CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Thời gian thực hiện: Từ ngày 15/12/2014 đến ngày 16/01/2015
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 5 LĨNH VỰC
1/ Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động:
Trẻ 3 tuổi:
MT61 - Biết phối hợp các vận động tay, chân, cơ thể: trườn về phía trước; bước
lên bước xuống bật cao; tung bắt bóng với cô. “LL”
MT81- Phát triển một số vận động cơ bản và sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ
phận trên cơ thể và các giác quan.
MT82- Phối hợp cử động của bàn tay và các ngón tay trong việc sử dụng bút kéo,
gập giấy, xếp hình.
Trẻ 4 tuổi:
MT76 - Thực hiện được một số vận động: chạy nhanh, bật xa và phối hợp nhịp
nhàng các bộ phận cơ thể khi thực hiện vận động: đi trên ghế thể dục; tung bóng
lên cao, đập bắt bóng tại chỗ. “CĐ”
MT101- Thực hiện được một số vận động như bật xa, ném bóng bằng 2 tay.
MT102- Biết phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể cơ thê trong các vận động
(bò theo đường zíc zắc).
Trẻ 5 tuổi:
MT92 - Đập và bắt được bóng bằng hai tay (Cs10). “LL”
MT121- Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây. (Cs12)
MT122- Thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản: Bò, trườn, chạy,
nhảy, tung, bắt,
* Dinh dưỡng & sức khỏe:
Trẻ 3 tuổi:
MT83- Trẻ biết cá, tôm, cua, thịt… là nhóm thực phẩm có nhiều chất cho cơ thể
trẻ.
MT84- Biết được các món ăn chế biến từ động vật rất ngon và bổ
MT85- Biết cách đề phòng khi tiếp xúc với các con vật,
Trẻ 4 tuổi:
MT103- Biết một số thực phẩm, món ăn có nguồn gốc từ động vật, ích lợi của các
món ăn từ động vật với sức khoẻ con người .
MT104- Biết tránh những mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật.
Trẻ 5 tuổi:
MT123- Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe. (Cs20)
MT124- Có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi tiếp
xúc với con vật.
MT125- Biết ích lợi các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá đối với sức khỏe của con
người.
2/ Phát triển nhận thức:
Trẻ 3 tuổi:
MT67 - Biết xếp các đồ vật, đồ dùng theo tương ứng 1:1, nhận ra sự khác nhau về
số lượng. “CĐ”
MT86- Biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật như nơi sống, thức ăn, thói quen
vận động của một số con vật quen thuộc và lợi ích của chúng.
MT87- Phát triển óc quan sát, khả năng nhận xét, phán đoán về một số con vật qun
thuộc: cấu tạo, hình dáng, thức ăn.
MT88- Trẻ có kiến thức sơ đẳng về môi trường thiên nhiên, có một số hiểu biết về
các con vật.
MT89- Biết được thức ăn, tiếng kêu và môi trường sống của các con vật trên.
MT90- So sánh 2 nhóm đồ dùng, dụng cụ làm nghề chăn nuôi, nhận ra sự khác
nhau về gọi số lượng của 2 nhóm (nhiều hơn, ít hơn) qua đếm xếp tương ứng 1:1.
MT91- Chọn đúng các con vật theo 1 - 2 dấu hiệu cho trước, biết so sánh 2 nhóm
con vật theo kích thước to - nhỏ.
Trẻ 4 tuổi:
MT83 - Nhận ra chữ số 3 số thứ tự trong phạm vi 3 nhận ra sự khác nhau về số
lượng đồ dùng, dụng cụ trong phạm vi 3, biết đếm, gộp tách các nhóm đồ dùng,
dụng cụ của các nghề trong phạm vi 3. “CĐ”
MT105- Tò mò tìm hiểu về các con vật quen thuộc, phân biệt những điểm giống
và khác nhau của một số con vật quen thuộc qua tên gọi, đặc điểm nổi bật, môi
trường sống khác nhau, thức ăn, vận động.
MT106- Biết phân loại các vật theo 1 - 2 dấu hiệu (môi trường sống, kích thước,
hoặc lợi ích, tác hại).
MT107- Biết đặt tên mới cho câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát.
MT108- Biết cách chăm sóc và bảo vệ con vật gần gũi.
MT109- Biết gộp 2 nhóm con vật và tách một nhóm con vật thành các nhóm nhỏ
hơn trong phạm vi 4 và đếm.
MT110- So sánh chiều cao của 2 con vật, sử dụng được từ cao hơn - thấp hơn.
MT111- So sánh sự giống nhau và khác nhau của các hình (hình tròn với hình tam
giác, hình tam giác với hình vuông, ) Chắp ghép các hình để thành hình mới
giống các con vật.
Trẻ 5 tuổi:
MT106 - Nhận ra chữ số 7 số thứ tự trong phạm vi 7 nhận ra sự khác nhau về số
lượng đồ dùng, dụng cụ trong phạm vi 7, biết đếm, gộp tách các nhóm đồ dùng,
dụng cụ của các nghề trong phạm vi 7. “CĐ”
MT126- Trẻ có một số kiến thức sơ đẳng khi tìm hiểu thế giới động vật, thấy được
sự giống và khác nhau về con vật quen thuộc.
MT127- Nhận biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống (thức
ăn, sinh sản, môi trường sống).
MT128- Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số
hiện tượng tự nhiên. (Cs93)
MT129- Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10. (Cs104)
MT130- Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát. ( Cs117)
MT131- Biết so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau của các con vật
quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng.
MT132- Tách, gộp nhóm đối tượng trong phạm vi 7; Ôn nhận biết về số lượng chữ
số 6 - 7 thêm hoặc bớt để 2 nhóm có số lượng bằng nhau.
MT133- nhận biết số lượng và chữ số 6, 7. Tách 1 nhóm thành 2 nhóm nhỏ; Ôn
đếm, nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 7.
3/ Phát triển ngôn ngữ:
Trẻ 3 tuổi:
MT92- Biết sử dụng từ chỉ tên con vật, gọi các bộ phận và đặc điểm nổi bật rõ nét
của một số con vật.
MT93- Biết nói lên được những điều mà trẻ quan sát được, biết trao đổi với người
lớn và bạn bè.
MT94- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động: Trò chơi phân vai,
đọc thơ, kể chuyện…
MT95- Rèn cách đọc thơ, kể chuyện rõ ràng, diễn cảm.
Trẻ 4 tuổi:
MT112- Biết sử dụng các từ, câu để miêu tả một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của
một số con vật gần gũi.
MT113- Biết lắng nghe, biết đặt câu hỏi có liên quan về các con vật.
MT114- Trẻ nói lên những nhận xét khi quan sát, trao đổi, thảo luận với người lớn
và các bạn về chủ đề động vật.
MT115- Nhớ và đọc lại những bài thơ, câu chuyện đã được nghe về các con vật.
MT116- Nhận biết và phát âm chữ cái đúng tô đẹp b, d, đ, qua các từ chỉ con vật.
Trẻ 5 tuổi:
MT134- Trẻ biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, bộ phận và một số đặc điểm nổi bật,
rõ nét của một số con vật gần gũi.
MT135- Trẻ nói lên những nhận xét khi quan sát, trao đổi, thảo luận với người lớn
và các bạn về chủ đề động vật.
MT136- Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc nhu cầu ý nghĩ và kinh nghiệm của
bản thân. (Cs68)
MT137- Nhận biết và phát âm chữ cái đúng tô đẹp b, d, đ, qua các từ chỉ con vật.
MT138- Biết chữ viết có thể đọc thay cho lời nói. (Cs86)
MT139- Biết “viết” chữ theo trình tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. (Cs90)
MT140- Biết xem sách, tranh, ảnh về các con vật.
MT141- Kể được chuyện về một số con vật gần gũi (qua tranh, ảnh, quan sát con
vật).
4/ Phát triển tình cảm - xã hội:
Trẻ 3 tuổi:
MT96- Trẻ yêu thích vật nuôi.
MT97- Trẻ thích được chăm sóc vật nuôi và biết ích lợi của nó.
Trẻ 4 tuổi:
MT117- Yêu thích các con vật nuôi.
MT118- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc các con vật nuôi.
MT119- Biết cộng tác với các bạn, các thành viên trong các hoạt động chăm sóc
con vật nuôi.
MT120- Biết phòng tránh những con vật có hại, bảo vệ các con vật quý hiếm.
Trẻ 5 tuổi:
MT142- Trẻ yêu thích các con vật gần gũi, phòng tránh những con vật có hại, bảo
vệ các con vật quý hiếm.
MT143- Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi
trường. (Cs56)
MT144- Lắng nghe ý kiến của người khác. (Cs48)
MT145- Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân. (Cs30)
MT146- Có nhóm bạn chơi thường xuyên. (Cs46)
MT147- Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân. (Cs58)
5/ Phát triển thẩm mỹ:
Trẻ 3 tuổi:
MT98- Thích hát các bài hát, bài thơ về các con vật mà trẻ yêu thích.
MT99- Thể hiện cảm xúc của mình về các con vật qua hoạt động vẽ, nặn, cắt xé,
dán xếp hình.
MT100- Trẻ thích nghe hát vận động theo bài hát, bản nhạc về các con vật.
Trẻ 4 tuổi:
MT98 - Hát và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu, giai điệu của bài hát chủ đề.
“CĐ”
MT121- Khả năng thể hiện cảm xúc, tình cảm qua tác phẩm âm nhạc, tạo hình.
MT122- Thể hiện được cảm xúc qua các bài hát, vận động nhịp nhàng theo nhạc
nói về các con vật.
MT123- Có thể làm ra các sản phẩm tạo hình có màu sắc hài hoà qua vẽ nặn, cắt
xé, dán, xếp hình về các con vật theo ý thích.
MT124- Trẻ biết tưởng tượng, thể hiện kỹ năng sử dụng và chọn màu tô để tạo ra
bức tranh đẹp, biết sáng tạo khi tạo sản phẩm.
MT125- Yêu thích những môi trường xung quanh các con vật và thể hiện vào sản
phậm tạo hình của mình. Biết giữ gìn và nhận xét sản phẩm của mình và của bạn.
Trẻ 5 tuổi:
MT119- Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản. (Cs07) “LL”
MT148- Tô, vẽ tranh, xé, dán, nặn về các con vật trong chủ đề, mong muốn tạo ra
cái đẹp
MT149- Thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc nói về các
con vật trẻ yêu thích.
MT150- Trẻ biết tưởng tượng, thể hiện kỹ năng sử dụng biết chọn màu tô để tạo ra
bức tranh đẹp, biết sáng tạo khi tạo sản phẩm.
II. NỘI DUNG GIÁO DỤC:
1/ Phát triển thể chất:
* Phát triển vận động:
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Phát triển vận động:
Trẻ 3 tuổi:
- Dạy trẻ biết phối hợp các vận động tay, chân, cơ thể: trườn về phía trước; bước
lên bước xuống bật cao; tung bắt bóng với cô.
- Dạy trẻ biết một số vận động cơ bản và sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận
trên cơ thể và các giác quan.
- Dạy trẻ biết Phối hợp cử động của bàn tay và các ngón tay trong việc sử dụng bút
kéo, gập giấy, xếp hình.
Trẻ 4 tuổi:
- Thường xuyên cho trẻ thực hiện được một số vận động: chạy nhanh, bật xa và
phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể khi thực hiện vận động: đi trên ghế thể
dục; tung bóng lên cao, đập bắt bóng tại chỗ.
- Thường xuyên cho trẻ thực hiện được một số vận động như bật xa, ném bóng
bằng 2 tay.
- Dạy trẻ biết phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể cơ thê trong các vận động
(bò theo đường zíc zắc).
Trẻ 5 tuổi:
- Dạy trẻ biết đập và bắt được bóng bằng hai tay.
- Dạy trẻ biết chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7 giây.
- Thường xuyên cho trẻ thực hiện tự tin và khéo léo một số vận động cơ bản: Bò,
trườn, chạy, nhảy, tung, bắt,
* Dinh dưỡng & sức khỏe:
Trẻ 3 tuổi:
- Dạy trẻ biết cá, tôm, cua, thịt… là nhóm thực phẩm có nhiều chất cho cơ thể trẻ.
- Dạy trẻ biết được các món ăn chế biến từ động vật rất ngon và bổ
- Dạy trẻ biết cách đề phòng khi tiếp xúc với các con vật,
Trẻ 4 tuổi:
- Dạy trẻ biết một số thực phẩm, món ăn có nguồn gốc từ động vật, ích lợi của các
món ăn từ động vật với sức khoẻ con người .
- Dạy trẻ biết tránh những mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật.
Trẻ 5 tuổi:
- Dạy trẻ biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.
- Dạy trẻ biết có thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và giữ gìn an toàn khi
tiếp xúc với con vật.
- Dạy trẻ biết ích lợi các món ăn có nguồn gốc từ thịt, cá đối với sức khỏe của con
người.
2/ Phát triển nhận thức:
Trẻ 3 tuổi:
- Dạy trẻ biết xếp các đồ vật, đồ dùng theo tương ứng 1:1, nhận ra sự khác nhau về
số lượng.
- Dạy trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật như nơi sống, thức ăn, thói quen
vận động của một số con vật quen thuộc và lợi ích của chúng.
- Thường xuyên cho trẻ thực hiện óc quan sát, khả năng nhận xét, phán đoán về
một số con vật qun thuộc: cấu tạo, hình dáng, thức ăn.
- Dạy trẻ có kiến thức sơ đẳng về môi trường thiên nhiên, có một số hiểu biết về
các con vật.
- Dạy trẻ biết được thức ăn, tiếng kêu và môi trường sống của các con vật trên.
- Dạy trẻ biết so sánh 2 nhóm đồ dùng, dụng cụ làm nghề chăn nuôi, nhận ra sự
khác nhau về gọi số lượng của 2 nhóm (nhiều hơn, ít hơn) qua đếm xếp tương ứng
1:1.
- Dạy trẻ biết chọn đúng các con vật theo 1 - 2 dấu hiệu cho trước, biết so sánh 2
nhóm con vật theo kích thước to - nhỏ.
Trẻ 4 tuổi:
- Dạy trẻ biết nhận ra chữ số 3 số thứ tự trong phạm vi 3 nhận ra sự khác nhau về
số lượng đồ dùng, dụng cụ trong phạm vi 3, biết đếm, gộp tách các nhóm đồ dùng,
dụng cụ của các nghề trong phạm vi 3.
- Dạy trẻ biết tò mò tìm hiểu về các con vật quen thuộc, phân biệt những điểm
giống và khác nhau của một số con vật quen thuộc qua tên gọi, đặc điểm nổi bật,
môi trường sống khác nhau, thức ăn, vận động.
- Dạy trẻ biết phân loại các vật theo 1 - 2 dấu hiệu (môi trường sống, kích thước,
hoặc lợi ích, tác hại).
- Dạy trẻ biết đặt tên mới cho câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát.
- Dạy trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ con vật gần gũi.
- Dạy trẻ biết gộp 2 nhóm con vật và tách một nhóm con vật thành các nhóm nhỏ
hơn trong phạm vi 4 và đếm.
- Dạy trẻ biết so sánh chiều cao của 2 con vật, sử dụng được từ cao hơn - thấp hơn.
- Dạy trẻ biết so sánh sự giống nhau và khác nhau của các hình (hình tròn với hình
tam giác, hình tam giác với hình vuông, ). Chắp ghép các hình để thành hình mới
giống các con vật.
Trẻ 5 tuổi:
- Dạy trẻ biết nhận ra chữ số 7 số thứ tự trong phạm vi 7 nhận ra sự khác nhau về
số lượng đồ dùng, dụng cụ trong phạm vi 7, biết đếm, gộp tách các nhóm đồ dùng,
dụng cụ của các nghề trong phạm vi 7.
- Dạy trẻ có một số kiến thức sơ đẳng khi tìm hiểu thế giới động vật, thấy được sự
giống và khác nhau về con vật quen thuộc.
- Dạy trẻ biết mối quan hệ đơn giản gũi con vật với môi trường sống (thức ăn, sinh
sản, môi trường sống).
- Dạy trẻ biết nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một
số hiện tượng tự nhiên.
- Dạy trẻ biết hận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.
- Dạy trẻ biết đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát.
- Dạy trẻ biết so sánh để thấy được sự giống nhau và khác nhau của các con vật
quen thuộc gần gũi qua một số đặc điểm của chúng.
- Dạy trẻ biết tách, gộp nhóm đối tượng trong phạm vi 7; Ôn nhận biết về số lượng
chữ số 6 - 7 thêm hoặc bớt để 2 nhóm có số lượng bằng nhau.
- Dạy trẻ nhận biết số lượng và chữ số 6, 7. Tách 1 nhóm thành 2 nhóm nhỏ; Ôn
đếm, nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 7.
3/ Phát triển ngôn ngữ:
Trẻ 3 tuổi:
- Dạy trẻ biết sử dụng từ chỉ tên con vật, gọi các bộ phận và đặc điểm nổi bật rõ
nét của một số con vật.
- Dạy trẻ biết nói lên được những điều mà trẻ quan sát được, biết trao đổi với
người lớn và bạn bè.
- Thường xuyên cho trẻ thực hiện các hoạt động: Trò chơi phân vai, đọc thơ, kể
chuyện…
- Thường xuyên cho trẻ đọc thơ, kể chuyện rõ ràng, diễn cảm.
Trẻ 4 tuổi:
- Dạy trẻ biết sử dụng các từ, câu để miêu tả một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của
một số con vật gần gũi.
- Dạy trẻ biết lắng nghe, biết đặt câu hỏi có liên quan về các con vật.
- Dạy trẻ biết nói lên những nhận xét khi quan sát, trao đổi, thảo luận với người
lớn và các bạn về chủ đề động vật.
- Dạy trẻ biết đọc lại những bài thơ, câu chuyện đã được nghe về các con vật.
- Dạy trẻ biết nhận biết và phát âm chữ cái đúng tô đẹp b, d, đ, qua các từ chỉ con
vật.
Trẻ 5 tuổi:
- Dạy trẻ biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, bộ phận và một số đặc điểm nổi bật, rõ
nét của một số con vật gần gũi.
- Dạy trẻ biết nói lên những nhận xét khi quan sát, trao đổi, thảo luận với người
lớn và các bạn về chủ đề động vật.
- Dạy trẻ biết sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc nhu cầu ý nghĩ và kinh nghiệm
của bản thân.
- Dạy trẻ biết nhận biết và phát âm chữ cái đúng tô đẹp b, d, đ, qua các từ chỉ con
vật.
- Dạy trẻ biết chữ viết có thể đọc thay cho lời nói.
- Dạy trẻ biết “viết” chữ theo trình tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
- Dạy trẻ biết xem sách, tranh, ảnh về các con vật.
- Dạy trẻ biết kể được chuyện về một số con vật gần gũi (qua tranh, ảnh, quan sát
con vật).
4/ Phát triển tình cảm - xã hội:
Trẻ 3 tuổi:
- Dạy trẻ biết yêu thích vật nuôi.
- Dạy trẻ biết thích được chăm sóc vật nuôi và biết ích lợi của nó.
Trẻ 4 tuổi:
- Dạy trẻ biết yêu thích các con vật nuôi.
- Dạy trẻ có ý thức bảo vệ, chăm sóc các con vật nuôi.
- Dạy trẻ biết cộng tác với các bạn, các thành viên trong các hoạt động chăm sóc
con vật nuôi.
- Dạy trẻ biết phòng tránh những con vật có hại, bảo vệ các con vật quý hiếm.
Trẻ 5 tuổi:
- Dạy trẻ biết yêu thích các con vật gần gũi, phòng tránh những con vật có hại, bảo
vệ các con vật quý hiếm.
- Dạy trẻ biết hận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với
môi trường.
- Dạy trẻ biết ắng nghe ý kiến của người khác.
- Dạy trẻ biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân.
- Dạy trẻ biết tạo nhóm bạn chơi thường xuyên.
- Dạy trẻ biết nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân.
5/ Phát triển thẩm mỹ:
Trẻ 3 tuổi:
- Dạy trẻ biết thích hát các bài hát, bài thơ về các con vật mà trẻ yêu thích.
- Dạy trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình về các con vật qua hoạt động vẽ, nặn, cắt
xé, dán xếp hình.
- Dạy trẻ biết thích nghe hát vận động theo bài hát, bản nhạc về các con vật.
Trẻ 4 tuổi:
- Dạy trẻ biết hát và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu, giai điệu của bài hát chủ
đề.
- Thường xuyên cho trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm qua tác phẩm âm nhạc, tạo
hình.
- Dạy trẻ biết thể hiện được cảm xúc qua các bài hát, vận động nhịp nhàng theo
nhạc nói về các con vật.
- Thường xuyên cho trẻ thực hiện các sản phẩm tạo hình có màu sắc hài hoà qua
vẽ nặn, cắt xé, dán, xếp hình về các con vật theo ý thích.
- Dạy trẻ biết tưởng tượng, thể hiện kỹ năng sử dụng và chọn màu tô để tạo ra bức
tranh đẹp, biết sáng tạo khi tạo sản phẩm.
- Dạy trẻ biết yêu thích những môi trường xung quanh các con vật và thể hiện vào
sản phậm tạo hình của mình. Biết giữ gìn và nhận xét sản phẩm của mình và của
bạn.
Trẻ 5 tuổi:
- Dạy trẻ biết cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản.
- Dạy trẻ biết ô, vẽ tranh, xé, dán, nặn về các con vật trong chủ đề, mong muốn tạo
ra cái đẹp
- Thường xuyên cho trẻ thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo
nhạc nói về các con vật trẻ yêu thích.
- Dạy trẻ biết tưởng tượng, thể hiện kỹ năng sử dụng biết chọn màu tô để tạo ra
bức tranh đẹp, biết sáng tạo khi tạo sản phẩm.
MẠNG NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Thực hiện : 5 Nhánh Từ ngày 10/12/2014 - 16/01/2015
ĐỘNG VẬT
TRONG GIA
ĐÌNH BÉ
15/12 19/12
ĐỘNG VẬT
SỐNG
TRONG
RỪNG
22/12 26/12
ĐỘNG VẬT SỐNG
DƯỚI NƯỚC
29/12 02/01/
2015
CÔN TRÙNG – CHIM
05/01/2015
09/01/2015
ĐỘNG VẬT SỐNG
KHẮP NƠI
12/01/2015
16/01/2015
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Thực hiện 5 tuần: 15/12/2014 - 16/01/2015
Phát triển ngôn
ngữ:
* LQCC: Nhận biết
chữ cái b-d-đ; Ôn
chữ cái đã học qua
trò chơi; Tập tô
nhóm chữ cái b-d-đ;
Ôn chữ cái đã học
qua trò chơi; Ôn
nhóm chữ cái đã
học.
* LQVH :
+ Thơ: “Mèo đi câu
cá”; Truyện: “Hươu
sao biết nhận lỗi”;
Thơ: “Ếch con học
bài”; Truyện: “Chim
vàng anh ca hát”;
Thơ: “Bếp ăn của
con vật”.
Phát triển nhận thức:
* KPKH: - Một số vật nuôi trong gia đình.
- Một số động vật sống trong rừng.
- Một số động vật sống dưới nước.
- Một số côn trùng - Chim
- Động vật sống khắp nơi.
* LQVT:
- Tách, gộp nhóm đối tượng trong phạm vi 7.
- Ôn nhận biết về số lượng chữ số 6 - 7 thêm hoặc
bớt để 2 nhóm có số lượng bằng nhau.
- Ôn tạo nhóm trong phạm vi 7, đặt số tương ứng.
- Ôn tách, gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 7.
- Ôn nhận biết số lượng và chữ số 6, 7. Tách 1 nhóm
thành 2 nhóm nhỏ; Ôn đếm, nhận biết số lượng và
chữ số trong phạm vi 7.
Phát triển thể chất:
* TDKN: Bò chui qua cổng dài 1,5m
x 60cm; Tung bóng lên cao và bắt
bóng - Nhảy khép chân và tách chân;
Ném trúng đích nằm ngang nhảy lò
cò; Ném xa bằng 2 tay chạy nhanh
18m; Chạy bước qua chướng ngại
vật.
- Trò chơi vận động:
+ Chạy tiếp sức
+ Cáo và thỏ
+ Tìm đúng nhà.
+ Kéo co
+ Mèo và chim sẻ
* Dinh dưỡng & SK: Làm gì khi gặp
tình huống nguy hiểm.
Phát triển thẩm mĩ
* Tạo hình:
- Vẽ đàn gà
- Vẽ động vật sống trong rừng.
- Nặn con cá
- Vẽ con chim
- Vẽ theo ý thích
* Âm nhạc:
+ Dạy hát: và VĐ: Gà trống,
mèo con và cún con; Chú voi
con; Cá vàng bơi; Ba con bướm;
Chú mèo con.
+ Nghe hát: Mèo mi và cún
con; Bắc kim thăng; Cái Bống;
Con cào cào; Vì sao mèo rữa
mặt.
+ Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng
hát tìm đồ vật; Tiếng hát của ai;
Ai đoán giỏi; Son đồ mi; Đoán
tên bài hát qua hình ảnh.
Phát triển tình cảm xã hội
- Hoạt động vui chơi chủ đề: Vật
muôi trong gia đình - Góc xây
dựng “Xây trang trại chăn nuôi”
+ Góc phân vai: Chơi đóng vai
cô giáo, Mẹ con, Bác sĩ, Công
nhân, Bán hàng.
+ Góc xây dựng: Xây trang trại;
xếp hàng rào, xếp con đường,
+ Góc tạo hình: Tô màu tranh,
nặn, cắt dán về chủ đề thế giới
động vật.
+ Góc sách: Bé học toán qua
sách, tranh về thế giới động vật.
+ Góc khám phá khoa học: Các
nghề phổ biến trong xã hội.
+ Góc âm nhạc: Hát múa những
bài về chủ đề thế giới động vật.
- Dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng, đồ
chơi đúng nơi quy định.
IV. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
1. Môi trường bên trong và ngoài lớp học
a. Trong lớp học:
- Tranh ảnh, album, truyện, sách về thế giới động vật và các hoạt động chủ đề thế
giới động vật.
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện,… liên quan đến chủ đề.
- Bút chì, sáp màu, đất nặn, giấy vẽ, giấy báo để trẻ vẽ, nặn, gấp, xé dán…
- Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép xây dựng, mô hình trang trai chăn nuôi.
- Đồ chơi đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, bác sĩ… cho các trò chơi đóng vai “Cô
giáo”,“Bác nông dân”, “Lớp học”, “Bác sĩ”, “Nấu ăn”…
- Sưu tầm và trưng bày tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, sách về chủ đề thế giới động
vật.
- Truyện tranh về các hoạt động của trẻ trong chủ đề thế giới động vật.
- Đồ chơi đóng vai theo chủ đề thế giới động vật.
- Đồ dùng, đồ chơi của trẻ ở lớp học như: Trống con, trống lắc, xắc xô, chó bông.
- Đồ dùng bằng nhựa như : Lô tô, bảng con đất nặn ,bóng, giấy mềm, bút màu, bút
sáp, vở vẽ, ô tô, bóng, hột hạt…
- Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh liên quan đến chủ
đề.
b. Ngoài lớp học:
- Góc thiên nhiên: cây xanh, hoa, cát, sỏi nước,…
- Đồ chơi ngoài trời.
2. Chuẩn bị học liệu.
- Tranh ảnh, truyện, sách trong các hoạt động của chủ đề thế giới động vật.
- Lựa chọn 1 số trò chơi, bài hát, câu chuyện liên quan đến chủ đề thế giới động
vật.
- Bút màu, đất nặn, giấy vẽ, kéo, hồ dán để trẻ vẽ, nặn, gấp, xé dán.
- Đồ dùng đồ chơi lắp giáp xây dựng.
- Đồ chơi phục vụ các góc chơi.
- Phối hợp với sưu tầm đồ dùng, đồ chơi tranh ảnh liên quan đến chủ đề thế giới
động vật.
- Tranh ảnh, sách,mũ,mô hình,tranh lô tô, các hình từ họa báo về các con vật, côn
trùng,
- Một số trò chơi, câu đố , bài thơ , bài hát về các con vật chó, mèo, gà, vịt, trâu
bò, một số động vật sống trong rừng, sống dưới nước, sống khắp nơi…, về con
muỗi, con ong, con bướm, chuồn chuồn.
- Đài băng đĩa, vilip về các con vật môi trường sống của chúng, vóc dáng, tiếng
kêu….
- Các nguyên nhân vật liệu: giấy,lá cây, các vỏ chai nhựa, vỏ sò nến gắn, bút chì
màu,…