HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN
Đề tài:
Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp.
Nhóm thực hiện: Nhóm FA - Lớp: QTNH thứ 3 ca 1 + 2
1. Lê Thùy Nhung
2. Trần Thị Phương Thảo
3. Vũ Thị Tâm
4. Trần Thị Cẩm Hà
5. Nguyễn Diệu Linh
6. Trương Thị Thanh Loan
Hà Nội 9 - 2014
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
MỤC LỤC
Lời mở đầu:
Đầu năm 2011, tình hình kinh tế đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn: chỉ số giá tiêu dùng
của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75%
của năm 2010 lên 18,13%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong
lĩnh vực bất động sản, trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ thống ngân hàng.
Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao hơn trước… Kinh tế thế giới
cũng xuất hiện nhiều diễn biến xấu, lạm phát tăng, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản
đầu vào của sản xuất, lương thực, thực phẩm trên thị trường tiếp tục tăng cao. Sau khủng
hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo.
Trước tình hình thực tế như vậy, phản ứng trong chính sách điều hành kinh tế cũng đã rất
nhanh nhạy, kịp thời. Ngay trong tháng 2/2011, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 11/NQ-
CP, chuyển trọng tâm điều hành chính sách sang “tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”.
Trong 3 năm qua, kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế như sau:
• Về nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Ba năm qua, nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, áp dụng đồng bộ
các biện pháp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18.13% năm 2011
xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6.04%. Mặt bằng lãi suất
huy động đã giảm từ mức 17%-18% của năm 2011 xuống còn 7%-10%/năm, mặt bằng
lãi suất cho vay giảm còn 9%-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9%-11.5% (các
NHÓM FA Page 2
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
lĩnh vực ưu tiên là 7%-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với
nguồn vốn từ ngân hàng. Bội chi ngân sách, nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của
quốc gia theo cách đánh giá của Việt Nam vẫn trong giới hạn kiểm soát. Nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là
15.6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm 2012 là 16.3 tỷ
USD và 10.1 tỷ USD; năm 2013 là 21.6 tỷ USD và 11.5 tỷ USD.
• Về tăng trưởng kinh tế
Theo giá so sánh năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6.24%, năm 2012 tăng 5.25% và năm
2013 tăng 5.42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5.6%/năm. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra
ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và
có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước ASEAN (5.1%/năm trong
thời kỳ 2011-2013, theo IMF). Tuy nhiên, điều rất lo ngại là, khu vực sản xuất vật chất có
xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng.
Trong bối cảnh đó, VPBank lại là cái tên được chú ý nhiều nhất, với sự phát triển vượt
trội, đánh dấu sự chuyển mình của VPBank. Với những nỗ lực trong hoạt động kinh
doanh, năm 2013, VPBank đã đạt được các giải thưởng tiêu biểu: Ngân hàng bán lẻ sáng
tạo nhất Việt Nam 2013, Thương hiệu tiêu biểu, Thương hiệu được khách hàng tín
nhiệm VPBank cũng lần đầu tiên được tổ chức xếp hạng uy tín thế giới là Moody’s xếp
hạng mức tín nhiệm “B3” và triển vọng “ổn định”.
Đây là lý do vì sao nhóm chọn Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
(VPBank) để nghiên cứu, phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.
A- Giới thiệu khái quát về VPBank
I- Lịch sử hình thành và phát triển
• Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp
Ngoài Quốc Doanh trước đây) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau 21 năm hoạt
động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6347 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn
200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 7000 cán bộ nhân viên.
NHÓM FA Page 3
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
• Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang
từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính
ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng,
VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 -
2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược
này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu,
khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ
động theo dõi các cơ hội trên thị trường.
• Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng
lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của
các kênh bán hàng và phân phối.
• Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được
thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch
vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng
quyền lợi cho khách hàng Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại
và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc
độ nhanh chóng.
• Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank đã tiến hành đồng
bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường
trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và
hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp
vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và
triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát
triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng
chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song
song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp,
VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị
công ty rõ ràng và minh bạch.
• Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng
vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: Ngân hàng
NHÓM FA Page 4
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
thanh toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, giải thưởng
Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất, Thương hiệu quốc gia 2012,
Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác.
II- Tầm nhìn, Sứ mệnh, Chiến lược Phát triển và Giá trị Cốt lõi của VPBank
Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt nam, VPBank đã có
những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng. Đặc biệt từ năm 2010,
VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi
toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới.
Theo chiến lược này, VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng
đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.
1- Tầm nhìn
Tầm nhìn trên được hiện thực hóa bằng một chiến lược gồm 2 gọng kìm chính:
• Tăng trưởng hữu cơ quyết liệt, tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và
SME, đồng thời khai thác cơ hội trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và
tín dụng tiêu dùng.
• Xây dựng các hệ thống nền tảng vững chắc về tổ chức, nhân sự, công nghệ, vận
hành, v.v.
2- Giá trị cốt lõi
• Khách hàng là trọng tâm;
• Hiệu quả;
• Tham vọng;
• Phát triển con người;
• Tin cậy;
• Tạo sự khác biệt.
3- Chiến lược phát triển
Những thành quả đạt được trong giai đoạn chuyển đổi vừa qua đã khẳng định chiến lược
đúng đắn của VPBank, với những thay đổi tích cực về hình ảnh, chất lượng dịch vụ, tính
chuyên nghiệp, v.v. Sự tin cậy của khách hàng đối với VPBank cũng ngày càng củng cố
với việc gia tăng liên tục số lượng khách hàng mới và nguồn vốn huy động. Đặc biệt hơn
cả là VPBank đang trở thành một địa chỉ thu hút nhân tài trong ngành tài chính ngân
hàng. Những yếu tố then chốt này đã, đang, và sẽ trở thành vũ khí chiến lược của
VPBank trong hành trình hướng tới mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP
NHÓM FA Page 5
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm
2017.
4- Sứ mệnh
VPBank tin tưởng rằng với tầm nhìn và chiến lược trên, ngân hàng sẽ hoàn thành sứ
mệnh của mình là mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến
quyền lợi người lao động và cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, và
đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng
B- Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh
của VPBank thông qua mô hình Camels
Camels là phương pháp phân tích ngân hàng được xây dựng ở Mỹ từ những năm 1980
bởi Uy ban giám sát của Ngân hàng Thanh toán quốc tế. Ngày nay, phương pháp này
được coi là một phương pháp chuẩn và được công nhận rộng rãi trên thế giới đối với việc
phân tích tài chính trong ngành ngân hàng. Đây là một công cụ rất hữu ích trong việc đưa
ra các dự đoán liệu ngân hàng có lành mạnh hay không và nó cho phép các nhà phân tích
tài chính xác định giá trị của ngân hàng với mức độ tin cậy nhất.
Theo mô hình này, các nhà phân tích phải phân tích tài chính của ngân hàng thương mại
đối với cả các nhân tố định tính và định lượng. Camels là chữ viết tắt bằng tiếng Anh của
6 nhân tố mà theo nhận định của cộng đồng ngân hàng thế giới, muốn duy trì được tính
lành mạnh và ổn định của một ngân hàng, cần phải có 6 yếu tố này. Đó là:
• C (Capital Adequacy): vốn tự có của ngân hàng
• A (Asset quality): Chất lượng tài sản
• M (Management ability): Năng lực quản lý
• E (Earning Strength): Khả năng sinh lời
• L (Liquidity): Khả năng thanh khoản
• S (Sensitivity to Market risk): Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường
Ở Việt Nam hiện nay, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) đã đưa ra các quyết định về việc
đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng bằng phương pháp Camels, được thể hiện thông
qua Quyết định 493 ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, Thông
NHÓM FA Page 6
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
tư 13/2010/TT – NHNN ngày 20/05/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt
động của TCTD.
I- Nhóm chỉ tiêu xếp loại về vốn tự có (C- Capital Adequacy)
Một ngân hàng thương mại cần phải có vốn nhằm đảm bảo khả năng chi trả cho khách
hàng gửi tiền muốn rút ra và các chủ nợ, đảm bảo tuân thủ những quy định do NHNN đặt
ra và hơn nữa là nhằm đề phòng những tổn thất không mong đợi.
Vốn tự có ở đây được hiểu là số vốn của cổ đông sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Mức độ vốn càng cao, nhà quản trị càng theo đuổi được những mục tiêu kinh
doanh có lợi nhuận dự kiến cao, ngược lại, mức độ vốn thấp, nhà quản trị sẽ gặp khó
khăn trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Trong phần này, nhóm nghiên cứu đánh giá dựa trên các chỉ tiêu:
• Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
• Giá trị còn lại của tài sản cố định/Vốn cấp 1
• Đòn bẩy tài chính
1- Các tỷ lệ đảm bảo an toàn về vốn
1.1- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Tỷ lệ này cho biết nguồn vốn của ngân hàng có ổn định không, có đáp ứng được nhu cầu
vay không.
CAR = ≥ 9%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Hệ số an toàn CAR 11.9% 12.5% 12.5%
Từ số liệu trên, ta thấy cả 3 năm: hệ số an toàn CAR đều lớn hơn 9%, đảm bảo quy định
của NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Từ năm 2011
đến năm 2013, tỷ lệ này tăng 0.6% chứng tỏ VPBank đã duy trì được nguồn vốn khá ổn
định để đảm bảo nhu cầu cho vay.
Trong đó, ta có:
NHÓM FA Page 7
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
• Vốn cấp 1 (vốn cơ sở): gồm vốn cổ đông đã góp, thặng dư vốn cổ phần, dự trữ
công khai trừ đi lợi thế thương mại, khoản lỗ kinh doanh, các khoản góp vốn, mua
cổ phần của tổ chức tín dụng khác và của công ty con. Vốn này được xem là sức
mạnh và tiềm lực thực sự của ngân hàng.
• Vốn cấp 2 (vốn bổ sung): giá trị tăng thêm của tài sản cố định, tài sản tài chính
được định giá lại, dự trữ không công khai, dự phòng chung hay dự phòng tổn thất
nợ, các khoản nợ thứ cấp, các công cụ vốn nợ khác (chứng chỉ đầu tư, trái phiếu
chuyển đổi, cổ phiếu ưu tiên ).
NHÓM FA Page 8
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Dựa trên BCTC của VPBank năm 2011, 2012, 2013, ta có bảng tính vốn tự có cấp 1 và
cấp 2 như sau:
Thành phần vốn cấp 1 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Vốn điều lệ 5,050,000 5,770,000 5,770,000
2. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều
lệ
18 170 20 036 53 944
3. Qũy đầu tư 35 35 35
4. Lợi nhuận không chia 793 496 704 704 1,627,033
5. Thặng dư cổ phần 1369 1369 1369
6. Các khoản giảm trừ
a. Lợi thế thương mại - - -
b. Khoản lỗ kinh doanh - - -
c. Các khoản góp vốn, mua cổ
phần công ty con
615 000 915 000 915 000
d. Các khoản góp vốn, mua cổ
phần của TCTD khác
38 000 35 036 38 367
Vốn cấp 1 5,210,043 5,546,108 6,499,014
Thành phần vốn cấp 2 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. 50% số dư có tài sản đánh giá lại
TSCĐ
- - -
2. 40% số dư có tài sản đánh giá lại
TSTC
- - -
3. Quỹ dự phòng tài chính 133 175 212 960 274 316
4. Công cụ nợ kỳ hạn trên 5 năm - - 2,500,000
Vốn cấp 2 133 175 212 960 2,774, 316
NHÓM FA Page 9
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Như vậy, hệ số CAR tăng là do sự tăng trưởng mạnh vốn tự có của VPBank, trong đó:
• Vốn tự có cấp 1: năm 2012 tăng 13.07% và đến năm 2013 là 30.32%. Trong thành
phần vốn cấp 1, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng cao nhất: hơn 5000 tỷ trong suốt 3
năm; sự thay đổi của vốn cấp 1 phần lớn là do lợi nhuận chưa phân phối tăng lên:
năm 2013 tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2012 và 2011, đạt hơn 1627 tỷ. Đây là
một dấu hiệu tốt cho thấy sự chuyển mình của VPBank.
• Đặc biệt, vốn tự có cấp 2 có sự tăng mạnh trong 3 năm, chủ yếu là do tháng 9 năm
2013 VPBank đã phát hành 2500 tỷ trái phiếu kỳ hạn trên 5 năm nhằm tăng vốn
cấp 2. Ngoài ra, quỹ dự phòng tài chính cũng tăng gấp đôi so với năm 2011, điều
này chứng tỏ lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng lên đáng kể. (VPBank lập quỹ
dự phòng tài chính từ 10% lợi nhuận sau thuế và 25% vốn cổ phần).
1.2- Giá trị còn lại của tài sản cố định/ Vốn cấp 1
Chỉ tiêu này thể hiện ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm vốn tự có của mình đầu
tư vào tài sản cố định. Theo Nghị định 57/2012/ NĐ – CP thì TCTD được sử dụng không
quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để đầu tư xây dựng, mua sắm tài
sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động. Như vậy, chỉ tiêu này không vượt quá 50%
thì mới đảm bảo an toàn và đảm bảo quy định của pháp luật.
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị còn lại của TSCĐ (triệu đồng) 370 704 458 197 447 406
Vốn cấp 1 (triệu đồng) 5,210,043 5,546,108 6,499,014
Giá trị còn lại của TSCĐ/ Vốn cấp 1 (%) 7.11 8.26 6.88
Rõ ràng tỷ lệ này là đảm bảo an toàn theo quy định chính phủ đối với 1 TCTD. Tuy chỉ
tiêu trên vẫn ở mức thấp và duy trì ở mức xấp xỉ 7% -8% nhưng, như đã trình bày ở trên
thì lợi nhuận chưa phân phối của VPBank lại có xu hướng tăng, nghĩa là không làm ảnh
hưởng đến hoạt động chính của ngân hàng. Điều này thể hiện VPBank đã đầu tư hiệu quả
nguồn vốn tự có của mình vào TSCĐ và đảm bảo được an toàn vốn.
NHÓM FA Page 10
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
1.3- Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là sự tương quan giữa tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, việc sử dụng
đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng đem lại kết quả như mong muốn, nó phụ thuộc
vào kết cấu tài sản của ngân hàng, đồng thời hệ số này cũng nói lên tính chủ động hay
không về mặt tài chính của một ngân hàng.
Đòn bẩy tài chính 2011 2012 2013
( lần) 12.81 14.46 14.69
!"#"#"$
Đối với hệ số đòn bẩy tài chính, VPBank đã duy trì ở mức độ có thể chấp nhận được so
với mức độ cho phép (12.5 lần). Qua các năm hệ số này có tăng nhẹ do cả nợ phải trả và
vốn chủ sở hữu của ngân hàng đều tăng nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả lớn hơn tốc độ
tăng của vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động về mặt
tài chính, phát huy được công dụng của đòn bẩy trong việc tạo ra lợi nhuận. Với mức độ
đòn bẩy tài chính như hiện tại ngân hàng vẫn cần có sự theo sát, đảm bảo duy trì ở mức
độ cho phép bằng cách gia tăng vốn tự có.
2- Xu hướng thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu của VPBank
Để đánh giá về xu hướng thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu của VPBank, ta có bảng tổng
hợp về các chỉ tiêu trong Vốn chủ sở hữu của VPBank qua các năm như sau:
31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
VII - Vốn và các quỹ 5,996,245 6,709,104 7,726,697
1 Vốn 5,051,369 5,771,369 5,771,369
a Vốn cổ phần 5,050,000 5,770,000 5,770, 000
c Thặng dư vốn cổ phần 1 369 1 369 1 369
2 Các quỹ 151 380 233 031 328 295
5 Lợi nhuận chưa phân phối 793 496 704 704 1,627,033
Tổng vốn chủ sở hữu 5,996,245 6,709,104 7,726,697
NHÓM FA Page 11
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
%&#'(
)*+,-./0'1*023 !"4"506768
Từ bảng thống kê trên, ta có thể thấy tổng vốn chủ sở hữu của VPBank đều tăng qua các
năm. Năm 2012 tăng 11.89% so với năm 2011, năm 2013 tăng 15.17% so với năm 2012.
Tốc độ tăng của vốn chủ qua các năm cho thấy VPBank đang ngày chủ động hơn về mặt
tài chính. Trong các chỉ tiêu của VCSH, chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối tăng mạnh
nhất, từ 793 496 triệu VND năm 2011 lên 1,627,033 triệu VND năm 2013. Ngoài ra
VPBank có xu hướng tăng dần vốn điều lệ bởi trong vòng 5 năm trở lại đây, vốn điều lệ
của ngân hàng này tăng liên tục từ 4000 tỷ năm 2010 và đến năm 2014 vốn điều lệ đã lên
đến 6 347 tỉ đồng, dưới hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng từ
lơi nhuận để lại, quỹ dự phòng bổ sung vốn điều lệ. Với cơ chế như vậy VP vẫn đảm bảo
chi trả cố tức cho cổ đông mà vẫn duy trì cơ cấu vốn an toàn, tăng cường sức chịu đựng
rủi ro hoạt động cho ngân hàng.
3- Rủi ro đối với các hoạt động ngoại bảng
Một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trong hoạt động của một ngân hàng hiện đại là
việc mở rộng các nghiệp vụ ngoại bảng, hoạt động ngoại bảng là các hoạt động không
thuộc bảng cân đối tài sản (nội bảng). Các công cụ tài chính này chủ yếu bao gồm các
nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và Cam kết khác. Các công cụ này cũng tạo ra những rủi ro tín dụng
cho ngân hàng ngoài các rủi ro tín dụng được ghi nhận trong nội bảng, bởi vì các hoạt
động ngoại bảng có thể ảnh hưởng đến trạng thái tương lai của bảng cân đối tài sản nội
bảng: có thể tạo ra những tài sản Có và tài sản Nợ bổ sung cho bảng cân đối nội bảng.
NHÓM FA Page 12
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
)-90:,;<=><=*
Nhìn biểu đồ có thể thấy được các hoạt động ngoại bảng có xu hướng tăng lên rõ rệt.
Cùng với việc quy mô vốn tăng, các chỉ tiêu ngoại bảng cũng tăng cao thì rủi ro mang lại
cho ngân hàng cũng không hề nhỏ.
Như vậy, trong 3 năm 2011-2013, cơ cấu vốn của VPBank khá an toàn, vốn chủ
sở hữu tăng qua các năm, đòn bẩy tài chính cũng khá cao nhưng vẫn ở mức có thể
chấp nhận. Với cơ cấu vốn an toàn, VPBank có thể hạn chế được các rủi ro hoạt
động, tuy nhiên, VPBank vẫn cần chú trọng trong việc kiểm soát rủi ro trong hoạt
động ngoại bảng, đặc biệt là các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn.
Giải pháp:
• Cùng với việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu, VPBank nên chú trọng đầu tư vào
TSCĐ hơn vì TSCĐ là rất cần thiết trong mọi hoạt động và thể hiện hình ảnh của
ngân hàng.
• Kiểm soát các khoản vay từ dân cư và nền kinh tế một cách chặt chẽ và sử dụng
một cách có hiệu quả để tránh tình trạng mất khả năng thanh khoản, mất tự chủ tài
chính.
• Bộ phận quản trị rủi ro của VPBank cũng cần chú trọng kiểm soát không chỉ rủi ro
trong hoạt động nội bảng mà còn ở cả hoạt động ngoại bảng, do quy mô vốn tăng
cao, ngân hàng sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh thì đồng thời làm tăng rủi ro cho
ngân hàng nên càng cần quản trị một cách chặt chẽ và hợp lý.
II- Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tài sản (A- Asset Quality)
Tài sản là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng thanh toán
của một ngân hàng. Tài sản có chất lượng kém là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của
hầu hết các ngân hàng. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng tài sản là việc làm cần thiết và
cũng rất khó khăn để đưa ra những nhận định chính xác nhất cho ngân hàng. Ở chỉ tiêu
này, nhóm phân tích trên các khía cạnh:
• Kết cấu tài sản
• Chất lượng danh mục cho vay
NHÓM FA Page 13
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
• Chất lượng danh mục đầu tư
• Chất lượng TSCĐ và tài sản có khác
• Chất lượng các khoản mục ngoại bảng
1- Kết cấu tài sản.
Loại tài sản Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Tiền mặt và vàng 1.28 0.78 1.23
Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước Việt Nam 1.26 1.34 0.63
Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng
khác
9.94 26.06 27.72
Chứng khoán kinh doanh 7.01 1.31 2.3
Các công cụ tài chính phái sinh và các tài
sản tài chính khác
- 0.06 -
Cho vay khách hàng 42.77 35.57 34.86
Chứng khoán đầu tư 24.05 21.07 22.96
Góp vốn, đầu tư dài hạn 0.06 0.07 0.15
Tài sản cố định 0.37 0.45 0.45
Tài sản có khác 13.25 12.69 9.69
?
Nhìn chung, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư; tiền gửi và cho vay các TCTD
khác chiếm phần lớn trong tổng tài sản của VPBank.
Năm 2012, với mục tiêu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô, tổng tài sản hợp nhất
của VPBank đạt 102 576 tỷ đồng, tăng gần 20 000 tỷ, tương ứng tăng 24% so với cuối
NHÓM FA Page 14
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
năm 2011. Tăng trưởng tổng tài sản chủ yếu do đóng góp từ tăng trưởng cho vay khách
hàng, chứng khoán đầu tư và tiền gửi và cho vay các TCTD khác. Cụ thể:
- Tiền gửi và cho vay các TCTD khác tại thời điểm cuối năm 2012 đạt 26 761 tỷ đồng,
tăng 3 800 tỷ đồng, tương ứng tăng 17% so với cuối năm 2011. Trong đó, tiền gửi tại các
TCTD giảm 5243 tỷ (giảm 23%) và cho vay các TCTD tăng 9 097 tỷ so với cuối 2011.
- Chứng khoán đầu tư tăng 3236 tỷ (tăng 17%) so với cuối 2011. Chứng khoán đầu tư
tăng chủ yếu do các khoản đầu tư chứng khoán của Chính phủ, bao gồm trái phiếu Chính
phủ (tăng 4766 tỷ), tín phiếu Ngân hàng Nhà nước (tăng 1500 tỷ) và tín phiếu Kho bạc
(tăng 1240 tỷ), trong khi giảm bớt danh mục đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và trái
phiếu do các TCTD phát hành. Điều này cũng phù hợp với định hướng của VPBank về
tối ưu hóa danh mục tài sản có và xây dựng một bảng cân đối kế toán vững mạnh hơn, có
tính thanh khoản cao hơn.
- Cho vay khách hàng cuối năm 2012 đạt 36 903 tỷ đồng, tăng 26% so với cuối năm
2011. VPBank là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng
cao nhất của ngành ngân hàng. Mức tăng trưởng này cũng vượt 10% so với kế hoạch do
ĐHCĐ đặt ra từ đầu năm. Tháng 8/2012, VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước
điều chỉnh hạn mức tín dụng cả năm 2012 lên 30%. Đây là con số tăng trưởng tín dụng
điều chỉnh cao nhất được Ngân hàng Nhà nước thông qua, ghi nhận những đánh giá
cao về năng lực điều hành và quản trị rủi ro của VPBank. Cho vay khách hàng tăng tập
trung vào các đối tượng khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản đảm bảo
tốt và có khả năng trả nợ. Nhờ chú trọng kiểm soát chất lượng tín dụng và thận trọng
trong cho vay, nên tỷ lệ nợ xấu của VPBank tại thời điểm cuối năm 2012 được kiểm soát
ở mức 2.72%.
Kết thúc năm tài chính 2013, tổng tài sản hợp nhất của VPBank đạt 121 264 tỷ
đồng, tăng 18 591 tỷ đồng (tương đương 18%) so với năm 2012.
Tăng trưởng tổng tài sản có đóng góp lớn từ tăng trưởng mạnh ở danh mục cho vay
khách hàng và danh mục chứng khoán. Sự biến động này đã làm cho cấu trúc bảng cân
đối tài sản có sự dịch chuyển đáng kể, đưa tỷ trọng cho vay khách hàng tăng lên 43%,
danh mục chứng khoán chiếm 31%, tiền gửi và cho vay các TCTD khác giảm xuống còn
10% tổng tài sản.
NHÓM FA Page 15
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cho vay khách hàng, trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác đầu
tư): Tính đến cuối năm 2013 đạt 65 625 tỷ đồng, tăng 43% so với cuối năm 2012. Trong
năm 2013, VPBank được NHNN phê duyệt chỉ tiêu tăng trưởng cấp tín dụng lên đến
45%, phản ánh sự tin tưởng đối với năng lực quản trị điều hành và kiểm soát rủi ro của
VPBank.
Chứng khoán đầu tư và kinh doanh: Chiến lược đầu tư của VPBank là gắn liền với
mục tiêu lợi nhuận, trạng thái thanh khoản và khẩu vị rủi ro được HĐQT phê duyệt.
Với chiến lược đó, VPBank đã duy trì và tăng trưởng vào các trái phiếu có tính an
toàn và thanh khoản cao như Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu NHNN, Tín phiếu Kho bạc
và trái phiếu của các TCTD; đồng thời tăng trưởng một cách có chọn lọc đối với danh
mục trái phiếu doanh nghiệp.
Tiền gửi và cho vay các TCTD khác: Giảm đáng kể so với cuối năm 2012, giảm gần
15000 tỷ đồng, góp phần tái cơ cấu bảng cân đối tài sản theo hướng tích cực và hiệu quả.
Như vậy, đến hết năm 2013, tỷ trọng danh mục cho vay khách hàng đã có sự tăng trưởng
đáng kể, làm cho bảng cân đối tài sản chuyển dịch theo hướng tích cực hơn, tạo cơ sở cho
một sự tăng trưởng bền vững của tổng tài sản trong những năm tiếp theo.
Một số chỉ số về tài sản.
Đơn vị: % 2011 2012 2013
88.63 86.08 85.1
0.88 0.92 1.11
Tỷ trọng tài sản có sinh lời trong tổng tài sản của VPBank có xu hướng giảm qua các
năm, đồng thời, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho các khoản mục cần trích dự phòng lại có xu
hướng tăng qua các năm cho thấy công tác quản lý tài sản của ngân hàng chưa được tốt,
tài sản không được tận dụng tối đa để đem lại lợi nhuận cho ngân hàng; việc trích lập dự
phòng nhiều cũng dẫn tới giảm giá trị tài sản của ngân hàng.
2- Chất lượng danh mục cho vay
NHÓM FA Page 16
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
<0:2;@/0'102A0; !
<0:2;@/0'1028
Tỷ trọng 2013 2012 2011
Cho vay cá nhân 56% 52% 42%
Cho vay doanh nghiệp 44% 48% 58%
Về chính sách tín dụng, VPBank tập trung chủ yếu vào tín dụng cá nhân và tín dụng
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau 20 năm thành lập, VPBank được xem là một trong những
ngân hàng hàng đầu ở lĩnh vực bán lẻ, ở giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay hoạt động
cho vay tiêu dùng của ngân hàng vẫn có bước đi khả quan.
Năm 2011, hoạt động tín dụng và đầu tư gặp nhiều khó khăntrong việc chuyển đổi định
hướng và xác định lại khách hàng mục tiêu khi Nghị quyết 11/NQ-CP và Chỉ thị số
01/CT-NHNN của NHNN được ban hành.Với đặc thù một ngân hàng bán lẻ, phục vụ nhu
cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá
NHÓM FA Page 17
2013 2012 2011
Tỷ đồng Tăng
trưởng (%)
Tỷ đồng Tăng
trưởng (%)
Cho vay khách hàng 52 474 42.19 36 903 26.45 29 184
Cho vay cá nhân 29 524 54.08 19 162 56.59 12 237
Cho vay doanh nghiệp 22 950 29.36 17 741 4.69 16 947
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
nhân, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với cá nhân (trong đó cho vay mua nhà, cho vay mua ô
tô và cho vay tiêu dùng khác) chiếm tỷ trọng rất lớn. Phần lớn các khoản cho vay phi sản
xuất nói trên là cho vay trung dài hạn, vì vậy việc giảm nhanh tỷ trọng cho vay phi sản
xuất về mức yêu cầu của NHNN là việc rất khó khăn. Trước bối cảnh đó, VPBank đã
điều chỉnh lại một số chỉ tiêu kinh doanh phù hợp. Trong đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
không quá 20% để đảm bảo thực hiện theo yêu cầu của NHNN. Thực tế đến thời điểm
31/12/2011, tổng dư nợ cho vay đạt 29 184 tỷ đồng tăng 3860 tỷ đồng so với cuối năm
2010 (tương ứng tăng 15%), phù hợp với lộ trình tăng trưởng tín dụng và đưa tỷ trọng
cho vay phi sản xuất về dưới mức 16%, đáp ứng đúng yêu cầu của NHNN.
Năm 2012, Cho vay khách hàng đạt 36 903 tỷ đồng, tăng 26% so với cuối năm 2011. Với
mức tăng trưởng này, VPBank là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng cho
vay khách hàng cao nhất trong hệ thống.
Xét cơ cấu cho vay theo khách hàng, cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 19 162 tỷ
đồng, tăng 57% so với cuối năm 2011; tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp trong tổng
dư nợ chiếm 52%; trong khi tỷ lệ này tại thời điểm cuối năm 2011chỉ là 42% và tại thời
điểm cuối năm 2010 chỉ là 27%. Trong cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp, cho
vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 80% và là động lực chính làm tăng cho vay.
Điều này cũng phù hợp với định hướng của VPBank về phát triển phân khúc khách hàng
doanh nghiệp vừa và nhỏ, và phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về hỗ trợ
vốn cho doanh nghiệp và hỗ trợ nền kinh tế.
Cho vay khách hàng năm 2013 đạt 52 474 tỷ đồng, tăng 15 571 tỷ đồng (tương đương
42%) so với cuối năm 2012, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc so với mức bình quân
trong vòng 3 năm qua và tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng chung toàn ngành. Có
được điều này là nhờ VPBank áp dụng nhiều chương trình và các gói tín dụng với lãi suất
ưu đãi phù hợp với tình hình thị trường và đối tượng khách hàng trong thời kỳ kinh tế còn
khó khăn.
Cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 29 524 tỷ đồng và cho vay cá nhân đạt 22 950 tỷ
đồng, tương ứng mức tăng trưởng 54% và 29% so với 2012. Tỷ trọng cho vay khách
hàng doanh nghiệp chiếm 56% trong tổng dư nợ (trong đó chủ yếu là cho vay khách hàng
doanh nghiệp vừa và nhỏ). Điều này hoàn toàn đi theo đúng chiến lược bán lẻ của
NHÓM FA Page 18
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
VPBank đó là chú trọng phát triển hỗ trợ phân khúc khách hàng cá nhân và phân
khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Một số chỉ tiêu:
Chỉ tiêu 2013 2012 2011
2.81% 2.72% 1.82%
4.7% 7.94% 8.04%
Trong giai đoạn 2012- 2013, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ ngày càng tăng trong khi tỷ lệ
nợ cần chú ý lại có xu hướng giảm cho thấy tốc độ tăng trưởng nợ xấu của VPBank lớn
hơn tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ. Sự giảm đi của tỷ lệ nợ cần chú ý trong tổng dư
nợ có thể là do một số khoản nợ cần chú ý được chuyển lên nợ đủ tiêu chuẩn hoặc cũng
có thể đã trở thành nợ xấu. Vì vậy, cần chú ý đến việc thay đổi của nhóm nợ này là do
nguyên nhân nào để kiểm soát chất lượng tín dụng một các tốt nhất.
Tỷ lệ nợ xấu tăng tuy nhiên, so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành ngân hàng thì tỷ lệ
nợ xấu của VPBank vẫn ở mức chấp nhận được. Năm 2011, nợ xấu toàn hệ thống ngân
hàng ở mức 3.6 – 3.8% tổng dư nợ. Con số này tới cuối năm 2012, theo công bố của
NHNN là 4.08%, tuy nhiên, các tổ chức đánh giá độc lập đưa ra những con số cao hơn
mức này. Tính đến tháng 6/2013, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng ở mức 4.46%.
Như vậy, tỷ lệ nợ xấu của VPBank có xu hướng tăng qua các năm nhưng so với toàn
ngành ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu này không ở mức cao và được duy trì ở mức an toàn.
Chính vì vậy mà tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức an toàn, duy trì ở mức 2,81%
cuối năm 2013.
BC/<<2<!D<0:2;@
Chi phí dự phòng rủi ro trích cho khoản mục cho vay khách hàng liên tục tăng qua các
năm, tăng nhanh nhất vào năm 2013. Việc trích lập dự phòng rủi ro tăng phù hợp với tốc
độc tăng trưởng của khoản mục cho vay khách hàng. Đến 31/12/2013, VPBank đã trích
đủ dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo Quyết định số 493 và Quyết định số 18 của
NHÓM FA Page 19
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
NHNN. Số dư quỹ dự phòng rủi ro cho khoản mục cho vay khách hàng tính đến thời
điểm 31/12/2013 là 604 707 triệu VNĐ, tăng 1.59 lần so với cuối năm 2012, phù hợp với
tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2013 và nâng cao sự chủ động để bù đắp tổn thất có thể
xảy ra.
'( 2013 2012 2011
Chi phí dự phòng chung 386 254 256 536 212 704
Chi phí dự phòng cụ thể 218 453 123 646 101 469
Tổng chi phí dự phòng trong năm 604 707 380 182 314 173
BC/<<2<!D<0:2;@
3- Chất lượng danh mục đầu tư
Năm 2011:
- Chứng khoán: chiếm 25%, tương đương với 20 926 tỷ trong tổng tài sản của ngân hàng,
tăng 3% so với cuối năm 2010 (13 549 tỷ). Trong đó, tăng chủ yếu là chứng khoán đầu
tư, từ 11 422 tỷ (2010) lên đến 19 018 tỷ (2011), mà cụ thể là chứng khoán đầu tư sẵn
sàng để bán. Đó là các chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán khác được
nắm giữ trong thời gian không ấn định trước và có thể được bán trong mọi thời điểm.
- Góp vốn, đầu tư dài hạn: Năm 2011 là năm có nhiều biến động cho hoạt động thị trường
và đầu tư do nằm trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực
kinh doanh BĐS, nên mảng đầu tư đã gặp một số khó khăn dẫn tới thực hiện kế hoạch
của cả Khối chưa đạt được như kế hoạch đề ra. Tuy nhiên bên cạnh đó ngân hàng cũng đã
đạt được một số thành tựu như: đẩy mạnh đầu tư Trái phiếu chính phủ để đảm bảo các tỷ
lệ an toàn theo Thông tư số 13 và Thông tư số 19 của NHNN; Thực thi các chiến lược
kinh doanh dài hạn của toàn hệ thống, đa dạng hóa danh mục đầu tư trái phiếu và nâng
cao hiệu quả của danh mực đầu tư
31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
NHÓM FA Page 20
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
IV Chứng khoán kinh doanh 1,908,205 1,345,840 8,508,797
1 Chứng khoán kinh doanh 1,925,630 1,366,615 8,510,340
2 Dự phòng giảm giá chứng khoán
kinh doanh
(17 425) (20 775) (1543)
VII Chứng khoán đầu tư 19,018,216 22,254,016 29,167,489
1 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để
bán
19,018,216 22,254,016 28,530,794
2 Chứng khoán đến ngày đáo hạn - - 636 695
3 Dự phòng giảm giá chứng khoán
đầu tư
- (9000) -
VIII Góp vốn, đầu tư dài hạn 122 812 67 338 71 831
4 Đầu tư dài hạn khác 123 285 67 811 72 304
5 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (473) (473) (473)
Đơn vị: Triệu VNĐ
Năm 2012:
EF2<; tăng 3236 tỷ (tăng 17%) so với cuối 2011. Chứng khoán tăng chủ yếu do
các khoản đầu tư chứng khoán của Chính phủ, bao gồm Trái phiếu chính phủ (tăng 4766
tỷ), Tín phiếu NHNN (tăng 1500 tỷ) và Tín phiếu Kho bạc (tăng 1240 tỷ), trong khi giảm
bớt danh mục đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu do các TCTD phát hành.
Điều này cũng phù hợp với định hướng của VPBank về tối ưu hóa danh mục tài sản có và
xây dựng một bảng cân đối kế toán vững mạnh hơn, có tính thanh khoản cao hơn.
EG#HIB@=giảm khoảng 56 tỷ so với cuối năm 2011, trong khi dự phòng
giảm giá đầu tư là không đổi thì việc giảm đi này là do các khoản đầu tư dài hạn khác
giảm. Nguyên nhân của sự giảm đi này là do trong bối cảnh khó khăn chung của thị
trường, VPBank luôn thận trọng trong các hoạt động đầu tư. Ngoài việc đầu tư mới, ngân
hàng chú trọng rà soát lại các khoản đầu tư cũ, định giá lại các khoản đầu tư để thanh
hoán bớt và yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo nhằm giảm thiểu rủi ro
cho các khoản đầu tư của Ngân hàng.
NHÓM FA Page 21
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Năm 2013:
EF2<;chiếm 31% trong tổng tài sản của ngân hàng, tương đương với 37 676 tỷ,
tăng 8% so với cuối năm 2012 do chiến lược của VPBank như đã trình bày ở trên.
EG#HIB@=đạt xấp xỉ 72 tỷ, tăng 5 tỷ so với cuối năm 2012. Trong khi dự
phòng giảm giá đầu tư dài hạn vẫn được giữ nguyên thì sự tăng lên này là do đầu tư dài
hạn khác tăng. Bên cạnh việc đầu tư danh mục mới một cách hiệu quả, Ngân hàng cũng
tích cực rà soát lại các khoản đầu tư cũ, định giá lại tài sản bảo đảm, yêu cầu khách hàng
bổ sung tài sản bảo đảm hoặc thanh hoán các khoản đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro.
4- Chất lượng tài sản cố định và tài sản có khác.
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %
Tài sản cố định 447 406 100 458 197 100 370 704 100
Tài sản hữu hình 242 984 54.31 251 800 54.95 214 769 57.94
TSCĐ vô hình 175 531 39.23 176 840 38.59 155 935 42.06
Bất động sản 28 891 6.46 29 557 6.46 - -
Tài sản có khác 16,071,063 100 13,034,109 100 8,024,019 100
KPT 11,615,721 72.28 10,227,540 78.47 5,844,602 72.84
Lãi, phí phải thu 2,954,722 18.39 2,454,983 18.84 1,839,688 22.93
Tài sản có khác 2,107,180 13.11 438 350 3.36 351 938 4.39
Tổng tài sản 121,264,370 102,673,090 82,817,947
(&"#"$
• Tài sản cố định là cơ sở vật chất ban đầu cần thiết cho hoạt động của ngân hàng.
Chất lượng phục vụ của đơn vị phụ thuộc khá nhiều vào trang bị cơ sở hạ tầng kỹ
thuật. Như vậy để tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường các đơn vị phải
thường xuyên theo dõi tình trạng của các TSCĐ để có biện pháp cải tạo, nâng cấp
NHÓM FA Page 22
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
kịp thời. Trong năm 2013 TSCĐ của VPBank tăng 20.69% so với năm 2011 và
giảm nhẹ 2.36% so với năm 2012. Xu hướng chung là tăng phù hợp với quy mô
mở rộng của ngân hàng.
• Tuy nhiên TSCĐ không phải là tài sản sinh lời của ngân hàng nên thường chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ. Ở phần này, ta xem xét tỷ lệ đầu tư TSCĐ: giá trị của TSCĐ/
vốn tự có. Chỉ tiêu này đã được tính ở mục nhóm các chỉ tiêu về an toàn vốn tự có,
như đã trình bày ở trên thì tỷ lệ này ở mức 7-8% trong giai đoạn 2011-2013, vì đây
không phải tài sản sinh lời nên được duy trì ở mức thấp, nhưng vẫn đảm bảo cho
hoạt động của ngân hàng
• Trong đó tài sản cố định hữu hình luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản
mục TSCĐ (xấp xỉ 55%), sau đó là tài sản vô hình (gần 40%) và bất động sản
(khoảng 5% nếu có). Suốt 3 năm vừa qua VPBank đã duy trì tỷ lệ các yếu tố cấu
thành TSCĐ này luôn ở mức ổn định và hợp lý.
• Tài sản có khác tăng gần gấp đôi từ năm 2011 đến 2013, chiếm 13.25% giá trị
tổng tài sản năm 2013; 12.69% năm 2012 và 9.69% vào năm 2011. Có thể thấy tài
sản có khác của ngân hàng không ngừng gia tăng về cả số lượng và tỷ trọng trong
tổng tài sản. Trong đó sự gia tăng chủ yếu đến từ các khoản phải thu (luôn chiếm
trên 70% giá trị tài sản có ). Các khoản phải thu này bao gồm phải thu nội bộ và
thu từ bên ngoài, trong đó thu từ bên ngoài mang lại nguồn thu chính (trên 90%)
mà chiếm phần lớn là các khoản phải thu của các nhà đầu tư về giao dịch chứng
khoán và các hợp đồng ủy thác đẩu tư.
5- Chất lượng các khoản mục ngoại bảng của NHTM
'(J
Các chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
I, Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn 5,644,148 2,835,589 1,955,902
NHÓM FA Page 23
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Thư tín dụng 1,339,815 799 286 133 159
Bảo lãnh khác 4,034,333 2,036,303 1,822,743
II. Cam kết khác
Cam kết cho vay chưa giải ngân có điều kiện 23,363,837 9,990,054 5,761,985
(& !"#"$
Giai đoạn 2011 - 2013 đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong các nghiệp vụ ngoại bảng
của VPBank. Các hoạt động này bao gồm các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và cam kết khác. Năm
2013, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn là 5,644,148 triệu VND tăng gần gấp đôi so với năm 2012 và
gấp 3 so với 2011 tương ứng với các mức tăng lần lượt là 2,808,559 triệu VND và
3,688,246 triệu VND. Trong đó hoạt động thư tín dụng tăng cả về số lượng và tỷ trọng.
Cụ thể từ 133 159 triệu VND năm 2011 giá trị thư tín dụng đã tăng 1,206,656 triệu VND
(gấp 9 lần) lên 1,339,815 triệu VND năm 2013. Các hình thức bảo lãnh khác cũng tăng
cao đạt tới 4,304,333 triệu VND năm 2013 (gần 2.5 lần 2011). Có thể thấy VPBank
không quá chú trọng vào tài trợ xuất nhập khẩu, hoạt động thư tín dụng mặc dù gia tăng
nhưng chưa chiếm tỷ trọng cao.
Song song là mức tăng mạnh của các cam kết khác với 4,228,069 triệu VND (73.38%) từ
2011- 2012 và nhảy vọt với 13,373,773 triệu VND giai đoạn 2012- 2013 (tăng gần 2,5
lần). Các cam kết tín dụng phát sinh từ hoạt động cho vay này ở dưới dạng các khoản cho
vay và thấu chi đã được phê duyệt. Khác với các ngân hàng khác các khoản cam kết cho
vay chưa giải ngân của VPBank là rất lớn đặc biệt là trong năm 2013. Điều này có thể
mang lại cho VPBank những khoản thu nhập lớn tuy nhiên rủi ro đi kŒm cũng tăng cao.
Các khoản mục ngoại bảng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy việc trích lập dự phòng cho
các khoản mục này là hết sức cần thiết. Dự phòng cho các khoản mục ngoại bảng bao
gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung, được trích lập ít nhất một quý một lần.
Trong trường hợp VPBank đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa
vụ theo cam kết, ngân hàng phải phân loại các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và
cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi
chung là các khoản cam kết ngoại bảng) vào nhóm 5 và lập dự phòng cụ thể.
NHÓM FA Page 24
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Tóm lại: VPBank đang có xu hướng mở rộng quy mô tài sản, tuy nhiên vẫn chưa
tận dụng được tối đa tài sản hiện có để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, tỷ lệ nợ
xấu ở mức cao và các khoản mục ngoại bảng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Giải pháp:
• VPBank cần chú trọng vào công tác quản lý tài sản, trích lập dự phòng một cách
hợp lý
• Song song với tăng trưởng tín dụng, VPBank cần áp dụng nhiều biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng tài sản và kiểm soát chất lượng tín dụng. Điển hình
là việc hoàn tất triển khai quy trình xử lý và phê duyệt tín dụng tập trung, đẩy
mạnh và chuyên môn hóa công tác thu hồi nợ
• Đề xuất những gói tín dụng ưu đãi với từng đối tượng khách hàng nhưng vẫn cần
cẩn trọng theo dõi các khoản nợ để kịp thời thu hồi nợ ngay khi thấy có những dấu
hiệu xấu.
III- Nhóm chỉ tiêu về năng lực quản lý (Management Competence)
Theo mô hình Camel, phân tích nhân tố quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong
phân tích cũng như đưa ra các đánh giá về tình hình hoạt động và tài chính NHTM. Bởi
vì sự quản lý và các quyết định quản lý chắc chắn sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp tại hoạt động của ngân hàng cũng như sự thành công trong kinh doanh. Trong phần
này, nhóm đưa ra đánh giá trên các mục:
• Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát
• Chiến lược kinh doanh của VPBank
• Các chính sách của VPBank
• Thị phần, kết quả kinh doanh và rủi ro hoạt động.
1- Thành viên và cơ cấu của HĐQT, Ban kiểm soát
Năm 2011, danh sách thành viên HĐQT, Ban kiểm soát của VPBank như sau:
STT Họ và tên Chức vụ
1 Ông Ngô Chí Dũng Chủ tịch Hội đồng Quản trị
2 Ông Bùi Hải Quân Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị
3 Ông Lô Bằng Giang Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị
NHÓM FA Page 25