Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường trung học cơ sở thị trấn Văn Điển – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 90 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của con người không phải lúc nào đời sống
của họ cũng diễn ra êm đềm phẳng lặng. Trong mỗi giai đoạn phát triển của
cuộc đời, con người đều gặp những lo âu, căng thẳng. Gặp những khó khăn
này, con người luôn mong muốn có sự đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ của người
khác để thoát ra khỏi chúng. Chia sẻ trở thành một nhu cầu tinh thần không
thể thiếu của con người. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn bè, người thân
cũng giúp chúng ta giải tỏa được những lo âu, tháo gỡ được những khó khăn,
vướng mắc. Chính vì vậy nghành tham vấn đã ra đời nhằm giúp con người
vượt qua những khó khăn tâm lý để thích ứng với cuộc sống.
Tham vấn là quá trình trợ giúp con người có mục đích rõ ràng và mang
tính chuyên nghiệp. Trong đó, người trợ giúp (nhà tham vấn) đã được đào tạo
về chuyên môn, vận dụng các lý thuyết tâm lý và kỹ năng giao tiếp để can
thiệp một cách có chủ ý vào đời sống tinh thần của đối tượng (thân chủ) nhằm
hỗ trợ họ giải quyết và vượt qua các khó khăn bằng chính năng lực của bản
thân. Nhờ các chức năng trên mà tham vấn có thể giúp con người giải quyết
được những vướng mắc tâm lý trong đời sống tình cảm, trong các mối quan
hệ xã hội và có thể tạo ra khả năng để con người độc lập quyết định cuộc sống
của mình theo chiều hướng tốt hơn.
Hiện nay trên thế giới nghành tham vấn tâm lý đang rất được quan tâm
và là một hướng phát triển mạnh. Tuy nhiên ở Việt Nam thì tham vấn hoàn
toàn là một nghề mới mẻ, còn ít được quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và
thực tiễn.
Việt Nam đang trên con đường hội nhập với xu thế phát triển chung của
thế giới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Xu thế hội nhập đã
đem lại cho con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng nhiều cơ
hội phát triển, đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như việc làm,
đạo đức, lối sống, tư tưởng, tình cảm…
Học sinh THCS là giai đoạn quá độ, giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang
người lớn. Điều này làm nảy sinh trong các em cảm giác mới lạ, độc đáo, cảm


giác mình đã thành người lớn. Học sinh THCS rất tò mò muốn khám phá thế
giới, muốn độc lập và bình đẳng với người lớn, muốn được người lớn tôn
trọng và công nhận vị thế của mình trong xã hội. Nhưng trên thực tế các em
vẫn là học sinh, chưa thực sự là người lớn, vẫn phải phụ thuộc vào cha mẹ và
thầy cô, các em vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong mọi mặt của đời sống. Sự
mâu thuẫn giữa nhu cầu vươn lên làm người lớn và địa vị thực tế của học sinh
THCS đã tạo lên những khó khăn tâm lý trong tâm hồn các em.
Vậy thì học sinh THCS có nhu cầu được tham vấn tâm lý hay không?
Nhu cầu đó ở mức độ cao hay thấp? Nguyên nhân nào khiến các em có hoặc
không có nhu cầu tham vấn tâm lý? Rất nhiều những câu hỏi được đặt ra và
đây là những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu và giải quyết.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường trung học cơ sở thị trấn
Văn Điển – Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường
THCS thị trấn Văn Điển, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm thỏa mãn nhu
cầu tham vấn tâm lý của các em.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường
trung học cơ sở thị trấn Văn Điển.
3.2. Khách thể nghiên cứu: 167 học sinh của 4 khối: 6; 7; 8; 9 đang học
tại trường trung học cơ sở thị trấn Văn Điển. Trong đó khối lớp 6 có 40 em
học sinh; khối lớp 7 có 42 em; khối lớp 8 có 44 em; khối lớp 9 có 41 em.
4. Gỉa thuyết khoa học
- Đa số học sinh của trường trung học cơ sở thị trấn Văn Điển có nhu cầu
tham vấn tâm lý ở mức độ cao. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lý của các em, trong đó nguyên
nhân khách quan chiếm vị trí quan trọng hơn.
- Có sự khác nhau về nhu cầu tham vấn tâm lý giữa các học sinh ở các

khối lớp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu như nhu cầu, nhu cầu tham vấn tâm lý.
5.2. Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường
trung học cơ sở thị trấn Văn Điển và các nguyên nhân ảnh hưởng tới thực
trạng trên. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn
của các em.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Mục đích: Thu thập và phân tích những tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Nội dung: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nhu cầu tham vấn tâm

- Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ
cho việc nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên
cứu thực tiễn.
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Mục đích: Phát hiện, khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của
các em học sinh và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Nội dung: Xây dựng phiếu hỏi gồm các câu hỏi đóng và mở, cấu trúc
của bảng hỏi gồm 16 câu (xem phụ lục) điều tra thực trạng nhu cầu tham vấn
tâm lý và nguyên nhân của thực trạng đó.
- Cách tiến hành: Phát phiếu và nói rõ mục đích của cuộc điều tra, hướng
dẫn các em trả lời câu hỏi.
6.3. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Tìm hiểu, thu thập và bổ sung một số thông tin liên quan đến
đề tài.
- Nội dung: Phỏng vấn một số học sinh và giáo viên trong trường.
- Cách tiến hành: Đầu tiên là xác định đối tượng phỏng vấn, sau đó đặt
vấn đề, nêu mục đích trao đổi. Trong quá trình thực hiện phỏng vấn chúng tôi

tiến hành phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp qua điện thoại.
6.4. Phương pháp toán thống kê.
- Mục đích: Xử lý số liệu điều tra để định lượng về mặt kết quả nghiên
cứu.
- Nội dung: Hệ thống hóa các công thức để xử lý các số liệu điều tra.
- Cách tiến hành: Tất cả các số liệu được xử lý với sự trợ giúp của phần
mềm máy tính.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ
1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề nhu cầu tham vấn
1.1.Trên thế giới
Nhu cầu là vấn đề mà từ lâu đã được nhiều nhà tâm lý học trên thế giới
quan tâm nghiên cứu.
● Quan niệm về nhu cầu trong tâm lý học phương tây.
Trong tâm lý học phương tây, vấn đề nhu cầu được nghiên cứu trước tiên
ở động vật. Vào thế kỷ thứ XIX, V. Koller, E. Thondike, N.E. Miler… nghiên
cứu các kiểu hành vi động vật được thúc đẩy bởi nhu cầu. Họ đã đưa ra thuật
ngữ “luật hiệu ứng” để giải thích sự liên hệ giữa kích thích và phản ứng của
cơ thể. Trên cơ sở đó, họ đề xướng lý thuyết nhu cầu có thể quyết định hành
vi.
Theo hướng này, có thể kể đến một số trường phái tâm lý học sau:
+ Phân tâm học, đại diện là S. Freud (1856 – 1939) – bác sỹ người Áo,
đã đưa các quan điểm cơ bản mà được coi như là hệ phương pháp luận để
nghiên cứu các hiện tượng tâm lý khác nhau như: Mọi hiện tượng tâm lý đều
cần có năng lượng nuôi dưỡng, có nghĩa là yêu thương, ghét sợ, tài năng, ý
chí phải được nuôi dưỡng bằng vật chất.
S. Freud và U.Mc. Dougall đã đề cập tới vấn đề nhu cầu trong lý thuyết
bản năng của con người. Có thể khái quát quan niệm của các tác giả trên như
sau:
Mọi nhu cầu của con người, mà đặc biệt là nhu cầu tình dục, được thỏa

mãn bằng nhiều cách thật, giả (giả là trong giấc mơ), và chỉ có như vậy con
người mới tiêu hết năng lượng sinh lý.
Phân tâm học chủ trương coi trọng nhu cầu tự do cá nhân, như các nhu
cầu tự nhiên, đặc biệt là nhu cầu tình dục. Theo đó việc thỏa mãn nhu cầu này
là giải phóng năng lượng tự nhiên, và như thế tự do cá nhân mới thực sự được
tôn trọng. Việc kìm hãm tình dục sẽ dẫn tới mọi hành vi mất định hướng của
con người.
Lý thuyết Động cơ hệ, do K. Levin đề xướng, tiếp theo là các công trình
của các đại diện do trường phái tâm lý học nhân văn như A. Maslow, G.
Allport, K.Rodzere và một số người khác.
+ Trường phái tâm lý học hành vi do nhà tâm lý học hành vi người Mỹ J.
Wason (1878 – 1985) khởi xướng, chủ trương không mô tả, giảng giải các
trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể. Với công thức S – R,
các nhà tâm lý học hành vi đã đồng nhất phản ứng với nội dung phản ánh bên
trong, làm mất tính chủ thể, tính hội của tâm lý con người. Về sau này các nhà
tâm lý học hành vi mới bổ sung vào công thức S – R những biến số trung gian
và những hành vi tạo tác.
+ Trường phái tâm lý học nhân văn với đại diện là nhà tâm lý học A.
Maslow (1908 – 1966). Với lý thuyết phân cấp nhu cầu, trường phái này đã
nhìn nhận nhu cầu của con người theo hình thái phân cấp, sắp xếp theo thứ tự
tăng dần từ nhu cầu thấp đến nhu cầu cao nhất. Sự phân cấp đó như sau: Nhu
cầu thể chất (hay còn gọi là nhu cầu sinh lý); nhu cầu an toàn; nhu cầu giao
lưu, tình cảm ( còn gọi là nhu cầu xã hội); nhu cầu được tôn trọng; nhu cầu tự
hoàn thiện. Theo A. Maslow, tuy phân chia các mức độ như vậy song vị trí
của chúng trên tháp nhu cầu không phải là cố định mà nó linh hoạt thay đổi
tùy theo điều kiện cụ thể. Trong quá trình phát triển của cá nhân, các nhu cầu
đó tạo nên một kiểu dạng tháp có thứ bậc. Tuy nhiên, việc đề cập đến nguyên
nhân phát sinh cơ và mức độ thứ bậc của ông rất đáng nghi ngờ. Theo A.
Maslow, những nhu cầu thuộc về sinh lý (đói, khát, tình dục…) nằm ở đáy
tháp, một số trong chúng tuân thủ nguyên tắc cân bằng trạng thái.

Trong tác phẩm những vấn đề lý luận và phương pháp tâm lý học, tác giả
B.Ph. Lomov (1927 – 1989) – nhà tâm lý học Nga đã nhận xét rằng: Tháp
Maslow bao gồm cả những nhu cầu có nguồn gốc sinh học và xã hội. Nhưng,
đặc điểm của các mức độ trên nên hết sức vô định.
Vroom, đại diện cho hướng tiếp cận nhu cầu với tư cách là động cơ thúc
đẩy đã đưa ra một lý thuyết đáng chú ý là: Lý thuyết động cơ thúc đẩy theo hy
vọng. Vroom cho rằng: Động cơ thúc đẩy con người làm việc được quy định
bởi giá trị mà họ đặt vào kết quả cố gắng của họ (dù là tích cực hay tiêu cực),
được nhân thêm bởi niềm tin mà họ cho rằng sự cố gắng của họ sẽ được hỗ
trợ thực sự để đạt được mục tiêu. Theo ông, động cơ thúc đẩy là sản phẩm của
giá trị mong đợi mà con người đặt vào mục tiêu và những cơ hội mà họ thấy
sẽ hoàn thành được mục tiêu đó. Quan điểm của Vroom đã khắc phục được
tính đơn giản trong cách tiếp cận của Maslow và Herzberg, nó có thể lý giải
được động cơ hành động của con người trong những trường hợp khác nhau.
Về các nghiên cứu nhu cầu của các nhà tâm lý học phương tây chắc chắn
sẽ có nhiều điểm cần bàn luận, nhưng nhìn chung có chung một quan niệm là:
Nhu cầu con người là những đòi hỏi tất yếu, khách quan được con người phản
ánh trong những điều kiện cụ thể, cần được thỏa mãn để đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển của họ.
● Nghiên cứu về nhu cầu của các nhà tâm lý học Nga.
+ Người đầu tiên đề cập một cách sâu sắc đến vấn đề nhu cầu là D.N.
Unatze. Trong cuốn “Tâm lý học đại cương”, ông cho rằng: “ Không có gì có
thể đặc trưng cho một cơ thể sống hơn là sự có mặt ở nó các nhu cầu …Nhu
cầu, đó là cội nguồn của tính tích cực, với ý nghĩ này thì khái niệm nhu cầu
rất rộng… Các nhu cầu phát triển và điều không thể phủ nhận là con người ở
giai đoạn phát triển cao nhất có vô số nhu cầu mới, chúng không những
không có ở động vật mà còn không có ở con người trong giai đoạn phát triển
sơ khai” [4, 12].
+ Nhà tâm lý học người Nga R.S. Nhemov đã đánh giá: Ở giai đoạn này
của sự phát triển khoa học tâm lý, các lý thuyết về động cơ hóa đã cố gắng

giảm tới mức tối thiểu về sự khác biệt giữa người và động vật.
+ A.G. Kovaliov trong lý luận bàn về nguồn gốc của tính tích cực bên
trong của con người đã đưa ra khái niệm nhu cầu như sau: Nhu cầu là đòi hỏi
của các cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất
định để sống và phát triển…Theo ông, một nhu cầu khách quan nào đó trước
khi trở thành động lực thúc đẩy tính tích cực của con người đã được con
người ý thức.
+ A.N. Leonchiev (1903 – 1979), người đề xuất nguồn gốc lý thuyết hoạt
động của phạm vi động cơ hóa của con người, quan niệm rằng: Nhu cầu cũng
như các đặc điểm tâm lý khác của con người có nguồn gốc trong hoạt động
thực tiễn. Theo ông, nhu cầu thực sự bao giờ cũng phải là nhu cầu về một cái
gì đó và “ hoạt động và duy nhất chỉ có trong đó mà thôi, các nhu cầu mới có
được tính cụ thể về mặt tâm lý học” [11, 221]. Ông mô tả nguồn gốc của nhu
cầu – cũng như mối quan hệ của nó với hoạt động bằng sơ đồ: Hoạt động –
nhu cầu – hoạt động. Theo ông, đây là luận điểm có ý nghĩa quan trọng đối
với tâm lý học.
+ Trong khi phân tích bản chất nhu cầu, A.A. Xmirnov cho rằng, nhu
cầu của con người được thực hiện dưới dạng các ước ao và ý nghĩa của chủ
thể. Theo ông, mang ý nghĩa báo hiệu sự xuất hiện của nhu cầu hay sự thỏa
mãn nhu cầu, mà các ước ao và ý hướng đó điều chỉnh hoạt động của con
người bằng cách làm cho hoạt động ấy xuất hiện, tăng cường hay làm yếu nó
đi.
+ X.L. Rubin đã bàn nhiều về nhu cầu. Theo ông, con người có nhu cầu
sinh vật, nhưng bản chất của con người là sản phẩm của xã hội, vì thế cần
phải xem xét đồng thời nhu cầu với các vấn đề cơ bản của con người. Khi nói
đến nhu cầu, sẽ xuất hiện hai hệ thống mà ta dễ nhận ra đó là: Thế giới đối
tượng và trạng thái tâm lý của chủ thể. Hay nói cách khác, đó là mối quan hệ
thống nhất giữa hai yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan trong hoạt động
thỏa mãn nhu cầu.
+ B.Ph. Lomov tuy không đặt nhu cầu như một vấn đề riêng biệt, nhưng

trong các nghiên cứu của mình về nhân cách ông đã đề cao và coi nhu cầu
như một thuộc tính căn bản của nó. Theo ông: Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào
đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và
phát triển. Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trình xảy ra có tính
khách quan trong đó cá nhân tham dự vào trong suốt cả đời sống của mình.
Ông còn chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa nhu cầu và động cơ hoạt động của
mỗi cá nhân. Động cơ là sự biểu hiện chủ quan của nhu cầu, là vị trí gián tiếp
của nhân cách trong xã hội.
Ngoài các tác giả kể trên còn có nhiều người tiếp cận vấn đề nhu cầu ở
các góc độ khác nhau như nhà tâm lý học L.I. Bojowich, R.S. Nhemo… Các
ông không chỉ vận dụng lý luận nhu cầu vào các lĩnh vực hoạt động thực tiễn
mà họ còn bổ sung, làm phong phú hơn lý luận về các loại nhu cầu đặc trưng
của con người.
Trong phong trào đổi mới trợ giúp xã hội vào những năm cuối của thế kỷ
XIX với phương pháp làm việc cá nhân, người ta đã chú trọng sử dụng việc
trao đổi trực tiếp với cá nhân nhằm tìm hiểu những nhu cầu cụ thể để giúp đỡ
các cá nhân và gia đình.
Các quá trình can thiệp để giúp đỡ những người bị tâm thần của các nhà
tâm thần học cũng như các cách tiếp cận nhân đạo trong giáo dục cuối thế kỷ
XIX là một trong những cơ sở quan trọng làm tiền đề cho tham vấn ra đời với
tư cách là một nghề chuyên nghiệp.
Sự ra đời và phát triển của tham vấn hướng nghiệp gắn liền với tên tuổi
Frank Parsons đã tạo ra sự phát triển nở rộ của các công trình nghiên cứu sau
đó. Qúa trình tham vấn hướng nghiệp này là những tiền đề cần thiết cho tham
vấn ra đời.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về trắc nghiệm tâm lý, lý thuyết tâm lý
cũng đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của tham vấn tâm lý.
Các lý thuyết tâm lý học, đặc biệt là các lý thuyết trị liệu tâm lý đánh dấu một
bước ngoặt có ý nghĩa quyết định sự ra đời đồng thời là nền tảng lý luận cho
việc thực hiện các kỹ năng, thao tác trên thực tế của tham vấn tâm lý. Đó là

các nghiên cứu lý thuyết tâm lý:
+ Tâm lý học đặc điểm và nhân tố.
+ Tâm lý học phân tâm với trị liệu bằng phương pháp phân tâm do
S.Freud sáng lập.
+ Tâm lý học nhân văn do Carl Roger và Maslow xây dựng.
+ Từ những năm 1950 các lý thuyết của tâm lý học được phát triển rộng
rãi và nghiên cứu ứng dụng và tham vấn – trị liệu tâm lý như lý thuyết phát
triển con người của Erikson (1950) và của Piaget (1954) đã cung cấp cho các
nhà tham vấn những kiến thức hiểu biết về đặc điểm tâm lý của từng giai
đoạn phát triển của con người làm nền tảng cho sự tương tác với đối tượng và
môi trường; Các nghiên cứu của Albert Ellis về phép trị liệu hành vi cảm xúc
(1957) nhằm giúp đối tượng xóa bỏ những niềm tin phi lý của mình từ đó xóa
bỏ hành vi tiêu cực như là hậu quả của những niềm tin phi lý; Virginia Axline
với phép trị liệu bằng trò chơi cho trẻ em; Frederick Perls với phép trị liệu
tâm lý học cấu trúc tập trung vào kinh nghiệm hiện tại và việc nâng cao tự
nhận thức của đối tượng.
Từ những lý thuyết tâm lý có tính chất tạo nền tảng về cơ sở lý luận và
nhu cầu của xã hội về tham vấn đòi hỏi phải có những nhà tham vấn chuyên
nghiệp đã dẫn đến việc các trường học, trung tâm đào tạo về tham vấn được
thành lập.
Cho đến nay tham vấn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống của con
người và xã hội loài người. Tham vấn chính thức thức trở thành một nghề
chuyên môn, có khoa học lý thuyết và thực nghiệm. Các nhân viên tham vấn
qua đào tạo được xã hội thừa nhận và tác nghiệp với tư cách là chuyên gia
tham vấn hay cán sự xã hội làm công tác xã hội trong các trường giáo dưỡng,
các cơ sở, trung tâm xã hội cộng đồng, các trung tâm tham vấn, trong trường
học, bệnh viện, nhà tù. Người ta xem tham vấn như là một trong những dịch
vụ xã hội có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống tinh
thần của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Tại một số nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Anh, Úc, Singapore,

Philippin, nhân viên tham vấn được đào tạo chính quy trong các trường đại
học (cần có bằng master) và phải có cả bằng hành nghề tham vấn độc lập hoặc
công tác xã hội do Hội đồng Giáo dục quốc gia hoặc Hiệp hội Công tác xã hội
quốc gia hay Hội đồng Tham vấn quốc gia cấp. Tại các nước này đều có Hội
đồng Tham vấn quốc gia với những quy định chặt chẽ về quy định đạo đức,
kiến thức, kỹ năng tham vấn đối với nhân viên tham vấn.
Như vậy lịch sử ra đời và phát triển của tham vấn là một quá trình lâu dài
do sự quy định khách quan và đòi hỏi tất yếu từ nhu cầu xã hội. Cùng với sự
vận động phát triển của xã hội loài người, tham vấn vừa là một khoa học, vừa
là một nghề chuyên môn cần được tiếp tục bổ sung và không ngừng hoàn
thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu nhu cầu trên khách thể là học
sinh, sinh viên và một số nhóm quần chúng nhân dân đã được thực hiện trong
các khóa luận, các luận văn, luận án của sinh viên, học viên cao học và nghiên
cứu sinh…
Các công trình ở Việt Nam đã góp phần làm rõ thêm lí luận nhu cầu của
các nhà tâm lý học trong các lĩnh vực thực tiễn, đặc biệt là trong giáo dục.
Hầu hết các công trình ở Việt Nam đều nhằm phát hiện các mức độ và biểu
hiện của nhu cầu trong các hoạt động cụ thể của con người. Trên cơ sở lý
thuyết và thực nghiệm tìm ra giải pháp làm thỏa mãn và nâng cao hơn nữa
chất lượng của nhu cầu.
Tham vấn mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây. Hầu như
chưa có tài liệu nào ghi nhận lại sự phát triển của nghành tham vấn ở Việt
Nam trước năm 1945.
Sau khi giành được độc lập, nhất là khi các phương tiện thông tin đại
chúng ra đời, hình thức tham vấn tâm lý phát triển sớm nhất ở nước ta là hình
thức tham vấn trợ giúp một chiều qua báo như: Báo Tiền Phong, báo Phụ Nữ,
Hạnh Phúc Gia Đình, báo Hoa Học Trò, báo Sinh Viên, báo Thế Giới Đàn
Ông… Trong những năm gần đây các loại hình tham vấn tâm lý tương đối

phát triển như: Tham vấn qua đài (chương trình Cửa Sổ Tình Yêu được nhiều
bạn trẻ yêu mến), qua truyền hình (chương trình Người Xây Tổ Ấm, chương
trình Văn Hóa Ứng Xử), qua tổng đài 1088, qua Internet… Bên cạnh đó ở địa
bàn dân cư hoặc trong cơ quan, doanh nghiệp, các vấn đề tâm lý xã hội, các
khúc mắc, bất hòa trong cuộc sống được can thiệp, giúp đỡ không mang tính
chính quy được triển khai thông qua các tổ hòa giải địa phương hay tổ chức
Công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên.
Cũng đã có nhiều cuốn sách viết dành riêng cho tham vấn tâm lý: Năm
1998 – cuốn sách “tham vấn HIV- AIDS” do bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc chủ biên
về thực tế HIV- AIDS ở Việt Nam.
Từ khoảng năm 2000, nhiều trường học tại Tp. HCM như trường Khánh
Hội A – quận 4, trường Nguyễn Gia Thiều – quận Tân Bình, trường Diên
Hồng – quận 10, trường Mạc Đĩnh Chi – quận 6 và rất nhiều trường khác nữa
đã chủ động phối hợp với các chuyên viên tâm lý và các tổ chức trong và
ngoài nước để triển khai các chương trình tham vấn tâm lý cho học sinh.
Năm 2002 nhà xuất bản Thanh Niên đã xuất bản 8 tập sách khác nhau về
tham vấn trên một số lĩnh vực như: Tham vấn tình yêu tuổi học đường, tham
vấn sức khỏe học đường, tham vấn sức khỏe vệ sinh thân thể, tham vấn giao
tiếp ứng xử, tham vấn thời trang thẩm mĩ, tham vấn hướng nghiệp, tham vấn
các phương pháp học tập, tham vấn các vấn đề xã hội.
Năm 2003, hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường tại Tp. HCM” được
Viện Nghiên cứu giáo dục, trường ĐHSP Tp. HCM tổ chức với sự tham gia
của nhiều nhà tâm lý, giáo dục và hiệu trưởng các trường.
Xuất phát từ thực tiễn, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nhu
cầu tham vấn tâm lý. Chúng tôi có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu sau
như “Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh – sinh viên ở Việt
Nam hiện nay” của tác giả Bùi Thị Xuân Mai. Nghiên cứu này cho biết, có
trên 90% số người được hỏi cho là rất cần và cần dịch vụ tham vấn. Có rất
nhiều vấn đề được khách thể điều tra cho rằng đó là những mối quan tâm mà
họ cần tới tham vấn. Riêng nhóm khách thể ở lứa tuổi vị thành niên, những

vấn đề mà các em cần tham vấn là: Học tập, quan hệ bạn bè, trạng thái tâm lý
không cân bằng. Nhóm lứa tuổi thanh niên lại quan tâm nhiều hơn đến vấn đề
như: Công việc, tình bạn, tình yêu, sức khỏe, trong đó có cả trạng thái tâm lý
không cân bằng.
Còn nghiên cứu của Triệu Thị Hương về “Thực trạng nhu cầu tham vấn
tâm lý của sinh viên học viện cảnh sát nhân dân” cho thấy, có 91,43 % số
khách thể có nhu cầu tham vấn. Những vấn đề tham vấn được tập trung vào
nhóm học tập, rèn luyện, quan hệ với bạn bè, cha mẹ, người thân…
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mùi và cộng sự trong đề tài “Nhu
cầu tham vấn của học sinh một số trường trung học trên địa bàn thành phố
Hà Nội” cho thấy, sự “ rất hài lòng và rất yên tâm” của các em về cuộc sống
hiện tại chỉ chiếm 3,2 %; trong khi đó, mức độ “ hài lòng và lo lắng pha trộn”
với “ thường xuyên lo lắng, không yên tâm” chiếm trên 65 %. Điều này phản
ánh cuộc sống của các em có quá nhiều áp lực và những áp lực đó đã tri phối
các em.
Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Thủy về “Nhu cầu tham vấn tâm lý
của học sinh trường giáo dưỡng số 2 – Ninh Bình” cho thấy, đa số các em có
nhu cầu chia sẻ với nhà tham vấn khi gặp khó khăn, nhu cầu này tăng khi các
em đứng trước những tình huống không tự mình giải quyết được. Nội dung
nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh trường giáo dưỡng số 2 – Ninh Bình rất
phong phú, đa dạng, xuất phát từ những khó khăn trong cuộc sống học tập,
rèn luyện, tu dưỡng tại trường của các em.
Còn nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Tuyền về “Nhu cầu tham vấn tâm
lý học đường của học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Tất Thành – Hà
Nội” cho thấy, có đến 99,16 % học sinh có nhu cầu tham vấn tâm lý ở các
mức độ khác nhau và có sự khác nhau về nhu cầu tham vấn tâm lý học đường
giữa các khối lớp trong trường. Học sinh khối lớp 6 và khối lớp 9 có nhu cầu
tham vấn tâm lý cao hơn cả.
Có thể nói các đề tài này đã phần nào phản ánh về nhu cầu tham vấn tâm
lý của thanh thiếu niên, sinh viên, đặc biệt các vấn đề tâm lý hay gặp phải của

họ cũng như các hình thức tham vấn phù hợp.
Thời gian gần đây, do nhu cầu về tham vấn của xã hội tăng lên nhanh
nên các hình thức tham vấn trực tiếp và gián tiếp qua các phương tiện như báo
chí, phát thanh, truyền hình, điện thoại… phát triển nhanh chóng. Một số
trung tâm tham vấn được thành lập dưới sự quản lý của các tổ chức nhà nước
hoặc các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đoàn thể nhân nhân. Trong số này
có một số trung tâm, cơ sở hoạt động dưới sự tài trợ kinh phí của các tổ chức
chính phủ, phi chính phủ trong và ngoài nước nên ban đầu thường ít chú trọng
đến mục đích lợi nhuận thu được từ hoạt động nghề nghiệp. Nhìn chung, các
trung tâm tham vấn hoạt động không chỉ với một mục đích duy nhất là tham
vấn.
Một điều đáng lưu ý là dù ở bất kỳ hình thức nào, qua phương tiện nào
thì sự can thiệp giúp đỡ cũng thường mang tính tư vấn, thuyết phục, cho lời
khuyên đối với người có nhu cầu tham vấn là chính mà ít chú ý tới cách tiếp
cận, phương pháp thân chủ trọng tâm mà ngày nay đang rất phổ biến trong
hoạt động trợ giúp xã hội.
Những năm gần đây, cùng với việc thực hiện chính sách mở cửa nền
kinh tế, tăng cường sự hội nhập quốc tế về mọi mặt, công tác xã hội chuyên
nghiệp được du nhập vào Việt Nam. Chúng ta đã chú ý hơn các tiếp cận thân
chủ trọng tâm, tránh áp đặt và ra lời khuyên đơn thuần như trước đây. Nhân
viên tham vấn đã được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng qua
các lớp tập huấn ngắn ngày.
Như vậy, hoạt động tham vấn một cách chuyên nghiệp ở nước ta còn rất
mới mẻ cả về nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Trong khi đó nhu cầu đòi hỏi
về tham vấn trong xã hội hiện nay là rất lớn. Hầu như ở bất kỳ lĩnh vực, địa
bàn nào, không phân biệt vị trí xã hội cao thấp, nghề nghiệp, giàu nghèo cũng
có những cá nhân gặp phải vấn đề xã hội, tâm lý, quan hệ gia đình, bạn bè,
công việc. Điều đó đang đặt ra cho chúng ta sự nỗ lực rất nhiều trong nghiên
cứu, phát triển tham vấn trên mọi phương diện.
2. Lý luận tâm lý học về nhu cầu và nhu cầu tham vấn tâm lý

2.1. Nhu cầu
2.1.1. Khái niệm nhu cầu.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – LêNin thì “Nhu cầu là những đòi
hỏi khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định đảm bảo
cho sự phát triển của mình”. Như vậy, nhu cầu là nguyên nhân khởi đầu cho
các hành động khác nhau của con người, là một thuộc tính tâm lý của cá nhân,
là một yếu tố trong nhóm xu hướng của cấu trúc nhân cách. Nó có tác dụng
xác định xu hướng của cá nhân, xác định thái độ của con người đối với hiện
thực đã là trách nhiệm của bản thân. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống và
hoạt động của cá nhân.
Theo từ điển Bách khoa Toàn thư Triết học (Liên Xô) thì nhu cầu là sự
cần hay thiếu hụt một cái gì đó thiết yếu để duy trì hoạt động sống của cơ thể
một cá nhân con người, một nhóm xã hội hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Nhu
cầu là động cơ bên trong của tính tích cực.
Định nghĩa trên nhấn mạnh thêm đặc trưng của nhu cầu như là trạng thái
thiếu hụt cần bù đắp của cơ thể để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bình
thường.
A.G. Côvaliôp tiếp cận khái niệm nhu cầu với tư cách là nhu cầu của
nhóm xã hội. Ông cho rằng: Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và của
nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để sống và để
phát triển. Nhu cầu quy định sự hoạt động xã hội của cá nhân, các giai cấp và
tập thể. Như vậy, dù là nhu cầu cá nhân hay nhu cầu xã hội, nó vẫn là sự biểu
hiện mối quan hệ tích cực của con người đối với hoàn cảnh sống. Nhờ có nhu
cầu mới có hoạt động, con người nhờ đó mà có khả năng vượt qua khó khăn
thử thách nảy sinh trong hoạt động. Hoạt động của con người luôn hướng vào
đối tượng nào đó và nhờ đó mà nhu cầu được thỏa mãn. Tính tích cực của cá
nhân bộc lộ trong quá trình chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu và
muốn vậy đòi hỏi con người phải có kinh nghiệm, tri thức và sáng tạo ra công
cụ lao động.
Theo quan điểm của A.N.Lêonchiev thì: Nhu cầu là một trạng thái của

con người, cần một cái gì đó cho cơ thể nói riêng, con người nói chung sống
và hoạt động. Nhu cầu luôn có đối tượng, đối tượng của nhu cầu là vật chất
hoặc tinh thần, chứa đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu có vai trò
định hướng, đồng thời là động lực bên trong kích thích hoạt động của con
người.
Theo bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, nhu cầu là: Điều cần thiết để đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của con người. Được thỏa mãn thì dễ chịu, thiếu
hụt thì căng thẳng và ấm ứ. Có nhu cầu của con người, có nhu cầu chung của
tập thể, khi hòa nhập khi mâu thuẫn, có nhu cầu cơ bản thiết yếu, có nhu cầu
thứ yếu, giả tạo. Nhu cầu do trình độ phát triển của xã hội mà biến đổi.
Theo giáo trình tâm lý học đại cương do tác giả Nguyễn Quang Uẩn chủ
biên thì khái niệm nhu cầu được định nghĩa như sau: “Nhu cầu là sự đòi hỏi
tất yếu mà con người thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển” [16, 204].
Nhìn chung các quan niệm về nhu cầu nói trên có sự tương đồng, đều đi
đến khẳng định:
Nhu cầu của con người và xã hội là một hệ thống đa dạng, bao gồm nhu
cầu tồn tại, nhu cầu phát triển, nhu cầu chính trị, tôn giáo… Nhu cầu của con
người xuất hiện như những đòi hỏi khách quan của xã hội, do xã hội quy định,
đồng thời nhu cầu mang tính cá nhân với những biểu hiện phong phú và phức
tạp.
Trên cơ sở phân tích, tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu về nhu
cầu và trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi sử dụng khái niệm: “Nhu cầu là
những đòi hỏi tất yếu, khách quan được con người phản ánh trong những
điều kiện cụ thể và cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển”.
2.1.2. Đặc điểm của nhu cầu
Nhu cầu bao giờ cũng có tính đối tượng. Đối tượng của nhu cầu là tất cả
những yếu tố vật chất và tinh thần trong thế giới hiện thực có thể được thỏa
mãn được yêu cầu để tồn tại và phát triển của cá nhân. Nhu cầu không tách
rời hoạt động, mà hoạt động của con người luôn có đối tượng.
Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó

quyết định. Mỗi cá nhân đều được đặt trong một điều kiện sống nhất định,
rộng hơn là một điều kiện xã hội lịch sử cụ thể. Điều kiện sinh hoạt vật chất là
cơ sở tạo nên mặt nội dung của nhu cầu. Vì thế xem xét nội dung của nhu cầu
có thể cho ta thấy được những điều kiện sống bên ngoài của cá nhân đó. Mặt
khác, thông qua phương thức thỏa mãn nhu cầu chúng ta cũng có thể đánh giá
được điều kiện sống, điều kiện lịch sử xã hội mà chủ thể của nhu cầu đại diện.
C.Mác viết: “Đói là đói, song cái đói được thỏa mãn bằng thịt chín với cách
dùng dao và dĩa thì khác hẳn với cái đói buộc phải nuốt bằng thịt sống với
dùng tay, móng và răng”. Nhu cầu của con người được nảy sinh và phát triển
qua các loại hình mà con người tham gia vào.
Nhu cầu của con người có tính chu kỳ. Khi một nhu cầu được thỏa mãn
thì điều đó không đồng nghĩa với sự triệt tiêu của nhu cầu đó, nó sẽ lại xuất
hiện trở lại khi nào những điều kiện gây nên nhu cầu ấy diễn ra. Nếu nhu cầu
về một điều gì đó chỉ diễn ra một lần đơn lẻ và không bao giờ lặp lại, thì về
bản chất đó không phải là nhu cầu. Mặt khác, tính chu kỳ còn được thể hiện ở
chỗ khi một nhu cầu này được thỏa mãn thì sẽ xuất hiện nhu cầu khác cao
hơn. Như vậy, con người luôn được đặt trong tình trạng cần phải tích cực hoạt
động để thỏa mãn liên tiếp các nhu cầu, nhờ thế mà nhân cách con người ngày
càng phát triển.
Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật. Ở
con người cũng tồn tại những nhu cầu mang tính bản năng, nhưng tất cả đều
được xã hội hóa, được chế ước bởi xã hội. Một trong những sự khác biệt về
chất giữa nhu cầu của con người và nhu cầu của con vật là sự khác biệt về
điều kiện và phương thức thỏa mãn. Ở con người những yếu tố này ngày càng
được nâng lên trình độ cao hơn, tốt hơn, văn minh hơn nhờ vào khả năng lao
động sáng tạo, còn ở con vật thì điều kiện và phương thức thỏa mãn về bản
chất vẫn là thuần túy bản năng, nếu có một sự thay đổi nhất định nào đó cũng
do con người chủ động tạo ra.
2.1.3. Vai trò của nhu cầu
Nhu cầu được xem là nguồn gốc bên trong tạo nên tính tích cực nhận

thức của con người, là động cơ thực sự của cá nhân. Chính nhu cầu thúc đẩy
con người tích cực hoạt động, tạo nên những điều kiện, những phương tiện
tương ứng để thỏa mãn đòi hỏi của mình.
Một nhu cầu khách quan nào đó, phải được phản ánh vào đầu óc cá
nhân, tức là phải được cá nhân nhận thức, tự ý thức. Khi nhu cầu đã được con
người phản ánh, nó sẽ trở thành một trạng thái chủ quan, một thái độ của cá
nhân, xác định hướng suy nghĩ, tình cảm, ý chí của cá nhân đó. Nó có xu thế
điều chỉnh hành vi, hành động của cá nhân.
Nhu cầu là biểu hiện đầu tiên của tính tích cực cá nhân, nó có tác dụng
xác định xu hướng của cá nhân, xác định thái độ của người đó đối với hiện
thực và đối với bản thân, xét đến cùng nó xác định lối sống và hoạt động của
cá nhân.
Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực trong hoạt động, nhưng đồng
thời hoạt động lại làm nảy sinh và phát triển những nhân cách mới. Sự phong
phú và đa dạng của nhu cầu phụ thuộc vào sự phong phú và đa dạng của hoạt
động. Vì vậy cần phải tổ chức các hoạt động thường xuyên với nội dung và
hình thức phong phú đa dạng, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội.
Như vậy các nhu cầu của con người được thể hiện ở chủ thể dưới dạng
ước ao, chính nó điều chỉnh hoạt động của con người, làm xuất hiện các hoạt
động của con người. Do vậy khi có một đối tượng của nhu cầu vạch phương
hướng cụ thể cho hoạt động thì đối tượng đó vừa đáp ứng được nhu cầu vừa
trở thành động cơ thúc đẩy hoạt động.
2.1.4. Phân loại nhu cầu
Hệ thống nhu cầu của con người rất đa dạng. Có nhiều cách phân loại
nhu cầu khác nhau:
- Cách thứ nhất: Dựa vào hình thức tồn tại của đối tượng của nhu cầu, có
thể chia thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.
- Cách thứ hai: Dựa vào hình thức vận động của vật chất, có thể chia
thành nhu cầu sinh lý học và nhu cầu xã hội.
- Cách thứ ba: Dựa vào chủ thể của nhu cầu, có thể chia thành nhu cầu

xã hội, nhu cầu cá nhân…
Henry Murray đã xây dựng bảng phân loại nhu cầu. Đây là một trong
những bảng phân loại phổ biến nhất ở phương tây bao gồm:
1. Chiếm ưu thế: Muốn kiểm soát, gây ảnh hưởng, điều khiển hành vi
bằng lời nói, mệnh lệnh, thuyết phục, gây trở ngại, hạn chế những người khác.
2. Gây hấn: Muốn bằng lời nói hay hành động để làm nhục, lên án,
nguyền rủa, nhạo báng, năng mạ, tiêu diệt đối phương.
3. Tìm kiếm các mối quan hệ bạn bè, muốn hữu nghị, tình yêu, ý chí tốt
lành, thiện cảm với người khác, đau khổ khi không có quan hệ bè bạn, mong
muốn mọi người xích lại gần nhau, khắc phục các trở ngại.
4. Bỏ rơi người khác: Muốn khước từ những cố gắng xích lại gần nhau,
hay chỉ trích, thô tục “không dây” với người khác, vô cùng biệt lập, không
phát biểu.
5. Tự trị: Thể hiện nổi bật sự vượt ra khỏi bất kỳ sự kìm kẹp nào, muốn
thoát khỏi sự bảo trợ, khỏi quy chế, sự quy định công việc nặng nề. Hay đỏng
đảnh trong quan hệ qua lại với những người khác, vô độ, lấy mình làm trung
tâm, thích thay đổi vị trí hành trình.
6. Phục tùng thụ động: Tuân thủ thụ động sức mạnh, chấp nhận số phận,
thừa nhận sự kém cỏi của mình.
7. Nhu cầu về sự tôn trọng, ủng hộ, thể hiện sự tôn trọng đối với những
người khác. Có nguyện vọng mong muốn làm việc dưới quyền lãnh đạo của
người mạnh hơn, thông minh hơn, tài năng hơn, muốn trở thành người kế tục
của một ai đó.
8. Nhu cầu thành đạt: Muốn chiến thắng, đánh bại, trội hơn những người
khác, muốn làm cái gì đó nhanh chóng và tốt đẹp, muốn đạt trình độ cao trong
một công việc nào đó, muốn trở thành nhất quán và có mục đích.
9. Nhu cầu trở thành trung tâm của sự chú ý.
10. Thể hiện ở nguyện vọng muốn chinh phục những người khác, thu hút
sự chú ý về mình.
11. Nhu cầu vui chơi: Thích chơi bất cứ hoạt động nguy hiểm nào. Đôi

khi được kết hợp với sự vô tâm, vô trách nhiệm.
12. Ích kỷ: Đặt quyền lợi của mình trên hết, muốn hài lòng về mình, tự
gợi dục, có khuynh hướng chủ quan tri giác thế giới bên ngoài.
13. Tính xã hội: Lãng quên quyền lợi riêng vì quyền lợi của nhóm, xu
hướng vị tha, hào hiệp, nhường nhịn, quan tâm đến những người khác.
14. Nhu cầu tìm người bảo trợ: Chờ mong lời khuyên nhủ, sự giúp đỡ,
bất lực, tìm sự an ủi, khuyên nhủ, đối xử nhẹ nhàng.
15. Nhu cầu giúp người: Là người bạn của những kẻ đau buồn “ có
nguyện vọng quan tâm đến người khác, giúp đỡ vật chất, cho phép cư trú…”.
16. Nhu cầu bị trách phạt: Kìm nén những xúc động của mình nhằm
tránh bị trách phạt hoặc bị lên án. Có nhu cầu chú ý đến dư luận xã hội, tự
chủ, nhã nhặn, giữ gìn những nguyên tắc chung.
17. Nhu cầu tự vệ: Luôn luôn chuẩn bị đề phòng đầy đủ trong quan hệ
với địch thủ, khó thừa nhận sai lầm của mình, luôn luôn biện hộ bằng những
việc diễn ra, từ chối sự phân tích những sai lầm của mình.
18. Nhu cầu vượt qua những thất bại: Có đặc điểm nổi bật là sức mạnh
của ý chí, sự kiên trì, dũng cảm.
19. Nhu cầu an toàn: Sợ hãi, lo lắng, kinh hoàng, hoảng loạn, tính cảnh
giác quá mức là vốn có đối với người này, không có sáng kiến, tránh sự đấu
tranh.
20. Nhu cầu ngăn lắp trật tự: Có xu thế ngăn lắp, trật tự, cẩn thận, chính
xác, đẹp đẽ.
21. Nhu cầu phán đoán: Muốn đặt ra những vấn đề chung và trả lời về
chúng, say mê với những hiểu biết trìu tượng, khái quát hóa, hấp dẫn bởi
những vấn đề vĩnh cửu về ý nghĩa cuộc sống, về cái thiện và cái ác.
Abraham Maslow (1908 - 1970), nhà tâm lý học người Mĩ đã xây dựng
học thuyết phát triển về nhu cầu con người vào những năm 50 của thế kỷ XX.
Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng
một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp thì xếp phía dưới, trong khi
những nhu cầu cho sự phát triển, sự hoàn thiện cá nhân được coi là quan trọng

hơn, giá trị hơn, chúng được xếp ở các thang bậc trên cao của kim tự tháp.
Tháp nhu cầu của Maslow:
+ Nhu cầu thể chất – nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại của cá nhân. Nhu cầu
này còn được gọi là nhu cầu cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý
(physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như thức ăn
đầy đủ, không khí để thể, nước uống, sưởi ấm, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết,
thở, nghỉ ngơi, các nhu cầu làm cho con người thoải mái về cơ thể. Đây là
những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người.
+ Nhu cầu an toàn – an ninh (safety needs). Khi con người đã được đáp
ứng các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc thì các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ
được hoạt hóa. An ninh tạo cho cá nhân một môi trường không nguy hiểm. Cá
nhân mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm.
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự
ổn định trong cuộc sống, được yên tâm về các chế độ bảo hiểm xã hội, các
chế độ khi về hưu, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có
pháp luật, có nhà cửa để ở…
+ Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/ belonging
needs): Cá nhân không thể tồn tại khi thiếu các mối quan hệ từ gia đình, bạn
bè, cộng đồng và đồng nghiệp… Vì vậy cá nhân muốn thuộc về một nhóm
cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. Các
cảm giác không được yêu thương và không được chấp nhận có thể là nguồn
gốc của các hành vi lệch lạc xã hội.
+ Nhu cầu được tôn trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là
nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện mong muốn được người
khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và sự cảm
nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự coi
trọng khả năng của bản thân. Khi chúng ta gia nhập một tổ chức, một đội
nhóm, chúng ta cảm thấy mình thuộc về nơi đó, nên luôn muốn mọi người
trong nhóm nể trọng, quý mến. Đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm
thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó.

+ Nhu cầu tự hoàn thiện – cơ hội thể hiện bản thân (self – actualization
needs): Bậc cuối cùng và cao nhất trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của
Maslow có tác động lớn nhất tới sự hoàn thiện nhân cách. Maslow mô tả nhu
cầu này là sự mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình
“sinh ra để làm” – Sự hiện thực hóa cái mình (cái bản thân). Đó là nhu cầu
được tự khẳng định mình, nhu cầu cho sự trưởng thành cá nhân, cơ hội của sự
phát triển và học hỏi cá nhân để tự hoàn thiện mình.
Tháp nhu cầu của A. Maslow
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu giao lưu,
tình cảm
Nhu cầu được
tôn trọng
Nhu
cầu
tự
hoàn
thiện
Nhu cầu thể chất
Như vậy, mỗi nhu cầu con người trong “hệ thống thứ bậc” phải được
thỏa mãn trong mối tương quan với môi trường để có thể phát triển khả năng
cao nhất của mình. Vì vậy trong tham vấn cần quan tâm đến nhu cầu của thân
chủ và xác định nhu cầu đó thuộc thứ bậc nào để từ đó giải quyết vướng mắc
các nhu cầu cơ bản trước tiếp đến giải quyết các nhu cầu bậc cao sâu.
Các cách phân loại này chỉ mang tính chất tương đối vì trên thực tế
không thể tìm ra một nhu cầu vật chất nào mà lại không có yếu tố tinh thần
trong đó và ngược lại… Cũng như vậy, không một nhu cầu nào của con người
lại không mang tính xã hội. Ở con người điều có ý nghĩa lớn nhất trong cuộc
sống và hoạt động là nhu cầu tâm lý, nhu cầu lao động, nhu cầu học tập, nhu
cầu giao lưu…

2.1.5. Các mức độ của nhu cầu
Mức độ của nhu cầu được thể hiện tăng dần, từ ý hướng lên ý muốn và
cuối cùng là ý định. Ý hướng, ý muốn và ý định là các mức độ cụ thể biểu
hiện mức độ của nhu cầu.
+ Ý hướng:
Ý hướng là khởi đầu của nhu cầu. Ở mức độ này nhu cầu chưa được
phản ánh đầy đủ, rõ ràng vào trong ý thức của con người. Ở ý hướng, chủ thể
mới ý thức được trạng thái thiếu hụt của bản thân về một cái gì đó chưa ý
thức được đối tượng và khả năng thỏa mãn nhu cầu. Nói cách khác, lúc này
chủ thể đang trải nghiệm sự thiếu hụt nhưng chưa xác định được đó là sự
thiếu hụt về cái gì? Nghĩa là chưa ý thức được đối tượng của trạng thái thiếu
hụt đó – đối tượng của nhu cầu. Vì vậy cũng chưa xác định chủ thể tìm kiếm
phương thức thỏa mãn nó. Ở mức độ này, nhu cầu mới chỉ tồn tại dưới một
cảm giác thiếu hụt mơ hồ nào đó, lúc này chủ thể đang trải nghiệm và ý thức
được trạng thái thiếu hụt về một cái gì đó, nhưng chưa ý thức được thiếu hụt
cái gì và bằng cách nào để khỏa lấp trạng thái thiếu hụt đó. Vì vậy, chính

×