i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Ngô Văn Vinh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng, Tổ Sau Đại học của
Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam cơ sở 2 và các quý Thầy, Cô đã tận tình
giảng dạy trong suốt chương trình đào tạo thạc sỹ.
Đặc biệt tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Bảo Lâm
đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân
Lộc tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập số
liệu để hoàn thành tốt hơn đề tài tốt nghiệp.
Tác giả cũng xin cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp, cảm ơn
sự động viên chia sẻ của gia đình và bạn bè gần xa.
Đồng Nai, ngày 12 tháng 04 năm 2012
Tác giả: Ngô Văn Vinh
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vi
Danh sách các bảng vii
Danh sách các hình viii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
Chương 1 4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Sơ lược về các loại hình quy hoạch trên thế giới 4
1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ 4
1.1.2. Quy hoạch vùng nông nghiệp 5
1.1.3. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp 6
1.2. Nghiên cứu quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam 8
1.2.1. Tình hình phát triển công tác quy hoạch lâm nghiệp 8
1.2.2. Các loại hình quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam 11
1.3. Những thảo luận làm rõ tính cần thiết của đề tài 14
Chương 2 17
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 17
2.1.1. Đối tượng 17
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu 17
2.1.3. Giới hạn và phạm vi vấn đề nghiên cứu 17
2.2. Nội dung nghiên cứu 17
2.2.1. Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc 17
iv
2.2.2.Những nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho BQL rừng
phòng hộ Xuân Lộc 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu 18
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 18
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 19
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 21
Chương 3 22
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 22
3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 22
3.1.1. Vị trí địa lý – kinh tế 22
3.1.2. Tài nguyên khí hậu 23
3.1.3. Tài nguyên đất đai 23
3.1.3.1. Về phân loại đất 23
3.1.3.2. Đặc điểm 26
3.1.4. Tài nguyên nước 28
3.1.5. Tài nguyên rừng 29
3.2.6. Thực trạng về môi trường 30
3.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội khu vực BQLR phòng hộ Xuân Lộc 30
3.2.1. Đặc điểm dân cư 30
3.2.2. Sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi 31
3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng 32
Chương 4 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1. Cở sở lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ
Xuân Lộc 35
4.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 35
4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 35
4.1.1.2. Các hình thức sử dụng đất 38
4.1.1.3. Thực trạng công tác quy hoạch đất lâm nghiệp 40
4.1.1.4. Công tác giao khoán đất lâm nghiệp 41
4.1.1.5. Hiện trạng tổ chức quản lý đất lâm nghiệp 42
4.1.2. Đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng 42
4.1.2.1. Công tác bảo vệ rừng 42
4.1.2.2. Công tác trồng rừng 43
4.1.2.3. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên 44
v
4.1.2.4. Khai thác rừng trồng và lâm sản phụ 45
4.1.3. Đánh giá chung 46
4.1.3.1. Những thuận lợi 46
4.1.3.2. Những tồn tại và thách thức 47
4.1.4. Một số dự báo cơ bản 48
4.1.4.1. Dự báo về dân số - lao động 48
4.1.4.2. Dự báo về môi trường 49
4.1.4.3. Dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ lâm nghiệp 50
4.2. Đề xuất các nội dung cơ bản quy hoạch bảo vệ phát triển rừng Ban QLR phòng
hộ Xuân Lộc 51
4.2.1. Cơ sở pháp lý của công tác lập quy hoạch 51
4.2.2. Quan điểm quy hoạch phát triển lâm nghiệp 53
4.2.3. Định hướng phát triển lâm nghiệp Ban QLRPH Xuân Lộc 54
4.2.4. Mục tiêu phát triển lâm nghiệp Ban QLRPH Xuân Lộc 55
4.2.4.1. Mục tiêu chung 55
4.2.4.2. Mục tiêu cụ thể 55
4.2.5. Nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng BQLRPH Xuân Lộc 56
4.2.5.1. Quy hoạch 3 loại rừng 56
4.2.5.2. Quy hoạch quản lý bảo vệ rừng 60
4.2.5.3. Quy hoạch phát triển rừng 63
4.2.5.4. Quy hoạch sử dụng rừng 66
4.2.5.5. Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng lâm sinh 67
4.2.5.6. Quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực 68
4.2.6. Phân kỳ quy hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch 69
4.2.6.1 Phân kỳ quy hoạch 69
4.2.6.2 Tiến độ thực hiện quy hoạch 70
4.2.7. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch 71
4.2.7.1. Giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 71
4.2.7.2. Giải pháp về cơ chế chính sách 73
4.2.7.3. Giải pháp khoa học công nghệ 73
4.2.7.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 74
4.2.7.5. Giải pháp tài chính 75
4.2.7.6. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh 76
4.2.8. Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư 76
4.2.8.1. Ước tính vốn đầu tư 76
4.2.8.2 Ước tính hiệu quả về môi trường 78
4.2.8.3. Ước tính hiệu quả về kinh tế 78
4.2.8.4. Ước tính hiệu quả về xã hội 80
Chương 5 81
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 81
vi
5.1. Kết luận 81
5.2. Tồn tại 81
5.3. Kiến nghị 82
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
1 BQL Ban quản lý
2 CSHT Cơ sở hạ tầng
3 FAO Tồ chức nông lương Liên hiệp quốc
4 FSC Hội đồng quản trị rừng quốc tế
5 GDP Tổng sản phẩm trong nước
6 GIS Hệ thống thông tin địa lý
7 IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội tại
8 KCN Khu công nghiệp
9 NPV Hiện giá thuần
10 PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
11 PRA Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
12 PTNT Phát triển nông thôn
13 QHLN Quy hoạch lâm nghiệp
14 QLRPH Quản lý rừng phòng hộ
15 SXKD Sản xuất kinh doanh
vii
16 UBND Ủy Ban nhân dân
17 UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp
Quốc
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Hình 3.1 Bản đồ phân loại đất Ban QLRPH Xuân Lộc 24
Bảng 3.1: Diện tích các loại đất của Ban QLRPH Xuân Lộc 26
Bảng 3.2: Diện tích phân theo độ dốc và tầng dày đất 27
Bảng 3.3: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của BQLRPH Xuân Lộc 29
Bảng 3.4: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp nằm trên các xã 29
Hình 4.1 Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất Ban QLRPH Xuân Lộc 36
Bảng 4.1: Biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp qua các năm 37
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp Ban QLRPH Xuân Lộc 37
Bảng 4.3: Hiện trạng trữ lượng rừng Ban QLRPH Xuân Lộc 38
Bảng 4.4: Đất đai được quản lý theo 3 nhóm đối tượng sử dụng đất 39
Hình 4.1 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp tại BQL 40
Bảng 4.5: Thống kê diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2002 – 2011 43
Bảng 4.6: Kết quả khai thác rừng trồng và lâm sản phụ ở các giai đoạn 45
Bảng 4.7: Quy hoạch sử dụng đất Ban QLRPH Xuân Lộc đến năm 2020 56
Hình 4.2 So sánh tổng diện tích đất rừng trước và sau quy hoạch 57
Hình 4.3 Bản đồ Quy hoạch 3 loại rừng Ban QLRPH Xuân Lộc 58
Hình 4.4 Bản đồ Quy hoạch Bảo vệ & phát triển rừng Ban QLRPH Xuân Lộc 59
Bảng 4.8: Tổng hợp diện tích phát dọn đường băng PCCCR 61
Bảng 4.9: Tổng hợp khối lượng bảo vệ và phát triển rừng 69
Bảng 4.10: Tiến độ thực hiện quy hoạch bảo vệ rừng 70
Bảng 4.11: Tiến độ quy hoạch phát triển rừng 70
Bảng 4.12: Tiến độ quy hoạch khai thác rừng 71
Bảng 4.13. Tổng hợp dự báo nhu cầu vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 76
Bảng 4.14: Tổng hợp dự báo vốn đầu tư phân theo nguồn 77
Bảng 4.15: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế cho từng loài cây 79
viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ phân loại đất Ban QLRPH Xuân Lộc Error: Reference source not
found
Hình 4.1 Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất Ban QLRPH Xuân Lộc Error:
Reference source not found
Hình 4.2 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp tại BQL . Error: Reference
source not found
Hình 4.3 So sánh tổng diện tích đất rừng trước và sau quy hoạch Error: Reference
source not found
Hình 4.4 Bản đồ Quy hoạch 3 loại rừng Ban QLRPH Xuân Lộc Error: Reference
source not found
Hình 4.5 Bản đồ Quy hoạch Bảo vệ & phát triển rừng Ban QLRPH Xuân Lộc Error:
Reference source not found
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên rừng có vai trò rất lớn đối với sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng
và các ngành kinh tế nói chung. Rừng không những là cơ sở để phát triển kinh tế -
xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, do tốc độ tăng
dân số ngày càng cao, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách ồ ạt trong thời
gian dài để phục vụ cho nhu cầu của con người đã làm cho nguồn tài nguyên rừng
bị can kiệt nhanh chóng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch
lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi
vùng miền hay mỗi khu vực.
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, là bộ phận không thể tách rời của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Rừng
không những có vai trò bảo đảm môi trường nước, môi trường sống của động thực
vật và con người mà còn góp phần giữ vững và phát triển bền vững và phát triển ổn
định kinh tế - xã hội nói chung. Sự tác động đến rừng và đất rừng không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến nghề rừng và sự phát triển kinh tế xã hội tại khu vực có rừng
mà còn tác động nhiều mặt đến các khu vực phụ cận cũng như nhiều ngành sản xuất
khác. Do vậy, để sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững, lâu dài đòi hỏi phải
có quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế gắn
với việc bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý.
Quy hoạch phát triển lâm nghiệp là một trong những hoạt động rất quan
trọng, đặc biệt đối với sản xuất lâm - nông nghiệp để tổ chức sử dụng đất sao cho có
hiệu quả, bố trí, sắp xếp nền sản xuất lâm nghiệp nhằm phát huy vai trò chủ đạo,
định hướng đối với sản xuất lâm nghiệp. Công tác quy hoạch phát triển lâm nghiệp
là tiền đề vững chắc cho các giải pháp nhằm phát huy đồng thời những tiềm năng
của tài nguyên rừng và các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội, góp phần vào sự
nghiệp phát triển bền vững ở địa phương.
2
Thực chất của công tác quy hoạch là lập kế hoạch dài hạn về phát triển lâm
nghiệp của cả nước hoặc từng vùng lãnh thổ, từng khu vực, địa phương… Do vậy,
hầu hết các phương án quy hoạch lâm nghiệp đều đước các cấp quản lý, khai thác
sử dụng ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau.
Nhiều phương án quy hoạch lâm nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt và đã trở thành các chương trình, dự án
lớn của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ như: “Chương trình phát triển trồng rừng phủ
xanh đồi núi trọc hướng tới đóng của rừng tự nhiên” (1997) sau chuyển thành “Dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng thời kỳ 1997-2010” – công trình đã được Quốc hội
thông qua và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 661/QĐ-TTg
ngày 29/7/1998. Phương án quy hoạch phát triện các vùng nguyên liệu giấy toàn
quốc giai đoạn 1996-2010, đã cung cấp thông tin, số liệu cho Chính phủ và ngành
quyết định xây dựng các vùng nguyên liệu giấy: Kon Tum, Thanh Hóa, Bắc Cạn,
Tuyên Quang, Phú Thọ … Dự án xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn
Sông Đà, phục vụ các công trình thủy điện lớn của quốc gia (thủy điện Hòa Bình,
Sơn La…). Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010; Quy
hoạch gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc (1996-2010); quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị
38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; … đã tác động sâu sắc đến công tác
quy hoạch lâm nghiệp.
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị quản lý 10.300 ha rừng và
đất lâm nghiệp nằm trong địa giới hành chính của 5 xã (Xuân Hòa, Xuân Thành,
Xuân Trường, Xuân Tâm, Xuân Hưng) thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Những năm qua, lâm nghiệp trên địa bàn quản lý của đơn vị đã có bước phát triển,
đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội và cải thiện môi trường sinh thái
của địa phương. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, được sự đầu tư hỗ trợ của
Nhà nước bằng các chương trình và dự án, công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng của đơn vị đang từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng cũng như trong quản lý
sử dụng rừng còn nhiều tồn tại và bất cập nảy sinh: rừng và đất lâm nghiệp cơ bản
3
đã được giao, khoán ổn định lâu dài theo quy định của Nhà nước nhưng sử dụng
còn kém hiệu quả; tình trạng cháy rừng, khai thác rừng trái phép vẫn còn xảy ra;
Việc sử dụng rừng chưa đúng mục đích, không theo quy hoạch, hiện tượng lấn
chiếm, mua bán chuyển nhượng đất rừng trái phép còn xảy ra. Từ năm 2007, việc
sắp xếp đổi mới các lâm trường theo Nghị định 200/NĐ-CP và thực hiện rà soát quy
hoạch 3 loại rừng đã làm thay đổi mô hình quản lý, thay đổi quy mô diện tích 3 loại
rừng và kế hoạch hàng năm trong công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm
nghiệp. Những thay đổi trên đòi hỏi phải xây dựng phương án quy hoạch lâm
nghiệp hợp lý, có cơ sở khoa học nhằm quản lý, bảo vệ chặt chẽ và sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên rừng.
Để có những cơ sở, luận cứ góp phần quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp
tỉnh, huyện, xã phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhằm phục vụ cho
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa
học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” đã được thực hiện.
4
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược về các loại hình quy hoạch trên thế giới
1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ
Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biên pháp tác động vào một vùng
lãnh thổ nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn liền với cơ cấu đất đai để sử
dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế, văn hóa xã hội, nguồn
lao động, tăng cường cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần phát
triển kinh tế xã hội xây dựng nông thôn mới, xã hội mới.
Quy hoạch vùng lãnh thổ đóng vai trò là những căn cứ quan trọng để đầu tư
phát triển kinh tế xã hội, thiết lập các dự án đầu tư cho các ngành trong từng vùng;
là một căn cứ quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất, định hướng
sử dụng đất theo cơ cấu kinh tế hợp lý, bố trí cơ cấu đất phù hợp với yêu cầu phát
triển của các cấp, các ngành, xây dựng một hệ thống biện pháp bảo vệ môi trường
và sử dụng đất đai bền vững.
Nội dung quy hoạch vùng: Xác định mục tiêu quy hoạch vùng, phạm vi lãnh
thổ quy hoạch và thời gian quy hoạch; đánh giá hiện trạng vùng thông qua phân tích
các nguồn lực như vị thế vùng, tài nguyên và môi trường, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân
lực, ; phân tích hiện trạng kinh tế xã hội: GDP vùng, nhịp độ tăng trưởng trong giai
đoạn trước quy hoạch, quy luật chuyển dịch kinh tế, đặc điểm phát triển và phân
tích các ngành kinh tế, phân tích cơ cấu lãnh thổ, đánh giá tương quan giữa cơ cấu
kinh tế vùng với cơ cấu tài nguyên và lãnh thổ vùng. Định hướng phát triển và phân
bố các lực lượng sản xuất của vùng; Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn quy
hoạch, quy mô, nhịp độ tăng trưởng GDP, bình quân GDP/người, tỷ suất hàng hoá
khối lượng sản phẩm, Luận chứng phát triển ngành: công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vận tải, du lịch dịch vụ, Luận chứng phân bố theo vùng: Phân chia các
địa khu theo chức năng sử dụng, sơ đồ tổng mặt bằng, phân bố cá trung tâm, mạng
5
lưới, trục, điểm. Xác định các chương trình, kế hoạch, tính toán và tìm kiếm các
giải pháp thích hợp, đề xuất kiến nghị với các cấp chính quyền.
1.1.2. Quy hoạch vùng nông nghiệp
Quy hoạch vùng nông nghiệp là một biện pháp tổng hợp của Nhà nước về
phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên lãnh thổ các vùng hành chính nông
nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về phát triển đồng đều tất cả các ngành kinh tế
trong vùng.
Quy hoạch vùng nông nghiệp là giai đoạn kết thúc của kế hoạch hóa tương
lai của Nhà nước một cách chi tiết sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo
lãnh thổ của các vùng. Là biện pháp xác định các công ty sản xuất chuyên môn hóa
một cách hợp lý. Là biện pháp thiết kế và thực hiện nghiêm túc việc sử dụng đất
đai trên từng khu vực cụ thể của vùng. Là biện pháp xác định sự phân bố đúng đắn
các cơ quan y tế và phục vụ sinh hoạt văn hoá cho người dân. Là biện pháp xây
dựng các tiền đề tổ chức lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên, các thành tựu KHKT, các nguồn lao động nhằm thúc đẩy tất cả các công ty
phát triển với tốc độ nhanh, đồng thời cải thiện đời sống vật chất và văn hoá và
tinh thần cho người dân trong vùng lao động nông nghiệp đó.
Vùng hành chính là đối tượng quy hoạch vùng nông nghiệp. Đồng thời các
vùng hành chính cũng là các vùng lãnh thổ mà ở đó có các điều kiện kinh tế và tổ
chức lãnh thổ thuận lợi cho việc phát triển có kết quả tất cả các ngành kinh tế quốc
dân, như vậy trong quy hoạch vùng nông nghiệp lấy vùng hành chính nông nghiệp
làm đối tượng quy hoạch. Quy hoạch vùng nông nghiệp có các nội dung như sau:
+ Lập kế hoạch phát triển tương lai của nền kinh tế quốc dân trong vùng
hành chính nông nghiệp.
+ Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững.
+ Tổ chức lãnh thổ với việc lập các sơ đồ quy hoạch vùng.
+ Phân bố hợp lý các công ty chế biến nông - lâm sản.
+ Xác định cân đối lao động trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân.
+ Lập kế hoạch phân bổ nhân khẩu.
6
+ Phân bổ các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí, thương
nghiệp dịch vụ.
+ Phân bổ cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, điện, nước, thông tin liên
lạc, và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác
+ Lập kế hoạch thực hiện tất cả các biện pháp đề ra trong sơ đồ quy hoạch
vùng trong thời gian chuyển tiếp.
Như vậy, lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tổ chức lãnh thổ với
việc lập sơ đồ quy hoạch vùng là những nội dung quy hoạch vùng nông nghiệp (hay
quy hoạch nông nghiệp huyện )[3].
1.1.3. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp
Sự phát sinh của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế tư
bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, nên yêu cầu khối
lượng gỗ khai thác ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương
của chế độ phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
Thực tế sản xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần
mà cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận
lâu dài cho các chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm
nghiệp và điều chế rừng đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy.
Đầu thế kỷ 18, quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc "Khoanh khu
chặt luân chuyển", có nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tích tài nguyên rừng chia
đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành khoanh khu chặt luân chuyển
theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức này phục vụ cho phương thức kinh
doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn.
Sau cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu. Vào thế kỷ 19, phương thức
kinh doanh rừng chồi được thay thế bằng phương thức kinh doanh rừng hạt với chu
kỳ khai thác dài và phương thức "Khoanh khu chặt luân chuyển" nhường chỗ cho
phương thức "Chia đều" của Hartig. Hartig đã chia chu kỳ khai thác thành nhiều
thời kỳ lợi dụng và trên cơ sở đó, khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816,
7
xuất hiện phương pháp luân kỳ lợi dụng của H.Cotta. H.Cotta chia chu kỳ khai thác
thành 20 thời kỳ lợi dụng và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm.
Sau đó phương pháp "Bình quân thu hoạch" ra đời. Quan điểm phương pháp
này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời vẫn đảm
bảo thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối thế kỷ 19, xuất hiện
phương pháp "Lâm phần kinh tế" của Judeich. Phương pháp này khác phương pháp
"Bình quân thu hoạch" về căn bản. Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm bảo
thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ đưa vào diện khai thác. Hai phương pháp "Bình
quân thu hoạch" và "Lâm phần kinh tế" chính là tiền đề của hai phương pháp tổ chức
kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau. Phương pháp "Bình quân thu hoạch" và sau
này là phương pháp "Cấp tuổi" chịu ảnh hưởng của "Lý luận rừng tiêu chuẩn", có
nghĩa là rừng phải có kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích và trữ lượng,
vị trí và đưa các cấp tuổi cao vào diện tích khai thác. Hiện nay, phương pháp kinh
doanh rừng này được dùng phổ biến cho các nước có tài nguyên rừng phong phú.
Còn phương pháp "Lâm phần kinh tế" và hiện nay là phương pháp "Lâm phần"
không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành
phân tích, xác định sản lượng và biện pháp kinh doanh, phương thức điều chế rừng.
Cũng từ phương pháp này còn phát triển thành "Phương pháp kinh doanh lô" và
"Phương pháp kiểm tra" [10].
Tại châu Âu, vào thập kỷ 30 và thập kỷ 40 của thế kỷ XX, quy hoạch ngành
giữ vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm
1946, Jack đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với tên "Phân
loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất". Đây cũng là tài liệu đầu tiên, đề cập đến
đánh giá khả năng của đất cho quy hoạch sử dụng đất. Tại vùng Rhodesia trước đây
(nay là Cộng hoà Zimbabwe), Bộ Nông nghiệp đã xuất bản cuốn sổ tay hướng dẫn
quy hoạch sử dụng đất hỗ trợ cho quy hoạch cơ sở hạ tầng cho công tác trồng rừng.
Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Tạp chí "East African Journal for
8
Agriculture and Forestry" đã xuất bản nhiều bài báo về quy hoạch cơ sở hạ tầng ở
Nam châu Phi. Năm 1966, Hội Đất học và Hội Nông học của Mỹ cho ra đời chuyên
khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng trong quy
hoạch sử dụng đất [3].
1.2. Nghiên cứu quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình phát triển công tác quy hoạch lâm nghiệp
Quy hoạch lâm nghiệp (QHLN) áp dụng vào nước ta từ thời Pháp thuộc như
xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi, điều chế rừng Thông nhựa
theo phương pháp hạt đều
Đến năm 1955 - 1957, tiến hành sơ thám và mô tả để ước lượng tài
nguyên rừng. Năm 1958 - 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Cho
đến năm 1960 - 1964 công tác QHLN mới áp dụng ở miền Bắc.
Từ năm 1984 – 1990 thực hiện chương trình điều chế rừng, do FAO tài trợ;
đo vẽ bản đồ địa hình 1/10.000 các vùng lâm nghiệp trọng điểm; điều tra quy hoạch
rừng đặc dụng. Năm 1991-1992 kiểm kê rừng tự nhiên, sà soát tài nguyên rừng.
Năm 1991-1995 quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các vùng trọng điểm,
vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc. Năm 1998-2000 thực hiện kiểm kê
rừng theo chỉ thị 286/TTg. Năm 1991-2008 điều tra đánh gía theo dõi diễn biến
rừng, tài nguyên rừng toàn quốc chu kỳ I, II, III, IV [2].
Phương án quy hoạch phát triện các vùng nguyên liệu giấy toàn quốc giai
đoạn 1996-2010 đã cung cấp thông tin, số liệu cho Chính phủ và ngành quyết định
xây dựng các vùng nguyên liệu giấy: Kon Tom, Thanh Hóa, Bắc Cạn, Tuyên
Quang, Phú Thọ …; Dự án xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà,
phục vụ các công trình thủy điện lớn của quốc gia (thủy điện Hòa Bình, Sơn La…);
Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010; Quy hoạch gỗ trụ mỏ
Đông Bắc (1996-2010); quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ [6]; … đã tác động sâu sắc đến công tác quy hoạch lâm
nghiệp và ngày
càng được tăng cường và mở rộng [2].
9
Giai đoạn từ 1991 đến nay, đất nước ta thực hiện chính sách đổi mới do
Đảng khởi xướng, thực hiện sự chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước. Với sự chuyển
dịch của các ngành kinh tế, sự mở cửa hội nhập đã thúc đẩy kinh tế nước ta phát
triển theo chiều hướng thuận lợi, ngành sản xuất lâm nghiệp nước ta cũng có sự
chuyển dịch theo chiều hướng chung đó. Với các nét đặc trưng sau:
- Đó là sự chuyển đổi từ nền lâm nghiệp truyền thống, lâm nghiệp Nhà nước
sang nền lâm nghiệp xã hội, gắn với định hướng phát triển của nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Hệ thống tính chất quản lý ngành cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp với
yêu cầu quản lý tài nguyên rừng tổng hợp, đa ngành, đa mục đích.
- Trong sự thay đổi có tính cách mạng về tính chất và quản lý, hàng loạt các
chủ trương, chính sách mới được ban hành tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của
ngành lâm nghiệp nói chung và vấn đề quản lý rừng bền vững nói riêng.
- Công tác tổ chức sử dụng tài nguyên rừng (tổ chức sản xuất lâm nghiệp)
được quan tâm và có định hướng phát triển tích cực. Do nhận thức về vai trò quan
trọng của rừng trong vấn đề phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái nên các hoạt
động lâm nghiệp đặc biệt quan tâm đến hai loại rừng phòng hộ và đặc dụng. Dẫn
chứng là tháng 11/1997 Quốc hội nước ta đã thông qua dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng (giai đoạn 1998 - 2010), trong đó quy hoạch trồng mới 2 triệu ha rừng đặc
dụng, phòng hộ và 3 triệu ha rừng sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn này Chính phủ
đã ban hành một loạt các hệ thống luật pháp và những chính sách quan trọng nhằm
tăng cường công tác bảo vệ phát triển rừng và quản lý rừng bền vững.
Viện Điều tra Quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lượng Điều tra quy
hoạch của Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, không ngừng cải tiến cũng như áp
dụng các phương pháp điều tra hiện đại, QHLN của các nước cho phù hợp với trình
độ và điều kiện tài nguyên rừng của nước ta. Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển
của các nước thì QHLN ở nước ta hình thành và phát triển muộn hơn rất nhiều.
10
Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về kinh tế, xã hội, và tài nguyên rừng làm
cơ sở cho công tác QHLN chưa được giải quyết triệt để, nên công tác này ở nước ta
đang trong giai đoạn vừa tiến hành vừa nghiên cứu áp dụng [10].
Những năm gần đây, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản liên quan
đến lĩnh vực phát triển lâm nghiệp, trong đó có thể kể đến một số các văn bản quan
trọng như: Hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật Đất đai năm 2003; Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Quy chế quản lý
rừng năm 2006 và
Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 –
2020 [5] [4] [7] [1].
Theo Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020,
một trong những tồn tại mà Bộ NN&PTNT đánh giá là: “Công tác quy hoạch nhất
là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với quy
hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả thi. Chưa
quy hoạch 3 loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phần ổn định trên thực
địa ”[1]. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề có tính chất lâu dài và cấp bách đối với
công tác QHLN của nước ta hiện nay.
Theo biên bản hội thảo quốc gia về "Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm
nghiệp'' năm 1997, có nhiều ý kiến cho rằng cần nghiên cứu tính thống nhất giữa
hai luật: Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong quy hoạch và giao đất
nông nghiệp và lâm nghiệp, xác định rõ vai trò của địa phương trong QHLN và giao
đất, giao rừng [3].
Từ trước tới nay, công tác quy hoạch lâm nghiệp đã được triển khai trên toàn
quốc ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành. Song
căn cứ vào yêu cầu, trong mỗi giai đoạn cụ thể, trong từng thời điểm, căn cứ vào
nguồn vốn được cấp và yêu cầu mức độ kỹ thuật khác nhau mà nội dung các phương
án quy hoạch, dự án đầu tư cũng được điều chỉnh cho phù hợp.
Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước, kinh tế có chiều hướng tăng trưởng tốt, xu thế mở cửa,
11
hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng cao. Với nền kinh tế tăng trưởng, an ninh
lương thực đảm bảo, các nhu cầu về chất đốt, xây dựng đã có nhiều loại thay thế gỗ,
củi. Do đó sức ép về nhu cầu lâm sản có phần giảm xuống, mặt khác với xu thế hội
nhập quốc tế thì vấn đề nhận thức về bảo vệ môi trường ngày càng cao, vì vậy tài
nguyên rừng được bảo vệ tốt hơn, diện tích rừng trồng ngày một tăng lên. Điều đó
khẳng định rằng Việt Nam đã quan tâm đến QLRBV thông qua các chủ trương,
chính sách, tổ chức quản lý và thực hiện nghiêm túc bằng việc khai thác lợi dụng tài
nguyên rừng hợp lý, xã hội hoá nghề rừng, thực hiện các cam kết quốc tế và khu
vực trong bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Song chỉ tiêu được chú trọng trong
QLRBV mới chỉ dừng lại ở chỉ tiêu số lượng (diện tích), còn các chỉ tiêu về chất
lượng như tính đa dạng sinh học, khả năng phòng hộ giữ đất giữ nước chóng xói
mòn, bảo vệ môi trường sinh thái lại được thể hiện bằng cách xây dựng các khu
rừng đặc dụng, các dự án trồng và bảo vệ rừng phòng hộ. Năm 1992, Chính phủ đã
phê duyệt chương trình trồng rừng phòng hộ mang mã số 327, sau này được lồng
ghép vào chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đến năm 2010. Với chương trình
này, nước ta sẽ đạt được thành tựu trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng với
việc nâng cao diện tích rừng, tăng độ che phủ, đảm bảo về môi trường, đáp ứng nhu
cầu lâm sản cho nền kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân.
1.2.2. Các loại hình quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam
(1) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh
Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh (SXKD) bao
gồm: Quy hoạch tổng công ty lâm nghiệp, công ty lâm nghiệp; Quy hoạch lâm
trường; Quy hoạch lâm nghiệp cho các đối tượng khác (quy hoạch cho các khu rừng
phòng hộ, quy hoạch các khu rừng đặc dụng và quy hoạch phát triển sản xuất lâm
nông nghiệp cho các cộng đồng làng bản và trang trại lâm nghiệp hộ gia đình). Các
nội dung quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh là khác
nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị và thành phần kinh tế tham gia vào
sản xuất lâm nghiệp mà lựa chọn các nội dung quy hoạch cho phù hợp.
(2) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ
12
Ở nước ta, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành
chính: Từ toàn quốc tới tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành
phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển, mỗi đơn vị đều
phải xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch
phát triển các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển xã hội…
* Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc
Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc là quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp
trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản, bao gồm: Xác
định phương hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc. Quy
hoạch đất đai tài nguyên rừng theo các chức năng (sản xuất, phòng hộ và đặc dụng).
Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có. Quy hoạch tái
sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp.
Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ. Quy hoạch
tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây
dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.
Do đặc thù khác với những ngành kinh tế khác, cho nên thời hạn quy hoạch
lâm nghiệp thường được thực hiện trong thời gian 10 năm và các nội dung quy
hoạch được thực hiện tuỳ theo các vùng kinh tế lâm nghiệp.
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh
Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh giải quyết những vấn đề: Xác định phương
hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trong phạm vi tỉnh căn cứ vào phương hướng
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, căn cứ quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc
đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh. Tiến hành quy
hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo ba chức năng: Rừng sản xuất, rừng
phòng hộ và rừng đặc dụng. Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên
rừng hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng),
thực hiện nông lâm kết hợp. Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị
trường tiêu thụ. Quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm
13
nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. Quy hoạch đa
dạng sinh học.
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện
Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện, về cơ bản các nội dung quy hoạch lâm
nghiệp cũng tương tự như quy hoạch lâm nghiệp tỉnh, tuy nhiên nó được thực hiện
cụ thể, chi tiết hơn và được tiến hành trên phạm vi địa bàn huyện. Quy hoạch lâm
nghiệp huyện đề cập giải quyết các vấn đề sau:
- Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của
huyện, căn cứ vào phương án phát triển lâm nghiệp của tỉnh và điều kiện tự nhiên
kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện tài nguyên rừng của huyện để xác định phương
hướng nhiệm vụ phát triển trên địa bàn huyện.
- Quy hoạch đất lâm nghiệp trong huyện theo 3 chức năng: sản xuất, phòng
hộ và đặc dụng.
- Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng tài nguyên rừng hiện có.
- Quy hoạch các biện pháp tái sinh rừng: Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi
rừng tự nhiên.
- Quy hoạch khai thác lợi dụng lâm đặc sản, chế biến lâm sản gắn liền với thị
trường tiêu thụ.
- Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch đất lâm nghiệp cho các
thành phần kinh tế trong huyện.
- Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải cho vận chuyển lâm
sản hàng hóa và trao đổi nội bộ.
- Xác định tiến độ thực hiện: Thời gian quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện
thường là 10 năm.
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã
Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất, là đơn vị cơ bản quản lý và tổ chức sản
xuất lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Quy hoạch lâm
nghiệp trên địa bàn xã cần chi tiết cụ thể hơn và được tiến hành trong thời gian 10
năm. Quy hoạch lâm nghiệp xã thường tiến hành các nội dung sau:
14
- Điều tra các điều kiện cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất lâm
nghiệp như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; điều kiện tài nguyên rừng.
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, căn cứ vào quy
hoạch cấp huyện và các điều kiện cơ bản của xã, xác định phương hướng nhiệm vụ
phát riển lâm nghiệp trên địa bàn xã.
- Quy hoạch đất đai trong xã theo ngành và theo đơn vị sử dụng. Xác định rõ
mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất đai trên địa bàn xã. Căn cứ vào phương
hướng phát triển, các điều kiện về nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác
(nếu có) phân chia đất lâm nghiệp theo ba chức năng sử dụng: sản xuất, phòng hộ,
đặc dụng.
- Quy hoạch các nội dung sản xuất kinh doanh lợi dụng rừng, bố trí không
gian, tổ chức các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng: bảo vệ và nuôi dưỡng rừng
hiện có, trồng rừng và tái sinh phục hồi rừng, nông lâm kết hợp, khai thác, chế biến
các loại lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu của địa phương và thị trường, quy hoạch
các nội dung sản xuất hỗ trợ.
- Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế trong xã
gắn với phát triển lâm nghiệp xã hội.
- Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, các công trình phục
vụ sản xuất và đời sống.
- Ước tính đầu tư và hiệu quả: ước tính đầu tư lao động tiền vốn, vật tư thiết
bị. Hiệu quả đầu tư cần được đánh giá đầy đủ trên các mặt kinh tế - xã hội, môi
trường. Xác định tiến độ thực hiện.
Về cơ bản, nội dung quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ từ
toàn quốc đến tỉnh, huyện, xã, đơn vị sản xuất kinh doanh là tương tự như nhau.
Tuy nhiên, mức độ giải quyết khác nhau về chiều sâu và chiều rộng tuỳ theo các cấp
độ của quy hoạch.
1.3. Những thảo luận làm rõ tính cần thiết của đề tài
Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Xuân Lộc được chuyển từ Lâm trường
Xuân Lộc vào năm 2007. Địa bàn hoạt động chủ yếu của BQL ở trên các xã của
15
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trong những năm của thập kỷ 70-90 của thế kỷ
XX, chức năng và nhiệm vụ chính của Lâm trường là khai thác lợi dụng tài nguyên
rừng tự nhiên và quản lý bảo vệ rừng, sản lượng khai thác hàng năm của Lâm
trường Xuân Lộc đạt hàng chục ngàn khối gỗ rừng tự nhiên, sản phẩm khai thác
phục vụ cho nhu cầu xây dựng của khu vực và quốc phòng. Sang những năm cuối
thập kỷ 90 và thời gian trở lại đây, hoạt động tổ chức quản lý xây dựng rừng và
kinh doanh lợi dụng rừng của lâm trường phát triển ở mức cao hơn và đi vào nề nếp
với những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Trồng rừng
- Khoanh nuôi tái sinh
- Nuôi dưỡng và làm giàu rừng
- Quản lý bảo vệ rừng
BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc đã đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh trong kinh doanh lợi dụng rừng, khai thác đảm bảo vốn rừng, nuôi
dưỡng rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng nhằm nâng cao chất lượng
rừng và đã có những thành công đáng kể. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về
hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên và tiến tới đóng cửa rừng, tăng cường trồng rừng
và khai thác chế biến sản phẩm từ gỗ rừng trồng thì sản lượng khai thác hàng năm
của lâm trường giảm đáng kể và hiện nay chỉ còn khai thác gỗ nguyên liệu từ rừng
trồng.
Với quá trình hình thành và phát triển của BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc
qua các thời kỳ, ta cũng thấy được những khó khăn và thách thức đặt ra đối với
BQL hiện nay. Đó là việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng như thế nào để đáp ứng
nhu cầu lâm sản cho các ngành kinh tế và nhu cầu xã hội, nhưng vẫn đảm bảo được
tính bền vững trong kinh tế - xã hội, bền vững về môi trường sinh thái đó là vấn đề
cần có lời giải cho công tác tổ chức quản lý, xây dựng phát triển và kinh doanh lợi
dụng tài nguyên rừng bền vững trong giai đoạn hiện nay của BQL.
Những năm vừa qua, có nhiều chương trình, dự án đã và đang triển khai tại
BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc như: Chương trình 327, 661, 147 [1]; đã thực hiện rà
16
soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ
tướng Chính phủ [6]; lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết theo Thông tư 04/2005/TT-
BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ tài nguyên và Môi trường nhằm quản lý bảo vệ,
phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng theo hướng phát triển bền
vững. Song, do chưa có quy hoạch phát triển lâm nghiệp ổn định lâu dài nên chất
lượng rừng trồng chưa cao, phân bố còn manh mún, chưa tạo thành được những dải
rừng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, cải tạo môi trường đồng thời đáp ứng được
mục tiêu kinh tế (nguyên liệu gỗ nhỏ, củi, lâm sản ngoài gỗ) hiện tại và lâu dài.
Như đã trình bày ở trên, công tác nghiên cứu về quản lý và phát triển rừng
(QL&PTR) còn rất mới, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, chủ thể nghiên cứu chưa
đa dạng, nhất là hiện nay BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc còn có các đơn vị kinh tế
nhận khoán quản lý và kinh doanh trên phạm vi đất lâm nghiệp, có ảnh hưởng và
quyết định trực tiếp đến công tác QL&PTR của địa phương. Vì vậy, trong đề tài
này, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
rừng và phát triển bền vững, đồng thời đề xuất một số giải pháp để giúp đơn vị làm
tốt công tác kinh doanh lợi dụng rừng trên quan điểm bền vững.