Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Biên Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
NGHÀNH TÀI CHÍNH
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING THẺ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH BIÊN HÒA
NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG THANH
Biên Hòa tháng 06/2009
i
MỤC LỤC
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài, em đã nhận được sự chỉ bảo
và giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô khoa Tài chính - Kế toán trường Đại
học Lạc Hồng; các anh chị phòng Thanh toán thẻ của Ngân hàng Ngoại
Thương Biên Hòa. Em xin chân thành cảm ơn:
- Toàn thể Ban Giám Đốc, tập thể cán bộ và nhân viên, đặc biệt là anh
Lê Minh Thạch, chị Tô Lan Phương và các anh chị phòng Thanh toán thẻ
của Ngân hàng Ngoại Thương Biên Hòa.
- Khoa Tài Chính- Kế Toán trường Đại học Lạc Hồng.
- Thầy Th.s Nguyễn Văn Tân và tập thể Quý Thầy, Cô trường Đại Học
Lạc Hồng.
Đã chú ý đến đề tài “ Đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Biên Hòa”, tận tình hướng dẫn và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập, giúp em nắm bắt
được thực tế, đi sâu nghiên cứu làm tiền đề giúp em hoàn thành báo cáo.
Tuy có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và trình bày báo cáo, song
do thời gian hạn chế và kiến thức còn hạn hẹp nên khó tránh khỏi những


thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy,
cô, các bạn và các cơ quan có quan tâm đến đề tài này.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
Tác giả: Nguyễn Ngọc Phương Thanh

Trang
Bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng biểu
Danh mục biểu đồ
Danh mục các từ viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu........................................................................................5
3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................6
4. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................6
6. Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................................7
7. Kết cấu nội dung...........................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING DỊCH VỤ THANH
TOÁN
BẰNG THẺ NGÂN HÀNG.........................................................................................8
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ..................................................................8
1.2. Khái niệm và phân loại thẻ................................................................................11
1.2.1, Khái niệm.....................................................................................................11
1.2.2, Phân loại thẻ.................................................................................................11
1.2.2.1, Thẻ tín dụng (Creadit Card)...........................................................11
1.2.2.2, Thẻ thanh toán (Charge Card)........................................................12
iii

1.2.2.3, Thẻ ATM........................................................................................12
1.2.2.4, Thẻ ghi nợ (Debit card)..................................................................13
1.3. Các bên tham gia trong hoạt động thẻ..............................................................14
1.3.1, Tổ chức thẻ quốc tế......................................................................................14
1.3.2, Ngân hàng phát hành....................................................................................14
1.3.3, Chủ thẻ.........................................................................................................15
1.3.4, Ngân hàng thanh toán...................................................................................15
1.3.5, Đơn vị chấp nhận thẻ...................................................................................16
1.4. Các hoạt động kinh doanh thẻ..........................................................................17
1.4.1, Hoạt động phát hành....................................................................................17
1.4.2, Hoạt động thanh toán...................................................................................18
1.4.3, Hoạt động quản lý rủi ro..............................................................................19
1.4.4, Marketing và dịch vụ khách hàng................................................................20
1.4.5, Hệ thống công nghệ......................................................................................22
1.5. Khái quát Marketing thẻ ngân hàng................................................................22
1.5.1, Khái quát về Marketing................................................................................22
1.5.2, Khái quát về Marketing thẻ ngân hàng.........................................................23
1.6. Ý nghĩa kinh tế của việc sử dụng thẻ................................................................23
1.6.1, Lợi ích của việc sử dụng thẻ ở tầm vĩ mô....................................................23
1.6.2, Lợi ích của việc sử dụng thẻ ở tầm vi mô....................................................25
1.6.2.1, Đối với khách hàng.....................................................................25
1.6.2.2, Đối với các đơn vị chấp nhận thẻ................................................26
Tóm tắt chương 1.......................................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING THẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH BIÊN HÒA.........28
iv
2.1. Tình hình thanh toán thẻ ở nước ta trong thời gian qua.................................28
2.2. Tình hình phát triển thị trường thẻ ngân hàng qua các năm.........................33
2.3. Thống kê mốc lịch sử ra đời thẻ Vietcombank.................................................35
2.4. Các sản phẩm thẻ của Ngân hàng Ngoại Thương Biên Hòa...........................36

2.4.1, Vietcombank Connect24..............................................................................36
2.4.2, Vietcombank SG24......................................................................................36
2.4.3, Vietcombank Connect24 Visa......................................................................37
2.4.4, Vietcombank MTV MasterCard...................................................................38
2.4.5, Vietcombank Visa và Vietcombank MasterCard “Cội Nguồn”...................38
2.4.6, Vietcombank American Express..................................................................39
2.4.7, Vietcombank Vietnam Airlines American Express (Bông Sen Vàng).........40
2.5. Thống kê tiện ích sử dụng thẻ VCB..................................................................40
2.6. Thực trạng hoạt động thẻ tại VCB Biên Hòa...................................................41
2.6.1, Số lượng thẻ ghi nợ do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007 và 2008.........41
2.6.2, Số lượng thẻ tín dụng do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007 và 2008......42
2.6.3, Tình hình thanh toán thẻ tín dụng của VCB Biên Hòa trong năm
2007 và 2008...............................................................................................44
2.7. Công nghệ thanh toán thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam.............................................................................................................45
2.7.1, Cổng thanh toán trực tuyến của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam và OnePAY..................................................................................45
2.7.2, Mô hình thanh toán cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam..........46
2.7.3, Lợi ích từ sự kết nối hệ thống thẻ Banknet – Smarlink................................47
2.7.4, Ngân hàng đại lý và thanh toán bù trừ NNSS..............................................48
2.7.5, Đánh giá chung về dịch vụ Ngân hàng điện tử............................................50
2.7.6, SMS Banking – SMS Chủ động phục vụ khách hàng 24/24/7.....................51
v
2.7.7, Khả năng đáp ứng của VCB Biên Hòa về thương mại điện tử....................52
2.8. Hoạt động Marketing hiện tại của VCB Biên Hòa..........................................53
2.8.1, Khuyến mãi thẻ mới sử dụng lần đầu...........................................................53
2.8.2, Ưu đãi cho Doanh nghiệp bằng chiết khấu, giảm trừ...................................53
2.9. Kết quả khảo sát thực tế....................................................................................54
2.9.1, Mô tả cuộc điều tra.......................................................................................54
2.9.2, Biểu đồ xử lý số liệu điểu tra.......................................................................54

2.9.3, Bảng xử lý số liệu điều tra...........................................................................56
Tóm tắt chương 2.......................................................................................................61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO HỆ
THỐNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH BIÊN HÒA..................................................................................................62
3.1. Định hướng phát triển của VCB Biên Hòa......................................................62
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam-chi nhánh
Biên Hòa.............................................................................................................62
3.2.1, Về cán bộ Marketing....................................................................................62
3.2.2, Về chính sách Marketing..............................................................................63
3.2.3, Về website riêng...........................................................................................64
3.3. Đề xuất chiến lược Marketing mới..................................................................64
3.3.1, Nhóm giải pháp 1....................................................................................64
3.3.1.1, Ưu đãi cho thẻ có thời gian sử dụng trên 5 năm............................64
3.3.1.2, Ưu đãi cho thẻ phát hành theo lô lớn.............................................65
3.3.1.3, Đi trước đón đầu thanh toán Fastfoods (Thức ăn nhanh)
bằng thẻ Vietcombank...................................................................65
3.3.1.4, Mở rộng thanh toán phí với thương hiệu thẻ Vietcombank
Connect24 ....................................................................................66
vi
* Thanh toán phí TAXI...............................................................66
* Thanh toán tiền HỌC PHÍ........................................................66
3.3.1.5, Vi- Marketing thông qua khách hàng.............................................67
3.3.1.6, Telemarketing chăm sóc khách hàng..............................................68
3.3.2, Nhóm giải pháp 2....................................................................................69
3.3.2.1, Tích hợp thẻ thanh toán của VCB Biên Hòa với thẻ công nhân....69
3.3.2.2, Tích hợp thẻ thanh toán của VCB Biên Hòa với thẻ sinh viên......70
3.4. Kiến nghị với Hội Sở Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam................70
3.4.1, Về chi phí Marketing....................................................................................70
3.4.2, Chuyên viên Marketing ngân hàng...............................................................71

3.4.3, Về khuyến mãi..............................................................................................71
3.4.4, Kiosk ngân hàng...........................................................................................72
3.4.5, Công nghệ thẻ Chip......................................................................................72
3.4.6, Giải pháp dành cho thẻ ATM.......................................................................73
3.5. Kiến nghị đối với Chính Phủ.............................................................................74
Tóm tắt chương 3.......................................................................................................75
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................................76
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC BẢNG BIỂU

vii
Bảng 2.1: Bảng tỷ lệ các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành
tính đến tháng 11/2007.................................................................................28
Bảng 2.2: Thị phần thẻ và máy ATM, máy POS của 3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á
và Banknetvn tính đến tháng 11/2007..........................................................30
Bảng 2.3: Tình hình phát triển thị trường thẻ ngân hàng qua các năm................33
Bảng 2.4 : Bảng thống kê năm Vietcombank làm ngân hàng đại lý...............................35
Bảng 2.5: Bảng Thống kê năm Vietcombank phát hành thẻ...........................................35
Bảng 2.6: Bảng số lượng thẻ ghi nợ do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007 và 2008..41
Bảng 2.7: Số lượng thẻ tín dụng do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007 và 2008........42
Bảng 2.8: Tình hình thanh toán thẻ tín dụng của VCB Biên Hòa trong năm
2007 và 2008................................................................................................44
Bảng 2.9: So sánh hệ thống công nghệ ngân hàng cũ và mới........................................48
Bảng 2.10: Số lượng ngân hàng có mặt trên mạng Internet...........................................49
Bảng 2.11: Tính hữu ích của thẻ Ngân Hàng Vietcombank và Mức độ tín nhiệm
của khách hàng đối với hệ thống thẻ Vietcombank......................................56
Bảng 2.12: Dịch vụ chăm sóc khách hàng của Vietcombank Biên Hòa và Mức độ
tín nhiệm của khách hàng đối với hệ thống thẻ Vietcombank......................57
Bảng 2.13: Mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với hệ thống thẻ Vietcombank

và việc trả lương, nhận lương qua tài khoản thẻ Vietcombank......................58
Bảng 2.14: Mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với hệ thống thẻ Vietcombank
và dịch vụ đăng ký vé máy bay bằng thẻ của Vietcombank.........................59
Bảng 2.15: Tiền lương ( tiền trợ cấp) trung bình hàng tháng của quý khách khi sử dụng
thẻ ghi nợ / thẻ tín dụng và việc thanh toán phí dịch vụ ( không dùng tiền
mặt ) bằng thẻ của Ngân Hàng Vietcombank..............................................60
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

viii
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỷ lệ các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát
hành tính đến tháng 11/2007.....................................................................29
Biểu đồ 2.2: Thị phần thẻ của 3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn...........31
Biểu đồ 2.3: Thị phần máy ATM của 3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn
...................................................................................................................31
Biểu đồ 2.4: Thị phần máy POS của 3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn
...................................................................................................................32
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ số lượng thẻ ghi nợ do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007
và 2008......................................................................................................41
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ số lượng thẻ tín dụng do VCB Biên Hòa phát hành năm 2007
và 2008......................................................................................................42
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ Giá trị trung bình các câu trả lời...................................................55
Biểu đồ 2.8: Biểu đồ độ lệch chuẩn các câu trả lời.........................................................55
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix

NH : Ngân hàng
NHPH : Ngân hàng phát hành
NHTT : Ngân hàng thanh toán
NHTMCP : Ngân hàng Thương Mại Cổ phần

NHNT : Ngân hàng Ngoại Thương
NHĐT&PTVN : Ngân hàng đầu tư và phát triển
ACB : Asia Commercial Bank, Ngân hàng Á Châu
Vietinbank : Ngân hàng Công Thương
CAR : Capital Adequacy Ratio, Chỉ số an toàn vốn tối thiểu
VCB : Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
VCB Online : Ngân hàng trực tuyến của Ngân hàng Ngoại Thương
EMV : Expected Monetary Value, Chuẩn quốc tế về thẻ chip
ICA : Institute of Contemporary, Tập đoàn kinh doanh tín dụng
BIN : Quy chế điều chỉnh các hoạt động cấp, sử dụng và quản
lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng.
x
PHẦN MỞ ĐẦU
1. L ý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt nam đã và đang thực sự trở thành một nền kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế. Trong xu hướng đó, tất cả các ngành nghề đều phải vận động
để tồn tại và phát triển, việc trao đổi mua bán và thanh toán trong kinh doanh cũng như
nhu cầu về tiền mặt là rất lớn, do đó vấn đề phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của ngân
hàng là một tất yếu khách quan để thỏa mãn nhu cầu trong thanh toán, chi tiêu của
khách hàng và tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho ngân hàng; chiến lược phát triển dịch vụ
ngân hàng chính là bộ phận chiến lược phát triển trọng tâm trong chiến lược phát triển
tổng thể của toàn ngành.
Dựa theo Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ
hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng [8]
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
- Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;
- Căn cứ Luật Giao dịch điện tử năm 2005;

- Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/05/2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 của Chính phủ về hoạt
động thanh toán qua các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán;
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế
Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước về việc ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng. [9]
QĐ 371/NHNN ngày 19/10/1999 v/v sửa đổi, bổ sung Quy chế phát hành, sử
dụng và thanh toán thẻ ngân hàng của Ngân hàng Nhà Nước. [10]
1
Chỉ thị số 1097/NHNN-PHKQ của Thống đốc NHNN về việc cơ cấu các loại
tiền tại máy ATM. [1]
Tháng 8/1996, Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, trực thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt
Nam ra đời, do 4 ngân hàng phát hành thẻ đầu tiên tại Việt Nam lúc đó sáng lập nên. Sự
kiện này đánh đấu một bước mới trong sự phát triển của hoạt động Ngân hàng nói
chung, thị trường thẻ Ngân hàng Việt Nam non trẻ nói riêng, đáp ứng yêu cầu khách
quan, tạo ra sự hợp tác tương trợ, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực
thẻ Ngân hàng, tạo điều kiện để các NHTM VN hội nhập với các NH trong khu vực và
trên thế giới.
Trước Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN
ban hành Quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động
thẻ ngân hàng, Quy chế thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 371/1999/QĐ-
NHNN1 ngày 19/10/1999 của Thống đốc NHNN chưa có điều khoản nào đề cập đến
việc cấp và quản lý mã BIN cũng như cơ quan nào có thẩm quyền quản lý mã BIN. Bởi
vậy, các ngân hàng thương mại có nghiệp vụ phát hành thẻ tùy ý lựa chọn mã BIN và
đăng ký mã này với Hiệp hội thẻ Ngân hàng để được chấp thuận.
Sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng về phát triển sản phẩm, dịch vụ mới
đã tạo cơ hội tốt cho người sử dụng thẻ có nhiều sự lựa chọn mới và có điều kiện tiếp
cận phương tiện thanh toán hiện đại.
Những tiện ích mà các dịch vụ thẻ mang lại đã góp phần từng bước phá vỡ thói

quen ưa sử dụng tiền mặt của người dân, giảm chi phí xã hội, nâng cao khả năng quản lý
tiền tệ của nhà nước cũng như góp phần hữu ích vào việc tạo dựng nền móng cho sự
hình thành một nền thương mại điện tử còn non trẻ của nước ta.
Công ty nghiên cứu thị trường ACNielsen kết hợp với Visa thực hiện một nghiên
cứu về thói quen và quan điểm của người Việt Nam về việc vay tín dụng và sử dụng thẻ
tín dụng. Nghiên cứu được tiến hành trên 1.000 người thuộc hai thành phố Hà Nội và
TP.HCM. Kết quả cho thấy 80% người Việt Nam cho rằng, nên tránh việc vay nợ là tốt
nhất. Chính vì vậy, khi thu nhập tăng lên và khả năng vay nợ tăng lên, nhiều người dân
Việt Nam đã bắt đầu thay đổi thói quen thay vì tiết kiệm để mua các tài sản lớn nhiều
người đã vay tiền ngân hàng để mua sắm. Đi cùng với đó, người dân ngày càng tiếp xúc
2
nhiều với các dịch vụ ngân hàng và điều này là thuận lợi cho việc phát triển thẻ thanh
toán ở Việt Nam.
Trong cuốn sách mới: Quản trị marketing dành cho Giám đốc điều hành (How to
manage Marketing), “thầy phù thuỷ” Quelch một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc chăm lo quan hệ khách hàng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn do
khủng hoảng tài chính hiện nay:
“ Đầu tư vào xây dựng thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vào khách
hàng. Bởi chính khách hàng chứ không phải ai khác là người quyết định sự tồn vong
của doanh nghiệp” - Giáo sư John A. Quelch, Trường Kinh doanh Harvard, chuyên gia
hàng đầu thế giới về Marketing và thương hiệu.[17]
Ta có thể thấy rằng: trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo là sức mạnh đích
thực. Bất cứ một sản phẩm nào dù chất lượng có tốt đến đâu cũng không chiếm lĩnh
được thị trường nếu không có quảng cáo. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại đã tiến
hành quảng cáo dưới rất nhiều hình thức như: báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh,
băng rôn, áp phích, gửi thư trực tiếp, Internet... Do mỗi hình thức đều vươn tới các đối
tượng khách hàng khác nhau nên các Ngân hàng thương mại thường áp dụng đồng thời
nhiều phương thức quảng cáo.
Qua đây, chúng ta sẽ xem xét cụ thể làm thế nào để tăng khả năng cạnh tranh,
chiếm lĩnh thị trường thẻ và nắm giữ thị phần khách hàng tiềm năng qua việc đẩy mạnh

hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng Ngoại Thương Biên Hòa để phát triển thương
hiệu thẻ Vietcombank và làm thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân.
Trong tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống Kinh tế – Xã
hội Việt Nam đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ để hoà nhịp với khu vực và
thế giới; trong đó hiện đại hoá hệ thống thanh toán, phát triển các công cụ và tiện ích
thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những mục tiêu trọng tâm mà Chính phủ
đã đặt ra từ trước cho tới tận năm 2010 và những năm tiếp theo… Việc thay đổi công
nghệ từ thẻ từ sang thẻ chip theo chuẩn EMV cũng là một trong các giải pháp nhằm phát
triển các phương tiện và dịch vụ thanh toán đáp ứng nhu cầu của dân cư và phù hợp với
tiến trình hội nhập quốc tế, nâng cao độ an toàn cho các giao dịch thẻ.
Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, lượng tiền mặt sử dụng trong thanh toán
vẫn còn rất lớn, chiếm từ 20 – 30% trên tổng phương tiện thanh toán, trong đó thanh
3
toán bằng thẻ mới chỉ chiếm 2% trong tổng các phương tiện thanh toán. Một trong các
nguyên nhân đó là do sự hiểu biết về thẻ của người dân còn bị hạn chế.[18]
Hiện nay, tốc độ “bình dân hóa” thẻ đang được đẩy nhanh khi nhiều ngân hàng
cùng vào cuộc để chiếm lĩnh thị phần thẻ. Vietcombank do đi trước nên đã chiếm được
trên phân nửa thị phần thẻ. Nhiều ngân hàng nhận định chiếc bánh này sẽ ngày càng lớn
và phần nhiều sẽ dành cho những ngân hàng chịu đầu tư.
Nhận định thời cuộc : năm 2007 và 2008 là thời điểm khởi động của các nhà
cung cấp dịch vụ thanh toán ở Việt Nam. Do đó, các Ngân hàng đang cạnh tranh nhau
quyết liệt về cung ứng sản phẩm thẻ ngân hàng và nghiên cứu chiến lược phát triển dịch
vụ thẻ ngân hàng sao cho phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập của Việt
nam.
Giai đoạn 2007 – 2010 là một giai đoạn quan trọng, mang tính then chốt với đặc
điểm nổi bật là tiến trình hội nhập Quốc tế của Việt Nam trở nên sâu rộng, quyết liệt và
nhanh chóng hơn. Trong giai đoạn này, Việt Nam sẽ hội nhập đầy đủ vào khu vực mậu
dịch tự do ASEAN (AFTA), bước đầu gia nhập WTO, tiếp tục thực hiện các cam kết
trong hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng như các cam kết song phương và đa
phương khác. Vì vậy phát triển thị trường thẻ Việt Nam phải phù hợp với chiến lược mà

Chính phủ đã phê duyệt trong “Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến 2010
và định hướng đến năm 2020” ngày 24/05/2006.[24]
Nắm bắt tình hình nóng bỏng của nền kinh tế, tôi chọn và viết về đề tài:
“ ĐẦY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKTING THẺ TẠI NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH BIÊN HÒA”
Nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, khoa học trên cơ sở sẵn có các tiềm
năng về dịch vụ thẻ của Ngân hàng. Đồng thời đảm bảo dưới góc độ thực tế, hoàn thiện
một cách có hiệu quả sản phẩm/ dịch vụ thẻ của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam khi
tung ra thị trường, giúp Ngân hàng đưa ra được chiến lược Marketing hợp lí trong kinh
doanh, thu hút được số đông khách hàng đến với sản phẩm thẻ của Ngân hàng.
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Năm 1996, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phát hành thí
điểm thẻ ngân hàng đầu tiên. Cũng vào năm này, Hội Các ngân hàng thanh toán thẻ Việt
4
Nam được thành lập với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu
(Eximbank) và First Vinabank.
Hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74 do thống đốc
ngân hàng Nhà nước ký ban hành ngày 10/4/1993, qui định “Thể lệ tạm thời về phát
hành và sử dụng thẻ thanh toán”. [25]
Việc ứng dụng thẻ ở Việt Nam vào thời điểm đó còn bị giới hạn rất nhiều về cơ
sở pháp lý, điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật... Trên cơ sở thỏa thuận của ngân hàng
Nhà nước, ngân hàng thương mại thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng qui chế, hợp đồng
phát hành và sử dụng thẻ, tức tính pháp lý chỉ dừng ở mức điều chỉnh “nội bộ” giữa
ngân hàng phát hành và chủ thẻ.
Trong hơn 10 năm qua, dịch vụ thẻ phát triển với tốc độ cao, từ việc thẻ ngân
hàng được xem như một tài sản hay thương hiệu đối với những gương mặt thành đạt
đến nay đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng.
Hiện nay, tại Việt Nam phương thức thanh toán vẫn chủ yếu bằng tiền mặt. Thẻ
tín dụng và ghi nợ chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng chủ yếu cho doanh nhân và chưa

được phổ biến rộng rãi. Thẻ ATM ghi nợ cũng mới xuất hiện và phát triển tương đối tốt,
tuy nhiên vẫn chủ yếu tập trung vào các công ty trong việc chi trả lương cho nhân viên.
Vào cuối tháng 6/2007, cả nước có trên 20 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán,
với khoảng 6,2 triệu thẻ. Hầu hết các ngân hàng đã trang bị máy ATM với khoảng 3.820
máy, số thiết bị chấp nhận thẻ lên đến 21.875 thiết bị. [26]
Với tốc độ phát triển của các sản phẩm dịch vụ thẻ như hiện nay sẽ có sự tham
gia của nhiều ngân hàng trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ thẻ ATM, đặc biệt
cũng sẽ có sự tham gia tích cực của những ngân hàng mới ra đời. Bên cạnh đó, cùng với
sự phát triển của thương mại điện tử sẽ là một kênh hỗ trợ cho hoạt động thanh toán thẻ
phát triển.
Sự cạnh tranh ồ ạt với các hình thức quảng cáo, mời chào khách hàng sử dụng
sản phẩm thẻ từ phía các Ngân hàng đi tìm kiếm thị phần là điều không tránh khỏi. Như
vậy, với thương hiệu sẵn có trong lĩnh vực thẻ ngân hàng, Vietcombank Biên Hòa cũng
cần đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại ngân hàng để mở rộng thị phần khách hàng
tiềm năng tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, để người dân nơi đây biết và sử dụng hết
5
tiện ích mà thẻ Vietcombank đem lại nhẳm nâng cao chất lượng cuộc sống và hiện đại
trong thanh toán dịch vụ là điều cần thiết nhằm giảm thiểu thói quen thanh toán dùng
tiền mặt của khách hàng và nâng cao thương hiệu thẻ Vietcombank trên thị trường thẻ
Quốc tế.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tại bàn gồm: so sánh, thống kê, phân tích.
- Phương pháp tại hiện trường: điều tra khảo sát thực tế bằng bảng câu hỏi.
Ngoài ra còn sử dụng công cụ xử lý bằng Excel và phần mềm xử lý số liệu SPSS
15.0 để hỗ trợ cho việc tính toán và phân tích.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động Marketing cho hệ thống thẻ tại Ngân hàng
TMCP ngoại thương Việt Nam-chi nhánh Biên Hòa.
- Dựa trên những dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, từ đó
đưa ra những hình thái đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng TMCP

ngoại thương Việt Nam-chi nhánh Biên Hòa.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn P.Long Bình, TP. Biên Hòa với mẫu
điều tra 78 đơn vị được lấy ngẫu nhiên trên địa bàn phường Long Bình.
- Phạm vi:
+ Không gian: Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam-chi nhánh Biên
Hòa.
+ Thời gian: năm 2008 và năm 2007.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Khắc phục được những tồn tại trong hệ thống thẻ của Ngân hàng TMCP ngoại
thương Việt Nam.
- Đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng sử dụng thẻ.
6
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng.
- Tích hợp thẻ Cornect 24 với nhiều ứng dụng tiện lợi.
7. Kết cấu nội dung
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo nghiên cứu khoa học gồm 3 chương lớn:
- Chương 1: Tổng quan về Marketing dịch vụ thanh toán bằng thẻ ngân hàng.
- Chương 2: Thực trạng dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam-chi nhánh Biên Hòa.
- Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing cho hệ thống thẻ tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-chi nhánh Biên Hòa.
PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING DỊCH VỤ THANH
TOÁN BẰNG THẺ NGÂN HÀNG
7
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển thẻ :
Để có được các sản phẩm đa dạng như hiện nay, lĩnh vực thẻ ngân hàng đã trải
qua nhiều giai đoạn thử nghiệm và phát triển. Tuy nhiên, xét về mặt thời gian, kinh

doanh thẻ là ngành kinh doanh tương đối mới mẻ với sự ra đời và phát triển từ những
năm đầu thế kỷ 20 cho tới nay.
Thẻ ngân hàng được hình thành tại Mỹ từ thói quen cho khách hàng mua chịu
của các chủ tiệm bán lẻ dựa trên uy tín của khách đối với các tiệm này. Thông thường,
các chủ tiệm theo dõi mỗi khách hàng một cách riêng rẽ, ghi rõ các khoản mà khách
hàng sẽ phải thanh toán và chấp nhận cho khách hàng trả tiền sau vì họ tin tưởng vào
khả năng thanh toán của người mua. Tuy nhiên, dần dần nhiều người trong số các chủ
tiệm bán hàng hóa, dịch vụ này nhận thấy, họ không có đủ khả năng cho khách hàng nợ
và trả sau như vậy. Chính yếu tố này đã góp phần giúp các tổ chức tài chính hình thành
ý tưởng về sản phẩm thẻ. Bởi vì, chỉ với lượng vốn kinh doanh lớn và khả năng mở
rộng, quay vòng vốn cho vay thì các tổ chức này mới có khả năng cung cấp cho khách
hàng những khoản vay miễn lãi trong một thời gian tương đối.[11]
Vào năm 1914, tổ chức chuyển tiền Western Union của Mỹ lần đầu tiên cung cấp
cho các khách hàng đặc biệt của mình dịch vụ thanh toán trả chậm. Công ty này phát
hành những tấm kim loại có chứa các thông tin in nổi thực hiện 2 chức năng:
- Giúp nhận diện và phân biệt khách hàng.
- Cung cấp và cập nhật giữ liệu về khách hàng, bao gồm các thông tin về tài
khoản và thông tin về giao dịch thực hiện.
Các tổ chức khác dần nhận ra những giá trị của loại hình dịch vụ nói trên của
Western Union và chỉ trong một vài năm sau đó, rất nhiều đơn vị như nhà ga, khách sạn
cũng như các cửa hàng trên khắp nước Mỹ đã lựa chọn cung cấp dịch vụ trả chậm cho
khách hàng của mình theo phương thức của Western Union. Trong đó, Tập đoàn xăng
dầu của Mỹ cho ra đời tấm thẻ mua xăng đầu tiên vào năm 1924, cho phép người dân sử
dụng thẻ này để mua xăng, dầu tại các cửa hàng trên toàn quốc.
Tiếp theo những tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ, các ngân hàng chính thức
bước vào thị trường thẻ với mục tiêu nhanh chóng nhân rộng hình thức thanh toán này
dựa trên mối quan hệ sẵn có giữa các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên cả nước
8
với hệ thống đại lý rộng khắp của ngân hàng. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh và trước
những khoản lợi dễ dàng như vậy, chỉ một vài năm sau đó, hơn 100 ngân hàng khác

nhau trên nước Mỹ cùng thực hiện ý tưởng phát hành thẻ tahnh toán trả chậm,sau này
gọi là thẻ tín dụng. Tuy nhiên, bởi việc phát triển sản phẩm quá nhanh, ồ ạt và không đa
dạng hóa sản phẩm bằng những tiện ích đầy đủ như thẻ tín dụng hiện giờ nên nhiều
ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính khác đã gặp những bài học đắt giá và buộc
phải xem lại chiến lược kinh doanh của mình.
Vào năm 1950, Diners Club phát hành tấm thẻ tín dụng đầu tiên, được làm bằng
chất liệu plastic. Sau này Frank McNamara, người sáng lập Diners Club, kể lại là ông đã
từng trải qua một trường hợp hết sức lúng túng khi ông ở một cửa hiệu ở New York
nhưng quên mang theo ví. Chính việc cam kết phải thanh toán sau đã gợi lên một ý
tưởng kinh doanh thẻ đối với Frank McNamara.
Sau Diners Club, vào năm 1958, công ty American Epress cũng tham gia vào thị
trường thẻ ngân hàng và đã thiết lập thành công tên tuổi của mình trong lĩnh vực mới
mẻ này. Cũng giống như các đối thủ cạnh tranh của mình, American Epress chú trọng
phát triển thẻ trong lĩnh vực giải trí và du lịch (T & E) – một lĩnh vực có tốc độ phát
triển nhanh chóng tại Mỹ và Châu Âu trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới.[22]
Đến trước năm 1970, khái niệm về thẻ tín dụng đã được nhiều người biết đến và
nhanh chóng được đón nhận.
Năm 1966, ngân hàng Bank of America chính thức trao quyền phát hành thẻ
BankAmericard của mình cho các ngân hàng khác thông qua việc ký các hợp đồng đại
lý, chính thức bắt đầu giai đoạn tăng tốc trong phát triển. Người dân đi du lịch nhiều
hơn trên đất Mỹ và ra nước ngoài mà ko lo lắng tới việc phải có sẵn tiền để thanh toán.
Thẻ tín dụng lúc này không chỉ mặc định dành cho những đối tượng giàu có và nổi tiếng
mà dần trở thành những phương tiện thanh toán thông dụng. Thương hiệu
BankAmericard với một loạt sản phẩm có màu xanh, trắng, vàng đặc trưng ngày càng
trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Bằng việc ký hợp đồng đại lý và cho các ngân
hàng khác hưởng phí thanh toán chuyển đổi (interchange fee), Bank of America đã
nhanh chóng tăng được lượng thẻ phát hành cũng như ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ
với các Đơn vị chấp nhận thẻ trên khắp nước Mỹ và mở rộng ra thế giới.
9
Tới năm 1977, thẻ của ngân hàng Bank of America thực sự được chấp nhận trên

toàn cầu và thay vì tên BankAmericard, tên thẻ Visa ra đời với màu sắc đặc trưng vẫn là
xanh lam, trắng và vàng.
Cũng vào năm 1966, 3 nhóm ngân hàng lớn phía đông nước Mỹ quyết định hợp
tác thành lập tập đoàn kinh doanh tín dụng riêng, có tên là Interbank Card Association
(ICA). Sau này, tên ICA được chuyển đổi thành MasterCard. ICA ban hành các quy
định về cấp phép giao dịch, thanh toán bù trừ, các biện pháp marketing, bảo mật và các
vấn đề liên quan tới luật pháp nhằm vận hành công việc một cách hiệu quả.
Năm 1968, ICA bắt đầu chiến lược mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu
thông qua việc liên kết với Ngân hàng Banco National của Mexico. Sau thời gian đó,
ICA tìm kiếm đối tác tại thị trường Châu Âu, cho ra đời thẻ Eurocard. Cũng vào năm
1968, ICA kết nạp thêm thành viên là một số ngân hàng tại Nhật, nhằm từng bước thâm
nhập và nắm bắt thị trường Đông Á này.
Như vậy, thẻ ngân hàng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên nền
tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông. Thực tế cho thấy,
thẻ ngân hàng là một phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đồng thời đã
và đang phản ánh đầy đủ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và văn minh xã hội. Tiếp
thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là về công
nghệ thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện. Cùng với mạng lưới thành viên và
khách hàng phát triển hàng ngày, các Tổ chức thẻ quốc tế đã xây dựng hệ thống xử lý
giao dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, thanh toán, cấp phép, tra soát,
khiếu kiện và quản lý rủi ro. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ Đô la Mỹ mỗi năm,
thẻ ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán
toàn cầu. Đây là một thành công đáng kể đối với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài
thập kỷ hình thành và phát triển.
1.2. Khái niệm và phân loại thẻ
1.2.1, Khái niệm
10
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương
thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ
tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân

hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ
hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được
cấp. Thẻ ngân hàng còn dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự
động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM.[5]
Dù do bất cứ tổ chức tài chính hoặc phi tài chính phát hành, thẻ ngân hàng đều
được làm bằng plastic theo kích cỡ chuẩn quốc tế và bao gồm các yếu tố căn bản như:
nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của Nhà phát hành, số thẻ, ngày hiệu lực và
tên chủ thẻ. Ngoài ra, thẻ còn có thể có tên công ty chịu trách nhiệm thanh toán thẻ hoặc
thêm một số yếu tố khác theo quy định của Tổ chức hoặc tập đoàn thẻ quốc tế…
Trên thế giới có rất nhiều loại thẻ ngân hàng. Các loại thẻ chính được sử dụng
phổ biến bao gồm:
- Thẻ tín dụng (Creadit Card).
- Thẻ thanh toán (Charge Card).
- Thẻ ATM.
- Thẻ ghi nợ (Debit Card).
- Thẻ đảm bảo (Check Guarantee Card)…
1.2.2, Phân loại thẻ: [5]
1.2.2.1, Thẻ tín dụng (Creadit Card):
Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép người
sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau. Khoảng thời gian từ khi thẻ được dùng để
thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tới lúc chủ thẻ trả tiền cho ngân hàng phụ thuộc
vào từng loại thẻ tín dụng của các tổ chức khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số
dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn
toàn được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ. Tuy vậy, nếu hết thời gian này mà toàn bộ
số dư nợ cuối kỳ chưa được thanh toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ chịu những khoản
phí và lãi trả chậm. Khi toàn bộ số tiền phát sinh được hoàn trả cho ngân hàng, hạn mức
11
tín dụng của chủ thẻ được khôi phục như ban đầu. Đây là tính chất “tuần hoàn”
(revolving) của thẻ tín dụng.
Các tổ chức tài chính như ngân hàng hay các công ty tài chính phát hành thẻ

tín dụng cho khách hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách
hàng. Khả năng đảm bảo chi trả được xác định dựa trên tổng hợp nhiều thông tin khác
nhau như: thu nhập, tình hình chi tiêu, mối quan hệ sẵn só đối với các tổ chức tài chính,
địa vị xã hội…của khách hàng. Do đó, mỗi khách hàng có những hạn mức tín dụng khác
nhau. Cũng từ việc thẩm định và phân loại khách hàng mà các ngân hàng cũng như các
tổ chức tài chính đưa ra nhiều sản phẩm thẻ tín dụng đa dạng: ví dụ thẻ tín dụng Visa,
MasterCard có thẻ Vàng (Gold) và thẻ Chuẩn (Classic/Standard)…
Khi sử dụng thẻ, thay bằng tiền mặt, chủ thẻ xuất trình thẻ tín dụng của mình
tại các điểm cung ứng hàng hóa, dịch vụ có chấp nhận thẻ (gọi là đơn vị chấp nhận thẻ)
để thanh toán.
1.2.2.2, Thẻ thanh toán (Charge Card):
Đề đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, các tổ chức thẻ đưa ra một loại
sản phẩm thẻ tín dụng đặc biệt, phục vụ những khách hàng có thu nhập cao, có khả
năng tài chính vững vàng và có mức chi tiêu lớn. Đó là thẻ thanh toán (charge card).
Nếu như thẻ tín dụng thông thường cho phép khách hàng có thể trả một phần số dư nợ
cuố kỳ vào ngày đến hạn với điều kiện đảm bảo mức thanh toán tối thiểu thì đối với thẻ
thanh toán, chủ thẻ sẽ phải thanh toán toàn số tiền phát sinh cho ngân hàng khi vào ngày
đến hạn. Tuy nhiên, để đổi lại, khi sử dụng thẻ thanh toán, khách hàng được hưởng một
hạn mức tín dụng đặc biệt cao và không bị chi phối bởi hạn mức tín dụng.
1.2.2.3, Thẻ ATM:
Thẻ ATM là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép chủ thẻ
tiếp cận trực tiếp tới tài khoản tại ngân hàng từ máy rút tiền tự động. Chủ thẻ có thể thực
hiện nhiều giao dịch khác nhau tại máy rút tiền tự động ATM, bao gồm: xem số dư tài
khoản, chuyển khoản, rút tiền, in sao kê, xem các thông tin quảng cáo... Hệ thống máy
ATM hiện đại còn cho phép chủ thẻ gửi tiền vào tài khoản của mình ngay tại các máy
ATM và tự mình thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.
12
Sự tiện lợi là đặc điểm quan trọng nhất của thẻ ATM. Bằng cách nhập mã số
cá nhân (PIN), chủ thẻ có thể tiếp cận tài khoản cá nhân của mình tại ngân hàng mọi
nơi, mọi lúc, 24/24h mỗi ngày và 7 ngày trong tuần. Điều này có nghĩa là cùng với thẻ

ATM, hệ thống ATM đã cung cấp cho khách hàng sử dụng thẻ khả năng giao dịch ngoài
giờ làm việc, ngoài trụ sở của ngân hàng và khả năng tự phục vụ.
Theo thời gian, các tổ chức đã tự động kết nối hệ thống ATM với nhau tạo
nên một mạng ATM khu vực, cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại nhiều
máy ATM hơn. Hiện nay hai hẹ thống ATM lớn nhất trên thế giới là CIRRUS của
MasterCard và PLUS của Visa, sẵn sàng cho phép thẻ của các ngân hàng và những tổ
chức tín dụng khác kế nối, tạo nên một mạng lưới rộng khắp toàn cầu.
1.2.2.4, Thẻ ghi nợ (Debit card):
Với đặc tính thuận tiện, thẻ ATM đã nhanh chóng trở thành sản phẩm rất phổ
biến, đặc biệt có tốc độ tăng trưởng cao tại các thị trường đang phát triển. Tuy nhiên, sử
dụng thẻ ATM, chủ thẻ chỉ có thể tiếp cận với tài khoản của mình từ những máy rút tiền
tự động. Đây là một hạn chế bởi tài khoản cá nhân chưa được tận dụng triệt để trong
thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ. Chính vì lý do này, thẻ ghi nợ
ra đời.
Giống như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng là một phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt. Tuy nhiên, nói về mức độ có thể thay thế tiền mặt, thẻ ghi nợ chiếm ưu
thế vượt trội hơn thẻ tín dụng. Điều này có được bởi tính chất của thẻ ghi nợ. Bất cứ
khách hàng nào có tài khoản mở tại ngân hàng đều có thẻ phát hành thẻ ghi nợ hoặc
trong trường hợp chưa có tài khoản, khách hàng muốn phát hành thẻ ghi nợ thì bản thân
thẻ ghi nợ này sẽ gắn liền với một tài khoản của khách hàng. Thẻ ghi nợ cho phép khách
hàng tiếp cận với số dư trong tài khoản của mình qua hệ thống kết nối trực tuyến để
thanh toán hàng hóa, dịch vụ tài các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc thực hiện các giao dịch
liên quan tới tài khoản tại máy rút tiền tự động ATM. Như vậy, mức chi tiêu của chủ thẻ
chỉ phụ thuộc vào số dư trong tài khoản. Ngân hàng giữ vai trò cung cấp dịch vụ cho
chủ thẻ và thu phí dịch vụ. đối với thẻ ghi nợ, giữa ngân hàng và khách hàng không diễn
ra quá trình cho vay, không có việc phân loại khách hàng để được hưởng hạn mức tín
dụng nên khách hàng chỉ cần có tài khoản tại ngân hàng đề có thể tiếp cận tới sản phẩm
thẻ ghi nợ của ngân hàng.
13
1.3. Các bên tham gia trong hoạt động thẻ

Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng có sự tham gia chặt
chẽ của 5 thành phần cơ bản là: Tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành thẻ, ngân
hàng thanh toán thẻ, chủ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ. Từng chủ thể đóng vai trò
quan trọng khác nhau trong việc phát huy tối đa vai trò làm phương tiện thanh toán hiện
đại của thẻ ngân hàng.[5]
1.3.1, Tổ chức thẻ quốc tế:
Tổ chức thẻ quốc tế là đơn vị đầu não, quản lý mọi hoạt động phát hành và thanh
toán thẻ. Đây là Hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn, có mạng lưới hoạt động
rộng khắp và đạt được sự nổi tiếng với thương hiệu và các loại sản phẩm đa dạng. Ví dụ
tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ MasterCard, công ty thẻ American Epress, công ty thẻ
JCB, công ty Diners Club, công ty Mondex… Tổ chức thẻ quốc tế đưa ra nhưng quy
định cơ bản về việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đóng vai trò trung gian giữa tổ
chức và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lượng tiền thanh
toán giữa các công ty thành viên.
1.3.2, Ngân hàng phát hành:
Thẻ ngân hàng ra đời trực tiếp từ mối quan hệ gắn bó giữa người mua hàng, các
đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ và các tổ chức tài chính - tín dụng. Khi ngân hàng và
các tổ chức tài chính- tín dụng trở thành thành viên chính thức hoặc đại lý cho các tổ
chức và công ty thẻ thì toàn bộ hệ thống phát hành và thanh toán thẻ trở nên đồng bộ.
Ngân hàng phát hành là ngân hàng được sự cho phép của tổ chức thẻ hoặc công ty thẻ
trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của những tổ chức và công ty này. Ngân
hàng phát hành là ngân hàng có tên in trên thẻ do ngân hàng đó phát hành thể hiện thẻ
đó là sản phẩm của mình. Ví dụ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được phép phát
hành thẻ Visa, MasterCard, American Expess, phát hành thẻ tín dụng quốc tế có tên
Vietcombank Visa, Vietcombank MasterCard và Vietcombank American Expess.
Ngân hàng phát hành quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ cho chủ thẻ
tuân thủ. Ngân hàng phát hành có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba, là một
ngân hàng hay tổ chức tài chính - tín dụng nào khác trong việc thanh toán hoặc phát
hành thẻ tín dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng tận dụng ưu thế bên thứ ba về kinh
nghiệm, khả năng thâm nhập thị trường và ưu việt về vị trí địa lý; tuy nhiên, cũng phải

14
chịu rủi ro về tài chính bởi bên thứ ba lúc này hoạt động với danh nghĩa là ngân hàng
đại lý. Bên thứ ba khi ký kết hợp đồng đại lý với ngân hàng phát hành được gọi là ngân
hàng đại lý phát hành. Nếu tên của ngân hàng đại lý xuất hiện trên tấm thẻ của khách
hàng thì nhất thiết ngân hàng đại lý phải là thành viên chính thức của tổ chức thẻ hoặc
các công ty thẻ.
1.3.3, Chủ thẻ:
Chủ thẻ là những cá nhân hoặc người được ủy quyền (nếu là thẻ do công ty ủy
quyền sủ dụng) được ngân hàng phát hành thẻ, có tên in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ
theo những điều khoản, điều kiện do ngân hàng phát hành quy định.
Theo thông lệ, mỗi chủ thẻ chính có thể phát hành thêm một thẻ phụ. Như vậy
phát sinh hai khái niệm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Tuy nhiên, chủ thẻ chính và chủ
thẻ phụ cùng chi tiêu trên một tài khoản. Chủ thẻ phụ cũng có trách nhiệm thanh toán
các khoản phát sinh trong kỳ, nhưng chủ thẻ chính là người có trách nhiệm thanh toán
cuối cùng cho ngân hàng.
Chủ thẻ sử dụng thẻ của mình để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các nơi cung
ứng hàng hóa có chấp nhận thẻ, ứng tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt thuộc hệ thống
ngân hàng hoặc sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch tại máy rút tiền tự động ATM.
Đối với thẻ tín dụng, sau một khoảng thời gian nhất định tùy theo quy định của từng
ngân hàng phát hành, chủ thẻ sẽ nhận được sao kê (statement). Sao kê là bản thông báo
chi tiết toàn bộ các giao dịch chi tiêu sử dụng thẻ, số dư nợ cuối kỳ, ngày đến hạn thanh
toán cũng như số tiền thanh toán tối thiểu bắt buộc, các khoản lãi và phí phát sinh và các
thông báo liên quan đến việc sử dụng thẻ. Căn cứ vào thông tin trên sao kê, chủ thẻ sẽ
thực hiện thanh toán khoản tín dụng thẻ đã sử dụng cho ngân hàng phát hành thẻ.
1.3.4, Ngân hàng thanh toán:
Ngân hàng thanh toán là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như một phương tiện
thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung ứng hàng
hóa, dịch vụ trên địa bàn. Trong hợp đồng chấp nhận thẻ ký kết với các đơn vị cung ứng
hàng hóa, dịch vụ, ngân hàng thanh toán thẻ cam kết:
- Chấp nhận các đơn vị này vào hệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng.

15

×