Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Báo cáo kiến tập kế toán tại Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.99 KB, 57 trang )

Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 1 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Viết đầy đủ
BCTC Báo cáo tài chính
BHXH Bảo hiểm y xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TKV Tập đoàn Công nghiệp Than –
Khoáng sản Việt Nam
Tổng công ty Tổng công ty Công nghiệp Hóa
chất mỏ - VINACOMIN
Công ty CN HCM Công ty Công nghiệp Hóa
chất mỏ
NKCT Nhật ký chứng từ
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
GTGT Thuế giá trị gia tăng
TGNH Tiền gửi ngân hàng
HTK Hàng tồn kho
VLN Vật liệu nổ
VLNCN Vật liệu nổ công nghiệp
CB, CNVLĐ Cán bộ, công nhân viên lao
động
ĐTXD Đầu tư xây dựng
XDCB Xây dựng cơ bản
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNCN Thu nhập cá nhân


SV: Nguyễn Xuân Hoàng 2 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 3 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 4 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, mọi doanh nghiệp để
đứng vững và phát triển thì đòi hỏi các nhà quản lý phải hoạch
định và đánh giá đúng về năng lực hoạt động của công ty mình,
từ đó đề ra các biện pháp quản lý, chiến lược phát triển kinh tế
và quyết định phù hợp với thực tiễn. Bộ phận kế toán là một
nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho doanh
nghiệp. Thông qua thông tin kế toán để phục vụ cho công tác
quản lý và ra quyết định giúp cho chủ doanh nghiệp đưa ra
quyết sách nhằm tối ưu lợi nhuận.
Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ là môt doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh. Được thành lập lâu đời từ năm
năm 1995 tới nay đã có nhiều thành công và có chỗ đứng ở thị
trường. Được sự giúp đỡ của phòng thống kê kế toán, tài chính
Tổng công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - VINACOMIN và sự
hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Xuân Kiên, em đã tiến hành
tìm hiểu để có được những hiểu biết đúng đắn về tổ chức bộ
máy kế toán và công tác kế toán của công ty. Em xin trình bày
kết quả kiến tập của em qua báo cáo tổng hợp gồm 3 phần
chính:
Chương 1: Tổng quan về tổng công ty công nghiệp
hóa chất mỏ
Chương 2: thực trạng tổ chức kế toán tại tổng công

ty công nghiệp hóa chất mỏ
Chương 3: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại
tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ
Do trình độ và nhận thức còn hạn chế nên bài báo cáo của
em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 5 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
chỉ bảo của các cán bộ nhân viên Phòng thống kê kế toán, tài
chính tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ và của thầy Phạm
Xuân Kiên để em hoàn thiện hơn nữa bản báo cáo nay.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 6 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP
HÓA CHẤT MỎ - VINACOMIN
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty Công
nghiệp Hóa chất mỏ - VINACOMIN
1.1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin trực thuộc Tập đoàn
Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hoạt động theo hình thức Công ty
mẹ - công ty con trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Công ty Công nghiệp hóa chất
mỏ - TKV, công ty hoạch toán độc lập của Tập đoàn.
- Tên gọi tiếng Việt: Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin;
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Tên tiếng Anh: VINACOMIN – Mining Vhemical Industry Holding
Corporation Limitited;
- Tên viết tắt: MICCO;
- Trụ sợ chính: Ngõ 1, Phố Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh
Xuân, Thành phố Hà Nội;

- Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đồng ( Năm trăm tỷ đồng).
Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin là công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, có con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động, có chi nhánh, văn
phòng đại diện theo quy định của pháp luật, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà
nước và các ngân hàng; trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất - kinh doanh
và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn
và phát triển vốn nhà nước tại Công ty và vốn đầu tư vào các công ty con, công
ty liên kết. Toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của đơn vị được chia
thành các giai đoạn sau:
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 7 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
1.1.2. Giai đoạn 1: từ ngày 1/4/1995 đến ngày 29/4/2003
Tổng công ty Than Việt Nam thành lập, các đơn vị sản xuất kinh doanh
than lần lượt chuyển đổi sang mô hình công ty để thích nghi trong nền kinh tế
thị trường và quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp Hóa
chất mỏ cũng được nâng cấp và chuyển đổi sang mô hình công ty vì mô hình xí
nghiệp không còn phù hợp. Thành lập công ty để mở rộng quyền và chức năng
hơn trong kinh tế thị trường, đảm bảo tự chủ “vừa sản xuất vừa kinh doanh vừa
xuất nhập khẩu” tiến tới “chủ động” trong mọi hoàn cảnh về vật liệu nổ công
nghiệp để phục vụ ngành Than và các ngành kinh tế khác giai đoạn nhảy vọt
(1995-2010).
Nhận thấy nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của các ngành kinh tế
quốc dân tăng cao đặc biệt là sản xuất than, điện, xi măng, giao thông, xây
dựng… Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình phát triển ngành Than nói riêng
và đất nước nói chung, được phép của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính
phủ đã có thông báo số 44/TB ngày 29/3/1995 cho phép thành lập Công ty Hóa
chất mỏ thuộc Bộ Năng lượng. Sau đó ngày 01/4/1995 Bộ trưởng Bộ Năng
lượng ra quyết định số 204-NL/ TCCB-LĐ thành lập công ty Hóa chất mỏ trực

thuộc Tổng công ty Than Việt Nam.
1.1.3. Giai đoạn 2: từ ngày 29/4/2003 đến ngày 5/2/2007
Bước sang năm 2003, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là đẩy mạnh
Cổ phần hóa các doanh nhà nước sang công ty cổ phần hoạt động theo luật
doanh nghiệp 2005.
Trong bối cảnh đó, Công ty Hóa chất mỏ được thủ tướng Chính phủ ra
quyết định số 77/ 2003/QĐ-TTg, ngày 29/4/2003 chuyển thành Công ty trách
nhiệm hữu hạn Một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp, thuộc Tổng công ty
Than Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là Industrial Explosive Materials Limited
Company, tên viết tắt tiếng anh là IEMCO.
1.1.4. Giai đoạn 2: từ ngày 5/2/2007 đến ngày 01/01/2011
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 8 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
Sau 3 năm (2003 – 2006) hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV
vật liệu nổ công nghiệp, Văn phòng Chính phủ đã ra Văn bản số 7124/VPCP –
ĐMDN, ngày 5/2/2007 quyết định:
- Đổi lại tên Công ty TNHH MTV Vật liệu nổ công nghiệp thành Công ty
Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV, gọi tắt là công ty Hóa chất mỏ - TKV. Tên
giao dịch quốc tế Vinacomin-Mining Chemical Industry Company limited (viết
tắt VIMICO).
- Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV thực chất vẫn là mô hình công
ty 100% vốn nhà nước.
- Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - TKV, về cơ cấu tổ chức ngành nghề
kinh doanh và nhân lực được bổ sung và sắp xếp lại. Đại diện chủ sở hữu nhà
nước là Hội đồng Quản trị được đổi thành Hội đồng thành viên. Đến 01/3/2009
lại chuyển mô hình Hội đồng thành viên sang Chủ tịch Công ty.
- Bộ máy điều hành có Ban Giám đốc, gồm: 1 Tổng giám đốc và 4 phó
Giám đốc được phân công phụ trách từng lĩnh vực.
1.1.5. Giai đoạn 3: từ ngày 01/01/2011 đến nay
Ngày 23/11/2010 TT Chính phủ ra thông báo số 2162/TTG-ĐMDN v/v

thành lập Tổng Công ty Công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin và ngày
20/12/2010 Bộ trưởng Bộ công thương ra quyết định số: 6668/QĐ-BCT v/v
thành lập công ty mẹ - Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ- Vinacomin, đi
vào hoạt động từ 01/01/2011. Tổng công ty đã và đang đầu tư nhiều dây chuyền
sản xuất thuốc nổ hiện đại như sản xuất thuốc nổ Anfo, Anfo chịu nước, nhũ
tương hầm lò, nguyên liệu sản xuất VLNCN của các ngành kinh tế trong cả
nước và xuất khẩu trước mắt cũng như lâu dài.
1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty Hóa chất mỏ - VINACOMIN
1.2.1. Chức năng của Tổng công ty
Công ty có chức năng, nhiệm vụ, các hình thức hoạt động sau:
- Tổ chức mạng lưới cung ứng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) cho các
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 9 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
đơn vị được phép và có điều kiện sử dụng VLNCN trong cả nước theo qui định
của nhà nước.
- Tổ chức sản xuất, liên doanh sản xuất VLNCN với các đơn vị trong và
ngoài nước theo pháp luật hiện hành.
- Sản xuất, phối chế, thử nghiệm vật liệu nổ (VLN).
- Xuất nhập khẩu, bảo quản, cung ứng VLN.
- Sản xuất dây nổ mìn, dây điện dân dụng, giấy và bao bì VLN, giấy sinh
hoạt.
- May hàng bảo hộ lao động, hàng may mặc xuất khẩu.
- Vận tải quá cảnh. Vận chuyển nguyên vật liệu, hóa chất để sản xuất
VLN và các vật tư thiết bị hàng hóa khác bằng đường bộ, đường thủy.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ nghành, nguyên liệu may mặc,
nhập khẩu nguyên vật liệu, hóa chất để sản xuất VLN.
- Dịch vụ nổ mìn cho mọi nhu cầu trong nước.
- Dịch vụ ăn nghỉ cho khách.
- Dịch vụ cung ứng xăng dầu và vật tư hàng hóa khác.

1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
Công ty là đầu mối dân sự duy nhất được Chính phủ cho
phép sản xuất, kinh doanh VLNCN. Công ty hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm mục tiêu chính là lợi nhuận đồng thời đảm
bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Hoạt động và sản xuất kinh doanh theo các quy dịnh của pháp
luật và điều lệ của công ty.
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chất lượng, đúng pháp luật VLNCN
cho các nghành kinh tế trong cả nước.
- Xây dựng và phát triển công ty ngày càng bền vững. Xây dựng
được chiến lược, kế hoạch hoạt động thích hợp với công ty trong
từng thời kỳ, tổ chức các nguồn hợp lý đặc biệt là sự dụng vốn
và nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, bảo toàn phát triển
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 10 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
nguồn vốn của chủ sở hữu, làm tốt công tác đôn đốc, kiểm tra.
- Đảm bảo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống, điều kiện làm
việc an toàn cho cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty
căn cứ theo Luật lao động và điều lệ của công ty đối với cán bộ
nhân viên chức.
- Đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất cao trong nội bộ công ty, xây
dựng tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý và các đơn vị
vững mạnh, giữ vững và phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng
lao động trong thời kỳ đổi mới.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước về các khoản đóng
góp Ngân sách: các khoản thuế, phí, lệ phí…
- Đảm bảo thực hiện các hợp đồng kinh tế đối với các tổ chức
trong nước mà công ty có quan hệ theo đúng Luật hợp đồng
kinh tế.
- Bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái, giữ gìn môi trường sinh

thái, giữ gìn an ninh trật tự và an ninh trật tự và an toàn xã hội.
1.2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Công ty Hóa chất mỏ là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng
thuốc nổ cho các khu khai thác khoáng sản, công trình xây dựng trọng điểm.
Hàng hóa của công ty mang tính độc quyền và pháp lý hóa cao, được nhà nước
bảo hộ và quản lý chặt chẽ về nhiều mặt để phục vụ sự phát triển của các ngành
khác và an toàn an ninh quốc gia.
a) Ngành, nghề chính:
- Sản xuất, phối chế, thủ nghiệm, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN);
- Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phối chế, thử
nghiệm, sử dụng VLNCN;
- Xuất nhập khẩu VLNCN, nguyên vật liệu, hóa chất để sản xuất, kinh doanh
VLNCN;
- Bảo quản, đóng gói, cung ứng, dự trự quốc gia về VLNCN;
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 11 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
- Dịch vụ khoan, nổ mìn;
- Đầu tư, xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trự, xuất nhập khẩu các sản phẩm hóa
chất; nitơrat a môn, dầu mỏ, muối mỏ, sô đa, amoniac, xút, a-xit, xăng, dầu, khí
hóa lỏng, cồn công nghiệp (metanol) và các sản phẩm hóa chất khác;
b) Ngành, nghề có liên quan đến ngành nghề chính:
- Sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật, dây điện, bao bì đóng gói thuốc nổ, giấy sinh
hoạt;
- Sản xuất vật liệu xây dựng;
- Thiết kế, thi công xây dựng các công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng, giao
thông, thủy lợi, kết cấu hạ tầng;
- Vận tải đường bộ, đường thủy, vận tải quá cảnh, đại lý vận tải thủy;
- Quản lý, khai thác cảng và bến thủy nội địa;
- Sửa chữa, cải tạo các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy;
c) Ngành, nghề khác:

- Sản xuất hàng bảo hộ lao động, hàng may mặc xuất khẩu;
- Kinh doanh các dịch vụ khách sản; du lịch lữ hành (nội địa và quốc tế); vận
chuyển khách du lịch; tổ chức hội nghị, hội thảo;
- Điều dưỡng cho cán bộ công nhân viên ngành than.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty.
Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty phù hợp với đặc điểm quy mô,
đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu quản lý nội bộ,
tuân thủ các quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty được thiết kế theo mô hình chức năng phù hợp
với nhiệm vụ như sau:
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 12 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy của công ty.
- Chủ tịch Tổng công ty: Khi mới thành lập đại diện sở hữu nhà nước là
Hội đồng Quản trị được đổi thành Hội đồng thành viên. Đến ngày 1/3/2009 lại
chuyển mô hình Hội đồng thành viên sang Chủ tịch Công ty và nay là Chủ tịch
Tổng công ty. Chủ tịch quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Chủ tịch thông
qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình
thức khác do điều lệ công ty quy định.
- Tổng giám đốc:
+ Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Tổng công ty,
chịu sự giám sát của Chủ tịch Công ty và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty.
+ Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của
công ty, phải điều hành công ty theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công
ty, hợp đồng lao động ký với công ty. Nếu điều hành trái với quy định này mà
gây thiệt hại cho công ty thì giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 13 Lớp: Kiểm toán K53B
Chủ tịch Tổng

công ty
Kiểm soát viên
Tổng giám đốc
Các phó
giám đốc
Bộ máy giúp
việc
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
bồi thường thiệt hại cho công ty.
+ Quyết định tất cả các vấn đề của công ty, bao gồm việc thay mặt công
ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt
nhất.
+ Là người đưa ra các quy chế hoạt động, quy chế quản lý tài chính, chi
tiêu nội bộ của Công ty. Quyết định tuyển dụng, bố trí nhân sự và các vấn đề
liên quan đến lao động cho công ty.
+ Đề ra kế hoạch kinh doanh hàng năm, các chiến lược nâng cao tính hiệu
quả kinh doanh cho công ty.
+ Thực hiện tất cả các hoạt khác theo quy định của điều lệ công ty và các
Quy chế của công ty.
- Phó giám đốc:
+ Giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động
của công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc;
+ Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
+ Quyền hạn: Theo ủy quyền bằng văn bản của Tổng giám đốc phù hợp
với từng giai đoạn và phân cấp công việc.
- Kiểm soát viên: Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cản thận của Chủ
tịch, Tổng Giám đốc công ty trong tổ chức thực hiện quyền sở hữu, quản lý điều
hành công việc kinh doanh; thẩm định báo cáo tài chính, tình hình thực hiện

kinh doanh; kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ
chức quản lý và điều hành…
- Các bộ máy giúp việc gồm các phòng ban sau:
+ Phòng kế hạch – chỉ huy sản xuất (KH - CHSX).
• Quản lý và tổ chức công tác kế hoạch toàn công ty: phối hợp với các phòng ban
xây dựng kế hoạch kinh tế, xã hội phát triển công ty (dài hạn, ngắn hạn, hàng
năm) phù hợp với sự phát triển của ngành than và các nghành kinh tế khác đồng
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 14 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
thời tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra; thực hiện nhập khẩu nguyên vật
liệu, vật liệu nổ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ; duyệt
kế hoạch năm cho các đơn vị trực thuộc.
• Công tác thị trường: Phải thường xuyên và chủ động nắm vững thị trường tiêu
thụ VLNCN truyền thống, không ngừng mở rộng thị trường mới trong nước,
phân công thị trường hợp lý cho từng đơn vị nhằm đảm bảo thị trường tiêu thụ
được ổn định và bền vững; đẩy mạnh công tác giới thiệu sản phẩm và chăm sóc
khách hàng và khẳng định uy tín của công ty.
• Phụ trách công tác hợp đồng: Dự thảo hợp đồng kinh tế đối với các đối tác trong
nước về mua, bán nguyên vật liệu, trình chủ tịch và giám đốc phê duyệt; hướng
dẫn các đơn vị đàm phán, ký kết và thanh lý hợp đồng; theo dõi, kiểm tra, đôn
đốc việc thực hiện hợp đồng, và đề xuất những giải pháp kịp thời khi có tranh
chấp hợp pháp.
• Công tác điều hành, chỉ huy sản xuất và kinh doanh cung ứng: Nghiên cứu, xây
dựng cơ chế điều hành chỉ huy sản xuất trong nội bộ công ty; căn cứ vào kế
hoạch tháng, quý, năm nhằm đề ra những biện pháp cụ thể để thực hiện tốt công
tác điều hành; đảm bảo cân đối về dự trự và cung ứng VLNCN.
• Công tác dự trự quốc gia VLNCN: Phối hợp cùng các phòng, các đơn vị liên
quan xây dựng phương án và tổ chức thực hiện nhiệm vụ dự trữ quốc gia
VLNCN theo đúng yêu cầu mà Nhà nước giao.
+ Phòng lao động tiền lương:

• Tổng hợp và xây dựng biên bản lao động hàng năm cho Tổng công ty;
• Tổng hợp và phân tích tình hình nhân lực, xây dựng đề án, tổ chức lại lao động
một cách hợp lý; nghiên cứu đề xuất các biện pháp sử dụng lao động;
• Phối hợp với phòng, ban và đơn vị trong Tổng công ty xây dựng chức danh và
tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, danh mục nghề nghiệp, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ
thuật, định mức lao động và hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện;
• Phối hợp với phòng thống kê, kế toán, tài chính thực hiện thanh toán lương hằng
tháng cho CB, CNVLĐ;
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 15 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
• Theo dõi, tổng hợp đề xuất thời hạn nâng lương cho CB, CNVLĐ đủ điều kiện
xét nâng bậc đối với Lương cơ bản;
• Tiếp nhận, điều động giải quyết chế độ chính sách cho người lao động khi nghỉ
hưu, nghỉ việc; lập kế hoạch nâng lương, ngạch lương và quản lý hồ sơ CB,
CNVLĐ trong Công ty;
• Chủ trì và phối hợp với phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật công nghệ thực
hiện về bảo hộ lao động và giám sát chi phụ cấp cho người lao động.
• Theo dõi, đăng ký trích nộp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất
nghiệp cho CB, CNVLĐ trong Công ty theo đúng quy định của Nhà nước.
+ Phòng kỹ thuật công nghệ có chức năng tham mưu giúp việc cho Chủ
tịch Công ty, Giám đốc, phó Giám đốc trong các lĩnh vực sau:
• Quản lý hoạt động khoa học công nghệ, công tác ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất.
• Công tác quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
• Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị sản xuất, dây chuyển sản xuất về công nghệ kỹ
thuật.
+ Phòng tổ chức cán bộ: Là đơn vị tham mưu giúp phó Giám đốc, Giám
đốc thực hiện các công tác tổ chức và cán bộ, quy hoạch đội ngũ CB và
CNVLĐ; xây dựng kiện toàn và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý của các đơn
vị; công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, chế độ chính sách cho người lao động;

tham mưu thực hiện công tác pháp chế trong Tổng công ty.
+ Phòng thống kê, kế toán, tài chính:
• Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý các nguồn vốn, các số liệu về tài
chính kế toán, quyết toán, tổng kết (kiểm kê tài sản theo qui định của Nhà nước).
Báo cáo tài chính lên cơ quan cấp trên và nộp các khoản ngân sách theo qui
định, làm thủ tục bảo toàn và phát triển nguồn vốn do cấp trên cấp.
• Tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kế toán, tài chính của Công ty.
• Quản lý toàn bộ các quỹ của Công ty theo đúng quy định.
• Thực hiện chế độ báo cáo tài chính và lưu trữ, bảo quản đầy đủ chứng từ kế toán
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 16 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
ban đầu theo quy định hiện hành.
• Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm.
• Tiến hành theo dõi công nợ, thu hồi công nợ, quản lý, tìm kiếm nguồn vốn và
luân chuyển vốn đầu tư đảm bảo cung cấp đủ số vốn cho hoạt động của công ty.
+ Phòng thương mại tham mưu giúp việc cho Chủ tịch và Giám đốc về
các mặt sau:
• Nghiên cứu đề xuất, xây dựng các quy định về hoạt động xuất nhập khẩu
VLNCN, nguyên liệu để sản xuất kinh doanh VLNCN; vật tư thiết bị, nguyên
liệu may mặc.
• Tìm hiểu thị trường VLNCN nước ngoài, nghiên cứu lựa chọn hãng cung cấp
sản phẩm đạt tiêu chuẩn sử dụng tại Việt Nam; tổ chức thực hiện nghiệp vụ
ngoại thương theo đúng luật Hải Quan; làm thủ tục xin phép các cơ quan chức
năng về việc mời khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; làm thủ tục về
hàng hóa để vận chuyển quá cảnh.
• Kinh doanh đa ngành; xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và kế hạch năm về kinh
doanh đa ngành của công ty; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện
thắng lợi đề ra; thực hiện các hợp đồng kinh doanh đa ngành.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Tổng
công ty.

Trong những năm qua công ty đã không ngừng mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh, mở rộng mạng lưới phân phối trên nhiều tỉnh thành của đất
nước, góp phần tạo ra nhiều giá trị cho bản thân công ty và xã hội. Những năm
gần đây Tổng công ty đã từng bước khắc phục các điểm yếu, các mặt chưa tốt để
hoàn thành các kế hoạch đặt ra. Điều này, giúp Công ty có chỗ đứng vững chắc
trên thị trường trong việc sản xuất và cung ứng các thuốc nổ cho nghành khai
thác và liên quan. Sự phát triển của Công ty được thực hiện qua phân tích ở
bảng 1.1 .
Nhìn chung 3 năm gần đây (2011-2013), công ty vẫn phát triển đều đặn
và không có gì đột biến. Doanh thu thuần, lợi nhuận thuần hoạt động sản xuất
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 17 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
kinh doanh nhìn chung không biến động nhiều, song có thể thấy chiều hướng đi
xuống khi năm 2012 nhịnh hơn 2 năm 2011 và năm 2013 (xét về chỉ tiêu lợi
nhuận thuần trước và sau thuế).
Doanh thu thuần của Công ty năm 2013 so với năm 2011 tăng 112.747
triệu đồng, tương ứng với 2,67%. Song lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
năm 2013 so với năm 2011 cũng tăng nhẹ 794 triệu đồng tương ứng 0,92%.
Doanh thu thuần năm 2013 so với năm 2012 tăng 13.698 triệu đồng tương ứng
0,32% tăng lượng rất nhỏ, nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm
2013 so với năm 2012 giảm 25.078 triệu đồng, tương ứng giảm 22,33%. Nguyên
nhân giảm vì chi phí tài chính tăng lên trong khi doanh thu lại giảm, chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng gây ảnh hưởng tới lợi nhuận
thuần giảm so với năm 2012.
Vì công ty kinh doanh thuốc nổ nên phụ thuộc vào các ngành sự dụng
thuốc nổ phía sau có phát triển hay không, nhưng ở nước ta, các ngành khai thác
chưa phát triển mạnh thời gian này nên doanh thu công ty không thay đổi nhiều
qua 3 năm 2011, 2012, 2013. Những vẫn ở vẫn quy mô lớn hàng nghìn tỷ đồng.
Vậy nên muốn lợi nhuận cao thì công ty nên đầu tư thêm công nghệ, gia tăng
hơn nữa năng suất lao động để giảm chi phí đầu vào, giảm giá vốn tăng lợi

nhuận.
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 18 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty từ năm
2010 đến 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Doanh số Biến động
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chênh
lệch năm
2013 với
năm 2011
( triệu)
Tỷ lệ
biến
động
(%)
Chênh
lệch năm
2013 với
năm 2012
(triệu)
Tỷ lệ
biến

động
(%)
1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ (01)
4.223.992 4.323.041 4.336.739 112.747 2,67 13.698 0,32
2
Các khoản giảm trừ
doanh thu (02)
817 735 2.302 1.485 181,76 1.567 213,20
3
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10 = 01 - 02)
4.223.175 4.322.306 4.334.437 111.262 2,63 12.131 0,28
4 Giá vốn hàng bán (11) 3.596.459 3.648.768 3.638.892 42.433 1,18 -9.876 -0,27
5
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ (20 = 10 - 11)
636.716 673.538 695.545 58.829 9,23 22.007 3,27
6
Doanh thu hoạt động tài
chính (21)
2.133 5.515 2.017 -116 -5,44 -3.498 -63,43
7 Chí phí tài chính (22) 74.910 56.538 86.596 11.686 15,60 30.058 53,16
Trong đó: chi phí đi vay
(23)
47.345 53.405 63.369 16.024 33,84 9.964 18,66
8 Chí phí bán hàng (24) 389.460 437.860 424.832 35.372 9,08 -13.028 -2,98

9
Chi phí quản lý doanh
nghiệp (25)
88.064 72.548 98.926 10.862 12,33 26.378 36,36
10
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
(30 =20+(21–22)
-(24 + 25)
86.414 112.286 87.208 794 0,92 -25.078 -22,33
11 Thu nhập khác (31) 4.079 16.682 11.149 7.070 173,33 -5.533 -33,17
12 Chi phí khác (32) 2.208 3.455 3.444 1.236 55,97 -11 -0,32
13
Lợi nhuận khác
(40=31–32)
1.871 13.227 7.705 5.834 311,81 -5.522 -41,75
14
Lợi nhuận từ công ty
liên kết (33)
- -13.654 -5.653 -5.653 8.001 -58,60
15
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
(50=30+40+33)
88.285 111.858 89.259 974 1,10 -22.599 -20,20
16
Chi phí thuế TNDN
hiện hành (51)
22.608 28.479 23.201 593 2,62 -5.278 -18,53
17

Chi phí thuế TNDN
hoàn lại (52)
- - - - -
18
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
(60=50-51-52)
65.677 83.379 66.058 381 0,58 -17.321 -20,77
( Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2011, 2012, 2013)
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 19 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
CHƯƠNG 2:
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA
CHẤT MỎ - VINACOMIN
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty.
Bộ máy kế toán là một trong những bộ máy quan trọng của Công ty, là
một trong những phòng có chức thống kê và quản trị tài chính giúp cho ban
giám đốc thấy được sự tăng giảm doanh thu cũng như năng suất lao động … Từ
đó đưa ra các quyết định giúp cho sự phát triển của Công ty.
Công tác tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, khoa học đóng vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo tính hiệu quả của công tác kế toán. Để phù hợp với quy mô
sản xuất và yêu cầu yêu cầu quản lý của công ty, cơ cấu bộ máy kế toán của
Tổng công ty gồm 1 kế toán trưởng, 2 phó phòng và 9 chuyên viên. Mỗi người
đảm nhận một công việc nhất định dưới sự chị đạo, điều hành của kế toán
trưởng.
Hình thức tổ chức công tác kế toán được áp dụng là hính thức tổ chức
công tác kế toán tập trung. Theo hình thức này mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
đều được tập trung và xự lý tại phòng kế toán của Công ty
Mô hình tổ chức phòng kế toán:

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 20 Lớp: Kiểm toán K53B
Kế toán
trưởng
Phó
phòng
Phó
phòng
Các chuyên
viên
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
- Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toán): có chức năng quản lý chỉ
đạo chung mọi hoạt động của phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn
bộ công tác tài chính của công ty, đề xuất các kế hoạch cụ thể cho các dự án.
- Phó phòng: gồm 2 phó phòng với chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Phó phòng thứ 1:
+ Giúp kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác hạch toán toàn Tổng
công ty. Chỉ đạo công tác lập báo cáo quyết toán tài chính toàn Tổng công ty
hàng tháng, quí, năm.
+ Thay đồng chí KTT điều hành hoạt động của phòng khi đồng chí KTT
đi vắng hoặc khi được ủy quyền.
+ Chỉ đạo theo dõi công tác DTQG hàng VLN CN.
+ Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch theo chức năng của phòng.
+ Phụ trách công tác đầu tư XDCB theo chức năng của phòng (bao gồm
chỉ đạo kiểm tra, rà soát các hồ sơ dự toán, quyết toán ĐTXD, ký nháy trước khi
KTT ký, theo dõi và hạch toán tài khoản 241).
+ Theo dõi và thực hiện các công việc liên quan tới giá bao gồm: giá đầu
mua sắm TSCĐ, XDCB, sủa chữa, công trình môi trường; giá vật tư, hàng hóa
của cơ quan Tổng công ty (trừ giá nguyên vật liệu để sản xuất thuốc nổ và giá

vật liệu nổ công nghiệp).
+ Theo dõi và duyệt dự toán, quyết toán sửa chữa tài sản Tổng công ty.
Phó phòng thứ 2:
+ Giúp KTT trực tiếp chỉ đạo công tác thuê, công tác công nợ, công tác
thống kê cơ quan Tổng công ty.
+ Theo dõi hàng hóa (TK 156)
+ Theo dõi doanh thu, giá vốn (TK loại 5, TK 632). Viết hóa đơn bán
hàng phát sinh tại cơ quan Tổng công ty.
+ Theo dõi công nợ ngoài phát sinh tại cơ quan Tổng công ty và toàn
Tổng công ty.
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 21 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
+ Chỉ đạo công tác kiểm kê tài sản, vật tư, hàng hóa, công nợ.
+ Theo dõi và thực hiện các công việc liên quan đến giá bao gồm: giá
nguyên vật liệu để sản xuất thuốc nổ, giá vật liệu nổ công nghiệp của Tổng công ty.
+ Theo dõi và lập báo cáo tiết kiệm của Tổng công ty.
-Các chuyên viên: gồm 9 chuyên viên với chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Chuyên viên 1:
+ Kế toán tổng hợp, lập báo cáo quyết toán hợp nhất Tổng công ty, Công
ty mẹ, cơ quan Tổng công ty hàng kỳ theo quy định.
+ Công nợ giữa Tổng công ty và Tập đoàn TKV.
+ Theo dõi các tài khoản : 415, 416, 421, 431, 451, các TK loại 7, loại 8,
loại 9, các tài khoản chi phí 641 và 642.
+ Theo dõi tài khoản nguồn vốn 411 và 466.
Chuyên viên 2:
+ Theo dõi và thanh toán các khoản chi bằng tiền vay (TK 311, 341, 342,
515, 635).
+ Theo dõi và hạch toán các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn
(TK 142, 242), chênh lệch tỷ giá (TK 413).
+ Theo dõi và thanh toán các khoản chi bằng tiền gửi ngân hàng (TK 112, 113)

+ Theo dõi các khoản thanh toán bằng vốn đầu tư ngắn hạn, trung và dài hạn.
+ Lập kế hoạch tài chính hàng kỳ theo quy định.
Chuyên viên 3:
+ Theo dõi tiền mặt, tạm ứng (TK 111, 141), kế toán thanh toán các chế
độ tại cơ quan Tổng công ty.
+ Theo dõi công nợ nội bộ các đơn vị: Công ty CN HCM Việt Bắc, Công
ty CN HCM Tây Bắc.
Chuyên viên 4:
+ Theo dõi nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm, chi phi sản xuất kinh
doanh dở dang (TK 152, 153, 154, 155). Theo dõi quản lý tiêu hao nhiên liệu,
sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô của cơ quan Tổng công ty.
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 22 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
+ Theo dõi các khoản phải thu, phải trả khác (TK 138, 338, trừ BHXH,
BHYT, KPCĐ, bảo hiểm thất nghiệp)
+ Theo dõi công nợ nội bộ các đơn vị: Công ty CN HCM Trung trung bộ,
Công ty CN HCM Tây nguyên, XN SN và CƯVT Hà nội.
Chuyên viên 5:
+ Theo dõi tiền lương (TK 334), BHYT, BHXH, KPCĐ (TK338). Theo
dõi hạch toán chi phí ăn ca qua lương.
+ Thực hiện một phần công việc tổng hợp quyết toán: Lập biểu báo cáo
thanh toán với cán bộ CNV.
+ Tổng hợp và kê khai thu nhập hàng tháng của CB CNV cơ quan Tổng
công ty. Tính toán xác định thuế thu nhập cá nhân và trực tiếp thực hiện kê khai
quyết toán thuế TNCN của cơ quan Tổng công ty theo qui định (TK 333.5)
+ Theo dõi công nợ nội bộ các đơn vị: Công ty công nghiệp hóa chất mỏ
Nam bộ, Công ty CN HCM Nam trung bộ.
Chuyên viên 6:
+ Thủ quĩ: Thực hiện chi tiêu tiền mặt theo chứng từ được duyệt, quản lý
két tiền và các giấy tờ có khác của Tổng công ty đang lưu trữ trong két.

+ Theo dõi, kê khai, hạch toán và quyết toán tất cả các loại thuế phải nộp
của Tổng công ty ( thuế nhà thầu, thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu thuế
khác…).
+ Thực hiện các thủ tục mua, tiếp nhận hóa đơn, cấp hóa đơn đặc thù cho
các đơn vị trong Tổng công ty. Báo cáo sử dụng hóa đơn của văn phòng Tổng
công ty.
Chuyên viên 7:
+ Thực hiện một phần công việc tổng hợp quyết toán:
• Tổng hợp báo cáo quyết toán các công ty con.
• Tổng hợp các báo cáo chi phí khác, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp, tổng hợp thuế toàn Tổng công ty và một số biểu
phân công khác.
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 23 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
+ Theo dõi công nợ nội bộ các đơn vị : Công ty CN HCM Quảng Ninh,
CN HCM Cẩm Phả, Khách sản Hạ Long
+ Theo dõi tài sản, khấu hao tài sản (TK 211, 213, 214). Tổng hợp các
báo cáo tăng giảm tài sản, tổng hợp kiểm kê tài sản cố định toàn Tổng công ty.
Chuyên viên 8:
+ Theo dõi TK 131, 331 công nợ với các đơn vị Quân đội.
+ Thực hiện kê khai thuế GTGT của cơ quan Tổng công ty ( Đầu ra, đầu vào).
+ Theo dõi công nợ nội bộ các đơn vị : Công ty CN HCM Bắc trung bộ,
Công ty CN HCM Bạch Thái Bưởi.
Chuyên viên 9: Thực hiện các công việc của kế toán chi tiết tiền gửi, tiền
vay (TK 112, 311, 341, 342)
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán của Tổng công ty
2.2.1. Chế độ kế toán áp dụng
Theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các quy định cụ thể của chuẩn
mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán Việt Nam và các qui định hiện hành áp
dụng cho Tập đoàn TKV được ban hành theo quyết định số 2917/QĐ – HĐQT

ngày 27/12/2006 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi hiện hành.
2.2.2. Các chính sách kế toán áp dụng
1. Nguyên tắc nghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: phương pháp chuyển
đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán. Ngoại tệ khác hạch
toán theo tỷ giá giao dịch thực hiện và số dư cuối kỳ được đánh giá theo tỷ giá
liên ngân hàng cùng thời điểm.
2. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
- Nguyên tắc ghi nhận HTK : HTK được chi nhận theo giá gốc.
- Phương pháp tính giá trị HTK: Bình quân gia quyền.
- Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá HTK: Theo thông tư hướng dẫn số
228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ tài chính.
3. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và BĐS đầu tư.
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 24 Lớp: Kiểm toán K53B
Báo cáo kiến tập kế toán GVHD: TS. Phạm Xuân Kiên
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (TSCĐHH, TSCĐVH, thuê tài chính ): ghi nhận
theo nguyên giá và theo QĐ 203/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ (TSCĐHH, TSCĐVH, thuê tài chính) : áp dụng
phương pháp đường thẳng.
4. Nguyên tắc ghi nhận vốn hóa các khoản chi phí đi vay.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Được ghi nhận vào chi phí tài chính trong
kỳ khi phát sinh.
- Tỷ lệ vốn hóa được sự dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ.
5. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Chi phí chưa chi nhưng được ước tính để
ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
6. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
- Căn cứ ghi nhận doanh thu dựa trên hóa đơn cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho
khách hàng.
- Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ: căn cứ trên hóa đơn tài chính.
- Doanh thu hoạt động tài chính: căn cứ thực tế phát sinh tiền thu được về hoạt

động tài chính.
7. Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
8. Các nguyên tắc và phương pháp khác.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hê thống chứng từ kế toán.
Tổng công ty hiện nay vẫn sự dụng hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc
đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành theo quyết định số 1141-
TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính và các văn bản bổ sung, bao
gồm các chứng từ về lao động tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ,
TSCĐ. Việc quản lý hóa đơn chứng từ được quy định như sau: phòng kế toán
của công ty chi quản lý các hóa đơn, chứng từ phát sinh tại văn phòng công ty.
Còn lại các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý các chứng từ phát sinh tại
đơn vị mình, cuối tháng các đơn vị này phải gửi về phòng kế toán công ty bảng
kê chứng từ. Nội dung tổ chức chứng từ kế toán được thực hiện theo đúng chế
độ ban hành từ khâu xác định danh mục chứng từ, tổ chức lập chứng từ, tới tổ
chức kiểm tra chứng từ, cuối cùng là bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ.
SV: Nguyễn Xuân Hoàng 25 Lớp: Kiểm toán K53B

×