I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Giáo dục là một phần rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
Đảng và Nhà nước. Đầu tư vào giáo dục là đầu tư cơ bản cho sự phát triển toàn
diện của đất nước. Chính vì vậy GDTH được coi là một nền tảng nền móng cho
giáo dục. Vì vậy việc dạy học nói chung và việc quản lí nói riêng phụ thuộc phần
lớn vào các biện pháp quản lý . Quản lý đúng đắn sẽ nâng cao được chất lượng của
nhà trường.
Quản lý chuyên môn vô cùng quan trọng bởi hoạt động chuyên môn tác
động trực tiếp đến chất lượng dạy học của giáo viên và học tập của học sinh có tác
động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của
nhà trường. Chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp hoạt động chuyên
môn có hiệu quả, nâng cao chất lương dạy và học của Trường TH Đắc Nông”
để nghiên cứu và nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
Nghiên cứu được tiến hành sau tác động đối với 2 nhóm. Kết quả cho thấy
tác động có ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của trường TH Đắc Nông . Chất
lượng dự giờ của giáo viên và chất lượng khảo sát của học sinh có nâng cao hơn,
tôi dùng kiểm chứng Ttest cho thấy.
Đối với giáo viên: Dự giờ ngẫu nhiên 5 giáo viên kết quả kiểm chứng T-test
cho thấy p = 0,01 < 0,05
Đối với học sinh : Chất lượng cuối học kì I kết quả kiểm chứng T-test cho
thấy p = 0,015 < 0,05
1
II. GIỚI THIỆU
* Thực trạng: Qua thực tế quản lý các hoạt động chuyên môn của trường TH Đắc
Nông tôi nhận thấy mặc dù thầy và trò của trường luôn hăng hái trong học tâp, tìm
tòi những giải pháp hay để giảng dạy cho học sinh, nhưng kết quả đạt được thường
tương đối không cao. Kết quả là học sinh có tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của
giáo viên, nhưng đa phần các em chưa hiểu sâu sắc về sự vật hiện tượng, kĩ năng
vận dụng vào thực tế chưa cao.
Để thay đổi hiện trạng trên, tôi đã sữ dụng một giải pháp để thay thế.
* Giải pháp thay thế: Để nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và học tập của
học sinh tôi đã sử dụng các biện pháp như sau:
1. Thường xuyên tổ chức các hội giảng thao giảng cụm.
2. Sinh hoạt chuyên môn theo hình thức chuyên đề:
- Chuyên đề bồi dưỡng HS giỏi- yếu kém
- Chuyên đề viết sáng kiến kinh nghiệm
- Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
3. Tổ chức chuyên đề học tập sử dụng CNTT ứng dụng vào việc dạy học.
4. Duyệt kế hoạch, chương trình dạy học của tổ chuyên môn và giáo viên,
có những phân tích, trao đổi, thống nhất và chấp thuận kế hoạch, chương
trình dạy học của các đối tượng.
- Thông qua việc phê chuẩn vào văn bản kế hoạch, chương trình dạy học của
các đối tượng.
- Thông qua các văn bản thông báo công nhận được đưa ra.
5. Quản lý việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của giáo viên
Hương dẫn các qui định, yêu cầu về lập kế hoạch bài dạy
. Qui định mẫu và chất lựơng đối với kế hoạch từng loại bài dạy
2
. Chỉ đạo, hương dẫn GV ở tổ CM lập kế hoạch bài dạy thống nhất về mục tiêu,
nội dung, phương pháp, hình thức
. Đảm bảo đủ SGK, TLDH, các điều kiện về CSVC – KT, thời gian… cho GV
.Tổ chức thảo luận, trao đổi tổ, nhóm CM về lập kế hoạch bài dạy:
- Lập KH bài dạy mẫu, bài dạy khó.
- Thống nhất mục tiêu, đổi mới nội dung, PPDH, ứng dụng CNTT
trong dạy học.
- Trao đổi kinh nghiệm chuẩn bị bài dạy tốt….
6. Thường xuyên kiểm tra, kí duyệt giáo án định kì, nắm tình hình bài soạn
của GV.
7. Tổ chức dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên:
Các hình thức:
+ Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn.
+ Tổ chức thao giảng trong trường hoặc cụm trường.
+ Tổ chức dự giờ thi đua, đăng kư giờ dạy tốt.
+ Dự giờ kiểm tra chuyên môn và dự giờ rút kinh nghiệm dạy của GV.
8. QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
8.1. Nâng cao nhận thức của GV về ý nghĩa, chức năng, yêu cầu sư phạm của
việc KTĐG kết quả học tập HS
8.2. Phổ biến cho GV các qui định, quy chế về kiểm tra, thi, ghi điểm, cộng
điểm, đánh giá, xếp loại học lực HS.
- Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá các môn học theo từng thời gian.
- Tổ chức kiểm tra, thi đúng qui chế.
3
- Qui định và tổ chức GV chấm bài, trả bài đúng quy chế.
- Kiểm tra việc thực hiện ghi điểm, sửa chữa điểm, chế độ bảo quản, lýu trữ
sổ điểm, ghi điểm, ghi nhận xét vào học bạ của học sinh.
- Xử lí các trường hợp vi phạm nội qui kiểm tra, thi.
- Ứng dụng CNTT trong quản lý kết quả học tập HS.
* Vấn đề nghiên cứu:
-Việc sử dụng một số biện pháp hoạt động chuyên môn có hiệu quả, nâng
cao chất lương dạy và học của trường Tiểu học trường TH Đắc Nông có hiệu quả
không?
* Giả thuyết nghiên cứu:
- Việc sử dụng một số biện pháp hoạt động chuyên môn có hiệu quả, nâng
cao chất lương dạy và học của trường TH Đắc Nông sẽ có chất lượng đối với việc
dạy của giáo viên và học của học sinh.
4
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu này tôi lựa chọn hai nhóm GV của 2 khối lớp và học sinh
trường TH Đắc Nông để nghiên cứu.
Về giáo viên: Có lòng nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
Về học sinh: tôi chọn khối 2 và khối 3 để kiểm tra kết quả của học sinh vào
đầu năm (Trước khi tác động) và cuối học kì 1 (sau tác động)
2.Thiết kế nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi vẫn sử dụng đúng lịch báo giảng và hoạt
động chuyên môn. Tôi sử dụng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với
nhóm duy nhất
Kết quả kiểm tra tôi sử dụng kiểm chứng Ttest
Nhóm Tác động Kiểm tra sau tác động
Nhóm thực nghiệm sử dụng một số biện
pháp hoạt động chuyên
môn có hiệu quả, nâng
cao chất lương dạy và
học của trường
O3
Nhóm đối chứng Không sử dụng một
số biện pháp hoạt động
chuyên môn có hiệu quả,
nâng cao chất lương dạy
và học của trường
O4
* Đo lường và thu thập dữ liệu
Sau khi kiểm tra sau tác động tôi thấy có sự chênh lệch
Đối với Gv:
Đối chứng Thực nghiệm
Trung bình cộng 17,8 18,8
5
(Average)
P = (Ttest) 0,01
Đối với hs:
Đối chứng Thực nghiệm
Trung bình cộng
(Average)
5,65 5,85
P = (Ttest) 0,069
3.Quy trình nghiên cứu:
* Chuẩn bị
Nhóm đối chứng: tôi áp dụng các biện pháp thường dùng đối với gv và hs
khối 3.
Nhóm thực nghiệm: tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý đối với gv và
hs khối 2.
* Tiến hành thực nghiệm
Tôi tiến hành trên nhóm Gv và Hs cùa khối 2
Với Gv: thường xuyên áp dụng các biện pháp quản lý tích cực: hội giảng,
thao giảng, quản lý kế hoạch dạy học 6 tháng từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 01
năm 2013 và đánh giá kết quả qua phiếu dự giờ của GV.
Với HS: đánh giá qua việc khảo sát chất lượng giữa đầu năm và cuối học kì
1 của 2 khối lớp.
6
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
* Phân tích dữ liệu:
Đối với GV:
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 17,8 18,8
Độ lệch chuẩn 0,84 0,84
Giá trị T - Test 0,01
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn ( SMD)
1,19
Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy kiểm chứng chênh lệch điểm trung
bình bằng T – test cho thấy kết quả p = 0,01 < 0,05. Cho thấy sự chênh lệch điểm
giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm rất có ý nghĩa. Chênh lệch này không
phải là ngẫu nhiên mà do tác động mà có.
• Đối với HS
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 7,05 8,05
Độ lệch chuẩn 1,19 1,28
Giá trị T - Test 0,015
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn ( SMD)
0,84
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,84. Theo bảng tiêu chí Cohen
(SMD = 0,80 đến 1,00 => ảnh hưởng Lớn) từ đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của
dạy học có sử dụng Một số biện pháp hoạt động chuyên môn có hiệu quả, nâng
cao chất lương dạy và học của Trường Tiểu học đến kết quả học tập của nhóm
thực nghiệm là lớn.
7
Biểu đồ so sánh kết quả trước tác động và sau tác động
V. Bàn luận
Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy kết quả như sau:
* Đối với giáo viên:
- Điểm TB của nhóm thực nghiệm : 18,8
- Điểm TB của nhóm đối chứng: 17,8
- Độ chênh lệch của 2 nhóm là 1,0 điều đó cho thấy độ chênh lệch rất lớn.
- Chênh lệch giá trị TB chuẩn của 2 nhóm SMD = 1,19 nó sẽ có mức độ ảnh
hưởng rất lớn, phép kiểm chứng t – test = 0,01 < 0,05 kết quả này khẳng định sự
chênh lệch không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động.
* Đối với học sinh:
- Điểm TB của nhóm thực nghiệm : 8,05
- Điểm TB của nhóm đối chứng: 7,05
- Độ chênh lệch của 2 nhóm là 1,0 điều đó cho thấy độ chênh lệch rất lớn.
- Chênh lệch giá trị TB chuẩn của 2 nhóm SMD = 0,84 nó sẽ có mức độ ảnh
hưởng lớn, phép kiểm chứng t – test = 0,015 < 0,05 kết quả này khẳng định sự
chênh lệch không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động.
8
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng một số biện pháp hoạt động chuyên môn có hiệu quả, nâng cao
chất lương dạy và học của trường TH Đắc Nông là có chất lượng đối với việc dạy
của giáo viên và học của học sinh.
2. Khuyến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang thiết bị
máy tính, máy chiếu Projector hoặc màn hình ti vi màn hình rộng có bộ kết nối
cho các nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT, khuyến khích và động
viên giáo viên áp dụng CNTT vào dạy học.
Đối với giáo viên : Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Với kinh nghiệm, tích luỹ được trong thực tế quản lí, giảng dạy của bản thân .
Tôi rất mong nhận được những góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm
quản lí, giảng dạy hay hơn nữa, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngày càng đi
lên .
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đề cương bài giảng quản lý hoạt động dạy học. TS. Trần Thị Hương
Khoa TL- GD, trường ĐHSP TP. HCM
- Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ( gvth.net)
- Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng
các trường tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc.
- Trang web violet.vn
- Trang web: choluanvan.net, thuvienluanvan.com,…
10