Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong nền kinh tế nước ta, dệt may là một trong những ngành có đóng
góp lớn cho Ngân sách Nhà nước, không những thế còn giải quyết công ăn việc làm
cho nhiều người lao động. Trong ngành Dệt may ở Việt Nam, Công ty Cổ phần May
Đáp Cầu là một đơn vị sản xuất kinh doanh và xuất khẩu có nhiều đóng góp trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Để tiến hành sản xuất kinh doanh trong điều kiện
nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay, Công ty đã có nhiều đầu
tư thay đổi công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần May Đáp Cầu, em đã được tiếp cận
thực tế hoạt động kinh doanh và công tác hạch toán kế toán. Từ đó, em có cơ hội vận
dụng những kiến thức lý thuyết chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá
thực tế của Công ty để hoàn thiện báo cáo thực tập tổng hợp.
Báo cáo thực tập tổng hợp ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần May Đáp Cầu.
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần May
Đáp Cầu.
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ
phần May Đáp Cầu.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và tiếp cận thực tế chưa nhiều, báo cáo thực tập
tổng hợp của em còn những thiếu sót nhất định. Vì vậy em mong muốn nhận được sự
chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô hướng dẫn cùng các cán bộ trong Phòng Tài
chính - kế toán tại Công ty Cổ phần May Đáp Cầu giúp báo cáo thực tập tổng hợp của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÁP CẦU
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÁP
CẦU
Tên doanh nghiệp : Công ty Cổ phần May Đáp Cầu
Tên giao dịch :
DAPCAU GARMENT JOINT – STOCK COMPANY (DAGARCO)
Mã số thuế : 2300 102 398
Điện thoại : 84 0241 821259/ 821603
Email :
Tổng Giám đốc : Lương Văn Thư
Năm thành lập : 2/2/1967
Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
Tổng số vốn : Hơn 110.000.000.000 (đồng)
Doanh thu xuất khẩu : Hơn 27 triệu đô la Mỹ năm 2011
Tháng 5/1966 xuất phát từ yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
thống nhất tổ quốc, Bộ công nghiệp nhẹ (nay là Bộ công nghiệp) quyết định thành lập
ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất, thành lập Xí nghiệp X-200 tiền thân của Công ty
Cổ phần May Đáp Cầu hiện nay.
Sau 8 tháng chuẩn bị khẩn trương khắc phục mọi khó khăn buổi ban đầu, ngày
2/2/1967 trên triền núi Nham Biền, thuộc xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc
(nay là tỉnh Bắc Giang) Bộ Công nghiệp nhẹ chính thức ra quyết định thành lập Xí
nghiệp May X2, 45 năm qua Công ty đã có những lần đổi tên như sau:
- Tháng 2-1967: Thành lập Xí nghiệp May X2.
- Tháng 8-1987: Thành lập Xí nghiệp May Đáp Cầu.
- Tháng 1-1994: Chuyển thành Công ty May Đáp Cầu.
Giai đoạn đầu trực thuộc Bộ Nội thương. Từ năm 1970 trực thuộc Bộ công nghiệp
nhẹ (nay là Bộ công nghiệp).
- Tháng 1-2005 Công ty May Đáp Cầu chuyển thành Công ty Cổ phần May Đáp
Cầu.
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
Công ty Cổ phần May Đáp Cầu được thành lập theo Quyết định số 109/2004/QĐ-
BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc chuyển doanh
nghiệp Nhà nước là Công ty May Đáp Cầu, trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt
nam (nay là Tập đoàn Dệt may Việt nam) thành Công ty Cổ phần May Đáp Cầu. Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 2103000089 ngày 06/01/2005, Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh lần thứ hai ngày 15/10/2009, Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp số 2300102398 thay đổi lần thứ ba ngày 08/03/2011 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Tỉnh Bắc Ninh cấp.
Hiện nay DAGRACO đã trở thành một trong những doanh nghiêp tiêu biểu trong
ngành Dệt May Việt Nam, DAGRACO có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 –
2000 và đồng thời duy trì hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000.
Năm 2011 là một năm đáng ghi nhớ của Công ty Cổ phần May Đáp Cầu khi Công
ty được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhì.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
* Chức năng
Công ty Cổ phần May Đáp Cầu là đơn vị được chuyển từ công ty Nhà nước sang
công ty cổ phần, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và nội địa.
Chức năng chính của Công ty là sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm,
nguyên phụ liệu hàng may mặc. Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ
tùng, hoá chất phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của công ty. Kinh doanh nhà đất, cho
thuê văn phòng, siêu thị, các mặt hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, trang thiết bị văn
phòng. Kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải. Kinh doanh các ngành nghề khác cho phù
hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ, trực tiếp
tham gia mua bán với các đối tác nước ngoài nếu điều kiện thuận lợi và cho phép.
*Nhiệm vụ của Công ty
Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện các kế hoạch về sản xuất, xuất nhập
khẩu, gia công các mặt hàng may mặc cũng như dịch vụ theo đăng ký kinh doanh và
mục đích thành lập Công ty.
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thực hiện nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, Công ty được huy
động vốn của các tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế để sản xuất kinh doanh theo
quy định của pháp luật.
Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự,
an toàn xã hội, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty
- Sản phẩm của Công ty là các sản phẩm may mặc như áo sơ mi, áo jăcket, áo
lông vũ…từ của trẻ em đến người lớn.
- Thị trường kinh doanh của Công ty chủ yếu là thị trường Âu, Mỹ, Nhật Bản, han
Quoc (chiếm 98% doanh thu trong tổng số doanh thu năm 2011).
- Các khách hàng chủ yếu của Công ty:
STT Tên khách hàng Địa chỉ
1
SL GLOBAL PTE LTD
30Marsiling Lane Singgpore 739149
2
INTERNATIONAL SAMIL CO.,LTD
Rm#1101,Seoul Forest Kolon Digital Tower 308-
4,Seoul,Korea.
3
CÔNG TY TNHH GGS
Mapoku Mapodong 136-1Hanshin Building
Rm#1805,1806 Seoul, Korea.
4
ODITZ SPORTSWEAR CO.,LTD
Rm #302,SumYung B/D.Songpa-Ku,Seoul,Korea.
(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
Qui trình sản xuất sản phẩm được thực hiện theo dây chuyền khép kín. Các công
đoạn sản xuất được thực hiện trọn vẹn trong một đơn vị: từ cắt, may, là, đến đóng gói
và nhập kho thành phẩm.
Với đặc điểm tổ chức sản xuất như đã nói trên thì quy trình công nghệ sản xuất có
một số ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm: Khi được chuyên môn hoá như vậy, chất lượng công việc sẽ cao hơn vì
người công nhân chỉ phải thực hiện một thao tác, làm nhiều thì tay nghề sẽ được nâng cao,
giúp tăng năng suất lao động; mặt khác giúp cho những người lao động có mối liên quan
chặt chẽ với nhau, cùng nhau nâng cao chất lượng sản phẩm.
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hạn chế: Nếu một bộ phận sản xuất kém sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng chung
của sản phẩm; người lao động làm mỗi một công việc sẽ nhàm chán và việc chuyển đổi
bộ phận sẽ khó khăn; đồng thời công việc nghiệm thu sản phẩm đòi hỏi phải được
thường xuyên đổi mới, làm tăng thêm chi phí. Trong trường hợp một bộ phận ngừng
hoạt động sẽ ảnh hưởng toàn bộ đến dây chuyền sản xuất.
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty
Nội dung cơ bản của các bước công việc trong quy trình công nghệ
- Nguyên vật liệu bao gồm các loại vải, bông, mex, chỉ, nhãn, dây dệt…sau khi
nhập kho được xuất cho các bộ phận như: tổ cắt nhận nguyên liệu là các loại vải tiến
hành cắt bán thành phẩm trên cơ sở mẫu; các xí nghiệp may nhận phụ liệu như chỉ,
nhãn, dây dệt.
5
NGUYÊN VẬT LIỆU
CẮT
MAY
Kiểm tra chất lượng
Là,đóng gói, đóng hòm
In hoặc Thêu
GIẶT,TẨY,MÀI…
Nhập kho
XUẤT TRẢ
KHÁCH HÀNG
Nhân viên KCS kiểm
tra chất lượng và kĩ
thuật sản phẩm
Kiểm tra và theo dõi
giám sát của nhân
viên IE
Hoàn thiện sản phẩm
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Tổ cắt: Căn cứ vào số liệu các mẫu mỏng tổ cắt tiến hành cắt hàng loạt theo
mẫu mỏng và số liệu kích thước đã có sẵn. Bán thành phẩm sau khi hoàn chỉnh nếu
phải in thêu thì được chuyển qua bộ phận in thêu, nếu không phải in thêu thì được
chuyển xuống các xí nghiệp may.
- Tổ may: Sau khi nhận bán thành phẩm từ tổ cắt hoặc thêu, tổ may có nhiệm vụ
lắp ráp các chi tiết và may hoàn chỉnh sản phẩm. Tổ may phải tuân thủ các tiêu chuẩn
về chất lượng sản phẩm, thông số kỹ thuật do phòng kỹ thuật đưa xuống.Quy trình
công nghệ được hướng dẫn bởi đội ngũ các nhân viên có tay nghề của phòng kỹ thuật.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: công đoạn này do các nhân viện ở phòng KCS
làm, nếu sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị trả lại để tái chế đến khi đạt yêu cầu.
- Tổ hoàn thành: bao gồm các công việc là, đóng gói, đóng hòm. Khi tổ may đã
hoàn chỉnh sản phẩm và đã được kiểm tra về chất lượng của bộ phận KSC, tổ hoàn
thành tiếp tục là thành phẩm sau đó đóng gói, đóng hòm và nhập kho thành phẩm.
- Sản phẩm sau khi được nhập kho sẽ xuất trả cho khách hàng theo đường biển
hoặc đường hàng không (theo yêu cầu về điều kiện giao hàng).
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Công ty thực hiện chế độ quản lý theo 2 cấp
- Cấp Công ty có: Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát và các phòng
ban chức năng có chức năng nhiệm vụ giúp việc cho Tổng Giám đốc.
- Cấp thành viên có: Giám đốc Xí nghiệp và các Phó Giám đốc, giúp việc cho Giám
đốc trực tiếp quản lý và giám sát tình hình phân xưởng sản xuất.
Chức năng nhiệm vụ của Bộ máy quản lý
* Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Công ty: là người đứng đầu Công ty,
thay mặt Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước và các cơ quan có trách nhiệm về
toàn bộ hoạt động của Công ty mình, đồng thời quản lý tất cả các hoạt động của công
ty. Tổng Giám đốc có quyền thực hiện hoặc từ chối quyết định của Hội đồng quản trị
nếu thấy trái pháp luật.
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
* Phó Tổng Giám đốc: là người giúp việc cho Tổng Giám đốc về mặt sản xuất kỹ
thuật, kinh tế và về mặt nội chính. Đôn đốc giám sát trực tiếp các phòng ban và Xí
nghiệp theo sự điều hành của Tổng Giám đốc.
* Ban kiểm soát: có quyền kiểm tra hoạt động công tác quản lý, điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh:
+ Thẩm định các Báo cáo tài chính trong năm của Công ty.
+ Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về tình hình sản xuất kinh doanh.
+ Báo cáo Đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực về việc lưu trữ, chứng từ, sổ
sách kế toán, Báo cáo tài chính, các báo cáo khác của Công ty.
* Các phòng ban
- Phòng Thị trường & Kinh doanh nội đia
+ Nắm bắt thông tin về nguồn phụ liệu, tình hình thị trường, theo dõi về sự biến
động của giá cả trên thị trường, cách thức giao hàng và phương thức thanh toán, đồng
thời tìm cách thu hút thêm khách hàng mới.
+ Có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng để sản xuất và tiêu thụ hàng trong và ngoài
nước.
- Phòng kế hoạch vật tư
+ Theo dõi tình hình vật tư nhập về Công ty theo từng khách hàng, đơn hàng, cân đối
vật tư đảm bảo cho sản xuất của Công ty. Theo dõi các kế hoạch sản xuất và tiến độ
giao hàng.
+ Có nhiệm vụ thực hiện tiêu thụ sản phẩm nội địa và vật tư tiết kiệm của Công ty,
chỉ đạo việc tổ chức, bố trí kho hàng, chuẩn bị nguyên phụ liệu cho sản xuất chính của
Công ty.
- Phòng Tài chính – Kế toán
+ Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, hạch toán kế toán theo
hệ thống tài chính quy định, quản lý tài chính tiền tệ thu chi của Công ty.
+ Lập các báo cáo quản trị phân tích theo yêu cầu của Ban giám đốc và Hội đồng
quản trị.
- Phòng tổ chức lao động
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Có nhiệm vụ quản lý lao động, chịu trách nhiệm tuyển dụng khi có nhu cầu cần
thiết, xác định định mức tiền lương, tiền thưởng, chỉ đạo, quản lý, theo dõi đầu tư xây
dựng cơ bản, quản lý hệ thống vi tính, mạng Internet của Công ty.
- Phòng Kỹ thuật – Cơ điện
Xây dựng phương án về quản lý các quy trình kỹ thuật, an toàn thiết bị cơ điện,
quản lý hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị và hệ thống sửa chữa bảo dưỡng định
kỳ, điều động thiết bị máy móc để đáp ứng sản xuất.
- Phòng hành chính bảo vệ
+ Tham mưu, đề xuất giúp Ban giám đốc về công tác bảo vệ an ninh trật tự,
phòng chống cháy nổ, chống bão lụt 24/24 giờ và công tác dân quân tự vệ.
+ Bảo vệ tài sản của Công ty, quản lý và đôn đốc việc ra vào Công ty của các
thành viên.
- Trường Mầm non
Nhiệm vụ là dạy học cho các cháu ở bậc học mầm non của cán bộ công nhân viên
trong Công ty. Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đào tạo cho cán bộ giáo viên.
- Các xí nghiệp thành viên
Gồm có 4 xí nghiệp thành viên là: xí nghiệp 1, xí nghiệp 2, xí nghiệp 3 và xí nghiệp
Kinh Bắc. Các xí nghiệp trực tiếp sản xuất sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của
khách hàng và người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất và tăng NSLĐ.
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần May Đáp Cầu
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG
THỊ
TRƯỜNG
VÀ KDNĐ
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
VẬT TƯ
PHÒNG
TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN
PHÒNG
TỔ CHỨC
LAO
ĐỘNG
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
BẢO VỆ
TRƯỜNG
MẦM
NON
PHÒNG
QUẢN LÝ
CHẤT
LƯỢNG
PHÒNG
KĨ THUẬT
– CƠ ĐIẸN
XÍ NGHIỆP
MAY 1
XÍ NGHIỆP
MAY 2
XÍ NGHIỆP
MAY 3
XÍ NGHIỆP
MAY KINH
BẮC
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS Trần Mạnh Dũng
1.4. KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY ĐÁP CẦU
Một số chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây:
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Công ty các năm
Đvt: đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1.D.Thu thuần về BH, DV 699.336.922.774 469.047.104.147 578.776.661.420
2.Giá vốn hàng bán 646.561.625.116 405.504.458.046 514.016.597.404
3. Lợi nhuận gộp BH, DV 52.775.297.658 63.542.646.101 64.760.064.016
4.Doanh thu hoạt động TC 3.760.514.046 3.256.512.125 3.704.835.096
5.Chi phí tài chính 6.173.446.361 8.150.853.929 5.102.101.918
6.Chi phí bán hàng 13.952.012.488 12.652.360.156 16.159.219.216
7.Chi phí quản lý DN 28.790.789.962 37.641.798.134 38.664.679.350
8.LN thuần từ HĐ SXKD 7.619.463.893 8.354.146.007 8.538.898.628
9.Thu nhập khác 50.342.626 4.217.905.357 4.537.271.995
10.Chi phí khác 3.007.293.623 1.848.531.414
11. Lợi nhuận khác 50.342.626 1.210.611.734 2.688.740.581
12. Tổng lợi nhuận tr.thuế 7.669.806.519 9.564.757.741 11.227.639.209
13. Chi phí thuế TNDN 589.217.369 2.460.674.793 1.520.865.401
14. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-227.984.762 227.984.762
15. Lợi nhuận sau thuế 7.080.589.150 7.332.067.710 9.478.789.046
(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)
Dựa trên Bảng 1.1 ta lập bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty Cổ phần May Đáp Cầu như sau:
Bảng 1.2: Phân tích sự biến động kết quả kinh doanh của Công ty
Đvt: triệu đồng
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Tăng, giảm
2010/2009
Tăng, giảm
2011/2010
+/- % +/- %
1.D.Thu thuần về BH, DV 699.337 469.047 578.777 -230.290 -32,93 109.730 23,39
2.Giá vốn hàng bán 646.561 405.503 514.016 -241.058 -37,28 108.512 26,76
3. Lợi nhuận gộp BH, DV 52.775 63.542 64.760 10.767 20,40 1.218 1,92
4.Doanh thu hoạt động TC 3.760 3.256 3.705 -504 -13,40 449 13,79
5.Chi phí tài chính 6.173 8.151 5.102 1.978 32,04 -3.049 -37,41
6.Chi phí bán hàng 13.952 12.652 16.159 -1.300 -9,32 3.507 27,72
7.Chi phí quản lý DN 28.791 37.642 38.665 8.851 30,74 1.023 2,72
8.LN thuần từ HĐ SXKD 7.619 8.354 8.539 735 9,65 185 2,21
9.Thu nhập khác 50 4.219 4.537 4.169 8.336,00 319 7,56
10.Chi phí khác 3.007 1.848 3.007 -1.159 38,54
11. Lợi nhuận khác 50 1.211 2.689 1.161 2.322,00 1.478 122,04
12. Tổng lợi nhuận tr.thuế 7.669 9.565 11.227 1.896 24,72 1.662 17,38
13. Chi phí thuế TNDN 589 2.461 1.521 1.872 317,83 -940 -38,19
14.Chi phí thuế TNDN hoãn lại -227 227 -227 454
15. Lợi nhuận sau thuế 7.080 7.332 9.479 252 3,56 2.147 29,28
(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)
Thông qua bảng phân tích trên ta thấy, tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty
năm 2010 tăng so với năm 2009: 252 (triệu đồng) tương ứng tốc độ tăng 3,56%.
Việc tăng đó là do ảnh hưởng của những nhân tố sau:
* Các nhân tố làm cho lợi nhuận sau thuế tăng: 246.754 (triệu đồng)
- Thu nhập khác tăng, làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 4.169 (triệu đồng)
- Giá vốn hàng bán giảm, làm cho lợi nhuận tăng 241.058 (triệu đồng)
- Chi phí bán hàng giảm, làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 1.300 (triệu đồng)
- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại giảm, làm cho LN sau thuế tăng 227 (triệu đồng)
* Các nhân tố làm cho lợi nhuận sau thuế giảm: 246.502 (triệu đồng)
- Doanh thu bán hàng giảm, làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 230.290 (triệu đồng)
- Doanh thu tài chính giảm, làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 504 (triệu đồng)
- Chi phí tài chính tăng, làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 1.978 (triệu đồng)
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, làm cho LN sau thuế giảm 8.851 (triệu đồng)
- Chi phí khác tăng, làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 3.007 (triệu đồng)
- Chi phí thuế TNDN tăng, làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 1.872 (triệu đồng)
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
Như vậy có hai nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế với mức cao nhất đó là
doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Do đó, Công ty cần tìm mọi biện pháp để mở
rộng thị trường, tăng doanh thu và tiết kiệm các khoản chi phí.
Lợi nhuận sau thuế tăng 3,56% trong khi đó doanh thu giảm 32,93% chứng tỏ các
khoản chi phí của Công ty đã giảm. Tốc độ giảm của giá vốn hàng bán tương đương
với tốc độ giảm của doanh thu (37,28% và 32,93%) chứng tỏ các khoản chi phí sản
xuất phù hợp với doanh thu. Doanh thu của năm 2010 giảm nhiều so với năm 2009
(32,93%) là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên sang đến
năm 2011 tốc độ tăng của doanh thu so với năm 2010 là 23,39% chứng tỏ Công ty đã
cố gắng nhiều trong việc tìm kiếm các khách hàng, kinh doanh có hiệu quả hơn được
thể hiện qua con số lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 2.147 (triệu đồng) so với năm
2010 tương ứng với mức tăng là 29,28%.
Một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán trong 3 năm gần đây:
Bảng 1.3: Tình hình tài chính của Công ty
Đvt: đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tài sản
A.Tài sản ngắn hạn 75.465.005.391 70.939.985.138 109.553.198.170
I.Tiền 3.917.600.008 6.890.008.175 16.116.113.856
II.Đầu tư tài chính ngắn hạn 2.000.000.000 19.500.000.000
III.Các khoản phải thu ngắn hạn 27.059.141.192 33.774.095.138 25.240.721.404
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.Phải thu của khách hàng 30.838.802.877 44.623.893.862 36.634.270.556
2.Trả trước cho người bán 196.675.979 3.715.430.460 2.825.021.945
…
6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi -4.565.395.000 -14.967.290.450 -14.967.290.450
IV.Hàng tồn kho 35.523.664.508 25.728.701.333 42.033.374.205
V.Tài sản ngắn hạn khác 6.964.599.683 4.547.180.492 6.662.988.705
B.Tài sản dài hạn 44.112.421.230 52.540.894.529 49.084.791.374
I.Các khoản phải thu dài hạn
II.Tài sản cố định 37.008.837.428 42.076.909.767 35.010.824.974
…
Tổng cộng tài sản 119.577.426.621 123.480.879.667 158.937.989.544
Nguồn vốn
A.Nợ phải trả 95.519.912.849 100.010.958.439 133.371.960.351
I.Nợ ngắn hạn 88.533.847.938 90.464.242.930 121.052.970.975
1.Vay và nợ ngắn hạn 31.954.332.508 20.490.667.232 4.603.089.424
2.Phải trả người bán 41.108.729.982 38.934.545.625 63.599.151.269
…
II.Nợ dài hạn 6.986.064.911 9.546.715.509 12.318.989.376
B.Vốn chủ sở hữu 24.057.513.772 23.469.921.228 25.266.029.193
I.Vốn chủ sở hữu 24.057.513.772 23.469.921.228 25.266.029.193
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tổng cộng nguồn vốn 119.577.426.621 123.480.879.667 158.637.989.544
(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)
Dựa trên số liệu ở Bảng 1.3 và Bảng 1.1 ta phân tích tình hình các khoản phải thu
của khách hàng như sau (giả sử thời hạn ghi trong hợp đồng kinh tế của người mua là
30 ngày).
Bảng 1.4: Bảng phân tích tình hình các khoản phải thu của khách hàng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
1.Số dư bình quân phải thu khách hàng (ngàn đ)
37.731.348 40.629.082 2.897.734
2.Số vòng quay phải thu khách hàng (vòng)
12 14 2
3.Thời gian bình quân 1vòng quay phải thu khách hàng (ngày) 30.42 26,07 -4,35
(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)
Qua Bảng 1.4 ta thấy, số vòng quay phải thu của khách hàng năm 2011 tăng so
với năm 2010 là 2 vòng, do vậy thời gian bình quân mỗi vòng quay năm 2011 giảm so
với năm 2010 là 4,35 ngày. Chứng tỏ vốn của Công ty năm 2011 ít bị chiếm dụng hơn
so với năm 2010. Đối chiếu với hợp đồng kinh tế của người mua, thời hạn là 30 ngày
thì số phải thu của khách hàng năm 2011 nhanh hơn so với hợp đồng là 3,93 ngày, như
vậy Công ty không bị chiếm dụng vốn so với hợp đồng kinh tế của người mua.
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
Để phân tích tình hình các khoản phải trả nhà cung cấp, dựa trên số liệu ở Bảng
1.3 và Bảng 1.1 ta lập Bảng 1.5 như dưới đây (giả sử thời hạn ghi trong hợp đồng kinh
tế của người bán là 35 ngày).
Bảng 1.5: Bảng phân tích tình hình phải trả người bán.
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
1.Số dư bình quân phải trả người bán (ngàn đ)
40.021.637 51.266.848 11.245.211
2.Số vòng quay phải trả người bán (vòng)
10,13 10,03 -0,1
3.Thời gian bình quân 1 vòng quay phải trả người bán (ngày) 36,03 36,39 0,36
(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)
Qua kết quả tính toán ta thấy, số vòng quay phải trả người bán năm 2011 giảm so
với năm 2010 là 0,1 vòng (số giảm này là không đáng kể), do vậy thời gian bình quân
mỗi vòng quay năm 2011 tăng so với năm 2010 là 0,36 ngày. Chứng tỏ Công ty năm
2011 chiếm dụng vốn của nhà cung cấp ít hơn so với năm 2010. Đối chiếu với hợp
đồng kinh tế của người bán, thời hạn là 35 ngày, thì số phải trả của người bán năm
2011 vẫn chậm hơn so với hợp đồng là 1,39 ngày, như vậy Công ty đã chiếm dụng vốn
của nhà cung cấp so với hợp đồng kinh tế ghi nhận.Qua phân tích các nhà quản trị cần
đưa ra các biện pháp thanh toán công nợ nhanh chóng nhằm giảm bớt vốn chiếm dụng,
góp phần nâng cao uy tín cho Công ty.
Số vòng quay phải trả người bán năm 2011 giảm 0,1 vòng nhưng thời gian bình
quân 1 vòng quay phải trả người bán lại tăng 0,36 ngày là do số dư bình quân phải trả
người bán năm 2011 tăng 11.245.211 (ngàn đồng) so với năm 2010.
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÁP CẦU
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần May Đáp Cầu được tổ chức theo hình thức
tập trung ở phòng kế toán của công ty, các xí nghiệp thành viên không tổ chức bộ máy
kế toán riêng mà bố trí các nhân viên thống kê làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu
thập, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi xí nghiệp, lập các báo cáo
như báo cáo nguyên vật liệu, báo cáo thành phẩm nhập kho Các chứng từ và báo cáo
định kỳ theo ngày, tuần, tháng được gửi về phòng kế toán của Công ty để phòng kế
toán tiến hành xử lý và thực hiện các công việc kế toán trong toàn bộ Công ty. Từ năm
2005 sau khi tiến hành cổ phần hóa công ty sử dụng phần mềm kế toán ASIA.
- Kế toán trưởng (trưởng phòng tài chính-kế toán): Là người giúp việc cho Ban
giám đốc trong lĩnh vực quản lý điều hành hoạt động tài chính kế toán của công ty, là
người phụ trách chung công việc của phòng kế toán. Là kế toán tổng hợp, kế toán tập
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
hợp chi phí và tính giá thành. Kiểm tra hạch toán, kiểm soát duyệt các chứng từ thu
chi. Tổng hợp các chi phí trong toàn công ty và tính giá thành sản phẩm. Lập các báo
cáo quyết toán theo tháng, quý, năm.
- Kế toán tiền lương, BHXH, công nợ phải trả, thủ quỹ: có nhiệm vụ hạch toán
tiền lương và các khoản trích theo lương, bảo hiểm theo đúng chế độ. Hàng tháng lập
bảng phân tích lương và bảng phân bổ lương. Theo dõi công nợ phải trả với các khách
hàng trong nước. Thủ quỹ: là người trực tiếp quản lý tiền mặt tại quỹ của công ty, chịu
trách nhiệm mở số kế toán chi tiết tiền mặt để ghi chép hàng ngày, đối chiếu với số liệu
của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt.
- Kế toán tiền mặt và TGNH: có nhiệm vụ theo dõi việc thu, chi, giấy báo nợ,
giấy báo có ghi sổ theo dõi và giao dịch với ngân hàng.
- Kế toán TSCĐ, công cụ dụng cụ, thuế: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng
giảm TSCĐ, quản lý nguyên giá, giá trị còn lại, tiến hành trích khấu hao theo tháng cho
từng đối tượng sử dụng. Theo dõi kho công cụ dụng cụ, hàng tháng đối chiếu để phân
bổ chi phí cho từng bộ phận. Hàng tháng, quý làm kê khai thuế, định kỳ sáu tháng một
lần hoàn thiện bộ chứng từ để hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Kế toán NVL, công nợ phải thu, thành phẩm và tiêu thụ: theo dõi tình hình
biến động của nguyên vật liệu, hàng tháng đối chiếu với số liệu với thủ kho để phân bổ
vào chi phí sản xuất hợp lý. Theo dõi công nợ phải thu của các khách hàng nước ngoài.
Hạch toán chi tiết và tổng hợp thành phẩm nhập kho, xuất kho, tồn kho; tình hình tiêu
thụ thành phẩm và bán hàng của Công ty. Cung cấp số liệu cho bộ phận tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán
tiền
lương,
BHXH,
công nợ
phải trả,
thủ quỹ.
Kế toán
tiền mặt
và tiền
gửi ngân
hàng.
Kế toán
TSCĐ,
công cụ
dụng cụ,
thuế
Kế toán
NVL, công
nợ phải thu,
thành phẩm
và tiêu thụ
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.2.1. Các chính sách kế toán chủ yếu mà Công ty áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành
ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Niên độ kế toán của công ty là năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12 hàng năm và kỳ hạch toán là tháng.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp
chuyển đổi đồng tiền khác: đồng Việt Nam.
- Phương pháp kế toán tài sản cố định
+ Nguyên tắc đánh giá tài sản: nguyên tắc giá vốn.
+ Phương pháp khấu hao áp dụng: Khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho
+ Nguyên tắc đánh giá: theo giá thực tế qui định cho từng loại vật tư, hàng hoá.
+ Phương pháp tính giá trị giá hàng xuất trong kỳ: phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
-Phương pháp kế toán ngoại tệ: kế toán chi tiết theo dõi ngoài phần mềm ASIA
bằng cách mở file trên excel để theo dõi chi tiết cho từng khoản mục ngoại tệ phát sinh
trong kỳ. Công ty đánh giá chênh lệch tỷ giá theo hướng dẫn của Thông tư số
201/2009/TT-BTC ngày 25/10/2009 của Bộ Tài chính.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty
Công ty áp dụng Hệ thống chứng từ kế toán tuân theo chế độ chứng từ kế toán
quy định ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
Chứng từ kế toán áp dụng phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập,
ký chứng từ theo quy định của Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày
31/5/2004 của Chính phủ.
Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Các
chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho
chứng từ kế toán.
Các chứng từ kế toán đã sử dụng tại Công ty Cổ phần May Đáp Cầu đều được sắp
xếp, phân loại và lưu trữ theo quy định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu, kế toán
của Nhà nước.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán ở Công ty Cổ phần May Đáp Cầu gồm:
1. Lập ra chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ
2. Kiểm tra chứng từ
3. Ghi sổ
4. Lưu trữ chứng từ
Bảng 2.1:Các chứng từ kế toán hiện đang được sử dụng ở Công ty
1 Bảng chấm công
13
Hoá đơn tiền nước
2 Bảng chấm công làm thêm giờ
14
Phiếu thu
3 Bảng thanh toán tiền lương
15
Phiếu chi
4 Bảng thanh toán tiền thưởng
16
Giấy đề nghị tạm ứng
5 Phiếu nhập kho
17
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
6 Phiếu xuất kho
18
Giấy đề nghị thanh toán
7
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 19
Bảng kiểm kê quỹ
8 Thẻ kho
20
Bảng kê chi tiền
9
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá
21
Biên bản giao nhận TSCĐ
10 Hoá đơn bán hàng
22
Biên bản thanh lý TSCĐ
11
Hoá đơn cước vận chuyển
23
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
12
Hoá đơn tiền điện
24
Hoá đơn xuất khẩu
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty
Hệ thống tài khoản kế toán Công ty đang áp dụng là hệ thống tài khoản kế toán
doanh nghiệp bao gồm các Tài khoản cấp 1 và Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ kế
toán doanh nghiệp.
* Hiện nay các tài khoản kế toán sử dụng trong Công ty như sau:
- Loại tài khoản 1: Tài sản ngắn hạn: loại tài khoản này dùng để phản ánh giá
trị hiện có, tình hình biến động tăng, giảm tài sản ngắn hạn của Công ty.
- Loại tài khoản 2: Tài sản dài hạn: tài sản dài hạn của Công ty gồm: tài sản cố
định hữu hình, TSCĐ vô hình, bất động sản đầu tư, đầu tư vào công ty con, đầu tư xây
dựng cơ bản ở Công ty, tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
- Loại tài khoản 3: Nợ phải trả: loại tài khoản này dùng để phản ánh các khoản
nợ phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà Công ty phải
trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải
trả cho người bán, cho Nhà nước, cho công nhân viên và các khoản phải trả khác.
- Loại tài khoản 4: Nguồn vốn chủ sở hữu: loại tài khoản này dùng để phản ánh
số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của Công ty
- Loại tài khoản 5: Doanh thu: loại tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ
doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại.
- Loại tài khoản 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh: tài khoản loại này dùng để
phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ; phản ánh giá
trị hang hoá, vật tư mua vào, trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán ra; phản
ánh chi phí tài chính; phản ánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Loại tài khoản 7: Thu nhập khác: loại tài khoản này dùng để phản ánh các
khoản thu nhập khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của Công ty. Loại tài khoản này
chỉ phản ánh các khoản thu nhập khác trong kỳ. Cuối kỳ toàn bộ thu nhập được kết
chuyển sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” và không có số dư.
- Loại tài khoản 8: Chi phí khác: loại tài khoản này phản ánh các khoản chi phí
của các hoạt động ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu của Công
ty. Chi phí khác là những khoản chi phí (lỗ) do các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động
thông thường của Công ty gây ra và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Loại tài khoản
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
này chỉ phản ánh các khoản chi phí trong kỳ, cuối kỳ được kết chuyển sang Tài khoản
911 “Xác định kết quả kinh doanh” và không có số dư cuối kỳ.
- Loại tài khoản 9: Xác định kết quả kinh doanh: tài khoản này dùng để xác
định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty
trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm: kết
quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động
khác.
*Cách mở tài khoản cấp 2, cấp 3 như sau: dựa trên Bảng 2-2 ta lấy ví dụ tài
khoản 153 (là tài khoản bậc 1) “Công cụ dụng cụ” có 3 tài khoản bậc 2 là:
TK 1531: Công cụ dụng cụ
TK 1532: Bao bì luân chuyển
TK 1533: Đồ dùng cho thuê
Trong TK 1531 có 2 tài khoản con (tài khoản bậc 3) là:
TK1531DC: Công cụ dụng cụ Đáp Cầu
TK1531KB: Công cụ dụng cụ Kinh Bắc
Bảng 2.2: Danh mục tài khoản trên phần mềm Asia Công ty
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty mình, hiện nay Công ty Cổ phần
May Đáp Cầu đang áp dụng hình thức Kế toán máy và in sổ theo hình thức “Nhật Ký –
Chứng từ.”
Sơ đồ 2.2:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký-chứng từ.
Chứng từ kế toán và các
bảng phân bổ
Bảng kê NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
Sổ Cái
Sổ
thẻ kế toán chi
tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
*Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ:
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi
trực tiếp vào các Nhật ký - Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính
chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng
phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật ký -
Chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết thì
căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào
Nhật ký - Chứng từ.
- Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ, kiểm tra, đối
chiếu số liệu trên các Nhật ký - Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp
chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - Chứng từ ghi trực tiếp
vào Sổ cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực
tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài
khoản để đối chiếu với Sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - Chứng từ,
Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính:
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu kiểm tra
Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh căn cứ vào chứng từ có liên quan kế toán tiến
hành nhập nội dung nghiệp vụ vào phần mềm kế toán, máy tính sẽ tự động đưa số liệu
vào “Nhật ký - chứng từ”, sổ chi tiết, cuối tháng kế toán khóa sổ chi tiết để tổng hợp
sang sổ cái. Cuối năm lập báo cáo tài chính.
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết
kế sẵn trong phần mềm kế toán.
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LỌAI
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
MÁY VI TÍNH
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
23
Báo cáo thực tập tổng hợp
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế
toán tổng hợp (Số cái hoặc Nhật ký - Sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên
quan.
- Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với
số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo
thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu
giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi
bằng tay.
Giao diện của phần mềm kế toán Asia Công ty Cổ phần may Đáp Cầu được thể
hiện ở Bảng 2.3 (trang 26).
Bảng 2.3: Giao diện phần mềm kế toán ASIA
24
Báo cáo thực tập tổng hợp
(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán)
Ví dụ về quy trình vào phần mềm và số liệu được cập nhật vào các sổ được thể
hiện ở các Bảng 2.4, 2.5, 2.6, 2.7 như dưới đây:
Bảng 2.4: Chứng từ mua vào của tài khoản 3311
25