Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Á Châu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.29 KB, 58 trang )

Khoa: Ngân hàng thương mại
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Hải Trung
Danh sách thành viên nhóm và phân công công việc
ST
T
Thành viên Phân công công việc
1 Lê Thị Thùy Linh (Nhóm trưởng) Giới thiệu chung, phân tích chữ M, các
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của ngân hàng, tổng hợp bài
2 Nguyễn Thị Yến Phân tích chữ S
3 Hoành Thị Ngọc Anh Phân tích chữ C
4 Nguyễn Thị Phương Thảo Phân tích chữ E
5 Vũ Thị Diễm Phân tích chữ L
6 Lê Thị Thu Phương Phân tích chữ A
Mục lục
1 Giới thiệu chung về ngân hàng ACB:
1.1 Thông tin khái quát
• Tên giao dịch:
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Á Châu
- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank
- Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACB
• Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301452948
- Đăng ký lần đầu: ngày 19 tháng 05 năm 1993
- Đăng ký thay đổi lần thứ 26: ngày 30 tháng 08 năm 2012
• Vốn điều lệ:9.376.965.060.000 đồng (Bằng chữ: Chín nghìn ba trăm bảy mươi
sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng.)
• Địa chỉ:442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
• Số điện thoại:(84.8) 3929 0999
• Số fax:(84.8) 3839 9885
• Website: www.acb.com.vn


• Mã cổ phiếu:ACB
1.2 Qúa trình hình thành và phát triển
-Giai đoạn 1993 - 1995:Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB
có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một
nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả”
và đó là chất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế
cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu
vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch
[Type text] Page 4
vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western
Union, thẻ tín dụng).
-Giai đoạn 1996 - 2000:ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam
phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận
nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai
năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua
chương trình này, ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của
một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong
lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam. Năm
1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây
dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao
dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi
là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép
tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung
cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trzc như là một bộ phận
của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi
theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do
Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao
cho Sở giao dịch (Tp. HCM). Việc tái cấu trzc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt
toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế
phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đzng mức việc phát triển kinh

doanh và quản lý rủi ro.
Giai đoạn 2001 – 2005:Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn
và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm
2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật
toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn
hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i)
nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một
phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ
thống máy ATM.
[Type text] Page 5
Giai đoạn 2006 - 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
vào tháng 10/2006. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt
động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động cả thảy 223 chi nhánh và phòng giao
dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010; số
lượng chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm lần lượt là 19 (2006), 23 (2007), 75
(2008), 51 (2009), và 45 (2010). Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng
hóa hoạt động, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB; cũng như tăng cường hợp
tác với các đối tác như Công ty Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ
ngân hàng cốt lõi; với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản
lý; với Ngân hàng Standard Chartered về phát hành trái phiếu; và trong năm 2008, với
Tổ chức American Express về séc du lịch; với Tổ chức JCB về dịch vụ chấp nhận
thanh toán thẻ JCB. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số
tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng (2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng
(2008). Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trzc nguồn nhân lực;
xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng; áp dụng hệ thống chấm điểm
tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp; triển khai hệ thống bàn trợ gizp
(help desk). Năm 2010, ACB tăng cường công tác dự báo tình hình để có các quyết
sách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động. Xây dựng Trung tâm dữ
liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai. Phát triển hệ thống kênh phân phối phi

truyền thống như ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales). Điểm nổi
bật là trong quý 3 Hội đồng quản trị đã thảo luận sâu rộng về chiến lược mới của ACB.
Một điểm son trong giai đoạn này là ACB được tặng hai huân chương lao động và
được nhiều tổ chức/ tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn
là ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm.
Năm 2011,tháng Giêng, Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011-
2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển
đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và
hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Các nội dung lớn của chương trình
này gồm có: (1) Phân định rõ vai trò và trách nhiệm, cơ chế ra quyết định của các cơ
quan lãnh đạo của ACB; (2) Tăng cường năng lực chỉ đạo của Hội đồng quản trị; (3)
Tăng cường trách nhiệm và thẩm quyền điều hành hoạt động kinh doanh của Tổng
[Type text] Page 6
giám đốc; (4) Tăng cường vai trò độc lập của Ban kiểm soát, nâng cao năng lực Ban
kiểm toán nội bộ, và xây dựng khung quản lý rủi ro tích hợp. Trong năm, ACB đưa
vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.
2 Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của
ngân hàng ACB:
2.1 Phân tích chữ C (capital adequacy) trong mô hình camels
2.1.1 Tỷ lệ an toàn vốn (CAR):
Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ =
Hệ số CAR là thước đo chính thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc chống
đỡ những rủi ro không được dự tính (tức là không được phản ánh trong BCĐKT
nhưng lại chứa đựng tiềm ẩn rủi ro tín dụng trong tương lai) mà không làm ảnh hưởng
tới nguồn vốn cơ bản của ngân hàng.
Từ các bảng báo cáo tài chính của ngân hàng ACB (năm 2011 đến quý 2 năm
2014) , ta có được số liệu của các chỉ tiêu sau
ĐVT: triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2 quý đầu

năm 2014
1.Vốn điều lệ 9.376.965 9.376.965 9.376.965 9.376.965
2.Quỹ dự trữ bổ sung
vốn điều lệ
274.761 974.573 352.918 352.918
3. Lợi nhuận không
chia
838.569 647.954 1.350.324 1.094.934
4. Thặng dư vốn cổ
phần
- - - -
5. Lợi thế thương mại - - - -
6. Các khoản góp
vốn, mua cổ phần
vào công ty con
(2.040.000) (2.040.000) (2.040.000) (2.040.000)
7. Các khoản góp
vốn, mua cổ phần
vào TCTD khác.
(1.158.337) (921.281) (858.990) (858.990)
Vốn tự có cấp I 7.291.958 8.038.211 8.181.217 7.925.827
[Type text] Page 7
(=1+2+3+4-5-6-7)
Tỷ lệ an toàn vốn
riêng lẻ (CAR)
9,25% 13,5% 14,66%
Nguồn: từ BCTC qua các năm của ngân hàng ACB
Theo thông tư 13/2010/NHNN, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của tổ chức tín dụng. Với tình hình tài chính lành mạnh, Ngân hàng Á Châu
(ACB) đã thực hiện duy trì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) từ năm 2011 đến nay đều lớn hơn

9%. Vốn tự có là tổng vốn cấp I và vốn cấp II. Tổng nguồn vốn ACB chủ yếu đến từ
nguồn vốn cấp I và được bổ sung qua các năm. Vốn cấp II chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong
tổng nguồn vốn tự có của ngân hàng.
2.1.2 Vốn tự có cấp I:
Trong đó vốn cấp I gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia, quỹ dự trữ bổ sung
điều lệ, thặng dư vốn cổ phần trừ đi lợi thế thương mại và các khoản góp vốn mua cổ
phần của TCTD khác. Các chỉ tiêu này đều được thể hiện đầy đủ trên bảng cân đối kế
toán cuả ngân hàng ACB.
Từ năm 2011 đến nay, tuy nguồn vốn cấp I biến động không nhiều nhưng trên thực tế
là những khoản mục hình thành nên nguồn vốn này đã có những thay đổi đáng kể như:
-Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ chiếm 1 tỷ trọng không hề nhỏ trong nguồn vốn tự có
cấp I. Năm 2012 quỹ này đã tăng hơn 3,5 lần so với năm 2011 và sau đó giảm hơn
2,76 lần so với năm 2013. Theo khoản 3, điều 23, nghị định 57/2012/NĐ-CP, TCTD
phải trích 5% lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp vào quỹ dự trữ bổ sung điều lệ
và mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ. Vì vậy, biến động của quỹ
dự trữ bổ sung vốn điều lệ nguyên nhân là do biến động khoản mục lợi nhuận sau thuế
của ngân hàng. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế cao nên tỷ lệ trích lập vào các quỹ
nhiều, dẫn đến quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ năm 2012 tăng vọt. Đến năm 2013, quỹ
này không tăng đáng kể vì những biến động lớn của ngân hàng ACB trong năm 2012
đã ảnh hưởng đến khoản mục lợi nhuận sau thuế nên việc trích lập vào các quỹ cũng
giảm. Và đồng thời trong năm 2013,ACB đã quyết định hoàn nhập 662.935 triệu đồng
từ quỹ này để mua cổ phiếu quỹ. Điều này đã làm cho quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
của ACB năm 2013 giảm đi nhanh chóng.
[Type text] Page 8
-Lợi nhuận không chia cũng chiếm tỷ lệ lớn trong vốn cấp I. Từ năm 2011 đến 2012,
khoản mục lợi nhuận không chia trên BCĐKT giảm gần 1,3%. Nhưng đến năm 2013
và 2014 đã tăng vọt. Điều này là do trong năm 2012, ACB đã gặp phải những biến
động lớn làm giảm mạnh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên,
ngân hàng đã có sự hồi phục mạnh mẽ kéo theo lợi nhuận tăng vào năm 2013
-Các khoản góp vốn, mua cổ phần tại các TCTD khác cũng biến động qua các năm,

tác động làm giảm vốn cấp I. Năm 2012, ACB đã làm giảm khoản mục này. Và đến
năm 2013, nửa đầu năm 2014 cũng tiếp tục giảm nhẹ. Điều này là do vào năm 2012 đã
xảy ra nhiều biến cố lớn nên ACB tập trung nguồn vốn phục hồi những hoạt động kinh
doanh chủ yếu của ngân hàng và thu nhỏ quy mô tài sản.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) năm 2012 của ACB tăng (so với năm 2011) trong khi tình
hình tài chính có nhiều biến cố. Nguyên nhân là ACB thu hẹp tổng tài sản (đặc biệt là
tài sản “có” rủi ro) khi làm tổng tài sản giảm gần 59,1% (so với năm 2011) và để để
tập trung vốn vào các hoạt động kinh doanh chính, trong khi đó vốn tự có cấp I lại tăng
do ảnh hưởng của kết quả kinh doanh năm 2011. Tỷ lệ an toàn vốn của năm 2013 tiếp
tục tăng nhưng nguyên nhân là do tình hình kinh doanh của ngân hàng được thục hồi
và làm tăng tử số của tỷ lệ CAR.
Kết luận: ACB đã duy trì rất tốt tỷ lệ an toàn vốn, gizp tăng niềm tin của khách hàng
và làm cho các cổ đông tin tưởng vào độ an toàn về vốn trong ngân hàng.
2.1.3 Vốn chủ sở hữu:
Bảng cơ cấu vốn chủ sở hữu của ngân hàng ACB
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2 quý đầu năm
2014
Vốn điều lệ 79,69% 75,7% 76,45% 79%
Các quỹ 13,2% 19,06% 14,65% 15,2%
Chênh lệc tỷ
giá hối đoái
- - - 0,37%
Lợi nhuận
không chia
7,11% 5,24% 8,9% 5,43%
Vốn chủ sở
hữu
11.767.160
(100%)

12.386.031
(100%)
12.264.887
(100%)
11.861.048
(100%)
[Type text] Page 9
Nguồn: từ BCTC qua các năm của ngân hàng ACB
Ta thấy tỷ trọng trích lập các quỹ trên vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 5,86% (so với
năm 2011), điều này cho thấy ACB tăng cường trích lập các quỹ vào cuối năm 2011
để đảm bảo an toàn về vốn và đã gizp ngân hàng qua khỏi những biến động bất
thường, giảm rủi ro cho toàn hệ thống vào năm 2012. Việc trích lập các quỹ cũng đã
tạo tiền đề cho sự hồi phục của ngân hàng ACB trong năm 2013 – 2014.
Lợi nhuận không chia trên vốn chủ sở hữu luôn cao hơn 5% ( đây cũng đã là con số
trung bình trong ngành). Cho thấy ACB đã có những chính sách chia cổ tức cho các cổ
đông hợp lý. Tạo tiền đề cho hoạt động đầu tư và kinh doanh cho các năm sau.
Từ năm 2011 đến nay, vốn điều lệ của ACB không hề thay đổi luôn là 9.376.965 triệu
đồng, chiếm tỷ trọng trên 75% trên vốn chủ sở hữu qua các năm. Những thay đổi đối
với các khoản mục lợi nhuận không phân phối và các quỹ đều không lớn. Điều này
dẫn đến vốn chủ sở hữu của ACB không biến động nhiều. Mức độ ổn định trong
nguồn vốn chủ sở hữu cao.
Năm 2012, ACB đã dùng 1 phần vốn chủ sở hữu để đầu tư vào tài sản cố định nhằm
nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và góp phần cải thiện chất lượng quản lý, nhằm
tránh những tổn thất không đáng có.
2.1.4 Mức độ đòn bẩy tài chính mà ACB sử dụng:
Hệ số đòn bẩy tài chính (L) =
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
2 quý đầu năm
2014
Hệ số đòn bẩy

tài chính
22,7 13,14 13,94 11,56
Nguồn: từ BCTC qua các năm của ACB
NHTM không chỉ chz trọng xây dựng việc đủ vốn dựa trên hệ số an toàn vốn tối
thiểu mà còn tính đến việc tăng vốn phù hợp với tốc độ gia tăng tài sản của ngân hàng.
ACB đã quản trị vốn chủ sở hữu khá tốt các năm gần đây. Hệ số đòn bẫy tài chính năm
2012 giảm mạnh là do biến động của sự cố rzt tiền liên tục của khách hàng vào tuần
cuối tháng 8/2012 tại ACB, khiến khoản mục “tiền gửi của khách hàng” giảm nhanh
và uy tín của ngân hàng trên thị trường cũng giảm làm hạn chế việc thu hzt vốn từ việc
[Type text] Page 10
phát hành giấy tờ có giá. Nhưng bên phần tài sản năm 2012, ngoại trừ khoản mục “tiền
gửi tại các tổ chức tín dụng” giảm mạnh, còn về cơ bản cơ cấu tài sản không bị biến
động nhiều. Đến năm 2013, ACB tiếp tục sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính để phục
hồi các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng.
2.1.5 Hệ số tạo vốn nội bộ:
Hệ số tạo vốn nội bộ =
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2 quý đầu năm
2014
Hệ số tạo vốn
nội bộ
0,115 0,08 0,165 0,138
Nguồn: từ BCTC qua các năm của ACB
Từ bảng trên, ta có hệ số tạo vốn nội bộ của ngân hàng ACB năm 2012 giảm
mạnh, sau đó lại tăng lên vào năm 2013 và 2014. Điều này cho thấy lợi nhuận để lại
chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong vốn tự có cấp I. sự biến động trong năm 2012 hầu như đều
ảnh hưởng đến các hệ số đánh giá hoạt động của ngân hàng ACB. Và hệ số tạo vốn nội
bộ cũng không ngoại lệ khi vào năm 2012 lợi nhuận để lại cho việc tái đầu tư không
nhiều. Đến năm 2013, ACB đã cải thiện được hệ số này nhanh chóng, không những
thế nó còn cao hơn hệ số tạo vốn nội bộ năm 2011. Và tỷ lệ này có thể có xu hướng
tăng lên nữa trong tương lai. Có thể cho ta thấy tiềm năng phát triển của ngân hàng

ACB trong tương lai.
2.1.6 Rủi ro đối với hoạt động ngoại bảng:
Các hoạt động ngoại bảng của ACB chủ yếu bao gồm các khoản cam kết cho vay
và các hình thức bảo lãnh. Tỷ trọng các cam kết giao dịch ngoại hối như cam kết
mua/bán ngoại tệ có kỳ hạn (forward) và quyền chọn mua/bán ngoại tệ có tỷ lệ rất nhỏ.
ACB thực hiện chính sách bảo lãnh thận trọng, phần lớn các khoản bảo lãnh đều có tài
sản thế chấp. Hợp đồng tín dụng quyết định các hạn mức bảo lãnh cấp cho các cá nhân
và doanh nghiệp trên cơ sở được thẩm định chặt chẽ được xem xét như khoản vay.
Bảng tổng hợp hoạt động ngoại bảng của ngân hàng ACB
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2 quý đầu năm
2014
[Type text] Page 11
Các cam kết
tín dụng
5.961.594 6.078.188 7.244.078 10.146.051
Các cam kết
khác
25.370.482 0 0 0
Nguồn từ các BCTC qua các năm của ngân hàng ACB
Nguyên nhân phát triển các hoạt động ngoại bảng là do các hoạt động ngoại bảng
sẽ tăng thêm thu nhập dưới hình thức hoa hồng hay thu phí để bù đắp cho sự giảm thấp
thu nhập các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng. Ngoài ra, khi thực hiện các hoạt
động ngoại bảng thì ACB có thể tránh được các khoản chi phí về thuế và chi phí về dự
trữ bắt buộc, chi phí cho bảo hiểm tiền gửi và một số các khoản chi phí khác không
phải áp dụng cho các hoạt động ngoại bảng. Những năm gần đây, tốc độ phát triển của
các hoạt động ngoại bảng gia tăng nhiều hơn so với các hoạt động nội bảng truyền
thống. Nhưng hoạt động ngoại bảng cũng làm gia tăng thêm rủi ro tiềm ẩn cho ngân
hàng.
Năm 2011, ACB đã đầu tư kinh doanh các chứng khoán phái sinh mang lại thu

nhập cho ngân hàng. Làm khoản mục “các cam kết khác” chiếm tỷ trọng cao trong
hoạt động ngoại bảng của ngân hàng. Nhưng đến năm 2012, khoản mục này đã không
còn. Điều này là do ACB gặp những biến động lớn nên ngân hàng cần vốn để đầu tư
vào các hoạt động nội bảng truyền thống. Thị trường chứng khoán luôn biến động bất
thường nên việc ngân hàng tiếp tục đầu tư vào các tài sản tài chính phái sinh cũng rất
rủi ro. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng tăng chậm, ngoài việc ACB gặp khó khăn về
thanh khoản khiến nguồn cung tín dụng bị hạn chế, uy tín của ngân hàng bị giảm mạnh
trong năm nay. Trong khi tình hình kinh tế trong nước đang biến động, nợ xấu đang
tăng, khiến chất lượng tín dụng cũng giảm mạnh, đó là một trong những nguyên nhân
khiến tín dụng tăng ít, thậm chí có xu hướng giảm. Ngân hàng nhà nước còn áp dụng
mức tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng cụ thể, làm quy mô tín dụng bị hạn
chế. Có thể nói, hoạt động cho vay và huy động vốn truyền thống của ACB đang gặp
khó khăn, khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận từ hình thức này có vẻ không còn khả
quan nên tiềm năng thu được lợi nhuận từ ngoại bảng đã thu hzt ngân hàng đầu tư vào
lĩnh vực này. Từ năm 2012, khoản mục “các cam kết tín dụng” tăng lên đáng kể và
tiếp tục tăng trong năm 2013 -2014.
[Type text] Page 12
 Việc tăng cường hoạt động ngoại bảng là một hướng đi đzng trong tương lai của
ACB.
Kết luận: Từ những phân tích các khía cạnh trên và những gì mà ACB đã làm được
trong những năm qua, đã cho chzng ta thấy được khả năng chịu đựng rủi ro của ngân
hàng. Với việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên 9%, quản trị vốn chủ sở hữu khá tốt, và hệ
số đòn bẩy tài chính không quá cao, đã gizp ACB vượt qua giai đoạn khó khăn vào
năm 2012 khi xảy ra những biến động lớn đó là:
-Lỗ lớn từ hoạt động kinh doanh vàng
-Chi phí hoạt động và dự phòng tăng mạnh
-Những việc làm gây xáo trộn của ban lãnh đạo cũ làm suy giảm niềm tin của khách
hàng và người gửi tiền từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động huy động vốn và cho
vay của ngân hàng
-Rủi ro tín dụng liên ngân hàng cao cùng với áp lực từ các quy định mới của NHNN

trong hoạt động liên ngân hàng khiến các khoản thu từ cho vay, tiền gửi liên ngân
hàng sụt giảm mạnh
Việc quản trị vốn của ACB khá tốt đã tạo thành “bước đệm” cho sự hồi phục trong
năm 2013, lấy lại niềm tin của khách hàng, đưa ra được hướng đi chính xác hơn trong
tương lai.
2.2 Phân tích chữ A (ASSET QUALITY)
2.2.1 Khái quát chung về khoản mục tài sản:
Bảng phân tích dưới đây cho ta thấy rõ được kết cấu tài sản,sự thay đổi tỉ trọng
cũng như xu hướng thayđổi của nó trong giai đoạn 2011-2014:
Đơn vị:tỷ đồng
2011 2012 2013 2014
Tổng tài sản 278.855,703 175.196,081 166.308,083 177.243,120
TS không sinh
lời
52.013,436
18,65%
12.457,461
7,11%
12.233,617
7,35%
11.941,214
6,74%
TS có sinh lời 226.842,267
81,35%
162.738,620
92,89%
154.074,466
92,65%
165.301,906
93,26%

Cho vay 100.920,873 100.353,207 104.665,125 107.817,596
[Type text] Page 13
36,19% 57,28% 62,93% 60,83%
Qua bảng trên ta thấy được tỉ trọng các khoản cho vay tăng mạnh qua các
năm,đặc biệt là từ 2011đến 2012,nhưng tỉ trọng tăng ở đây không phải do lượng cho
vay tăng mà do lượng tài sản giảm mạnh.Tổng tài sản giảm đi đáng kể,điều này không
thể không nhắc đến vàng và việc bóc tách vốn vàng ra khỏi bảng cân đối kế toán theo
yêu cầu chính sách của NHNN.theo diễn biến sụt giảm tài sản trên cuối năm 2011,quy
mô nguồn vốn bằng vàng của ACB ước có tới khoảng 49,4 tấn cuối năm 2012 chỉ còn
khoảng 12,6 tấn và đến cuối năm 2013(thời hạn xong tất toán trạng thái vàng) ACB
chỉ còn lại khoảng 1,5 tấn,nếu quy đổi tương đối để tham khảo thì 1 tấn vàng khoảng
1000 tỷ VNĐ thì sẽ thấy mức độ bóc tách vốn vàng tại ACB là rất lớn.Năm 2011 với
ACB là một năm đỉnh cao.Quy mô tổng tài sản đạt tới 278.855,703 tỉđồng,tăng trưởng
37%,lớn nhất trong khối ngân hàng thương mại cổ phẩn và cũng là thành viên duy
nhất “phả hơi nóng” đối trọng về quy mô với khối NHNN.Lợi nhuận trong năm đỉnh
cao này cũng đạt tới 4202 tỷ đồng.Có thể nói,ACB cũng như hầu hết các NHTMCP
đều có chung cấu phần gia tăng tổng tài sản qua kênh liên ngân hàng.Thời điểm này
trong cơ cấu tài sản của ACB có gần tới 81500 tỷ đồng tổng tiền gửi và cho vay liên
ngân hàng,chỉ một năm sau đó quy mô này đã giảm rất mạnh xuống chỉ còn 21986 tỷ
đồng.Đến cuối 2013,số còn lại chỉ là 7215 tỷ đồng,tương ứng trong kì thống kê,tổng
tài sản của ngân hàng này từ 278.855,703 tỷ đồng cuối năm 2011 đã giảm xuống
còn175.196,081tỷ cuối năm 2012,2013 giảm tiếp còn 166.308,083tỷ đồng.
2.2.2 Chất lượng danh mục cho vay
2.2.2.1 Rủi ro tín dụng
Cụ thể tình hình nợ xấu của NH ACB trong những năm gần đây được thể hiện
trong bảng dưới đây:
Đơn vị:tỷ đồng
2011 2012 2013 2014
Nợ đủ tiêu chuẩn
(nhóm 1)

100.697,359 93.884,858 100.007,601 102.132,636
Nợ cần chz ý
(nhóm 2)
326,75858 5.421,128 2.967,018 3.620,142
Nợ dưới tiêu chuẩn 274,937 747,218 656,978 991,150
[Type text] Page 14
(nhóm 3)
Nợ nghi ngờ
(nhóm 4)
301,204 628,508 463,358 429,673
Nợ có khả năng mất
vốn (nhóm 5)
297,339 1.150,391 2.083,982 2.533,905
Tổng nợ xấu
(nhóm 3+4+5)
873,480 2.526,117 3.204,318 3.954,728
Tổng nợ 101.897,633 101.832,103 106.178,937 109.707,506
Tỉ lệ nợ xấu 0,85% 2,48% 3% 3,6%
Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh qua các năm,đặc biệt là
tăng đột biến trong năm 2012
Năm 2012 điều đáng lưu ý là tiền gửi khách hàng giảm gần 17.000 tỷ đồng so năm
trước, còn 125.233,6 tỷ đồng.Trong khi đó, dư nợ cho vay gần như không thay đổi,
song nợ xấu lại tăng đáng kể, nhất là nợ có khả năng mất vốn. Cụ thể, nợ dưới tiêu
chuẩn tăng gấp 2,7 lần lên747,218 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng gần gấp đôi lên 628,508
tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn tăng gần gấp 4 lần năm 2011 lên 1.150,391 tỷ
đồng, chiếm gần 45% tổng nợ xấu. Tổng nợ xấu của ACB tính đến cuối năm 2012 ở
mức 2.526,117 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so năm 2011 và chiếm 2,48% tổng dư nợ.
Trong khi đó thì năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ACB chỉ là 0,85%.
Năm 2013,tuy kết quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ
tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay VND. Nợ xấu được kiểm soát ở mức

3% sau những biện pháp mạnh về thu hồi nợ, xử lý rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công
ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Tính đến hết
31/3/2014, tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng từ 3,03% lên 3,28% đạt 3.504,3 tỷ đồng, trong
đó, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng đang là 2.311,03 tỷ đồng. Nhìn vào bảng
phân loại chất lượng cho vay có thể thấy nguyên nhân chủ yếu do tỷ lệ nợ xấu gia tăng
đáng kể nhất là nợ xấu nhóm năm. Nếu như cuối năm 2013, nợ xấu tuyệt đối của ACB
là 3.204,318 tỷ đồng tương đương 3% thì đến 30/6/2014 con số tuyệt đối là 3.954,728
tỷ đồng tương đương 3,6%.đây không chỉ là cz sốc với ACB mà còn với cả hệ thống
ngân hàng, bởi ACB từ xưa đến nay vốn vẫn được coi là ngân hàng có hệ thống quản
trị rủi ro tốt, đặc biệt là có khẩu vị rủi ro tín dụng rất thấp. Việc nợ xấu tăng cao thực
sự là một vấn đề đáng lo ngại đối với không chỉ ACB mà còn là của toàn hệ thống, đặc
biệt khi thông tư 02 và thông tư 09 có hiệu lực từ ngày 1/6/2014.
[Type text] Page 15
Tuy nhiên, ACB đã chủ động sắp xếp, cấu trzc, bán nợ, thu hồi nợ trước hạn bên
cạnh việc chủ động trích dự phòng nhằm giảm thiểu tác động. Do vậy, chi phí dự
phòng và nợ xấu tăng cao là một điều khó có thể tránh khỏi khi ngân hàng chz trọng
yếu tố minh bạch và nghiêm tzc tuân thủ các quy định của NHNN về việc trích lập và
phân loại nợ. Dù vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong công cuộc tái cơ cấu và
tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng sau khủng hoảng nhưng những nỗ lực thời gian
qua cũng thấy được ACB đang dần khôi phục và làm tăng niềm tin của nhà đầu tư vào
ngân hàng.
2.2.2.2 Dự phòng rủi ro:
Đơn vị: tỷ đồng
2011 2012 2013 2014
Dự phòng rủi ro 967,760 1.478,896 1.513,812 1.889,920
Thấy trích lập tăng qua các năm và tăng đột biến trong năm 2012 và 2014
Năm 2012:ACB lỗ sau thuế 158,6 tỷ đồng trong quý IV/2012 và chỉ đạt lợi nhuận
928,4 tỷ đồng trong cả năm 2012, so với lần lượt mức lãi 1.349 tỷ đồng và 3.207,8 tỷ
đồng cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu kéo lợi nhuận của ngân hàng này tụt
mạnh là hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB trong năm qua đã lỗ 1.863

tỷ đồng.Bên cạnh đó, tình trạng nợ xấu cũng tăng mạnh, dẫn đến khoản trích lập dự
phòng rủi ro của ACB tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2014: Báo cáo cho thấy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi
phí dự phòng rủi ro tín dụng của ACB vẫn tăng trưởng đáng kể trong quý 2 và lũy kế 6
tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, chí phí trích lập dự phòng
đột biến khiến lợi nhuận sụt giảm.Cụ thể, trong quý 2/2014, ACB phải trích lập dự
phòng rủi ro tín dụng tới hơn 354 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ gần 57 tỷ
đồng. Việc trích lập này đã cắt gần phân nửa lợi nhuận thuần, khiến lợi nhuận trước
thuế chỉ còn 412,28 tỷ đồng trong quý 2 vừa qua; lũy kế 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt
730,54 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái đạt 945,63 tỷ đồng.Chi phí trích lập dự
phòng rủi ro tín dụng của ACB tăng đột biến trong quý vừa qua cũng gắn liền với tỷ lệ
nợ xấu trong kỳ tăng lên khá mạnh. Cụ thể, nợ xấu của ACB từ mức 3% cuối năm
2013 đã tăng lên 3,6% tại thời điểm 30/6/2014.
[Type text] Page 16
Báo cáo cho biết lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm nay đạt 731 tỷ đồng, dù
giảm 23% so với cùng kỳ nhưng đạt hơn 60% so với kế hoạch của cả năm.Và quan
trọng hơn thế, sau một thời gian trải qua bão táp của khủng hoảng 2012, việc ACB
đang nỗ lực tái cấu trzc thì với kết quả như vậy đã là đáng khích lệ.
2.2.2.3 Mức độ tập trung tín dụng:
Danh mục cho vay trên tổng tài sản = Dư nợ / Tổng tài sản.
Đơn vị:tỷ đồng
2011 2012 2013 2014
Tổng tài sản 278.855,703 175.196,081 166.308,083 177.243,120
Cho vay 100.920,873
36,19%
100.353,207
57,28%
104.665,125
62,93%
107.817,596

60,83%
Thấy tỉ trọng cho vay tăng dần qua các năm tuy nhiên lượng cho vay lại không biến
động nhiều,lí do ở đây là vì tài sản giảm dần,đặc biệt là từ năm 2011 sang 2012,lượng
cho vay gần tương đương nhau nhưng do lượng tài sản giảm manh từ 278.885,703 tỷ
xuống còn 175.196,081 tỷ nên tỉ trọng cho vay tăng từ 36,19% cuối năm 2011 lên
57,28% cuối năm 2012.Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đa dạng hóa trong hoạt động của
ngân hàng,thấy cho vay chiếm tỉ trọng lớn và tăng mạnh qua các năm chứng tỏ mức độ
tập trung tín dụng của ngân hàng ACB là tương đối lớn
2.2.3 Chất lượng danh mục đầu tư:
Đơn vị: tỷ đồng
2011 2012 2013 2014
Tổng tài sản 278.855.703 175.196.081 166.308.083 177.243.120
Chứng khoán đầu tư
(đã trừ đi khoản dự
phòng)
25.858.998
9,27%
24.324.653
13,88%
33.282.828
20%
38.794.956
21,89%
Dự phòng giảm giá
CKDT
35.064
0,014%
308.473
1,27%
251.590

0,76%
353.308
0,91%
Góp vốn,đầu tư dài
hạn
3.199.537
1,15%
2.962.481
1,69%
2.835.004
1,7%
2.844.126
1,6%
Dự phòng giảm giá
đầu tư dài hạn
0 0 65.186 56.064
Lãi từ hoạt động đầu
tư chứng khoán
-117,567 -274,521 177,824 110,489
Thu từ góp vốn 251,625 192,452 30,006 15,671
[Type text] Page 17
Danh mục đầu tư của ACB bao gồm chứng khoán đầu tư và góp vốn,đầu tư dài
hạn.Ở đó so với tổng tài sản thì chứng khoán đầu tư chiếm tỉ trọng tương đối và tăng
dần qua các năm.Tuy nhiên chất lượng của các khoản đầu tư còn chưa cao,thể hiện qua
lãi thu từ hoạt động naỳ còn ở mức khiêm tốn,đặc biệt chz ý là năm 2011,2012 đầu tư
vào khoản mục này ACB còn bị lỗ ở mức rất cao(117,567 tỷ và 274,521 tỷ lần lượt
cho 2 năm 2011,2012).6 tháng đầu năm 2014 lượng chứng khoán ngân hàng đầu tư
tăng tương đối so với năm 2013,tuy nhiên lợi nhuận mang lại (110,489 tỷ đồng)còn bị
suy giảm so với năm 2013(177,824 tỷ đồng)chất lượng đầu tư vào khoản mục này
còn chưa hiệu quả.Đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh

của ACB suy giảm
Bên cạnh việc đầu tư vào chứng khoán thì ACB còn góp vốn và đầu tư dài hạn,tuy
nhiên khoản mục này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong phần tài sản có của ngân hàng và
khoản đầu tư này không có biến động nhiều qua câc năm.
2.2.4 Chất lượng tài sản cố định,tài sản có khác:
Đơn vị:tỷ đồng
2011 2012 2013 2014
Tổng tài sản 278.855,703 175.196,081 166.308,083 177.243,120
Tài sản không
sinh lời
52.013,436
18,65%
12.457,461
7,11%
12.233,617
7,35%
11.941,214
6,74%
TSCĐ 1.172,835
0,42%
1.414,496
0,8%
2.501,488
1,5%
2.611,836
1,47%
TS có khác 50.840,601 10.952,965 9732,129 9.329,378
Qua bảng trên ta thấy tài sản không sinh lời chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu
tài sản của ACB,và giảm dần qua các năm đặc biết là từ 20112012 ,trong tài sản
không sinh lời thì chủ yếu là ts có khác,tscđ chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong khoản mục

này.Trong khi tài sản cố định lại có xu hướng tăng đáng kể mà lượng tài sản không
sinh lời lại giảm mạnh, chứng tỏ sự giảm này là do sự giảm đáng kể của tài sản có
khác và đzng như thế,nhìn vào bảng trên thì tài sản có khác giảm mạnh trong năm
2012,giảm gần 5 lần so với 2011,và giảm dần quâ các năm 2013,2014. Tài sản cố đinh
tăng dần qua các năm chứng tỏ mạng lưới chi nhánh của ACB được gia tăng ,liệu đây
có phải dấu hiệu tốt?Thấy cho vay chiếm tỉ trọng lớn trong mục tài sản mà lượng cho
[Type text] Page 18
vay lại không thay đổi nhiều qua các năm trong khi đó tài sản cố định lại gia tăng
chứng tỏ sự gia tăng tài sản cố dịnh này là chưa hiệu quả.
2.2.5 Chất lượng các khoản mục ngoại bảng:
Đơn vị: tỷ đồng
2011 2012 2013 2014
Thư tín dụng trả ngay 1.767,452 1.461,200 1.690,082 2.849,013
Thư tín dụng trả chậm 1.264,843 1.451,686 1.783,366 2.567,980
Bảo lãnh thanh toán 1.296,615 1.045,359 1.128,760 1.461,503
Bảo lãnh thực hiện hợp
đồng
659,167 596,113 982,597 1.165,535
Bảo lãnh dự thầu 158,613 165,701 192,925 191,937
Các bảo lãnh khác 699,904 840,545 1.045,558 1.525,013
Bảo lãnh vay vốn 115,000 517,584 420,070 385,070
Tổng nợ tiềm tàng 5.961,594 6.078,188 7.244,078 10.146,051
Trong quá trình kinh doanh bình thường,ngânhàng đã thực hiện nhiều cam kết khác
nhau và phát sinh một số khoản nợ tiềm tang,các cam kết và nợ tiềm tang được hạch
toán vào ngoại bảng và ngân hàng dự kiến không bị tổn thất trọng yếu từ các nghiệp
vụ này.tuy nhiên thì rủi ro từ những nghiệp vụ này chưa thể khẳng định trước được.
Thấy nợ tiềm ẩn của ACB tăng dần qua các năm,đặc biệt chỉ trong 6 tháng đầu
năm 2014 mà đã tăng gần 3000 tỷ đồng trong khi tỷ lệ trích lập dự phòng mới chỉ
dừng ở mức khá khiêm tốn chứng tỏ rủi ro của ngân hàng cùng đó mà tăng lên
Kết luận: Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên chất lượng quản lý, khả

năng thanh toán, khả năng sinh lời và triển vọng bền vững của một ngân hàng.Nói đến
chất lượng tài sản là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, mà trước hết được phản ánh
ở chất lượng của hoạt động tín dụng. Qua việc phân tích trên ta thấy được mức độ tập
trung tín dụng của NH ACB là tương đối lớn,tuy nhiên chất lượng hoạt động tín dụng
là chưa cao, thể hiện qua việc chưa thu nợ được gốc và lãi đzng hạn, bảo toàn vốn cho
vay, tỷ lệ nợ quá hạn,tỉ lệ nợ xấu còn ở mức rất cao và tăng dần qua các năm. Tỷ lệ và
tính chất nợ quá hạn, nợ khê đọng, mức độ tổn thất trong cho vay cũng như mức trích
lập dự phòng về tổn thất cho vay là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng tín
dụng.Ngân hàng có mức độ tín dụng xấu, tỷ lệ nợ khê đọng cao sẽ gây ra những tổn
thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi mức dự phòng trích lập không đủ sẽ
dẫn đến giảm szt vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanh toán.Mà nếu lượng
[Type text] Page 19
trích lập dự phòng nhiều sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến lợi nhuận của NH.Thực tế thì
trích lập dự phòng của ACB tăng qua các năm và đột biến tại năm 2012,2014 và điều
này đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của NH
Ngân hàng ACB về cơ bản là hoạt động chưa thực sự an toàn và hiệu quả
Tuy nhiên,nhìn nhận ở một khía cạnh khác thì nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động
kinh doanh của ACB đi xuống như thế không thể không nhắc tới 2 bước ngoặt lớn vụ
Bầu Kiên và vụ án Huyền Như khiến cho ACB khó có khả năng bứt phá trong bối
cảnh toàn hệ thống ngân hàng đều sụt giảm.cho đến thời điểm này,hai yếu tố chính là
trích lập dự phòng và bóc tách vàng ra khỏi bảng cân đối khiến tổng tài sản của ACB
giảm đi nhưng xét ở khía cạnh rủi ro thì đã hạn chế đi rất nhiều.Hơn nữa việc tập trung
cho các hoạt động chính,thị trường chính là phục vụ khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp như hiện nay,với ACB là một sự trở về,cũng như đzng với những chức năng và
vai trò chính của một NHTM,sự sụt giảm này cũng cho thấy ACB đang nỗ lực cân
bằng lại tập trung và gia tăng mạnh nguồn vốn đầu tư cho các mảng bán lẻ,tín dụng
tiêu dùng mở rộng và gia tăng mạnh hơn.
2.3 Phân tích chữ M (MANAGEMENT COMPETENCY)
2.3.1 Thành phần ban quản trị qua các thời kỳ
Giai đoạn 2008-2012

STT Thành viên Chức vụ
1 Trần Hùng Huy Chủ tịch (18/09/2012)
2 Lương Văn Tự Thành viên độc lập, Phó chủ tịch (18/09/2012)
3 Julian Foong Loong Choon Phó chủ tịch (18/09/2012)
4 Alain Cavier Cany Thành viên
5 Stewart Donald Hall Thành viên (26/04/2011)
6 Trần Mộng Hùng Thành viên (26/12/2012)
7 Trần Trọng Kiên Thành viên độc lập (26/12/2012)
8 Nguyễn Thành Long Thành viên độc lập (26/12/2012)
9 Đặng Thu Thủy Thành viên (26/04/2011)
10 Huỳnh Quang Tuấn Thành viên
11 Đàm Văn Tuấn Thành viên (26/12/2012)
Giai đoạn 2013-2017
STT Thành viên Chức vụ
1 Trần Hùng Huy Chủ tịch
2 Nguyễn Thành Long Phó Chủ tịch
3 Andrew Colin Vallis Phó Chủ tịch
[Type text] Page 20
4 Alain Xavier Cany Thành viên
5 Julian Fong Loong Choon Thành viên
6 Đinh Thị Hoa Thành viên độc lập
7 Trần Mộng Hùng Thành viên
8 Trần Trọng Kiên Thành viên
9 Đặng Thu Thủy Thành viên
10 Đàm Văn Tuấn Thành viên
11 Huỳnh Quang Tuấn Thành viên (Từ nhiệm từ ngày
20/01/2014)
Năng lực điều hành và định hướng của ban quản trị có tình quyết định quan trọng đến
tính thống nhất và có kế hoạch trong hoạt động của ngân hàng. ACB bank hiện đang
được điều hành bởi một Ban quản trị đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh

vực tài chính ngân hàng, trong đó bao gồm cả người nước ngoài. Nhìn chung thành
phần ban quản trị qua các năm của ngân hàng ACB không có biến động quá lớn. Điều
này tạo sự thống nhất trong các mục tiêu dài hạn, gizp ôrn định cao về hoạt động.
2.3.2 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng ACB
Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2018
Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn
khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiểu dự án chiến lược sẽ chz
trọng thu hzt khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.
Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB hướng đến
khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các
doanh nghiệp lớn. Các tiểu dự án chiến lược liên quan đến thị trường doanh
nghiệp nhỏ và vừa sẽ chz trọng thu hzt và gắn kết khách hàng với ACB.
Trong lĩnh vực thị trường tài chính, ACB trước đây tập trung vào kinh doanh
vàng và cho vay liên ngân hàng nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng,
bao gồm quản lý tài sản nợ và tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo
hiểm các dịch vụ cho khách hàng; và thzc đẩy hoạt động tự doanh.
2.3.3 Kiểm soát nội bộ của ngân hàng ACB
Trong mô hình quản trị ngân hàng thì hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là một yếu tố
không thể thiếu. Đây là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ
[Type text] Page 21
cấu tổ chức, được thiết lập để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro nhằm đạt
được mục tiêu hoạt động của ngân hàng.
Ban kiểm soát của ACB được tổ chức độc lập với Hội đồng quản trị, có chức năng đưa
ra các quyết định độc lập cho HĐQT về tính hiệu quả của các chiến lược, chính sách,
quy định và công tác quản lý rủi ro. Quy định về hệ thống KSNB của ngân hàng ACB
được triển khai thực hiện trên toàn hệ thống, các đơn vị trong toàn hệ thống định kì
kiểm tra, rà soát các quy chế nội bộ đối với từng hoạt động, nghiệp vụ liên quan làm
cơ sở cho việc xem xét, đánh giá về tính đầy đủ, tính hiệu lực, tính hiệu quả của hệ
thống KSNB tại đơn vị và lập báo cáo đánh giá gửi về Hội đồng quản trị và Tổng giám
đốc định kỳ hàng năm.

Hiện nay, bộ máy KSNB tại ngân hàng vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện . Các
cuộc kiểm tra của KSNB mới chủ yếu hướng tới tính tuân thủ, sự đầy đủ của hồ sơ
chứng từ, cần chz trọng hơn vào việc đánh giá các rủi ro và sự phù hợp của các thủ tục
kiểm soát của đơn vị.
2.3.4 Chính sách quản trị nhân sự
Thông tin cơ bản về nhân sự của ngân hàng Á Châu
Năm 2011 2012 2013
Số lượng CBCNV
(người)
8.228 9906 8791
Thu nhập bình quân
tháng (triệu
đồng/người)
182 182 169
Năm 2013 thu nhập bình quân năm của nhân viên giảm so với năm 2011 và năm 2012,
chủ yếu là do ACB điều chỉnh giảm số giờ làm việc trong tuần từ 44 giờ xuống còn 40
giờ.
Đào tạo nguồn nhân lực
Hoạt động đào tạo nhân viên năm 2013 chz trọng vào các mặt sau: (1) Nâng cao hiệu
quả đào tạo (cập nhật, chỉnh sửa chương trình đào tạo theo thực tế hoạt động kinh
[Type text] Page 22
doanh), tái đào tạo nhân viên để phù hợp các vị trí công việc khác nhau, chz trọng
nâng cao kỹ năng và chất lượng phục vụ của nhân viên bán hàng (PFC*, R*) và dịch
vụ khách hàng (teller, CSR) bằng nhiều hình thức như bổ sung tình huống thực tế và
chia sẻ kinh nghiệm; (2) Tiếp tục nâng cao tỷ trọng đào tạo e-learning cả về số lượng
lớp và số lượng học viên tham gia, đồng thời gia tăng sử dụng hệ thống e-test để hỗ trợ
công tác tuyển dụng, thi nâng bậc và kiểm tra kiến thức nghiệp vụ; và (3) Duy trì hoạt
động đào tạo tại các địa phương trọng điểm (Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ) để tiết giảm
chi phí đào tạo.
Hoạt động đào tạo năm 2013 gồm có: (1) 608 khóa học với 31.741 lượt học viên; (2)

Trong đó, đào tạo qua e-learning cho 12.606 lượt học viên, thực hiện e-test cho 9.117
lượt (tuyển dụng, thi nâng bậc, kiểm tra kiến thức định kỳ); (3) Tổ chức 226 khóa học
cho 5.996 lượt nhân viên về sử dụng và thao tác trên chương trình TCBS-DNA, và 99
khóa học cho 2.464 lượt nhân viên về các chương trình ứng dụng khác như ACMS,
CLMS, scoring, dashboard; và (4) Hỗ trợ đào tạo nhân viên cho các công ty con của
ACB 23 khóa học với 560 lượt.
Chế độ đãi ngộ
ACB duy trì chính sách lương thưởng cạnh tranh trên cơ sở khảo sát lương trên thị
trường lao động và khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên đối với chính sách này để
có điều chỉnh kịp thời. Chế độ đãi ngộ bao gồm: thu nhập gắn liền với kết quả hoạt
động kinh doanh và chất lượng phục vụ khách hàng, lương tháng 13, lương hoàn thành
công việc cuối năm, và các khoản tiền thưởng khác như tiền thưởng cho nhân viên giỏi
nghiệp vụ, nhân viên phục vụ tốt khách hàng, nhân viên có sáng kiến cải tiến nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng, nhân viên bán hàng xuất sắc, v.v.
2.3.5 Tình hình hoạt động
Năm 2012: ACB đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố rzt tiền xảy ra trong tuần
cuối tháng 8/2012. Thanh khoản được đảm bảo; tài sản không thất thoát. Số dư huy
động tiết kiệm VND khôi phục trong thời gian ngắn. Trạng thái vàng được xử lý theo
đzng tiến độ và chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Các chủ trương về tín dụng của
Ngân hàng Nhà nước được ACB triển khai nghiêm tzc: giảm dần lãi suất cho vay; tăng
[Type text] Page 23
trưởng tín dụng thận trọng, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng; cơ cấu danh
mục tín dụng theo hướng ưu tiên lĩnh vực sản xuất, hạn chế cấp vốn tín dụng đối với
lĩnh vực phi sản xuất, kinh doanh chứng khoán, bất động sản.
Quy mô huy động và cho vay về cơ bản vẫn có tăng trưởng so với năm 2011. Tuy số
dư đến 31/12/2012 giảm so đầu năm nhưng tính bình quân cả năm, hai chỉ tiêu này
tăng xấp xỉ 5% so với số dư bình quân năm 2011. Huy động tiết kiệm VND-nguồn vốn
ổn định và là thế mạnh truyền thống của ACB- tăng trưởng cao so đầu năm. Đây là
điểm đáng khích lệ trong bối cảnh ACB đã tuân thủ trần lãi suất huy động.Khuôn khổ
quản lý rủi ro về quy trình chính sách được xây dựng và hoàn chỉnh Cấu trzc thanh

khoản khá vững chắc. Tỷ lệ an toàn vốn bình quân trong năm đạt 11,2% và đạt 13,5%
tại thời điểm 31/12/2012. Tuy nhiên, các chỉ tiêu kinh doanh của ACB chưa đạt kế
hoạch đề ra đầu năm.
• Tổng tài sản: 176.300 tỷ đồng, giảm 37% so với đầu năm.
• Tiền gửi khách hàng: 140.700 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm
• Dư nợ cho vay khách hàng: 102.800 tỷ đồng, gần như không đổi so với đầu năm.
• Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) ở mức 2,46%, tăng so với mức 0,89% tại thời
điểm đầu năm.
• Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn là 1.042,67 tỷ đồng.
Tổng tài sản giảm chủ yếu là do giảm nguồn vốn huy động vàng theo chủ trương của
Ngân hàng Nhà nước. Việc mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư và tổ
chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn. Thanh khoản
được ưu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ cho việc tất toán
trạng thái vàng. Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước hạn chế các tổ chức tín dụng mở
rộng mạng lưới hoạt động vô hình trung làm cho chi phí đầu tư về nhân lực, tài sản,
xây dựng cơ bản cho công tác phát triển mạng lưới của ACB chưa được sử dụng hiệu
quả, tỷ lệ chi phí điều hành/tổng thu nhập thuần tăng. Lỗ do phải tất toán trạng thái
vàng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong điều kiện thị trường khó khan cũng
[Type text] Page 24
như lợi nhuận các công ty trực thuộc đóng góp vào kết quả lợi nhuận chung của ACB
là chưa tương xứng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận. Các rủi ro về thay đổi chính sách, rủi
ro về pháp lý chưa được dự báo, đánh giá đzng mức để kiểm soát hữu hiệu.
Năm 2013: Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố tháng 8/ 2012, ACB
đã trụ vững, tiếp tục lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố các hoạt động ngân
hàng truyền thống, và thu hẹp hoạt động đầu tư. Kết thzc năm, Tập đoàn ACB đã đạt
được các chỉ tiêu tài chính tín dụng cơ bản như sau:
• Tổng tài sản: 167.000 tỷ đồng;
• Vốn huy động: 151.000 tỷ đồng;
• Dư nợ cho vay khách hàng: 107.000 tỷ đồng;
• Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 – nhóm 5): 3%;

• Lợi nhuận trước thuế: 1.035 tỷ đồng.
Mặc dù lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác không như kỳ vọng, nhưng nhìn chung kết
quả mà ACB đạt được là đáng khích lệ trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và nỗ lực
khắc phục và xử lý các vấn đề tồn đọng của mình. Trong năm 2013 ACB đã thực hiện
một số hành động nổi bật như sau:
• Triệt để tất toán trạng thái vàng tài khoản, chấm dứt huy động vàng, tích cực khuyến
khích và hỗ trợ khách hàng chuyển đổi dư nợ cho vay bằng vàng sang dư nợ cho vay
bằng VND.
• Liên tục xử lý thu hồi nợ cũng như trích lập dự phòng đối với các khoản tín dụng và
khoản phải thu tồn đọng.
• Tập trung cao độ vào việc xử lý và kiểm soát nợ xấu, rà soát tình trạng nợ, trích lập
dự phòng, xóa nợ, và bán nợ. (Cuối tháng 12/2013 ACB đã bán hơn 400 tỷ đồng nợ
xấu cho VAMC.)
[Type text] Page 25

×