Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn xã kim trung, huyện kim sơn – ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.94 KB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM TRUNG,
HUYỆN KIM SƠN – NINH BÌNH
Tên sinh viên : Đỗ Thị Hương
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế
Lớp : KTC – K56
Niên khóa : 2011 - 2015
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Ngô Minh Hải

Hà Nội – 2014
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực
và chưa được sử dụng trong bất kì bài khóa luận, luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn
gốc và trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Đỗ Thị Hương
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và
tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến tất cả các cá nhân và
tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và trong quá trình thực tập
tốt nghiệp.


Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể các thầy cô
giáo tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam nói chung và các thầy cô
trong khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn đã trực tiếp tham gia giảng dậy,
tận tình giúp đỡ tôi trong bốn năm học qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Ngô Minh
Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ đạo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bài khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Kim Trung cùng người dân địa
phương đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những thông
tin cần thiết cho việc nghiên cứu của đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người thân trong
gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Đỗ Thị Hương
iv
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Xã Kim Trung là một xã vùng ven biển thuộc huyện Kim Sơn- Ninh
Bình, là một trong ba xã bãi ngang của huyện Kim Sơn, có điều kiện tự nhiên
khá thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đây cũng là ngành đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của xã. Kim Trung thuộc vào dự
án phát triển kinh tế cho các vùng đặc biệt khó khăn được hưởng nhiều các
chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế. Những năm qua người dân đã
có sự đầu tư cho hoạt động nuôi tôm đã mang lại thu nhập cho các hộ nuôi,
đời sống nhân dân càng ngày càng được nâng cao. Lợi nhuận của con tôm
mang lại là rất lớn, nhưng bên cạnh đó nghề nuôi này cũng gặp rất nhiều rủi
ro trong khi nuôi.
Hiện nay, trên địa bàn xã tập chung chuyển đổi đất nông nghiệp sang

nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là nghề nuôi tôm, xã có 333ha diện tích
nuôi trồng từ đất nông nghiệp. Xã có khu nuôi tôm công nghiệp riêng với diện
tích là 70,4ha là khu mang lại sản lượng và doanh thu lớn nhất cho các hộ
nuôi tôm, việc phát triển con tôm một cách bền vững là nhiệm vụ hàng đầu
của chính quyền địa phương. Nuôi tôm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng khác nhau, các yếu tố này có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả nuôi của
con tôm. Từ những vai trò nuôi tôm trên địa bàn xã và nhằm hạn chế rủi ro,
tăng năng suất khi nuôi tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn xã Kim Trung, huyện Kim Sơn –
Ninh Bình”.
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình nuôi tôm và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn xã Kim Trung, để đưa ra các giải
pháp và định hướng nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực trong khi nuôi tôm.
Với các mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về NTTS;
đánh giá thực trạng nuôi tôm tại các hộ điều tra nói riêng và trên địa bàn xã
v
Kim Trung nói chung; phân tích các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến nuôi tôm
tại các hộ điều tra; đề xuất một số giải pháp, ý kiến hạn chế, khắc phục ảnh
hưởng tiêu cực đến nuôi tôm trên địa bàn.
Đề tài nghiên cứu dựa trên một số khái niệm cơ bản về nuôi trồng thủy
sản, các loại hình nuôi và yếu tố liên quan đến nuôi tôm; đặc điểm và vai trò
của nuôi trồng thủy sản nói chung và con tôm nói riêng đến nền kinh tế quốc
dân và đời sống con người; đặc điểm của hai loại giống tôm là tôm sú và tôm
thẻ chân trắng. Ngoài ra đề tài còn tìm hiểu thực tiễn tình hình nuôi tôm của
một số nước trên giới và của nước tra. Đồng thời tìm hiểu các công trình
nghiên cứu, các văn bản, chính sách có liên quan phát triển nuôi tôm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn xã gồm cả yếu tố tự
nhiên và kỹ thuật nuôi, để phân tích các yếu tố đó trước hết nghiên cứu về đặc
điểm địa bàn bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu; tình hình dân số và phát
triển kinh tế trong năm vừa qua. Tiến hành điều tra 60 hộ dân tại xã gồm: 30

hộ nuôi công nghiệp và 30 hộ nuôi quảng canh. Tại các hộ điều tra 100% hộ
nuôi công nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng và 100% hộ nuôi quảng canh nuôi
tôm sú nên việc tìm hiều này được phân loại theo hình thức nuôi và loại tôm
nuôi. Từ đó tiến hành thu thập số liệu và xử lý qua công cụ exel, sử dụng các
phương pháp phân tổ, thống kê, so sánh để thấy sự khác biệt giữa các hộ nuôi
và giữa 2 hình thức nuôi: diện tích, chi phí, sản lượng, năng suất, mật độ…
Đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn. Sau khi tổng hợp số
liệu điều tra và xử lý tôi thu được các kết quả nghiên cứu sau:
Về thực trạng nuôi tôm trên địa bàn xã Kim Trung: trên địa bàn có tổ
chức 3 mô hình: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, Mô hình nuôi tôm cộng
đồng, Mô hình ứng dụng kỹ thuật sản xuất NTTS theo hướng phát triển bền
vững Việt GAP thu hút được sự tham gia của nhiều hộ dân. Diện tích nuôi
tôm sú chiếm diện tích chủ yếu trên địa bàn nhưng những năm trở lại đây,
TTCT tràn vào nước ta và với đặc điểm dễ nuôi, sản lượng cao nên các hộ
vi
dần chuyển đổi sang nuôi TTCT. Tổng sản lượng tôm nuôi từ năm 2011-2013
có xu hướng giảm, trong đó sản lượng tôm sú giảm mạnh theo các năm,
TTCT tăng giảm tùy theo năm. Điều đó làm cho nghề nuôi tôm gặp nhiều khó
khăn, con tôm không còn đảm bảo được cuộc sống của nhiều hộ dân.
Về thực trạng nuôi tôm tại các hộ điều tra: Tại các hộ điều tra chia làm
2 nhóm: hộ nuôi công nghiệp và hộ nuôi quảng canh. Diện tích nuôi bình
quân của các hộ công nghiệp là 14840 m
2
, năng suất bình quân khoảng 6,03
tấn/ha, trong khi đó diện tích bình quân và năng suất của hộ nuôi quảng canh
chỉ là hơn 5426 m
2
, 0,79 tấn/ha. Tuy nhiên tương đương với năng suất cao thì
chi phí đầu tư của các hộ nuôi công nghiệp lớn hơn rất nhiều sơ với hộ nuôi
quảng canh (tổng chi phí bình quân hộ nuôi công nghiệp: 419,45 triệu đồng

và của hộ nuôi quảng canh: 25,53 triệu đồng) gấp khoảng 16,4 lần. Nếu xét về
hiệu quả vốn đầu tư thì hộ nuôi quảng canh lại cao hơn nuôi công nghiệp, giá
trị GO/IC hộ nuôi công nghiệp và quảng canh là 2 và 9,3. Có sự chênh lệch
lớn giữa hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của 2 mô hình này. Tuy nhiên các hộ
nuôi quảng canh vẫn có nhu cầu phát triển nuôi theo hình thức công nghiệp,
tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn đầu tư công nghệ kỹ thuật máy móc, phát triển lâu
dài nghề nuôi tôm.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn bao gồm: các yếu tố
tự nhiên và các yếu tố kỹ thuật con giống, đầu tư trang thiết bị. Cụ thể nhóm
yếu tố về điều kiện tự nhiên: thời tiết, mùa vụ, môi trường (nhiệt độ, độ mặn,
độ pH, nguồn nước, dịch bệnh); nhóm yếu tố về phương tiện và trang thiết bị
nuôi; nhóm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nuôi tôm: giống (mật độ thả, tỷ lệ
sống), thức ăn, diện tích nuôi; nhân tố thị trường (thị trường đầu vào và đầu
ra, giá bán); nhóm nhân tố quản lý nhà nước (tín dụng, cơ sở hạ tầng, các
chính sách về vốn). Các yếu tố này đều ảnh hưởng một phần đến việc nuôi và
sản lượng nuôi của các hộ dân. Qua kết quả chạy mô hình hồi quy các biến
độc lập ảnh hưởng đến năng suất bình quân của hộ nuôi gồm: mật độ, tỷ lệ
vii
sống, lượng thức ăn. Đây là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê
trong mô hình, tỷ lệ thuận với năng suất nuôi. Đối với mô hình nuôi công
nghiệp các biến độc lập trong mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê là mật độ
thả và tỷ lệ sống: Mật độ thả b4=0,02098 cho thấy nếu mật độ tăng lên 1
con/m
2
trong khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho năng suất bình quân
tăng lên 0,02098 tấn/ha; Tỷ lệ sống b5=0,12551 cho thấy nên tỷ lệ sống tăng
lên 1% trong khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho năng suất bình quân
tăng lên 0,12551 tấn/ha. Đối với mô hình nuôi quảng canh các biến độc lập
trong mô hình có ý nghĩa thống kê là tỷ lệ sống và khối lượng thức ăn: Tỷ lệ
sống b5=0,0083 cho thấy nếu tỷ lệ sống tăng lên 1% với điều kiện các yếu tố

khác không đổi sẽ làm năng suất tăng lên 0,0083 tấn/ha; Khối lượng thức ăn
b7=0,682 cho thấy nếu ta tăng 1 tấn thức ăn với điều kiện các yếu tố khác
không thay đổi sẽ làm cho năng suất nuôi tăng lên 0,682 tấn/ha. Việc nhận
định mối quan hệ giữa các biến này nhằm giúp các hộ dân về giải pháp nâng
cao năng suất nuôi. Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng giúp đưa ra những
giải pháp và định hướng nuôi lâu dài cho các hộ dân trên địa bàn xã.
Về những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại trên địa bàn: Về thuận lợi:
Hệ thống giao thông, các công trình điện và thủy lợi được chú trọng đầu tư,
các chính sách nhà nước đều nhằm vào phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản
trên địa bàn xã; thị trường xuất khẩu tôm ngày càng mở rộng, thuận lợi cho
người dân phát triển ngành nghề…Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều khó khăn
chưa được giải quyết mà quan trọng nhất là khó khăn về vốn của người dân,
các chính sách vay vốn cho người nuôi tôm vẫn có, nhưng để tiếp cận được
nguồn vốn thì rất khó khăn, người dân không đủ điều kiện để vay vốn, mở
rộng sản xuất; tiếp đó là những vấn đề về dịch bệnh, đầm nuôi cũng gây rất
nhiều lo ngại cho người dân không thể yên tâm sản xuất.
Từ thực tiễn trong quá trình nuôi trồng cũng như qua đánh giá hiệu quả
kinh tế trong những năm tới xã và hộ nuôi cần có những giải pháp cụ thể để
viii
nâng cao hiệu quả nuôi tôm cho các hộ dân như: nâng cao đầu tư kiến thức kỹ
thuật cho người dân, các hộ có điều kiện về vốn cần tăng cường đầu tư các
phương tiện để nâng cao hiệu quả kinh tế, các hộ nguồn vốn ít vẫn nên tiếp
tục sản xuất nuôi trồng theo hướng quảng canh (vì hiệu quả đầu tư cao), nâng
cao trình độ và năng lực nuôi trồng của hộ về kỹ thuật nuôi, giải pháp về thị
trường, và quan trọng nhất là các chính sách về vốn hỗ trợ cho người dân.
Nếu có thể thực hiện tốt các giải pháp đó thì trong những năm tới hiệu
quả kinh tế của nghề nuôi tôm sẽ được nâng cao. Từ đó phát triển kinh tế của
xã, đưa xã ngày càng phát triển, là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu thủy sản
lớn và có chất lượng của tỉnh và trong khu vực.


MỤC LỤC
ix
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1
*** 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN 1
NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM TRUNG, HUYỆN KIM SƠN –
NINH BÌNH 1
Tên sinh viên : Đỗ Thị Hương 1
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế 1
Lớp : KTC – K56 1
Niên khóa : 2011 - 2015 1
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Ngô Minh Hải 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1
*** 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN 1
NUÔI TÔM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KIM TRUNG, HUYỆN KIM SƠN –
NINH BÌNH 1
Tên sinh viên : Đỗ Thị Hương 1
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế 1
Lớp : KTC – K56 1
Niên khóa : 2011 - 2015 1
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Ngô Minh Hải 1
Bảng 2.1 Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo ppt 12
(Việt Nam) 12
Bảng 2.2 Đặc điểm nguồn nước 2 giống tôm nước lợ 15

Bảng 2.3 Sản lượng và giá trị xuất khẩu một số nước trên thế giới năm 2013
17
Bảng 2.4 Một số sản phẩm tôm Thái Lan nhập khẩu năm 2013 19
Bảng 2.5 Giá trị và sản lượng xuất khẩu tôm Myanmar năm 2012 23
Bảng 2.6 Sản lượng và tỷ trọng tôm trong nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai
đoạn 2007-2013 26
Bảng 2.7 Diện tích nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2007-2013 26
Bảng 2.8 Diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng Việt Nam giai đoạn 2005-
2012 31
x
Bảng 3.1 Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 xã
Kim Trung 35
Bảng 4.1 Sản lượng và diện tích nuôi tôm Ninh Bình giai đoạn 2007-2013. .44
Bảng 4.2 Sản lượng và diện tích tôm nuôi xã Kim Trung năm 2011-2014 50
Bảng 4.3 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 54
Bảng 4.4 Diện tích và năng suất bình quân của các hộ điều tra 54
Bảng 4.5 Chi phí bình quân 1 vụ nuôi trên 1ha các hộ điều tra 56
Bảng 4.6 Cơ cấu chi phí giống và thức ăn 1 vụ nuôi trên 1ha 57
Bảng 4.7 Kết quả kinh tế nuôi tôm bình quân trên 1ha 58
Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên 1ha tại các hộ điều tra 58
Bảng 4.9 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất hộ nuôi công
nghiệp 59
Bảng 4.10 Kết quả chạy mô hình hồi quy rút gọn 60
Bảng 4.11 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi của hộ
nuôi quảng canh 62
Bảng 4.12 Thời vụ nuôi tại các hộ điều tra 65
Bảng 4.13 Trang thiết bị đầu tư ban đầu bình quân của 1 hộ nuôi tôm công
nghiệp 69
Bảng 4.14 Đặc điểm giống tôm 2 mô hình nuôi 70
Bảng 4.15 Mối quan hệ giữa mật độ thả và năng suất tôm 70

Bảng 4.16 Đặc điểm đầm 2 loại nuôi công nghiệp và quảng canh 73
Bảng 4.17 Giá bán sản phẩm bình quân tại các hộ điều tra 80
Bảng 4.18 Cơ cấu nguồn vốn của các hộ nuôi 82
xi
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
HÌNH:
Hình 2.1 Diện tích nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm Việt Nam giai đoạn 2007-
2013 27
Hình 3.1: Bản đồ hành chính xã Kim Trung huyện Kim Sơn 33
Hình 4.1 Mối quan hệ giữa mật độ và năng suất tôm nuôi 71
Hình 4.2 Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại các hộ điều tra 74
Hình 4.3 Diện tích nuôi tôm sú tại các hộ điều tra 75
Hình 4.4 Năm kinh nghiệm nuôi tôm sú (nuôi quảng canh) 78
Sơ đồ 4.1 Những khó khăn chủ yếu của hộ nuôi công nghiệp 84
Sơ đồ 4.2 Những khó khăn chủ yếu của hộ nuôi quảng canh: 85
xii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
CN-TTCN : Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
EMS : Hội chứng tôm chết sớm
EU : Liên minh Châu Âu
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND : Hội đồng nhân dân
HND : Hộ nông dân
HQKT : Hiệu quả kinh tế
HTX : Hợp tác xã

KCN : Khu công nghiệp
MSY : Năng suất tối đa có thể đạt được
NK : Nhập khẩu
NN-TS : Nông nghiệp – Thủy sản
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTCN : Nuôi tôm công nghiệp
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
TTCT : Tôm thẻ chân trắng
FAO : Tổ chức nông lương thế giới của Liên Hợp Quốc
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
xiii
xiv
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, Việt Nam là một nước nông nghiệp với 68% dân cư sinh
sống ở nông thôn. Năm 2006, Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức
Thương mại thế giới WTO, đây là điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam
phát triển nền kinh tế một cách toàn diện từ kinh tế nông nghiệp đến kinh tế
công nghiệp, thương nghiệp. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã mở ra một
thời kỳ mới cho sự phát triển của thế giới, Việt Nam sau khi gia nhập WTO
có cơ hội tiếp cận thị trường, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản và
thủy sản cũng như hàng dệt may. Trong đó, thủy sản đã trở thành một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng một vai trò quan trọng
trong sự phát triển của đất nước. Thủy sản là một bộ phận của ngành nông
nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp. Quy mô của ngành
thủy sản ngày càng mở rộng và vai trò của nó cũng tăng lên không ngừng
trong nền kinh tế quốc dân. Đến nay, thủy sản đã phát triển trở thành ngành
kinh tế sản xuất hàng hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một bộ phận của ngành thủy sản. NTTS
ra đời cũng bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống khi mà sản lượng khai thác

thủy sản ngày càng có nguy cơ cạn kiệt. Có 3 loại sản xuất thủy sản chính:
đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt trên cơ sở nuôi trồng thủy
sản. Thủy sản có một đặc điểm đó là nguồn lợi thủy sản mang tính tái tạo, tái
sinh. Khi con người khai thác quá khả năng tái sinh thì nguồn lợi sẽ bị cạn
kiệt, hiện nay sản lượng khai thác thủy sản ngày càng suy giảm. Nuôi trồng
thủy sản vừa nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn
xuất khẩu ra nước ngoài làm tăng thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời là biện
pháp tốt nhất giúp làm tăng sản lượng thủy sản mà hạn chế dựa vào khai thác
1
thủy sản. Vì vậy, phát triển NTTS là một điều cần thiết trong một nền kinh tế
thị trường như hiện nay.
Ninh Bình có duy nhất một huyện ven biển là Kim Sơn với chiều dài
bờ biển gần 15km, bãi ngang gồm 3 xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải; với
lợi thế vùng biển tự nhiên, những năm qua huyện Kim Sơn đã tập chung khai
thác tiềm năng thế mạnh của địa phương để làm giàu phát triển kinh tế từ
biển. Nếu như trước đây, mô hình khai hoang của vùng biển Kim Sơn là quai
đê – cói – lúa thì bây giờ là quai đê – nuôi trồng thủy sản. Kinh tế biển Kim
Sơn gồm 2 yếu tố hợp thành là nuôi trồng và khai thác. Tuy nhiên, làm thế
nào để đưa vùng kinh tế biển thành vùng kinh tế trọng điểm thì Kim Sơn chỉ
mới bắt đầu thực hiện.
Hằng năm, sóng yên biển lặng hay ngư trường dồi dào thì người dân ra
khơi, còn ngược lại thì quay về neo thuyền, ra bãi nuôi trồng hoặc làm ruộng.
Sản lượng khai thác hàng năm cả ở vùng nước mặn lẫn vùng nước lợ chỉ đạt
trên dưới 3000 tấn hải sản. Lý do khiến người dân bỏ biển hay chỉ bám biển
cầm chừng thì nhiều, nhưng cơ bản nhất là do dân nghèo, thiếu vốn không có
điều kiện đầu tư sắm phương tiện lớn, hiện đại. Những ngư trường gần bờ thì
ngày càng cạn kiệt nguồn hải sản. Hơn thế nữa, khai thác là nghề đầy rủi ro
mà lợi nhuận không được cao như những nghề khác. Vì vậy, không ít chủ tàu
sau một thời gian đi biển, tích lũy được ít nhiều là bỏ nghề khai thác, đầu tư
kinh doanh sản xuất những ngành nghề khác có lãi cao hơn mà ít rủi ro hơn.

Nhưng nếu nghề khai thác ở Kim Sơn hiện vẫn đang còn thiếu và yếu, thì trái
lại, nghề NTTS ven biển lại có những bước tiến lớn. Với khoảng 4000 ha mặt
nước tiềm năng ven biển (bao gồm vùng bãi ngang 2000 ha và vùng cồn nổi
2000 ha), Ninh Bình đã tận dụng được thế mạnh đó và có những chính sách
thích hợp để phát triển NTTS. Kim Sơn xác định NTTS sẽ là ngành kinh tế
mũi nhọn của huyện, đây là hoạt động đem lại giá trị kinh tế cao và nhanh,
sản phẩm NTTS không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ mà còn có ý
2
nghĩa cho sự tăng trưởng của lĩnh vực xuất khẩu, tạo việc làm cho nhiều lao
động góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc.
Khó khăn lớn nhất hiện nay của địa phương là chưa có quy hoạch tổng thể để
phát triển kinh tế biển của vùng, cũng như chưa có quy hoạch chi tiết nên ảnh
hưởng đến công tác quản lý cũng như việc sử dụng đất đai và huy động nguồn
lực đầu tư cho các dự án để khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng; người
dân chưa yên tâm cho cá phương án sản xuất lâu dài.
NTTS là ngành nghề chịu nhiều tác động từ yếu tố bên ngoài, nên nó
chịu nhiều ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài. Để thủy sản trở thành ngành sản
xuất hàng hóa lớn, cơ bản được CNH-HĐH và tiếp tục phát triển toàn diện
theo hướng bền vững, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong
hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao mức sống, điều
kiện sống của người dân, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế thủy sản với
bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ an ninh quốc
phòng vùng biển đảo của Tổ quốc. Vấn đề đặt ra cho ngành thủy sản là cần
xác định được quan điểm, mục tiêu, xác định nguyên nhân, các yếu tố ảnh
hưởng xây dựng các phương án phát triển phù hợp, các giải pháp cụ thể có
tính khả thi cao. Vì vậy, để đưa ra các giải pháp chúng ta cần xuất phát từ
những nguyên nhân gây nên. Để tìm hiểu thêm về những nguyên nhân gây ra
thất bại trong NTTS, em chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
nuôi tôm trên địa bàn xã Kim Trung, huyện Kim Sơn – Ninh Bình” làm đề
tài nghiên cứu của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Đề tài nêu lên được thực trạng nuôi tôm ở các hộ điều tra, các yếu tố
ảnh hưởng đến nuôi tôm trên địa bàn xã Kim Trung. Trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp nhằm tăng năng suất tôm nuôi góp phần nâng cao đời sống
của các hộ nuôi tôm.
3
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về NTTS.
- Đánh giá thực trạng nuôi tôm tại các hộ điều tra nói riêng và trên địa
bàn xã Kim Trung nói chung.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm tại các hộ điều tra.
- Đề xuất một số giải pháp, ý kiến hạn chế, khắc phục ảnh hưởng tiêu
cực đến nuôi tôm trên địa bàn.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng nuôi tôm hiện nay xã Kim Trung như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nuôi tôm và những tác động của nó?
1.4 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi nội dung: các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi tôm.
-Phạm vi không gian: xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
-Phạm vi thời gian số liệu: từ năm 2007 – 2014.
Thời gian nghiên cứu của đề tài: từ tháng 6/2014 đến tháng 11/2014.
4
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về NTTS
2.1.1. Một số khái niệm

a. Khái niệm nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là hoạt động đem con giống tự nhiên hay
nhân tạo thả vào các thiết bị nuôi và đối tượng nuôi được sở hữu trong suốt
quá trình nuôi. Sản phẩm của NTTS bao gồm: sản xuất con giống nhân tạo
cho NTTS và đánh bắt được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng; thực phẩm cho
tiêu thụ trực tiếp của con người; NTTS cũng bao gồm sản xuất cá mồi cho
khai thác thủy sản hay nuôi cá tự nhiên.
Theo giáo trình kinh tế thủy sản: NTTS là một bộ phận sản xuất có tính
nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản,
các sản phẩm thủy sản được cung cấp cho các hoạt động tiêu dùng và chế
biến xuất khẩu. Hoạt động nuôi trồng diễn ra trên nhiều loại hình mặt nước
với nhiều chủng loại khác nhau, bên cạnh đó sự phát triển của khoa học kỹ
thuật phục vụ cho hoạt động NTTS.
Theo quan niệm của các nhà kinh tế học: NTTS là một hoạt động sản
xuất tạo ra nguyên liệu thủy sản cho quá trình tiêu dùng sản phẩm hoạt động
xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Theo quan điểm của các nhà sinh học: NTTS là hoạt động tạo ra các
điều kiện sinh thái phù hợp với sự trưởng thành và phát triển của các loại thủy
sản để thúc đẩy chúng phát triển qua các giai đoạn của vòng đời.
b. Phân loại nuôi trồng thủy sản
Theo môi trường nuôi: nuôi nước ngọt, nước lợ, nước mặn.
Theo đối tượng nuôi: nuôi cá, nuôi giáp xác, nuôi nhuyễn thể, rong
biển, tảo…
Theo phương pháp nuôi: nuôi ao, bè, đăng canh, bãi triều…
5
Theo mức độ thâm canh: quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm
canh và thâm canh.
c. Các hình thức nuôi điển hình
Nuôi theo hình thức quảng canh: là hình thức nuôi bằng nguồn thức ăn
tự nhiên trong ao hồ, đầm ở nông thôn và vùng ven biển.

Nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến: là hình thức nuôi chủ yếu
bằng nguồn giống và thức ăn tự nhiên, nhưng bổ sung thêm giống nhân tạo ở
mức độ nhất định, đồng thời có đầu tư cải tạo thủy vực nhằm tăng sản lượng.
Nuôi theo hình thức bán thâm canh: là hình thức nuôi chủ yếu bằng
giống nhân tạo và thức ăn nhân tạo, nhưng kết hợp nguồn thức ăn tự nhiên
trong thủy vực. Ngoài ra, hệ thống hồ ao nuôi còn được đầu tư cơ sở hạ tầng
như điện, thiết bị cơ khí, thủy lợi… nhất là chủ động về nguồn nước cung cấp.
Có khả năng xử lý và khống chế môi trường bằng hệ thống máy bơm sục khí.
Nuôi theo hình thức thâm canh: là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con
giống và thức ăn nhân tạo, được đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ (quy hoạch hệ
thống ao hồ, thủy lợi, giao thông, điện nước, cơ khí), có thể chủ động khống
chế các yếu tố môi trường. Mật độ thả dầy, năng suất cao.
Nuôi theo hình thức siêu thâm canh (nuôi công nghiệp): là hình thức
nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo với mật độ năng suất rất
cao. Sử dụng các máy móc và thiết bị nhằm tạo cho vật nuôi một môi trường
sinh thái và các điều kiện tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào
thời tiết và mùa vụ, trong thời gian ngắn nhất đạt được mục tiêu sản xuất và
lợi nhuận (Nguyễn Thanh Phương và cộng sự, 2009).
(Một số nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Đức, Nhật có trình độ
nuôi thủy sản công nghiệp tương đối cao và phổ biến).
6
2.1.2. Đặc điểm của ngành NTTS
a. NTTS phát triển rộng khắp đất nước và tương đối phức tạp so với
các ngành sản xuất vật chất khác
Trên khắp các nơi trên đất nước, ở đâu có nước ở đó có NTTS, ở tất cả
mọi nơi từ miền núi đến miền biển. Thủy sản nuôi rất đa dạng, nhiều giống
loài mang đặc tính sinh sống riêng, quy luật riêng dựa vào địa lý, khí hậu,
nguồn nước. Vì thế mỗi nơi cần áp dụng đúng các đặc điểm này thì mới mang
lại hiệu quả trong nuôi trồng.
b. Số lượng, chất lượng nguồn nước và nguồn lợi thủy sản rất khác nhau

Mỗi mặt nước NTTS có độ màu mỡ khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm
vùng đất và nguồn nước, nguồn cung cấp. Vật nuôi trong ao, hồ rất khó quan
sát trực tiếp được như trên cạn vì thế rủi ro trong sản xuất lớn hơn nhiều.
Người nuôi cần có kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật cần thiết về vấn đề thủy
lợi, bởi thủy lợi là yếu tố quan trọng, gần như quyết định đến sự phát triển của
loài cùng với con giống.
c. Thủy vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế được
Đối tượng của NTTS là các sinh vật gắn với môi trường nước, nếu tách
chúng ra khỏi môi trường này thì chúng không thể tồn tạo được. Từ đặc điểm
này cho ta thấy được NTTS là một ngành thường đối phức tạp so với các
ngành khác. Cứ ở đâu có nước thì ở đó có khả năng NTTS. Do vậy NTTS có
khả năng phát triển ở mọi nơi, mọi vùng địa lý. Tùy thuộc và tính chất của
từng loại thủy vực mà có đối tượng nuôi phù hợp như nuôi thủy sản nước
ngọt, nước mặn, nước lợ.
Thủy vực còn là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi vì nó khác với các tư liệu
sản xuất khác, nếu biếu sử dụng cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng thì thủy vực
không những không bị hao mòn, chất lượng không giảm đi qua quá trình sử
dụng mà còn tốt lên.
7
d. Đối tượng hoạt động NTTS là các sinh vật thủy sinh
Cũng giống như sản xuất nông nghiệp, đối tượng của NTTS là các cơ
thể sống. Chúng phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh trưởng, phát
triển, diệt vong). Các cơ thể sống này rất nhạy cảm với những điều kiện ngoại
cảnh, chỉ một sự biến động nhỏ của môi trường sống cũng dễ gây ảnh hưởng
đến bản thân các vật nuôi này. Các ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như:
gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán…đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của chúng.
e. Hoạt động NTTS có tính thời vụ
Dựa trên quy luật sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sinh mà
con người tác động đến chúng thông qua quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc

nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ mục đích cuộc sống. Tuy nhiên, NTTS cũng
phụ thuộc rất nhiều vào tác động của tự nhiên do đó mà thời gian lao động và
thời gian sản xuất không trùng khít dẫn đến tính thời vụ trong NTTS.
f. NTTS mang tính vùng rõ rệt
NTTS được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm này cho thấy ở đâu có thủy vực
và lao động thì ở đó có khả năng NTTS. Tuy nhiên ở mỗi vùng, mỗi quốc gia
đều có những điều kiện về nguồn nước và thời tiết khí hậu khác nhau nên đặc
điểm NTTS cũng không giống nhau. Từ đặc điểm này đòi hỏi các vùng, các
địa phương phải nắm rõ điều kiện NTTS trên địa bàn để phát triển nuôi trồng
hợp lý đem lại hiệu quả cao hơn.
2.1.3. Vai trò ngành NTTS trong nền kinh tế quốc dân
a. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội
Phần lớn sản lượng thủy sản được dùng làm thực phẩm cho nhu cầu
của người dân Việt Nam. NTTS phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu,
vùng xa, góp phần chuyển đối cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân
Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào.
8
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiết
yếu cho nhu cầu của con người đó là lương thực, thực phẩm, đó là loại sản
phẩm có vai trò đầu tiên quyết định mọi hoạt động của con người. Nếu không
có sản phẩm này thì con người không thể tồn tại và phát triển được. NTTS
cũng là ngành sản xuất vật chất và cung cấp sản phẩm cho con người như cá,
tôm, của, ghẹ… những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cho con
người giúp con người có thể tạo ra các hoạt động trong xã hội. Xã hội ngày
càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao, thì nhu cầu của
con người ngày càng cao, người ta hướng đến những loại thực phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao, bổ dưỡng và thủy sản là một trong những sản phẩm như thế.
b. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
NTTS đóng góp một phần quan trọng trong tăng trưởng GDP chung

của ngành thủy sản và toàn ngành kinh tế nói chung. Đối tượng của NTTS là
những sinh vật thông qua hoạt động chế biến chúng tạo thành những sản
phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Việc tiêu thụ những sản
phẩm này trong nội địa hay xuất khẩu sang các nước khác đều giúp cho nhà
nước ta thu được lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của toàn
ngành kinh tế nói chung. Ngành NTTS phát triển mở ra một cơ hội mới cho
nền kinh tế của đất nước.
c. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một
nền kinh tế biển. Nếu như trước đấy việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh
hưởng của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh
tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là
định hướng tốt cho một nền kinh tế công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong
xu thế đất nước đang chuyển mình hòa nhịp vào nền kinh tế quốc tế, nền kinh
tế Việt Nam đang ngày càng có sự phát triển trông thấy, tăng trưởng kinh tế
của nước ta năm 20013 đạt 5,42%. Ngay trong bản thân ngành nông nghiệp
9
cũng có sự chuyển dịch là tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên, tỷ trọng ngành
trồng trọt giảm. Ngành thủy sản phát triển cũng đóng góp một vai trò quan
trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, và đóng góp vào sự
tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung (Tổng cục thống kê, 2013). Trong
những thập kỷ qua, nhiều công trình hồ thủy điện đã được xây dựng, khiến
nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với
nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm họa, nhưng đối
với NTTS nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng
mới, vì hoạt động NTTS có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt
động canh tác lúa nước. Xu hướng chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu
quả sang việc sử dụng hiệu quả hơn bằng cách phát triển NTTS đã và đang
diễn ra mạnh mẽ. Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả
đã được chuyển sang NTTS. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thủy

sản trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá
các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến
nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa NTTS và nông nghiệp càng trở nên
cấp bách. Qua trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang
NTTS diễn ra mạnh mẽ nhất vào năm 2000-2002. Có thế nói NTTS đã phát
triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó phát
triển NTTS cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệm
hữu hạn và quan trọng hơn cả là sự tham gia của các hộ gia đình nông thôn,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân. NTTS phát triển cũng kéo theo sự phát
triển của các ngành dịch vụ và công nghiệp như các cơ sở sản xuất thức ăn,
các công ty chế biến thủy sản. Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng
ven biển, nông thôn, xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.
10
d. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập
Ngành thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt
việc làm và thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn
sản xuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. NTTS
góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư, giúp họ tạo thêm được
thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, một
khi bản thân các tế bào có phát triển thì xã hội mới tốt đẹp được. Do vậy,
chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, ở đó mọi người đều
có quyền bình đẳng như nhau. NTTS phát triển cũng góp phần giảm bớt sự
chênh lệch giữa nông thôn với thành thị.
Ngày nay khi nền kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống
của người dân cũng ngày càng được nâng cao hơn. Điều đó được thể hiện ở
chỗ người ta chuyển từ nhu cầu hàng hóa cấp thấp sang hàng hóa cấp cao như
thịt, trứng, sữa, thủy sản… Và các sản phẩm thủy sản cũng đáp ứng một cách
đa dạng nhu cầu của nhân dân từ những sản phẩm bình dân như cá, tôm đến
các mặt hàng sa sỉ như ghẹ, cua biển, tôm hùm… Nó sẽ làm thỏa mãn nhu cầu

đa dạng trong tầng lớp dân cư.
e. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chê biến thủy sản
Các sản phẩm thủy sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân
cư, thì một phần lớn được cung cấp cho các nhà máy chế biến làm nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến. Có một đặc điểm dễ dàng nhận thấy là thông
qua hoạt động chế biến thì giá trị của các sản phẩm thủy sản được nâng tầm
giá trị. Việc chế biến các sản phẩm thủy sản dùng công nghệ bao gói chủ yếu
nhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường thế giới, bảo quản sản phẩm tốt
hơn. Để các sản phẩm này thực sự hài lòng người tiêu dùng ngoại quốc thì
chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Do đó, vấn đề đặt ra là phải
đảm bảo chất lượng thủy sản từ khâu nuôi trồng, chúng ta chỉ có đầu ra khi có
sản phẩm sạch.
11

×