Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Bài 56 - 57: TH: Tìm hiểu tình hinh môi trường ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 22 trang )

BÀI 56-57: THỰC HÀNH:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
CHỦ ĐỀ: TÌNH HÌNH Ô NHIỄM VỀ KHÔNG KHÍ VÀ RÁC THẢI
Người thực hiện: Ninh Huỳnh Như
Lớp: 9A
3
Năm học: 2012-2013.
I. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
1. Khái niệm

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện
các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến
đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.
2. Tác nhân

Do các khí thải như: CO (cacbon ôxit), SO
2
(lưu huỳnh điôxit), NO
2
(nitơ điôxit),…., sương
mù và bụi.

Do các hợp chất khí, và các chất phóng xạ.
I. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
3. Nguyên nhân: + Do hoạt động của tự nhiên
Cháy rừng thải ra nhiều loại khí độc Núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi
bặm
I. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
+ Do hoạt động sản xuất công nghiệp
Khí thải từ 1 khu công nghiệp
I. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


+ Do hoạt động đốt cháy nhiên liệu của con người.
Khí thải từ phương tiện giao thông
Khí thải từ 1 ống bô xe khách Hoạt động đun nấu trong gia đình
I. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
4. Hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người: đường hô hấp, các bệnh về mắt và ung thư
phổi.
Hắt hơi Đau mắt
Ung thư phổi
I. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
+ Ảnh hưởng đến khí hậu: hiệu ứng nhà kính, băng tan, thủng tầng ôzôn, mưa axit,

Băng tan 2 cực
Thủng tầng ôzôn Hiệu ứng nhà kính
Mưa
axit
I. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
5. Biện pháp khắc phục

Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho nhà máy

Sử dụng năng lượng sạch không sinh ra khí thải

Tích cực trồng cây xanh, xây dựng nhiều công viên cây xanh.

Giáo dục cho mọi người đê hiểu biết hơn về ô nhiễm không khí

Không nên sử dụng than tổ ong trong quá trình nấu nướng,…
Mô phỏng của thiết bị lọc khí
Năng lượng gió

Công viên cây xanh
Mô hình năng lượng mặt trời
Bếp than tổ ong
II. Ô NHIỄM RÁC THẢI
1. Khái niệm:

Ô nhiễm về rác thải là hiện tượng mà trong môi trường nơi ấy bị bẩn do túi nilông,
các thứ rác,…. mà thải ra bừa bãi không đúng nơi quy định.
2. Tác nhân:

Chủ yếu do ý thức của con người, không tôn trọng nơi sinh sống của mình mà lại
thải rác 1 cách bừa bãi
II. Ô NHIỄM RÁC THẢI
3. Phân loại rác:

Theo chất:

Rác vô cơ: dùng làm nguyên liệu đầu vào của các ngành tái chế như: giấy báo, nhựa, sắt
vụn tái tạo

Rác hữu cơ: chế biến thành phân vi sinh, làm khí sinh học

Theo nguồn: rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải ở trường học, trong sản xuất,
rác thải y tế,…

Theo thành phần:

Rác tự phân hủy: thức ăn, thực vật chết

Rác tái chế được: vật liệu xây dựng, kim loại, thủy tinh, bìa giấy,…


Rác không tái chế được: túi nilông

Rác thải chứa thành phần độc hại: pin, hóa chất( thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,….)
II. Ô NHIỄM RÁC THẢI

Một số hình ảnh về ô nhiễm rác thải
Rác thải được thải bừa bãi, chất thành từng đống
II. Ô NHIỄM RÁC THẢI
o
Một số hình ảnh về hành vi xả rác bừa bãi
Tự nhiên như “ruồi”
Đã có lại xả thêm
II. Ô NHIỄM RÁC THẢI
4. Hậu quả:

Góp phần vào ô nhiễm môi trường

Điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển

Làm mất cảnh quan môi trường
5. Hạn chế ô nhiễm

Phân loại rác trước khi thải ra môi trường.

Chôn lấp và đốt cháy rác 1 cách khoa học.

Có biện pháp tái chế rác thải làm nguyên liệu sản xuất
BẢNG THỐNG KÊ
TÌNH HÌNH VÀ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM

CÁC TÁC NHÂN
GÂY Ô NHIỄM
MỨC ĐỘ Ô
NHIỄM
NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM ĐỀ XuẤT BiỆN PHÁP KHẮC
PHỤC
Ô
NHIỄM
KHÔNG
KHÍ

Do các khí thải như:
CO, SO
2
, NO
2
, và
bụi.

Do các hợp chất
khí, và các chất
phóng xạ.
Rất ô nhiễm
+ Do hoạt động của tự nhiên
+ Do hoạt động sản xuất công
nghiệp
+ Do hoạt động đốt cháy nhiên
liệu của con người

Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho

nhà máy

Sử dụng năng lượng không sinh
ra khí thải

Tích cực trồng cây xanh, xây
dựng nhiều công viên cây xanh.
Ô NHIỄM
RÁC
THẢI

Chủ yếu do ý thức
của con người, không
tôn trọng nơi sinh
sống của mình mà lại
thải rác 1 cách bừa bãi
Rất ô
Nhiễm
Do con người xả rác bừa bãi

Phân loại rác trước khi thải ra
môi trường.

Chôn lấp và đốt cháy rác 1
cách khoa học.

Có biện pháp tái chế rác thải
làm nguyên liệu sản xuất
III. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Vai trò của nước đối với đời sống

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải lúc nào cũng vô tận. Mặc dù lượng nước chiếm hơn 97%
bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng hiện nay
nguồn nước này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân gây ra mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản
xuất và ý thức của mỗi con người.
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, điều hòa các yếu tố khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn đáp ứng
những nhu cầu sinh hoạt của con người hằng ngày, tưới tiêu trong nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sản xuất điện
năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp cho thiên nhiên.
Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn
tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt thức ăn…đều cần có nước.
dc
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước

Do con người thiếu ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường

Do rác thải sinh hoạt từ các nhà dân sống quanh đó. Mà không chỉ những loại rác thải thông thường như
lon, chai, thức ăn thừa…mà còn những loại khó phân huỷ như bao bì ni lông, hôi thối như xác động vật
hay các chất thải kim loại, dầu nhớt…ở các tiệm buôn bán và các nhà máy sản xuất.
Một nguyên nhân nữa là việc chọn vị trí đổ chất thải không phù hợp nên dẫn đến chất độc cũng như các tác nhân gây bệnh đều bị đổ
xuống sông và ngấm vào nguồn nước ngầm. Ngoài ra, nguồn nước còn bị ô nhiễm do các loại chất vô cơ, hữu cơ, chất tẩy rửa, các
loại dầu máy thải, nước thải từ bệnh viện. Tóm lại, nguyên nhân chính của sự ô nhiễm ở quận Bình Thạnh nói riêng và ở các địa
phương nói chung là:

Do thói ích kỉ chỉ biết quyền lợi của cá nhân mà không biết quyền lợi của người khác.

Do vô tình hoặc do thói quen xấu khó sửa đổi.

Trình độ hiểu biết về môi trường tự nhiên của người dân còn thấp hoặc do người dân chưa ý thức được về vấn đề đó.

Chính quyền địa phương không có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm, đồng thời cũng chưa có cách xử
lí lượng rác thải của người dân một cách thích hợp.

Qua những lý do nói trên, ta thấy rằng tình trạng ô nhiễm này đang ngày một trầm trọng và khó giải quyết một cách triệt để, nhanh
chóng. Nó là một nguy cơ to lớn đối với mọi người và gây nhiều hậu quả xấu tới chúng ta.
Tác hại
Tác hại
Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề lo ngại đối với mỗi người dân. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh
hưởng thì ô nhiễm nước là đáng lo ngại nhất. Sau đây là một số tác hại của việc ô nhiễm môi trường nước:

Làm cho tỉ lệ vi sinh vật có hại phát triển mạnh hơn vi sinh vật có lợi.

Nguy hiểm tới sức khoẻ con người. Gây ra các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm màng kết…và phổ biến nhất là
nôn mửa, tiêu chảy…Mức độ nguy hiểm tuỳ thuộc vào độ tuổi và tình trạng của cơ thể.

Ô nhiễm nước không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, đất đai mà còn ảnh hưởng tới không khí. Các hợp chất
vô cơ, hữu cơ độc hại trong nước thải theo hơi nước vào không khí làm cho mức độ bụi bẩn trong không khí tăng
lên.

Làm xấu cảnh quan thiên nhiên và mất đi vẻ đẹp cuộc sống.
Biện pháp

Trước hết, chúng ta cần phải “nhét” vào ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường nhưng quan trọng nhất vẫn là họ phải tự
giác ngừng việc đổ rác thải sinh hoạt từ nhà mình xuống sông.

Đặt các thùng rác công cộng để người đi đường không vứt rác bừa bãi.

Chính quyền địa phương cần xử lí lượng rác này đúng cách và triệt để

Dùng các biện pháp hoá học thích hợp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của lượng nước bị ô nhiễm thành nước sạch.

Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho nhân dân


Đề ra những hình phạt cho những người có hành vi gây ô nhiễm môi trường

Trồng cây xanh, trồng rừng.

Thực hiện kế hoạch hóa gia đình hạn chế sự gia tăng dân số.

Nhiệm vụ của học sinh

Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Không xả rác bừa bãi và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ nơi ở và nhà trường

Phê phán, tố cáo các hành vi gây ô nhiễm môi trường

Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia công tác bảo vệ môi trường

Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt hoặc đi xe đạp thay vì đi xe máy do bố mẹ chở hoặc đi bằng xe đạp điện để hạn chế
khói bụi gây ô nhiễm.

Sử dụng nước sạch, an toàn và hợp lí, không lãng phí nước.

Không ném rác thải xuống ao, hồ, sông…

Sử dụng giấy gói, các loại túi dễ phân huỷ mà không gây ô nhiễm thay cho bao bì ni lông

Tái sử dụng lon và chai, giữ lại những tờ giấy in một mặt để làm nháp
Cảm tưởng khi học xong bài thực hành
Qua bài học này, em đã phần nào củng cố lại được những kiến thức lí thuyết mà em đã được học trong suốt thời gian qua. Từ việc tự tìm hiểu,
quan sát các tình hình môi trường trong thực tế đến việc phân tích các nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục, em đã càng hiểu thêm về
tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta. Cuộc sống ngày càng hiện đại thì sự ô nhiễm môi trường cũng ngày càng lớn.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta cứ tiếp tục để những tình trang đó xảy ra mà phải khắc phục nó và đề ra những biện pháp bảo vệ
lâu dài trong tương lai. Điều đó còn thể hiện qua ý thức tự giác của mỗi người. Đồng thời qua đó, em còn rút ra được nhiều kinh nghiệm cho
bản thân để tự rèn luyện cho mình một lối sống có văn hóa, đaọ đức, một thói quen tốt, luôn biết sống vì mọi người chứ không vì lợi ích của
riêng mình.
BÀI LÀM CỦA TÔ I ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT
XIN CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
T
H
A
N
K
Y
O
u
THE END

×