v
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Các chữ viết tắt iv
Mục lục v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vẽ vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
4. Cơ sở tài liệu, phương pháp và các bước nghiên cứu 2
5. Những đóng góp mới của luận án 6
6. Các luận điểm bảo vệ 7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7
8. Cấu trúc luận án 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ 9
1.1. Khái quát về làng nghề 9
1.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển và vai trò của làng nghề 9
1.1.2. Khái niệm và tiêu chí nhận dạng làng nghề 10
1.1.3. Những nghiên cứu về làng nghề 11
1.1.4. Đặc điểm làng nghề Hà Tây 16
1.2. Cơ sở lý luận 18
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường 18
1.2.2. Mối quan hệ giữa các loại hình quy hoạch với quy hoạch bảo vệ
môi trường 25
1.2.3. Phát triển bền vững làng nghề 29
1.2.4. Phát triển cộng đồng 31
1.2.5. Biến đổi môi trường 32
1.3. Quan điểm và tiếp cận nghiên cứu 33
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu 33
1.3.2. Tiếp cận nghiên cứu 36
Kết luận Chương 1 38
Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI
TRƢỜNG LÀNG NGHỀ 39
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 39
vi
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên 39
2.1.2. Truyền thống làng nghề 40
2.1.3. Hiện trạng kinh tế - xã hội 43
2.1.4. Hiện trạng công tác quản lý đất đai và biến động sử dụng đất 46
2.2 . Quá trình sản xuất thủ công nghiệp và các nguồn gây ô nhiễm 50
2.2.1. Sản xuất gia công kim loại làng nghề Phùng Xá 50
2.2.2. Sản xuất sơn mài làng nghề Duyên Thái 56
2.3. Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động gia công kim loại và sơn mài
đến môi trƣờng tự nhiên 60
2.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động gia công kim loại và sơn mài
đến môi trường khí 60
2.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động gia công kim loại và sơn mài
đến môi trường nước 65
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động gia công kim loại và sơn mài
đến môi trường đất 73
2.4. Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động gia công kim loại và sơn mài đến
môi trƣờng kinh tế - xã hội 77
2.5. Phân loại hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng làng nghề Phùng Xá và
Duyên Thái 81
2.5.1. Cơ sở và nguyên tắc phân loại 81
2.5.2. Chỉ số chất lượng môi trường 82
Kết luận Chương 2 89
Chƣơng 3. XU THẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, DIỄN BIẾN MÔI TRƢỜNG
VÀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ 90
3.1. Dự báo xu thế phát triển kinh tế xã hội và diễn biến môi trƣờng 90
3.1.1. Xu thế phát triển kinh tế xã hội 90
3.1.2. Dự báo diễn biến môi trường 93
3.2. Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng làng nghề 100
3.2.1. Các hướng chính trong QHBVMT làng nghề 101
3.2.2. Tiếp cận QHBVMT làng nghề Phùng Xá và Duyên Thái 102
3.2.3. Mục đích và cơ sở QHBVMT làng nghề Phùng Xá và Duyên Thái . 103
3.2.4. Quy hoạch điểm công nghiệp Phùng Xá và Duyên Thái 105
3.2.5. Quy hoạch hệ thống công nghệ xử lý chất thải làng nghề 110
3.2.6. Quy hoạch phân tán tại làng nghề 119
3.2.7. Quy hoạch đơn vị ở bền vững 124
3.2.8. Thuyết phục các cơ sở sản xuất di chuyển vào điểm công nghiệp
bằng phương pháp chi phí lợi ích 129
3.3. Các giải pháp quản lý môi trƣờng tại làng nghề hỗ trợ quy hoạch 134
3.3.1. Giáo dục môi trường 134
3.3.2. Quản lý môi trường 134
3.4. Xây dựng quy trình mẫu cho QHBVMT tại các làng nghề Hà Tây 135
Kết luận Chương 3 138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vii
PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân loại làng nghề theo sản phẩm của Hà Tây 17
Bảng 2.1. Dự báo quy mô phát triển sản xuất giai đoạn 2010 - 2020 44
Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động và doanh thu của Phùng Xá và Duyên Thái năm 2006 44
Bảng 2.3. Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong sản xuất tái chế kim loại 52
Bảng 2.4. Định mức tiêu thụ nước 53
Bảng 2.5. Lượng hoá chất dùng cho một lò mạ 53
Bảng 2.6. Kiểm toán vật chất cho các công đoạn chính của quá trình tái chế
sắt thép phế liệu 54
Bảng 2.7. Kiểm toán vật chất của quá trình xử lý kim loại mầu 55
Bảng 2.8. Vị trí và tọa độ các điểm quan trắc 55
Bảng 2.9. Ước tính lượng bụi và khí độc do sản xuất thủ công nghiệp phát tán
vào môi trường năm 2006 60
Bảng 2.10. Tổng hợp kết quả khảo sát bụi và khí độc tháng 12/2006 61
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả khảo sát bụi và khí độc tháng 7/2007 62
Bảng 2.12. Tổng hợp kết quả khảo sát tiếng ồn tháng 12/2006 và tháng 7/2007 62
Bảng 2.13. Tổng hợp số liệu phân tích mẫu không khí và tiếng ồn năm 1997-2006 64
Bảng 2.14. Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt 66
Bảng 2.15. Tải lượng chất bẩn sinh hoạt tạo ra ngày/đêm 66
Bảng 2.16. Số liệu tổng hợp phân tích mẫu nước từ năm 1997 - 2006 68
Bảng 2.17. Tổng hợp kết quả đo chất lượng nước mặt tháng 12/2006
tại các điểm quan trắc 69
Bảng 2.18. Tổng hợp kết quả đo chất lượng nước ngầm tháng 12/2006
tại các điểm quan trắc 70
Bảng 2.19. Tổng hợp kết quả đo chất lượng nước mặt tháng 7/2007
tại các điểm quan trắc 71
Bảng 2.20. Tổng hợp kết quả đo chất lượng nước ngầm tháng 7/2007
tại các điểm quan trắc 72
Bảng 2.21. Số liệu tổng hợp phân tích mẫu đất từ năm 1997 - 2006 73
Bảng 2.22. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu đất tháng 12 /2006
tại các điểm quan trắc 75
Bảng 2.23. Tổng hợp kết quả phân tích mẫu đất tháng 7/ 2007
tại các điểm quan trắc 76
viii
Bảng 2.24. Tổng hợp số liệu điều tra xã hội học xã Phùng Xá năm 2006 77
Bảng 2.25. Tổng hợp số liệu điều tra xã hội học xã Duyên Thái năm 2006 78
Bảng 2.26. Tình hình bệnh tật năm 2006 80
Bảng 2.27. Chỉ tiêu phân loại chất lượng môi trường
Bảng 2.28. Kết quả tính toán EQI tại Phùng Xá và Duyên Thái
Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế từ 2010 - 2020 91
Bảng 3.2. Dự báo cơ cấu kinh tế của xã Phùng Xá và Duyên Thái 91
Bảng 3.3. Dự báo số lượt xe ôtô, xe máy của xã Phùng Xá và Duyên Thái 95
Bảng 3.4. Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông 95
Bảng 3.5. Dự báo tải lượng thủ công nghiệp gây ô nhiễm không khí khu vực
nghiên cứu đến năm 2020 (nếu không xử lý) 96
Bảng 3.6. Dự báo tải lượng bụi và khí thải tại khu vực nghiên cứu khi có biện
pháp xử lý và không xử lý đến năm 2020 96
Bảng 3.7. Dự báo nhu cầu và khả năng cung cấp nước của xã Phùng Xá và
Duyên Thái đến năm 2020 97
Bảng 3.8. Dự báo khối lượng nước thải ở Phùng Xá và Duyên Thái đến năm 2020 98
Bảng 3.9. Dự báo tải lượng ô nhiễm nước Phùng Xá đến năm 2020 98
Bảng 3.10. Dự báo tải lượng ô nhiễm nước Duyên Thái đến năm 2020 99
Bảng 3.11. Dự báo chất thải rắn ở Phùng Xá và Duyên Thái đến năm 2020 99
Bảng 3.12. Dự báo tỷ lệ thu gom chất thải rắn đến năm 2020 100
Bảng 3.13. Hệ số sử dụng đất trong quy hoạch 106
Bảng 3.14. Đặc điểm làng nghề, tiêu chí chọn vào điểm quy hoạch tập trung 109
Bảng 3.15. Bảng kê lợi ích-chi phí đầu tư của cơ sở sản xuất cũ và cơ sở sản xuất
mới 132
Bảng 3.16. Tính toán giá trị hiện ròng với r
1
= 1% năm 132
Bảng 3.17. Tính toán giá trị hiện ròng với r
2
= 9% năm 132
Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả tính toán lợi ích - chi phí 133
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. Mô hình các bước nghiên cứu của luận án 8
Hình 1.1. Thoả thuận trong thực hiện QHBVMT làng nghề 36
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Phùng Xá trong huyện Thạch Thất 41
Hình 2.2. Sơ đồ vị trí xã Duyên Thái trong huyện Thường Tín 42
Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Phùng Xá năm 2005 48
Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Duyên Thái năm 2005 49
Hình 2.5. Sơ đồ công nghệ tái chế kim loại rút gọn 50
Hình 2.6. Sơ đồ công nghệ tái chế và gia công sắt thép kèm dòng thải 51
Hình 2.7. Quy trình sản xuất sơn mài 58
Hình 2.8. Quy trình sản xuất sơn mài kèm dòng thải 59
Hình 2.9. Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc môi trường xã Phùng Xá
Hình 2.10. Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc môi trường xã Duyên Thái
Hình 2.11. Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường xã Phùng Xá (mùa mưa) 85
Hình 2.12. Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường xã Phùng Xá (mùa khô) 86
Hình 2.13. Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường xã Duyên Thái (mùa mưa) 87
Hình 2.14. Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường xã Duyên Thái (mùa khô) 88
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu diễn biến môi trường 93
Hình 3.2. Hệ thống xử lý khí thải 111
Hình 3.3. Hệ thống xử lý nước thải bể mạ 112
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải quá trình cán 113
Hình 3.5. Quy trình phun sơn gia nhiệt 114
Hình 3.6. Sơ đồ nguyên tắc làm việc của hệ thống xử lý bụi sơn và hơi dung môi 116
Hình 3.7. Sơ đồ phương án công nghệ xử lý nước thải sản xuất 118
Hình 3.8. Hệ thống thu gom, vận chuyển và lưu chứa chất thải rắn 119
Hình 3.9. Quy trình sản xuất sạch hơn 121
Hình 3.10. Tháp xử lý bụi và khí thải 122
Hình 3.11. Thiết bị hút nóng 122
Hình 3.12. Mặt cắt ngang buồng phun sơn có kính chắn 123
Hình 3.13. Mô hình xử lý nước thải tại cơ sở sản xuất sơn mài nhỏ 124
Hình 3.14. Mô hình về diện tích, ranh giới và dân số của đơn vị ở bền vững 125
Hình 3.15. Sơ đồ cấu trúc đơn vị ở xã Duyên Thái 126
Hình 3.16. Sơ đồ cấu trúc đơn vị ở xã Phùng Xá 127
Hình 3.17. Sơ đồ cấu trúc đơn vị ở - hộ gia đình xã Duyên Thái 128
Hình 3.18. Sơ đồ cấu trúc đơn vị ở - hộ gia đình xã Phùng Xá theo chiều đứng 128
Hình 3.19. Sơ đồ cấu trúc đơn vị ở - hộ gia đình xã Phùng Xá theo chiều ngang 128
Hình 3.20. Biểu đồ đường cong lợi ích - chi phí của cơ sở sản xuất cũ và cơ sở
sản xuất mới 133
Hình 3.21. Quy trình QHBVMT làng nghề 136
Hình 3.22. Bản đồ QHBVMT xã Phùng Xá 140
Hình 3.23. Bản đồ QHBVMT xã Duyên Thái 141
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam, bảo vệ môi
trƣờng (BVMT) làng nghề đang là vấn đề đƣợc chú trọng. Tại hầu hết các làng
nghề, quá trình sản xuất diễn ra tự phát, thiết bị thủ công, hiệu quả sử dụng nguyên
nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, hệ thống cấp thoát nƣớc và mạng lƣới
giao thông xuống cấp là tình trạng khá phổ biến. Ý thức BVMT của ngƣời dân và
các doanh nghiệp còn hạn chế.
Theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới (WB) [16, 17, 45, 80] “Làng nghề là
các làng nông thôn hiện đang tồn tại hoạt động các nghề tiểu thủ công, phi nông
nghiệp có ít nhất 30% số lao động tham gia, nhưng đóng góp trên 50% tổng giá trị
sản xuất vào thu nhập chung của làng”. Đến cuối năm 2008 nƣớc ta có trên 1.450
làng nghề, trong đó gần 1000 làng nghề ở miền Bắc, chiếm xấp xỉ 70% cả nƣớc [25,
41,130].
Hà Tây phát triển mạnh nghề thủ công với 116 làng nghề truyền thống, gồm
các lĩnh vực cơ khí, dệt nhuộm, chế biến nông sản, thực phẩm… [12,13, 19, 108,
109, 114]. Hoạt động kinh tế của các làng nghề ở Hà Tây đã có những đóng góp
không nhỏ vào thành tựu phát triển kinh tế [29, 33, 37]. Tuy nhiên cùng với tình
trạng chung ở nhiều vùng lãnh thổ, Hà Tây cũng đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
là các vấn đề về suy thoái tài nguyên, môi trƣờng [42, 43]. Báo cáo hiện trạng môi
trƣờng hàng năm [99,101] cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề
hiện nay đang ở mức báo động. Lý do cơ bản nhất là hoạt động sản xuất theo quy
mô hộ gia đình, vấn đề quy hoạch phát triển chung mà cụ thể là quy hoạch bảo vệ
môi trƣờng (QHBVMT) với xử lý nƣớc thải, khí thải, thu gom rác thải chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức và hậu quả là kìm hãm sự phát triển của địa phƣơng.
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến kinh tế, xã hội, môi trƣờng,
cần thiết phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện chất lƣợng môi
trƣờng, phát triển bền vững (PTBV) các làng nghề. Giải pháp đó chính là
QHBVMT và cũng là hƣớng nghiên cứu chính của đề tài “Nghiên cứu xác lập cơ
2
sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường một số làng nghề ở tỉnh Hà Tây
(cũ)”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của luận án là: xác lập căn cứ khoa học cho QHBVMT và đề xuất
các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng một số
làng nghề ở Hà Tây.
Để thực hiện đƣợc những mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Xác lập cơ sở lý luận về QHBVMT làng nghề;
- Đánh giá hiện trạng môi trƣờng và ảnh hƣởng từ hoạt động sản xuất của các làng
nghề đến môi trƣờng;
- Dự báo xu thế phát triển KT - XH và diễn biến môi trƣờng khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất phƣơng án QHBVMT và các giải pháp thực hiện.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào lãnh thổ làng nghề gia công kim loại
Phùng Xá, huyện Thạch Thất và làng nghề sơn mài Duyên Thái, huyện Thƣờng Tín.
Đây là 2 làng nghề thuộc hai nhóm ngành khá đặc trƣng của Hà Tây, đó là thủ công
mỹ nghệ và tái chế phế liệu. Về mặt phát triển 2 làng nghề này nằm trong nhóm 20
làng nghề có doanh thu cao nhất của Hà Tây trong vòng 3 năm từ 2005 - 2007.
Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng môi trƣờng, dự báo xu thế phát
triển làng nghề khu vực lựa chọn và ảnh hƣởng môi trƣờng đến năm 2020. Cơ sở khoa
học về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT trong công tác quy hoạch.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2005 đến tháng 2/2009.
4. CƠ SỞ TÀI LIỆU, PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC BƢỚC NGHIÊN CỨU
Cơ sở tài liệu: Luận án đã sử dụng dữ liệu tại các đề tài - dự án mà tác giả
trực tiếp tham gia: Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp xử lý môi trường một số làng
nghề thủ công mỹ nghệ tỉnh Hà Tây (2003-2005); Ô nhiễm môi trường sông Nhuệ,
sông Đáy, nguyên nhân, thực trạng và giải pháp (2005-2007); Nghiên cứu, chuyển
giao công nghệ xử lý khí thải tại các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tỉnh Hà
Tây (2007-2009)…, của Trung tâm Công nghệ Môi trƣờng - Viện Vật lý.
3
Bổ sung vào hệ thống dữ liệu nghiên cứu làng nghề là các chƣơng trình: An
toàn và vệ sinh lao động tại các làng nghề thủ công vùng đồng bằng sông Hồng,
thực trạng và giải pháp (2004-2006); Môi trường lao động - bệnh nghề nghiệp và
biện pháp phòng tránh tại các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tây (2006-2008);
Nghiên cứu điều kiện làm việc trong các cơ sở sản xuất làng nghề và đề xuất biện
pháp cho PTBV, do Viện Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động chủ trì mà tác giả là
thành viên.
Loại “dữ liệu” về các ngành nghề truyền thống, đặc thù sản phẩm, cơ cấu tổ
chức sản xuất, công nghệ, dân trí, xã hội, môi trƣờng… đƣợc thu nhận qua quá trình
phỏng vấn, điều tra. Kết hợp với những đợt thực địa kéo dài, liên tục trong những
năm 2006, 2007, 2008: (1) điều tra, thu thập các dữ liệu về tình hình phát triển,
phân bố địa lý, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các quy hoạch về phát
triển làng nghề và xã hội, tình hình ô nhiễm môi trƣờng khí, nƣớc, đất… (2) đo đạc,
lấy mẫu và phân tích gần 100 mẫu môi trƣờng ở Phùng Xá và Duyên Thái để đánh
giá tác động môi trƣờng, kiểm chứng và dự báo diễn biến môi trƣờng khu vực.
Trên 10 bài báo, công trình khoa học của tác giả đƣợc công bố những năm
2004 - 2009, là những nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: ô nhiễm môi trƣờng
làng nghề, làng nghề và sức khỏe ngƣời lao động, công nghệ xử lý chất thải,
QHBVMT, kiểm toán môi trƣờng đƣợc đƣa vào sử dụng trong Luận án.
Phương pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp luận khoa học để QHBVMT cho
các làng nghề là hồi cứu qua các tài liệu - số liệu, đánh giá hiện trạng và dự báo chất
lƣợng môi trƣờng trên cơ sở định hƣớng phát triển KT-XH làng nghề.
Nghiên cứu quá khứ: Hồi cứu các tài liệu nghiên cứu về các làng nghề trong
vòng 10 năm, lƣu ý những làng nghề tƣơng thích với làng nghề ở Hà Tây [25, 26,
28]: Quá trình phát triển làng nghề; Diện tích đất sử dụng cho làng nghề và mối tƣơng
quan với sản xuất nông nghiệp; Mức độ ô nhiễm môi trƣờng; Sức khỏe cộng đồng.
Nghiên cứu hiện tại: Sử dụng kỹ thuật điều tra cắt ngang, tức là đo đạc khảo sát
hiện trạng một số làng nghề Hà Tây có tham khảo số liệu của làng nghề khác [28, 48].
4
Nghiên cứu tương lai (dự báo): Nghiên cứu dự báo là nghiên cứu sự biến
đổi môi trƣờng của làng nghề trong tƣơng lai, trong đó có dự báo tới diện tích đất sử
dụng, loại - số lƣợng nguồn thải và tác động của chúng tới môi trƣờng. Khi đánh giá
tác động và dự báo diễn biến môi trƣờng, xem xét đến quan hệ 2 chiều giữa các hoạt
động KT-XH tác động lên môi trƣờng hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng và các
chính sách quy định của nhà nƣớc đối với công tác BVMT [11].
Sau đây là các kỹ thuật sử dụng trong quá trình thực hiện Luận án:
Khảo sát thực địa: Từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 6 năm 2009, đã tiến
hành nhiều đợt khảo sát các làng nghề và khu vực lân cận. Nội dung công việc: Thu
thập các tài liệu, số liệu, liên quan đến KT-XH, môi trƣờng của đơn vị xã nghiên
cứu; Lấy mẫu môi trƣờng và quan trắc đo đạc một số chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc,
không khí, tiếng ồn, đất theo tuyến; Điều tra xã hội học, thông qua phƣơng pháp
đánh giá nhanh nông thôn tiếp cận với ngƣời dân địa phƣơng.
Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ địa hình, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất kết hợp với kết quả thực địa, thành lập bản đồ hiện trạng chất
lƣợng môi trƣờng, bản đồ QHBVMT với phần mềm MapInfo và Microstation.
Phương pháp toán học: Một số công thức toán học đƣợc sử dụng để tính
toán tài nguyên và môi trƣờng nhƣ: tải lƣợng ô nhiễm nƣớc, không khí, chất thải
rắn, chỉ số chất lƣợng nƣớc, chất lƣợng môi trƣờng. Phƣơng pháp toán thống kê
đƣợc sử dụng trong quá trình xử lý số liệu thu đƣợc từ các nguồn khác nhau.
Phương pháp hồi cứu quá khứ - dự báo tương lai: là phƣơng pháp hồi cứu
các số liệu của hệ thống monitoring môi trƣờng để dự báo trạng thái môi trƣờng
trong tƣơng lai. Sự dự báo này đƣợc xét theo một số kịch bản giả thiết có mức gia
tăng áp lực KT - XH - môi trƣờng nhƣ các năm trƣớc đây và kịch bản giả thiết có
mức tăng áp lực môi trƣờng KT - XH - môi trƣờng tối đa hay tối thiểu (Chƣơng 3).
Dự báo nguồn thải theo “Hệ số phát thải”: Hệ số ô nhiễm trong Luận án
đƣợc xây dựng từ quá trình thống kê khối lƣợng chất thải từ những nguồn thải
tƣơng tự đã và đang hoạt động ở một nơi nào đó tính trên một đơn vị sản xuất để
cho ra một đơn vị hệ số sử dụng đƣợc cho các tính toán, dự báo (có tính đến yếu tố
5
thời gian nhƣ là một đơn vị thứ nguyên của hệ số, nhƣ kg/ha/ngày,
kg/ngƣời/ngày ). Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong chƣơng 3, dựa vào hệ số
phát thải do Viện Kinh tế và Thƣơng mại Công nghiệp Hàn Quốc (KIET) nghiên
cứu và thiết lập tại Việt Nam thông qua chƣơng trình “Dự báo phát triển và quản lý
môi trƣờng ở Việt Nam" [128] kết hợp, bổ sung và hiệu chỉnh với hệ số phát thải
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi trƣờng Mỹ (USEPA)
[170, 178, 179], khối lƣợng các chất ô nhiễm đƣợc đƣa ra trong chƣơng 3. Phƣơng
pháp này đƣợc tiến hành theo 4 bƣớc: Bước 1: Nghiên cứu, phân tích các dự án quy
hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH để xác định các áp lực môi trƣờng đến năm 2010
và 2020; Bước 2: Nghiên cứu, phân tích, xác định hiệu quả giảm thiểu và hạn chế
các áp lực môi trƣờng của các dự án đáp ứng; Bước 3: Áp dụng “hệ số phát thải” để
dự báo các nguồn thải ô nhiễm môi trƣờng đến năm 2010 và 2020; Bước 4: So sánh
nguồn thải ô nhiễm dự báo tƣơng lai với nguồn thải hiện nay để dự đoán mức độ ô
nhiễm môi trƣờng tƣơng lai .
Phương pháp phân tích các thành phần môi trường: Phƣơng pháp phân tích
đƣợc tiến hành thông qua 03 quá trình là: lấy mẫu, phân tích tại hiện trƣờng và phân
tích trong phòng thí nghiệm. Các phƣơng pháp lấy mẫu đƣợc tiến hành theo TCVN
1995, TCVN 2005, QCVN 2008 và ISO thí nghiệm.
Phân tích định lƣợng hàm lƣợng các khí SO
2
, NO
2
bằng thiết bị đo nhanh hiệu
Kitagawa Precision Gas Detector Tubes của Nhận Bản.
Xác định độ ồn bằng máy đo mức ồn đƣơng lƣợng Laeq (dBA) của Nhật Bản.
Xác định hàm lƣợng bụi lơ lửng bằng phƣơng pháp đo nhanh thông qua sự đánh
giá của máy Digital Dust Indicator hãng SIBATA Nhật Bản.
Xác độ độ pH bằng máy pH meter; Xác định BOD
5
theo nguyên tắc đo DO trực
tiếp bằng máy đo DO hiệu YSI 5000; Xác định COD bằng phƣơng pháp Kali
Bicromat.
Phân tích định lƣợng Phốt pho tổng số bằng phƣơng pháp so màu với thuốc thử
axit Ascorbic ở bƣớc sóng 880nm.
Phân tích định lƣợng Nitrat bằng phƣơng pháp so màu với thuốc thử Griss ở
bƣớc sóng 520nm.
6
Phân tích định lƣợng hàm lƣợng sắt bằng phƣơng pháp so màu với thuốc thử O-
phenaltrolin ở bƣớc sóng 540nm.
Phân tích định lƣợng đồng bằng phƣơng pháp so màu với thuốc thử
Đietylithiocacbamat (DDC) ở bƣớc sóng 430nm.
Phân tích định lƣợng Chì bằng phƣơng pháp so màu với thuốc thử
Diphenythicacbazon ở bƣớc sóng 520nm.
Phân tích định lƣợng kẽm bằng phƣơng pháp so màu với thuốc thử
Diphenythicacbazon ở bƣớc sóng 530nm.
Xác định chỉ tiêu Coliform tổng số bằng phƣơng pháp lên men nhiều ống, kết
quả kiểm nghiệm đƣợc tính bằng chỉ số MPN (Most Proble Number) dựa trên sự
phân bố ngẫu nhiên.
Các mẫu đất, nƣớc, không khí đƣợc đƣa về phân tích tại Trung tâm Công
nghệ Môi trƣờng - Viện Vật lý thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam
Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê: Mục đích của phƣơng pháp này
là: (i) Hệ thống hoá các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có theo định hƣớng nghiên cứu.
(ii) Phân tích, đánh giá những tài liệu số liệu sẵn có, chọn lọc những số liệu những
nhận xét phù hợp nhất về điều kiện tự nhiên, KT- XH và môi trƣờng khu vực
nghiên cứu. Khi tổng hợp phân tích trên 30 tài liệu, số liệu sẵn có, việc xử lý số liệu
là cần thiết. Trong xử lý ngoài việc đánh giá đơn thuần đòi hỏi phải có sự bổ sung
(thông qua khảo sát thực địa với số liệu cập nhật), hiệu chỉnh lại (thông qua tính
toán lại, so sánh với thực tế và lý thuyết) các số liệu đã có.
Các bước nghiên cứu của Luận án:
- Bƣớc 1: Khảo sát, đánh giá, phân tích các điều kiện tự nhiên, KT - XH, trực
trạng hoạt động sản xuất và những hệ quả về ô nhiễm môi trƣờng và sức khỏe
cộng đồng ở các làng nghề, phân loại hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng.
- Bƣớc 2: Dự báo sự phát triển làng nghề và mức độ ô nhiễm môi trƣờng; Đề xuất
phƣơng án QHBVMT; Kiến nghị các giải pháp thực hiện.
Các bƣớc nghiên cứu của luận án đƣợc thể hiện qua hình 1.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
7
- Xác lập đƣợc cơ sở khoa học do việc QHBVMT làng nghề gia công kim loại
Phùng Xá và sơn mài Duyên Thái.
- Mô hình QHBVMT làng nghề đƣợc đề xuất là một giải pháp mang tính tổng hợp
để giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế và BVMT. Đây là đóng góp có
ý nghĩa vào sự phát triển hƣớng nghiên cứu (phƣơng pháp luận, nội dung, quy
trình) QHBVMT còn rất mới ở Việt Nam.
- Phát triển hƣớng tiếp cận địa lý định lƣợng qua công cụ kinh tế để so sánh hai
hình thức: sản xuất phân tán tại hộ gia đình và sản xuất tập trung tại khu công
nghiệp.
6. CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
- Luận điểm 1: Hoạt động sản xuất phân tán, công nghệ thủ công lạc hậu, quản lý
thiếu chặt chẽ, không xử lý chất thải trong suốt quá trình phát triển sản xuất là
những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng đến sức
khỏe cộng đồng ở làng nghề tái chế kim loại Phùng Xá và làng nghề sơn mài
Duyên Thái.
- Luận điểm 2: QHBVMT làng nghề với hai loại hình: quy hoạch điểm công
nghiệp và quy hoạch phân tán đƣợc nghiên cứu điển hình ở Phùng Xá và Duyên
Thái, là công cụ hữu hiệu góp phần đẩy mạnh sản xuất và BVMT làng nghề.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Lý luận về quy trình, nội dung QHBVMT làng nghề có thể đƣợc vận dụng nhƣ
một giải pháp quan trọng đảm bảo phát triển kinh tế có gắn với khống chế ô
nhiễm và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng làng nghề.
- Phƣơng pháp phân tích chi phí lợi ích có thể đƣợc vận dụng trong nghiên cứu
khía cạnh kinh tế và môi trƣờng làng nghề.
- Kết quả phân tích hiện trạng và QHBVMT ở Phùng Xá và Duyên Thái là tài liệu
hữu ích đối với công tác quản lý môi trƣờng và PTBV ở khu vực nghiên cứu.
8. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án bao gồm: Phần mở đầu (trang 1 - 7); chƣơng 1: Cơ sở lý luận nghiên
cứu môi trƣờng làng nghề (trang 9 - 34); chƣơng 2: Hoạt động sản xuất và ảnh
8
hƣởng của nó đến môi trƣờng làng nghề (trang 36 - 91); chƣơng 3: Xu thế phát triển
kinh tế - xã hội, diễn biến môi trƣờng và QHBVMT làng nghề (trang 92 - 142); Kết
luận và kiến nghị (trang 145 - 149).
Luận án tham khảo 180 tài liệu, trong đó có 48 tài liệu tiếng Anh, có 47 bảng
biểu và 39 hình minh họa.
Điều kiện địa lý và hiện trạng sản xuất của làng nghề
Điều kiện tự nhiên
và kinh tế xã hội
Hoạt động sản xuất và các tác
động đến môi trƣờng
Điều kiện
tự nhiên
Điều kiện
kinh tế xã hội
Quy trình
sản xuất
Tác nhân ảnh
hƣởng đến
môi trƣờng
Phân tích đánh giá tác động của hoạt động sản xuất tiểu thủ
công nghiệp tới môi trƣờng làng nghề
Phân tích, đánh giá tác động
đến môi trƣờng tự nhiên
Phân tích, đánh giá tác động
tới môi trƣờng kinh tế xã hội
Phân loại chất lƣợng môi trƣờng làng nghề
Dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng làng nghề
Dự báo diễn biến chất lƣợng môi
trƣờng tự nhiên
Dự báo xu thế phát triển KT-
XH
Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng làng nghề
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ QHBVMT làng nghề
9
CHƢƠNG1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO NGHIÊN CỨU
QUY HOẠCH MÔI TRƢỜNG LÀNG NGHỀ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ
1.1.1. Vài nét về lịch sử phát triển và vai trò của làng nghề
Làng nghề nông thôn đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển Việt
Nam. Có thể chia lịch sử phát triển làng nghề thành các giai đoạn sau [4, 5, 14,
36, 54, 64]:
- Giai đoạn 1954 - 1978, giai đoạn miền Bắc xây dựng XHCN. Tại một số làng
nghề đã xuất hiện những HTX - TTCN, chủ yếu là làm hàng xuất khẩu thủ công,
mỹ nghệ xuất khẩu đi các nƣớc XHCN. Giai đoạn này nhiều làng nghề truyền
thống không có thị trƣờng đã bị mai một và suy thoái.
- Giai đoạn 1978 - 1985, giai đoạn xây dựng lại đất nƣớc, khôi phục nền kinh tế
sau chiến tranh. Nhiều nghề truyền thống đã đƣợc khôi phục, tuy nhiên chỉ để
đáp ứng nhu cầu nhỏ và thấp của đại đa số ngƣời tiêu dùng.
- Giai đoạn 1986 - 1992, giai đoạn đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế thị trƣờng. Giai đoạn này nhiều làng nghề truyền thống đƣợc
khôi phục và phát triển, trong mỗi làng nghề quy mô sản xuất đƣợc mở rộng,
đầu tƣ về vốn, kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng.
Quy hoạch tập trung
Quy hoạch phân tán
Các giải pháp hỗ trợ quy hoạch bảo vệ môi trƣờng làng
nghề: công nghệ, quản lý, kinh tế.
Hình 1. Mô hình các bƣớc nghiên cứu của luận án
10
- Giai đoạn từ năm 1993 đến nay, giai đoạn mở cửa, hội nhập sau khi thị trƣờng
Đông Âu và Liên Xô cũ không còn, sản xuất ở các làng nghề lâm vào tình trạng
khủng khoảng. Tuy nhiên, một hƣớng đi mới dần đƣợc xác lập do tìm kiếm
đƣợc thị trƣờng khu vực châu Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông, là những thị trƣờng tƣơng đối lớn cho các hàng thủ công mỹ nghệ.
Từ năm 1993 trở lại đây đã có khá nhiều nghề và làng nghề truyền thống
đƣợc phục hồi và phát triển, nhiều làng nghề mới xuất hiện. Tuy nhiên, ở một số địa
phƣơng vì nhiều lý do nghề thủ công phát triển chậm. Ví dụ, nghề thủ công ở Thừa
Thiên Huế, trƣớc đây đã từng có thời kỳ phát triển rất mạnh nhƣ nghề đúc kim loại,
nghề gốm, nghề kim hoàn trong các năm gần đây những nghề này phát triển rất
chậm, phân tán, có nghề lâm vào tình trạng bế tắc, có nghề không còn tồn tại.
Hiện nay, với tiêu chí đã đề ra, cả nƣớc có khoảng 1.450 làng nghề [101,
130], thu hút hơn 10 triệu lao động [75], chiếm 29% lực lƣợng lao động ở nông
thôn. Nhiều tỉnh có số lƣợng làng nghề cao nhƣ ở Hà Tây (cũ) (282), Thái Bình
(187), Bắc Ninh (59), Hải Dƣơng (65), Hƣng Yên (48) [130] với hàng trăm nghề
khác nhau, phƣơng thức sản xuất cũng khác nhau, làng nghề đã tạo ra lƣợng sản
phẩm khá đa dạng đáp ứng đƣợc nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.
1.1.2. Khái niệm và tiêu chí nhận dạng làng nghề
a. Khái niệm làng nghề: là các làng có ngành nghề TTCN, phi nông nghiệp chiếm
ƣu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông [25, 131, 132].
Làng nghề truyền thống: là làng nghề đã hình thành từ lâu đời, sản phẩm có
nét riêng, đặc thù có giá trị văn hóa - lịch sử của địa phƣơng đƣợc nhiều nơi biết
đến, phƣơng thức truyền nghề cha truyền con nối hoặc dòng tộc [4, 25, 33, 131].
Làng nghề có nhiều hình thức:
- Làng một nghề: Ngoài nghề nông, tại làng có thêm một nghề thủ công duy nhất
chiếm ƣu thế tuyệt đối, nhƣ các làng nghề tơ lụa, làng nghề bún.
- Làng nhiều nghề: Ngoài nghề nông, tại làng có thêm nhiều nghề thủ công khác
chiếm ƣu thế so với nghề nông.
11
- Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có nghề thủ công xuất hiện từ lâu đời
trong lịch sử và trải qua bao thăng trầm vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
- Làng nghề mới: Là làng có nghề mới xuất hiện và phát triển trong khoảng vài
chục năm trở lại đây nhƣng có ƣu thế so với nghề nông.
b. Tiêu chí làng nghề: [25, 64, 114 ]:
- Số hộ và số lao động quy định làm nghề công nghiệp - TTCN ở làng ít nhất đạt
50% trở lên so với tổng số hộ và lao động của làng.
- Giá trị sản xuất và thu nhập từ công nghiệp - TTCN ở làng đạt trên 50% so với
tổng giá trị sản xuất của làng trong năm.
- Có tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng (hội, câu lạc bộ, Ban
quản trị HTX) mang tính tự quản đƣợc pháp luật thừa nhận. Dù tổ chức dƣới
hình thức nào cũng cần có địa điểm nhất định phục vụ sinh hoạt kinh tế, văn
hoá, xã hội liên quan đến hoạt động sản xuất của làng nghề.
- Tên làng nghề: nếu là làng nghề truyền thống, cổ truyền còn tồn tại và phát triển
thì lấy nghề đó đặt tên làng nghề. Nếu làng nghề có nhiều nghề phát triển, sản
phẩm nào nổi tiếng thì lấy nghề đó đặt tên cho làng nghề.
1.1.3. Những nghiên cứu về làng nghề
Những nghiên cứu ngoài nước: Làng nghề, tồn tại ở nhiều nƣớc trên thế giới:
Đức, Thụy Điển, Hy Lạp đặc biệt là một số nƣớc Châu Á: Trung Quốc, Thái Lan,
Indonexia, Philipin, Ấn Độ nhƣ là nét văn hóa và bản sắc riêng của từng quốc gia.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, đã có công trình nghiên cứu liên quan đến
lĩnh vực “làng nghề”. Tiêu biểu nhƣ Bành Tử với “Nhà máy làng xã” (1922), N.H.
Noace với “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa nghề thủ công” (1828).
Những năm giữa của thế kỷ XX, nhiều quan điểm, hƣớng phát triển ngành
nghề thủ công đƣợc nghiên cứu, tìm tòi, tiêu biểu có Marshall, Alfred “Vai trò của
kinh tế nông thôn” (1940); Jople “Kinh tế học truyền thống” (1954), R.Dorfman
trong “Kinh tế học môi trường” (1956) đó là phát triển đi đôi với bảo tồn và bảo vệ.
Cũng vào thời điểm đó một tổ chức về nghề thủ công trên thế giới đƣợc
thành lập có tên gọi là World Crafts Council International (WCCI - 1964) bởi
12
Aileen Osborn Vanderbilt Webb, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các
quốc gia có nghề thủ công truyền thống [49, 140, 143]. Hội nghị đầu tiên của
WCCI với sự tham gia của hơn 50 nƣớc tại Columbia University (New York), tập
trung chủ yếu ở các vấn đề xuất nhập khẩu, giao thƣơng, du lịch vấn đề môi
trƣờng đƣợc đƣa ra ở hai hình thức: kêu gọi và khuyến cáo. Trong hội nghị lần thứ
hai của WCCI (1972) tổ chức tại Nhật Bản, vấn đề tổ chức sản xuất và BVMT tại
các làng nghề thủ công truyền thống đƣợc đề cập nhiều hơn và trở thành một trong
những chủ đề “nóng” của Hội nghị [49, 146,159, 169]. Lúc này các tham luận của
Srimati Kamaladevi và Margaret Patch đã nhấn mạnh cần “sắp xếp bộ máy công
quyền” chuyên biệt đối với các nƣớc có số lƣợng nghề thủ công lớn nhƣ Thái Lan,
Việt Nam
Để tổ chức sản xuất ngành nghề thủ công, các chuyên gia của Triều Tiên
(1970) đã sử dụng mô hình sản xuất dạng “Hợp tác xã”, có những chi phí thƣờng
xuyên và cố định cho phòng ngừa ô nhiễm [140, 168,171]. Cũng trong thời điểm
những năm 70, Nauy đã bắt đầu quan tâm tới việc làm sao quản lý tốt “sản xuất
nông thôn” hay “mô hình sản xuất thu nhỏ” [136,168]. Đáng chú ý nhất vào năm
1979, ông Hiramatsu, Thống đốc quận Oita, Nhật Bản đã nghiên cứu và đƣa ra lý
thuyết “Một làng một sản phẩm” (đƣợc gọi tắt là OVOP) [ 49, 140]. Mục tiêu của
mô hình OVOP là tìm ra những sản phẩm độc đáo, đặc trƣng nhất của mỗi làng, sau
đó liên kết, xây dựng lại để giới thiệu bán trên toàn quốc và thế giới.
Cho đến thập kỳ 80 của thế kỷ XX có một số ấn phẩm liên quan đến vấn đề
BVMT làng nghề nhƣ Fisher “Kinh tế tài nguyên môi trường” (1981) và “Kinh tế
làng nghề truyền thống” (1984); D.V. Foune “Tổ chức đơn vị không gian làng xã”
(1984). Các tác phẩm này tập trung phân tích những ảnh hƣởng của phát triển kinh
tế đối với môi trƣờng, lý thuyết sử dụng hợp lý tài nguyên, mô hình tổ chức sản
xuất hộ gia đình, mô hình sản xuất tập trung đơn giản [138, 139,143].
Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây khi mà nét văn hóa truyền thống
của từng quốc gia đƣợc đề cập đến nhiều hơn, những công trình nghiên cứu về làng
nghề trên thế giới thực sự đƣợc thăng hoa. Làng nghề lúc này đƣợc xem xét dƣới
13
mọi khía cạnh: kinh tế, xã hội học, môi trƣờng, tổ chức sản xuất, quy hoạch phát
triển , tất cả các nghiên cứu này đều hƣớng tới 03 mục đích: Giữ gìn bản sắc văn
hóa của từng đơn vị làng nghề; Phát triển kinh tế; BVMT làng nghề.
Bƣớc vào thế kỷ XXI, hầu hết ở tất cả các quốc gia có “Làng nghề” đều nhận
thức rõ ràng hơn về sự suy thoái môi trƣờng và khái niệm PTBV đƣợc đƣa vào thực
hiện. PTBV là “sự phát triển thỏa mãn các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng của thế hệ tương lai và các nhu cầu của tương lai” [31, 38, 134, 135,
157, 158]. PTBV trở thành mục tiêu chi phối của tất cả các chƣơng trình bảo tồn và
phát triển làng nghề.
Kinh nghiệm phát triển và BVMT làng nghề truyền thống ở một số nước Châu Á:
Trung Quốc: là nƣớc có nhiều làng nghề truyền thống, từ xa xƣa đã nổi
tiếng với các sản phẩm của dệt, gốm, mỹ nghệ Trong những năm qua, Trung
Quốc đã thực hiện chủ trƣơng “ly điền bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành”,
nghĩa là “rời ruộng không rời làng, vào nhà máy không vào thành phố” nên đã thu
hút đƣợc hơn 100 triệu lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp - TTCN và
dịch vụ tại làng xã (gọi là Xí nghiệp Hƣơng trấn) [49]. Phát triển nghề truyền thống
song song với BVMT đƣợc Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm, nhiều giải pháp,
chính sách đƣợc ban hành và thực hiện thành công.
Nhật Bản: Đến nay, Nhật Bản có 687 nghề thủ công truyền thống, ngƣời
Nhật coi đây là một kho tàng quý báu của dân tộc. Có những nghề tồn tại đến nay
nhƣ một di sản văn hóa, nhƣ nghề dệt vải tơ chuối (tiếng Nhật gọi là Bashofu) của
vùng Okinawa, từ thế kỷ XIII. Chính phủ Nhật Bản rất chủ trọng tới việc khôi phục
và phát triển nghề thủ công truyền thống và BVMT. Một loạt những quy định của
pháp luật gọi tắt là “Luật nghề truyền thống” [49]:
Thứ nhất, Chính phủ chủ trƣơng hỗ trợ về mặt tài chính giúp cho làng nghề
truyền thống phát triển sản xuất kinh doanh và giữ gìn môi trƣờng sống. Thứ hai
trên cơ sở “Luật nghề truyền thống” chính sách trợ giúp theo kế hoạch khôi phục,
phát triển và BVMT đƣợc ban hành. Theo chính sách này, các tổ chức của những
ngƣời sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống (nhƣ các liên hiệp HTX, các tổ
14
chức công thƣơng) phải lập kế hoạch hay dự án về khôi phục, phát triển và BVMT
đối với các làng nghề thủ công truyền thống.
Ấn Độ có nhiều nghề truyền thống và làng nghề lâu đời. Chỉ tính đến những
năm 2003, lực lƣợng thủ công của Ấn Độ hoạt động trong các làng nghề là 7 - 8
triệu thợ chuyên nghiệp và hàng chục triệu thợ phụ. Thứ nhất, nhà nƣớc hỗ trợ về
tài chính: thông qua chiến lƣợc phát triển nông thôn tổng hợp, thúc đẩy ngành nghề
thủ công nghiệp để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập. Chỉ trong vòng 5 năm gần
đây, Chính phủ cho 15 triệu ngƣời nghèo vay 38 tỷ Rupi. Thứ hai, tăng cƣờng đào
tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực. Thứ ba, đầu tƣ cơ sở hạ tầng: tạo môi trƣờng
thuận lợi cho tổ chức sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo.
Kinh nghiệm của các nước ASEAN: Hầu hết các nƣớc ASEAN đều có một
nét chung là có nhiều nghề thủ công nghiệp truyền thống [77,172, 173]:
Lào là nƣớc có khá nhiều nghề thủ công truyền thống. Nhƣng cùng nhƣ Việt
Nam sự phát triển nghề mang tính tự phát do vậy nhiều nghề bị mai một và mất dần
đi. Những năm gần đây, các nghề truyền thống nhƣ dệt vải, thêu, đan, chạm trổ,
gốm đã đƣợc khôi phục. Lào có hẳn một bộ quản lý ngành tiểu thủ công nghiệp,
đó là Bộ Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp.
Tại Thái Lan, Chính phủ nƣớc này ban hành các chính sách và biện pháp cụ
thể nhằm bảo hộ sản xuất hàng thủ công và BVMT. Chính sách “Một triệu Bạt cho
một làng” và “Mỗi làng có một sản phẩm - One Tambon One Product ” và “Làm
sạch môi trường làng nghề” đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho 8 triệu ngƣời nghèo
ở vùng nông thôn.
Trong các nƣớc Châu Á, Indonexia là nƣớc có số lƣợng làng nghề không lớn,
tuy nhiên chính phủ cũng có những chƣơng trình cụ thể để duy trì, phát triển và gìn
giữ bản sắc văn hóa dân tộc mà không làm suy thoái môi trƣờng sống:
Những nghiên cứu trong nước: Việt Nam là một nƣớc có nền kinh tế chủ yếu dựa
vào nông nghiệp, ở nông thôn lấy “làng” làm đơn vị cơ sở. Làng xã Việt Nam liên
kết với nhau một cách chặt chẽ, tạo thành một kết cấu vững chắc trƣớc những biến
động của tự nhiên và xã hội. Làng xã chính là nơi diễn ra mọi hoạt động sản xuất,
15
dịch vụ, sinh hoạt và văn hoá ở nông thôn: “Làng vốn là một đơn vị tụ cư, đơn vị
kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá cộng đồng” [25,159].
Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp cũng lấy địa bàn làng xã để nghiên cứu và
đê ra những chính sách đô hộ. Cuối thế kỳ XIX đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện nhiều
công trình chuyên khảo về làng xã nông thôn của các nhà nghiên cứu ngƣời Pháp
cũng nhƣ ngƣời Việt [4, 5, 7, 131, 132, 137,143, 146]. Hầu hết các nghiên cứu về
nông thôn - làng xã mới chỉ đề cấp tới các khía cạnh xã hội học, kinh tế, sử học và
tâm lý.
Các làng nghề phía Bắc đƣợc hình thành từ khá sớm, cách đây 4-5 thế kỷ.
Đầu thế kỷ XX, khi nghiên cứu về làng nghề ở Việt Nam, nhà xã hội học Pierre
Gourou (Pháp) đã liệt kê có khoảng 108 làng nghề ở vùng châu thổ Sông Hồng, sử
dụng 450.000 lao động, khoảng 8% số dân cƣ ở độ tuổi trƣởng thành [146].
Làng nghề tập trung ở nhiều nơi: ven sông Hồng; Hà Tây, Bắc Ninh, Nam
Định, Thái Bình ; ở miền Trung và miền Nam số làng nghề không nhiều nhƣ miền
Bắc [15]. Trong số những làng đã đƣợc phát hiện, có mức độ chuyên môn hoá cao,
khoảng 40% dân số ở tuổi lao động đã chuyển hẳn sang sản xuất phi nông nghiệp
hoặc bán nông nghiệp.
Làng nghề truyền thống ở Hà Tây (Hà Đông và Sơn Tây cũ) với nghề dệt lụa
tơ tằm. Thế kỷ 18, Lê Quý Đôn (1726 - 1783) [4, 5, 125] từ chỗ xem xét một số đặc
điểm địa lý “Huyện phủ Quốc Oai” đã nhắc tới làng Ỷ La, Trang Thụy và Đại
Phùng có nghề dệt lụa, lĩnh; các làng La Khê, Vạn Phúc, Vân Nội, Bằng Sở, đã có
nghề dệt tơ lụa nổi tiếng.
Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX khi nền kinh tế thị trƣờng
thực sự phát huy tác dụng của nó: các làng nghề truyền thống hƣng thịnh, các làng
nghề mới đƣợc hình thành. Lúc này các nhà khoa học, xã hội học, các tổ chức trong
nƣớc, ngoài nƣớc, phi chính phủ, đã tập trung nghiên cứu về làng nghề:
- Nghiên cứu về mặt xã hội học, con ngƣời, về quá trình sản xuất và phát triển của
các làng nghề đƣợc đề cập đến ở tính kế thừa, cha truyền con nối [4, 5, 7].
16
- Hiện trạng sản xuất với những dây chuyền công nghệ đơn giản, hầu hết các công
đoạn đƣợc thực hiện theo phƣơng thức thủ công, đƣợc đề cập đến ở các nghiên
cứu về làng nghề Bát Tràng, gốm Hƣơng Canh, nhựa Minh Khai [8, 10, 18, 29,
33, 47, 57, 68, 70, 107, 129, 149]
- Dự báo xu hƣớng phát triển và mức độ ô nhiễm do hoạt động làng nghề là việc
làm cần thiết cho việc hoạch định các chính sách hợp lý đảm bảo cho sự
PTBVcủa các làng nghề Việt Nam [39, 119,121,122,123,124,149].
- Quy hoạch định hƣớng phát triển các làng nghề truyền thống có tính đến vấn đề
sử dụng tài nguyên, BVMT chƣa đƣợc các nghiên cứu thực sự chú trọng.
QHBVMT làng nghề hiện nay đang đƣợc lồng ghép trong QHTT của các tỉnh,
vùng [13, 14, 15, 28, 34, 50, 51, 56, 61, 63, 66, 105, 106], mang tính định hƣớng
chƣa chi tiết đến từng hộ sản xuất trong làng nghề.
Trong vòng 5 năm trở lại đây các nghiên cứu, dự án triển khai về làng nghề
Hà Tây và vùng phụ cận càng nhiều hơn [19, 29, 33, 37, 42, 57, 68, 101, 102, 108].
Các số liệu cụ thể về môi trƣờng khí, nƣớc ở đƣợc đo đạc phân tích qua các nghiên
cứu của Công ty Tƣ vấn Đại học Xây dựng, Trung tâm Môi trƣờng đô thị và khu
công nghiệp - Trƣờng Đại học Xây dựng, Trung tâm Công nghệ Môi trƣờng - Viện
Hóa Công nghiệp; Viện Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Bách Khoa, Viện Bảo hộ Lao
động - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam,
Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiện - Đại học Quốc gia Hà Nội,
Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trƣờng [8, 15, 16, 17, 29, 30, 31, 44], số liệu về
định hƣớng quy hoạch xử lý nƣớc thải và rác thải của Nguyễn Việt Anh, Trần Đức
Hạ, Trần Hiếu Nhuệ [1, 2, 42, 70, 71].
Nhiều công trình nghiên cứu, triển khai đã đề cập đến hiện trạng sản xuất,
hiện trạng môi trƣờng, quy hoạch khu vực làng nghề Hà Tây có gắn với định hƣớng
PTBV của vùng: Dự án “áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý đối với một số
cơ sở sản xuất TTCN nhằm cải thiện môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy”, do Cục
Môi trƣờng thực hiện năm 2000 - 2003; đề tài “khảo sát đánh giá tình trạng ô
nhiễm môi trường một số làng nghề thuộc các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên”
17
do Viện KHCNMT, Đại học Bách khoa thực hiện năm 2001, Dự án “Khảo sát ô
nhiễm môi trường nước do các hoạt động sản xuất tại một số làng nghề điển hình
tỉnh Hà Tây” do Trần Đức Hạ và Nguyễn Quốc Hoà thực hiện.
Hầu hết các dự án, báo cáo này chƣa xác định đƣợc đầy đủ nguồn ô nhiễm từ
sản xuất TTCN. Tải lƣợng ô nhiễm và chỉ số chất lƣợng nƣớc, khối lƣợng chất thải
rắn, chƣa đƣợc xác định và dự báo cụ thể. Các biện pháp khắc phục và giảm thiểu
mới dừng lại ở tính toán lý thuyết chƣa có tính thuyết phục. Nghiên cứu của luận án
góp phần chi tiết và cụ thể hoá các nội dung này.
1.1.4. Đặc điểm làng nghề Hà Tây
Trải qua nhiều thập kỷ, hệ thống làng nghề ở Hà Tây đƣợc hình thành và
phân bố tập trung hai bên tả hữu ngạn sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ Giang.
Theo điều tra của Tổng cục Thống kê [129, 130] và qua khảo sát thực tế ở cơ sở cho
biết toàn tỉnh có 324 xã, phƣờng, thị trấn thì có 174 xã có nghề sản xuất TTCN. Số
liệu thống kê năm 2008 tổng số làng nghề của là 282 làng, trong đó có 120 làng
nghề đã đƣợc UBND tỉnh quyết định cấp bằng công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề
[114]. Số làng nghề đƣợc phân bố tại 13/14 huyện, thị xã của Hà Tây. Những huyện
có nhiều làng nghề là Thƣờng tín 26 làng, Phú Xuyên 24 làng, Thanh Oai 20 làng,
Quốc Oai 13 làng, Hoài Đức 10 làng, Chƣơng Mỹ 9 làng, còn lại các huyện, thị
khác có từ 2 đến 7 làng.
Trong số 282 làng nghề thì có 162 làng nghề làm các sản phẩm từ tre và song
mây thủ công mỹ nghệ và sản xuất đồ gỗ phân chia làm 03 cụm chính: Cụm làng
nghề lớn nhất ở khu vực phía Tây của Hà Tây, trong khu vực của huyện Phú Xuyên
chiếm tới gần một nửa các làng nghề ở Hà Tây; Cụm làng nghề thứ 2 ở Chƣơng Mỹ
trên quốc lộ 6 gần tỉnh Hoà Bình, nơi có 6 làng nghề làm các sản phẩm tre nứa,
song mây; Cụm làng nghề thứ 3 gồm một số làng nghề nằm ở phía Bắc của tỉnh gần
đƣờng 32 thuộc huyện Hoài Đức làm miến khô và tinh bột.
Tổng số lao động tham gia sản xuất trong các làng nghề khoảng 160.000
ngƣời [109] trong đó số lao động chuyên TTCN khoảng 16%, lao động kiêm TTCN
khoảng 58%, lao động dịch vụ khoảng 5%, lao động thuần nông khoảng 21%.
18
Qua tài liệu nghiên cứu [108, 109, 114] cho thấy: giá trị sản lƣợng sản xuất của
Hà Tây là: công nghiệp, TTCN cao nhất chiếm 60,48%, nông nghiệp 24,68%, dịch vụ
11,82%. Khảo sát ở Hà Tây, doanh thu năm 2008 có 7 làng nghề đạt giá trị sản lƣợng
trên 30 tỷ đồng, 18 làng nghề đạt giá trị từ 20-30 tỷ, số còn lại đạt dƣới 20 tỷ đồng/năm.
Thu nhập bình quân 1 lao động ở các xã nghề và làng nghề là 3,120 triệu
đồng, trong đó thu nhập từ Công nghiệp, TTCN là 4,992 đồng, dịch vụ 2,920 triệu
đồng, nông nghiệp 1,5 triệu đồng (số liệu thống kê năm 2008) [109].
Bảng 1.1. Phân loại làng nghề theo sản phẩm của Hà Tây
TT
Ngành sản xuất
Số lƣợng (làng)
Tỷ lệ %
1
Ƣơm tơ, dệt, vải đồ da
22
7,8
2
Chế biến nông sản, thực phẩm, dƣợc liệu
36
12,8
3
Tái chế phế liệu
9
9
4
Thủ công, mỹ nghệ, thêu ren
173
61,3
5
Vật liệu xây dựng, khai thác đá
3
1,07
6
Các nghề khác
39
13,8
Tổng cộng
282
100
(Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Tây, 2008)
Nhìn chung các làng nghề ở Hà Tây đã đóng một vai trò quan trọng trong cơ
cấu kinh tế nông thôn. Có nhiều làng nghề ở Hà Tây sản xuất các đồ thủ công mỹ
nghệ, chế biến lƣơng thực thực phẩm đã có khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng trong
nƣớc và xuất khẩu. Mặt khác nhiều làng nghề khác sản xuất các mặt hàng truyền
thống và các mặt hàng thông dụng cho tiêu thụ nội địa lại đang gặp nhiều khó khăn.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trƣờng
a. Tình hình nghiên cứu quy hoạch môi trường trên thế giới
Thuật ngữ Environmental planning (QHMT) ra đời vào đầu những năm 70
và phổ biến rộng rãi vào những năm 90 của thế kỉ XX. Đây có thể xem nhƣ một
ngành khoa học mới và hiện nay còn nhiều quan điểm về tên gọi cũng nhƣ nội
dung quy hoạch.
19
Theo Susan Buckingham - Hatfield và Bob Evans (1962), thuật ngữ QHMT
(environmental planning) có thể đƣợc hiểu rất rộng là quá trình hình thành, đánh
giá và thực hiện chính sách môi trường.
John M.Edington và M. Anh Edington (1977) đã xuất bản cuốn sách “Sinh
thái học và QHMT” phân tích rõ những vấn đề sinh thái trong QHMT sử dụng đất
nông thôn, phát triển đô thị, công nghiệp. Sau đó Walter E. Westman (1985) cũng
nhấn mạnh về ảnh hƣởng sinh thái và mối quan hệ khăng khít giữa sinh thái với
đánh giá tác động môi trƣờng trong cuốn Sinh thái, Đánh giá tác động môi trường
và QHMT.
Baldwin (1984) chỉ ra rằng QHMT là “việc khởi thảo và điều hành các hoạt
động nhằm hướng dẫn, kiểm soát việc thu thập, biến đổi, phân bố và đổ thải một
cách phù hợp với các hoạt động của con người sao cho các quá trình tự nhiên, sinh
thái và xã hội tổn thất một cách ít nhất”.
Ortolano (1984) quan niệm: “QHMT bao gồm sử dụng đất, quản lý chất tồn
dư và kỹ thuật đánh giá tác động môi trường”.
Trong một bài viết ''Triển vọng của Địa học môi trường ở Trung Quốc'', tác
giả Chen Jingsheng (1986) đã nêu lên các tiến bộ của địa học môi trƣờng ở Trung
Quốc, điều tra tổng hợp chất lƣợng môi trƣờng, nghiên cứu phân vùng môi trƣờng
và QHMT.
Ở Anh đáng chú ý có công trình ''QHMT cho phát triển vùng'' của Anne R.
Beer (1990) trong đó đã trình bày mối quan hệ giữa QHMT và quy hoạch vùng.
Báo cáo môi trƣờng số 3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) (1991)
[133, 134, 141] đã điểm lại một số QHMT tại khu vực châu Á: Dự án lƣu vực hồ
Laguna và vùng Palawan (Philipine); Dự án lƣu vực sông Hàn (Hàn Quốc); Dự án
vùng Segara Anakan (Indonexia); Dự án thung lũng Klang (Malaixia)… Theo
ADB, trong quy hoạch nhằm phát triển vùng, các thông số môi trƣờng cần đƣợc đƣa
vào quy hoạch ngay từ đầu và sản phẩm cuối cùng là phát triển KT - XH vùng với
những cân nhắc cần thiết tới nhu cầu PTBV bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài
nguyên và môi trƣờng.
20
Cuốn “QHMT cho các cộng đồng nhỏ” của Hãng Bảo vệ Môi trƣờng Mỹ
(1994) đã hƣớng dẫn QHMT cần tôn trọng quyền của nhân dân, của cộng đồng, nhu
cầu của cộng đồng, giải quyết các nhu cầu đó cho cộng đồng.
Từ điển Môi trƣờng và Phát triển bền vững, Alan Gilpin (1996) cho rằng
QHMT là sự xác định các mục tiêu mong muốn về KT - XH đối với môi trường tự
nhiên và tạo ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó. Những
vấn đề trong QHMT thành phố và quy hoạch vùng bao gồm: sử dụng đất, giao
thông vận tải, lao động, sức khỏe, các trung tâm, thị xã mới, dân số, chính sách của
Nhà nƣớc về định cƣ, các vấn đề nhà ở, công nghiệp, phát triển đô thị, chính sách
môi trƣờng đối với quốc gia, vùng và đô thị, các vấn đề ô nhiễm và đánh giá tác
động môi trƣờng.
Toner (1996) cho rằng QHMT là việc ứng dụng các kiến thức về khoa học tự
nhiên và sức khỏe trong các quyết định sử dụng đất.
Malone - Lee Lai Choo (1997) cho rằng để giải quyết những xung đột về môi
trường và phát triển cần phải xây dựng hệ thống quy hoạch trên cơ sở những vấn
đề môi trường.
Các tác giả khác nhƣ Anne Bee (1990), Walter E.Wesmant (1985), Richard
L. Meier (1990) phân tích sâu mối quan hệ giữa quy hoạch môi trƣờng với đánh giá
tác động môi trƣờng và các yếu tố sinh thái.
b. Tình hình nghiên cứu QHMT và QHBVMT ở Việt Nam
Tại Việt Nam, trong Luật Bảo vệ Môi trƣờng (2005) không đưa ra khái
niệm và phân biệt giữa QHBVMT và QHMT. Tuy nhiên trong điều 3, chƣơng I và
điều 50 chƣơng VI của Luật sử dụng thuật ngữ “QHBVMT” để chỉ ra các hành
động quy hoạch hƣớng tới mục tiêu BVMT cho các vùng đô thị và nông thôn.
Trong Từ điển Bách khoa Toàn thƣ Việt Nam, QHBVMT đƣợc quan niệm
"là những quy định về mục tiêu và biện pháp bảo vệ môi trường trong thời gian
nhất định nhằm duy trì cân bằng sinh thái và đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu phát
triển. Mục tiêu của công tác QHBVMT nhằm xác định các hành động về môi trường
mang tính hệ thống, đồng bộ và được xếp thứ tự ưu tiên; huy động mọi nguồn lực