Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH HN số 3, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.72 KB, 56 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA GIÁO DỤC
VŨ THỊ THU TRANG
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM
HẠI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI
TRUNG TÂM KTTH – HN SỐ 3
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tâm lý giáo dục học
Người hướng dẫn khoa học
Th.S Nguyễn Thị Thanh
1
Hà Nội 2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, được lựa chọn đề tài nghiên cứu làm
khoá luận tốt nghiệp tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Giáo dục đã luôn dìu
dắt, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh đã nhiệt
tình chỉ bảo, hướng dẫn và dành thời gian quan tâm, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá
luận này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Thông tin Thư viện của
Học viện Quản lý giáo dục và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I đã giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình làm khoá luận.
Mặc dù đã dành thời gian và tâm huyết, nhưng do kiến thức và kỹ năng còn
nhiều hạn chế nên khoá luận của tôi còn nhiều sai sót, kính mong nhận được sự
góp ý của các thầy cô và các bạn để khoá luận của tôi có thể hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở nước ta trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng
gia tăng và trở nên đáng báo động. Theo thống kê của Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ
em (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội), trong giai đoạn từ 2005 - 2007,
đặc biệt là vào năm 2007, nạn xâm hại, ngược đãi, bạo hành trong gia đình tăng
gấp 3 lần, ở cộng đồng tăng 7 lần, trong trường học tăng 13 lần. Tuy nhiên, những
con số này trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều bởi các vụ xâm hại vẫn còn bị che
dấu do sự kém hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo
dục trẻ em còn nhiều hạn chế.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, nguy cơ trẻ em bị xâm hại trở nên ngày càng
cao. Trong các năm 2006, 2007 và đầu năm 2008, các vụ xâm hại, bạo lực đối với
trẻ em liên tiếp được phát hiện và phản ánh trên các phương tiện thông tin đại
chúng, gây bức xúc và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Sự xâm hại thể hiện
dưới nhiều hình thức như xâm hại về thể xác, về vật chất hoặc về tinh thần mà đôi
khi không dễ nhận ra ngay nguy cơ và mức độ nguy hiểm của chúng. Các em
thường xuyên cảm thấy hoảng loạn, sợ hãi, sống mặc cảm và trở nên thiếu tự tin,
nhút nhát. Điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới lòng tự trọng của trẻ, cản trở mạnh
mẽ tới khả năng giao tiếp và hòa nhập của trẻ vào nhóm bạn và cộng đồng.
Diễn biến phức tạp của tình trạng xâm hại trẻ em và những hậu quả của nó để
lại đã và đang đặt ra cho xã hội nhiều nhiệm vụ cấp bách, đặc biệt là đối với ngành
giáo dục, việc dạy cho học sinh các kỹ năng để nhận biết các tình huống và phòng
chống xâm hại là rất quan trọng. Đối với học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở,
do khả năng nhận thức, kinh nghiệm sống cũng như khả năng tự bảo vệ còn nhiều
3
hạn chế, nên công tác giáo dục kỹ năng này càng cần được chú trọng hơn. Mặt
khác, trẻ có kỹ năng nhận biết, phòng chống và xử trí khi bị xâm hại sẽ giúp các
em nhận rõ được giá trị của bản thân, thể hiện được lòng tự trọng và bản lĩnh của
mình.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc giáo dục trẻ em những kỹ năng nhận biết và

phòng chống sự xâm hại còn là một khoảng trống lớn, do chưa nhận thức được
tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống nói chung, và công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về Quyền Trẻ Em còn chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: "Rèn luyện kỹ năng
PCXH cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH - HN số 3, phường Trung Tự,
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và thực hiện chuyên đề rèn luyện kỹ năng PCXH cho học sinh
THCS tại Trung tâm KTTH - HN số 3, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội nhằm giúp các em có được những kỹ năng PCXH cần thiết để tự bảo
vệ bản thân mình.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Việc rèn luyện kỹ năng PCXH cho học sinh THCS.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDKNS cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH - HN số 3.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng PCXH cho học sinh
THCS.
4.2 Nghiên cứu thực trạng những kỹ năng và công tác rèn luyện kỹ năng phòng
4
chống cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH - HN số 3.
4.3 Xây dựng và thực hiện chuyên đề giáo dục kỹ năng PCXH để rèn luyện kỹ
năng PCXH cho học sinh THCS tại Trung tâm KTTH - HN số 3.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1 Địa bàn nghiên cứu: Trung tâm KTTH - HN số 3, phường Trung Tự, quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội.
5.2 Giới hạn nghiên cứu: Rèn luyện những kỹ năng PCXH cho học sinh lớp 8
(lớp Cắt May 1) tại Trung tâm KTTH - HN số 3.
6. Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Đọc, khái quát và phân tích tất cả những tài liệu có liên quan đến đề tài.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 PP điều tra bằng phiếu hỏi
6.2.2 PP quan sát
6.2.3 PP thực nghiệm tình huống
6.3 Nhóm các phương pháp thống kê toán học
Xử lý các thông tin, số liệu thu thập.
5
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÒNG
CHỐNG XÂM HẠI CHO HỌC SINH THCS
1.1 Một số vấn đề về kỹ năng phòng chống xâm hại
1.1.1 Khái niệm hành vi xâm hại
Có nhiều quan niệm, nhiều cách hiểu khác nhau về hành vi xâm hại.
Hành vi xâm hại có thể hiểu chỉ là những xâm hại về mặt tình dục, đó là bất cứ
sự tiếp xúc nào về mặt thực thể có liên quan đến tình dục mà không có sự đồng
thuận một cách tự nguyện.
Hành vi xâm hại cũng có thể hiểu là những xâm hại về mặt tinh thần, đó là
những hành hạ dai dẳng về mặt tinh thần như phải chịu sự tẩy chay, cô lập, sỉ
nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm… dẫn đến bị thui chột quá trình phát triển
tâm lý.
Hoặc hành vi xâm hại là những hành động cố tình động chạm vào những bộ
phận nhạy cảm trên cơ thể người khác, gây cho họ cảm giác khó chịu.
Hành vi xâm hại là tất cả những hành động gây cho người nhận cảm giác
không thoải mái, bối rối hoặc không có cảm giác an toàn.
Tuy nhiên, đến hiện nay chưa có tài liệu nào đề cập đến khái niệm “Hành vi
xâm hại là gì?” một cách cụ thể và chi tiết. Theo tài liệu của chương trình thực
nghiệm “Giáo dục sống khỏe mạnh và kĩ năng sống cho học sinh THCS” do Bộ
Giáo dục và Đào tạo cùng với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (viết tắt là UNICEF)

phối hợp thực hiện thì: “Hành vi xâm hại là tất cả những hành động và lời nói làm
tổn thương đến người nhận, làm cho người nhận cảm thấy mình không được tôn
6
trọng, những cảm xúc của mình bị coi thường hoặc không được để ý đến”. [2]
1.1.2 Các hình thức xâm hại
Xâm hại được biểu hiện dưới nhiều hình thức như xâm hại về thể xác, vật chất
và tinh thần.
Các tình huống xâm hại về thể xác đối với học sinh trong độ tuổi trung học cơ
sở thường hay gặp phải có thể là: bị động chạm gây cảm giác khó chịu, bị cố tình
xô, đẩy, đánh hoặc nhổ nước bọt, bị đe dọa bằng bạo lực và bắt phải làm việc
xấu…
Các tình huống xâm hại về vật chất thường hay gặp phải đó là: bị người khác
cố tình làm hỏng đồ dùng cá nhân, bị cố tình lấy trộm đồ hoặc bị ép buộc phải đi
lấy trộm tiền hoặc đồ dùng của người khác…
Ngoài các tình huống bị xâm hại về vật chất và thể xác, các em học sinh trong
độ tuổi học sinh trung học cơ sở còn thường gặp phải nhiều tình huống xâm hại về
mặt tinh thần như: bị người khác gọi bằng cái tên không thích, bị chế nhạo, trêu
chọc hoặc bị tẩy chay, bị vu oan hoặc bị mạt sát, làm tổn thương lòng tự trọng…
Các tình huống xâm hại về thể xác và vật chất thường dễ nhận biết hơn, nhưng
những xâm hại về tinh thần đôi khi lại để lại những hậu quả nặng nề không thể nào
lường trước được.
1.1.3 Hậu quả của các hành vi xâm hại đối với trẻ em
Hành vi xâm hại là tất cả những hành động và lời nói làm tổn thương đến
người nhận, làm cho người nhận cảm thấy mình không được tôn trọng, những cảm
xúc của mình bị coi thường hoặc không được để ý đến.
Bất cứ hành vi xâm hại nào cũng sẽ để lại những hậu quả nhất định cho người
nhận, có thể là những tổn thương về vật chất hay thể xác và cũng có thể là những
tổn thương về mặt tinh thần.
7
Về mặt thể chất, cơ thể trẻ em đang trong thời kỳ phát triển, cho nên mọi hành

vi xâm hại, dù nặng hay nhẹ cũng đều có những ảnh hưởng nhất định
đến sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ. Bên cạnh đó, các hành vi xâm hại
còn làm cho tinh thần của trẻ sa sút nghiêm trọng, đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm cản trở sự phát triển thể chất của trẻ. Khi gặp phải các tình
huống bị xâm hại, dù là bằng hành động hay lời nói, trẻ thường có tâm lý lo sợ,
buồn chán không muốn ăn uống, vận động, mọi sinh hoạt của trẻ đều bị ảnh
hưởng. Trẻ thường trở nên khó ngủ, hay gặp ác mộng và rất sợ hãi bóng đêm.
Đồng thời, sự căng thẳng về tinh thần cũng làm cho các cơ quan trong cơ thể như
hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn… bị rối loạn trong các hoạt động, xuất hiện
một số triệu chứng bất thường như đau bụng, đau đầu, thay đổi khẩu vị, thường
xuyên rầu rĩ, chỉ khóc một mình hoặc rấ dễ nổi nóng…, điều này cũng gây những
ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển thể chất của trẻ.
Về mặt tinh thần, trong các mối quan hệ với mọi người, trẻ em quan tâm nhất
là quan hệ với thầy cô và bạn bè tại trường học. Sự đánh giá của thầy cô và sự
công nhận của bạn bè là biểu hiện sự phát triển nhân cách bình thường ở trẻ. Vì
thế, khi gặp phải các tình huống bị xâm hại từ chính thầy cô và bạn bè của mình,
tâm lý của trẻ thường chịu nhiều ảnh hưởng, áp lực, khiến trẻ bị tổn thương tinh
thần, nảy sinh tâm lý yếu ớt như: rất tự ti, mặc cảm về khuyết điểm của mình; cảm
giác lo lắng, sợ hãi; cảm giác tội lỗi, thường tự đổ lỗi cho bản thân mình; cảm giác
tuyệt vọng, tự làm thương tổn chính mình hoặc thậm chí còn có ý định tự tử. Tình
trạng này nếu kéo dài sẽ có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng rối loạn thần kinh
hoặc mắc các chứng bệnh về tinh thần như thần kinh hoang tưởng, ám ảnh bị theo
dõi, tự kỷ…
Ngoài việc gây nên những hậu quả nghiêm trọng có liên quan tới các vấn đề về
8
sức khoẻ thể chất, tâm lý thần kinh, các hành vi xâm hại còn khiến cho trẻ bị ức
chế, rất sợ đi học, rèn luyện không có hiệu quả, thường xuyên bị điểm kém, học
bài không tập trung, trốn học, bỏ học, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý hoặc lạm
dụng các chất kích thích khác.
Hầu hết những em đã và đang chịu đựng những sự xâm hại cả về thể chất và

tinh thần đều có xu hướng rụt rè, nhút nhát hoặc rất bướng bỉnh, có những hành vi
bất thường, tức thời không kiểm soát được, thậm chí còn có xu hướng bạo lực để
tự vệ. Các hành vi xâm hại như: doạ nạt, mắng mỏ, xúc phạm, chọc ghẹo, trêu đùa,
dè bỉu hoặc bị ép buộc làm việc xấu… đã gây ra những phản ứng rất tiêu cực ở trẻ,
dẫn đến rất nhiều những hậu quả đáng tiếc như vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn
mực đạo đức và đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường tồn tại ở hình thức giữa
các em học sinh với nhau đang ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn của toàn
xã hội.
1.1.4 Kỹ năng phòng chống xâm hại
1.1.4.1 Khái niệm
Theo tài liệu của chương trình thực nghiệm “Giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tiểu học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Kỹ năng nhận biết và phòng chống
xâm hại là kỹ năng xác định tình huống nào là tình huống bị xâm hại hoặc có nguy
cơ bị xâm hại. Khi trẻ hiểu được mức độ nguy hại của các tình huống xâm hại đó
và đưa ra những phản ứng phù hợp; tránh không để rơi vào các tình huống bị xâm
hại; nếu bị lâm vào các tình huống đó thì biết cách xử trí để giảm bớt hậu quả của
sự xâm hại thông qua thể hiện thái độ, lời nói hoặc hành động phù hợp”. [3]
1.1.4.2 Những kỹ năng phòng chống xâm hại
Từ khái niệm trên, có thể nhận thấy, kỹ năng này bao gồm hai nội dung đó là:
Kỹ năng phòng tránh xâm hại và Kỹ năng xử trí khi bị xâm hại.
9
a. Kỹ năng phòng tránh xâm hại được thể hiện ở một số kỹ năng cụ thể như:
- Kỹ năng quan sát thực tế: Thể hiện ở khả năng nắm bắt điều kiện, môi trường,
hoàn cảnh xung quanh, từ đó có thể đánh giá được tình hình cụ thể
và mức độ an toàn của bản thân.
- Kỹ năng nhận ra nguy cơ: Đó là khả năng nhận diện các tình huống có thể bị
xâm hại thông qua việc xác định các dấu hiệu của sự xâm hại và có những chuẩn
bị, đề phòng khi cần thiết.
- Kỹ năng xử lý nguy cơ: Thể hiện ở kỹ năng ra quyết định và giải quết vấn đề sau
khi nhận diện được các nguy cơ bị xâm hại, chủ động phòng tránh trước khi các

tình huống bị xâm hại xảy ra.
- Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Đó là khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ
những đối tượng tin cậy để có thể đảm bảo được an toàn của bản thân.
b. Kỹ năng xử trí khi bị xâm hại chính là sự chủ động, kịp thời đưa ra những phản
ứng của bản thân khi gặp phải các tình huống bị xâm hại bằng cách chống trả ngay
lập tức hoặc tìm cách rút lui để tự vệ. Kỹ năng xử trí khi bị xâm hại được thể hiện
ở một số kỹ năng cụ thể như sau:
- Nhóm các kỹ năng quản lý bản thân như: làm chủ cảm xúc, vượt qua lo lắng,
khắc phục sự tức giận…
- Kỹ năng thoát hiểm: Kêu cứu hoặc tìm cách gây sự chú ý cho những người xung
quanh để kẻ xâm hại từ bỏ ý định; luôn giữ khoảng cách an toàn với người có ý
định xâm hại bằng cách bỏ đi hoặc chạy; tìm kiếm sự can thiệp, trợ giúp của người
khác.
- Kỹ năng chống trả: Thể hiện thông qua các phản ứng tự vệ trước các hành vi bị
xâm hại. Kỹ năng chống trả được thể hiện:
+ Có thể là bằng lời nói: hét to, quát to đáp trả hoặc cảnh cáo đối phương.
10
+ Có thể bằng mưu mẹo: nói dối hoặc giả vờ thuận tình để kéo dài thời gian, tìm
cách đi đến nơi đông người để có cơ hội thoát thân.
+ Có thể bằng những vật dụng mang theo người như trâm cài tóc, giày cao gót, ô
dù… hoặc bất cứ vật dụng nào có thể tìm thấy xung quanh như gậy, bàn ghế, gạch,
đá…
1.1.5 Rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại.
1.1.5.1 Khái niệm
Rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại là những tác động của nhà giáo dục
tới học sinh, giúp các em biết nhận diện các nguy cơ để phòng chống xâm hại và
biết cách xử trí phù hợp khi bị xâm hại.
1.1.5.2 Mục đích rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại
Các hành vi xâm hại luôn tồn tại trong cuộc sống dưới nhiều hình thức khác
nhau. Rèn luyện kỹ năng PCXH nhằm giúp các em có được những kỹ năng cần

thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân trước các tình huống có nguy cơ bị xâm hại
hoặc làm giảm hậu quả của các hành vi xâm hại khi có cách xử trí phù hợp, kịp
thời.
1.1.5.3 Nội dung công tác rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại
Công tác rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại được thể hiện ở một số nội
dung như sau:
- Rèn luyện những kỹ năng phòng tránh xâm hại bao gồm: kỹ năng quan sát thực
tế, kỹ năng nhận biết các nguy cơ, kỹ năng xử lý nguy cơ, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ
trợ…
- Rèn luyện những kỹ năng xử trí khi bị xâm hại: xác định mức độ nghiêm trọng
của các tình huống bị xâm hại; lựa chọn chính xác việc nên chống trả ngay lập tức
hay nên tìm cách rút lui tự vệ an toàn; rèn luyện cách chống trả ngay lập tức thông
11
qua thái độ, lời nói và hành động; rèn luyện cách rút lui tự vệ an toàn trong từng
tình huống cụ thể…
- Ngoài ra còn rèn luyện một số kỹ năng cần thiết khác trong việc PCXH như: kỹ
năng làm chủ cảm xúc, kỹ năng phòng chống stress, kỹ năng vượt qua lo lắng sợ
hãi, kỹ năng khắc phục sự tức giận, kỹ năng xử lý và ứng phó linh hoạt…
1.1.5.4 Hình thức và phương pháp rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại
- Hình thức: Rèn luyện kỹ năng PCXH thông qua các chương trình giáo dục kỹ
năng sống, các hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại hoặc các buổi
sinh hoạt chuyên đề.
- Phương pháp: Rèn luyện kỹ năng PCXH bằng cách tham gia các trò chơi, đóng
vai xử lý tình huống.
1.2 Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng chống
xâm hại trẻ em
1.2.1 Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em [4]
Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế
về quyền trẻ em. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu
Á phê chuẩn Công ước vào ngày 20/02/1990.

Công ước là một văn bản pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ trẻ em mà tất cả mọi
người cần thực hiện. Khi một quốc gia ký và phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em
thì chính phủ của quốc gia đó phải tuân thủ điều ước quốc tế đó để đạt được một
số tiêu chuẩn cơ bản nhất định cho trẻ em. Theo đó, quyền được PCXH của trẻ em
được thể hiện trên một số phương diện như sau:
1.Trẻ em có quyền được sống , trưởng thành, phát triển mạnh khỏe và hạnh
phúc trong tình thương yêu của cha mẹ, gia đình và cộng đồng.
12
(Trích Điều 2)
2.Quyền trẻ em trong trường học: Nghĩa vụ của thầy, cô giáo là lên lớp và
giảng dạy tốt, khi uốn nắn trẻ em không được làm tổn hại đến các em, không được
xúc phạm trẻ em. Trẻ em có quyền được tôn trọng về mặt nhân phẩm, được
thương yêu và tạo mọi cơ hội để phát triển và nâng cao trình độ.
(Trích Điều 9, 21)
3.Quyền được bảo vệ chống lại sự ngược đãi: Không ai được phép làm tổn hại
đến trẻ em. Nghĩa vụ của chúng ta là tôn trọng và bảo vệ các em. Không ai được
ngược đãi trẻ em trai hay gái về mặt thể chất, bằng ngôn ngữ hoặc tình cảm, kể cả
cha, mẹ, thầy cô giáo hay những người chăm sóc trẻ. Ai xâm hại về thể chất và
tinh thần, làm tổn thương hoặc gây thương tích cho một bé trai hay gái là người
phạm tội.
(Trích Điều 15)
4.Quyền được bảo vệ chống lại sự xâm hại tình dục: Các bậc cha mẹ có nghĩa
vụ bảo vệ con cái của mình tránh mọi nguy cơ bị xâm hại tình dục dưới mọi hình
thức khác nhau (từ những lời nói bóng gió, những cái vuốt ve mơn trớn, tiếp xúc
bằng tay đến những sự phô diễn xấu xa và hành vi cưỡng dâm). Không một ai, kể
cả cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh em, họ hàng, thầy cô giáo, hàng xóm, hay những
người xa lạ với gia đình, có thể lạm dụng và xâm hại trẻ em về mặt tình dục. Xâm
hại tình dục trẻ em là một tội ác. Nếu cha mẹ hay những người có trách nhiệm
chăm sóc các em nhận thấy những điều đó mà không báo cho các nhà chức trách
thì bị coi là kể đồng phạm.

(Trích Điều 16)
5.Quyền được bảo vệ chống lại sự bóc lột: Cấm lợi dụng trẻ em, buộc các em
phải đi làm ăn xin, hoặc làm việc vì lợi ích riêng của người lớn. Đây chính là hình
13
thức bóc lột trẻ em. Không một ai có quyền làm điều đó, kể cả các bậc cha mẹ.
(Trích Điều 19)
6.Bảo vệ trẻ em chống mọi hình thức tra tấn và đối xử tàn tệ: Cấm mọi hành vi
làm nhục, đối xử dã man và vô nhân đạo đối với trẻ em. Người lớn có nghĩa vụ phải
bảo vệ các em và tố cáo với các nhà chức trách khi biết được ai đó đang phạm tội ác
này.
(Trích Điều 22).
1.2.2 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 [7]
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 được Quốc hội
khóa 11 thông qua ngày 15 tháng 06 năm 2004 quy định các quyền cơ bản, bổn
phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo đó, những quy định về phòng chống xâm hại
trẻ em được thể hiện trong một số điều khoản như sau:
1.Trẻ em có quyền được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính
mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
(Trích Điều 14)
2.Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể,
nhân phẩm và danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho
trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ
em đều bị xử lí kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(Trích Điều 26)
3.Các quyền của trẻ em đều phải được tôn trọng và thực hiện. Mọi hành vi vi
phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều
bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.
(Trích Điều 6)
14

4.Để đề phòng nguy cơ trẻ em bị xâm hại, một số hành vi sau đây đã bị pháp
luật nghiêm cấm:
(Trích Điều 7)
Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi.
Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái
phép chất ma túy; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia,
thuốc lá, các chất kích thích khác có hại cho sức khỏe.
Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa châp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm
hại tình dục trẻ em.
Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hóa phẩm kích động
bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hóa phẩm
khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển
lành mạnh của trẻ.
Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em;
lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám
hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác.
Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy
hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định
của pháp luật về lao động.
Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc
dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật.
3. Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng PCXH đối với học sinh THCS
KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề
xã hội, sức khoẻ và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu KNS là một
nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Người có KNS sẽ thực hiện những
15
hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và
do vậy sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội, làm cho xã hội lành mạnh. Chính vì vậy,
GDKNS trở thành một yêu cầu quan trọng để hình thành nhân cách con người hiện
đại.

Tại hội thảo về Đổi mới giáo dục và Hội nhập quốc tế, bài viết của các tác giả
như Phạm Thụ, Trần Quốc Toản [1] đã khẳng định vai trò của KNS đối với học
sinh phổ thông trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, đó chính là cơ sở nền
tảng giúp học sinh biến những kiến thức thành những hành động cụ thể, những
thói quen và nếp sống lành mạnh. Khi có KNS, các em sẽ thành công hơn trong
cuộc sống, luôn làm chủ được cuộc sống của mình. KNS góp phần thúc đẩy sự
phát triển của từng cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề sức khoẻ, xã hội và
bảo vệ quyền con người, làm giảm thiểu các vấn đề xã hội nảy sinh từ việc cá nhân
thiếu kỹ năng sống .
Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội và lối sống
với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp,
chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc cũng có những vấn đề đã
xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như
trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh
khỏi rủi ro. Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng ta
mong muốn mỗi người có một cuộc sống tích cực, lành mạnh, hạnh phúc. Chính vì
vậy, kỹ năng sống đã trở thành một hợp phần quan trọng trong nhân cách con
người khi sống trong xã hội hiện đại.
Đối với học sinh trong lứa tuổi học sinhTHCS, đa số các em chưa có những
hiểu biết cơ bản về cơ thể, về sức khoẻ, lại có tâm lý tò mò, thích tìm hiểu và bắt
chước nên rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo. Mặt khác, các em lại chưa có khả
16
năng làm chủ được những cảm xúc của bản thân khi gặp phải các tình huống nhạy
cảm nên nhiều khi có những phản ứng tiêu cực. Chính vì vậy, GDKNS nói chung
và kỹ năng PCXH nói riêng đối với các em có ý nghĩa rất to lớn.
Giáo dục kỹ năng PXH chính là giáo dục cho học sinh ý thức được giá trị của
bản thân trong mọi mối quan hệ xã hội. Từ đó, từng cá nhân mới có được niềm tin
vào bản thân, sau đó là niềm tin vào cuộc sống và xã hội.
Giáo dục kỹ năng PCXH sẽ giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về thể
chất, tinh thần của bản thân mình. Từ đó, các em có khả năng tự bảo vệ, phòng

tránh stress và những khủng hoảng về mặt tâm lý khi gặp phải những tình huống
hoặc những nguy cơ bị xâm hại. Chẳng hạn, khi đang đi một mình trên quãng
đường vắng mà phát hiện có kẻ bám đuôi hoặc đột ngột xuất hiện gây sự, nếu đã
được trang bị kỹ năng sống, học sinh sẽ biết cách giữ được tâm lý bình tĩnh, nhanh
chóng nghĩ được cách thoát thân an toàn như: đi nhanh đến chỗ có đông người, có
thể gõ cửa những nhà hoặc cửa hiệu gần đó để gây sự chú ý của mọi người, khiến
kẻ bám đuôi phải bỏ đi…
Giáo dục kỹ năng PCXH giúp học sinh có những hiểu biết, hành vi, thói quen
ứng xử xã hội sao cho có văn hoá, hiểu biết và chấp hành luật pháp, tránh những
trường hợp do thiếu hiểu biết nên bị kẻ xấu lợi dụng và vô tình vi phạm pháp luật.
Tóm lại, giáo dục kỹ năng PCXH nói riêng và GDKNS nói chung là giáo dục
cho học sinh cách làm người – những con người có thể thích ứng với nhiều hoàn
cảnh và đòi hỏi khác nhau của cuộc sống trong xã hội hiện đại, giúp học sinh có
được một hành trang tốt nhất, để các em có thể tự tin đương đầu với mọi khó khăn,
thử thách trong học tập và trong cuộc sống.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi nhận thấy:
17
- Hành vi xâm hại là những hành động và lời nói làm tổn thương đến người nhận,
làm cho họ cảm thấy mình không được tôn trọng, bị coi thường hoặc không được
để ý đến. Hành vi xâm hại biểu hiện dưới nhiều hình thức như xâm hại về thể xác,
vật chất và tinh thần và để lại những hậu quả nặng nề, đôi khi không cách nào bù
đắp được.
- Kỹ năng PCXH bao gồm kỹ năng nhận biết, phòng tránh các nguy cơ bị xâm hại
và kỹ năng xử trí khi bị xâm hại. Rèn luyện kỹ năng PCXH là những tác động của
nhà giáo dục tới học sinh, nhằm giúp các em có được những kỹ năng cần thiết để
có thể đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Trong những năm gần đây, công tác giáo dục kỹ năng sống nói chung đang dần
được gia đình, nhà trường và xã hội coi trọng. Tuy nhiên, công tác giáo dục, rèn
luyện kỹ năng phòng chống xâm hại vẫn chưa được tiếp cận và nghiên cứu một

cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc.
Như vậy, có thể nhận thấy công tác giáo dục và rèn luyện kỹ năng phòng
chống xâm hại cho học sinh có một ý nghĩa to lớn và rất cần thiết, đặc biệt đối với
học sinh trong lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. Trong chương I của đề tài, tác giả
đã trình bày một số vấn đề liên quan đến kỹ năng phòng chống xâm hại làm cơ sở
lý luận cho đề tài nghiên cứu. Trong chương II sau đây, tác giả sẽ trình bày những
cơ sở thực trạng của việc xây dựng chuyên đề rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm
hại cho học sinh trung học cơ sở tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp
số 3.

18
Chương II
CƠ SỞ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PCXH CHO HỌC SINH THCS TẠI
TRUNG TÂM KTTH – HN SỐ 3
2.1 Một số vấn đề về Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp Hướng nghiệp số 3
2.1.1 Sơ lược tình hình Trung tâm KTTH – HN số 3
Trung tâm KTTH – HN số 3 thực thuộc Phòng Giáo dục Quận Đống Đa, được
thành lập từ năm 1985, có nhiệm vụ chuyên dạy nghề và làm công tác hướng
nghiệp cho học sinh THCS và học sinh THPT trên địa bàn Quận Đống Đa.
Quy mô của Trung tâm năm 2010 gồm:
- Số lượng lớp nghề đã mở: 189 lớp
- Số lượng học sinh học nghề tại Trung Tâm:
+ Khối 8: 2680 học sinh
+ Khối 11: 1890 học sinh
19
Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên đang làm việc tại Trung tâm là 24
người. Trong đó có 2 cán bộ quản lý (1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc), 16 giáo viên
và 6 cán bộ nhân viên khác, bao gồm cả nhân viên hướng dẫn thực hành.
Về cơ sở vật chất, hiện Trung tâm có 15 phòng học theo chức năng, trong đó

có 2 phòng máy tính và 13 phòng thực hành nghề, bao gồm một số nghề như: Làm
hoa; Thêu; Cắt may; Điện; Tin học; Hàn ; Nguội. Trung tâm đã trang bị được 108
máy tính và một số thiết bị nghe nhìn khác, ngoài ra các phòng nghề khác cũng
đều được trang bị các dụng cụ thực hành phù hợp để tiện phục vụ cho công tác
giảng dạy cũng như học tập của học sinh.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm KTTH – HN số 3
Việc hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp là một nhiệm vụ
quan trọng, giúp học sinh có thể đi đúng hướng và phân luồng lao động cho phù
hợp với sự phát triển của xã hội. Dựa theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp ( Ban hành kèm theo quyết định số:
44/2008/QĐ – BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo), Trung tâm KTTH – HN số 3 có chức những chức năng và nhiệm vụ như
sau:
- Dạy công nghệ, kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học
sinh học chương trình giáo dục phổ thông.
- Bồi dưỡng giáo viên các trường THCS, THPT về giáo dục kỹ thuật tổng hợp,
hướng nghiệp.
- Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật, phục vụ giáo dục đào tạo, góp
phần phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT.
- Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng
nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao
20
công nghệ mới, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Mở lớp dạy nghề; liên kết với các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc
dân để đào tạo và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, thanh thiếu niên và các đối
tượng khác khi có nhu cầu.
- Trung tâm KTTH – HN được phép liên kết với Trung tâm giáo dục thường
xuyên, Trung tâm dạy nghề trên địa bàn và các cơ sở giáo dục khác để thực hiện
nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề theo quy định.
2.1.3 Thành tích của trung tâm KTTH – HN số 3

Trong thời gian hoạt động, tuy còn nhiều khó khăn song Ban Giám đốc cùng
tập thể cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã cố gắng khắc phục khó khăn, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt được một số thành tích đáng kể sau:
- Từ năm 2003 – 2008, Trung tâm được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tặng
giấy khen Tập thể Tiên tiến.
- Chi bộ Đảng Trung tâm nhiều năm liền được Quận uỷ công nhận là cơ sở Đảng
trong sạch, vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Công đoàn Trung tâm trong nhiều năm qua luôn được khen thưởng và công nhận
là Công đoàn vững mạnh.
- Tại các cuộc thi nghề phổ thông, Trung tâm còn giành được một số giải cao: 1
giải nhất môn Làm hoa; 1 giải nhì môn Tin học; 1 giải nhì môn Cắt may và một
giải ba môn Thêu.
- Ngoài ra Trung tâm còn nhận được nhiều giấy khen của Quận, UBND Quận,
Phường về thành tích tốt trong các hoạt động toàn diện.
- Danh hiệu cao nhất đã đạt được: Tập thể lao động Tiên tiến cấp Thành phố.
2.2 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh THCS tại Trung tâm Kỹ thuật Tổng
hợp – Hướng nghiệp số 3
21
2.2.1 Sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi học sinh THCS
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11, 12 tuổi đến 14,
15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 tại các trường THCS.
Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong
thời kỳ phát triển của trẻ em. Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng những tên gọi
khác nhau của nó: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất
trị”[6]…Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này
trong quá trình phát triển của trẻ em.
Đây là giai đoạn chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành, là quãng đời
diễn ra những “biến cố”[8] rất khác biệt. Nội dung cơ bản của sự khác biệt ở lứa
tuổi thiếu niên với các em ở lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối
về các mặt trí tuệ, đạo đức. Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do

kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu quan hệ với người
lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt động xã hội…
Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi thiếu niên là tính tích
cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh hội những giá trị, những
chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thoả đáng với người lớn, bạn
bè, và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách của mình, thiết kế tương
lai của mình với ý đồ thực hiện những ý định, mục đích, nhiệm vụ… một cách độc
lập.
Tuy nhiên, quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và phụ
thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em. Do đó, sự phát triển tâm lý ở lứa
tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt. Điều đó quyết định sự tồn tại song
song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”[6] ở lứa tuổi này.
2.2.2 Vị thế xã hội và một số khó khăn tâm lý của lứa tuổi học sinh THCS tại
22
Trung tâm KTTH – HN số 3.
Những học sinh THCS tại Trung tâm KTTH – HN số 3 cũng có những đặc
điểm chung giống như các học sinh khác trong lứa tuổi này đó là:
Do sự trưởng thành và tích luỹ ở những giai đoạn trước, lứa tuổi thiếu niên đã
có một vị trí xã hội mới: nó không hoàn toàn là trẻ con và cũng chưa phải là người
lớn. Đây là giai đoạn đặc trưng với các dấu hiệu của lứa tuổi dậy thì ở cả nam và
nữ.
Về mặt giải phẫu sinh lý và thể chất, trẻ em ở lứa tuổi này đã có những điều
kiện chín muồi cơ bản mà đặc điểm nổi bật nhất là sự phát triển của quá
trình phát dục: sự phát triển nhảy vọt về chiều cao, sự hoạt động mạnh của hệ thần
kinh, sự cải tổ và hoạt động mạnh của các tuyến nội tiết, những dấu hiệu thay đổi
ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ…
Những thay đổi rất cơ bản về mặt sinh lý của cơ thể làm cho trẻ em có ấn
tượng sâu sắc rằng: “Mình không còn là trẻ con nữa” [8]. Sự xuất hiện ý nghĩ về
sự thay đổi vai trò xã hội của đứa trẻ rõ ràng có những cơ sở khách quan. Trước
hết, học sinh trong lứa tuổi học sinh THCS đã ý thức và đánh giá được những biến

chuyển trong sự phát triển thể chất, sinh lý của mình. Mặt khác, chính người lớn
cũng không hoàn toàn coi lứa tuổi này giống như những đửa trẻ trước đây nữa,
(Trong nhiều gia đình, các em đã tham gia lao động, góp phần giải quyết những
khó khăn về kinh tế hoặc tăng thu nhập. Về mặt tri thức, nhiều em cảm thấy mình
cao hơn bố, mẹ…). Tất cả những điều đó gây ra ở lứa tuổi thiếu niên nguyện vọng
muốn được làm người lớn và được đối xử như người lớn.
Tuy nhiên, về mặt xã hội mà xét, thiếu niên vẫn còn là những học sinh, còn
phụ thuộc vào bố, mẹ về nhiều mặt. Ở các em có nhiều biểu hiện mang tính trẻ
con: trong dáng dấp, hành vi. Bởi vậy, nhìn chung người lớn vẫn coi thiếu niên là
23
những đứa trẻ. Từ đó xảy ra mâu thuẫn khá phổ biến giữa người lớn và trẻ em
trong giao tiếp và ứng xử. Sự không thay đổi về ứng xử giữa người lớn với thiếu
niên, trong khi thiếu niên lại tự coi mình là người lớn, gây ra không ít những đụng
độ, thậm chí xung đột ở lứa tuổi này.
Khi ý thức tự trọng và ý muốn được đối xử như người lớn phát triển, về phía
mình, thiếu niên thường có tâm lý “phóng đại” [8] các năng lực của mình, thường
đánh giá cao hơn hiện thực. Điều này thường thể hiện dưới dạng ngang bướng, tỏ
ra “anh hùng”, “bất cần” [6] trước những việc làm hàng ngày cũng như những thất
bại mà thiếu niên trải nghiệm. Đây chính là một trong những khó khăn điển hình
trong tâm lý của lứa tuổi thiếu niên.
Một đặc điểm đặc trưng khác ở lứa tuổi thiếu niên đó là sự nảy sinh những
rung cảm, xúc cảm giới tính mới lạ. Quan hệ với bạn khác giới ở tuổi thiếu niên
không còn “hồn nhiên”, “vô tư” [6] như các em học sinh nhỏ nữa. Thêm vào nữa,
lứa tuổi này hầu hết các em chưa có những hiểu biết cơ bản về sức khoẻ, lại có tâm
lý tò mò, thích tìm hiểu và bắt chước nên trong một số hoàn cảnh cụ thể, các em
đã không làm chủ được bản thân, dễ bị lôi kéo, bị kích thích bởi những văn hoá
phẩm thiếu lành mạnh hoặc do hậu quả giáo dục không tốt của người lớn. Đây
cũng là một khó khăn cơ bản trong tâm lý lứa tuổi thiếu niên.
Ngoài ra, ở tuổi thiếu niên còn có những thay đổi căn bản về hình thái và giải
phẫu sinh lý khác, có ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của các em đó là: các tuyến

nội tiết hoạt động mạnh, đặc biệt là tuyến giáp trạng và tuyến sinh dục, gây sự mất
cân bằng của hệ thần kinh trung ương, dễ gây nên nhưng cơn xúc động mạnh, gây
những phản ứng nóng nảy vô cớ, những hành vi bất thường. Sự cải tổ của các cơ
quan nội tiết với mối tương quan của hệ thần kinh thường là cơ sở gây ra tính mất
cân bằng chung, tính dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, gây gổ, tính hiếu động, tính uể
24
oải và thờ ơ có chu kỳ ở tuổi thiếu niên.
Tất cả những điều trên đây gây ra sự mất cân bằng tạm thời và một số khó
khăn trong hoạt động của tuổi thiếu niên. Ví dụ, các em làm việc rất hăng say,
nhiệt tình nhưng sức làm việc chưa bền, chưa dẻo dai. Thiếu niên cũng thường dễ
bị kích thích, bị lôi kéo nên có thể sa vào các “nhóm tự phát”, các “băng đảng” [8]
có những hoạt động không lành mạnh, thậm chí là vi phạm pháp luật vì những
hành vi thiếu suy nghĩ. Ở lứa tuổi này còn thường xuất hiện các “nỗi buồn vơ vẩn”
[8], những sự trễ nải, thờ ơ có tính chu kỳ (nhất là ở các em gái). Điều này do
những yếu tố của tuổi dậy thì chi phối. Vào những lúc như vậy, chỉ cần một tác
động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể gây những tổn thương về mặt tâm lý, gây
những “cơn sốc” [6] (stress) cho các em, dễ dẫn các em đến chỗ tuyệt vọng và có
những hành động thiếu suy nghĩ ở lứa tuổi thiếu niên.
Bên cạnh những vấn đề chung như vậy, những học sinh THCS đang học tại
Trung tâm KTTH – HN còn có một số đặc điểm riêng như sau:
Các đối tượng học sinh THCS đang theo học tại Trung tâm KTTH – HN số 3
là những đối tượng học sinh theo học theo mô hình “một trò hai trường”, nghĩa là
học sinh cùng phải theo học một lúc hai chương trình, đó là vừa theo học chương
trình văn hoá tại trường phổ thông, vừa theo học chương trình dạy nghề tại Trung
tâm KTTH – HN số 3.
Vì vậy, ngoài những đặc điểm tâm lý đặc trưng của lứa tuổi thiếu niên, các học
sinh THCS đang theo học tại Trung tâm KTTH – HN số 3 có cơ hội mở rộng quan
hệ giao tiếp với các bạn bè cùng lứa tuổi ở trường khác, nhưng cũng chính vì vậy
mà việc học tập của nhiều em bị sao lãng, công tác chuẩn bị bài học, làm bài thiếu
chu đáo. Ở tuổi thiếu niên, các mối quan hệ và giao tiếp với bạn bè, với người lớn

có ý nghĩa đặc biệt. Giờ học đối với các em không chỉ đơn thuần là việc học tập,
25

×