ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Chuyên đề:
PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG
GVHD : TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN
LỚP : TCDN K22 - ĐÊM 3
Nhóm thực hiện: NHÓM 11 + 12
TPHCM, Ngày 10 tháng 04 năm 2014
Danh sách thành viên thực hiện
ST
T
Họ và Tên Nhóm
1 Trịnh Duy Viết 11
2 Nguyễn Thị Tình 11
3 Trương Thị Nhân Hậu 11
4 Phan Thế Vinh 11
5 Đỗ Quang Sinh 12
6 Lê Minh Tâm 12
7 Lưu Bảo Trâm 12
Nội dung
A. LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG
I. Tổng quan về triển vọng của doanh nghiệp
1. Định nghĩa
Tiềm năng triển vọng của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể đạt
được những mục tiêu phát triển trong tương lai dựa trên những nguồn lực vốn có của
doanh nghiệp như nguồn lao động, máy móc trang thiết bị, nhà xưởng, vốn và trình độ kỹ
thuật công nghệ cũng như tận dụng tốt được các cơ hội và một số yếu tố vĩ mô khác bên
ngoài.
2. Các thước đo triển vọng của doanh nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng lãi ròng
- Tốc độ tăng trưởng vốn cổ phần
- Tốc độ tăng trưởng dòng tiền thuần
- Các thước đo khác
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến triển vọng của doanh nghiệp
Tiền năng triển vọng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Chúng ta
có thể nhóm các yếu tố này thành 2 nhóm lớn:
- Nhóm các yếu tố bên ngoài như: yếu tố kinh tế vĩ mô, chính sách kinh tế, yếu tố
văn hóa chính trị, xã hội, pháp luật, điều kiện tự nhiên và các yếu tố thuộc về vi
mô ngành.
- Nhóm các yếu tố bên trong như: giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, năng lực
quản trị, trình độ nhân lực, công nghệ, tiềm lực tài chính, thị trường…
a. Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố kinh tế vĩ mô
Trong điều kiện hội nhập, nền kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến triển vọng
phát triển của công ty, sự cạnh tranh về giá từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài mà công
ty phải đương đầu, hay lợi nhuận mà công ty đạt được từ đầu tư nước ngoài.
- Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội
nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân
công lao động của khu vực và của thế giới.
- Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các
doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng
của họ lúc này không chỉ là thị trường nội địa mà còn là các khách hàng đến từ khắp nơi.
Cuộc khủng hoảng toàn cầu trong những năm qua đã cho thấy sự ảnh hưởng của
nền kinh tế quốc tế đến sự phát triển cuả các doanh nghiệp thị trường chứng khoán ảm
đảm, hàng loạt các công ty phá sản…
Kinh tế vĩ mô trong nước cũng tác động trực tiếp các doanh nghiệp và ngành.
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): GDP là số đo tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của
nền kinh tế được sản xuất trong một thời đoạn. GDP tăng trưởng nhanh sẽ cho thấy nền
kinh tế đang mở rộng sẽ có các cơ hội to lớn cho doanh nghiệp gia tăng doanh số.
- Lạm phát: Lạm phát là tỷ lệ gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ. Lạm phát
cao thường gắn liền với những nền kinh tế “quá nóng”, nghĩa là những nền kinh tế có cầu
hàng hóa và dịch vụ vượt xa công suất sản xuất, dẫn đến áp lực tăng giá.
- Lãi suất: Lãi suất cao làm giảm giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai, qua đó làm giảm
sức thu hút của các cơ hội đầu tư. Vì lý do này, lãi suất thực là yếu tố then chốt quyết
định chi phí đầu tư kinh doanh.
- Tỷ giá: Tỷ giá hối đoái là yếu tố hiển nhiên ảnh hưởng đến sức cạnh tranh quốc tế của các
ngành công nghiệp trong một nước. Sự biến động của chỉ số này cũng có những ảnh
hưởng nhất định đối với chi phí sản xuất và thu nhập của doanh nghiệp khi nhập khẩu
nguyên liệu và xuất khẩu ra nước ngoài.
Ví dụ, đối với ngành bia Việt Nam, nguyên liệu nhập chiếm 60-70%. Do đó sản
lượng công ty sẽ phụ thuộc lớn vào nguồn cung nước ngoài và lợi nhuận chịu sự ảnh
hưởng của tỷ giá. Chẳng hạn nếu VND mất giá so với đồng tiền của nước nhập nguyên
liệu, công ty phải chi nhiều VND hơn để nhập nguyên liệu về.
- Các chính sách kinh tế vĩ mô: chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Chính sách tài khoá liên quan đến hành động chi tiêu và thu thuế của chính phủ
cho mục đích bình ổn nền kinh tế. Chính sách tài khoá có lẽ là phương thức trực tiếp nhất
để kích cầu hoặc làm nền kinh tế chậm lại. Giảm chi tiêu chính phủ sẽ trực tiếp làm giảm
phát cầu hàng hóa và dịch vụ. Tương tự, việc tăng thuế suất ngay lập tức sẽ bơm hút thu
nhập từ người tiêu dùng về phía chính phủ và dẫn đến giảm tiêu dùng tương đối nhanh.
Cách phổ biến để xem tác động của chính sách tài khoá là xem xét thâm hụt hay thặng dư
ngân sách.
Thâm hụt ngân sách là giá trị chi ngân sách vượt quá thu ngân sách của chính phủ.
Bất kỳ mức thiếu hụt ngân sách nào cũng phải được bù đắp bằng vay mượn của chính
phủ. Giá trị vay mượn lớn của chính phủ có thể gây sức ép làm tăng lãi suất thông qua
tăng tổng cầu tín dụng trong nền kinh tế. Các nhà kinh tế tin rằng vay mượn chính phủ
thái quá sẽ ‘chèn lấn’ vay mượn tư nhân và đầu tư bằng cách buộc lãi suất tăng lên và ức
chế đầu tư kinh doanh.
Tuy nhiên, thâm hụt lớn có nghĩa chính phủ chi tiêu nhiều hơn đáng kể so với số
thu ngân sách qua hệ thống thuế khóa. Ảnh hưởng ròng là làm tăng cầu hàng hóa (thông
qua chi tiêu) nhiều hơn so với làm giảm cầu hàng hóa (thông qua thu thuế), do đó, kích
cầu nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ liên quan đến việc điều chỉnh cung tiền để ảnh hưởng đến kinh
tế vĩ mô. Chính sách tiền tệ chủ yếu phát huy tác dụng thông qua tác động đến lãi suất.
Tăng cung tiền (chính sách tiền tệ mở rộng) làm giảm lãi suất ngắn hạn, cuối cùng
khuyến khích cầu đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên, trong dài hạn, hầu hết các nhà kinh tế
tin rằng cung tiền cao hơn chỉ dẫn đến mức giá cao hơn và không có tác động lâu dài đến
hoạt động kinh tế.
- Chu kỳ kinh tế: là các chu kỳ suy thoái và phục hồi lặp đi lặp lại của nền kinh tế. Trong
mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế sẽ có những đặc điểm riêng tác động đến
hoạt động doanh nghiệp.
Những ngành theo chu kỳ - nghĩa là những ngành có độ nhạy với trạng thái của
nền kinh tế cao hơn bình quân – sẽ có xu hướng đạt được kết quả hoạt động tốt hơn
những ngành khác. Ví dụ về những ngành theo chu kỳ là những ngành sản xuất hàng hóa
lâu bền, như ô tô và máy giặt. Vì việc mua sắm những hàng hóa này có thể được trì hoãn
trong thời kỳ suy thoái, nên doanh số bán hàng đặc biệt nhạy cảm trước tình hình kinh tế
vĩ mô. Những ngành theo chu kỳ khác bao gồm những nhà sản xuất hàng hóa đầu tư,
nghĩa là những hàng hóa được sử dụng bởi các doanh nghiệp khác để sản xuất sản phẩm
của họ. Khi cầu sa sút, ít có công ty nào mở rộng sản xuất và mua sắm hàng hóa đầu tư.
Do đó, ngành sản xuất hàng hóa đầu tư gánh chịu thiệt hại trong thời kỳ suy thoái nhưng
làm ăn khấm khá khi kinh tế mở rộng.
Trái với những công ty theo chu kỳ, những ngành phòng thủ là những ngành ít
nhạy cảm trước chu kỳ kinh tế. Đó là những ngành sản xuất những hàng hóa mà doanh
số và lợi nhuận ít nhạy cảm nhất với trạng thái của nền kinh tế. Các ngành phòng thủ bao
gồm các nhà sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm, các hãng dược, và các công ty
tiện ích công cộng. Những ngành này sẽ hoạt động tốt hơn so với những ngành khác khi
nền kinh tế bước vào suy thoái.
Các yếu tố về thể chế - luật pháp:
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn tới tất cả các ngành kinh doanh, nó ảnh hưởng
đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào.
Sự bình ổn trong chính trị, ngoại giao: Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ tạo điều kiện tốt
cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột
sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chính sách kinh tế của chính phủ: Các chính sách kinh tế thể hiện những ưu đãi,
khuyến khích đối với một số khu vực, hay ngành kinh tế nào đó như giảm thuế, trợ
cấp…. Đồng thời chính phủ cũng có thể đưa ra những biện pháp, chế tài như quy định
những ngành, khu vực cấm hay hạn chế kinh doanh. Chẳng hạn, chính phủ đánh thuế cao
đối với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm có hại đối với sức khoẻ người dân
như thuốc lá, rượu bia…Hoặc độc quyền quản lý các ngành kinh doanh đặc biệt như
ngành điện,…
Ví dụ: Các sản phẩm bia chịu thuế tiêu thụ đặt biệt, Từ 01/01/2010 đến
31/12/2012: bia hơi: 30%; bia chai, bia lon, bia tươi: 75%. Tuy nhiên từ 01/01/2013: Các
loại bia không phân biệt hình thức đóng gói đều chịu mức 50%. Điều này sẽ ảnh hưởng
cơ cấu sản phẩm của công ty.
Các luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền,
chống bán phá giá
Các yếu tố văn hoá xã hội:
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc
trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Ngoài ra,
những yếu tố này cũng khiến cho các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường
như chia nhóm khách hàng theo độ tuổi, thu nhập, điều kiện sống…
Yếu tố tự nhiên:
Thời tiết, khí hậu, đất đai, tài nguyên thiên nhiên…các yếu tố này ảnh hưởng
nhiều mặt tới nguồn lực đầu vào cần thiết cho các nhà sản xuất kinh doanh và chúng có
thể gây ảnh hưởng cho các hoạt động marketing trên thị trường của doanh nghiệp.
- Vị trí địa lý có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp, liên quan đến chi
phí vận chuyển và khả năng cạnh tranh nhờ lợi thế về mức chi phí vận chuyển thấp.
- Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đầu vào là tài
nguyên, khoáng sản sẽ chịu ảnh hưởng bởi vị trí của nguồn tài nguyên, cũng như sản
lượng và các yêu cầu riêng khi khai thác nguồn tài nguyên đó. Ví dụ các doanh nghiệp
khai thác dầu mỏ, than đá cần đặt nhà máy gần nguồn nguyên liệu nhằm giảm thiểu chi
phí vận chuyển, thuận tiện cho việc khai thác và chế biến nguyên liệu thô; ngoài ra các
doanh nghiệp này cần phải đáp ứng các yêu cầu về máy móc, thiết bị hiện đại nhằm giảm
thiểu thất thoát trong quá trình chế biến nguyên liệu.
- Khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và tiêu dùng trong khu vực, ảnh
hưởng đến nhu cầu về các loại sản phẩm được tiêu dung như các yếu cầu về vấn đề dự
trữ, bảo quản.
- Các vấn đề về cân bằng sinh thái ô nhiễm môi trường: liên quan đến những hiện tượng
bất thường của khí hậu thời tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu phát triển bền vững và
ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố thuộc về vi mô ngành
Bên cạnh các yếu tố nói trên thì những yếu tố thuộc về đặc thù ngành cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến tiềm năng triển vọng của doanh nghiệp như Quy mô ngành, tổng tiêu
thụ của ngành, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lợi bình quân của ngành, triển vọng tăng
trưởng của ngành.
- Quy mô ngành có tác động đến tiềm năng của doanh nghiêp. Ngành có quy mô nhỏ, GDP
chiếm tỷ trọng thấp tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cao là một trong những điều kiện cho
thấy doanh nghiệp trong ngành còn nhiều tiềm năng để phát triển
- Tổng tiêu thụ của ngành cung cấp toàn cảnh về nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm
của ngành từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá khả năng tăng trưởng thị phần hay doanh
thu trong tương lai
Ví dụ: Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức tiêu thụ bia với gần 2,6
tỉ lít bia trong năm 2011, vượt xa hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và
Philippines. Việt Nam cũng được lọt vào top 25 quốc gia tiêu thụ Bia mạnh nhất thế giới.
Với sức tiêu thụ hàng tỷ lít, cộng với mức tăng trưởng 11-15%/năm, thị trường bia Việt
Nam được dự báo còn tiềm năng tăng trưởng cao, sẽ xếp thứ ba tại châu Á về sản lượng
tiêu thụ, chỉ sau Nhật và Trung Quốc. Sức tiêu thụ khổng lồ này mức độ cạnh tranh trên
thị trường bia Việt Nam tăng với sự xuất hiện của hàng loạt nhãn hiệu bia mới. Chính vì
vậy, từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều thương hiệu thất bại, nhưng các hãng bia nước
ngoài vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trường.
(Nguồn: Pomegranate)
- Tốc độ tăng trưởng của ngành qua các giai đoạn của nền kinh tế cũng cho thấy xu hướng
và chu kỳ phát triển của ngành đối với từng thời điểm và độ nhạy của sản phẩm của
ngành đối với thị trường.
Ví dụ: Sản xuất bia tại Việt Nam chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành đồ
uống có cồn, chiếm khoảng 89% giá trị và 97,9% về sản lượng. Giai đoạn 2001-2007,
ngành bia phát triển rất nhanh, sản lượng tăng đột biến bì nh quân 13-15% mỗi năm.
Lượng bia tiêu thụ bình quân tính theo đầu người cũng tăng từ 10,04 lít năm 2000 lên
21,65 lít vào năm 2007. Năm 2008 là năm Việt Nam đạt kỷ lục lạm phát gần 20% nhưng
người dân cũng không vì thế mà cắt giảm chi phí nhậu. Là ngành sản xuất công nghiệp
nhẹ, lợi nhuận cao; doanh thu 2011 đạt hơn 60.000 tỷ đồng. Theo Euromonitor, Quy mô
Ngành bia Việt Nam năm 2012 ước đạt 4,6 tỷ USD (chiếm 3,7% GDP), tốc độ bìnnh
quân tăng trưởng là 11-15%.
- Triển vọng tăng trưởng của ngành cho ta thấy khái quát về tiềm năng phát triển của của
doanh nghiệp trong bối cảnh chung của toàn ngành.
Ví dụ: Euromonitor dự báo triển vọng tươi sáng cho ngành bia trong vài năm tới
sẽ đến từ châu Á và châu Phi, sản lượng bia sẽ ghi nhận kỉ lục tỉ lệ tăng trưởng thường
niên ở mức 3,8% tại châu Á và 4,6% tại châu Phi trong năm 2012 cho đến năm 2016.
Thu nhâp bình quân đầu người tại Việt Nam tăng (gấp 10 lần từ 1994 đến 2012, đạt gần
1.600 USD) và dân số ở độ tuổi uống bia (20-40 tuổi) được dự báo tăng 5%/năm, tương
đương mức tiêu thụ sẽ tăng thêm 1,7 triệu người đến năm 2015 ; là những nhân tố giúp
Ngành giữ được mức tăng trưởng khá.
- Khả năng sinh lợi bình quân của ngành giúp nhà phân tích xác định lại vị thế của công ty
trong môi trường chung của ngành từ đó có thể đề ra nhưng kế hoạch dự báo phát triển
phù hợp đối với ngành nói chung và công ty nói riêng.
Ví dụ: Theo nghiên cứu của APB, biên lợi nhuận ngành bia Việt Nam cao hơn
50% so với các nước cùng khu vực Châu Á thái bình dương. Trong hoạt động công
nghiệp,ngành bia - rượu - nước giải khát được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao so với
các ngành khác. Từ năm 2001-nay, lợi nhuận ngành này đã tăng gấp 4 lần với tốc độ tăng
trung bình đạt 20-25%/năm. Trong đó, tính theo chuyên ngành thì sản xuất bia có lợi
nhuận cao nhất.
- Các đối thủ cạnh tranh của ngành: Phân tích này giúp cho nhà dự báo hiểu được các đối
thủ cạnh tranh của mình trong thị trường và phân khúc nào là cạnh tranh gay gắt nhất từ
đó đề ra những giải pháp cũng như những dự báo chính xác hơn
Ví dụ: Việt Nam hiện có 350 cơ sở sản xuất bia lớn nhỏ ở khắp các địa phương. Sản
xuất bia tập trung vào một số khu vực chính: Hồ Chí Minh (chiếm 23,2% tổng năng lực
sản xuất bia toàn quốc); Hà Nội: 13,44%, Hải Phòng: 7,47%; Hà Tây: 6,1%, Tiền Giang:
3,79%; Huế: 3,05%; Đà Nẵng: 2,83%. Ngành bia Việt Nam tuy có nguồn cầu lớn nhưng
cũng đang cạnh tranh rất là gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là phân
khúc thị trường trung và cao cấp.
b. Các yếu tố bên trong
Giai đoạn của doanh nghiệp trong chu kì sống:
Mỗi giai đoạn phát triển có đặc trưng riêng, việc xác định doanh nghiệp đang ở
giai đoạn nào sẽ có tác động đến tiềm năng triển vọng của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải trải qua các giai đoạn giống nhau của một vòng đời, thời
gian ở mỗi giai đoạn này có thể dài hoặc ngắn khác nhau. Có 4 giai đoạn của chu kỳ
sống:
- Giai đoạn khởi sự: Là giai đoạn mà doanh nghiệp bắt đầu quá trình đưa sản phẩm hoặc
dịch vụ ra thị trường. Doanh nghiệp mới thành lập thường có rủi ro kinh doanh cao, vốn
đầu tư hạn chế tuy nhiên nếu sản phẩm được thị trường chấp nhận và tăng trưởng hiệu
quả thì triển vọng tương lai có thể rất tích cực.
- Giai đoạn tăng trưởng: Đây có thể được xem là giai đoạn doanh nghiệp đã và đang dành
thị phần; thu về những gì đã mất và gặt hái thành quả của mình. Mức lợi nhuận ổn định
và tăng trưởng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn mới. Các
doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng thường có tiềm năng triển vọng tốt.
- Giai đoạn bão hoà: Doanh thu các dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp sẽ đến lúc ổn
định tại một mức mà các sản phẩm cạnh tranh của đối thủ có thể chia sẻ hoặc thay thế
được. Nhưng tình huống có thể xấu hơn khiến cho doanh thu bắt đầu giảm sút, đặc biệt là
đối với các sản phẩm mau chóng trở nên lạc hậu và lỗi thời trước khi chúng được đem ra
bán. Do vậy, doanh nghiệp thường có tiềm năng triển vọng ở mức trung bình hoặc thấp.
- Giai đoạn suy thoái: Đây thực sự là giai đoạn doanh thu giảm sút dần cho đến khi lợi
nhuận không còn. Ở thời gian đầu của giai đoạn suy thoái, mức lợi nhuận vẫn có thể duy
trì để hoàn trả các khoản nợ vay hoặc dùng để chia lại cổ tức cho cổ đông. Song tình
trạng này sẽ không kéo dài khi lợi nhuận dần dần bị co hẹp đến khi biến mất. Đặc biệt,
thời điểm trên có khả năng sẽ xuất hiện nhanh hơn dự kiến nếu thị trường có biến động
lớn hoặc doanh nghiệp để khách hàng truyền thống rơi vào tay các đối thủ cạnh
tranh. Triển vọng trong thời kỳ này là âm.
Năng lực quản trị:
Một doanh nghiệp không thể tạo ra giá trị gia tăng nếu người lãnh đạo thiếu năng
lực, cũng như doanh nghiệp nào có năng lực quản lý tốt hơn thì khả năng cạnh tranh và
hội nhập sẽ tốt hơn. Điều này đòi hỏi người điều hành phải có:
- Năng lực khống chế, điều phối sản phẩm và thị trường.
- Năng lực bồi dưỡng, quản lý thuộc cấp cao.
- Năng lực phối hợp, giao tiếp với chủ công ty, nhân viên dưới quyền và khách hàng.
- Năng lực chấp hành, chỉ huy công việc; tích cực học tập cầu tiến.
- Đạo đức nghề nghiệp tốt.
- Ngoài ra, một nhà quản trị cần am hiểu về lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp, có thời gian
gắn bó càng dài thì họ càng nắm bắt được doanh nghiệp cần gì, muốn gì và ngành này
đang gặp khó khăn như thế nào? nói một cách khác thì không ai hiểu rõ về doanh nghiệp
và ngành bằng họ. Khi đó, nhà quản trị sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tình
huống phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, dễ dàng ứng phó với những khó
khăn xảy ra khi nền kinh tế suy thoái, hoặc những thông tin bất lợi cho ngành cũng như
doanh nghiệp.
Các yếu tố khác:
- Trình độ công nghệ: Công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng so với trình độ chung của
ngành trong nước và so với nước ngoài như thế nào (ví dụ so với thang đo của quốc tế thì
trình độ công nghệ này đang ở mức nào…)? Nếu doanh nghiệp phân phối thì khả năng
mở rộng hệ thống phân phối cả chiều rộng và chiều sâu? Nếu quy định của ngành thay
đổi về tiêu chuẩn phân phối nâng cao hơn thì doanh nghiệp có khả năng đầu tư thêm
không?
- Trình độ nhân lực: Ngoài năng lực quản trị của người điều hành cần phải có đội ngũ lao
động có trình độ chuyên môn cao và đây cũng được xem như là yếu tố quyết định năng
suất lao động của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai.
Cán bộ tại Sabeco có trình độ đại học và trên đại học chiếm 36,57% tổng số lao
động; Tỷ lệ công nhân kỹ thuật tăng cao: 135 người chiếm 26,26%, trình độ Cao đẳng và
trung cấp chiếm tỉ lệ thấp nhất: 8,95% và 13,62%, Như vậy tỷ lệ lao động ở trình độ trên
đại học, đại học và cao đẳng tăng cao. Đây là một nguồn lực rất quan trọng trong công ty
trong hoạt động sản xuất, nâng cao năng suất lao động làm tăng thu nhập. Bên cạnh đó số
lượng công nhân kỹ thuật cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn là phù hợp với loại hình sản
xuất, kinh doanh của công ty.
- Thương hiệu: Thương hiệu là giá trị không nhìn thấy nhưng một thương hiệu mạnh là
cánh cửa mở ra nhiều cơ hội kinh doanh lớn. Uy tín thương hiệu giúp khách hàng tin
tưởng và gắn bó hơn.
- Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh: Sản phẩm còn non trẻ hay đã có thương hiệu trên thị
trường? Sản phẩm có được đầu tư theo xu hướng phát triển chung của thế giới đối với sản
phẩm đó hay không, hay đã lạc hậu và ai cũng sản xuất được? Nhóm sản phẩm chủ lực
đóng góp vào tỷ trọng doanh thu có đáng kể không?
- Thị trường: Thị phần của doanh nghiệp trong tổng thị phần như thế nào? Thị trường có
còn nhiều tiềm năng chưa khai phá không hay phải sáng tạo ra sản phẩm mới lạ để tạo
nhu cầu mới cho thị trường?…
- Tiềm lực tài chính: Quy mô tài sản của doanh nghiệp có lớn hay không? Chất lượng tài
sản của doanh nghiệp như thế nào? Khả năng thanh khoản của tài sản như thế nào? Khả
năng huy động vốn của doanh nghiệp như thế nào?. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp?
Khả năng tăng vốn trong trung hạn có thực hiện được hay không? Có xu hướng minh
bạch hóa tài chính hay không (trở thành công ty đại chúng…) để tăng khả năng huy động
vốn và thu hút nhà đầu tư. Khả năng đi vay? Khả năng tích lũy và tái đầu tư, đầu tư mở
rộng? Khả năng liên doanh, liên kết để tăng tiềm lực tài chính và năng lực sản xuất kinh
doanh…?
Ví dụ: Sacbeco có lịch sử hơn 30 năm hoạt động trong ngành sản xuất chủ lực là bia.
Các nhãn hiệu bia của Sabeco chiếm trọn phân khúc bia phổ thông. Doanh thu hàng năm
của công ty tăng trưởng đều và so với tốc độ tăng trưởng sản lượng của ngành bia (do Bộ
Công Nghiệp dự báo) khoảng 15%/năm, ngành bia của SABECO tốc độ tăng trưởng sản
lượng tốt hơn rất nhiều tốc độ tăng trưởng chung của ngành, đạt khoảng trên 20%. Công
ty Sabeco chủ yếu nhập khẩu công nghệ sản xuất bia của Đức, là nước có truyền thống
sản xuất bia với công nghệ phát triển và dây chuyền mang lại nhiều thành tựu đáng kể.
II. Tổng quan về phân tích triển vọng
1. Khái niệm
Phân tích triển vọng là quá trình xem xét thời kỳ đã qua, nhìn nhận hiện tại và ước
tính tình hình tài chính doanh nghiệp ở tương lai đặt trong một viễn cảnh nhất định. Phân
tích triển vọng là bước cuối cùng trong quá trình phân tích tài chính. Phân tích triển vọng
chỉ có thể được thực hiện sau khi các báo cáo tài chính lịch sử đã được điều chỉnh một
cách thích hợp để phản ánh chính xác hiệu quả kinh tế của công ty. Phân tích triển vọng
là việc dự báo những thành quả trong tương lai (thu nhập, dòng tiền), bao gồm dự báo
bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
2. Mục tiêu của phân tích triển vọng
- Đánh giá về tiềm năng triển vọng của doanh nghiệp.
- Cụ thể hóa thành quả có thể đạt được trong tương lai thông qua dự phóng báo cáo tài
chính.
- Đưa ra dự báo trong ngắn hạn và dài hạn có thể ảnh hưởng đến quyết định của các
nhà đầu tư và để hoạch định chiến lược tài chính phù hợp đáp ứng nhu cầu tiềm năng
triển vọng của doanh nghiệp.
3. Tầm quan trọng của phân tích triển vọng
• Đối với doanh nghiệp
- Là công cụ phân tích năng lực tài chính (quy mô vốn và tài sản, khả năng trả nợ và
đầu tư…) và những giá trị tương lai (doanh thu, lợi nhuận…) có thể đạt được của
doanh nghiệp.
- Kiểm tra tính khả thi của các kế hoạch, chiến lược mà công ty đang dự định thực hiện.
- Xem xét hoạt động kinh doanh của công ty có khả năng tạo ra đủ dòng tiền để tài trợ
cho tăng trưởng trong tương lai hay không hay công ty phải tìm nguồn tài trợ từ bên
ngoài.
- Đánh giá các kế hoạch chiến lược hiện hành có thu được lợi ích như ban quản lý công
ty đã dự báo không.
- Dự phóng giúp hoạch định và quản trị hoạt động vận hành của doanh nghiệp, đảm bảo
doanh nghiệp đi đúng hướng và hạn chế rủi ro đối mặt với những khó khăn tài chính
có khả năng lường trước, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
• Đối với nhà đầu tư
- Phân tích triển vọng sẽ giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn sâu và chi tiết vào năng lực
hiện tại cũng như tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, kết quả tính
toán tốt trong bản dự báo là những thông số rất tốt cho các phân tích mở rộng về
doanh nghiệp. Tùy theo khẩu vị của nhà đầu tư mà họ sẽ có chiến lược cho từng
doanh nghiệp mà mình phân tích.
- Phân tích triển vọng hữu ích đối với chủ nợ trong việc đánh giá khả năng đáp ứng các
yêu cầu trả nợ của doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với chủ nợ cho vay dài hạn (Ngân
Hàng), họ quan tâm đến tiềm năng triển vọng của doanh nghiệp bởi vì khả năng sinh
lợi trong dài hạn quyết định đến việc có nên tiếp tục cho vay nữa hay không?
III. Giải thích quy trình dự phóng
1. Dự phóng báo cáo tài chính
a. Quy trình dự phóng báo cáo thu nhập
Điều kiện cần trong dự phóng báo cáo thu nhập:
- Mức độ kì vọng về hoạt động kinh tế vĩ mô: khi phân tích nên kết hợp với các ước
lượng liên quan đến tăng trưởng và một số chỉ tiêu vĩ mô khác (chẳng hạn như chỉ số
giá cả, thu nhập bình quân, tỷ lệ thất nghiệp,…) của nền kinh tế nói chung. Ví dụ, nếu
nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển của chu kỳ kinh tế, chúng ta có thể thoải
mái dự phóng một sự gia tăng doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trong
thời gian vừa qua.
- Bối cảnh cạnh tranh: Số đối thủ cạnh tranh có tăng không? Hoặc các đối thủ cạnh
tranh yếu hơn đã ngừng sản xuất chưa? Những thay đổi trong bối cảnh cạnh tranh sẽ
ảnh hưởng đến việc dự phóng số lượng hàng bán ra cũng như khả năng tăng giá trị
doanh nghiệp. Cả hai yếu tố này sẽ tác động đến tăng trưởng của doanh thu.
- Phân tích xu hướng hoạt động trong quá khứ: trong những năm qua hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp như thế nào, tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm thường ở
mức bao nhiêu,… thành tích trong quá khứ cũng là một nhân tố giúp dự phóng kết
quả trong tương lai. Khi xét đến xu hướng hoạt động trong quá khứ cũng nên kết hợp
xét đến vị thế tăng trưởng của doanh nghiệp, ví dụ, nếu doanh nghiệp đang ở trong
giai đoạn trưởng thành thì thường tốc độ tăng trưởng doanh thu không quá lớn.
- Chiến lược hoạt động của Ban quản lý: trong chiến lược mà Ban quản lý đề ra, họ có
đang dự định thực hiện việc mua lại hoặc sáp nhập không, hoặc họ có những quyết
định đầu tư nào ảnh hưởng đến doanh số của doanh nghiệp không… nếu có, tất cả
những nhân tố đó cần phải được đưa vào khi thực hiện dự báo.
• Các bước thực hiện
Bước 1: Dự phóng doanh thu: dựa trên tốc độ tăng trưởng doanh thu ước tính.
Bước 2: Dự phóng mức giảm trừ doanh thu
Bước 3: Dự phóng giá vốn hàng bán = ước tỉnh tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu
x doanh thu dự phóng.
Bước 4: Dự phóng doanh thu hoạt động tài chính = Ước tính lãi tiền gửi, cho vay, các
khoản đầu tư x lượng tiền gửi, cho vay, các khoản đầu tư; thu nhập do đầu tư tài chính
(trái phiếu, cổ phiếu), chênh lệch tỷ giá
Bước 5: Dự phóng lãi vay hàng năm bằng tích của lãi vay ước lượng và tổng nợ vay
dự phóng trong bảng cân đối kế toán
Bước 6: Dự phóng chi phí tài chính sẽ dựa trên tỷ số chi phí tài chính/chi phí lãivay và
chi phí lãi vay dự phóng
Bước 7: Dự phóng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp = ước tỉnh tỷ lệ
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu x doanh thu dự phóng
Bước 8: Doanh thu khác và chi phí khác được giả định là ổn định
• Dự phóng được lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận ròng sau thuế.
(Ví dụ về dự phóng báo cáo thu nhập của Công ty Vinamilk)
Dự phóng báo cáo thu nhập
Để dự phóng Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta xem xét các chỉ tiêu sau:
CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013
1 Tăng trưởng doanh thu 29,29% 48,42% 37,29% 22,81% 16,55%
2 Giá vốn hàng bán/Doanh thu 62,24% 65,78% 68,14% 64,51% 62,57%
3 Chi phí bán hàng/ Doanh thu 11,51% 8,94% 8,21% 8,66% 10,37%
4 Chi phí quản lý doanh nghiệp/ Doanh thu 2,71% 2,41% 2,08% 1,94% 1,94%
5 Chi phí lãi vay/Nợ dài hạn năm trước 1.89% 0.18%
6 Chi phí khấu hao/ PP&E gộp năm trước 12.1% 10,6% 9.7%
7 Thuế suất thuế TNDN hiện hành 13,0% 15,0% 15,3% 16,0% 18,4%
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu
Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Vinamilk trong giai đoạn 2009 – 2013 có xu hướng
giảm dần, giảm mạnh nhất là vào năm 2013 (16,55%). Điều này được lý giải vì doanh thu
của doanh nghiệp rất lớn, việc tăng trưởng với tỷ lệ cao trên 30% một năm là khó khăn
trong giai đoạn hiện nay. Do đó, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 2 năm gần nhất sẽ
được lấy để dự phóng doanh thu năm 2014. Bên cạnh đó, việc xây dựng 2 nhà máy sữa
vào năm 2013, dự báo doanh thu của Vinamilk năm 2014 sẽ tăng khoảng 19% nhờ vào
việc tăng sản lượng từ sản phẩm sữa nước và sữa bột.
- Giá vốn hàng bán/Doanh thu
Giá vốn hàng bán trên doanh thu trong giai đoạn 2009 – 2013 khá đồng đều. Do đó dự
báo tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu năm 2014 ở mức hợp lý là 64% (bằng với tỷ
trọng giá vốn bình quân trong giai đoạn 2009 – 2013)
- Tỷ lệ chi phí bán hàng/Doanh thu
Chi phí bán hàng tăng giảm không đều tỉ trọng trong doanh thu qua các năm 2009 –
2012, sau đó tăng lên 10,37% năm 2013. Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ này trong 03 năm
2010-2012 là tương đối đồng đều. Do đó, dự báo tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu
năm 2013 ở mức hợp lý là bằng mức trung bình giai đoạn 2010-2012 là 8,6%.
- Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu
Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm dần tỉ trọng trong doanh thu qua các năm 2009 –
2013, và chững lại ở mức 1,94% vào năm 2012 và 2013. Dự báo tỷ trọng chi phí quản lý
doanh nghiệp trên doanh thu năm 2013 ở mức hợp lý là bằng 1,94%.
- Chi phí lãi vay /Nợ dài hạn năm trước
Chi phí cho lãi vay chỉ xuất hiện vào 2 năm gần nhất và nhìn chung chi phí lãi vay khá
thấp. Trong điều kiện nợ dài hạn tăng khá lớn trong năm 2013, tỷ lệ chi phí lãi vay trên
nợ dài hạn năm 2014 bằng trung bình cộng của 2 năm vừa qua là hợp lý. Do đó, dự báo
tỷ trọng Chi phí lãi vay /Nợ dài hạn năm 2014 ở mức 1.04%.
- Chi phí khấu hao/PP&E gộp năm trước
Chi phí khấu hao là một hạng mục quan trọng, là một chi phí cố định và là một hàm số về
tài sản hao mòn. Giai đoạn 2011 đến 2013 tỷ số này dao động theo xu hướng giảm dần.
Tuy nhiên, do năm 2013 doanh nghiệp mua sắm thêm nhiều tài sản cố định để mở rộng
kinh doanh nên tỷ lệ khấu hao dự kiến năm 2014 sẽ không giảm so với năm 2013, ổn
định ở mức 9.7%.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Bằng thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành/lợi nhuận trước thuế. Thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp của Vinamilk tăng đều qua các năm 2009-2013, nên có thể dự báo
rằng mức thuế suất này có thể tiếp tục tăng vào năm 2014 là 22% theo quy định của Bộ
tài chính.
Với các dự báo trên, ta có bảng dự phóng các chỉ tiêu như sau:
CÁC TỈ SỐ DỰ PHÓNG 2014F
BẢNG BÁO CÁO THU NHẬP
Tăng trưởng doanh số 19%
Giá vốn hàng bán/Doanh thu 64%
Chi phí bán hàng/ Doanh thu 8,6%
Chi phí quản lý doanh nghiệp/ Doanh thu 1,94%
Chi phí lãi vay/Nợ dài hạn năm trước 1,04%
Chi phí khấu hao/ PP&E gộp năm trước 9,7%
Thuế thu nhập /Thu nhập trước thuế 22%
Với các số liệu dự phóng trên, số liệu từ Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của Vinamilk, ta có Bảng dự phóng kết quả hoạt động kinh doanh
của Vinamilk năm 2014 như sau: (ĐVT: triệu đồng)
Doanh thu 37.587.348
Các khoản giảm trừ 637.410
Doanh thu thuần 36.949.938
Giá vốn hàng bán 24.055.902
Lợi nhuận gộp 12.894.036
Chi phí khấu hao 865.046
Chi phí lãi 3.640
Chi phí bán hàng 3.232.511
Chi phí quản lý doanh nghiệp 729.194
Lợi nhuận trước thuế 8.063.645
Tổng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 1.774.002
Lợi nhuận sau thuế 6.289.643
b. Quy trình dự phóng bảng cân đối kế toán
Vì các khoản mục trên bảng cân đối kế toán có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố
khác nhau, nên thường các khoản mục này được dự phóng riêng biệt. Tuy nhiên, một số
khoản mục tài sản, bao gồm tài khoản vốn lưu động và tài sản dài hạn bị tác động dài hạn
bởi doanh thu nên các khoản mục này có thể dự phóng theo tỉ lệ với doanh thu. Nợ phải
trả và vốn cổ phần phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm chính sách cấu trúc
vốn, cổ tức và mua lại cổ phần.
Tùy thuộc vào mục đích, nhà phân tích có thể dự phóng cho toàn bộ các khoản mục chi
tiết trên bảng cân đối kế toán hay chỉ dự phóng tóm tắt bảng cân đối kế toán như dự
phóng tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Khái quát trình tự dự phóng bảng cân đối kế toán:
Bước 1: Dự phóng các tài sản lưu động ngoại trừ tiền mặt, sử dụng doanh thu được dự
phóng hoặc giá vốn hàng bán và các tỷ số về vòng quay.
Bước 2: Dự phóng sự gia tăng PP&E (đất đai, nhà xưởng, thiết bị) với các ước tính chi
tiêu vốn rút ra từ các xu hướng lịch sử hoặc thông tin thu được trong phần MD&A của
bảng báo cáo hàng năm.
Bước 3: Dự phóng nợ ngắn hạn bằng cách sử dụng doanh thu được dự phóng hoặc giá
vốn hàng bán và các tỷ số về vòng quay thích hợp (hiệu suất hoạt động)
Bước 4: Lấy thông tin về khoản nợ dài hạn đến hạn trả từ mục nợ dài hạn trong thuyết
minh BCTC hoặc các nguồn thông tin khác nếu có.
Bước 5: Giả định những khoản nợ ngắn hạn khác không đổi so với số dư năm trước trừ
khi chúng có những biểu hiện thay đổi rõ rệt.
Bước 6: Giả định số dư nợ dài hạn ban đầu bằng nợ dài hạn kỳ trước trừ đi các khoản nợ
dài hạn đến kỳ thanh toán (được tính toán ở bước 4)
Bước 7: Giả định các nghĩa vụ tài chính dài hạn khác bằng số dư năm trước trừ khi chúng
có những biểu hiện thay đổi rõ rệt.
Bước 8: Giả định ước tính cổ phần thường ban đầu bằng với số dư năm trước. Cần phải
tính đến ảnh hưởng của việc phát hành thêm cổ phiếu (nếu có)
Bước 9: Giả định lợi nhuận giữ lại bằng số dư năm trước cộng (trừ) lợi nhuận (lỗ) ròng và
trừ cổ tức kỳ vọng.
Bước10: Giả định những khoản khác thuộc vốn chủ sở hữu bằng với số dư năm trước trừ
khi chúng có những biểu hiện thay đổi rõ rệt.
• Cộng từ bước 3 đến bước 10 cho chúng ta tổng nguồn vốn, tổng tài sản
• Tiền mặt được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi bước 1 và bước 2.
Như vậy, tiền mặt có thể sẽ cao hoặc thấp. Khi đó nợ dài hạn và cổ phần thường được
điều chỉnh bằng cách phát hành mới (hoặc mua lại) tùy từng tình huống để có được mức
tiền mặt mong muốn và duy trì cấu trúc vốn đã xác định.
Dự phóng bảng Cân Đối Kế Toán Vinamilk
• Dự phóng khoản phải thu
• Dựa vào số liệu quá khứ tính ra “Vòng quay các khoản phải thu bình quân” (=
Doanh thu/Khoản phải thu bình quân 2 năm liền kề)
2009 2010 2011 2012 2013 TB
Doanh thu(triệu đ) 10.820 16.081 22.070 27.101 37.587
Các khoản phải thu (triệu đồng) 728 1.124 2.169 2.246 2.728
Vòng quay các khoản phải thu 15,74 17,35 13,40 12,28 12.70 14.29
- Trung bình cộng của vòng quay các khoản phải thu từ 2009 đến 2013 là 14,29
- Từ doanh thu dự phóng từ KQKD đem chia cho “Vòng quay các khoản phải thu bình
quân” để tìm ra khoản phải thu dự phóng.
=> Các khoản phải thu = 37.587/14,29 = 2.630 tỷ đồng
- Dự phóng hàng tồn kho
Dựa vào số liệu quá khứ tính ra “Vòng quay hàng tồn kho bình quân” (Bằng bình quân
của các tỷ số Doanh thu/Hàng tồn kho). Để giảm bớt độ biến động, hàng tồn kho sẽ được
tính bằng trung bình của 2 năm liền kề (năm 2012 và 2013).
Từ giá vốn hàng bán dự phóng ở bảng KQKD chia cho “Vòng quay hàng tồn kho bình
quân” để tìm ra hàng tồn kho dự phóng.
Vòng quay hàng tồn kho càng lớn chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả, hàng hóa
được luân chuyển nhanh, không ngừng đưa vào sản xuất để sản xuất sản phẩm phục vụ
thị trường và đem về doanh thu cho công ty.
Với cách tính trên, ta có bảng dự phóng hàng tồn kho như sau: (tỷ đồng)
2010 2011 2012 2013
Trung
bình
Giá vốn hàng bán 10.579 15.039 17.484 19.765
Hàng tồn kho 2.351 3.272 3.473 3.217
Vòng quay hàng tồn kho bình
quân
4.50 5.34 5.18 5.91 5.54
=> Hàng tồn kho năm 2014: 24.055/5.23= 4.599 tỷ đồng
• Dự phóng tài sản cố định
Chúng ta dự phóng TSCĐ dựa vào việc tính vòng quay TSCĐ trong quá khứ.
Vòng quay tài sản năm 2012 và 2013 của doanh nghiệp giảm mạnh so với các năm trước
do DN mua sắm thêm tài sản để mở rộng sản xuất. Do đó, ta sẽ lấy vòng quay TSCĐ
trung bình của 2 năm gần nhất này để dự phóng nguyên giá TSCĐ cho các năm kế tiếp để
phù hợp với xu thế phát triển của doanh nghiệp.
Công thức tính vòng quay TSCĐ:
2010 2011 2012 2013 TB
Doanh thu (tỷ đồng) 16.081 22.071 27.102 31.586
Giá trị TSCĐ (tỷ đồng) 3.428 5.044 8.042 8.918
Vòng quay TSCĐ 4,69 4,38 3,37 3,54 3,46
=> TSCĐ năm 2014: 37.587/3,46 = 10.863 tỷ đồng
• Dự phóng Khấu hao lũy kế
Ta có khấu hao tài sản cố định hàng năm từ 2010 đến 2013 (ĐVT: tỷ đồng)
Năm
2010 2011 2012 2013 TB
Khấu hao TSCĐ
290 414 535 786
Tỷ lệ tăng/giảm
+ 42.7% +29.2% + 46.9% 38.1%
Tương ứng với mức tăng tài sản cố định khá lớn năm 2012 và 2013, mức khấu hao tài sản
của 2 năm gần đây khá lớn. Để mức dự phóng phù hợp với thực tế cũng như xu hướng
mở rộng của doanh nghiệp, ta sẽ lấy trung bình tỷ lệ gia tăng khấu hao của năm 2012 và
năm 2013 dự phóng mức khấu hao cho năm 2014.
• Mức khấu hao năm 2014: 786 * 1,381 = 1.085 tỷ đồng
• Dự phóng các khoản phải trả người bán:
• Dựa vào số liệu quá khứ tính ra “Vòng quay khoản phải trả bình quân” (Bằng bình
quân của các tỷ số Giá vốn hàng bán/Phải trả người bán).
2010 2011 2012 2013 Trung bình
Giá vốn hàng bán 10.579 15.039 17.484 19.765
Các khoản phải trả 1.089 1.830 2.247 1.968
Vòng quay khoản phải thu 10,3 8,6 9,4 9.4
Có thể thấy vòng quay khoản phải trả trong thời gian vừa qua biến động không nhiều,
tương đối ổn định ở mức 9 -10 vòng, đây là mức vòng quay phù hợp với đặc điểm kinh
doanh của doanh nghiệp. Do đó, chúng ta sẽ lấy số vòng quay này để dự phóng khoản
phải thu năm 2014.
=> Khoản phải trả người bán: 24.055/9.4 = 2.559 tỷ đồng
• Dự phóng các chi phí phải trả ngắn hạn khác:
Vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn khác:
2010 2011 2012 2013 TB
Doanh thu (tỷ đồng) 16.081 22.070 27.101 31.586
Các khoản PTNH (tỷ đồng) 1.556 1.116 1.897 2.988
Vòng quay các khoản PTNH
khác
10,3 19,7 14,3 10,6 13.48
Vòng quay khoản phải trả ngắn hạn khác trong thời gian vừa qua biến động khá lớn, xu
hướng trong 3 năm gần đây đang giảm xuống, doanh nghiệp tận dụng các khoản phải trả
để kinh doanh. Điều này cho thấy doanh nghiệp có uy tín tốt, có thể chiếm dụng nợ ngắn
hạn trong thời gian tương đối dài. Dự phóng vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn khác
năm 2014 ở mức của năm 2013.
=> Các khoản phải trả ngắn hạn khác = 37.587/10,6 = 3.546 tỷ đồng
• Thuế phải nộp
Căn cứ vào dự phóng lợi nhuận => thuế phải nộp là 1.774 tỷ đồng
• Lợi nhuận giữ lại
Lợi nhuận năm 2013 + Lợi nhuận dự phóng = 6.149 + 6.289 = 12.438 tỷ đồng
• Các khoản: tài sản ngắn hạn khác, tài sản dài hạn khác, thuế thu nhập hoãn lại phải
trả, cổ phần thường, thặng dư vốn không thay đổi.
BẢNG CĐKT DỰ PHÓNG CHO NĂM 2014 (ĐVT: tỷ đồng)
Tiền mặt
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
5.653
2.630
4.599
4.327
Phải trả người bán
Nợ dài hạn đến hạn trả
Các khoản phải trả NH khác
Thuế phải nộp
2.559
0
3.516
1.774
TS ngắn hạn 17.367 Tổng nợ ngắn hạn 7.849
Nợ dài hạn 350
Tài sản cố định
Khấu hao lũy kế
Các tài sản dài hạn khác
10.863
1.085
937
Cổ phần thường
Thặng dư VCP
Lợi nhuận giữ lại
8.339
1.276
12.438
TS dài hạn 12.885 Vốn CSH 22.053
Tổng cộng TS 30.252 Tổng cộng NV 30.252
Qua quá trình dự phóng, ta tính ra được tiền mặt là 5.653 tỷ đồng. Đây là con số quá cao
so với dự định, ta có thể điều chỉnh bằng cách mua lai vốn cổ phần để đưa cơ cấu tài sản
về mức hợp lý. Mua lại 4.000 tỷ đồng cổ phiếu làm tiền mặt giảm xuống còn 1.653 tỷ
đồng, tương ứng với cổ phần thường còn 4.339 tỷ đồng.
Bảng cân đối sau khi điều chỉnh: (ĐVT: tỷ đồng)
Tiền mặt
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
1.653
2.630
4.599
4.327
Phải trả người bán
Nợ dài hạn đến hạn trả
Các khoản phải trả NH khác
Thuế phải nộp
2.559
0
3.516
1.774
TS ngắn hạn 17.367 Tổng nợ ngắn hạn 7.849
Nợ dài hạn 350
Tài sản cố định
Khấu hao lũy kế
Các tài sản dài hạn khác
10.863
1.085
937
Cổ phần thường
Thặng dư VCP
Lợi nhuận giữ lại
4.339
1.276
12.438
TS dài hạn 12.885 Vốn CSH 22.053
Tổng cộng TS 31.112 Tổng cộng NV 31.112
c. Quy trình dự phóng bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được dự phóng trên cơ sở kết quả dự phóng báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh và dự phóng bảng cân đối kế toán. Số liệu dự phóng của 2
báo cáo trên được sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ví dụ: Khoản mục lợi nhuận
trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ là số liệu lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh được dự phóng, khoản điều chỉnh giảm chi phí khấu hao là số liệu dự phóng chi
phí khấu hao, các khoản điều chỉnh khác như hàng tồn kho nợ phải thu, nợ phải trả…
được lấy từ chênh lệch tăng, giảm giữa số liệu dự phóng bảng cân đối kế toán và số liệu
thực tế cuối kỳ trước trên bảng cân đối kế toán.
2. Tầm quan trọng phân tích độ nhạy
Khi dự phóng hoàn tất, chúng ra sẽ sử dụng phân tích độ nhạy để kiểm tra ý nghĩa
của các mức tỷ lệ tăng trưởng cao hơn hoặc thấp hơn trong các dự báo của mình. Các báo
cáo tài chính được dự phóng về cơ bản dự trên mối quan hệ kỳ vọng giữa các khoản mục
của báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Các nhà phân tích thường chuẩn
bị một số dự phóng khác nhau để kiểm tra những tình huống tốt nhất (xấu nhất) ngoài
tình huống giống nhất. Phân tích độ nhạy này sẽ nêu bật lên những giả định có tác động
lớn đối với các kết quả tài chính, và kết quả là giúp ta xác định những lĩnh vực đòi hỏi
phải suy tính cẩn trọng hơn.