Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

124 Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ trái cây tỉnh Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.37 KB, 56 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
Trái cây là một trong những thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và tỉnh Bến Tre nói riêng.
Được xác đònh là một trong hai khâu đột phá quan trọng, kinh tế vườn được các
cấp lãnh đạo và ban ngành tỉnh tập trung phát triển song song với kinh tế thủy sản.
Thể hiện quyết tâm đó, nghò quyết của Đại hội Đại biểu Tỉnh Đảng bộ Bến Tre đã
xác đònh nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của giai đoạn 2001 – 2005 là: “ Tập trung
khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiếp tục đầu tư và các thế mạnh về
thủy sản, kinh tế vườn… Đẩy mạnh đầu tư tập trung phục vụ khai thác tiềm năng lợi
thế kinh tế thủy sản và kinh tế vườn…”
Trên thực tế, trái cây đã đem lại công ăn việc làm và thu nhập ổn đònh cho
hàng trăm ngàn nông dân trong tỉnh Bến Tre, góp phần gia tăng GDP và chuyển
dòch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Tuy nhiên, nhìn lại thực trạng sản xuất, bảo quản chế biến và tiêu thụ trong
thời gian qua đã cho thấy trái cây Bến Tre chòu nhiều thăng trầm trên thò trường.
Người nông dân mất đònh hướng sản phẩm, thường họ tự chọn và trồng những loại
cây ăn trái theo kinh nghiệm, theo phong trào. Trái cây thường có tính mùa vụ, tiêu
thụ chủ yếu ở dạng tươi sống, lại thiếu hẳn các cơ sở phân loại, chế biến, bảo quản
nên tình trạng “được mùa, mất giá” xảy ra thường xuyên. Được sản xuất trên diện
tích nhỏ lẻ manh mún, không tập trung nên trái cây không đồng đều, năng suất
thấp, giá thành cao, huy động trái cây hàng hóa gặp nhiều khó khăn.
Trong khi các sản phẩm trái cây còn nhiều bất cập như vậy, thì sản phẩm cùng
loại của một số nước lân cận có ưu thế tràn sang thò trường bằng nhiều con đường
chính ngạch lẫn nhập lậu.
Trang 1
Như vậy có thể nói rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do thò
trường trái cây còn nhiều bất ổn, chính sự bất ổn này đã tác động lớn đến tình hình
sản xuất trái cây của bà con nông dân tại tỉnh Bến Tre, đặc biệt gây ra những biến
động về cơ cấu lao động tại đòa phương, ảnh hưởng lớn đến đời sống một bộ phận
nông dân trong tỉnh. Giải quyết vấn đề thò trường trái cây vẫn là chủ đề hàng đầu


và nóng hổi cho các nhà quản lý. Những động thái gần đây của Chính phủ đã phần
nào chứng minh điều này.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp
nhằm phát triển thò trường tiêu thụ trái cây tỉnh Bến Tre” làm đề tài cho luận án
cao học.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đánh giá được hiện trạng và triển vọng của thò trường trái cây trên thế giới
và Việt Nam.
- Đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất, tiêu thụ trái cây tại tỉnh Bến
Tre. Qua đó, rút ra được những mặt tồn tại đã và đang ảnh hưởng đến việc mở rộng
thò trường trái cây của tỉnh Bến Tre.
- Đánh giá được những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu trong việc
mở rộng thò trường tiêu thụ trái cây đối với tỉnh Bến Tre.
- Xây dựng các giải pháp nhằm mở rộng thò trường tiêu thụ trái cây tại tỉnh
Bến Tre.
3. Giới hạn vấn đề nghiên cứu:
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các loại trái cây chủ yếu và có nhiều triển vọng
về thò trường như: nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, cam, chanh, xoài…
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp sau đây để nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Trang 2
- Phương pháp nghiên cứu lòch sử: nghiên cứu những vấn đề, những bài học
kinh nghiệm nhằm ứng dụng vào thực tế tỉnh Bến Tre.
- Phương pháp điều tra mẫu: điều tra 60 hộ trồng cây ăn trái tại các huyện
trọng điểm.
- Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn các chuyên gia trong ngành nhằm đưa ra
những nhận đònh và dự báo xu hướng có liên quan.
Trang 3
Chương1

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI CÂY
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM.
1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI CÂY TRÊN THẾ GIỚI: (
*
)
1.1.1. Tình hình sản xuất trái cây trên thế giới:
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO), sản
lượng trái cây năm 2002 của cả thế giới là: 475,5 triệu tấn. Dẫn đầu là Châu Á với
diện tích 23,34 triệu ha đạt sản lượng 204,6 triệu tấn. Kế đến là Châu Mỹ Latin –
Caribê với 7,13 triệu ha và 98,5 triệu tấn, và Châu Phi với 9,13 triệu ha và
61,9 triệu tấn.
Quốc gia sản xuất trái cây đứng đầu thế giới là Trung Quốc (70,4 triệu tấn),
tiếp theo là Ấn Độ (46,6 triệu tấn), Indonesia (8,2 triệu tấn) Thái Lan (7,7 triệu tấn)
Trong tổng sản lượng trái cây thế giới, trái cây nhiệt đới chiếm khoảng phân
nửa (232,8 triệu tấn) đặc trưng là các loại cây chủ yếu như: chuối, cam, xoài, dứa,
qt, chanh, bơ, đu đủ.
Trong giai đoạn từ 1998 – 2002 sản lượng trái cây thế giới tăng bình quân
2,08%, riêng ở khu vực các nước đang phát triển có tốc độ tăng 2,58%. Theo dự báo
của FAO (dự án Link), tốc độ tăng trưởng của nông sản nói chung và trái cây nói
riêng sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000 –2004 và những năm tiếp theo với tốc độ
tăng hàng năm là 6,6% trong đó khu vực Châu Á – Thái Bính Dương tăng 7,5%.
1.1.2. Tình hình tiêu thụ trái cây trên thế giới.
* Xuất khẩu: Các nước có sản lượng trái cây lớn cũng là những nước xuất khẩu
hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của FAO, vào năm 2001, các nước xuất khẩu
*
Nguồn: số liệu được tác giả tổng hợp từ trang web của FAO – www.fao.org
Trang 4
trái cây dẫn đầu thế giới là : Trung Quốc (460,6 ngàn tấn cây có múi), Ấn Độ (46,2
ngàn tấn xoài), Mêxicô (71,6 ngàn tấn bơ), Thái Lan (425,2 ngàn tấn dứa).
* Nhập khẩu: Các nước trên thế giới thường nhập khẩu các loại trái cây như:

bơ, xoài, đu đủ và dứa tươi – 4 loại trái cây nhiệt đới chủ yếu trên thò trường quốc
tế dự báo sẽ tăng mạnh từ 750 triệu USD năm 1995 là 1,1 tỷ USD vào năm 2005.
Tỷ trọng nhập khẩu các loại trái cây nhiệt đới của các nước phát triển là 83%,
các nước đang phát triển là 17%. Thò trường nhập khẩu trái cây nhiệt đới tập trung
vào các khu vực EU, Mỹ, Nhật Bản. Năm 2001, EU nhập khẩu 4,6 triệu tấn chuối,
2,3 triệu tấn tấn cam, gần 1 triệu tấn dứa (tươi và đóng hộp), 628 ngàn tấn chanh,
188 ngàn tấn xoài. Mỹ nhập 3,8 triệu tấn chuối, 238 ngàn tấn xoài, hơn nửa triệu
tấn dứa (tươi và đóng hộp). Nhật chủ yếu nhập: 990 ngàn tấn chuối, 264 ngàn tấn
cam và 118 ngàn tấn dứa.
Xu hướng tăng trưởng nhập khẩu trái cây ở các nước đang phát triển cao hơn
các nước phát triển.
* Về xu hướng thò trường: Nói chung thò trường có những xu hướng như sau:
- Nhu cầu thò trường về trái cây nhiệt đới ngày càng gia tăng do ý thức về
dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và do thu nhập và đời sống dân chúng ngày càng
được nâng cao.
- EU dự kiến trong 10 năm tới sẽ gia tăng nhập khẩu các loại trái cây như đu
đủ xoài, các loại trái cây nhiệt đới quý hiếm .
- Xu hướng đa dạng hóa sản phẩm trái cây nhiệt đới: Trước đây thò trường
tiêu thụ mạnh chuối, dứa nay chuyển sang cả các loại khác như: xoài, đu đủ, vải,
nhãn, sầu riêng, bơ… Yêu cầu về chất lượng trái cây cũng được cụ thể (như ghi tên
giống, màu sắc, hương vò, cấu trúc phần thòt ăn được, hạt lép hay không hạt.)
- Xu thế nhập khẩu trái cây nhiệt đới có 2 dạng:
Trang 5
. Nhập số lượng lớn và giá rẻ với một số sản phẩm truyền thống (chuối,
dứa)
. Nhập số lượng ít và giá rất cao: xoài, sầu riêng, măng cụt, trái vải…
- Tiêu chuẩn về kiểm đònh trái cây của một số nước phát triển ngày càng
khắt khe (Mỹ, Nhật, Úc, EU…)
- FAO cũng khuyến cáo quy trình và tiêu chuẩn cho việc kiểm phẩm dựa trên
các yêu cầu về vệ sinh, sâu bệnh cần phòng trừ, dư lượng hóa chất trong sản phẩm.

1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRÁI CÂY TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Về sản xuất:
* Về diện tích :Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích cây
ăn trái ở Việt Nam phát triển khá nhanh, từ 218.000 ha (1985) lên 346.000 ha
(1995), và hiện nay đã lên đến 643.500 ha. Diện tích cây ăn trái Việt Nam liên tục
gia tăng theo những tốc độ khác nhau tùy vùng và tùy từng thời kỳ – Phần lớn dân
chúng trồng tự phát theo cung cầu của thò trường, một số ít là theo sự chỉ đạo, tác
động của Nhà nước. Theo kế hoạch, diện tích vườn cây ăn trái sẽ đạt 1 triệu ha vào
năm 2010.
* Sản lượng : Sản lượng trái cây năm 2003 dự kiến đạt 4 triệu tấn. Tốc độ
tăng sản lượng hàng năm khá cao, đạt 8 %/năm.
* Phân bố: Diện tích vườn cây ăn trái Việt Nam bình quân 0,5 – 02 ha/hộ.
Một số trang trại có diện tích khá lớn từ 05- 50ha/hộ, hầu như rất ít trang trại có
diện tích hàng trăm ha.
Diện tích trồng cây ăn trái tập trung khoảng 70.000 ha chiếm 15% tổng diện
tích cây ăn trái. Một số đòa phương có diện tích cây ăn trái tập trung như: xoài cát
Hòa Lộc (Tiền Giang), Thanh Long (Bình Thuận), nho (Ninh Thuận), vải (Bắc
Giang, Hưng Yên), dứa (Tiền Giang, Long An), nhãn (Tiền Giang, Bến Tre, Vónh
Trang 6
Long) bưởi 5 roi (Vónh Long), cam sành Tam Bình, chôm chôm, sầu riêng
(Bến Tre)…
* Chủng loại: Theo điều tra của các nhà nông học, tại Việt Nam hiện có 39 họ,
124 loài và trên 350 giống cây ăn trái. Cây ăn trái được trồng tại hầu hết các tỉnh
trên cả nước nhưng tập trung nhiều nhất tại miền Đông và Tây Nam bộ. Có thể chia
trái cây ra làm 3 loại chính:
- Trái cây nhiệt đới: chuối, dứa, mít, xoài, ổi, dừa, đu đủ, sầu riêng, măng
cụt, vú sữa, mảng cầu, me, táo, chùm ruột, sa-pô, khế…
- Trái cây cận nhiệt đới: bơ, cam, quýt, vải, nhãn…
- Trái cây ôn đới: mận, đào, lê, nho, dâu tây…
Đặc biệt các tỉnh miền Tây có nhiều điều kiện để phát triển cây ăn trái nhất là

trái cây nhiệt đới do đất đai phì nhiêu, khí hậu ưu đãi, nguồn nước dồi dào, nhân
công rẻ. Có 12 chủng loại cây ăn trái nhiệt đới mang đặc trưng của Nam bộ như:
sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, xoài, thanh long, vú sữa, nhãn , chuối, dứa, mít,
dâu, táo.
- Diện tích cây ăn trái năm 2002 của miền Tây Nam bộ đạt 238.441 ha chiếm
70% diện tích cây ăn trái cả nước, sản lượng đạt gần 3 triệu tấn chiếm 75% tổng
sản lượng cả nước. Tốc độ tăng diện tích gần 7% năm. Dự kiến năm 2003 đạt
253.000 ha
- Bình quân sản xuất trái cây đầu người ở đồng Nam bộ cao nhất nước:
146kg/người/năm trong khi cả nước 48kg/người/năm (Châu Á Thái Bình Dương:
30kg; thế giới: 110kg) ( Xem Biểu 1: Diện tích và sản lượng cây ăn trái của Nam bộ).
* Về năng suất và giá thành
Theo nhận đònh của Cty Les Vergers Du Mekong một công ty vốn 100% nước
ngoài tại Cần Thơ, hầu như mọi cây ăn trái của Việt Nam đều có giá thành sản xuất
cao hơn các nước có cùng chủng loại cây ăn trái như Equador, Zamaica, Kenya,
Trang 7
Uganda, Zambia… Đặc biệt, đối với một số cây chủ lực của Việt Nam đều có giá rất
cao so với Thái Lan và Châu Á (Xem Biểu 2: Giá thành trái cây Việt Nam so với Thái Lan)
Giá thành cao của trái cây Việt Nam phụ thuộc vào các nguyên nhân: năng
suất thấp (do giống, chăm sóc, quy mô nhỏ), phí vận chuyển cao phải qua trung
chuyển nhiều cảng, các phí khác như đóng gói, bảo quản……cũng khá cao.
0
50
100
150
200
250
300
Cam Ca Chua Chuoi Xoai
VN

TL
Biểu 2: Giá thành trái cây Việt Nam so với Thái Lan
Các chuyên gia nước ngoài nhận đònh rằng Việt Nam sản xuất và kinh doanh
trái cây theo kiểu “du kích” trong khi các nước đều được tiêu chuẩn hóa.
* Mùa vụ:
Với khí hậu nhiệt đới đặc trưng cộng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ
thuật, nhiều nông dân đã áp dụng các biện pháp như kích thích sinh trưởng cho ra
hoa trái vụ làm cho xu hướng thời vụ được nới rộng và tương đối chủ động. Nhãn,
các loại cây có múi hầu như có mặt quanh năm trên thò trường.
Trái cây mang đậm nét thời vụ. Thời vụ thu hoạch đóng vai trò rất quan trọng
đối với hiệu quả kinh tế của trái cây thương mại. Chẳng hạn như chôm chôm Bến
Tre thu hoạch trước chôm chôm Long Khánh, chất lượng cao hơn nên giá cao hơn từ
2 đến 3 lần. Sầu riêng hạt lép thu hoạch muộn hơn sầu riêng khổ qua xanh và giá
bán thường cao hơn từ 1,5 – 2 lần. Nhãn tiêu da bò của Việt Nam thu hoạch hầu
Trang 8
như quanh năm , trong khi đó nhãn ở các nước trong khu vực chỉ thu hoạch vào
tháng 7, tháng 8 nên nhãn của chúng ta có thể bán với giá cao hơn vào những tháng
trái vụ.
Thời vụ cũng gắn chặt với giá cả thò trường nội đòa lẫn xuất khẩu. Giá cả của
trái cây phụ thuộc vào hai nhân tố: chất lượng trái cây và sản lượng cung ứng trên
thò trường cùng một thời điểm.
S
T Loại trái cây
Tháng trong năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 Cây có múi Nam Bộ
Cây có múi Bến Tre
2 Nhãn ĐBSCL
Nhãn Bến Tre
3 Xoài Nam bộ

Xoài Bến Tre
4 Sầu riêng Nam bộ
Sầu riêng Bến Tre
5 Chôm chôm ĐBSCL
Chôm chôm Bến Tre
6 Măng cụt Nam bộ
Măng cụt Bến Tre
Biểu 3: Mùa vụ thu hoạch trái cây Nam bộ.
Nguồn : Tạ Minh Tuấn – Phòng nghiên cứu thò trường – SOFRI
1.2.2. Về tiêu thụ:
1.2.2.1. Tiêu thụ nội đòa: (
*
)
Theo kinh nghiệm của các nước xuất khẩu rau quả thì thò trường nội đòa là cơ
sở bền vững cho thò trường rau quả xuất khẩu. Khi nào thò trường tiêu thụ nội đòa
phát triển thì khi đó thò trường nước ngoài sẽ phát triển.
*
Nguồn: Hiệp hội Trái cây Việt Nam
Trang 9
Mức tiêu thụ trái cây bình quân đầu người của nước ta là 40kg/năm, dự báo
đến năm 2010 là 65 kg/năm.
Trái cây Việt Nam được tiêu thụ nội đòa khoảng từ 90% trong tổng sản lượng,
chủ yếu là trái cây tươi. Một phần rất nhỏ trong lượng tiêu thụ nội đòa (khoảng 5%)
được sử dụng cho chế biến công nghiệp tập trung vào các nhà máy chế biến rau
quả. Cũng như các loại hàng khác, thò trường nội đòa tiêu thụ tất cả các loại trái cây,
nhưng giá cả thường không cao bằng xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật cần chú ý ở thò
trường nội đòa là việc tiêu thụ bò ảnh hưởng lớn bởi thò hiếu và sức mua của người
tiêu dùng cho từng loại trái cây.
Hiện nay, cả nước có hơn 50 đơn vò có liên quan đến chế biến rau quả và hàng
chục ngàn cơ sở chế biến nhỏ tham gia vào lónh vực sơ chế và chế biến trái cây.

Riêng Tổng Công ty rau quả Việt Nam có 18 Nhà máy trực thuộc. Tình hình chung
là việc quy hoạch vùng nguyên liệu không theo kòp với tốc độ xây dựng nhà máy
nên một số nhà máy hoạt động không hết công suất, thiếu nguyên liệu trầm trọng.
Mạng lưới tiêu thụ trái cây nội đòa ở nước ta còn yếu và thiếu. Chúng ta chưa
xây dựng mạng phân phối trái cây Nam – Bắc. Trái cây chủ yếu do các thương lái
buôn chuyến gom từng xe tải để đưa hàng từ Nam ra Bắc và không theo đònh kỳ,
chủ yếu do nhu cầu đột xuất và giá hấp dẫn trong một thời điểm nào đó.
Hệ thống tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào tập
quán nông dân – chợ. Cả đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay chưa thiết lập được
chợ đầu mối bán buôn tầm cở nào, ngoài chợ đầu mối truyền thống trên sông- chủ
yếu vẫn là trái cây tươi. Trái cây sấy khô và nước hoa quả ép vẫn còn xa lạ do chí
phí sản xuất cao.
Trang 10
Hiện nay, các loại trái cây nội đòa bò cạnh tranh quyết liệt bởi các loại trái cây:
táo, nho, lê, cam, quýt, sầu riêng… nhập từ Singapore, Philippines, Úc, New Zeland,
Thái Lan, Trung Quốc…
1.2.2.2 Xuất khẩu (
*
)
Hiện nay, trái cây Việt Nam đã xuất khẩu sang các nước: Trung Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Mỹ, Hà Lan, Nga, Singapore, Campuchia,
HongKong và nhiều nước khác (khoảng 50 nước). Tuy nhiên, lượng trái cây và kim
ngạch xuất khẩu khá khiêm tốn chỉ bằng 0,29 % so với Thế giới, bằng 5,48% so với
Trung Quốc và bằng 16,51% so với Thái Lan.
(Triệu USD)
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 6 tháng đầu
năm 2003
Trò giá
56 90 69 53 70 200 330 220 85
Biểu 4A : Kim ngạch xuất khẩu rau quả qua các năm – Nguồn: Bộ Thương Mại

Trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam, thò trường Trung Quốc
chiếm trên dưới 60%. Phần còn lại tập trung vào một số thò trường Đài Loan, Nhật,
HongKong, Nga, Hàn Quốc và các thò trường khác. Có thể khẳng đònh rằng thò
trường xuất khẩu trái cây Việt Nam không vững chắc, tốc độ phát triển không ổn
đònh. (Xem Biểu 4C: Xuất khẩu rau quả theo thò trường)
Việt Nam chưa có thò trường xuất khẩu trái cây ổn đònh,chưa được Nhà nước
bảo trợ, chưa có hợp đồng buôn bán song phương hoặc đa phương giữa Chính phủ ta
và các nước khác. Các doanh nghiệp vẫn còn thói quen dựa dẫm vào Nhà nước,
chưa tích cực tìm kiếm thò trường. Trái cây xuất khẩu còn mang nặng tính buôn
chuyến và do tư nhân đảm nhiệm là chủ yếu. Các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh
trái cây phần lớn cũng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa không đủ lực, vừa không có
*
*
Nguồn: FAO và Bộ Thương Mại
Trang 11
sự hỗ trợ của Nhà nước, không liên kết lẫn nhau, mạnh ai nấy làm, thậm chí gây
khó cho nhau và hậu quả là nhà vườn lãnh đủ khi thò trường ế ẩm.
Thò trường Trung Quốc là thò trường trái cây lớn nhất của Việt Nam nên chúng
ta cần nghiên cứu kỹ. Đây là thò trường đầy tiềm năng với yêu cầu về chất lượng
chưa cao lắm và đa dạng về chủng loại. Nhu cầu về trái cây của họ cũng rất lớn
nhất là vùng Tây Nam và Tây Bắc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của buôn bán biên
mậu nên rủi ro còn cao và rất bấp bênh.
1.3. TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ TRÁI CÂY TRONG NƯỚC
VÀ XUẤT KHẨU TRONG THỜI GIAN TỚI: (
*
)
- Thò trường trái cây nội đòa: Đây là thò trường quan trọng chiếm đến 90% sản
lượng tiêu thụ. Trong hướng phát triển sắp tới, với dân số 80 triệu người cộng với
lượng du khách hàng năm trên 2 triệu người, thò trường nội đòa được khẳng đònh là
rất hấp dẫn. Thêm vào đó, nhờ vào đời sống được nâng cao do thu nhập tăng, người

dân sẽ có ý thức hơn về nhu cầu dinh dưỡng. Các thức uống có ga, có cồn dần dần
được thay thế bằng nước uống hoa quả. Theo dự báo tiêu thụ trái cây, mức tiêu thụ
trái cây bình quân đầu người sẽ tăng từ 40 kg lên đến 65 kg/người/năm (2005), kéo
theo tổng mức tiêu thụ dự kiến đạt khoảng 5,3 triệu tấn (tăng 63% so với năm
2000).
Phải khẳng đònh rằng thò trường nội đòa là một thò trường đầy tiềm năng và là
nền tảng để xuất khẩu ra nước ngoài.
- Thò trường Trung Quốc: là thò trường trái cây lớn nhất của Việt Nam chiếm
trên dưới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây. Đây là một thò trường đầy tiềm
năng với yêu cầu về chất lượng không đòi hỏi khắt khe lắm và đa dạng về chủng
loại. Dự báo nhu cầu tiêu thụ trái cây Việt Nam tại thò trường này trong thời gian
sắp tới tăng không dưới 10% năm. Sau khi vào WTO, Trung Quốc giảm thuế nhập
*
Nguồn: Hiệp hội Trái cây Việt Nam
Trang 12
khẩu trái cây từ 40% còn vào khoảng 13% (bình quân). Đây là cơ hội cho trái cây
Việt Nam thâm nhập và phát triển tại thò trường này. Trung Quốc nhập trái cây để
tiêu dùng và tái xuất đi nhiều nước trên thế giới. Các loại trái cây thường nhập là
nhãn tiêu, nhãn da bò, nhãn long (tươi và sấy khô), xoài (bưởi, xiêm, thanh ca)
chuối già, chôm chôm Java tươi.
Từ năm 2002 trở lại đây, khi Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của
WTO, ngoài chính sách thuế có thay đổi như đã nói ở trên, thì các quy đònh về kiểm
tra chất lượng sản phẩm, kiểm dòch thực vật và hạn ngạch đều do Trung Ương đảm
nhiệm nên tốn nhiều thời gian và tiêu chuẩn theo quy đònh của quốc tế khắt khe
hơn. Đây là lý do chính làm các thương nhân giảm nhòp độ và doanh số buôn bán
trái cây giữa hai nước.
- Thò trường Liên Bang Nga: trước đây khi còn là Liên Xô, nước ta đã xuất rất
nhiều sản phẩm rau quả tươi và chế biến cho thò trường này. Hiện nay, chúng ta có
thể xuất từ 3.000 – 5.000tấn chuối khô/năm (với yêu cầu đảm bảo chất lượng đến
tay người tiêu dùng). Tương tự cho trái cam, khả năng tiêu thụ cam tại Nga cũng từ

5.000 – 10.000tấn/năm. Các loại trái cây khác như: dứa, xoài, vải, nhãn, chôm
chôm, đu đủ, thanh long…, nếu được bảo quản và chế biến tốt thì khả năng xuất
khẩu sang Nga rất cao. Khâu tiếp thò, quảng cáo sản phẩm ở thò trường Nga cần
được khuếch trương để thò trường Nga biết đến trái cây nhiệt đới của Việt Nam.
- Thò trường cộng đồng Châu u: bình quân tiêu thụ trái cây ở khu vực này là
18,3kg/người/năm. Hệ thống bán lẻ trái cây nhiệt đới ở đây mạnh hơn các loại cây
ôn đới (chiếm tỷ lệ 70% so với 58%).
Thò trường này có nhu cầu cao về trái cây nhiệt đới nhưng yêu cầu về chất
lượng cũng cao. Đồng thời đòi hỏi marketing nhiều hơn vì họ vẫn còn xa lạ với
nhiều loại trái cây Việt Nam. Năm 2000 chúng ta đã xuất được 10 triệu USD rau
quả vào thò trường này. Ở các nước Pháp, Italia, Hà Lan, Thụy Só, Đức … chủ yếu
Trang 13
tiêu thụ trái cây qua chế biến (dứa, nước quả cô đặc và một số lượng nhỏ xoài,
bưởi, chôm chôm).
- Thò trường Nhật: bình quân nhập khẩu trái cây nhiệt đới tính theo đầu người
là 0,92kg/năm. Hầu hết do các nhà nhập khẩu lớn đảm nhiệm, phân nửa được đưa
đến các chợ bán buôn, phân nửa giao cho các đại lý. Ngoài ra các siêu thò cũng có
thể nhập thẳng trái cây. Thò trường Nhật với tiêu chuẩn kiểm dòch khắt khe nên trái
cây Việt Nam chỉ nhập khẩu vào thò trường này đã qua chế biến. Hiện Việt nam
đang được hưởng chính sách ưu đãi thuế quan của Nhật với thuế suất bình quân
MFN từ 5 –20%.
- Thò trường Mỹ: bình quân nhập khẩu theo đầu người là 1,64 kg/năm. Với
chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp nước mình tỷ lệ tiêu thụ trái cây nhiệt đới được
sản xuất là 59%. Với hiệp đònh thương mại Việt – Mỹ, khả năng thâm nhập vào thò
trường này cao sẽ giúp trái cây Việt Nam khai thác được thế mạnh của mình, nhất
là các loại quý hiếm. Tuy nhiên, cũng như các nước khác, thò trường Mỹ đòi hỏi tiêu
chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt và kiểm dòch thực vật khắt khe. Việt Nam đang chòu
thuế suất trung bình là 20% so với 5 % của Trung Quốc ( được hưởng ưu đãi MFN).
1.4. NHẬN XÉT:
Qua khảo sát một số tình hình trên, chúng ta nhận thấy việc sản xuất và tiêu

thụ trái cây trên thế giới và Việt Nam có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
1.4.1. Thuận lợi:
- Sản lượng: chủng loại trái cây có nhiều khả năng phát triển. Nhất là các loại
trái cây nhiệt đới quý hiếm (do thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, kinh nghiệm…).
- So với nhiều loại cây trồng khác, trồng cây ăn trái sẽ làm tăng thu nhập gấp
nhiều (5-10 lần cao hơn lúa), nhất là trái cây trái vụ .
Trang 14
- Ý thức của dân chúng càng ngày sẽ sử dụng cây ăn trái nhiều hơn vì đây là
nguồn dinh dưỡng từ thiên nhiên tốt hơn các loại thức uống từ gas, từ nhân tạo. Do
đó, nhu cầu cây ăn trái ngày càng tăng.
- Nông dân cùng Nhà nước đang tìm một lối ra cho trái cây Việt Nam.
1.4.2. Thách thức đối với ngành trái cây Việt Nam:
Cây ăn trái vẫn còn nhiều thách thức:
- Giống cây ăn trái phần lớn là giống đòa phương, năng suất, chất lượng thấp.
không sạch bệnh, không có xác nhận.
- Chưa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách mạnh mẽ vào việc sản
xuất, chế biến bảo quản, đóng gói trái cây để hạ giá thành sản phẩm .
- Chưa có quy hoạch vùng chuyên canh trên góc độ cả nước, điều kiện cơ sở
để sản xuất trái cây hàng hóa.
- Chưa quy hoạch chợ bán buôn, hình thành mạng lưới thương mại, đầu tư,
chế biến.
- Công tác khuyến nông, tập huấn chưa được tiến hành sâu rộng.
- Công nghiệp chế biến trái cây còn yếu kém.
- Xúc tiến thương mại còn manh nha.
- Vận chuyển khó khăn trên miền sông nước, một số phí khác cũng tăng.
- Trung Quốc: thò trường lớn nhất của trái cây Việt Nam đang chuyển hướng
tiêu thụ: thuế nhập khẩu cho trái cây Thái Lan là 0% trong khi Việt Nam là 13%,
các thò trường khác như Nhật, Mỹ, EU, trái cây Việt Nam cũng kém cạnh tranh hơn
một phần là do chính sách thuế quan các các nước này còn phân biệt.
- Yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, thẩm mỹ khác trước, ngon, đẹp, sạch (ưu

tiên), rẻ, chất lượng và sản lượng ổn đònh.
Trang 15
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
TRÁI CÂY TẠI TỈNH BẾN TRE.
2.1. THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT TRÁI CÂY TẠI TỈNH BẾN TRE.
2.1.1. Diện tích – sản lượng – Phân bố đòa lý:
* Diện tích:
Trong thời kỳ 1991 – 2002, diện tích cây ăn trái của Bến Tre liên tục tăng từ
14.175ha (năm 1991) lên đến 36.776 ha (năm 2002). Tốc độ tăng bình quân hàng
năm là 9,05%. Đây là tốc độ phát triển diện tích khá cao của Bến Tre đứng thứ 2
sau Tiền Giang (50.600ha) và trước Cần Thơ (34.769 ha). (Xem Biểu 5: Diện tích cây
ăn trái của Bến Tre 1991-2002.)
Nhìn vào cơ cấu diện tích ta thấy tỷ trọng của nhãn và chôm chôm chiếm khá
cao, gần 46%% tổng diện tích cây ăn trái, thứ đến là các loại cây có múi (cam,
chanh, qt) chiếm khoảng 23%, còn lại là các cây ăn trái khác.
* Sản lượng:
Sản lượng cây ăn trái cũng liên tục tăng song song với diện tích, từ 51.491 tấn
(năm 1991) lên đến 388.091tấn (năm 2002). Bình quân hàng năm tăng 20,15%. Sở
dó sản lượng tăng nhanh hơn diện tích là do nông dân biết áp dụng các biện pháp
Trang 16
khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất cây trồng, thoát khỏi tư tưởng tự cấp tự
túc, bước đầu cải tạo vườn tạp để đi vào thâm canh, chuyên canh cây ăn trái khi cơ
chế thò trường bắt đầu phát triển. (Xem Biểu 6: Sản lượng cây ăn trái Bến Tre).
* Phân bố đòa lý:
Vườn cây ăn trái Bến Tre tập trung chủ yếu tại 3 huyện (có nguồn nước
ngọt gần như quanh năm) là Chợ Lách, Châu Thành và Mõ Cày. Do điều kiện tự
nhiên thích hợp, Chợ Lách dẫn đầu về diện tích, sản lượng lẫn chủng loại và năng
suất cây trồng. Đây cũng là huyện được tỉnh xem là đòa bàn trọng điểm để xây
dựng các mô hình sản xuất, chế biến cây ăn trái, thứ đến là Châu Thành và Mỏ

Cày, Các huyện khác, diện tích, sản lượng, cây ăn trái xem như không đáng kể.
(Xem Biểu 7: Phân bố diện tích cây ăn trái tỉnh Bến Tre ).
Chợ Lách
Châu Thành
Mõ Cày
Các Huyện Khác
2.1.2. Năng suất và giá thành các loại trái cây:
- Năng suất các loại trái cây tại các huyện tương đối đồng đều, không có
chênh lệch lớn. (Xem Biểu 8: Năng suất một số loại trái cây phân theo Huyện ).
- Nếu so sánh năng suất các loại trái cây của Bến Tre năm 2002 với kế hoạch
năm 2010 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chúng ta thấy rằng năng
suất trái cây của Bến Tre hoàn toàn có khả năng đạt được như kế hoạch đã đề ra,
Trang 17
29,5%
21,5%
25,6%
23,6%
Biểu 7: Phân bố Diện tích cây ăn trái Bến Tre năm 2002
ngoại trừ xoài cát (khả năng tăng lên từ 5,3 T/ha đến 15T/ha thì khó đạt được). (Xem
biểu 9: Năng suất một số loại trái cây Bến Tre so với cả nước).
-Về giá thành: chưa có thống kê và điều tra nào nghiên cứu kỹ lưỡng về giá
thành các loại trái cây của Bến Tre. Tuy nhiên, chúng ta có thể lấy nhận đònh của
Công ty Les Vergers Du Mekong để chứng minh rằng, hầu hết giá thành các loại
trái cây Việt Nam đều cao hơn các nước như Equador, Zaimaica, Kenya, Ugande,
Zambia.Ngay tại Đông Nam Á, giá thành của trái cây chúng ta vẫn cao hơn nhiều
so với Thái Lan, Trung Quốc.
2.1.3. Chất lượng trái cây và yêu cầu của khách hàng.
Chất lượng trái cây tùy thuộc lớn vào giống, vào từng nhà vườn (cách chăm
sóc, nguồn nước, thổ nhưỡng…). Tuy nhiên, qua đánh giá của các khách hàng và
chuyên gia thì trái cây Bến Tre chưa có sự đồng đều về kích cỡ, màu sắc, trọng

lượng .
Chất lượng của trái cây, hàng hóa nói chung chòu ảnh hưởng bởi một số
nhân tố sau :
- Độ chín khi thu hoạch: Việc xác đònh lúc nào thu hoạch là rất quan trọng.
Thu hoạch sớm thì màu sắc chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ đường và acid chưa cân bằng
nên mùi vò mất ngon, có khi quá chua. Ngược lại, nếu thu hoạch trễ thì lượng đường
và acid giảm nhiều, trái cây có vò nhạt.
- Các dụng cụ khi thu hoạch (dụng cụ cắt hái, hứng, đựng, đóng gói…) và kỹ
thuật thu hoạch.
- Giờ thu hoạch: buổi sáng thu hoạch trái cây thường tốt hơn các buổi khác
trong ngày.
Hiện nay, theo yêu cầu của khách hàng nói chung trái cây thương mại phải đạt
chuẩn sau đây:
Trang 18
- Thuần giống, xuất phát từ giống có xác nhận, phù hợp với thò hiếu của người
tiêu dùng.
- Thu hái phải đủ già, không bò bầm dập.
- Không bò sâu bệnh và an toàn vệ sinh dòch bệnh. Không có tồn dư kim loại
nặng hoặc độc tố của thuốc trừ sâu.
- Tuỳ theo từng khách, có yêu cầu riêng về trọng lượng trái, kích cỡ, độ ngọt,
hấp dẫn về màu sắc vỏ, độ chua……
- Đóng gói đúng tiêu chuẩn.
- Có mặt thường xuyên trên thò trường.
- Giá cả phải chăng.
- Thương hiệu có tiếng, có uy tín.
Lâu nay, trái cây Bến Tre phần lớn xuất tiểu ngạch sang thò trường Trung
Quốc. Thò trường này rộng lớn, có nhiều tiềm năng tiêu thụ trái cây Việt Nam. Loại
trái cây nào cũng có thể bán đươc, chất lượng không cao lắm, giá phải tương đối rẻ
và phải giữ chữ tín trong buôn bán. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, thò
trường này có nhiều thay đổi, yêu cầu cao hơn về chất lượng, kiểm dòch chặt chẽ từ

cấp Trung Ương của Trung Quốc… những vấn đề này đang là thách thức cho các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trái cây Việt Nam.
Nước ta chưa có quy đònh nào về tiêu chuẩn hay quy cách của trái cây, trong
khi đó các nước phát triển đều chào hàng trái cây bằng những tiêu chuẩn đònh tính,
đònh lượng cụ thể, có đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu rõ ràng.
2.1.4. Chủng loại trái cây và thời vụ thu hoạch:
Nếu không tính cây dừa, Bến Tre trồng được nhiều loại cây ăn trái, trong đó
nhãn chiếm 40 % diện tích, cây có múi 20%, chôm chôm 10%, còn lại là các cây
khác.
Trang 19
Từ năm 2001 đến nay, nhiều nhà vườn đã chuyển hướng từ việc trồng nhãn
sang trồng sầu riêng hạt lép, bòn bon Thái Lan, xoài cát, cam sành có hiệu quả kinh
tế cao.(Xem Biểu 10: Cơ cấu diện tích và sản lượng Trái Cây Bến Tre 2002)
Với ưu thế khí hậu nhiệt đới ven biển và nhiều cửa sông cuối nguồn bồi đắp
phù sa cho ba dãy cù lao, Bến Tre hình thành nên một vùng trái cây quanh năm
xanh tốt. Đặc điểm này giúp cho nhiều loại trái cây có thể phát triển xen canh
quanh năm cùng vơí các vùng chuyên canh , giúp cho các nhà vườn có thể nâng cao
hiệu quả .
Một số loại trái cây phổ biến ở Bến Tre là:
- Nhãn: Tiêu lá bầu, Xuồng cơm vàng, Long.
- Chôm chôm: Java, Chôm chôm nhãn (đường).
- Bưởi:Đường, Long, Da xanh, Năm roi.
- Sầu riêng: Hạt lép, Mong thong.
- Xoài: Cát Hoà Lộc, Cát chu, Thanh ca, Xiêm, Ghép (xoài hôi, xoài bưởi).
- Cam: Sành.
* Về thời vụ thu hoạch:
Đối với trái cây, mùa vụ là một đặc điểm đóng vai trò quan trọng trong việc
sản xuất hàng hoá. Xu hướng mùa vụ hiện thời tương đối được nới rộng và chủ
động do người dân biết áp dụng một số biện pháp kích thích sinh trường, cho ra hoa
trái vụ và khống chế nước.

Thông thường trái cây thu hoạch trái vụ hoặc đầu mùa sẽ bán được giá hơn
chính vụ. Tuy nhiên, một số loại trái cây trái vụ vẫn bò rớt giá vì ai cũng thực hiện
biện pháp ra hoa trái vụ (nhất là trong năm 2002). (Xem Biểu3: Mùa vụ thu hoạch trái
cây Nam Bộ ).
2.1.5 Thực trạng của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật:
Trang 20
Nông dân Bến Tre đã có ý thức nâng cao hiệu quả bằng cách tăng năng suất,
chất lượng thông qua các hình thức thâm canh, xen canh, chuyển đổi giống.
Trong thời gian qua, một số ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng vào
các vườn cây ăn trái tại Bến Tre như sau:
* Về giống:
Chất lượng giống vườn ươm là yếu tố có tác động quan trọng cho vườn cây
mới lập và ảnh hưởng lâu dài đối với chu kỳ sống của cây và hiệu quả kinh tế của
cây trồng.
Các nhà vườn Bến Tre có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tập, trồng và nhân
giống nhiều loại cây ăn trái tốt, có hiệu quả kinh tế cao. Tiêu chuẩn để chọn giống
thường căn cứ vào các tiêu chuẩn như cây phải sạch bệnh, sinh trưởng và phát triển
tốt, năng suất cao, ổn đònh nhiều năm chất lượng trái cây phù hợp với người
tiêu dùng.
Các loại giống cây trồng đang được phổ biến tại Bến Tre:
- Nhãn: Tiêu da bò (xuất khẩu), Long (tiêu thụ nội đòa).
- Chôm chôm: Đường, Rong riêng, Chôm chôm nhãn, Java.
- Sầu riêng: Cơm vàng hạt lép, Mong thong.
- Cam: Sành.
- Bưởi: Năm roi, Đường , Da xanh , Long .
- Xoài: Cát Hoà Lộc, Cát chu.
* Về mật độ và khoảng cách, các mô hình canh tác:
Xu hướng chung của các nhà vườn Bến Tre là trồng cây với mật độ dày để
mau thu hoạch và sản lượng cao. Tập quán này phù hợp với hộ có quy mô diện tích
nhỏ. Tuy nhiên, trồng dày quá sẽ dẫn đến năng suất thấp, nhiều bệnh hại, chu kỳ

khai thác ngắn.
Trang 21
* Các mô hình trồng xen chủ yếu là: nhãn - sầu riêng, nhãn – chôm chôm, nhãn
– cam, măng cụt – bòn bon.
* Tỉa cành tạo tán: nhằm làm cây thấp đi, tăng số cành mang trái, từ đó dễ
dàng áp dụng các biện pháp IPM (thả kiến vàng và thiên đòch).
* Bảo vệ thực vật: Hầu hết các hộ đều sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu
bệnh hại trên các loại cây. Vấn đề liều lượng, thời gian cách ly an toàn không được
quan tâm đến. Việc này ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng và môi trường
sinh thái, tạo nguy cơ sâu bệnh lờn thuốc.
* Bón phân: Người dân thường sử dụng đạm, lân, kali, chưa quan tâm sử dụng
phân hữu cơ để tăng tính thoát nước, tăng quần thể vi sinh vật có ích (giải quyết
bệnh Greening vàng lá chết cây).
* Xử lý ra hoa để tạo nghòch mùa trái vụ: Nông dân hiện nay có nhiều kinh
nghiệm và áp dụng tiến bộ kỹ thuật để xử lý ra hoa nghòch vụ và rải vụ, nhất là
trên cây nhãn. Tuy nhiên, do thò trường còn nhiều bất ổn, nông dân lại không được
cập nhật thông tin đầy đủ và kòp thời để biết xử lý trái vụ vào lúc nào, loại trái cây
gì có giá, bán vào thò trường nào. Do đó, hiệu quả kinh tế thu được vẫn không cao.
Nhiều nông dân xử lý cho trái nghòch vụ, cuối cùng nghòch vụ cũng như chính vụ,
giá bán vẫn thấp.
* Giống cây ăn trái:
+ Khu vực nhà nước và tập thể:
Từ năm 1996 đến năm 2000, tỉnh đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để xây dựng các trại
giống do trung tâm giống cây trồng quản lý. Từ năm 2000 đến năm 2002 đầu tư hơn
7 tỷ đồng để nâng cấp các trại giống để từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, xây
dựng 3 trại giống ở Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày. Tỉnh hiện có 7 Hợp tác xã
chuyên doanh cây giống đang hoạt động ở Chợ Lách, Mỏ Cày, Giồng Trôm. Các
Trang 22
trại giống và Hợp tác xã này hàng năm sản xuất và cung ứng khoảng 150.000 cây
giống các loại.

+ Khu vực Tư nhân:
- Toàn tỉnh có 10.000 hộ sản xuất – kinh doanh giống cây ăn trái.
- 70 nhà lưới lớn nhỏ sản xuất cây có múi sạch bệnh.
- Hàng năm sản xuất 15 – 20 triệu cây giống.
* Nhận xét:
- Sản xuất giống chưa có đònh hướng rõ nên tập trung đầu tư và phát triển
chưa đúng mức, sản xuất giống chưa đồng bộ nhất là các giống chủ lực, mạng lưới
cung ứng giống chưa nhiều, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu tại chỗ.
- Nông dân thiếu vốn và chưa nhận thức được giống là nhân tố quyết đònh nên
chưa mạnh dạn sử dụng giống có chất lượng tốt. Mặt khác, chưa có đònh hướng đầu
ra cho sản phẩm cây trồng nên nông dân còn lúng túng trong việc chọn giống.
- Một số hộ kinh doanh giống chạy theo số lượng, lợi nhuận nên việc thiếu
quan tâm chất lượng và uy tín trên thương trường.
- Quản lý nhà nước đối với công tác giống còn lúng túng, bất cập chưa theo kòp
yêu cầu phát triển, chưa kiểm soát hết giống du nhập vào tỉnh cũng như giống xuất
bán ra ngoài tỉnh.
2.1.6. Thực trạng các hoạt động sau thu hoạch.
Hoạt động sau thu hoạch là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất
đối với trái cây Bến Tre đã có nhiều cuộc hội thảo, và các chương trình nghiên cứu
bàn thảo đến vấn đề công nghệ sau thu hoạch. Quá trình xử lý trái cây sau thu
hoạch có thể hình dung bằng sơ đồ sau đây:
Trang 23
Một số hoạt động sau thu hoạch có thể nêu ra như sau:
* Bảo quản, chế biến:
- Làm sạch các loại sâu, bệnh hại: các biện pháp hiện nay thường sử dụng là
xông ethylen, bromid, methyl bromid, carbonxyl sulfit để phòng trừ sâu, ong, ruồi
đục trái, nhện, rệp dính, hoặc nhúng dimethoate, nhúng sáp, xử lý nhiệt, xử lý lạnh,
chiếu phóng xạ, nhúng chitosan để bảo quản một số loại trái cây.
- Đối với bảo quản tươi: bảo quản trái cây tươi từ 1,5 tháng đến 2 tháng sau thu
hoạch chưa được phổ biến. Nông dân chủ yếu rửa sạch, phân loại, đóng thùng rồi

đưa đi tiêu thụ. Do đó, khả năng xuất hàng hoá bằng đường thuỷ hoặc đường bộ
sang các nước, lân cận cũng rất khó khăn, chưa kể đến việc xuất khẩu sang các thò
trường xa hơn.
Nhà vườn đã sử dụng một số biện pháp xử lý đối với các loại trái cây như
sau:
- Đối với xoài: người dân bắt đầu biết xử lý bằng thuốc trừ nấm (Tecto) để
ngừa thối trái do nấm và một số bệnh khác như thán thư và chảy mủ. Một số hộ
khác cũng đang thử áp dụng một số hoá chất để kéo dài thời gian sinh trưởng.
Thông thường nhất là ủ chín bằng khí axêtilen.
- Đối với cam, chanh được bảo quản trong nhà mát hoặc vùi trong cát.
Trang 24
Thu
hoạch
Tiếp
nhận
Rửa/ Làm ráo nước Xử lý/ Ráo nước
Làm mát sơ bộ
Bảo quản
Đóng gói Chế biến Phân loạiDán nhãn
Giao cho nơi tiêu thụVận chuyển
- Đối với nhãn: thường được sấy (xông khí) SO2 , dư lượng SO2 còn trong trái
cây khá cao, 240-250 ppm trong cơm nhãn. Trong khi đó theo yêu cầu của Mỹ và
Nhật thì chỉ 30ppm.
- Chôm chôm: được trữ lạnh trong thùng xốp polystiren nhằm chống mất nước
và giữ không cho chuyển màu.
* Vận chuyển:
- Trái cây được vận chuyển bằng đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và
đường biển.
- Thời gian vận chuyển trung bình đối với tiêu thụ nội đòa từ 4 giờ đến hai ngày
(tùy khoảng cách từ nơi thu hoạch đến nơi tiêu thụ) , từ 5 –7 ngày nếu xuất hàng đi

Trung Quốc.
- Các phương tiện vận chuyển thường sử dụng là: xuồng, gánh bộ, xe ba gác,
xe gắn máy ,xe tải, xe lạnh, máy bay và tàu biển.
- Tỷ lệ hỏng do vận chuyển chiếm đến 27% (Theo đánh giá của Hiệp hội Trái
cây Việt Nam)
* Đóng gói:
Nông dân chủ yếu dùng bao PE để bọc, thùng gỗ, thùng móp, rỗ mũ, thùng
carton, sọt tre, để chứa các loại trái cây khi đi tiêu thụ.
Nói chung mẫu mã đơn giản, chưa đảm bảo an toàn cho trái cây phía trong (dễ
bò dập, không thoáng khí, không hoá chất giữ trái cây lâu hư…) và không được
đẹp mắt.
Hầu hết các hộ nông dân chưa được huấn luyện và hướng dẫn kỹ thuật thu
hoạch, như về độ chín thu hoạch thích hợp cho từng loại trái, cho những mục đích
khác nhau, cho các thò trường khác nhau, chủ yếu họ dựa vào kinh nghiệm.
Thời gian thu hoạch trong ngày cũng chưa được chú ý như hái trái quá trưa sẽ
dẫn đến nắng nóng quá , trái dễ mất màu và hư.
Trang 25

×