Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

câu hỏi trắc nhiệm môn quản trị kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.82 KB, 25 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Câu 1. Nhận định nào sau đây không phải là vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế?
a. Giúp các quốc gia tham gia sâu rộng vào quá trình liên kết kinh tế, phân công lao động xã
hội, hội nhập vào thị trường toàn cầu
b. Tạo điều kiện tham gia chủ động và tích cực vào sự phân công lao động quốc tế
c. Giúp doanh nghiệp khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, đạt quy mô tối ưu
cho các mỗi ngành sản xuất
d. Chỉ tạo cơ hội phát triển cho các nước kém phát triển
Câu 2. Lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế là?
a. Tiếp thu kiến thức Marketing
b. Mở rộng thị trường kinh doanh
c. Tăng tính cạnh trạnh của sản phẩm
d. Cả 3 phương án trên
Câu 3. Động cơ chính của các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế?
a. Mở rộng cung ứng
b. Tìm kiếm các hoạt động bên ngoài
c. Mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
d. Cả 3 phương án trên
Câu 4. Tại sao doanh nghiệp cần tìm kiếm các nguồn lực ở bên ngoài khi tham gia hoạt động
kinh doanh quốc tế?
a. Do tiềm năng hữu hạn
b. Do không muốn sử dụng nguồn lực trong nước
c. Nguồn lực bên ngoài tốt hơn
d. Nguồn lực bên ngoài rẻ hơn
Câu 5. Tại sao cần mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
a. Khai thác lợi thế của mỗi quốc gia
b. Mở rộng thị trường mua bán
c. Mua được nguồn lực giá rẻ
d. Để phân tán rui ro, khắc phục khan hiếm nguồn lực trong nước
Câu 6. Nhận định nào sau đây không phải là đặc trưng của hoạt động kinh doanh quốc tế?
a. Kinh doanh quốc tế là hoạt động diễn ra giữa các nước


b. Kinh doanh quốc tế rủi ro ít hơn kinh doanh nội địa
c. Kinh doanh quốc tế phải diễn ra trong môi trường kinh doanh mới và xa lạ
d. Kinh doanh quốc tế giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi thị trường
Câu 7. Để duy trì và giữ vững được vị trí thuận lợi trong thị trường thế giới thì mỗi quốc gia cần
phải làm gì?
a. Duy trì được khả năng cạnh tranh kinh tế
b. Nắm vững được những quy tắc luật lệ và trao đổi thương mại với các quốc gia khác
c. Cho phép và mở rộng hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia
d. Cả 3 phương án trên
Câu 8. Có mấy hình thức kinh doanh quốc tế chủ yếu
a. Hai
b. Ba
c. Bốn
d. Năm
Câu 9. Việc gia công thuê cho nước ngoài là hình thức nào của kinh doanh quốc tế?
a. Thương mại hàng hóa
b. Thương mại dịch vụ
c. Đầu tư nước ngoài
d. Kinh doanh tài chính tiền tệ
câu 10. Đặc trưng của hình thức đại lý độc quyền là gì?
a. Là hình thức hoạt động kinh doanh mà qua đó một công ty trao cho một đối tác
độc lập quyền sử dụng nhãn hiệu, mẫu mã
b. Là hình thức hoạt động kinh doanh mà qua đó một công ty trao cho một đối tác độc
lập quyền sử dụng nhãn hiệu
c. Là hình thức hoạt động kinh doanh mà qua đó một công ty trao cho một đối tác độc
lập bằng việc cung cấp nhân viên quản lý.
d. Là hình thức hoạt động kinh doanh mà qua đó một công ty trao cho một đối tác độc
lập bằng việc cung cấp nguyên vật liệu
Câu 11. Quan hệ mua bán Licence
a. Công ty có thể sử dụng công nghệ trên khắp thế giới

b. Công ty có thể dụng quyền sở hữu công nghiệp
c. Cả a và b
d. Cả ba phương án đều sai
Câu 12. Có mấy nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế?
a. Hai
b. Ba
c. Bốn
d. Năm
Câu 13. Lực lượng không kiểm soát trong môi trường kinh doanh quốc tế là?
a. Lực lượng bên ngoài
b. Lực lượng bên trong
c. Cả a và b
d. Tất cả đều sai
Câu 14. Có mấy cách phân loại môi trường kinh doanh quốc tế?
a. Hai
b. Ba
c. Bốn
d. Năm
Câu 15. Những yếu tố thuộc môi trường pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là?
a. Các luật lệ và quy định của các quốc gia
b. Luật tư pháp quốc tế, luật công pháp quốc tế
c. Các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế
d. Cả ba phương án trên
Câu 16. Nhân định nào dưới đây không đúng?
a. Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh
quốc tế
b. Tính ổn định về chính trị của các quốc gia là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
hoạt động trong môi trường nước ngoài.
c. ổn định chính trị góp phần phát triển kinh tế lành mạnh hóa xã hội

d. Doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế chỉ phải am hiểu môi
trường chính trị trong nước.
Câu 17. Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, gồm các nhóm nhân tố?
a. Sự đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
b. Khả năng của nhà cung cấp
c. Khả năng mặc cả của khách hàng
d. Sự đe dọa của sản phẩm thay thế
e. Cạnh tranh trong nội bộ ngành
f. Tất cả phương án trên đều đúng
Câu 18. Việt Nam không tham gia tổ chức kinh tế quốc tế nào dưới đây?
a. WTO
b. AFTA
c. EU
d. APEC
Câu 19. “IMF” là tên viết tắt của tổ chức nào?
a. Ngân hàng thế giới
b. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
c. Liên mình Châu Âu
d. Quỹ tiền tệ quốc tế
Câu 20. Khi phát minh ra và sản xuất ra một loại máy bay người ta thường sử dụng kinh doanh
quốc tế nào dưới đây?
a. Thương mại hàng hóa
b. Thương mại dịch vụ
c. Đầu từ nước ngoài
d. Kinh doanh tài chính tiền tệ quốc tế
Câu 21. Nhận đinh nào sau đây đúng và hàng rào thuế quan?
a. Đánh thuế cao với hàng hóa nhập khẩu
b. Đánh thuế thấp với hàng hóa nhập khẩu
c. Giá của hàng hóa nội địa cao hơn hàng nhập khẩu
d. Thuế hàng hóa nhập khẩu bằng thuế hàng hóa nội địa

Câu 22. Thuế chống phá giá là trở ngại gì?
a. Trở ngại thuế quan
b. Phi thuế quan
c. Chính trị
d. Pháp lý
Câu 23. Có mấy nguyên tắc cơ bản khi giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế?
a. Ba
b. Bốn
c. Năm
d. Sáu
Câu 24. Thương lượng là gì?
a. Các bên tự nguyên gặp gỡ nhau để thương lượng tìm cách tháo gỡ bất đồng với
mục đích là giữ gìn mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài
b. Các bên bắt buộc phải gặp gỡ nhau để thương lượng tìm cách tháo gỡ bất đồng với
mục đích là giữ gìn mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài
c. Có sự tham gia của bên thứ ba
d. Có sự tham gia của trọng tài kinh tế
Câu 25. Có mấy cách thức giải quyết trach chấp trong kinh doanh quốc tế?
a. Thương lượng
b. Hòa giải
c. Trọng tài
d. Cả ba phương án trên
Câu 26. Giả thiết nào dưới đây không đúng khi áp dụng lý thuyết lợi thế so sánh của David
Ricardo?
a. Chi phí sản xuất biến đổi
b. Không có chi phí vận chuyển
c. Mậu dịch tự do
d. Chỉ có hai quốc gia
Câu 27. Nhận định nào dưới đây đúng nhất về chính sách tự do thương mại ?
a. Nhà nước can thiệp vào quá trình điều tiết ngoại thương

b. Thị trường nội địa phong phú hơn
c. Quá trình xuất nhập khẩu có sự quản lý của nhà nước
d. Hàng hóa được lưu thông ít hơn
Câu 28. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu là ?
a. Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
b. Gia công xuất khẩu
c. Đầu tư cho xuất khẩu
d. Cả 3 phương án trên
Câu 29. Đầu tư vốn là biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu nào ?
a. Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
b. Gia công xuất khẩu
c. Đầu tư cho xuất khẩu
d. Cả 3 phương án đều sai
Câu 30. Theo hình thức đầu tư , đầu tư quốc tế chia thành?
a. Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp
b. Đầu tư gián tiếp, tín dụng thương mại
c. Đầu tư gián tiếp, tín dụng thương mại, đầu tư trực tiếp
d. Đầu tư trực tiếp, tín dụng thương mại
Câu 31. Nhận định nào dưới đây là đặc điểm của FDI?
a. Nước chủ nhà tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý
b. Chủ đầu tư không tham gia điều hành sản xuất kinh doanh
c. Nước nhận đầu tư chủ động trong sản xuất kiinh doanh
d. Chủ đầu tư không chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
Câu 32. Nhận định nào dưới đây không phải là đặc điểm của ODA?
a. Nước chủ nhà tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý
b. Chủ đầu tư không tham gia điều hành sản xuất kinh doanh
c. Nước nhận đầu tư chủ động trong sản xuất kiinh doanh
d. Chủ đầu tư không chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
Câu 33 . Mục đích của FDI?
a. Hạn chế cạnh tranh

b. Mở rộng thị trường
c. Ngăn cản đối thủ cạnh tranh
d. Cả 3 phương án trên
Câu 34. Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế đối với chủ đầu tư ?
a. Giảm chi phí sản xuất
b. Hạ giá thành sản phẩm
c. Tăng lợi nhuận
d. Khắc phục tình trạng lão hóa sản phẩm
e. Cả 4 phương án trên
Câu 35. Để cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chúng ta cần có những biện
pháp nào dưới đây?
a. Mở rộng quan hệ quốc tế
b. Đảm bảo môi trường chính trị - xã hội ổn định
c. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư
d. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 36. Hoàn thiện hệ thống luật pháp là làm cho nó ?
a. Đầy đủ và đồng bộ hơn ; cụ thể và hấp dẫn hơn
b. Phù hợp với nền kinh tế thị trường; có hiệu lực thống nhất trên cả nước
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai
Câu 37 . Có mấy hình thức đầu tư quốc tế tại Việt Nam ?
a. Năm
b. Sáu
c. Bảy
d. Tám
Câu 38. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của khu công nghiệp tập trung?
a. Do chính phủ quyết định thành lập
b. Có ranh giới
c. Không có dân cư sinh sống
d. Không hỗ trợ sản xuất công nghiệp

Câu 39 . Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu trên ngoại tối ?
a. Tính dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế
b. Thu nhập thực tế
c. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước
d. Cả 3 phương án trên
Câu 40. Theo góc độ bản chất của hoạt động dịch vụ ,dịch vụ quốc tế được chia thành?
a. Hữu hình và vô hình
b. Vô hạn và hữu hạn
c. Ngắn hạn và dài hạn
d. Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 41. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của sản phẩm vô hình là ?
a. Tạo ra sản phẩm vật chất
b. Có thể đo bằng tiêu chuẩn cơ ,lý,hóa
c. Có thể ước lượng được
d. Khó có thể ước lượng được
Câu 42. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của sản phẩm hữu hình?
a. Khó có thể ước lượng được
b. Khó dự trữ
c. Có thể dựa vào nhãn mác , mẫu mã, ký hiệu để xác định chất lượng sản phẩm
d. Tạo ra sản phẩm vật chất
Câu 43. Cái nào dưới đây không phải hình thức của kinh doanh dịch vụ quốc tế ?
a. Bán các dịch vụ
b. Thiết lập các chi nhánh ở ngoài
c. Đầu tư trực tiếp
d. Đầu tư gián tiếp
Câu 44. Mục đích của chính sách bảo hộ ?
a. Đảm bảo an ninh quốc gia
b. Đảm bảo an ninh kinh tế
c. Đảm bảo an ninh văn hóa
d. Đáp án a và b

Câu 45. “ Buôn bán với ai? Mặt hàng nào ? thị trường nào ?” là nội dung của hình thức nào dưới
đây?
a. Dịch vụ du lịch quốc tế
b. Dịch vụ vận tải quốc tế
c. Dịch vụ tư vấn quốc tế
d. Dịch vụ xuất nhập khẩu
Câu 46. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với vận chuyển bằng đường sắt?
a. Vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn
b. Vận chuyển đường dài
c. Thích hợp với phạm vi châu lục
d. Thích hợp với phạm vi liên tỉnh
Câu 47. Có mấy cách phân loại chiến lược kinh doanh quốc tế ?
a. Hai
b. Ba
c. Bốn
d. Năm
Câu 48. Theo quy mô hoạt động, chiến lược kinh doanh được chia thành?
a. Chiến lược cấp chức năng, cấp doanh nghiệp
b. Chiến lược cấp kinh doanh, cấp doanh nghiệp , cấp quốc tế, cấp chức năng
c. Chiến lược cấp cơ sở, cấp ngành
d. Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 49. Chiến lược cấp chức năng bao gồm ?
a. Chiến lược marketing
b. Chiến lược tài chính
c. Chiến lược nhân sự
d. Cả 3 phương án trên
Câu 50. Quy trình thiết lập chiến lược kinh doanh quốc tế ?
a. Phân tích môi trường kinh doanh – thiết lập ma trận SWOT-xác định nhiệm vụ,mục
tiêu chiến lược
b. Thiết lập ma trận SWOT-xác định nhiệm vụ,mục tiêu chiến lược- phân tích môi trường

kinh doanh
c. Phân tích môi trường kinh doanh- thiết lập ma trận SWOT
d. Thiết lập ma trận SWOT- Phân tích chiến lược kinh doanh
Câu 51. Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh bao gồm những nội dung nào ?
a. Tổng hợp các yếu tố, môi trường chính yếu
b. Đánh giá ảnh hưởng
c. Cho điểm theo yếu tố ảnh hưởng
d. Cả 3 phương án trên
Câu 52. Chiến lược phối hợp (SO) là ?
a. Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội
b. Sử dụng điểm mạnh để tránh mối đe dọa
c. Vượt qua điểm yếu bằng tận dụng cơ hội
d. Tối thiểu hóa điểm yếu để tránh mối đe dọa
Câu 53. Chiến lược ST là gì ?
a. Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội
b. Sử dụng điểm mạnh để tránh mối đe dọa
c. Vượt qua điểm yếu bằng tận dụng cơ hội
d. Tối thiểu hóa điểm yếu để tránh mối đe dọa
Câu 54. Chiến lược WO là gì ?
a. Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội
b. Sử dụng điểm mạnh để tránh mối đe dọa
c. Vượt qua điểm yếu bằng tận dụng cơ hội
d. Tối thiểu hóa điểm yếu để tránh mối đe dọa
Câu 55. Chiến lược WT là gì?
a. Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội
b. Sử dụng điểm mạnh để tránh mối đe dọa
c. Vượt qua điểm yếu bằng tận dụng cơ hội
d. Tối thiểu hóa điểm yếu để tránh mối đe dọa
Câu 56. Cái nào sau đây không phải là mục tiêu dài hạn?
a. Mức lợi nhuận

b. Quan hệ nội bộ
c. Vị thế cạnh tranh
d. Doanh thu trong năm
Câu 57. Đặc điểm nào dưới đây không phải ưu điểm của phương thức thâm nhập thị trường thế
giới từ sản xuất trong nước?
a. Tạo nguồn vốn ngoại tệ
b. Khai thác tiềm năng đất nước
c. Dễ thực hành
d. Khắc phục hàng rào thuế quan
Câu 58. Ưu điểm nào dưới đây là ưu điểm của phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản
xuất bên ngoài?
a. Tạo nguồn vốn ngoại tệ
b. Khai thác tiềm năng đất nước
c. Dễ thực hành
d. Khắc phục hàng rào thuế quan
Câu 59. Nhược điểm của phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất bên ngoài?
a. Có thể bị rủi ro
b. Phải có vốn lớn
c. Phải nghiên cứu thị trường
d. Cả 3 phương án trên
Câu 60. Khi sản xuất tại khu chế xuất , các doanh nghiệp có điểm lợi:
a. Miễn giảm các loại thuế
b. Chi phí thuê nhà cửa thâp
c. Chi phí thuê nhân công thấp
d. Cả 3 phương án trên
Câu 61. Ưu điểm của phương thức thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do là ?
a. Tạo nguồn vốn ngoại tệ
b. Khai thác tiềm năng đất nước
c. Dễ thực hành
d. Dễ dàng đưa công nghệ và thiết bị mới vào sản xuất

Câu 62. Nhược điểm của phương thức thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do
là ?
a. Có thể bị rủi ro do chi phí cao
b. Phải có vốn lớn
c. Phải nghiên cứu thị trường
d. Gặp phải hàng rào thuế quan
Câu 63. Chất lượng hàng hóa cao, giá thấp cần áp dụng chiến lược nào?
a. Chiến lược phụ giá hoa hồng
b. Chiến lược giá cao
c. Chiến lược vơ vét
d. Chiến lược chất lượng tốt
Câu 64. Chiến lược chất lượng hàng hóa thấp, giá trung bình cần áp dụng chiến lược nào?
a. Chiến lược phụ giá hoa hồng
b. Chiến lược giá cao
c. Chiến lược vơ vét
d. Chiến lược hào nhoáng bề ngoài
Câu 65. Chiến lược vơ vét áp dụng trong trường hợp nào dưới đây?
a. Giá cao và chất lượng thấp
b. Giá trung bình và chất lượng hàng hóa thấp
c. Giá cao và chất lượng trung bình
d. Giá cao và chất lượng thấp
Câu 66. Căn cứ vào thời điểm tiến hành , chiến lược khuyến mãi được chia thành mấy loại?
a. Hai
b. Ba
c. Bốn
d. Năm
Câu 67. Nhược điểm của phân phối trực tiếp ?
a. Phải chiết khấu cao cho các đại lý
b. Lợi nhuận công ty giảm
c. Bị ép giá

d. Tốc độ tiêu thụ chậm
Câu 68. Ưu điểm của chiến lược phân phối gián tiếp?
a. Doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuât
b. Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa nhanh
c. Thu hồi vốn nhanh
d. Cả 3 phương án trên
Câu 69. Nhược điểm của chiến lược phân phối gián tiếp
a. Phải chiết khấu cao cho các đại lý
b. Lợi nhuận công ty giảm
c. Bị ép giá
d. Cả 3 phương án trên
Câu 70. Chiến lược hội nhập ngang là ?
a. Tăng trưởng bằng cách lắm quyền sở hữu
b. Tiến hành mua lại , nắm quyền sở hữu đối với nhà tiêu thụ sản phẩm
c. Kiểm soát đối thủ cạnh tranh
d. Cắt giảm chi phí
Câu 71. Nguyên nhân rủi ro trong sản xuất kinh doanh
a. Thiếu kiến thức, ký năng quản lý
b. Thiếu thông tin
c. Thuế không ổn định
d. Cả 3 phương án trên
Câu 72. Mục đích nào dưới đây không phải của tập đoàn kinh doanh
a. Tập trung vốn
b. Tập trung khoa học – công nghệ
c. Giảm thuế
d. Tập trung trí tuệ
Câu 73. Căn cứ vào tính tập trung ,có mấy loại chiến lược cạnh tranh?
a. Chiến lược dẫn đầu về chi phí
b. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
c. Chiến lược thương hiệu

d. Cả 3 chiến lược trên
Câu 74. Yếu tố nào dưới đây tác động vào lòng đam mê thương hiệu?
a. Nhận biết thương hiệu
b. Chất lượng cả nhận
c. Thái độ đối với quảng cáo
d. Cả 3 phương án trên
75. Có mấy trở ngại trong giao dịch đàm phán quốc tế
a. Ba
b. Bốn
c. Năm
d. Sáu
76. Đặc điểm của đàm phán là ?
a. Là quá trình tác động lẫn nhau giữa các chủ thể vì lợi ích chung và lợi ích xung đột
nhằm tối đa hóa lợi ích chung và giảm thiểu sự xug đột về lợi ích giữa các bên
b. Luôn luôn tồn tại sự mâu thuẫn và thống nhất giữa “ hợp tác “ và “ xung đột “ trong
đàm phán
c. Đàm phán chịu sự chi phối của mối quan hệ về thế và lực giữa các chủ thể
d. Đàm phán vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
e. Tất cả đáp án trên
77. Căn cứ vào số bên tham gia có các loại đàm phán nào ?
a. Đàm phán song phương
b. Đàm phán đa phương
c. Đàm phán theo nhóm đối tác
d. Cả 3 phương án trên
78. Năng lực pháp lý thuốc yếu tố nào của đàm phán trong kinh doanh quốc tế ?
a. Bối cảnh đàm phán
b. Thời gian và địa điểm đàm phán
c. Năng lực đàm phán
d. Mục đích đàm phán
79. Quy trình tổ chức đàm phán trong kinh doanh quốc tế ?

a. Chuẩn bị - thảo luận – đề xuất – thỏa thuận
b. Chuẩn bị - đề xuất – thảo luận- thỏa thuận
c. Chuẩn bị- thỏa thuận- đề xuất – thảo luận
d. Chuẩn bị - đề xuất – thỏa thuận – thảo luận
80. Bố trí sắp xếp chỗ ngồi khi đàm phán thuộc giai đoạn nào của đàm phán
a. Chuẩn bị
b. Thảo luận
c. Đề xuất
d. Thỏa thuận
81. Nếu đàm phán không đi đến thống nhất ta có thể ?
a. Dừng đàm phán
b. Nghỉ ngơi
c. Đưa ra quan điểm mới
d. Cả 3 phương án trên
82. Giai đoạn chuẩn bị quyết định bao nhiêu % tỷ lệ thành công của đàm phán?
a. 45%
b. 50%
c. 70%
d. 90%
83. Khi nào nên dùng câu hỏi đóng trong quá trình đàm phán?
a. Khi muốn có câu trả lời xác định
b. Khi muốn khai thác thêm ý kiến đối tác
c. Khi muốn đề cập thêm vấn đề gì đó một cách gián tiếp
d. Chuyển hướng vấn đề thảo luận
84. Khi muốn khai thác thêm ý kiến đối tác chúng ta nên dùng câu hỏi nào?
a. Câu hỏi đóng
b. Câu hỏi mở
c. Câu hỏi gián tiếp
d. Câu hỏi nhằm chuyển chủ đề
85. Khi muốn chuyển hướng vấn đề thảo luận sang vấn đề khác chúng ta nên sử dụng câu hỏi

nào ?
a. Câu hỏi đóng
b. Câu hỏi mở
c. Câu hỏi gián tiếp
d. Câu hỏi nhằm chuyển chủ đề
86. Các nguyên tắc khi trả lời câu hỏi?
a. Chính xác, đầy đủ
b. Chính xác, kịp thời
c. Hỗ trợ, kịp thời
d. Chính xác, đầy đủ, kịp thời, hỗ trợ
87. Khi muốn kết thúc cuộc đàm phán bằng phương pháp trực tiếp thì kết luận cần phải như thế
nào?
a. Chính xác
b. Đầy đủ
c. a và b
d. Chính xác , đầy đủ, rõ ràng
88. Có mấy kiểu đàm phán phân theo kết quả đàm phán ?
a. Hai
b. Ba
c. Bốn
d. Năm
89. Kết quả của cuộc đàm phán có thể nói là con số 0 , thậm chí là số âm là kết quả của kiểu
đàm phán nào ?
a. Được- được
b. Được- mất
c. Mất- mất
d. Không đáp án nào đúng
90. Nghiên cứa thị trường ,mặt hàng ,giá cả thuộc giai đoạn nào khi ký kết hợp đồng kinh doanh
quốc tế ?
a. Chuẩn bị ký kết hợp đồng

b. Ký hợp đồng
c. Đàm phán để giao dịch
d. Xác định hướng đi hiệu quả
91. Đặc điểm nào sau đây không phải của hợp đồng xuất khẩu ?
a. Cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau
b. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng ngoại tệ
c. Hàng hóa được chuyển ra ngoài đất nước
d. Chủ thể không phải cam kết thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm
92. Xét về thời gian thực hiện hợp đồng ,hợp đồng chia thành loại nào ?
a. Ngắn hạn và dài hạn
b. Văn bản và truyền miệng
c. Xuất khẩu- nhập khẩu
d. Gia công- chuyển giao công nghệ
93. Có mấy điều kiện , điều khoản của hợp đồng ?
a. Tám
b. Chín
c. Mười một
d. Mười hai
94. Xác định phẩm chất dựa vào tiêu chuẩn là điều kiện thuộc về ?
a. Tên hàng
b. Phẩm chất
c. Số lượng
d. Địa điểm giao hàng
95. Phương pháp xác định giá trong hợp đồng kinh doanh quốc tế?
a. Giá cố định
b. Giá qui định sau
c. Giá có thể xem xét lại
d. Giá di động
e. Tất cả phương án trên
96. Trường hợp nào sau đây bị phạt và bồi thường thiệt hại?

a. Chậm giao hàng
b. Không phù hợp về số lượng và chất lượng
c. Chậm thanh toán
d. Cả 3 phương án trên
97. Nhận định nào dưới đây không đúng về chính sách nhân sự vị chủng?
a. Giúp doanh nghiệp khắc phục thiếu hụt cán bộ quản lý
b. Giúp doanh nghiệp tái tạo các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài
c. Làm nhân viên địa phương trong chi nhánh gần nhau hơn
d. Chi phí sử dụng chính sách này cao hơn vì phải cử cán bộ đi công tác ở nước ngoài
98. Nhược điểm của chính sách nhân sự đa tâm ?
a. Tạo ra khoảng cách cho nhân viên trong chi nhanh
b. Chi phí cao hơn vì phải cử cán bộ đi công tác ở nước ngoài
c. Chi phí cao trong tuyển dụng nhân sư
d. Kiểm soát hoạt động chi nhánh khó khăn hơn
99. Để đánh giá sự tự tin của nhân viên , các nhà quản trị sẽ không xét đến yếu tố nào dưới đây?
a. Kinh nghiệm công tác
b. Sức khỏe
c. Sở thích
d. Tính chất độc lập của công việc
100. Để đánh giá khả năng lãnh đạo, nhà quản trị căn cứ vào yếu tố nào ?
a. Sáng tạo và khởi xướng
b. Khả năng giao tiếp
c. Tính độc lập
d. Tính ổn định về tinh thần
e. Tất cả phương án trên



×