhiên của con người, do đó đánh mất “sự vô tội nguyên thủy” của
mình. Chế độ tư hữu ra đời lan rộng đã làm tiêu tan những luật lệ xa xưa, những quan
hệ bình đẳng tự nhiên, sự gắn bó bởi tình yêu và những quan hệ thân thiết của “thời
đại hoàng kim” của loài người. Chế độ tư hữu đem đến cho loài người những bất công,
đau khổ và cả nhũng tội ác, các tệ nạn xã hội hủy hoại con người.
25

×