I.Thực trạng phát triển dịch vụ logistics trong 10 năm
qua
1.Giai đoạn 2001-2005: hoạt động giao nhận kho vận, đặc biệt là giao
nhận vận tải quốc tế đã có những bước chuyển biến đáng kể, gần như các
công ty Nhà nước chiếm ưu thế và làm đại lý cho các công ty giao nhận vận
tải có quy mô toàn cầu nước ngoài. Tuy vậy, khối lượng thuê ngoài dịch vụ
giao nhận kho vận chỉ ở mức khoảng 25%, phần còn lại các doanh nghiệp
chủ hàng tự tổ chức đầu tư phương tiện hoặc tự làm.
_Là một ngành kinh doanh còn mới mẻ, khó cạnh tranh bình đẳng với các
công ty nước ngoài nên ngành giao nhận kho vận là một trong những ngành
kinh doanh được Nhà nước bảo hộ và khuyến khích phát triển.
_Cơ cấu hàng chỉ định (nominated) và không chỉ định trong vận tải ngoại
thương mất cân đối trầm trọng bắt nguồn từ tập quán mua CIF bán FOB,
điều này dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam chỉ khai thác vận tải và bảo
hiểm được từ 10% đến 18% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.
2.Giai đọan 2006-2010: thị trường dịch vụ logistics phát triển và chuyển
biến mạnh mẽ hơn với khoảng 1.200 (2) doanh nghiệp hoạt động dịch
vụ logistics, số vốn và tay nghề hạn chế. Đối trọng là các công ty đa quốc gia
có bề dày kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và uy tín cả trăm năm. Rõ ràng,
“miếng bánh” ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đang thuộc về các công
ty nước ngoài với phần lớn nhất: 70%.
_Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra vào giữa năm
năm 2011 ,Việt Nam cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Uganda,
Philippines và Nam Phi có sự phát triển kinh tế ấn tượng nhất trong nhóm
các nước đang phát triển. Trong đó, về bảng xếp hạng logistics (LPI), Việt
Nam xếp thứ 53 trong tổng số 155 nền kinh tế. Điều này chứng tỏ Việt
Nam đang dần cải thiện một cách toàn diện việc phát triển hệ thống
logistics bao gồm kho vận, giao nhận, vận chuyển và phân phối.
_Theo dự báo, trong tương lai không xa, dịch vụ giao nhận kho vận
(logistics) sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng
góp tới 15% GDP cả nước. Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất
nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử
dụng dịch vụ logistics lại càng lớn
II.Những thuận lợi để ngành logistic tại VN
Chi phí về logistics chiếm 10% giá trị buôn bán của hàng hóa lưu thông
trong nước và chiếm 40% đối với hàng hóa mua bán trên thị trường quốc tế.
Trong khi đó, VN có rất nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp
logistics, làm tăng GDP cho đất nước.
1.Hội nhập kinh tế: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh
tế thế giới, đây là cơ hội để tất cả các ngành kinh tế trong đó có logistics phát
triển,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tham gia
vào thị trường quốc tế.
_VN đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về
cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế
và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc trở thành thành viên chính
thức của WTO sẽ đưa VN thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng
hóa, dịch vụ và đầu tư
Kể từ khi Luật Thương mại có hiệu lực, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh
vực logistics đã phát triển nhanh chóng. Tính đến nay đã có hơn 600 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải và logistics. Các doanh
nghiệp này đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế và
đang từng bước hội nhập, trưởng thành về mọi mặt. Với tốc độ này trong vài
năm tới đây số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong ngành logistics có thể
sẽ vượt cả Thái Lan (1.100 công ty); Singapore (800 công ty), đồng thời chất
lượng dịch vụ cũng như năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được
hoàn thiện và nâng cao.
_ Vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là nguốn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ
tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho VN ngày
càng tăng
Năm 2010, Việt Nam thể hiện sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào kinh tế
khu vực và quốc tế với kim ngạch xuất khẩu hai chiều đạt khoảng 150 tỉ
USD/năm, tương đương 160% tổng GDP quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam
đã chủ động và tích cực tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế
có uy tín như AFTA, ASEM, APEC, WEF và các khuôn khổ hợp tác khu vực
tiểu vùng Mekong. Nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng cung cấp nguồn
FDI và ODA từ Mỹ, EU, Nhật Bản đã được thực hiện cho thấy triển vọng
phát triển của thương mại Việt Nam trong dài hạn. ADB đánh giá tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2010 và 2011 vẫn đạt mức tương
ứng là 6,5% và 6,8%.
_ Lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển, hoạt động logistics đã bắt
đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý Nhà nước cũng như của các DN
trong và ngoài nước
_ Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Đây chính là một trong
những điều kiện tiên quyết để ngành công nghiệp logistics VN phát triển, đáp
ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.”
2. Việt Nam có diều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi
_VN có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc
tế,nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Bờ biển trải dài trên
2.000 km, có nhiều cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt
xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền đề khả quan để phát triển
logistics
_Giống như các quốc gia trong khu vực có bờ biển dài như Trung Quốc,
Malaysia, Thái Lan, Phillipin, Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm
trung chuyển hàng hóa trên tuyến vận tải đường biển thông với nhiều
hướng từ Trung Đông, Châu Âu, Châu Mỹ đến Nhật Bản, Nga. Với khoảng
100 cảng dài đều từ Bắc vào Nam, Việt Nam có điều kiện giao thông thuận
lợi để đón hàng từ các quốc gia láng giềng gồm Lào, Campuchia, Trung
Quốc đi quốc tế.
Trong thống kê của Ngân hàng thế giới ( Worldbank ) về khả năng cung
cấp dịch vụ logistics của các quốc gia, Việt Nam được đánh giá không thua
kém so với các nước trong khu vực về khả năng vân tải quốc tế
(Internationl shipment).
_Những năm gần đây, Chính Phủ Việt Nam đã bắt đầu quan tâm xây dựng
cảng nước sâu đón tàu trọng tải lớn và đầu tư hệ thống giao thông đường
bộ, kho bãi một cách quy mô và chuyên nghiệp. Sự đi vào hoạt động của
Cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải năm 2009 với khả năng đón trọng tải
160.000 DWT chạy thẳng tới các cảng Châu Mỹ, Châu Âu không chỉ thúc
đẩy xuất nhập khẩu nội địa mà còn đặt nền tảng đầu tiên cho sự hội nhập
cho ngành logistics Việt Nam vào với sân chơi quốc tế.
3. Logistics - Ngành kinh doanh trẻ có tốc độ tăng trưởng cao.
_Xuất phát điểm từ sự phát triển tương đối muộn với một hệ thống cơ sở
hạ tầng ( giao thông vận tải, cầu cảng, kho bãi ) thiếu đồng bộ và dịch vụ
chưa hoàn chỉnh, nên khi nhu cầu kinh tế đòi hỏi, ngành logistics đã có sự
đầu tư phát triển khá nhanh. Trong khi thương mại quốc gia tăng mức
trung bình là 13%/ năm trong thập niên qua, thì ngành logistics của Việt
Nam đã đi trước một bước với tốc độ tăng trưởng đầu tư là 20%/ năm.
Quy mô thị trường logistics năm 2009 đạt 20 tỷ USD/năm. Đây được
xem là con số tương đối nhỏ so với các quốc gia trong khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thay vào đó, ngành logistics Việt Nam lại
có tốc độ tăng trưởng cao nhất và được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì ở mức
20% - 25% trong vòng 5 năm tới.
_Trong quy hoạch phát triển vận tải biển từ nay tới năm 2020 đã được Chính
phủ phê duyệt, dịch vụ logistics cũng được nhấn mạnh với dịch vụ vận tải đa
phương tiện chất lượng cao, hướng tới dịch vụ trọn gói (3PL, 4PL) và mở rộng