Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.67 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN
MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Tên đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) tại Việt Nam:
Thực trạng và giải pháp
GVHD :PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ
HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 6:
1. Nguyễn Thị Lài
2.Lê Xuân Thành
3.Nguyễn Thị Bích Liên
4.Trần Thị Hồng Yến
5.Phạm Thị Thùy Liên
6.Võ Thanh Hoàng
7. Nguyễn Thị Ngọc Lan
LỚP : K24.TNH1.ĐN

ĐÀ NẴNG THÁNG 2/2013
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
SVTH:
Trang 1
Danh sách học viên thực hiện
Nguyễn Thị Lài
Phạm Thị Thùy Liên
Nguyễn Thị Bích Liên
Trần Thị Hồng Yến
Lê Xuân Thành
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Võ Thanh Hoàng


GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) 5
1.1. Đầu tư và đặc điểm của đầu tư 5
1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment- FDI) 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Các hình thức FDI 6
1.2.3. Đặc điểm của FDI 8
1.2.4. Ý nghĩa, vai trò của FDI 9
1.2.4.1. Đối với nước đầu tư 9
1.2.4.2. Đối với nước nhận đầu tư 10
1.2.4.3. Đối với các nước đang phát triển 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI
VIỆT NAM 11
2.1. Tình hình thu hút và triển khai FDI: 11
2.2. Tình hình đăng ký và thực hiện FDI 13
2.2.1. FDI theo lĩnh vực đầu tư 15
2.2.2. Theo đối tác đầu tư 17
2.2.3. Theo địa bàn đầu tư 18
2.3. Những thành quả đạt được 22
2.4. Những mặt hạn chế 24
2.5. Nguyên nhân của những mặt hạn chế 25
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) TRONG THỜI GIAN TỚI 28
3.1. Kinh nghiệm của một số nước: 28
3.1.1. Trung Quốc 28
3.1.2. Thái Lan 29

3.1.3. Malaysia 29
3.2. Định hướng, giải pháp trong thời gian tới 29
KẾT LUẬN 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
SVTH:
Trang 2
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và sâu
sắc Việt Nam với chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế đã từng
bước hội nhập vào nền kinh tế thương mại và toàn cầu: là thành viên của ASEAN,
APEC, ASEM, đã ký hiệp định thương mại Việt Mỹ và đang xin gia nhập tổ chức
thương mại thế giới( WTO) Các nước đánh giá cao vai trò và vị trí của Việt Nam ở
khu vực và thế giới, đồng thời đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là một loại hình hoạt động kinh tế quốc tế ra
đời và phát triển có tính tất yếu, lâu dài cùng với xu thế toàn cầu về kinh tế. FDI có vai
trò, vị trí quan trọng, tích cực đối với cả nước tiếp nhận FDI lẫn nước đi đầu tư. Công
nghiệp hóa- hiện đại hóa là nhiệm vụ của Đảng và nhà nước ta trong suốt thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong suốt quá trình này, chúng ta cần nhiều vốn, công nghệ
và kinh nghiệm quản lý. Nên việc thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là
các nước trong cùng khu vực có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội là
rất quan trọng. Trong thời gian tới, các nguồn vốn đầu tư gián tiếp không ổn định do
tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, ODA đang có xu hướng giảm dần, do
Việt Nam là nước có thu nhập trung bình thấp, nguồn vốn từ ngân sách và khu vực tư
nhân trong nước còn hạn chế thì FDI càng trở thành nguồn lực quan trọng cho mục
tiêu phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi ới mô hình tăng trưởng.
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải giải
quyết. Tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lình vực nông, lâm, ngư nghiệp còn
thấp, đầu tư từ các nước phát triển có thế mạnh về công nghệ tăng chậm, việc cung cấp

nguyên liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn chế, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tuy ngày
càng gia tăng nhưng vẫn chậm… Đặc biệt công tác quản lý nàh nước về đầu tư trực
tiếp nước ngoài còn rất nhiều bất cập. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải có giải pháp
tổng thể để khăc phục dần những tồn tại đó nên đề tài “đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam: thực trạng và giải pháp” của chúng tôi được thực hiện không ngoài mục
SVTH:
Trang 3
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
đích trên và chúng tôi hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp để vấn đề nghiên
cứu được hoàn thiện hơn.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu sau:
-Nêu ra ý nghĩa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước đầu tư, nước nhận đầu
tư, các nước phát triển trong đó có Việt Nam
- Đánh giá thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam qua các mốc
thời gian nhằm tìm ra điểm hạn chế và có các giải pháp để khắc phục.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng thu hút, sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) trong khoảng thời gian 2008 đến 2012
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Đánh giá vai trò và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng
kinh tế Việt nam, từ đó nêu quan điểm về mức độ sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong giai đoạn tới. Đánh giá những tồn tại và hạn chế đồng thời đưa ra các
giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời
gian tới.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu được chia thành 3 chương với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1 – Các vấn đề cơ bản về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chương 2 –Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Chương 3 – Định hướng, giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian
tới.
SVTH:
Trang 4
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1.1. Đầu tư và đặc điểm của đầu tư
Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối
dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế- xã hội.
Vốn đầu tư bao gồm:
- Tiền tệ các loại: nội tệ, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý
- Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, tài nguyên, hàng hóa, nhà xưởng…
- Hàng hóa vô hình: Sức lao động, công nghệ, thông tin, bằng phát minh, quyền
sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, dịch vụ, uy tín
- Các phương tiện đặc biệt khác: cổ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, các chứng từ có
giá khác.
Đặc điểm của đầu tư :
- Tính sinh lợi: Đầu tư là hoạt động tài chính (đó là việc sử dụng tiền vốn nhằm
mục đích thu lại một khoản tiền có giá trị lớn hơn khoản tiền đó bỏ ra ban đầu).
- Thời gian đầu tư thường tương đối dài.
Những hoạt động kinh tế ngắn hạn trong vòng một năm thường không gọi là
đầu tư.
- Đầu tư mang tính rủi ro cao: Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn trong hiện
tại nhằm thu được lợi ích trong tương lai. Mức độ rủi ro càng cao khi nhà đầu tư bỏ
vốn ra nước ngoài.
1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment- FDI).
1.2.1. Khái niệm
FDI đối với nước ta vẫn còn khá mới mẻ bởi hình thức này mới xuất hiện ở

Việt Nam sau thời kỳ đổi mới. Do vậy, việc đưa ra một khái niệm tổng quát về FDI
không phải là dễ. Xuất phát từ nhiều khía cạnh, góc độ, quan điểm khác nhau trên thế
giới đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về FDI.
- Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một
SVTH:
Trang 5
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản
lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp,
cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các
tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
- - Theo luật Đầu tư nước ngoài của Liên Bang Nga (04/07/1991): Đầu tư trực
tiếp nước ngoài là tất cả các hình thức giá trị tài sản và những giá trị tinh thần mà nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào các đối tượng sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác
nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- - Theo Hiệp hội Luật quốc tế Henxitiky (1996 ): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây
dựng ở đó những xí nghiệp kinh doanh hay dịch vụ.
- - Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi, ban hành 12/11/1996,
tại Điều 2 Chương 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa
vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo
quy định của luật này.
Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về
FDI, song ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát nhất, đó là:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập cơ
sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài có
thể thiết lập quyền sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản lý,
điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ các

hoạt động đầu tư đó trên cơ sở tuân theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài của
nước sở tại”.
1.2.2. Các hình thức FDI
- Theo phạm vi quốc gia:
+ Đầu tư trong nước.
+ Đầu tư ngoài nước.
- Theo thời gian sử dụng:
+ Đầu tư ngắn hạn.
SVTH:
Trang 6
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
+ Đầu tư trung hạn.
+ Đầu tư dài hạn.
- Theo lĩnh vực kinh tế:
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Đầu tư vào sản xuất công nghiệp.
+ Đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
+ Đầu tư khai khoáng, khai thác tài nguyên.
+ Đầu tư vào lĩnh vực thương mại - du lịch - dịch vụ.
+ Đầu tư vào lĩnh vực tài chính.
- Theo mức độ tham gia của chủ thể quản lý đầu tư vào đối tượng mà mình bỏ
vốn:
+ Đầu tư trực tiếp.
+ Đầu tư gián tiếp.
Trên thực tế, người ta thường phân biệt hai loại đầu tư chính: Đầu tư trực tiếp
và đầu tư gián tiếp. Cách phân loại này liên quan đến việc tiếp nhận, quản lý và sử
dụng vốn đầu tư.
* Đầu tư gián tiếp: là hình thức mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không
phải là một. Người bỏ vốn không đòi hỏi thu hồi lại vốn ( viện trợ không hoàn lại )
hoặc không trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, họ được hưởng lợi tức

thông qua phần vốn đầu tư. Đầu tư gián tiếp bao gồm:
+ Nguồn vốn viện trợ phát triển chớnh thức (Official Development Assistance -
ODA). Đây là nguồn vốn viện trợ song phương hoặc đa phương với một tỷ lệ viện trợ
không hoàn lại, phần còn lại chịu mức lãi xuất thấp còn thời gian dài hay ngắn tuỳ
thuộc vào từng dự án. Vốn ODA có thể đi kèm hoặc không đi kèm điều kiện chính trị.
+ Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (Non Government Organization-
NGO): Tương tự như nguồn vốn ODA nhưng do các tổ chức phi chính phủ viện trợ
cho các nước đang thiếu vốn. Đó là các tổ chức như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân
hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
+ Tín dụng thương mại: là nguồn vốn chủ yếu nhằm hỗ trợ cho hoạt động
thương mại, xuất nhập khẩu giữa các quốc gia.
SVTH:
Trang 7
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
+ Nguồn vốn từ việc bán tín phiếu, trái phiếu, cố phiếu Đây là nguồn vốn thu
được thông qua hoạt động bán các chứng từ có giá cho người nước ngoài. Có quốc gia
coi việc mua chứng khoán là hoạt động đầu tư trực tiếp.
- Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn đồng thời là người sử
dụng vốn. Nhà đầu tư đưa vốn ra nước ngoài để thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh,
làm chủ sở hữu, tự quản lý, điều hành hoặc thuê người quản lý, hoặc hợp tác liên
doanh với đối tác nước sở tại để thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm mục đích
thu được lợi nhuận.
Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn tài chính
đưa vào một nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài.
1.2.3. Đặc điểm của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm cơ bản sau:
- Hoạt động FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư mà còn có cả
công nghệ, kỹ thuật, bí quyết kinh doanh, sản xuất, năng lực Marketing, trình độ quản
lý Hình thức đầu tư này mang tính hoàn chỉnh bởi khi vốn đưa vào đầu tư thì hoạt
động sản xuất kinh doanh được tiến hành và sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường

nước chủ nhà hoặc xuất khẩu. Do vậy, đầu tư kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản
phẩm là một trong những nhân tố làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường. Đây là đặc điểm để phân biệt với các hình thức đầu tư khác, đặc biệt là với
hình thức ODA (hình thức này chỉ cung cấp vốn đầu tư cho nước sở tại mà không kèm
theo kỹ thuật và công nghệ).
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu vào vốn
pháp định tùy theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài ở từng nước, để họ có quyền
trực tiếp tham gia điều hành, quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Chẳng hạn, ở
Việt Nam theo điều 8 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: ”Số vốn
đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự án”
(Trừ những trường hợp do Chính phủ quy định).
- Quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
phụ thuộc vào vốn góp. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài càng cao thì quyền quản lý,
ra quyết định càng lớn. Đặc điểm này giúp ta phân định được các hình thức đầu tư trực
SVTH:
Trang 8
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
tiếp nước ngoài. Nếu nhà đầu tư nước ngoài góp 100% vốn thì doanh nghiệp đó hoàn
toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành.
- Quyền lợi của các nhà ĐTNN gắn chặt với dự án đầu tư: Kết quả hoạt động
sản xuất kinh của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận của nhà đầu tư. Sau khi trừ
đi thuế lợi tức và các khoản đóng góp cho nước chủ nhà, nhà ĐTNN nhận được phần
lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.
- Chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài thường là các công ty xuyên quốc gia
và đa quốc gia (chiếm 90% nguồn vốn FDI đang vận động trên thế giới). Thông
thường các chủ đầu tư này trực tiếp kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp (vì họ có
mức vốn góp cao) và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ.
- Nguồn vốn FDI được sử dụng theo mục đích của chủ thể ĐTNN trong khuôn
khổ luật Đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Nước tiếp nhận đầu tư chỉ có thể định
hướng một cách gián tiếp việc sử dụng vốn đó vào những mục đích mong muốn thông

qua các công cụ như: thuế, giá thuê đất, các quy định để khuyến khích hay hạn chế đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào một lĩnh vực, một ngành nào đó.
- Mặc dù FDI vẫn chịu sự chi phối của Chính Phủ song có phần ít lệ thuộc vào
quan hệ chính trị giữa các bên tham gia hơn so với ODA.
- Việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ nước ngoài cho nước chủ nhà,
bởi nhà ĐTNN chịu trách nhiệm trực tiếp trước hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Trong khi đó, hoạt động ODA và ODF ( Official Development Foreign) thường dẫn
đến tình trạng nợ nước ngoài do hiệu quả sử dụng vốn thấp.
1.2.4. Ý nghĩa, vai trò của FDI
1.2.4.1. Đối với nước đầu tư
Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản xuất ở
các nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của
vốn đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải
chăng. Mặt khác đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao
uy tín chính trị. Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở
nước ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào
bảo hộ mậu dịch của các nước.
SVTH:
Trang 9
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
1.2.4.2. Đối với nước nhận đầu tư
Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc giải quyết
những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và lạm phát…Qua FDI các tổ chức
kinh tế nước ngoài mua lại những công ty doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải
thiện tình hình thanh toán và tạo công ăn việc làm cho người lao động. FDI còn tạo
điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi
ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại,
giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước
khác.
1.2.4.3. Đối với các nước đang phát triển

- FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tao ra những
doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở
những nước này.
- FDI giúp các nước đang phát triển khắc phục được tình trạng thiếu vốn kéo
dài. Nhờ vậy mà mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tài chính khan
hiếm được giải quyết, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá-hiện
đại hoá. Theo sau FDI là máy móc thiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang phát
triển tiếp cận với khoa học-kỹ thuật mới. Quá trình đưa công nghệ vào sản xuất giúp
tiết kiệm được chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển
trên thị trường quốc tế.
- Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế, xã hội hiện đại được du nhập
vào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong nứơc bắt kịp phương thức
quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc
công nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. FDI giúp
các nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng hoá nước ngoài và đi kèm với nó là
những hoạt động Marketing được mở rộng không ngừng.
- FDI giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các công
ty nước ngoài. Từ đó các nước đang phát triển có nhiều khả năng hơn trong việc huy
động nguồn tài chính cho các dự án phát triển.
SVTH:
Trang 10
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM
2.1. Tình hình thu hút và triển khai FDI:
a/ Năm 2008
Vốn giải ngân tháng 12 trên cả nước là 1,45 tỷ USD, là tháng có số vốn giải
ngân đạt cao nhất cả năm 2008. Với con số này, vốn giải ngân trong năm 2008 của các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
b/ Năm 2009

Trong năm 2009, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân
được 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) năm 2009 đạt 29,9 tỷ USD, bằng
86,6 % so với năm 2008 và chiếm 52,7 % tổng xuất khẩu cả nước. Nếu không tính dầu
thô, khu vực ĐTNN xuất khẩu 23,6 tỷ USD, chiếm 41,7 % tổng xuất khẩu và bằng 98
% so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng
89,2 % so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Trong năm 2009,
khu vực ĐTNN xuất siêu 5,03 tỷ USD.
c/ Năm 2010
SVTH:
Trang 11
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
Trong năm 2010, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân
được 11 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, giải ngân của các nhà
đầu tư nước ngoài ước đạt 8 tỷ USD. Các dự án đầu tư nước ngoài triển khai trong
năm 2010 đạt được mục tiêu giải ngân đề ra.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong năm 2010 dự kiến đạt 38,8
tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ và chiếm 53,1% tổng xuất khẩu cả nước. Nếu
không tính dầu thô, khu vực ĐTNN dự kiến xuất khẩu 33,9 tỷ USD, chiếm 46% tổng
xuất khẩu và tăng 40,1% so với cùng kỳ 2009. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm
2010 đạt 36,5 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ và chiếm 42,8% tổng nhập khẩu cả
nước. Trong năm 2010, khu vực ĐTNN xuất siêu 2,35 tỷ USD, trong khi cả nước nhập
siêu 12,375 tỷ USD; nếu không tính xuất khẩu dầu thô, khu vực ĐTNN nhập siêu 2,59
tỷ USD, chiếm 20,9% giá trị nhập siêu cả nước.
d/ Năm 2011
Vốn thực hiện:
Trong năm 2011, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân
được 11 tỷ USD, vốn giải ngân bằng với cùng kỳ năm 2010.
Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:
Trong năm 2011, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3,5 tỷ

USD, bằng 98,4% so với dự toán của năm.
Tình hình xuất, nhập khẩu:
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong 12 tháng đầu năm 2011 dự
kiến đạt 54,46 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 56,57% kim
ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN tính đến tháng 12 năm 2011 đạt
47,76 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 45,15% kim ngạch nhập
khẩu. Tính chung 12 tháng, khu vực ĐTNN xuất siêu 6,69 tỷ USD, trong khi cả nước
nhập siêu 9,51 tỷ USD.
e/ Năm 2012
Vốn thực hiện:
Trong năm 2012, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân
được 10,46 tỷ USD, bằng 95,1 % so với cùng kỳ năm 2011.
SVTH:
Trang 12
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
Tình hình xuất, nhập khẩu:
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong 12 tháng đầu năm 2012 dự
kiến đạt 73,4 tỷ USD, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 64% tổng kim
ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN tính đến tháng 12 năm 2012 đạt
60,33 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 52,76% tổng kim ngạch
nhập khẩu. Tính chung trong 12 tháng năm 2012, khu vực ĐTNN xuất siêu 13,07 tỷ
USD.
2.2. Tình hình đăng ký và thực hiện FDI
a/ Năm 2008
Trong năm 2008, cả nước đã cấp mới thêm 112 dự án FDI với tổng số vốn đăng
ký đạt 1,17 tỷ USD. Như vậy, đã có tổng số 1.171 dự án FDI được cấp mới vào Việt
Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD (phía Việt Nam chiếm khoảng
10%), tăng 222% so với năm 2007. Bình quân số vốn đăng ký đạt 51,4 triệu USD/dự
án, cao hơn rất nhiều so với thời gian trước. Trong năm 2008, số dự án tăng vốn cũng
rất lớn với 311 dự án đăng ký, tổng số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD. Chỉ tính riêng

SVTH:
Trang 13
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
số vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam trong năm nay đã tương
đương với tổng số vốn đăng ký mới trong một năm của đầu những năm 2000.
b/ Năm 2009
Trong năm 2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn
đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6 % so với năm 2008 nhưng đây là cũng là
con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký
tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài
đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008.
c/ Năm 2010
Trong năm 2010 cả nước có 969 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn
đăng ký 17,23 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong năm 2010, có 269 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng
ký tăng thêm là 1,37 tỷ USD, bằng 23,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài
đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 18,59 tỷ USD, bằng 82,2% so với cùng kỳ 2009.
d/ Năm 2011
Trong năm 2011 cả nước có 1091 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn
đăng ký 11,559 tỷ USD, bằng 65% so với cùng kỳ năm 2010. Trong năm 2011, có 374
lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 3,137 tỷ USD,
tăng 65% so với cùng kỳ năm 2010.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài
đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 14,696 tỷ USD, bằng 74% so với cùng kỳ 2010.
e/ Năm 2012
Trong năm 2012 cả nước có 1100 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn
đăng ký 7,85 tỷ USD, bằng 64,9% so với cùng kỳ năm 2011. Năm 2012, có 435 lượt

dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỷ USD, chỉ
tăng 7,4% về số dự án tăng vốn nhưng số vốn tăng 58,5% so với cùng kỳ năm 2011.
SVTH:
Trang 14
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã
đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,013 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ 2011.
2.2.1. FDI theo lĩnh vực đầu tư
a/ Năm 2008
Trong năm 2008, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp
và xây dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số
dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3%
về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư
nghiệp.
Các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2008 thực hiện chủ yếu theo hình thức
100% vốn nước ngoài (882 dự án, vốn đăng ký 31,16 tỷ USD), chiếm 75,3% về số dự
án và 51,7% về vốn đăng ký.
Số dự án theo hình thức liên doanh có 213 dự án với vốn đăng ký 27,16 tỷ
USD, chiếm 18,2% về số dự án và 45,1% về vốn đăng ký. Còn lại là các dự án theo
hình thức khác.
b/ Năm 2009
Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các
nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự
án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng
thêm là 3,8 tỷ USD.
Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng
thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du
lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn
Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo

Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và
1,68 tỷ USD
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong
năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749
triệu USD vốn tăng thêm.
SVTH:
Trang 15
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
c/ Năm 2010
Với 1 dự án kinh doanh bất động sản có quy mô vốn 4 tỷ USD được cấp vào
tháng 12, lĩnh vực kinh doanh bất động sản vươn lên đứng thứ nhất. Trong đó có 27
lượt dự án cấp mới và 6 dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là
6,84 tỷ USD, chiếm 36,8% tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam. Dự án có quy mô
lớn được cấp phép trong tháng 12 là Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ
dưỡng Nam Hội An) vốn đầu tư 4 tỷ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Quảng
Nam.
Trong năm 2010, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, lĩnh vực thế mạnh và
là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài luôn duy trì ở
vị trí cao. Lĩnh vực này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn
đầu tư trong năm 2010. Có 385 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư trên 4 tỷ USD và
199 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 1 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và
tăng thêm là 5,1 tỷ, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Đứng thứ 3 là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, khí nước, điều hòa với 6 dự án
đầu tư có tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 2,95 tỷ USD, chiếm 15,9%
tổng vốn đầu tư đăng ký trong năm 2010.
d/ Năm 2011
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan
tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 435 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới
và tăng thêm là 7,123 tỷ USD, chiếm 48,5% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng.
Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới

và tăng thêm là 2,53 tỷ USD, chiếm gần 17,2% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh
vực xây dựng với 140 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng
thêm là 1,25 tỷ USD, chiếm 8,5%. Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với
tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 845,6 triệu USD, chiếm 5,8%.
e/ Năm 2012
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan
tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 498 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới
và tăng thêm là 9,1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng.
SVTH:
Trang 16
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 10 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng
vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,85 tỷ USD, chiếm 14,2%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực
bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 175 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và
tăng thêm đạt 483,25 triệu USD, chiếm 3,7%. Tiếp theo là lĩnh vực thông tin và
truyền thông với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 411,25 triệu USD.
2.2.2. Theo đối tác đầu tư
a/ Năm 2008
Năm nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam,
trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD.
Malaysia đứng đầu bảng, với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, chiếm 4,7% về số
dự án và 24,8% về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2, có 132 dự án, vốn đầu tư
8,64 tỷ USD.
Nhật Bản đứng thứ 3, với 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD. Singapore đứng
thứ 4, có 101 dự án, vốn đầu tư đăng ký 4,46 tỷ USD. Brunei đứng thứ 5, có 19 dự án,
vốn đầu tư 4,4 tỷ USD
Trừ 8 dự án thăm dò, khai thác dầu khí (chiếm 17,5% tổng vốn đăng ký), tỉnh
Ninh Thuận đứng đầu về số vốn đăng ký do có dự án liên doanh sản xuất thép giữa tập
đoàn Lion Malaysia với Vinashin tổng vốn đăng ký 9,79 tỷ USD, Bà Rịa - Vũng Tàu
đứng thứ 2 trong số 43 địa phương của cả nước, có 4 dự án, tổng vốn đăng ký 9,35 tỷ

USD, chiếm 15,5% tổng vốn đăng ký.
b/ Năm 2009
Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam,
các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm
45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng
ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%, đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD
chiếm 7,9%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng
vốn đầu tư đăng ký.
c/ Năm 2010
Trong năm 2010, có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt
Nam. Singapore vươn lên dẫu đầu các nhà đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư
SVTH:
Trang 17
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,43 tỷ USD chiếm 23,8 % tổng vốn đầu tư vào Việt
Nam; Hà Lan đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trên 2,37
tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng
vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,36 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư vào
Việt Nam.
d/ Năm 2011
Tính từ đầu năm 2011 đến nay, đã có 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án
đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng
thêm là 3,09 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng vị trí
thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,43 tỷ USD, chiếm 16,6
% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 2,2 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Hàn Quốc đứng ở
vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,47 tỷ USD, chiếm 10%
tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 747 triệu USD, chiếm 5,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
e/ Năm 2012

Tính từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án
đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng
thêm 5,13 tỷ USD, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 12 tháng năm
2012; Singapore đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là
1,72 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn
đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,17 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư;
Tiếp theo là Samoa đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm
khoảng 907,8 triệu USD, chiếm7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
BritishVirginIslands đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là
788 triệu USD, chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
2.2.3. Theo địa bàn đầu tư
a/ Năm 2008
Trừ 8 dự án thăm dò, khai thác dầu khí (chiếm 17,5% tổng vốn đăng ký), tỉnh
Ninh Thuận đứng đầu về số vốn đăng ký do có dự án liên doanh sản xuất thép giữa tập
SVTH:
Trang 18
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
đoàn Lion Malaysia với Vinashin tổng vốn đăng ký 9,79 tỷ USD, Bà Rịa - Vũng Tàu
đứng thứ 2 trong số 43 địa phương của cả nước, có 4 dự án, tổng vốn đăng ký 9,35 tỷ
USD, chiếm 15,5% tổng vốn đăng ký.
b/ Năm 2009
Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong năm 2009
với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình
Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ
USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.
c/ Năm 2010
Thêm 1 dự án được cấp phép trong tháng 12, Quảng Nam là địa phương thu hút
nhiều vốn ĐTNN nhất trong năm 2010 với 4,2 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm.
Tiếp theo là Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An với
quy mô vốn đăng ký lần lượt là 2,56 tỷ USD, 2,2 tỷ USD USD, 2 tỷ USD và 1,3 tỷ

USD.
Trong số các dự án cấp mới trong 12 tháng năm 2010, đáng chú ý có các dự án
lớn được cấp phép là: dự án dự án Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ
dưỡng Nam Hội An) do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Quảng Nam với tổng vốn đầu
tư 4 tỷ USD. Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương (BOT nhiệt điện Mông
Dương 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư là 2,1 tỷ
USD; Dự án Công ty Sắt xốp Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An với
tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; Công ty TNHH Skybridge Dragon Sea của Hoa Kỳ, mục
tiêu xây dựng, kinh doanh Khu trung tâm hội nghị triển lãm, trung tâm thương mại,
kinh doanh bất động sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư 902,5 triệu
USD.
d/ Năm 2011
Tính đến thời điểm hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút
nhiều vốn ĐTNN nhất với gần 3 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 20,4%
tổng vốn đầu tư. Hải Dương đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là
2,55 tỷ USD, chiếm 17,4%. Hà Nội đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và
SVTH:
Trang 19
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
tăng thêm 1,1 tỷ USD. Tiếp theo là Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu với
quy mô vốn đăng ký lần lượt là 917,8 triệu USD; 914,9 triệu USD và 912,8 triệu USD.
Xét theo vùng thì Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất
với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt trên 5,95 tỷ, chiếm 40,5% tổng vốn đầu
tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đông Nam Bộ với tổng vốn đầu tư cấp
mới và tăng thêm đạt 6,25 tỷ USD, chiếm 42,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tây
Nguyên là vùng thu hút được ít FDI nhất, chỉ chiếm 0,1% tổng vốn đăng ký.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 11 tháng đầu năm 2011 là: Công ty TNHH Điện
lực Jaks Hải Dương (nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương) với tổng vốn đầu tư đăng
ký 2,26 tỷ USD; dự án Công ty TNHH sản xuất First Solar Việt nam, thuộc lĩnh vực
công nghiệp chế biến chế tạo do Singapore đầu tư tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn

đầu tư hơn 1 tỷ USD; dự án Công ty TNHH Thông tin & Viễn Thông Di động S-
telecom với tổng vốn đầu tư là 452,38 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khai
thác dịch vụ mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động; dự án Công ty TNHH lốp xe
Việt Luân với tổng vốn đầu tư 400 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực sản xuất lốp xe do
Trung Quốc đầu tư.
e/ Năm 2012
Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,53 tỷ USD vốn
đăng ký mới và tăng thêm chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 2 với
tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,16 tỷ USD, chiếm 9%. TP Hồ Chí Minh
đứng thứ 3 với 1,116 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Tiếp theo là Đồng
Nai, Hà Nội, Bắc Ninh với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 1,115 tỷ USD; 1,111 tỷ
USD và 1,105 tỷ USD.
Xét theo vùng thì vùng Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN
nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 5,55 tỷ USD, chiếm 42,7% tổng
vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng sông Hồng với tổng
vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 4,69 tỷ USD, chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư đăng
ký. Tây Nguyên là vùng thu hút được ít vốn FDI nhất, trong 12 tháng chỉ chiếm 0,7%
tổng vốn đầu tư của cả nước.
SVTH:
Trang 20
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
Một số dự án lớn được cấp phép trong 12 tháng đầu năm 2012 là: dự án khu đô
thị Tokyu Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương với tổng vốn
đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; dự án tăng vốn mở rộng sản xuất thêm 870 triệu USD của
Công ty TNHH Wintek Việt Nam tại Bắc Giang và dự án của Công ty TNHH
Samsung Electronics Việt Nam tại Khu công nghiệp Bắc Ninh với số vốn là 830 triệu
USD; dự án Cty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone VN tại Hải Phòng với tổng vốn
đầu tư 574,8 triệu USD; dự án Công ty sản xuất toàn cầu LIXIL Việt Nam tại Đồng
Nai với tổng vốn đầu tư 441 triệu USD.
SVTH:

Trang 21
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
2.3. Những thành quả đạt được
a/ Nguồn vốn FDI đã góp phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội
để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Tỷ trọng FDI trong tổng
vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1991 - 2000 đạt trung bình 30%, đến giai đoạn 2001 -
2005 là 16%, và giai đoạn 2006 - 2011 là khoảng 24,8%. Các doanh nghiệp FDI cũng
đóng góp khá ấn tượng vào GDP. Trong thời kỳ 2001 - 2005, khối này đóng góp trung
bình vào GDP là 14,5%, và tăng lên 20% trong năm 2010.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội (%)
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê
b/ Doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể vào thu ngân sách và các cân đối vĩ
mô.Trong 5 năm 2006 - 2010, khối doanh nghiệp này đã nộp ngân sách hơn 10,5 tỷ
USD, tăng bình quân trên 20%/năm. Trong năm 2011, con số này đạt 3,5 tỷ USD
(không kể thu từ dầu thô).
c/ FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất
công nghiệp.Nếu như trong năm 1988, nông nghiệp chiếm đến 80% cơ cấu nền kinh
tế, thì đến năm 2011 chỉ còn khoảng 22%. Thay vào đó là sự tăng lên của khối ngành
công nghiệp - dịch vụ với 78%, trong đó FDI đóng góp không nhỏ vào sự tăng lên này.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI cũng luôn cao hơn cả nước. Năm
1996, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI là 21,7%, trong khi tốc độ tăng
trưởng công nghiệp cả nước là 14,2%. Năm 2000 tốc độ này tương ứng là 21,8% và
17,5%. Năm 2005 là 21,2% và 17,1%, năm 2010 là 17,2% và 14,7%.
Biểu đồ 3: Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong
GDP (%)
SVTH:
Trang 22
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê
d/ Một đóng góp quan trọng và ấn tượng nữa từ doanh nghiệp FDI là tăng kim

ngạch xuất nhập khẩu. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Nếu như năm 1995, đóng góp của khu vực này chỉ
chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (tính cả dầu thô), thì đến giai đoạn 2006
- 2010 đã chiếm trung bình 55% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2012, tổng kim
ngạch xuất khẩu tăng trên 17,7 tỷ USD, thì khu vực FDI (không kể dầu thô) đã đóng
góp trên 16 tỷ USD, chiếm tới 90%, góp phần giúp Việt Nam lại có được thặng dư cán
cân thương mại.
e/ FDI đóng vai trò nổi bật, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đổi
mới công nghệ, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và góp phần vào việc tăng cường
cơ sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó đã thu hẹp
khoảng cách phát triển trình độ công nghệ, trình độ quản lý, trình độ tay nghề lao động
giữa Việt Nam và quốc tế.
f/ FDI đã giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, góp phần đào tạo và cải
thiện nguồn nhân lực. Tính đến nay, khu vực FDI đã tạo công ăn việc làm cho hơn 2
triệu lao động trực tiếp và một số lượng lớn lao động gián tiếp khác. Trong đó, có hàng
vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngày
càng tăng. Không những thế, họ còn được tiếp cận phương thức lao động, kinh doanh
và quản lý tiên tiến.
g/ Tạo ra sự lan tỏa đến nền kinh tế: Sự lan tỏa cả trước và sau, có nghĩa nhiều
doanh nghiệp Việt Nam đã có đầu ra sản phẩm cung cấp cho doanh nghiệp FDI, đồng
thời sản phẩm của doanh nghiệp FDI cũng là đầu vào cho nhiều doanh nghiệp Việt
Nam khác.
SVTH:
Trang 23
GVHD:PGS.TS.Nguyễn Ngọc Vũ
Bên cạnh những yếu tố có thể lượng hóa được nêu trên, vai trò của FDI còn thể
hiện thông qua những yếu tố không lượng hóa được. Đó là: Tạo động lực cạnh tranh
cho các doanh nghiệp trong nước, qua đó nâng cao được năng lực của các doanh
nghiệp trong nước; mở rộng quy mô thị trường trong nước; giới thiệu, đưa các sản
phẩm hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam vào thị trường quốc tế…

2.4. Những mặt hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng mà FDI đem lại, nó cũng đã bộc lộ
không ít khuyết điểm:
a/ Chất lượng của nguồn vốn chưa cao, các dự án đầu tư công nghệ cao còn
hạn chế. Việc chuyển giao công nghệ còn chậm, thậm chí nhiều doanh nghiệp FDI còn
sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nhiều dự án
thiên về việc sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản của đất nước.
b/ Nhiều doanh nghiệp báo cáo lỗ triền miên, khiến câu hỏi về tính hiệu quả
của doanh nghiệp đã được đặt ra. Phải chăng họ lỗ thật hay là lợi dụng kẽ hở pháp
luật để thực hiện hành vi "chuyển giá". Một số doanh nghiệp còn vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường, vi phạm Bộ Luật Lao động… gây thiệt hại cho người lao động và
cho đất nước.
c/ Sau 25 năm thu hút FDI, Việt Nam vẫn chỉ chiếm giá trị thấp trong chuỗi giá
trị toàn cầu, nằm trong khâu thấp nhất của giá trị sản phẩm. Mặc dù FDI luôn dẫn
đầu về tốc độ tăng trưởng công nghiệp, nhưng tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành,
lĩnh vực vẫn còn khá thấp. Theo báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm
2010” của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Dự án Nâng cao năng lực cạnh
tranh Việt Nam (VNCI) trên cơ sở khảo sát 1.155 doanh nghiệp của 47 quốc gia, đại
diện cho 21% số doanh nghiệp FDI đang hoạt động, thì doanh nghiệp FDI tại Việt
Nam có quy mô tương đối nhỏ và có lợi nhuận thấp, chủ yếu làm thầu phụ cho các
công ty đa quốc gia lớn hơn.
d/ Mục tiêu đặt ra trong thu hút FDI không đạt được kết quả như mong muốn.
Chẳng hạn, về mục tiêu lao động, mặc dù lao động trong khu vực FDI tăng lên hàng
năm, nhưng đến nay vẫn chỉ chiếm 4% tổng lực lượng lao động của nền kinh tế. Hay
đặt mục tiêu vào công nghiệp, nhưng các doanh nghiệp FDI hiện nay mới tập trung
SVTH:
Trang 24

×