Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

huong dan hoc sinh giai bai tap vat li 9 chuong I dien hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.82 KB, 18 trang )

SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ 9
Chương I: Điện học
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn
vật lí nói riêng. Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bên
cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học
sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phải
được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ý
thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường phát triển tối
ưu của giáo dục. Cũng như trong học tập các bộ môn khác, học Vật lí lại càng cần
phát triển năng lực tích cực, năng lực tư duy của học sinh để không phải chỉ biết
mà còn phải hiểu để giải thích hiện tượng Vật lí cũng như áp dụng kiến thức và kỹ
năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.
Trong khuôn khổ nhà trường phổ thông, bài tập Vật lí thường là những vấn
đề không quá phức tạp, có thể giải được bằng những suy luận lôgíc, bằng tính toán
hoặc thực nghiệm dựa trên cơ sở những quy tắc Vật lí, phương pháp Vật lí đã quy
định trong chương trình học. Nhưng bài tập Vật lí lại là một khâu quan trọng trong
quá trình dạy và học Vật lí.
Việc giải bài tập Vật lí giúp củng cố đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ
bản của bài giảng, xây dựng củng cố kỹ năng kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của học sinh, có tác dụng
sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lớn. Vì thế trong việc giải bài tập Vật lí
mục đích cơ bản cuối cùng không phải chỉ tìm ra đáp số, tuy điều này cũng quan
trọng và cần thiết, mục đích chính của việc giải là ở chỗ người làm bài tập hiểu
được sâu sắc hơn các khái niệm, định luật Vật lí, vận dụng chúng vào những vấn
đề thực tế trong cuộc sống, trong lao động.
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
1


SKKN: Hng dn HS gii bi tp vt lớ 9, chng I: in hc
Qua thc t ging dy Vt lớ trng THCS núi chung b mụn Vt lớ 9 núi
riờng, tụi nhn thy hc sinh cũn gp rt nhiu khú khn lỳng tỳng khi gii cỏc bi
tp Vt lớ, iu ny ớt nhiu nh hng n cht lng dy v hc.
Va qua cựng vi s i mi phng phỏp dy hc chung ca ngnh giỏo
dc, ng thi bn thõn cng t kim tra, tng kt tỡnh hỡnh dy hc Vt lớ, cựng
vi vic tip thu cỏc chuyờn , thy c tỏc dng giỏo dc rt ln i vi hc
sinh khi gii bi tp Vt lớ. T ú vn dng vo quỏ trỡnh ging dy, tụi thy cú
hiu qu hn so vi trc õy, cht lng hc sinh c nõng cao rừ rt.
chng I: in hc: l mt trong nhng chng quan trng ca chng
trỡnh vt lý lp 9 nhm giỳp hc sinh nm c kin thc v: nh lut ụm; cỏch
xỏc nh in tr ca dõy dn; s ph thuc ca in tr vo chiu di tit din v
vt liu lm dõy dn; bin tr in tr dựng trong k thut; xỏc nh c cụng
sut ca dũng in, cụng ca dũng in, nh lut Jun - Len-x; s dng an ton v
tit kim in nng; k nng thc hnh thớ nghim rỳt ra kin thc mi, vn
dng cỏc nh lut gii bi tp
Xut phỏt t nhng lớ do trờn, chớnh vỡ th tụi chn ti sỏng kin kinh
nghim: Hng dn hc sinh gii bi tp vt lý 9 chng I: in hc Nhm
phõn loi i tng hc sinh hng dn c th cỏch gii cỏc dng bi tp. T ú
giỳp hc sinh nm chc c kin thc c bn, m rng v hiu sõu kin thc,
nõng cao c cht lng b mụn Vt lớ v bit vn dng vo thc t.
II. Phm vi v i tng nghiờn cu:
1 Phm vi nghiờn cu:
Hc sinh lp khi 9 trng THCS s 1 xó Mng Kim
2 i tng nghiờn cu:
Hng dn hc sinh gii bi tp vt lý lp 9 chng I: in hc.
III. Mc ớch nghiờn cu:
Hình thành cho học sinh một cách tổng quan về phơng pháp giải một bài tập
Vật lí, từ đó các em có thể vận dụng một cách thành thạo và linh hoạt trong việc
giải các bài tập, nâng cao hiệu quả của bài tập, giúp các em nắm vững kiến thức

trong quá trình học tập.
IV. im mi trong kt qu nghiờn cu:
Tỏc gi: Cm Vn Cng
Trng THCS s 1 Mng Kim
2
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
Để thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới môn vật lý lớp 9 và dạy
học theo phương pháp đổi mới đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi giáo viên phải nghiên
cứu, tìm tòi để đề ra được những phương pháp giảng dạy có hiệu quả nhằm hướng
dẫn học sinh biết phân loại, nắm vững phương pháp và làm tốt các dạng bài tập
trong chương trình sách giáo khoa.
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
a) Bài tập Vật lí giúp cho học sinh ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức.
Trong giai đoạn xây dựng kiến thức học sinh đã nắm được cái chung các
khái quát của các khái niệm, định luật và cũng là các khái niệm trừu tượng. Trong
các bài tập học sinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, trừu tượng đó vào
những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhờ thế mà học sinh nắm được những biểu
hiện rất cụ thể của chúng trong thực tế và phạm vi ứng dụng của chúng. Ngoài
những ứng dụng quan trọng trong kỹ thuật bài tập Vật lí giúp cho học sinh thấy
được những ứng dụng muôn hình muôn vẻ trong thực tiễn của các kiến thức đã
học.
Còn khái niệm, định luật Vật lí thì rất đơn giản nhưng biểu hiện của chúng
trong tự nhiên thì rất phức tạp. Do đó bài tập vật lí sẽ giúp luyện tập cho học sinh
phân tích để nhận biết được những trường hợp phức tạp đó.
Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động. Khi
giải bài tập vật lí học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng
tổng hợp các kiến thức của nhiều chương nhiều phần của chương trình.
b) Bài tập có thể là điểm khởi đầu để dẫn đến kiến thức mới.
Nhiều khi bài tập được sử dụng khéo léo có thể dẫn học sinh đến những suy

nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích hiện
tượng mới do bài tập phát hiện ra.
c) Giải bài tập vật lý rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn,
rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát.
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
3
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
Bài tập vật lý là một trong những phương tiện rất quý báu để rèn luyện kỹ
năng, kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến
thức khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
d) Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh.
Trong khi làm bài tập do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài,
tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà học sinh rút
ra được nên từ duy của học sinh được phát triển năng lực làm việc tự lực nâng cao,
tính kiên trì được phát triển.
e) Giải bài tập góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.
Có nhiều bài tập vật lý không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những
kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt là
những bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm.
f) Giải bài tập vật lý là một phương tiện để kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức
của học sinh.
Tuỳ theo cách ra bài tập ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững kiến
thức của học sinh giúp việc đánh giá chất lượng học sinh được chính xác.
II. Thực trạng của vấn đề.
1. Thuận lợi :
- Trường THCS số 1 Mường Kim có cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy
tương đối tốt, phòng học và phòng thư viện vật lý kiên cố, sạch sẽ đúng quy cách,
có đồ dùng tương đối đầy đủ cho các khối lớp.
- Học sinh trường THCS số 1 Mường Kim đa phần là các em ngoan chịu khó trong

học tập, các em có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập.
- Một số học sinh ham học hỏi, chịu khó, hăng say giải các dạng bài tập.
- Đội ngũ giảng dạy môn vật lý ở trường có 3 giáo viên.
2. Khó khăn.
- Đa số học sinh trường THCS số 1 Mường Kim con em dân tộc thiểu số, khả năng
nhận thức, tiếp thu kiến thức còn hạn chế.
- Trong quá trình giảng giải bài tập môn vật lý giáo viên thường sử dụng phương
pháp chữa bài tập trên bảng cho học sinh và học sinh chỉ chép, tiếp thu thụ động
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
4
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
kiến thức của bài và không hướng dẫn gì thêm, việc giảng dạy vật lý nhất là bài
tập vật lý như thế sẽ không đạt được kết quả cao, vì trong lớp có các đối tượng học
sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém nên khả năng tư duy của các em rất khác nhau,
đối với học sinh yếu, kém hay trung bình không thể tư duy kịp và nhanh như học
sinh khá, giỏi nên khi thảo luận các em chưa thể kịp hiểu ra vấn đề và nhất là khi
thảo luận nhóm, giáo viên lại hạn chế thời gian hoặc thi xem nhóm nào đưa ra kết
quả nhanh nhất thì thường các kết quả này là tư duy của các học sinh khá, giỏi
trong nhóm. Vì thế nếu giáo viên không chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh
phương pháp giải bài tập vật lý thì học sinh sẽ đoán mò không nắm vững được
kiến thức trong chương.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
1. Dạng bài tập định tính hay bài tập câu hỏi:
Đó là những bài tập vật lý mà khi giải học sinh không cần tính toán hay chỉ
làm những phép toán đơn giản có thể nhẩm được.
Bài tập định tính có tầm quan trọng đặc biệt vì nhiều bài tập tính toán có thể
giải được phải thông qua những bài tập định tính Vì vậy việc luyện tập, đào sâu
kiến thức và mở rộng kiến thức của học sinh về một vấn đề nào đó cần được bắt
đầu từ bài tập định tính. Đây là loại bài tập có khả năng trau dồi kiến thức và tạo

hứng thú học tập của học sinh.
Để giải quyết được bài tập định tính đòi hỏi học sinh phải phân tích được
bản chất của các hiện tượng vật lý. Với các bài tập định tính ta có thể chia ra là hai
loại: Loại bài tập định tính đơn giản và loại bài tập định tính phức tạp.
a) Loại bài tập định tính đơn giản:
- Giải bài tập định tính đơn giản học sinh chỉ cần vận dụng một hai khái niệm hay
định luật đã học là có thể giải quyết được dạng bài tập này nên dùng để củng cố,
khắc sâu kiến thức cho học sinh như các ví dụ sau :
Ví dụ 1: Định luật Jun-lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành :
A. Cơ năng B. Năng lượng ánh sáng
C. Hoá năng D. Nhiệt năng
Hãy chọn đáp án đúng?
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
5
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
- Với bài tập này giáo viên nên đưa ngay sau khi học sinh học xong định luật Jun-
Len-xơ.
+ (Đáp án D là đúng)
Ví dụ 2: Có ba dây dẫn có chiều dài như nhau, tiết diện như nhau, ở cùng điều
kiện. Dây thứ nhất bằng bạc có điện trở R
1
, dây thứ hai bằng đồng có điện trở R
2
,
dây thứ ba bằng nhôm có điện trở R
3
. Khi so sánh các điện trở ta có: (Chọn đáp án
đúng)
A. R

1
> R
2
> R
3
B. R
1
> R
3
> R
2
C. R
2
> R
1
> R
3
D. R
3
> R
2
> R
1
+ Đáp án đúng là D
Với bài này giúp học sinh nắm được cách so sánh điện trở của các dây dẫn khác
nhau khi chúng ở cùng điều kiện và có chiều dài, tiết diện là như nhau, nhưng khác
nhau về vật liệu.
Ví dụ 3: Nếu hiệu điện thế U đặt vào hai đầu bóng đèn tăng liên tục, thì cường
độ dòng điện I qua bóng đèn đó cũng tăng liên tục, ta nói như vậy có hoàn toàn
đúng không ?

+ Với câu hỏi này học sinh dễ nhầm lẫn khi vận dụng định luật Ôm là cường độ
dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế, mà học sinh chú ý tới hiệu điện thế định
mức của bóng đèn, cũng như cường độ định mức của bóng đèn nếu vượt quá giới
hạn định mức thì bóng có thể cháy và như thế thì cường độ dòng điện không tăng
liên tục.
b) Dạng bài tập định tính phức tạp:
Đối với các bài tập dạng định tính phức tạp thì việc giải các bài tập này là giải
một chuỗi các câu hỏi định tính. Những câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải dựa vào
việc vận dụng một định luật vật lý, một tính chất vật lý nào đó. Khi giải các bài tập
định tính phức tạp này ta thường phân tích ra ba giai đoạn :
+ Phân tích điều kiện câu hỏi.
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
6
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
+ Phân tích các hiện tượng vật lý mô tả trong câu hỏi, trên cơ sở đó liên hệ với
định luật vật lý, định nghĩa, một đại lượng vật lý hay một tính chất vật lý liên
quan.
+ Tổng hợp các điều kiện đã cho và kiến thức tương ứng để giải.
Ví dụ 4: Có hai dây dẫn một bằng đồng, một bằng nhôm, cùng chiều dài và cùng
tiết diện ở cùng một điều kiện. Hỏi nếu mắc hai dây đó nối tiếp vào mạch điện thì
khi có dòng điện đi qua, nhiệt lượng toả ra ở dây nào là lớn hơn?
+ Đây là một câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh phải tư duy vận dụng các kiến thức đã
học trong chương để giải quyết, nên giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi gợi ý
để học sinh suy nghĩ và giải quyết lần lượt :
+ Giáo viên có thể hướng bằng cách đưa ra một số câu hỏi sau :
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- HS: Học sinh phải nêu được định
luật Jun-lenxơ
Q=I

2
R t
- HS: Thời gian dòng điện chạy qua
hai dây dẫn là như nhau.
- HS: Vì nối tiếp nên cường độ dòng
điện qua dây đồng và dây nhôm và
bằng nhau.
- HS: Điện trở hai dây này tỉ lệ thuận
với chiều dài tỉ lệ nghịch với tiết diện
và phụ thuộc bản chất dây dẫn và nhiệt
độ.
- HS: bằng nhau
- HS: bằng nhau
- HS:
Nhom Dong
>
ρ ρ
- GV: Nhiệt lượng toả ra ở một dây
dẫn khi có dòng điện đi qua phụ thuộc
yếu tố nào?
- GV: Ta có thể nói gì về thời gian
dòng điện chạy qua hai dây dẫn?
- GV: Ta có thể nói gì về cường độ
dòng điện qua hai dây dẫn.
- GV: Điện trở của hai dây này như thế
nào? Chúng phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV: So sánh chiều dài hai dây, tiết
diện của hai dây.
- GV: Nhiệt độ hai dây trước khi mắc
vào mạch?

- GV: So sánh điện trở xuất của nhôm
và đồng.
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
7
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
+ Trên đây là một số câu hỏi gợi ý phân tích giúp các đối tượng học sinh yếu,
trung bình, có thể tìm ra câu trả lời giải nhanh chóng và dễ hiểu sau đó giáo viên
có thể đưa ra câu hỏi mang tính tổng hợp.
GV: Dây nào có điện trở lớn hơn:
HS: Dây nhôm
GV: Dây nào có nhiệt lượng toả ra lớn hơn khi có dòng điện chạy qua?
HS: Dây nhôm vì cùng cường độ dòng điện, trong cùng một khoảng thời gian nên
nhiệt lượng toả ra nhiều hơn ở dây có điện trở nhiều hơn.
+ Trên cơ sở đó ta có thể dần dần trang bị cho học sinh phương pháp suy nghĩ
logic và lập luận có căn cứ.
2. Dạng bài tập tính toán:
Đó là dạng bài tập muốn giải đựơc phải thực hiện một loạt các phép tính:
Để làm tốt loại bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề, tìm hiểu
ý nghĩa thuật ngữ mới (nếu có), nắm vững các dữ kiện đâu là ẩn số phải tìm.
- Phân tích nội dung bài tập, làm sáng tỏ bản chất vật lý của các hiện tượng mô tả
trong bài tập.
- Xác định phương pháp giải và vạch ra kế hoạch giải bài tập.
Đối với bài tập tính toán ta có thể phân làm hai loại: Bài tập tập dượt và bài tập
tổng hợp.
a) Bài tập tập dượt:
Là loại bài tập đơn giản sử dụng khi nghiên cứu khái niệm, định luật hay một qui
tắc vật lý nào đó. Đây là loại bài tập tính toán cơ bản giúp học sinh nắm vững hiểu
đầy đủ hơn, sâu sắc hơn một định lượng của các bài tập vật lý. Dạng bài tập này
giáo viên nên để hướng dẫn học sinh củng cố vận dụng sau bài học.

Ví dụ 5 : A
1
R
1
Cho mạch điện như hình vẽ 1. M A N
Vôn kế chỉ 12V, R
1
=15Ω, R
2
=10Ω. A
2
R
2

Điện trở của vôn kế và ampe kế là
không đáng kể. V
a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch MN.
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
8
Hình 1
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
b, Tính chỉ số của các Ampekế A
1
,A
2
và A.
+ Hướng dẫn học sinh ghi cho biết :
Cho biết Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
R

1
=15Ω,
R
2
=10Ω.
U
MN
=12V
R
1
//R
2
a, Tính R
MN
?
b, A
1
=?,A
2
=?
và A=?
-HS: R
1
//R
2
-HS: R
MN
=? A
1
=?,A

2
=? và A=?
-HS:
21
111
RRR
MN
+=
hay
R
MN
=
21
21
RR
RR
+
=
6
1015
10.15
=
+
(Ω)
- HS : U hai đầu R
1
và R
2
- HS: vì R
1

//R
2
=>
U
MN
= U
1
= U
2
=12V
-HS: I
1
=
1
1
R
U
=
5
4
15
12
=
(A)
I
2
=
2
2
R

U
=
5
6
10
12
=
(A)
I=
1
MN
MN
R
U
=
2
6
12
=
(A)
-GV: Mạch điện đã cho có bao
nhiêu điện trở? Chúng mắc như
thế nào?
-GV: Bài toán cần tìm những
yếu tố nào?
-GV: Tính điện trở tương
đương của đoạn mạch mắc //
như thế nào?
- GV: Muốn tìm dòng điện qua
A

1
,A
2
ta cần biết dữ kiện nào?
- GV : Hiệu điện thế U
1
,U
2
đã
biết chưa?
- GV: Hãy áp dụng để tìm
I
1
,I
2
,I
Ví dụ 6: Cho mạch điện như hình vẽ 2. Trong
đó R
1
=5Ω. Khi đóng khoá K vôn kế chỉ 6V,
Ampe kế chỉ 0,5A. Các dây nối. ampe kế, vôn
kế có điện trở không đáng kể.
a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?
b, Tính điện trở R
2
?
Cho biết Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
R
1
=5Ω -HS:R

1
=5Ω, U
V
=6V, I
A
=0,5A,
-GV: Mạch điện trên cho
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
9
Hình 2
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
U
V
=6V
I
A
=0,5A
R
1
nt R
2
a, R
AB
?
b, R
2
=?
R
1

nt R
2
-HS: áp dụng định luật Ôm: I=
R
U
=> R
AB
=
I
U
=
12
5,0
6
=
(Ω)
- HS: Vận dụng công thức tính
điện trở tương đương của mạch
nối tiếp ta có:
R

= R
1
+ R
2
=> R
2
= R

- R

1
R
2
=12-5=7 (Ω)
chúng ta biết những gì?
-GV: Ta có thể tính điện trở
toàn mạch AB như thế nào?
-GV: Ta có thể tính điện trở
R
2
như thế nào =?
b) Bài tập tổng hợp :
Là những bài tập phức tạp mà muốn giải được chúng ta phải vận dụng nhiều
khái niệm, nhiều định luật hoặc qui tắc, công thức nằm ở nhiều bài nhiều mục.
Loại bài tập này có mục đích chủ yếu là ôn tập tài liệu giáo khoa, đào sâu mở rộng
kiến thức giúp các em học sinh thấy được mối quan hệ giữa những phần khác
nhau. Bài tập dạng này giáo viên cần hướng dẫn cặn kẽ để giúp các đối tượng học
sinh trong lớp có thể nắm bắt kịp thời.
Ví dụ 7: Cho một mạch điện như hình vẽ 3:
R
3
=10Ω, R
1
=20Ω, ampekế A
1
chỉ 1,5A
ampekế A
2
chỉ 1A. Các dây nối và ampe kế
có điện trở không đáng kể. Tính:

a. Điện trở R
2
và điện trở tương đương
toàn mạch?
b. Hiệu điện thế của mạch AB?
* Đối với loại bài này có thể đưa ra một số câu hỏi để gợi ý giúp các em nhận rõ
các yếu tố cần tìm, tư duy lôgíc để tìm ra lời giải nhanh chóng chính xác.
Cho biết Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
-HS: Có 3 điện trở và đây là
dạng mạch hỗn hợp
-GV: Mạch điện có bao
nhiêu điện trở và mắc
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
10
Hình 3
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
R
3
=10Ω,R
1
=20Ω,
I
1
=1,5A I
2
=1,0A
(R
1
//R

2
) nt R
3
a. R
2
=? R
AB
=?
b. U
AB
=?
(R
1
//R
2
) nt R
3
-HS: R
1
, R
3
, I
1
, I
2
-HS: R
2
=?; R
AB
=?; U

AB
=?
-HS: Vì R
1
//R
2
nên U
1
=U
2
-HS: Được:
U
1
=I
1
.R
1
=1,5.20=30(V)
U
2
=U
1
=30V
-HS: R
2
=
30
1
30
2

2
==
I
U
(Ω)
-HS: R
AB
= R
MN
+ R
3

-HS:
R
MN
=
12
50
600
3020
30.20
21
21
==
+
=
+
RR
RR
(Ω)

R
MN
=12Ω
-HS:
R
AB
=R
MN
+R
3
=12+10=22(Ω)
-HS: Cần biết thêm cường độ
dòng điện toàn mạch.
-HS: Đã biết vì :
I=I
1
+I
2
=1,5+1=2,5(A)
-HS: U
AB
= I
AB
. R
AB
=2,5.22=55(V)
như thế nào?
-GV: Những yếu tố nào
đã biết?
-GV: Cần tìm những yếu

tố nào?
-GV: Em có nhận xét gì
về U
1
và U
2
?
-GV: Ta có thể tính U
1

được không?
-GV: Vậy ta có thể tính
điện trở R
2
bằng cách
nào?
-GV: Muốn tính điện trở
tương đương trên mạch
AB ta tính như thế nào?
-GV: Tính điện trở đoạn
MN bằng cách nào?
-GV: Từ đó hãy tính điện
trở toàn mạch AB?
-GV: Muốn tính hiệu
điện thế toàn mạch AB ta
cần biết thêm yếu tố nào?
-GV: Cường độ dòng
điện toàn mạch đã biết
chưa?
-GV: Vậy hiệu điện thế

mạch AB là bao nhiêu?
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
11
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
Ví dụ 8: Một dây xoắn của bếp điện dài 8m, tiết diện 0,1mm
2
và điện trở suất là
ρ=1,1.10
-6
Ωm. Hãy tính:
a, Điện trở của dây xoắn?
b, Nhiệt lượng toả ra trong 5 phút khi mắc bếp điện vào hiệu điện thế 220V?
c, Trong thời gian 5 phút bếp này có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ 27
O
C, biết
nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kgK. Sự mất mát nhiệt ra môi trường coi
như không đáng kể?
Cho biết Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
l= 8m
ρ=1,1.10
-6
Ωm
S=0,1mm
2
=0,1.10
-
6
m
U=220V

t= 5 phút =300s
t
1
=27
0
C
t
2
=100
0
C
c =4200J/kgk
a,R
d
=?
b, Q
1
=?
c, V=?
-HS: l, s, ρ, u, t, t
1
=27
0
C, t
2
=
100
0
; c=4200J/kg.k
-HS: R

d
=?, Q
1
=?, V=?
-HS: R
d

s
l
=
)(88
10.1,0
8.10.1,1
6
6
Ω=


-HS: Q
1
=
88
300.220
.
22
=t
R
U
=165000(J)
-HS: Q=mc(t

2
-t
1
)
=>m=
2 1
( )
Q
c t t−
=> m=
165000
0,5( )
4200(100 27)
kg=

0,5 kg tương đương 0,5 lít
=> V=0,5 (lít)
-GV: Bài toán cho biết
những dữ kiện nào?
-GV: Cần phải tìm
những dữ kiện nào?
-GV: Tính điện trở của
dây xoắn bằng cách nào?
-GV: Nhiệt lượng toả ra
trên đoạn dây khi mắc
vào U=220V ở thời gian
5 phút bằng bao nhiêu?
-GV: Với nhiệt lượng Q
1
như trên thì có thể đun

sôi bao nhiêu lít nước từ
27
0
C?
3. Dạng bài tập đồ thị:
Đó là những bài tập mà trong dữ kiện đã cho của đề bài và trong tiến trình
giải có sử dụng về đồ thị. Loại bài tậpnày có tác dụng trước hết giúp học sinh nắm
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
12
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
được phương pháp quan trọng biểu diễn mối quan hệ giữa số và các đại lượng vật
lý, tạo điều kiện làm sáng tỏ một cách sâu sắc bản chất vật lý.
Trong chương I vật lý 9 bài tập đồ thị tuy không nhiều nhưng hướng dẫn
loại bài tập này giúp học sinh nắm được phương pháp đồ thị trong việc xác định số
liệu để trả lời các câu hỏi.
Ví dụ 9: Trên hình 4 vẽ đồ thị kiểu biểu diễn
sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu
điện thế của ba dây dẫn khác nhau.
a, Từ đồ thị hãy xác định giá trị cường độ dòng
điện chạy qua mỗi dây dẫn khi hiệu điện thế
đặt giừa hai đầu dây dẫn là 3V.
b, Dây dẫn nào có điện trở lớn nhất? Nhỏ nhất?
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
-HS: 3 đường: R
1
,R
2
,R
3

-HS: Từ trục hành biểu diễn hiệu điện
thế U tại vị trí 3V ta gióng đường thẳng
song song với trục tung biểu diễn I ta có:
I
1
=5mA; I
2
=2mA; I
3
=1mA
-HS: R
1
=
1
3
600( )
0,005
U
I
= = Ω
R
2
=
2
2
3
1500( )
0,002
U
I

= = Ω
R
3
=
3
3
3
3000( )
0,001
U
I
= = Ω
-GV: Quan sát đồ thị chỉ ra trên đồ
thị có mấy đường biểu diễn điện trở?
-GV: Xác định cường độ dòng điện
chạy qua mỗi điện trở khi hiệu điện
thế hai đầu dây là 3V
-GV: Điện trở nào có giá trị lớn nhất?
Nhỏ nhất?
4. Dạng bài tập thí nghiệm:
Là dạng bài tập mà trong khi giải phải tiến hành thí nghiệm, những quan sát
hoặc kiểm chứng cho lời giải lý thuyết hoặc tìm số liệu, dữ kiện dùng cho việc giải
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
13
Hình 4
I (V)
U (V)
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
bài tập. Thí nghiệm có thể do giáo viên làm biểu diễn hoặc do học sinh thực hiện

làm. Các thí nghiệm có thể mang tính chất nghiên cứu khảo sát, tìm hiểu một khía
cạnh mới của kiến thức đã học hoặc nghiệm lại các vấn đề đã được rút ra từ lý
thuyết.
Ví dụ 10: Để xây dựng công thức tính công suất điện giáo viên có thể tiến hành
thí nghiệm, học sinh quan sát và rút ra công thức.
-GV: mắc sơ đồ mạch điện như hình 5.
-HS: nêu các đồ dùng trong sơ đồ.
-GV: Vôn kế đo hiệu điện thế ở đâu?
-GV: Số chỉ của Ampe kế cho ta biết điều gì?
+ Sau đó giáo viên làm thí nghiệm với hai bóng
đèn 6V-5W và 6V-3W.
Lần 1: Làm với bóng đèn 6V-5W, đóng khoá K đèn sáng, điều chỉnh biến trở để
Vônkế có chỉ số 6V, đọc kết quả của Ampekế.
Lần 2: Làm với bóng đèn 6V-3W tiến hành tương tự đọc số chỉ của Ampekế.
Ta có kết quả trong bảng sau:
Số liệu
Lần thí nghiệm
Số ghi trên bóng đèn
Cường độ dòng
điện đo được (A)
Công suất (W) Hiệu điện thế (V)
Lần 1 5 6 0,82
Lần 2 3 6 0,51
-HS: tính tích U.I đối với mỗi bóng đèn sau đó so sánh tích này với công suất định
mức ghi trên bóng đèn.
-GV: hướng dẫn học sinh bỏ qua sai số do phép đo để rút ra công thức: P=U.I
IV. Kết quả đạt được:
Thông qua tiến hành nghiên cứu trên lớp 9A với đề tài hướng dẫn học sinh làm
bài tập vật lý 9 chương I: Điện học, tôi đã thu được một số kết quả đó là học sinh
nắm vững kiến thức cơ bản của chương, biết cách làm các bài tập vận dụng trong

sách bài tập.
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
14
Hình 5
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
Để chứng minh tôi xin đưa ra một số kết quả sau:
- Kết quả khảo sát chất lượng môn vật lý 9 đầu năm:
Tên
lớp
Số
bài
kiểm
tra
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
9A 26 1 3,8 5 19,2 13 50,
0
5 19,2 2 7,7
9B 28 2 7,1 4 14,3 14 50,
0
6 21,4 2 7,1
- Sau khi tiến hành nghiên cưú trên lớp 9A còn lớp 9B để đối chứng, khi kiểm tra
kết thúc chương I tôi đã thu được kết quả sau:
Tên
lớp
Số
bài
kiểm
tra

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
9A 26 3 11,5 7 26,9 14 53,8 2 7,7 0 0
9B 28 2 7,1 5 17,9 15 53,6 5 17,9 1 3,6
- Thấy được việc ứng dụng phương pháp mới có hiệu quả thì tôi đã tiếp tục thực
hiện với toàn thể học sinh khối 9 và chất lượng kiểm tra cuối kì I đã được nâng
lên.
Tên
lớp
Số
bài
kiểm
tra
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
9A 26 4 15,4 8 30,7 13 50,
0
1 3,8 0 0
9B 28 4 14,3 7 25,0 13 46,4 3 10,7 0 0
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm:
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
15
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
- Việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn học sinh làm tốt các dạng bài tập
đã giúp cho giáo viên nắm vững mục tiêu, chương trình từ đó nâng cao chất lượng
giảng dạy môn vật lý.
- Giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo những phương pháp phân loại và
giải bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, từ đó nhằm nâng cao trình độ chuyên

môn và nghiệp vụ của người giáo viên.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Đối với giáo viên đề tài này giúp cho việc phân loại một số dạng bài tập trong
chương I: “ Điện học” của chương trình vật lý 9 được dễ dàng và hướng dẫn học
sinh giải bài tập đạt kết quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn vật lý theo
phương pháp đổi mới. Giúp học sinh nắm vững các dạng bài tập, biết cách suy
luận logic, tự tin vào bản thân khi đứng trước một bài tập hay một hiện tượng vật
lý, có cách suy nghĩ để giải thích một cách đúng đắn nhất.
III. Khả năng ứng dụng triển khai.
Dạy học nhằm góp phần quan trọng để hình thành nhân cách con người lao
động mới, sáng tạo, thích nghi với xã hội ngày càng phát triển. Do vậy phương
pháp dạy học bộ môn phải thực hiện được các chức năng nhận thức, phát triển và
giáo dục, tức là lựa chọn phương pháp dạy học bộ môn sao cho học sinh nắm vững
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và vận dụng tri thức vào thực tiễn. Đối với phương pháp
hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I điện học có thể được sử dụng rộng rãi
trong dạy học vật lí ở trường THCS số 1 Mường Kim nói riêng và học sinh THCS
nói chung. Trao đổi sáng kiến với giáo viên các trường THCS để cùng thực hiện.
IV. Những kiến nghị đề xuất.
Việc dạy học môn vật lý trong trường phổ thông là rất quan trọng, giúp các
em biết cách tư duy logic, biết phân tích tổng hợp các hiện tượng trong cuộc sống.
Vì vậy giáo viên giảng dạy môn vật lý cần không ngừng học hỏi, sáng tạo để tìm
ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh. Đối
với bản thân tôi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên trong đề tài này
có khiếm khuyết gì mong các đồng chí đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu, bổ sung
để đề tài có thể đạt được kết quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
16
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
Tác giả: Cầm Văn Cường

Trường THCS số 1 Mường Kim
17
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
CÁC MỤC LỤC:
1.Tài liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa vật lý 9 -NXB_GD Năm 2005
- Sách bài tập vật lý 9 - NXBGD năm 2005
- Sách giáo viên vật lý 9 - NXBGD năm 2005
- Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường phổ thông, tập 1 - NXBGD-1979
- Phương pháp dạng bài tập vật lý - NXBGD
MỤC LỤC
Phần một:
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
18
SKKN: Hướng dẫn HS giải bài tập vật lí 9, chương I: điện học
MỞ ĐẦU : Từ trang 1 đến trang 2
Phần hai: NỘI DUNG: Từ trang 2 đến trang 15
Phần ba: KẾT LUẬN: Từ trang 16.
Tác giả: Cầm Văn Cường
Trường THCS số 1 Mường Kim
19

×