Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tiểu luận môn phân tích tài chính báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.92 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.
HỒ CHÍ MINH
HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỊNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO
GVHD
GVHD
: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
Lớp
Lớp
: Đêm 3 – K22
: Đêm 3 – K22
Nhóm
Nhóm
: 08
: 08
Hồ Đình Thắng
Hồ Đình Thắng
Ngô Thanh Danh
Ngô Thanh Danh
Nguyễn Tấn Thành
Nguyễn Tấn Thành

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2014


Mục lục
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Mục tiêu nghiên cứu 4
Câu hỏi nghiên cứu 4
I. Tổng quan về định gi 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Mục tiêu 4
1.3 Giới thiệu các phương pháp định giá 5
1.3.1 Phương pháp bội số 5
1.3.1.1 Phương pháp so sánh 5
a. Ưu điểm 7
b. Nhược điểm 7
c.Điều chỉnh đòn bẩy 7
d Điều chỉnh kế toán 8
e. Các biến số của tỷ số P/E 9
1.3.1.2 Phương pháp sàng lọc 10
a. Ưu điểm 12
b. Nhược điểm 12
1.3.2 Phương pháo định giá bằng tài sản 12
1.3.3 Phân tích cơ bản 13
1.4 Các công cụ sử dụng trong định giá 16
1.4.1 Các thông tin chung về doanh nghiệp 16
1.4.2 Các tỷ số 18
1.4.3 Báo cáo tài chính 18
Trang 2
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
1.5 Mô hình định giá 18
1.5.1 Mô hình định giá đối với các khoản đầu tư tới hạn 19
1.5.2 Mô hình định giá với các khoản đầu tư liên tục 21
1.5.3 Giá trị công ty được tạo ra ở đâu? 22

1.5.4 Mô hình chiết khấu cổ tức 25
II. Sử dụng báo cáo tài chính trong định giá 27
2.1 Mô hình phân tích bội số 27
2.2 Phân tích tài chính 27
2.2.1 Phân tích dòng tiền 30
2.2.2 Phân tích khả năng sinh lợi 30
2.2.3 Phân tích triển vọng 31
2.3 Dự phóng thu nhập/cổ tức 33
Kết luận 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Mục tiêu nghiên cứu
Trang 3
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
− Tìm hiểu về các phương pháp định giá và cách thức các báo cáo tài chính
được sử dụng trong định giá.
Câu hỏi nghiên cứu
− Định giá là gì?
− Có những phương pháp định giá nào?
− Đánh giá ưu/nhược điểm của các phương pháp?
− Báo cáo tài chính được sử dụng như thế nào trong định giá.
Bài tiểu luận đi vào 2 phần chủ yếu: phần I- Tổng quan về định giá, sơ lược các
phương pháp, và phần 2 trình bày về cách mà các báo cáo tài chính được sử
dụng trong định giá như thế nào.
Để minh họa, bài viết này lấy ví dụ xuyên suốt về phân tích và định giá dựa trên
những thông tin của công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh- nay là công
ty CP mía đường Thành Thành Công, mã cổ phiếu SBT
I. Tổng quan về định giá
I.1 Khái niệm
Định giá có thể được hiểu là việc đánh giá giá trị của tài sản hay một công
ty, hoặc một chứng khoán sao cho phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời

điểm nhất định.Dựa trên những phương pháp khác nhau, có thể cho ra những
kết quả định giá khác nhau. Chất lượng của kết quả định giá phụ thuộc nhiều
yếu tố, trong đó phương pháp định giá là yếu tố cơ bản. Có sự đánh đổi giữa chi
phí cho việc định giá và kết quả định giá. Một phương pháp định giá dựa trên
nhiều thông tin, phân tích thông tin kỹ lưỡng sẽ có giá trị cao hơn những phương
pháp sử dụng ít thông tin và phân tích đơn giản hơn.
I.2 Mục tiêu
Tùy theo từng đối tượng mà mục tiêu của công tác định giá có thể khác
nhau. Đối với nhà đầu tư, định giá có thể là xác định giá hợp lý của 1 chứng
Trang 4
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
khoán nhằm mục đích đầu tư chúng khoán.Đối với chủ doanh nghiệp, định giá
có thể là xác định giá trị mang lại từmột khoản đầu tư vào tài sản hoặcmột dự
án Tóm lại, công tác định giá nhằm mục đích cuối cùng là hỗ trợ ra quyết định
đầu tư. Trong phạm vi bài tiểu luận này, chúng ta xem xét việc định giá như là
xác định giá trị của một công ty.
I.3 Giới thiệu các phương pháp định giá
I.3.1 Phương pháp bội số
Một kỹ thuật định giá tốt được chấp nhận khi lợi ích lớn hơn chi phí thực
hiện, bên cạnh đó nó cũng là thước đo so sánh với các kỹ thuật khác. Phân tích
bội số ít tốn kém chi phí vì phương pháp này chỉ sử dụng các thông tin tối thiểu
mà thôi.
Phân tích bội số đơn giản chỉ là tỷ số giá cổ phiếu trên một con số cụ thể
trong các báo cáo tài chính. Hầu như các tỷ số này đều làm gia tăng tầm quan
trọng các số liệu trong các báo cáo tài chính như thu nhập, giá trị sổ sách, doanh
thu và dòng tiền đó là tỷ số giá – thu nhập (P/E), tỷ số giá trên sổ sách (P/B), tỷ
số giá trên doanh thu (P/S) và tỷ số giá trên dòng tiền hoạt động (P/CFO).
I.3.1.1 Phương pháp so sánh
Các bước thực hiện như sau:
− Nhận diện các công ty có thể so sánh được. Các công ty này thường

có hoạt động tương tự với hoạt động của công ty mục tiêu mà chúng ta
đang muốn định giá
− Nhận diện các thước của các công ty có thể so sánh trong các báo cáo
tài chính của chúng như là thu nhập, giá trị sổ sách, doanh thu, dòng
tiền
− Tính bội số của các thước đo này khi công ty giao dịch
− Áp dụng các bội số để tính các thước đo tương ứng của các Công ty
mục tiêu để tính giá trị Công ty
Trang 5
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Bảng 1: Giả sử có dữ liệu về doanh số, thu nhập và giá trị sổ sách vốn cổ phần
hàng năm của SBT và 2 công ty sản xuất cùng ngành là mía đường Biên Hòa
(BHS) và mía đường Lam Sơn (LSS) cho trong bảng sau:
(Giả sử chỉ có 3 công ty trong ngành, lưu ý dữ liệu là giả định):
Doanh
số (tỷ
VND)
Lợi nhuận
sau thuế (tỷ
VND)
Giá trị sổ
sách (tỷ
VND)
Giá thị
trường
(tỷ VND)
P/S
(lần)
P/E
(lần)

P/B
(lần)
LSS 1,615 43 1289 510 0.32 11.86 0.40
BHS 3,227 125 865 750 0.23 6 0.87
SBT 2,222 239 1870 ? ? ? ?
Bảng 2: Áp dụng bội số trung bình của các công ty có thể so sánh để tính giá trị
của SBT
Bội số trung bình của
các công ty so sánh.
Số liệu của SBT
Giá trị của SBT
(tỷ VND)
Doanh số 0.27 x 2,222 = 609
Thu nhập 8.93 x 239 = 2134
Giá trị sổ sách 0.63 x 1870 = 1180
Bình quân giá trị 1307
Số cổ phần đang
lưu hành
142.000.000
Giá cổ phần 9204.22
Từ bảng 1 và bảng 2 cho ta thấy được ba bội số của SBT. Vì thế chúng ta
tính trung bình để tìm ra giá trị thị trường là 1307 tỷ trên 142 triệu cổ phần. Vì vậy
giá cổ phần của SBT mà chúng ta tính là 9.204,22 VND. Với giá thị trường ở
mức 12.400 VND, nên bán cổ phiếu SBT.
Trang 6
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Chúng ta còn quan tâm đến giá cả ở đó một cổ phiếu sẽ giao dịch, dù giá
có hiệu quả hay không. Ví dụ như các ngân hàng đầu tư thả nổi phát hành lần
đầu (IPO) thường sử dụng phương pháp so sánh để ước tính giá mà thị trường
có thể định giá phát hành. Nếu thị trường đang định giá sai các công ty so sánh

thì cũng sẽ đánh giá sai IPO
a. Ưu điểm
− Phân tích so sánh bội số thật dễ dàng và ít tốn kém nhất so với các
phương pháp khác
b. Nhược điểm
− Phân tích không bám vào một nền tảng nào đó có thể cho chúng ta biết
giá trị độc lập với giá cả (như ví dụ trên thì giá trị của Dell dựa vào giá
trị của Gateway và ngược lại)
− Các số liệu tính toán sẽ không ổn nếu như công ty so sánh bị định giá
sai
− Nhận diện các công ty so sánh với cùng đặc điểm kinh doanh là rất khó
− Các bội số khác nhau cho ra các định giá khác nhau.
− Các tỷ số âm có thể xảy ra. Khi công ty so sánh bị lỗ, tỷ số P/E ít có ý
nghĩa.
− Các tỷ số điều chỉnh cũng có thể được sử dụng trong phân tích so
sánh, nhà phân tích điều chỉnh đối với các chênh lệch trong đòn bẩy
giữa các Công ty và điều chỉnh đối với các chênh lệch xuất phát từ các
nguyên tắc kế toán
Các bội số khác cũng có thể được sử dụng trong phân tích so sánh, đó là
các tỷ số điều chỉnh. Người ta thường điều chỉnh đối với chênh lệch trong đòn
bẩy giữa các công ty và điều chỉnh đối với chênh lệch xuất phát từ các nguyên
tắc kế toán:
c. Điều chỉnh đòn bẩy
Trang 7
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Có sự khác nhau trong đòn bẫy giữa công ty mục tiêu và các công ty so
sánh, các tỷ số tính toán phải được loại bỏ yếu tố đòn bẫy. Các thước đo không
đòn bẫy điển hình là:
EBIT là lãi trước thuế và lại vay
Nợ ròng là tổng nghĩa vụ nợ trừ bất kì chứng khoán chịu lãi mà công ty

đang nắm giữ như là một tài sản.
Tử số trong các tỷ số này là giá thị trường công ty, đôi khi ám chỉ đến giá
trị không đòn bẩy hoặc giá trị công ty. Các tỷ số không đòn bẩy đôi khi ám chỉ
các bội số công ty. Tỷ số giá trên doanh số hoặc giá bán trên EBIT nên được tính
toán như là tỷ số không đòn bẩy bởi vì đòn bẩy không tạo ra doanh số hoặc thu
nhập trước thuế và lãi vay
d. Điều chỉnh kế toán
Khi mẫu số của các tỷ số là các số liệu kế toán, các bội số thường được
điều chỉnh đối với quan niệm của kế toán mà quan điểm này có thễ khác nhau
giữa các Công ty.
Các số liệu về khấu hao và các khoản trừ dần có thể khác nhau ở các
công ty. Tùy theo quan điểm của kế toán nên khấu hao và các khoản trừ dần
không phải là một thước đo tốt trong báo cáo thu nhập. Một tỷ số có thể điều
chỉnh cho cả đòn bẫy và kế toán đối với các chi phí này là:
Trang 8
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
EBITDA thu nhập trước lãi, thuế và khấu hao và chi phí trừ dần (EBIT
cộng khấu hao và chi phí trừ dần)
Thu nhập có thể bị tác động bởi các sự kiện đặc biệt đối với từng công ty.
Vì thế các bội số được điều chỉnh để tháo gỡ tác động của các sự kiện đặc biệt
này
e. Các biến số của tỷ số P/E
Tỷ số P/E báo cáo so sánh giá cổ phiếu đối với hầu hết thu nhập hàng
năm được báo cáo trong những năm gần đây
Tỷ số P/E dự kiến thường được tính toán với các dự báo của các nhà
phân tích, bổ sung tỷ số P/E báo cáo cho các tăng trưởng thu nhập trong năm
sắp đến
Giá trên tử số P/E báo cáo bị ảnh hưởng bởi cổ tức. Các cổ tức làm giảm
giá cổ phần vì giá trị được mang ra khỏi công ty. Nhưng thu nhập dưới mẫu số
Trang 9

Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
không bị cổ tức tác động. Vì thế các tỷ số P/E có thể khách nhau. Để điều chỉnh
lại các sai biệt này, tỷ số P/E báo cáo được tính như sau:
Trong đó DPS là cổ tức mỗi cổ phần. tử số là giá kể cả cổ tức, là giá trước
khi chi trả cổ tức, giá sau khi chi trả cổ tức được chi trả gọi là giá sau cổ tức
I.3.1.2 Phương pháp Sàng lọc
Phương pháp so sánh cho thấy quan điểm là các công ty giống nhau sẽ
có các bội số như nhau. Tuy nhiên các nhà đầu tư nghi ngờ giá thị trường chỉ
đúng một cách cơ bản thì họ sẽ cho là các bội số hơi khách nhau. Nếu các công
ty giao dịch với các bội số khách nhau thì chúng có thể bị đánh giá sai lầm. Các
ý tưởng này dẫn đến việc sàng lọc cổ phiếu đối với việc mua và bán trên cơ sở
các bội số tương ứng của chúng
Cơ chế hoạt động của sàng lọc dưới hình thức đơn giản nhất:
− Nhận diện một bội số mà chúng ta sẽ sàng lọc cổ phiếu trên đó
− Xếp hạng các cổ phiếu dựa trên bội số đó, từ cao nhất đến thấp nhất
− Mua cổ phiếu có bội số thấp nhất và bán cổ phiếu có bội số cao nhất
a- Sàng lọc kỹ thuật
− Sàng lọc giá cả: Mua cổ phiếu có giá đang giảm nhiều trên thị trường và
bán cổ phiếu có giá đang tăng nhiều
− Sàng lọc cổ phiếu nhỏ: mua cổ phiếu với giá trị thị trường thấp, lý do cơ
bản cho thấy rằng các cổ phiếu nhỏ sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn
− Sàng lọc cổ phiếu nhếch nhác: Mua cổ phiếu không theo tư vấn của nhà
phân tích. Các cổ phiếu này được định giá thấp bởi vì nhà đầu tư bầy đàn
theo mốt tưởng là chúng không hấp dẫn.
Trang 10
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
− Sàng lọc theo mùa: mua cổ phiếu vào một thời điểm nhất định trong năm
vì tỷ suất sinh lợi cổ phiếu có xu hướng cao hơn vào thời điểm đó.
− Sàng lọc xung lượng: mua cổ phiếu tăng giá, lý do cơ bản là xung lượng
sẽ tiếp tục

− Sàng lọc giao dịch bên trong: Bắt chước những người bên trong vì những
người bên trong có các thông tin bên trong và họ sử dụng thông tin đó
giao dịch
b- Sàng lọc cơ bản
là so sánh giá trên con số cụ thể trong báo cáo tài chính của công ty, bao
gồm:
− Sàng lọc giá trên thu nhập (P/E): mua các công ty có P/E thấp và bán các
công ty có tỷ số P/E cao
− Sàng lọc giá trên giá trị sổ sách (P/B) mua các công ty có P/B thấp và bán
công ty có P/B cao
− Sàng lọc giá trên dòng tiền (P/CFO) mua giá thấp so với dòng tiền từ hoạt
động, bán P/CFO cao.
− Sàng lọc giá trên cổ tức (P/d) mua P/d thấp, bán P/d cao
Sàng lọc dựa trên bội số cho là các cổ phiếu có giá cao so với nền tảng cơ
bản thì bị định giá cao và các cổ phiếu có giá thấp so với nền tảng cơ bản thì bị
định giá thấp. Các cổ phiếu đôi khi có bội số cao được xem là cổ phiếu hấp dẫn
vì các nhà đầu tư thấy hấp dẫn và tạo sự hăng hái từ đó làm cho giá trở nên cao
hơn so với nền tảng cơ bản, ngược lại cổ phiếu có bội số thấp thường được
xem là cổ phiếu buồn tẻ vì chúng bị bỏ qua bởi các nhà đầu tư bầy đàn. Các nhà
đầu tư buồn tẻ thường hay chống lại xu hướng bầy đàn, họ mua cổ phiếu kém
hấp dẫn và bán cổ phiếu hấp dẫn. Cổ phiếu có bội số thấp còn gọi là cổ phiếu
giá trị bởi vì giá trị của chúng được xem là cao hơn so với giá cả của chúng.
Ví dụ: dùng bội số theo phương pháp sàng lọc cơ bản để so sánh giữa
các Công ty với nhau từ đó ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu đang nắm giữ
trong danh mục
Trang 11
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Cổ
Phiếu
SBT LSS SEC KTS NHS BHS Quyết định

P/E 7 4.3 11.54 6.2 4 10
Mua NHS
Bán SEC
P/B 0.93 0.44 1.51 0.64 0.41 0.43
Mua NHS
Bán SBT
P/D 12.61 10 - 8.1 8.1 5.9
Mua BHS
Bán SBT
Dữ liệu trên được thu thập qua báo cáo tài chính các Công ty ngành mía
đường năm 2013 và được tính theo phương pháp sàng lọc cơ bản, ta thấy tùy
vào từng bội số ta quan tâm mà tiến hành mua hay bán cổ phiếu. Cụ thể cần
phải mua NHS vì có tỷ số P/E nhỏ nhất là 4 và bán SEC vì có tỷ số P/E cao nhất
là 11.54 trong danh mục, ngược lại nếu ta quan tâm theo bội số P/D thì cần phải
mua BHS vì có P/D nhỏ nhất là 5.9 và bán SBT có P/D cao nhất là 12.61
a. Ưu điểm
− Sàng lọc cơ bản là một hình thức phân tích cơ bản ít tốn kém, mang lại
hiệu quả về chi phí nếu phân tích cơ bản một cách đầy đủ quá tốn kém
b. Nhược điểm
− Sẽ đi chệch đường nếu như một con số không là một chỉ dẫn tốt cho giá trị
vô hình
− Sử dụng rất ít thông tin nên nhà đầu tư sẽ gặp nguy hiểm trong khi giao
dịch với nhà đầu tư khác biết nhiều thông tin hơn
I.3.2 Phương pháp định giá bằng tài sản.
Định giá dựa trên cơ sở tài sản là xác định giá trị một công ty bằng cách
lấy giá trị thị trường của tổng tài sản trừ đi giá trị thị trường của tổng nợ.
Giá trị cổ phần = Giá trị công ty – Giá trị nợ
Trong khi xác định giá thị trường hiện hành cho tổng tài sản của công ty,
chúng ta phải nhận diện các tài sản đã bị bỏ qua và ấn định một giá trị thị trường
Trang 12

Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
cho chúng. Các tài sản này có thể là các tài sản vô hinh - chẳng hạn như tài sản
thương hiệu, tài sản tri thức, tài sản quản trị hay là mạng lưới tiếp thị và các
kênh phân phối của công ty – chúng không được phản ánh trên bảng cân đối kế
toán.
Định giá dựa trên cơ sản tài sản tuy là một phương pháp đơn giản, ít tốn
kém nhưng vẫn tồn tại một vài khó khăn cần phải giải quyết, đó là:
• Tài sản liệt kê trên bảng cân đối kế toán có thể không được giao dịch
thường xuyên, nên không phải lúc nào cũng có giá trị thị trường
• Việc xác định giá trị thị trường của tài sản có thể là không chính xác
nếu thị trường tài sản là không hoàn hảo.
• Giá trị thị trường, nếu có sẵn có thể không là thước đo giá trị của một
tài sản được sử dụng cụ thể trong môt công ty, chẳng hạn như các nhà
xưởng được sử dụng trong sản xuất có thể không có cùng giá trị như
khi sử dụng chúng để làm nhà kho.
• Việc xác định giá trị các tài sản vô hình là rất khó khăn.
• Trong một công ty, các tài sản được sử dụng kết hợp với nhau thành
một thể thống nhất để tạo ra giá trị, do đó giá trị của các tài sản riêng
biệt sẽ không giống với giá trị thị trường của các tài sản kết hợp, và
việc xác định giá trị của các tài sản kết hợp cũng là một vấn đề khó
khăn.
Vì vậy mà phương pháp định giá trên cơ sở tài sản thường chỉ áp dụng để
định giá các quỹ đầu tư hoặc đối với các công ty mà tài sản chủ yếu của công ty
là nguồn tự nhiên như dầu mỏ, khoáng sản, trồng rừng… các công ty này được
gọi là “công ty dựa vào tài sản”.
I.3.3 Phương pháp phân tích cơ bản
Trang 13
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Giá trị công ty phụ thuộc rất nhiều vào kỳ vọng về kết quả hoạt động kinh
doanh của nó trong tương lai. Vì vậy công tác dự báo là không thể thiếu khi định

giá cổ phần. Để có được dự báo tốt, phân tích thông tin phải được tiến hành.
Phân tích cơ bản là một tiến trình gồm phân tích thông tin, dự báo thành quả,
định giá trên cơ sở dự báo đó. So với phương pháp sàng lọc, sắp xếp dựa trên
các bội số vốn sữ dụng rất ít thông tin phân tích và dự báo, phân tích cơ bản
phức tạp và đỏi hỏi phân tích nhiều thông tin hơn.
Phân tích cơ bản được hiểu như 1 quá trình chuyển đổi từ hiểu biết về
công ty sang việc định giá và thực hiện chiến lược giao dịch.
Tiến trình
Trang 14
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
a- Am hiểu hoạt động kinh doanh
Am hiểu về công ty là bước đầu tiên trong chuỗi 5 bước của tiến trình định
giá. Các nhà đầu tư cả bên trong lẫn bên ngoài công ty cần nắm rõ về:
 Những đặc điểm cơ bản
 Sản phẩm
 Khả năng cạnh tranh
 Điểm mạnh hay hạn chế của doanh nghiệp
 Các yếu tố khác.
b- Phân tích thông tin: Có hai loại thông tin cơ bản:
Trang 15
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Thông tin liên quan đến báo cáo tài chính(doanh thu, dòng tiền, thu nhập)
và những thông tin không liên quan. Các báo cáo tài chính cần được phân tích tỉ
mỉ để rút ra thông tin cho dự báo.
c- Dự báo
Bước dự báo được xem như là tâm điểm của phân tích cơ bản. Thu nhập
tương lai hoặc dòng tiền là thành quả của phân tích dự báo.
Thông qua báo cáo tài chính, người phân tích có thể phát hiện ra những
khoản mục mà công ty tạo ra thu nhập hoặc dòng tiền. Dựa vào kết quả dự báo
ở bước này kết hợp với tỷ suất sinh lợi đòi hỏi, sẻ giúp xác định giá trị vốn cổ

phần( bước 4 trong tiến trình).
Hai bước cơ bản để thực hiện dự báo bao gồm:
 Xác định thành quả sẽ được đo lường như thế nào
 Dự báo thành quả đã xác định.
d- Chuyển dự báo thành định giá
Khi đã có được kết quả dự báo thành quả của công ty hoặc dự án đầu tư,
bước tiếp theo nhà đầu tư cần xác định là định giá, tức trả lời cho câu hỏi: phải
trả bao nhiêu để được sở hữu thành quả được dự báo ở bước 3.
Có 2 loại chi phí trong 1 quyết định đầu tư. Trước tiên là chi phí cơ hội
(hay được hiểu là tiền lãi mất đi trên khoản đầu tư), và sau đó là phần bù rủi ro.
Kết hơp 2 loại chi phí này sẽ cho ta tỷ suất sinh lợi.
Trang 16
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Suất sinh lợi đòi hỏi = lãi suất phi rủi ro + phần bù rủi ro.
Có 2 phương pháp thực hiện:
− Chiết khấu thành quả với suất sinh lợi.
Giá trị của thành quả tiền mặt của 1 kỳ trong tương lai:
Giá trị = Hiện giá dòng tiền tương lai = dòng tiền dự kiến năm sau/(1+ suất sinh
lợi đòi hỏi).
− Vốn hóa thành quả.
Giá trị thành quả = Thành quả thu nhập dự kiến/Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi.
e- Quyết định đầu tư.
Sau khi có kết quả định giá từ bước 4, nhà đầu tư bên ngoài công ty quyết
định đầu tư bằng cách so sánh giá trị thu được với giá thị trường. Nhà đầu tư từ
bên trong so sánh giá trị của dự án đầu tư với chi phí của chúng.
So sánh các phương pháp định giá (Ưu/nhược điểm)
I.4 Các công cụ sử dụng trong định giá
I.4.1 Các thông tin chung về doanh nghiệp.
Trong phương pháp phân tích cơ bản, bước đầu tiên là phải am hiểu hoạt
đọng kinh doanh của doanh nghiệp. Để làm được điều này, ta phải nắm được

những thông tin liên quan đến doanh nghiệp cả trong quá khứ hiện tại và những
khả năng có thể hiện hữu trong tương lai. Ngoài ra, để có cái nhìn tổng quát
hơn, ta còn phải nắm bắt những thông tin mang tích chất vĩ mô liên quan tới
doanh nghiệp như thông tin về ngành hoặc cả nền kinh tế.
Một trong những điểm quan trọng là những thông tin này có thể cung cấp
cho người phân tích chiến lược mà công ty theo đuổi để tạo ra giá trị, một cơ sở
quan trọng để nhà phân tích hướng vào đó để lựa chọn một mô hình định giá,
qua đó đạt được mục tiêu dự báo và định giá.
Trang 17
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Ví dụ về tìm hiểu thông tin doanh nghiệp công ty cổ phần mía đường
Bourbon Tây Ninh SBT:
" SBTcó trụ sở chính và nhà máy rộng 32ha, chuyên sản xuất đường tinh
luyện theo tiêu chuẩn châu Âu, công suất thiết kế giai đoạn đầu là 8.000 tấn
mía/ngày, giai đoạn hai là 16.000 tấn mía/ngày. Ngoài sản phẩm chính là đường
sản xuất trực tiếp từ cây mía, SBT còn có phụ phẩm là mật rỉ và đặc biệt là sản
phẩm điện từ nhiệt đốt bã mía để sử dụng nội bộ và bán cho lưới điện quốc gia
Các sản phẩm chính:
− Đường tinh luyện cao cấp Mimosa
− Đường tinh luyện BonSu siêu sạch
− Đường vàng tinh thiên nhiên GoldSu
Chiến lược tăng trưởng:
Cùng với giải pháp khoa học công nghệ, quản lý, song hành với công tác
bảo vệ môi trường, SBT xác định xây dựng vùng nguyên liệu bền vững là yếu tố
quan trọng."
Nguồn: website
Thông tin ngành mía đường:
Ngành mía đường trong nước hiện đang gặp nhiều khó khăn, chi phí trung
bình ngành đang ở mức cao, khó cạnh tranh với hàng nhập. So với chi phí sản
xuất đường từ Lào của HAG, các doanh nghiêp của ngành mía đường trong

nước không thể cạnh tranh và buộc phải nhờ vào bảo hộ. Tuy nhiên một khi
hàng rào bảo hộ tháo dỡ, ngành mía đường trong nước sẽ gặp rất nhiều khó
khăn, SBT không ngoại lệ. Vì vậy, có thể dự báo 1 bức tranh không tươi sáng
cho lợi nhuận ngắn hạn của SBT
I.4.2 Các tỷ số
Trang 18
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Trong phương pháp bội số, công cụ chủ yếu được sử dụng,chẳn hạn như
các tỷ số như P/E, P/B, P/CFO, P/D được sử dụng để so sánh, sàng lọc và
định giá doanh nghiệp. Ngoài ra, trong phân tích cơ bản, các tỷ số cũng được
dùng để đánh giá tình hình tài chính, thanh khoản hoặc hiệu quả của doanh
nghiệp.
I.4.3 Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là công cụ cơ bản và hữu hiệu nhất trong cả 3 phương
pháp định giá. BCTC tham gia vào tất cả các phương pháp định giá đã nêu.
Không những thế, BCTC còn tham gia vào việc xây dựng, điều chỉnh các tỷ số
dùng phân tích.Đối với phương pháp phân tích cơ bản, BCTC cung cấp thông tin
cho dự báo, đồng thời cũng là kết quả dự báo(dự phóng BCTC).
Ở phần sau, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn thông qua những ví dụ về cách
thức mà công cụ này được sử dụng trong quá trình định giá.
I.5 Mô hình định giá.
Mô hình định giá giữ vai trò quan trọng trong một tiến trình phân tích cơ
bản (bước 4) vì nó kết hợp một chuỗi các thành quả dự báo từ bước 3 thành một
con số theo cách điều chỉnh chúng theo giá trị thời gian và rủi ro. Vì thế mô hình
định giá cung cấp cấu trúc cho định giá, một kỹ thuật định giá tốt hay không là do
mô hình định giá mà người phân tích đã sử dụng.
Hiện nay có rất nhiều mô hình định giá được sử dụng với các mục đích
khác nhau, chẳng hạn như dùng để tư vấn đầu tư, mục đích quản trị hay sử
dụng trong các quyết định đầu tư. Do đó, việc chọn lựa các mô hình định giá
phải nhận diện các đặc trưng của một kỹ thuật tốt, phải đảm bảo rằng chúng đã

được kiểm tra kỹ lưỡng và phải trả lời được câu hỏi cái gì được dự báo.
Trang 19
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Trong khuôn khổ của chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu mô hình định
giá dòng tiền chiết khấu với các khoản đầu tư tới hạn và các khoản đầu tư liên
tục cùng với mô hình chiết khấu cổ tức sử dụng trong việc định giá cổ phần.
I.5.1 Mô hình định giá đối với các khoản đầu tư tới hạn
Khoản đầu từ tới hạn là đầu tư cố định và có kỳ hạn. Ví dụ như trái phiếu,
trái phiếu chi trả dòng tiền dưới hình thức lãi suất coupon hàng năm và một
khoản tiền khi đến hạn.
Xét 1 khoản đầu tư tới hạn với kỳ hạn 5 năm. Biểu đồ tiền mặt dưới đây
cho thấy thành quả dòng tiền trong 2 trường hợp đầu tư:
a- Đầu tư vào 1 trái phiếu coupon 10%/năm, kỳ hạn 5 năm, mệnh giá
1000. Suất sinh lợi kỳ vọng 10%=> P= 1+10% = 1.1
Đối với 1 khoản đầu tư trái phiếu, thành quả dự báo chính là tiền mặt.
Vậy giá trị của trái phiếu ở thời điểm hiện tại:
V
0
(D) = CF
1
/
D
+ CF
2
/
D
2
+CF
3
/

D
3
+CF
4
/
D
4
+CF
5
/
D
5
~ 1080.
Trang 20
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Như vậy nếu thị giá trái phiếu ~ 1080, NPV của khoản đầu tư này = 0. Tuy
nhiên nếu nhà đầu tư cho rằng thị trường đã định giá sai trái phiếu vì nó được
tính với 1 suất sinh lợi không đúng, kết quả lựa chọn đầu tư sẽ có khác biệt, nhà
đầu tư sẽ mua/bán trái phiếu thay vì nắm giữ.
b- Đầu tư vào dự án có mức sinh lợi theo sơ đồ sau:
Giả định dự án yêu cầu khoản chi 1200 ở thời điểm 0. Ta tính giá trị của
dự án cũng theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, suất sinh lợi đòi hỏi là 12%
=> Pp=12%
t
0
(P) = CF
1
/
p
+ CF

2
/
p
2
+CF
3
/
p
3
+CF
4
/
p
4
+CF
5
/
p
5
~ 1530.
Trang 21
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Với giá trị mang lại 1530 so với mức đầu tư ban đầu 1200, dự án có NPV
dương. Tuy nhiên cần lưu ý là dòng tiền tương lai của dự án là không rõ ràng
như khoản đầu từ trái phiếu ở trên, vì vậy bước phân tích và dự báo trong
trường hợp này là rất quan trọng.
I.5.2 Mô hình định giá với các khoản đầu tư liên tục.
Khoản đầu tư liên tục là khoản đầu tư không có kỳ hạn hay không có thời
gian đáo hạn. Đây là đặc trưng của đầu tư vào cổ phần của một công ty. Các
công ty thường được xem là hoạt động liên tục, có nghĩa là tồn tại mãi mãi. Mặc

dù vậy, một nhà đầu tư có thể kết thúc quyết định của mình bằng cách bán cổ
phần đi.
Giả sử chúng ta đang đầu tư vào một cổ phần và dự định bán nó trong
tương lại. thành quả của chúng ta là tổng giá trị cổ tức và giá trị khi bán cổ phần.
Các thành quả này được mô tả trên trục thời gian như sau:
Trang 22
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
P
0
: Giá trị ban đầu
1 2 3 T-1 T
0 d
1
d
2
d
3
d
T-1
P
T
+d
T
Cổ tức
P
0
= Giá trị cổ phần tại thời điểm zero
d = Cổ tức nhận được trong khi nắm giữ cổ phần
PT = Giá bán cổ phần tại thời điểm T
Định giá những khoản đầu tư tới hạn là đơn giản như trường hợp trái

phiếu hoặc dự án ở phần trên. Tuy nhiên sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu công ty
thực hiện dự án liên tục vì công ty hoạt động không ấn định thời gian kết thúc.
Hoặc như trường hợp sở hữu cổ phần, trong trường hợp này, thành quả của dự
báo giá trị P
T
tại thời điểm bán cổ phần và các khoản cổ tức nhận được trong
suốt thời gian nắm giữ là không rõ ràng, và để nhận diện được chúng, cần biết
được giá trị công ty được tạo ra ở đâu.
I.5.3 Giá trị công ty được tạo ra ở đâu?
Chúng ta đã gặp rắc rối trong mô hình định giá đối với các khoản đầu tư
liên tục, cụ thể là định giá vốn cổ phần. Thứ nhất là do các công ty cổ phần được
giả định là hoạt động mãi mãi nên thành quả phải được dự báo trong thời kỳ rất
dài. Thứ hai, vật tượng trưng được dự báo để đạt được giá trị tăng thêm không
được rõ ràng như trong đầu tư có thời hạn. Do đó để nhận diện chúng đòi hỏi có
hiểu biết tốt về giá trị công ty được tạo ra ở đâu.
Các công ty tham gia vào ba hoạt động: Hoạt động tài trợ, hoạt động đầu
tư và hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, hoạt động đầu tư và hoạt động
Trang 23
Kỳ hạn đầu tư
khi bán cổ
phiếu
Giá bán thời
điểm T và cổ
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra giá trị, hoạt động tài trợ là không thể thiếu để điều
hành một công ty nhưng các nhà kinh tế tài chính đều cho rằng hoạt động tài trợ
không tạo ra giá trị, tuy nhiên cũng có một vài ngoại lệ. Chúng ta sẽ xem xét cụ
thể hơn từng hoạt động.
Hoạt động đầu tư: Hoạt động đẩu tư là các hoạt động sử dụng tiền mà công ty
huy động được để đầu tư vào các hoạt động cần thiết nhằm tạo ra giá trị cho

doanh nghiệp. Trong khuôn khổ phân tích tài chính, hoạt động đầu tư đề cập đến
việc mua sắm và duy trì các dự án đầu tư nhằm mục đích bán sản phẩm và cung
cấp dịch vụ, và cho mục đích đầu tư tiền mặt dư thừa.
Đầu tư vào đất đai, nhà xưởng, máy móc, chứng quyền pháp lý, hàng tồn
kho, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin, và các tài sản tương tự khác vì mục
đích thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty. Các tài sản này được gọi là tài
sản hoạt động.
Các công ty cũng đầu tư tiền mặt dư thừa tạm thời hay thường xuyên vào
chứng khoán như cổ phiếu của các công ty khác, trái phiếu công ty và trái phiếu
chính phủ, và các công cụ trên thị trường tiền tê. Những tài sản này được gọi là
tài sản tài chính.
Hoạt động kinh doanh: Hoạt động kinh doanh là hoạt động sử dụng đầu tư tạo
ra hàng hóa và dịch vụ để bán, doanh số này là giá trị dự kiến trong đầu tư. Vì
vậy đẩu tư tạo ra giá trị nhưng giá trị dự kiến được xác định trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh thể hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty dựa
trên hoạt động tài trợ và đầu tư. Hoạt động kinh doanh liên quan đến ít nhất 5
thành phần là: nghiên cứu và phát triển, thu mua, sản xuất, tiếp thị và quản lý.
Trang 24
Báo cáo tài chính được sử dụng trong định giá như thế nào GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên
Hoạt động kinh doanh là nguồn thu nhập chủ yếu của công ty. Thu nhập
phản ánh thành công của công ty trong việc thu mua trên thị trường đầu vào và
bán ra ở thị trường đầu ra.
Hoạt động tài trợ: Hoạt động tài trợ được cho là không tạo ra giá trị, tuy nhiên
cũng có một vài ngoại lệ, vì vậy chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn các trường
hợp này trong hoạt động tài trợ vốn cổ phần và hoạt động tài trợ nợ.
• Hoạt động tài trợ vốn cổ phần:
Vốn cổ phần là nguồn tài trợ vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp và nó
được xem là trái quyền của chủ sở hữu đối với giá trị tài sản ròng của doanh
nghiệp.

− Phát hành cổ phần trong thị trường hiệu quả: Thị trường hiệu quả
phản ánh tất cả các thông tin sẵn có và kể cả các thông tin cần đào sâu
phân tích vào trong giá cả cổ phần, và vấn đề bất cân xứng thông tin là
không đáng kể. Do đó, khi doanh nghiệp phát hành cổ phần với giá thị
trường không ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông nhưng phát hành giá
thấp hơn thị trường sẽ làm xói mòn quyền lợi của cổ đông. Trong định
gia chúng ta có thể bỏ qua vấn đề phát hành ở giá thị trường nhưng
chúng ta không thể bỏ bỏ qua việc phát hành dưới giá thị trường.
− Phát hành cổ phần trong thị trường không hiệu quả: Với thị trường
không hiệu quả, vấn đề bất cân xứng thông tin là đáng kể, nhà quản trị
biết nhiều về viễn cảnh của công ty hơn thị trường, do đó hành vi phát
hành cổ phần đôi khi là một thông tin xấu mà lợi ích thuộc về người
nắm giữ nhiều thông tin về viễn cảnh công ty hơn.
− Mua lại cổ phần: Mua lại cổ phần ngược với phát hành cổ phần, vì thế
mua lại cổ phần với giá thị trường không ảnh hưởng đến giá trị mỗi cổ
phần và mua lại với giá cao hơn giá thị trường sẽ có tác động.
− Cổ tức: Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng cổ tức không tác động
đến giá cổ phần. Thật vậy, tỷ suất sinh lợi của cổ đông gồm cổ tức và
Trang 25

×