Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

họat động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn (SPT)-Trung Tâm Điện Thoại SPT (STC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.5 KB, 34 trang )

Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3.Phạm vi nghiên cứu
4.Thời gian nghiên cứu
5.Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu của Báo Cáo Thực Tập
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1.Khái niệm về Phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.Ý nghĩa,nội dung và nhiệm vụ về công tác Phân tích hoạt động kinh
doanh
1.2.1.Ý nghĩa
1.2.2.Nội dung
1.2.3.Nhiệm vụ
1.3.Các khái niệm về Phân tích hoạt động kinh doanh
1.3.1.Khái niệm về phân tích sản lượng
1.3.2.Khái niệm về phân tích doanh thu
1.3.3.Khái niệm về phân tích chất lượng
1.3.4.Khái niệm về phân tích lao động
1.3.5.Khái niệm về phân tích chi phí
Chương 2:Giới thiệu tổng quan và phân
tích họat động kinh doanh tại Công Ty Cổ
Phần Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài
Gòn (SPT)-Trung Tâm Điện Thoại SPT
(STC)
2.1.Giới thiệu tổng quan tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu Chính
Viễn Thông Sài Gòn (SPT)-TRUNG TÂM ĐIỆN THOẠI STC
2.1.1.Quá trình hình thành,chức năng,quy mô của Công ty cổ phần dịch
vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn (SPT)-TRUNG TÂM ĐIỆN THOAI
STC


Trang
1
2.1.1.1.Quá trình hình thành
2.1.1.2.Chức năng họat động
2.1.1.3.Quy mô họat động
2.1.2.Sơ đồ tổ chức tại Công ty
2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
A.Môi trường kinh doanh
1/Chính sách
2/Kinh tế
3/Xã hội
4/Xu hướng công nghệ
B.Thị trường
1/Đối với dịch vụ ĐTCĐ truyền thống
2/Đối với dịch vụ ADSL
3/Đối với dịch vụ Payphone
4/Các hoạt động QC-KM quan trọng của các nhà khai thác
2.2.Phân tích họat động kinh doanh
2.2.1.Phân tích sản lượng
2.2.1.1.Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng 2008
2.1.1.2.Phân tích tình hình biến động sản lượng các dịch vụ viễn thông từ
năm 2007-2008
2.2.2.Phân tích doanh thu
2.2.2.1.Phân tích tình hình biến động kế hoạch 2008
2.2.2.2.Phân tích tình hình biến động doanh thu từ 2006-20008
2.2.2.3.Phân tích ảnh hưởng của sản lượng và giá cước bình quân đến
doanh thu
2.2.2.4.Phân tích kết cấu doanh thu theo sản phẩm
2.2.2.5.Phân tích kết cấu doanh thu theo từng đơn vị hoạt động
2.2.2.6.Phân tích kết cấu doanh thu theo từng thời vụ

2.2.3.Phân tích chi phi
2.2.3.1.Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất
2.2.3.2.Phân tích tình hình sử dụng chi phí quảng cáo
2.2.4.Phân tích lao động
2.2.4.1.Phân tích tình hình sử dụng lao động
2.2.4.1.1.Phân tích tình hình lao động trực tiếp và gián tiếp
2.2.4.1.2.Phân tích kết cấu lao động theo trình độ
2.2.5.Phân tích chất lượng
2.2.5.1.Phân tích chất lượng phục vụ
2.2.5.2.Phân tích chất lượng dịch vụ
Chuơng 3: Nhận xét và kiến nghị
3.1.Nhận xét chung tình hình kinh doanh
3.2.Các biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung tâm
Trang
2
Phần mở đầu : Giới thiệu về đề tài
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Với xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế
thế giới. Đặc biệt với chính sách mở cửa thì quan hệ kinh doanh và thương mại
với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng mở rộng và phát triển.
Nhưng với nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một
doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và đạt được lợi nhuận kỳ vọng là đều
không dễ dàng. Muốn đạt được lợi nhuận cao thì doanh nghiệp đó cần phải tăng
doanh thu bằng cách tăng sản lượng, sản phẩm dịch vụ bán ra và giảm chi phí.
Đồng thời, cũng phải nắm bắt được sự phát triển của xã hội để sản phẩm dịch vụ
mình bán ra không mang tính chất lỗi thời và lạc hậu. Để chủ động trong hoạt
động SXKD của mình nhằm đứng vững trên thị trường, để kinh doanh đạt hiệu
quả, công tác phân tích kinh tế của mỗi doanh nghiệp phải được tiến hành
nghiêm túc và khoa học để xác định vị trí của ngành trên thị trường như thế nào,
mặc khác phải có cái nhìn tổng quát một cách khoa học về khả năng thực hiện và

những hạn chế khiếm khuyết của doanh nghiệp, từ đó mới có thể đưa ra các giải
pháp cải tiến, biện pháp khắc phục, làm cơ sở cho việc xây dựng các phương án,
chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Với ý nghĩ đó, đề tài: “ Phân tích hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh tại: Trung Tâm Điện Thoại STC ” được thực hiện
trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách có hệ thống những số liệu kinh tế về một
số mặt chính trong hoạt động SXKD của Trung tâm, từ đó đưa ra giải pháp cần
nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập
như hiện nay.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành bài báo cáo, nhưng do kinh nghiệm thực
tế chưa sâu. Nên bài viết của em không tránh khỏi những khuyết điểm và sai xót.
Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý Thầy Cô và các anh chị
trong Công ty
2.Mục đích nghiên cứu
- Phân tích kết quả hoạt động SXKD Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu Chính
Viễn Thông Sài Gòn-Trung Tâm Điện Thoại STC và hiệu quả sử dụng lao động
của nhằm nắm được tình hình hoạt động SXKD của đơn vị trong giai đoạn hội
nhập và phát triển.
- Tiến hành phân tích đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu bên trong của đơn
vị cùng với những cơ hội thách thức bên ngoài để có thể nắm bắt cơ hội và hạn
chế thấp nhấtt những nguy cơ thách thức ấy.
- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của đơn vị,
nhằm nắm vững và phát triển thị phần kinh doanh có hiệu quả trong tương lai.
3.Phạm vi nghiên cứu
Theo không gian: Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn-
Trung Tâm Điện Thoại STC.
Theo thời gian: số liệu thu thập từ năm 2007 đến năm 2008
Trang
3
4.Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 25/05/2009 đến 04/07/2009

5.Phương pháp nghiên cứu
-Thu thập, tổng hợp tài liệu phân tích, đánh giá và đề xuất biện pháp trên cơ
sở đã phân tích.
Bài báo cáo sử dụng một số phương pháp phân tích như: phương pháp thống kê
để thống kê sản lượng, doanh thu; phương pháp so sánh để phân tích tình hình
biến động các yếu tố; phương pháp chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân
tố sản lượng, phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích mức độ ảnh hưởng
của số lượng lao động và năng suất lao động.
6. Kết cấu của Báo Cáo Thực Tập:
- Phần mở đầu: Giới thiệu đề tài
- Chương 1: Cơ Sở Lý Luận
- Chương 2: Phân tích họat động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu
Chính Viễn Thông Sài Gòn (SPT)-Trung Tâm Điện Thoại SPT (STC)
- Chương 3: Nhận xét chung và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
SXKD tại Trung tâm Điện Thoại STC
Trang
4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động SXKD là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá
trình và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, là quá trình tìm hiểu nghiên
cứu đánh giá những mặt mạnh, những mặt tồn tại yếu kém, nhằm làm rõ bản chất
và chất lượng của hoạt động kinh doanh, phát huy nguồn tiềm năng cần được
khai thác, trên cơ sở đó đề ra những phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Trong mọi điều kiện hoạt động kinh doanh, đối với bất kỳ một cơ quan,
doanh nghiệp nào nói chung và của đơn vị nói riêng đều phải chịu sự ảnh hưởng
bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị. Những nhân tố bên trong là tính
chủ quan trong quá trình quản lý kinh doanh tiếp cận thị trường, thái độ phục vụ
của các nhân tố khách quan. Những nhân tố bên ngoài bao gồm những tác động

của cơ chế, chính sách, chế độ của nhà nước, vị trí địa lý, tình hình kinh tế, chính
trị, văn hóa xã hội, tập tục thói quen, tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
1.2.Ý nghĩa, nội dung và nhiệm vụ về công tác Phân tích hoạt
động kinh doanh
1.2.1. Ý nghĩa
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ quan trọng trong những
chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là công cụ để phát hiện những
khả năng tiềm tàng cũng như hạn chế bên trong nội bộ doanh nghiệp, cho phép
nhà quản trị nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế trong
doanh nghiệp của mình. Từ đó để doanh nghiệp xác định đúng đắn mục tiêu, cải
tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh có hiệu
quả.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở quan trọng để dự báo, xây dựng
kế hoạch, dự toán và đề ra các quyết định kinh doanh. Đồng thời là biện pháp
quan trọng để phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp.
1.2.2. Nội dung:
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là tìm cách lượng hóa các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh: sản lượng, doanh thu, giá thành, lợi nhuận, chất
lượng sản phẩm, chi phí, lao động…
Để thực hiện được các nội dung trên, việc phân tích các kết quả hoạt động
kinh doanh cần phân tích trong mối quan hệ với các yếu tố của quá trình kinh
doanh: lao động, vốn, tài sản, về số lượng, kết cấu, mối quan hệ, tỷ lệ… nhằm
xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng
đến sự biến động của các quá trình kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của
mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với điều kiện SXKD của doanh nghiệp.
Trang
5
Phân tích hoạt động kinh doanh phải dựa vào các kết quả những kết quả đạt
được, những hoạt động thực tế và dựa trên các kết quả được phân tích đó để định

hướng họat động kinh doanh, ra các quyết dài hạn, ngắn hạn.
1.2.3 Nhiệm vụ:
Để phân tích trở thành công cụ của công tác quản lý hoạt động SXKD trong
doanh nghiệp, là cơ sở ra quyết định đúng đắn và có những nhiệm vụ sau:
 Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động SXKD thông qua các chỉ tiêu kinh tế
đã xây dựng nhằm có cơ sở để định hướng nghiên cứu sâu hơn các vấn đề mà
doanh nghiệp cần quan tâm.
- Kiểm tra khái quát về kết quả kinh doanh đạt được so với các chỉ tiêu kế
hoạch, dự toán, định mức… đã đặt ra để khẳng định đúng đắn và khoa học của
chỉ tiêu xây dựng trên một số mặt chủ yếu của quá trình kinh doanh.
- Đánh giá tình hình các quy định, thể lệ thanh toán trên cơ sở tôn trọng pháp
luật của nhà nước và luật lệ kinh doanh.
 Xác định những nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân
gây ra các mức dộ ảnh hưởng đó.
- Biến động của các chỉ tiêu phân tích là do ảnh hưởng của các nhân tố gây
nên, do phải xác định trị số của các nhân tố và tìm ra nguyên nhân gây nên sự
biến động của các chỉ số nhân tố đó.
 Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác triệt để tiềm năng và khắc phục những
tồn tại yếu kém trong quá trình hoạt động SXKD.
- Phân tích hoạt động SXKD không chỉ đánh giá kết quả kinh doanh chung, mà
phải xác định các nhân tố ảnh hưởng và tìm ra nguyên nhân khiếm khuyết, từ cơ
sở phân tích đó phát hiện những tiềm năng cần khai thác và khắc phục những tồn
tại yếu kém.
 Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào các mục tiêu đã định.
- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động SXKD là để nhận biết được tiến độ
thực hiện và tìm ra những nguyên nhân gây nên chệch hướng và có khả năng đón
trước những thay đổi xảy ra tiếp theo.
- Kiểm tra và đánh giá chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch
kịp thời và đề ra các giải pháp, mục tiêu kinh doanh trong tương lai.
1.3.Các khái niệm trong việc Phân tích hoạt động kinh doanh

Để định hướng đúng đắn về phát triển dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty theo định hướng chung của toàn đơn vị. Căn cứ vào tình hình
thực tế của công ty trong việc kinh doanh phát triển dịch vụ và việc thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh mà nội dung chủ yếu của bài báo cáo gồm:
1.3.1. Phân tích sản lượng: là phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình
biến động tăng, giảm sản lượng dịch vụ từ việc thực hiện kế hoạch hàng năm,
nhằm đánh giá rút kinh nghiệm tìm nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khối lượng
sản phẩm.
1.3.2. Phân tích doanh thu: là phân tích tình hình thực hiện kế hoạch về doanh
thu và biến động và sự biến động các dịch vụ tại đơn vị cơ sở để có điều chỉnh
kịp thời và định hướng phát triển cho những năm tiếp theo. Việc phân tích kết
cấu doanh thu theo sản lượng và theo đơn vị là để xác định sản phẩm trọng yếu
và mức đóng góp của từng đơn vị cơ sở trực thuộc. Phân tích kết cấu doanh thu
theo thời vụ để xác định độ giao động của tải, từ đó tìm biện pháp tổ chức lao
Trang
6
động nhằm tổ chức lưu thoát hết tải và tiết kiệm lao động, xây dựng chương
trình quảng cáo, tiếp thị để tăng sản lượng ở thời điểm sản lượng thấp. Phân tích
ảnh hưởng của sản lượng và giá cước bình quân đến tổng doanh thu.
1.3.3. Phân tích chất lượng: là phân tích các chỉ tiêu chất lượng nhằm đánh giá
việc hoàn thành các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu trong năm của đơn vị, cho ta
thấy được các sản phẩm của đơn vị có thoả mản yêu cầu về tốc độ, an toàn,
chính xác hay không. Phân tích các chỉ tiêu chất lượng phục vụ để đánh giá mức
độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mức độ quảng bá các phương tiện thông tin
đến với người sử dụng.
1.3.4. Phân tích lao động: là việc phân tích tình hình sử dụng lao động, số
lượng và chất lượng là một trong các yếu tố cơ bản quyết định quy mô kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc phân tích tình hình sử dụng lao động là việc
đánh giá mức độ tiết kiệm hay lãng phí lao động, năng suất lao động đạt được
của đơn vị, nhằm tìm biện pháp sử dụng lao động có hiệu quả và hợp lý.

1.3.5. Phân tích chi phí: là phân tích tình hình biến động về chi phí trong sản
xuất kinh doanh, là việc đánh giá mức độ tiết kiệm hay lãng phí trong chi phí sản
xuất, để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của đơn vị một cách thiết thực nhất.
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh:
1.4.1.Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là môi trường bao trùm lên các họat động của tất cả các tổ
chức, có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên các hoạt động của tất cả các tổ
chức. Nó được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô như: chính trị-pháp luật, kinh tế, dân
số và công nghệ
1.4.1.1.Môi trường chính trị-pháp luật
Các yếu tố chình phủ và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động
của doanh nghiệp, bao gồm:
 Luật pháp: đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép và
những rang buộc các doah nghiệp phải tuân theo
 Chính phủ: là cơ quan giám sát, duy trì và thực hiện pháp luật, bảo vệ lợi
ích quốc gia. Chính phủ có vai trò to lớn trong việc điều tiếtnền kinh tế
quốc gia thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ
 Các xu hướng chính trị và đối ngoại: chứa đựng những tín hiệu và mầm
mống cho sự thay đổi của môi trường kinh doanh
1.4.1.2.Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có tác động rất lớn và nhiều mặt đến môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp, chúng có thể trở thành cơ hội hoặc nguy cơ đối với
hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến doanh
nghiệp:
-Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
-Lãi suất ngân hang
-Giai đoạn của chu kỳ kinh tế
-Cán cân thanh toán
-Chính sách tài chính và tiền tệ
-Tỷ lệ lạm pháp

Trang
7
Các yếu tố này có thể là cơ hội hoặc nguy cơ đối với doanh nghiệp vì nội dung
của mỗi yếu tố là rất rộng nên các doanh nghiệp phải chọn lọc để nhận ra tác
động cụ thể nào ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp.
1.4.1.3.Môi trường dân số
Môi trường dân số là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác
của môi trường vĩ mô. Những yếu tố thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác
động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và ảnh hưởng đến chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.1.4.Môi trường công nghệ
Đây là một trong những yếu tố năng động, chứa đựng những cơ hội và đe dọa
đối với các doanh nghiệp. Có thể là:
- Sự ra đời của công nghệ mới là xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh
của các sản phẩm thay thế
- Sự bùng nổ công nghệ mới làm công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo ra áp
lực đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ
- Sự ra đời của công nghệ mới tạo điều kiện thuận lợi cho những người xâm
nhập mới và tăng áp lực cạnh tranh của ngành
- Công nghệ mới tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao
hơn làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.2.Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại
cảnh của doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành
sản xuất kinh doanh đó. Các yếu tố cơ bản bao gồm: đối thủ cạnh tranh, đối
thủ tiềm ẩn, khách hang, sản phẩm thay thế và nhà cung cấp
Nguy cơ có các đối thủ
cạnh tranh mới
Áp lực từ nhà Áp lực từ phía
cung cấp khách hàng

Áp lực từ phía nhà cung cấp
Hình 1.Sơ đồ tổng quát môi trường kinh doanh
Trang
8
Đối thủ tiềm ẩn
Các đối thủ
cạnh tranh
trong ngành

Sự tranh đua
của các doanh
nghiệp hiện có
trong ngành
Sản phẩm thay thế
Nhà cung
cấp
Khách hàng
(Nguồn PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp. ThS Nguyễn Văn Nam-Chiến lược và
chính sách kinh doanh-NXB Thống Kê 2003)
1.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, các đối thủ
cạnh tranh quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh cũng như các thủ đọan để
giành lợi thế cạnh tranh trên thương trường
1.4.2.2. Đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là những đối thủ cạnh tranh có thể tham gia thị trường trong
tương lai làm hình thành đối thủ cạnh tranh mới. Khi đối thủ cạnh tranh mới xuất
hiện sẽ khai thác năng lực sản xuất mới, giành lấy thị phần, gia tăng áp lực cạnh
tranh ngành và làm giảm lợi nhuận công ty.
1.4.2.3. Khách hàng
Khách hàng là cá nhân hay tổ chức có nhu cầu mua sản phẩm và dịch vụ của

công ty và có khả năng thanh toán. Khách hàng gồm nhà phân phối, đại lý, nhà
bán lẻ, người tiêu dung, công ty, xí nghiệp.
1.4.2.4. Sản phẩm thay thế
Là những sản phẩm khác về tên gọi và thành phần nhưng đem lại cho người tiêu
dùng những lợi ích tương đương sản phẩm của công ty. Sự xuất hiện của những
sản phẩm thay thế có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm giá bán và sụt giảm lợi
nhuận của công ty.
1.4.2.5.Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp là những cá nhân hay tổ chức, đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Nhà cung cấp có thể tạo ra cơ hội cho công ty khi giảm giá, tăng chất lượng
sản phẩm, tăng chất lượng dịch vụ đi kèm. Tuy nhiên, họ có thể gâp áp lực mạnh
trong họat động của doanh nghiệp, nhất là trong vấn đề ép giá hang cung ứng.
- Cách tốt nhất để doanh nghiệp tránh được sự mặc cả hoặc sức ép của nhà
cung cấp là xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi hoặc dự trù nguồn cung
cấp đa dạng khác nhau.
Ngoài môi trường vĩ-vi mô, môi trường bên trong cũng ảnh hưởng đến môi
trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường bên trong là những yếu tố
cần xem xét khi phân tích nội bộ doanh nghiệp như: sản xuất, tài chính, nhân sự,
tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, quản lý
Trang
9
Chương 2: Phân tích hiệu quả SXKD tại
Trung tâm Điện Thoại STC
2.1.Giới thiệu tổng quan Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu
Chính Viễn Thông Sài Gòn-SPT
1/ Quá trình hình thành:
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) thành lập
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7093/ĐMDN ngày

8/12/1995 với số vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Công ty chính thức được UBND TP.Hồ
Chí Minh cấp giấy phép thành lập số 2914/GP.UB ngày 27/12/1995. SPT gồm 6
thành viên sáng lập là các công ty có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh ở nhiều
lĩnh vực khác nhau.
Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách với quyết tâm cao, năm 1997 SPT chính
thức cung cấp dịch vụ Internet (ISP) với thương hiệu SaigonNet, trở thành một
trong bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam. Từ năm 1999,
SPT vươn sang lĩnh vực sản xuất, liên doanh với Công ty Spacebel (Vương quốc
Bỉ), Phân viện CNTT tại TP.HCM thành lập Công ty TNHH Phát triển Phần
mềm Sài Gòn (SDC) để sản xuất, gia công phần mềm và cung cấp các giải pháp
công nghệ thông tin.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) là Công ty cổ
phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
 Tên gọi : Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn
 Tên giao dịch đối ngoại : Saigon Post and Telecomunication Service
Corporation
 Tên viết tắc : SPT
 Trục sở chính : 199 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh,Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Công ty hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp và các nghị định của Thủ
Tướng Chính Phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Doanh Nghiệp, các văn bản
pháp quy về Bưu chính – Viễn thông, theo các điều khoản quy định trong điều lệ
tổ chức và hoạt động do Ủy Ban Nhân Dân Thành phố thông qua ngày
05/04/1997.
- Công ty có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, có con dấu riêng và
được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng.
- Công ty có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt
động kinh doanh dịch vụ trong phạm vi số vốn do Công ty quản lý.
2/ Chức năng hoạt động:
Trang

10
Công ty Cổ Phần Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn được Sở Kế hoạch và Đầu
tư TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 064090 ngày
17/10/1996, theo đó Công ty được phép hoạt động theo các chức năng và ngành
nghề sau:
 Sản xuất lắp ráp thiết bị viễn thông : xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản
xuất lắp ráp thiết bị viễn thông, điện tử tin học theo công nghệ
hiện đại với quy mô vừa và nhỏ. Dự kiến mời gọi vốn đầu tư nước ngoài để xây
dựng nhà máy với hình thức liên doanh.
 Xuất – nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh thiết bị Bưu chính – Viễn thông :
theo giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 4.07.2.215/GB (Bộ thương mại
cấp ngày 20/12/1996).
 Thiết kế , lắp đặt, bảo trì hệ thống thiết bị thuê bao và mạng lưới Bưu chính –
Viễn thông chuyên dùng.
 Xây dựng công trình Bưu chính – Viễn thông.
 Kinh doanh dịch vụ Bưu chính – Viễn thông : Công ty được phép hợp tác
kinh doanh (BCC – Business Cooperation Contract) với các công ty Bưu chính –
viễn thông nước ngoài, được hợp tác liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài
trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp thiết bị Bưu chính – Viễn thông và làm đại lý
cho các đề án cụ thể do Tổng cục Bưu điện duyệt hay theo quy định nhà nước.
2.1.1. Quá trình hình thành, chức năng và quy mô hoạt động của
Trung Tâm Điện Thoại STC
2.1.1.1. Quá trình hình thành:
TRUNG TÂM ĐIỆN THOẠI SPT (SPT Telephone Center - STC) là một trung
tâm trực thuộc Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon
Post and Telecommunications Service Corporation - Saigon Postel Corp - SPT).
Công ty Saigon Postel Corp(Gọi tắt : SPT) là Công ty thứ hai tại Việt Nam được
phép thiết lập mạng điện thoại cố định, cung cấp số thuê bao điện thoại cố định,
fax và các dịch vụ khác...đáp ứng nhu cầu lắp đặt điện thoại tại các khu dân cư,
các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại...

2.1.1.2. Chức năng hoạt động:
- Kinh doanh khai thác các dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại vô tuyến cố
định, ADSL và cho thuê kênh truyền dẫn nội hạt và các giá trị gia tăng khác của
Công ty SPT theo giấy phép đã được cấp.
- Thiết kế, xây dựng mạng ngoại vi, mạng truyền dẫn cấp 3, cấp 4 và các trạm thu
phát của mạng vô tuyến cố định.
- Quản lý, giám sát, vận hành, bảo dưỡng toàn bộ mạng lưới nhằm đảm bảo sự
hoạt động trên toàn mạng được an toàn và thông suốt. Ngoài ra ---- Trung tâm
còn cung cấp các dịch vụ như:
 Lắp đặt mới đường dây điện thoại
 Lắp đặt Fax, trung kế tổng đài nội bộ
 Điện thoại công cộng
 Cung cấp dịch vụ thuê bao số ISDN, ADSL,…
 Cung cấp các dịch vụ cộng thêm: hiện thị số gọi đến, thông báo vắng nhà,
đàm thoại tay ba,…
Trang
11
 Cung cấp dịch vụ thuê kênh viễn thông nội hạt với nhiều tốc độ:từ 64Kbps-
155Mbps
2.1.1.3. Quy mô hoạt động:
Trung Tâm Điện Thoại SPT (STC) trực thuộc Công ty Cổ Phần Bưu Chính Viễn
Thông Sài Gòn chuyên về :
- Lĩnh vực xuất nhập khẩu:
Phòng kinh doanh tiếp thị
Địa chỉ : 45 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé,Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại : (84-8)5445 6868 Fax : (84-8)5404 0507
Hoạt động : với đội ngủ chuyên viên chuyên nghiệp và kinh nghiệp,
đảm bảo toàn bộ các dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông cho
đơn vị và nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
2.1.1.4. Sơ đồ tổ chức tại Trung tâm

Trang
12
Giám Đốc
Phòng
Nhân Sự
Phòng Hành
Chánh-Quản
Trị
Phòng Kế
Toán
Chuyên viên
PGĐ. Kỹ
Thuật
PGĐ. Quản
lý Tin học
PGĐ. Tổ
chức Kinh
Doanh
Tin học
và ứng
dụng mới
KD dv
quốc tế
Kỹ thuật
Tổng đội
bão
dưỡng và
phát triển
Kinh
doanh &

Tiếp thị
Chăm sóc
KH
Kế hoạch
tổng hợp
Hình 2: Sơ đồ tổ chức Trung tâm Điện Thoại SPT (STC)
2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Trung tâm Điện thoại SPT
(STC) trong năm 2008
A.Tổng quan thị trường kinh doanh
1/ Chính sách
Trong năm 2008, với chính sách đẩy mạnh dịch vụ Viễn thông công ích, Bộ
Thông tin và Truyền thông đã giao nhiệm vụ cho 4 đơn vị: VNPT, Viettel,
EVN telelcom, Vishipel với tổng giá trị trên 1,200 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển
và cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên 189 huyện và gần 600 xã thuộc
vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Sản lượng dịch vụ viễn thông
được thực hiện gồm: Phát triển mới 600,000 máy điện thoại và 23,810 thuê bao
Internet cho các hộ gia đình, duy trì 1,743,259 thuê bao điện thoại cố định và
26,974 thuê bao Internet; Phát triển mới 574 điểm truy nhập điện thoại công
cộng và 624 điểm truy nhập Internet công cộng, duy trì 4.361 điểm truy nhập
điện thoại công cộng và 590 điểm truy nhập Internet công cộng; Phát triển mới
1,000 máy thu phát sóng vô tuyến điện HF-công nghệ thoại sử dụng cho tàu cá,
duy trì 16 đài thông tin duyên hải phục vụ thông báo bão, lũ, cấp cứu và tìm
kiếm cứu nạn. (Trích từ Tạp chí BC-VT).
Năm 2008 nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng
kiến cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, gây khó khăn cho các nhà đầu tư
trong việc duy trì các nguồn tài chính cho công tác đầu tư, do đó, các chiến
lược chia sẻ nguồn tài nguyên giữa các nhà khai thác dịch vụ đang được xem
xét lại và có thể sẽ là định hướng khả thi cho việc đảm bảo hạ tầng phục vụ
phát triển cung cấp dịch vụ viễn thông trong những năm tới.
Mặc dù tình hình kinh tế năm 2008 không khả quan nhưng lĩnh vực viễn

thông vẫn có những phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua một số sự kiện đáng chú
ý: mạng ĐTCĐ phát triển mạnh khiến các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng
thêm đầu số cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, năm 2008 là năm của các
cuộc đua giảm giá, trong đó mạnh mẽ nhất là các mạng di động, với các chiến
lược giảm giá cước và khuyến mãi dồn dập và hấp dẫn đã thực sự thu hút được
lượng lớn khách hàng.
Trong năm 2008, Mạng điện thoại di động của Việt Nam (mà cụ thể là mạng
GSM) tiếp tục có những bước tiến đáng kinh ngạc, đến cuối năm 2008 số thuê
bao di động đã đạt đến con số 70 triệu và xu hướng tăng trưởng này vẫn còn
tiếp tục khi mà ba đại gia MobiFone, Vinaphone, Viettel vẫn liên tục đưa ra các
chương trình khuyến mãi “hoành tráng” với số thuê bao phát triển mỗi ngày lên
đến hàng trăm ngàn thuê bao.
Và một trong những sự kiện nổi bật của năm 2008, đó là từ ngày 1/11/2008
VNPT áp dụng chính sách một giá cho tất cả các cuộc gọi nội mạng, chính sách
này thực sự tác động mạnh đến người dùng dịch vụ ĐTCĐ.
2/ Kinh tế
- Cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2008 đã ảnh hưởng đến tất cả các
ngành nghề trong xã hội, dẫn đến việc các khách hàng cá nhân-hộ gia đình thì
ngày càng phải thắt chặt chi tiêu, thay đổi thói quen tiêu dùng,..các khách hàng
Trang
13

×