Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

GIAO AN HDGDNGLL LOP 9 CHUAN 2012- 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.03 KB, 33 trang )

Ngày soạn: 16/10/ 2012 Ngày dạy:24/10/2012- Lớp 6A - Tiết 1 TKB
Điều chỉnh: ……………………………………………………………………………….
Chủ điểm tháng 10 : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
TIẾT 1: HỌC TẬP CÁC TIÊU CHUẨN CỦA MỘT “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC
SINH TÍCH CỰC”
I. Mục tiêu: HS có
1. Kiến thức:.
- Giúp học sinh nắm vững các tiêu chí, tiêu chuẩn của một trường học thân thiện, học sinh
tích cực.
2. Kĩ năng: Biết cách lập bản kế hoạch cá nhân, kế hoạch hoạt động, rèn kỹ năng trình bày ý tưởng,
… đáp ứng các tiêu chí tiêu chuẩn góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng
tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Tự tin, năng động, sáng tạo trong các hoạt động. Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện nhiệm
vụ mục tiêu thi đua học tập tốt.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
- Thảo luận; Hỏi và trả lời ; Trình bày một phút
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Bản tiêu chí, tiêu chuẩn xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Các bài hát.
IV. Tiến hành hoạt động.
Phương pháp –
kỹ thuật
Nội dung
động não
Trình bày một
phút
* Khởi động: Cả lớp hát bài: “Lớp chúng mình kết đoàn”
1. Khám phá:
Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình.


2. Kết nối:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tiêu chuẩn của một trường học thân
thiện, học sinh tích cực
GVCN thông qua các tiêu chuẩn xây dựng một trường học thân thiện,
học sinh tích cực.
3.Thực hành:
Hoạt động 2: Trình bày một phút
GVCN đặt các câu hỏi – HS lần lươt trả lời:
Câu 1: Có bao nhiêu tiêu chuẩn, tiêu chí để xây dựng một trường học
thân thiện, học sinh tích cực?
1
Câu 2: Theo em, chúng ta phải làm gì để xây dựng một trường học thân
thiện học sinh tích cực?
Hoạt động 3: Văn nghệ xen kẽ.
Các tổ lần lượt biểu diễn xen kẽ các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
4. Vận dụng .a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau.
Tiết sau: Thảo luận trao đổi phương pháp học tập lẫn nhau.
Phân công:
stt Nội dung công
việc
Người
thực hiện
Phương tiện Ghi chú
1 Dẫn chương trình Nghiệp Bản chương trình
2 Trang trí tổ3 Phấn màu
3 Văn nghệ Ngọc Hà Mỗi tổ một tiết mục
.
VI Tư Liệu ;
XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC

Nội dung 1: Xây dựng trường học an toàn, trường, lớp xanh, sạch, đẹp
Tiêu chí 1:
Trường học là trung tâm văn hoá tại xã, phường; là nơi luôn rộng mở, sẵn sàng đón nhận mọi
đối tượng học sinh; hoà nhập và không phân biệt đối xử.
Tiêu chí 2:
Trường học là một môi trường không có bạo lực, không gây tổn thương cho trẻ về thể chất
cũng như tinh thần; không được đánh trẻ hay dùng bất cứ các hình phạt nào đối với trẻ.
Tiêu chí 3:
Trường học phải đảm bảo là môi trường lành mạnh, không tiềm ẩn các yếu tố gây nguy
hiểm cho trẻ, thực hiện đầy đủ các tiêu chí của trường học Xanh - Sạch - Đẹp; trường lớp sạch
sẽ, sân trường có cây xanh, thoáng mát.
Tiêu chí 4:
Tại mỗi điểm trường đều có nhà vệ sinh riêng, có đủ nước sạch phục vụ cho Thầy Cô và học
sinh sinh hoạt.
Tiêu chí 5:
Lớp học sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp, đủ ánh sáng, thoáng đãng, bàn ghế hợp lứa tuổi học
sinh, học sinh dễ tiếp cận với các phương tiện và đồ dùng học tập.
2
Tiêu chí 6:
Học sinh có ý thức và tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường,
lớp học và cá nhân.
Nội dung 2: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi
địa phương, giúp các em tự tin trong học tập
Tiêu chí 7:
Giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề nhằm nâng cao trình độ
nghiệp vụ. Có kế hoạch dạy học cụ thể, chuẩn bị đầy đủ và chu đáo các điều kiện cần thiết cho tiết
dạy.
Hết lòng tận tuỵ với nghề, yêu thương học sinh: kịp thời động viên khen thưởng học sinh
khi học sinh có tiến bộ.
Tiêu chí 8:

Mỗi thầy giáo, cô giáo có phương pháp giáo dục, dạy học phù hợp với từng đối tượng học
sinh, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, biết sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học
và giáo dục học sinh nhằm khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn
lên trong học tập, trong sinh hoạt góp phần hình thành khả năng tự học của học sinh.
Tiêu chí 9:
Học sinh được tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp học, của trường học theo nhu cầu và
khả năng của mình, được tạo mọi điều kiện để phát triển năng lực và năng khiếu cá nhân.
Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải
pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
Tiêu chí 10:
Tất cả học sinh đến lớp có đủ sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.
Có cơ hội được sử dụng trang thiết bị phục vụ dạy và học của nhà trường.
Nội dung 3: Tổ chức các hoạt động tập thể
Tiêu chí 11.
Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí, các trò
chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học nhằm khuyến khích sự tham gia chủ động, tự
giác của học sinh.
Tiêu chí 12:
Nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khoá gắn chặt với tình hình thực tế địa phương nhằm
hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, kịp thời khen thưởng, hỗ
trợ những học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tiêu chí 13:
Nhà trường có nhiều chương trình, hoạt động giao lưu với các học sinh ở trường khác.
Nội dung 4: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
Tiêu chí 14:
3
Học sinh biết đoàn kết, thương yêu; không phân biệt đối xử, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập,
trong các hoạt động của nhà trường.
Tiêu chí 15:
Học sinh có được các kỹ năng cơ bản như sau:

- Ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt tại nhà trường và cộng đồng.
- Phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
Tiêu chí 16:
Học sinh có kỹ năng ứng xử văn hoá, mạnh dạn tham gia đóng góp xây dựng nhà trường ngày
càng tốt đẹp hơn.
Tiêu chí 17:
Học sinh có thói quen làm việc theo nhóm.
Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trì các di tích lịch sử,
văn hoá, cách mạng ở địa phương
Tiêu chí 18:
Trường học có kế hoạch cụ thể trong việc tìm hiểu, chăm sóc một di tích ịch sử, văn hoá hoặc
di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn.
Học sinh của trường có những hiểu biết nhất định về di tích mà mình nhận chăm sóc và có
khả năng giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè.
Tiêu chí 19:
Trường học có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn hoá và tinh thần cách
mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa
phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng
ở địa phương và khách du lịch./.
Chủ điểm tháng 10 : CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Ngày soạn: 16/10/ 2012 Ngày dạy:24/10/2012- Lớp 6A - Tiết 2 TKB
Điều chỉnh: ……………………………………………………………………………….
TIẾT 2: THẢO LUẬN VÀ TRAO ĐỔI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP LẪN NHAU
I Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện kĩ năng sống(KNS) trong hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp(HĐGD NGLL).
4
- Hiểu được nội dung một số KNS cần thiết của người học sinh THCS.
- Trình bày được lợi ích của các KNS đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở trường và

trong cuộc sống gia đình, cộng đồng xã hội.
2. Kĩ năng
- Biết cách rèn kĩ năng sống thông qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, trường.
- Biết thực hành các KNS trong giao tiếp, ứng xử tích cực với bản thân, với người khác; với
các tình huống trong HĐGD NGLL và trong cuộc sống nhà trường, gia đình và xã hội.
3. Thái độ
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐGD NGLL một cách chủ động, sáng tạo.
- Có ý thức rèn luyện KNS trong HĐGD NGLL.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kĩ năng nêu vấn đề và thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng.
- Trò chơi giáo dục, biểu đạt sáng tạo, thảo luận, trình bày 1 phút.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Kết quả rèn luyện của năm trước.
- Các bài hát.
IV. Tiến hành hoạt động.
Phương pháp –
kỹ thuật
Nội dung
động não
Thảo luận
Trình bày một
phút
* Khởi động: Cả lớp hát bài: “Cây đa quán dốc”
1. Khám phá:
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu nội dung của
hoạt động
- Giới thiệu đại biểu dự : GVCN lớp

2. Kết nối:
Hoạt động 1: Báo cáo về phương pháp học tập của cá nhân:
- Người điều khiển giới thiệu một số bạn được lựa chọn bản
báo cáo kinh nghiệm học tập , hướng dẫn các bạn cách thức tiến hành
theo từng môn học và những vấn đề cụ thể của nó, sau đó toàn lớp sẽ
góp ý và thảo luận.
Hoạt động 2: Thảo luận về phương pháp học tập cá nhân:
- Sau khi lớp tiến hành nghe báo cáo, người điều khiển cho cả
lớp thảo luận.
Hoạt động 3: Làm thế nào để tập thể lớp cùng học tốt.
- Người điều khiển giới thiệu lần lượt các tổ trình bày báo cáo
5
tham luận của tổ về làm thế nào để tập thể lớp cùng học tốt.
Hoạt động 4: Thảo luận chỉ tiêu
Nêu chỉ tiêu phấn đấu của lớp và biện pháp để lớp thực hiện thảo
luận.
Xếp loại Học lực Hạnh kiểm
Giỏi/Tốt 03 hs 18 hs
Khá 10 hs 11 hs
TB 18 hs 02 hs
Thảo luận từng chỉ tiêu, từng biện pháp cụ thể, lấy biểu quyết nhất trí
của tập thể .
Thông qua chương trình hành động thi đua của lớp
3. Thực hành/ luyện tập
Hoạt động 5:Chương trình văn nghệ
- Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một vài tiết mục
văn nghệ của lớp lên trình diễn ( Có thể đan xen giữa các
hoạt động).
Hoạt động 6:
- Người điều khiển chốt lại toàn bộ nội dung được thảo luận.

- Người điều khiển đọc bản giao ước thi đua, đại diện các tổ lên
kí giao ước.
4. Vận dụng
a. Nhận xét giờ học.
-Đại diện cán bộ lớp nêu nhận xét về sự chuẩn bị của những cá
nhân có trách nhiệm về chất lượng các bản báo cáo,về ý thức tham gia
thảo luận của các bạn.
-GV phát biểu động viên học sinh vận dụng những kinh
nghiệm tốt của các bạn để nâng cao kết quả học của mình.
b. Giao việc tuần sau.
Tiết sau: Lễ đăng kí hoa điểm tốt, tiết học tốt, … tặng thầy cô.
Phân công:
stt Nội dung công
việc
Người
thực hiện
Phương tiện Ghi chú
1 Dẫn chương trình Nghiệp Bản chương trình
2 Trang trí tổ4 Phấn màu
3
Văn nghệ
Mỹ
Hằng
Mỗi tổ một tiết mục
VI. Tư liệu
Nắm kết quả hoạt động về thi đua, học tập của năm trước .
Trao đổi với giáo viên bộ môn.
6
Ngày soạn: 16/11/ 2012 Ngày dạy:24/11/2012- Lớp 6A - Tiết 1 TKB
Điều chỉnh: ……………………………………………………………………………….

Chủ điểm tháng 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
TIẾT 1: LỄ ĐĂNG KÍ HOA ĐIỂM TỐT, TIẾT HỌC TỐT, … TẶNG THẦY CÔ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững ý nghĩa của điểm tốt, tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt để lập
thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống. Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng
tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết, giúp đỡ
nhau học tập. Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng nêu vấn đề về thực hiện hoa điểm tốt, tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt; kĩ năng
trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện hoa điểm tốt, tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt; kĩ
năng đặt mục tiêu lập kế hoạch thực hiện tuần học tốt tháng học tốt.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận; biểu đạt sáng tạo.hỏi và trả lời; trình bày một phút
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Các tổ họp và thống nhất nội dung đăng kí thi đua theo 4 chỉ tiêu chính :
7
+/ Chuẩn bị tốt bài học, bài làm ở nhà
+/ Giữ kỉ luật trật tự trong giờ học
+/ Số điểm tốt sẽ đạt được
+/ Phát biểu ý kiến trong các giờ học
- Chuẩn bị câu hỏi để cả lớp trao đổi và đáp án trả lời
- Phân công trang trí : Ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
- Tư liệu, tranh ảnh, truyện kể về công ơn của các thầy cô
- Câu hỏi và đáp án cho phần tìm hiểu về công ơn của các thầy cô.
IV. Tiến hành hoạt động.
Phương pháp –

kỹ thuật
Nội dung
động não
Thảo luận
Trình bày một
phút
* Khởi động: Cả lớp hát bài: “Nhớ ơn thầy cô”
1. Khám phá:
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu nội dung của
hoạt động
- Giới thiệu đại biểu dự : GVCN lớp
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Đăng kí và giao ước thi đua
- Đại diện từng tổ lên đọc đăng kí thi đua của tổ mình và trao tờ đăng kí
đó lên trên bảng hay nộp lại cho cán bộ lớp
- Lớp trao đổi thêm về chỉ tiêu thi đua và biện pháp thực hiện.
- Hs thảo luận và thống nhất các chỉ tiêu đưa ra.
- Đọc bản đăng kí thi đua theo các chỉ tiêu chính như:
+/ Chuẩn bị đầy đủ bài học, bài làm trước khi đến lớp
+/ Thực hiện tốt kỉ luật, trật tự trong giờ học
+/ Tích cực tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng bài, trung
thực trong học tập
+/ Cố gắng đạt kết quả cao trong học tập
Hoạt động 2 :Văn nghệ chào mừng Thầy cô:
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị (nên sắp xếp các thể loại
biểu diễn một cách xen kẽ để tránh sự nhàm chán)
- Xen kẽ các tiết mục văn nghệ trong trò chơi hái hoa dân chủ
- Trong trò chơi hái hoa dân chủ, HS làm được đúng yêu cầu sẽ được
những tràng pháo tay tán thưởng và có quyền chỉ địng một bạn khác lên
tham gia, bạn nào không hoàn thành sẽ bị phạt (ví dư như phải nhảy lò

cò quanh cây hoa, hoặc bắt buộc phải thực hiện một trò chơi bất kì nào
đấy )
3. Thực hành-luyện tập:
Hoạt động 3 :Thảo luận về tuần học tốt
- Cả lớp cùng trao đổi về một số câu hỏi:
1/ Bạn có biết để có một tiết giảng dạy tốt, thầy cô giáo đã phải chuẩn
bị như thế nào không ?
2/ Thầy cô giáo hi vọng và mong đợi gì ở chúng ta ?
3/ Bạn có thể làm gì để giúp các thầy cô giáo giảng dạy tốt ?
4/ Đối với những HS phạm lỗi, thầy cô giáo phải xử phạt. Bạn có đồng
8
tình với việc làm của các thầy cô giáo không ? Vì sao ?
5/ Để đền đáp công ơn của các thầy cô giáo , HS chúng ta cần phải thực
hiện những điều gì ?
6/ Bạn hiểu thế nào là một tuần học tốt ?
Đáp án : Một tuần học được coi là tốt nếu đảm bảo các yếu tố sau đây :
+/ Tất cả các bạn trong lớp phải chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp
+/ Trong mỗi tiết học phải tích cực tham gia thảo luận, hăng hái phát
biểu ý kiến xây dựng bài
+/ Hiểu bài, biết vận dụng kiến thức đã học vào những yêu cầu cụ thể
+/ Luôn có ý thức tự giác giữ gìn trật tự, kỉ luật của lớp
7/ Bạn hãy cho biết tác dụng của tuần học tốt ?
Đáp án :
- Tuần học tốt giúp cho em hứng thú hơn trong các tiết học
- Giúp em chủ động trong quá trình học tập, tạo không khí lớp học sôi
nổi, nhờ đó kết quả học tập ngày càng được nâng cao …
8/ Để có được tuần học tốt mỗi HS cần phải làm gì ?
Đáp án :
- Cần có ý thức tự giác trong quá trình học tập kể cả ở lớp cũng như ở
nhà

- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Luôn luôn chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài
- Tích cực xây dựng bài
- Mỗi thành viên trong lớp phải biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập
4. Vận dụng:
a. Nhận xét giờ học.
- GV nhận xét và đánh giá về công tác chuẩn bị,tiến hành hoạt động của
HS trong tiết học.
b. Giao việc tuần sau.
Tiết sau: Tổ chức kỉ niệm ngày 20 - 11
Phân công:
stt Nội dung công
việc
Người
thực hiện
Phương tiện Ghi chú
1 Dẫn chương trình Nghiệp Bản chương trình
2 Trang trí tổ1 Phấn màu
3 Hoa, quà Hà
4
Văn nghệ
Mỹ
Hằng
Mỗi tổ một tiết mục
VI Tư Liệu ;Các chỉ tiêu thi đua đầu năm; các bản đăng kí thi đua
Ngày soạn: 16/11/ 2012 Ngày dạy:24/11/2012- Lớp 6A - Tiết 1 TKB
Điều chỉnh: ……………………………………………………………………………….
Chủ điểm tháng 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
9
TIẾT 2: TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY 20 – 11

II. Mục tiêu: HS có
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nâng cao nhận thức về ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Biết ứng xử có văn hoá đối với các thầy cô giáo.
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng
tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết, giúp đỡ
nhau học tập. Tích cực hưởng ứng lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng tự tin tham gia lễ kỉ niệm ngày hội của các thầy cô giáo.
Kĩ năng giao tiếp ứng xử với thầy cô giáo.
Kĩ năng tìm kiếm lựa chọn các nội dung, hình thức tham gia lễ kỉ niệm .
Kĩ năng thể hiện sự thông cảm với lao động sư phạm của thầy cô.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận; kể chuyện biểu đạt sáng tạo, hỏi và trả lời; trình bày một phút.
1V. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Câu chuyện tấm gương về tình thầy trò, vai trò, công ơn của thầy cô giáo.
- Những kỷ niệm sâu sắc của thầy và trò trong 4 năm học THCS.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- Hoa, tặng phẩm
IV. Tiến hành hoạt động.
10
VI
Tư Liệu :
Phương pháp –
kỹ thuật
Nội dung
động não
Trình bày một
phút

* Khởi động: Cả lớp hát bài: “ Bụi phấn”
1. Khám phá
- Người dẫn chương trình nêu ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt
Nam 20 - 11, giới thiệu nội dung của hoạt động
- Giới thiệu đại biểu dự : GVCN lớp
2. Kết nối: .
HĐ1 : - Chúc mừng các thầy cô giáo.
- Tặng hoa, quà cho các thầy cô
HĐ2: Các cá nhân trình bày cảm nghĩ của mình về ngày 20/11 theo
hình thức kể chuyện, đọc thơ về thầy cô giảo
HĐ3 : Thi viết .vẽ, sáng tác thơ ,truyện giữa các tổ mỗi tổ trình bày
một tác phẩm của mình theo chủ đề dành tặng các thầy cô giáo.
HĐ4 :Văn nghệ xen kẽ.
HĐ5: - Phụ huynh phát biểu tặng hoa thầy cô
- Các thầy cô phát biểu ý kiến.
3. Thực hành:
- Người điều khiển nêu câu hỏi.
? Bạn hãy cho biết là học sinh được sự dạy dỗ của các thầy các cô bạn
phải làm gì để xứng đáng với công lao to lớn đó?
- Hs lên bảng và tình bày trong vòng 1 phút.
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau. Chủ điểm tháng 12: uống nước nhớ nguồn
Hoạt động sau: Thi tìm hiểu quyền trẻ em.
Phân công
stt Nội dung công
việc
Người
thực hiện
Phương tiện Ghi chú

1 Dẫn chương trình Nghiệp Bản chương trình
2 Trang trí tổ2 Phấn màu
3 Quà Hà
4
Văn nghệ
Mỹ
Hằng
Mỗi tổ một tiết mục
11
Ngày soạn: 3/12/2012 Ngày thực hiện: 7/12/2012
Lớp thực hiện : 9A
Chủ điểm tháng 12: Tiết 1 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh nhận thức được truyền thống cách mạng vẻ vang
của dân tộc, của quân đội ta
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hoạt động tập thể.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống cách mạng
của dân tộc.
- Kĩ năng tự nhận thức về khả năng của bản thân để tham gia hội
vui học tập
- Kĩ năng hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập
3. Thái độ: - Biết tự hào, trân trọng và phát huy truyền thống đó
- Kính trọng biết ơn cụ Hồ và các gia đình có công với cách mạng
B. NỘI DUNG:
Hoạt động 2: THI VĂN NGHỆ
I. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết hát và tập sáng tác bài hát, bài thơ ca ngợi
con người, quê hương đất nước
- Yêu thích văn nghệ, yêu con người, yêu quê hương đất nước,

phát triển tình cảm thẩm mĩ
2. Kĩ năng: - Kĩ năng tự tin tham gia hội thi văn nghệ.
- Rèn kĩ năng hoạt động tập thể
3. Thái độ: - Tích cực tham gia hoạt động văn nghệ của lớp, của trường
II. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Chuẩn bị về phương tiện:
- Bài hát, bài thơ, câu chuyện về anh hùng, liệt sĩ, về quê hương, đất nước
- Biểu điểm.
- Giấy bút.
2. Chuẩn bị về tổ chức:
a) Giáo viên chủ nhiệm:
+ Thông báo nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động kỉ niệm ngày thành lập
quân đội nhân dân Việt Nam: 22- 12
+ Gợi ý cho học sinh các nội dung chính của hoạt động, theo dõi và điều chỉnh
các hoạt động cụ thể của học sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp
+ Phần thưởng
- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến với cán bộ lớp các công việc chung.
* Hình thức
- Thi hát, múa, ngâm thơ, kể chuyện, hoạt cảnh, tiểu phẩm.
- Thi sáng tác thơ, phổ nhạc cho bài thơ của mình.
b) Cán bộ lớp:
- Cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động:
+ Điều khiển chương trình: Hà Văn Minh
+ Thư kí: Lương Thị Trang
+ Trang trí lớp: Tổ 3
+ Mỗi tổ chuẩn bị từ 2 - 3 tiết mục văn nghệ
+ Chọn 4 thành viên dự thi hát, ngâm thơ, kể chuyện, giữa các tổ và thi
sáng tác (Tổ trưởng )
12
+ Chuẩn bị một số câu đố vui dành cho khán giả.

+ Ban giám khảo: 1) Ngân Thị Lệ
2) Hà Thị Ánh
3) Hà Văn Chiến
- Ban giám khảo xây dựng thang điểm: Hát hay, đúng, phong cách biểu diễn tự
nhiên: 10 điểm
+ Chuẩn bị nhạc cụ: Tổ 1
+ Chuẩn bị phần thưởng: Tổ 2
- Mọi thành viên khác đều tìm hiểu, ôn luyện sẵn sàng xung phong tham gia
vào hoạt động.
c) Cá nhân học sinh:
- Lớp trưởng kiểm tra kết quả chuẩn bị của các nhóm, các thành viên
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
1. Phần mở đầu: (5’)
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
Kính thưa quí vị đại biểu !
Kính thưa cô giáo chủ nhiệm!
Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Để giúp các bạn biết hát và sáng tác bài hát, bài thơ ca ngợi con người, quê hương đất nước,
đồng thời yêu thích văn nghệ, yêu con người, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mĩ
và tích cực tham gia hoạt động văn nghệ của lớp của trường. Hôm nay được sự nhất trí của cô giáo
chủ nhiệm, lớp 9A tổ chức buổi hoạt động với chủ đề “Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách
mạng của quê hương đất nước”
Đến dự với buổi hoạt động của chúng ta hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có cô Hà Văn
Thiệu- Giáo viên chủ nhiệm cùng toàn thể 41 bạn học sinh cũng có mặt đông đủ.
2. Tiến trình cụ thể:
a) Các hoạt động: (29’)
* Hoạt động 1: Thi văn nghệ
- Thi tiết mục văn nghệ tập thể của mỗi tổ:
+ Lần lượt mỗi tổ biểu diễn tiết mục tập thể của tổ.
+ Ban giám khảo cho điểm công khai, và công bố kết quả.

- Thi hát ngâm thơ giữa các tổ:
+ Mỗi tổ cử 2 đại diện dự thi.
+ Mỗi lượt, mỗi nhóm được hái 1 bông hoa có viết sẵn và trình bày theo
yêu cầu của câu hỏi.
+ Ban giám khảo cho điểm công khai và công bố kết quả từng mặt.
+ Hết thời gian qui định, ban giám khảo công bố kết quả chung của phần
thi
- Thi sáng tác thơ:
+ Mỗi tổ cử đại diện dự thi tạo thành một nhóm.
+ Mỗi nhóm sáng tác một bài thơ theo thời gian qui định.
+ Hết giờ người điều khiển chương trình thu và lần lượt đọc bài thơ của
từng nhóm cho cả lớp nghe. Ban giám khảo chấm điểm công khai.
+ Từng nhóm lần lượt phổ nhạc ngâm bài thơ của mình.
+ Ban giám khảo cho điểm công khai và công bố kết quả.
* Hoạt động 2: Thi giải ô chữ, câu đố vui
- Người điều khiển chương trình lần lượt nêu từng câu đố vui ô chữ, tên bài hát, hoặc tên của
các anh hùng liệt sĩ, địa chỉ lịch sử
- Cổ động viên xung phong trả lời.
13
* Câu đố: Bọn em hai đứa cùng tên
Đứa đựng sách vở, đứa trên mái đầu
(Là cái gì?)
Đáp án: Cặp sách, cặp tóc.
Con gì đầu rắn mình rùa
Tên nhân thành chín (9) nếu trừ bằng (0)
(Là con gì?)
Đáp án: Con Ba Ba
Con gì càng bé càng to
Nấu rau đay mướp ăn no vẫn thèm
(Là con gì?)

Đáp án: Con cua
* Giải ô chữ:
1. Ô chữ có 7 chữ cái: Đây là điều quí nhất của mỗi con người?
Đáp án: Sức khoẻ
2. Ô chữ có 12 chữ cái:
Đây là tên của Bác Hồ kính yêu thời kì Bác hoạt động ở Pháp?
Đáp án: Nguyễn ái Quốc
3. Ô chữ có 9 chữ cái:
Đây là tên Bác Hồ kính yêu thời kì Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.
Đáp án: Hồ Chí Minh
b. Kết thúc hoạt động: (5’)
- Người điều khiển chương trình thay mặt lớp lên cám ơn sự có mặt của các vị đại biểu, các
thầy cô giáo.
- Người điều khiển mời cô giáo chủ nhiệm lên nhận xét buổi hoạt động:
+ Sự chuẩn bị
+ Nội dung hoạt động
+ Tinh thần ý thức tham gia hoạt động
3. Củng cố và luyện tập: (5’)
? Qua nội dung hoạt động thi văn nghệ của chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn, em có
cảm nhận và suy nghĩ gì?
Đáp án: - Cần tự tin trong mọi hoạt động tập thể
- Biết ứng xử có văn hoá với bạn bè, người thân, người có công với cách mạng.
- Trân trọng những thành quả ngày hôm nay đang đươc hưởng, từ đó có ý thức hơn trong
việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức và ý thức học tập
4. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1’)
Hoạt động sau: Hội vui học tập: (Kiến thức ở tất cả các môn).
*****************************************************
14
Ngày soạn: 3/12/2012 Ngày thực hiện: 7/12/2012

Lớp thực hiện : 9A
Tiết 2 HỘI VUI HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
- Giúp học sinh hiểu được về môi trường biển đảo Việt Nam, từ
đó có ý thức học tập và bảo vệ đối với lãnh thổ của đất nước
2. Kĩ năng: - Có kĩ năng thực hành, vận dụng các kiến thức về các môn học
vào trong cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học tự
nhiên trong xã hội
- Kĩ năng tự nhận thức về khả năng của bản thân để tham gia hội
vui học tập
- Kĩ năng hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập
- Kĩ năng tự tin khi tham gia hội vui học tập
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người khác trong hội vui học tập
3. Thái độ: - Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao
II. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Chuẩn bị về phương tiện:
- Giấy, bút, bảng, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời.
- Biểu điểm.
- Giấy bút.
2. Chuẩn bị về tổ chức:
a) Giáo viên chủ nhiệm:
+ Gợi ý cho học sinh các nội dung chính của hoạt động, theo dõi và điều chỉnh
các hoạt động cụ thể của học sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp
+ Phần thưởng
+ Một số câu hỏi, bài tập, câu đố vui của các môn học và đáp án.
+ Liên hệ với giáo viên bộ môn đã chọn nhờ họ giúp đỡ xây dựng câu hỏi và
đáp án:
Nội dung: - Kiến thức cơ bản của một số môn học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

- Giải thích các hiện tượng khoa học tự nhiên trong xã hội.
- Một số vấn đề về biển đảo Việt Nam
b) Cán bộ lớp: - Lớp thảo luận thống nhất chọn các môn học cần tổ chức hội vui (Toán, văn,
sử, tiếng Anh )
- Cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động:
+ Điều khiển chương trình: Hà Văn Minh
+ Thư kí: Lương Thị Trang
+ Trang trí lớp: Tổ 2
+ Mỗi tổ chuẩn bị từ 2 - 3 tiết mục văn nghệ
+ Mỗi tổ cử một người dự thi 1 môn ( Các học sinh khác cũng ôn tập tốt để
dự thi phần của cổ động viên và tham gia cùng thí sinh khi có cơ hội)
+ Ban giám khảo: 1) Ngân Thị Lệ ; 2) Hà Thị Ánh
3) Trương Thị Nam; 4) Hà Văn Chiến
c) Cá nhân học sinh:
- Lớp trưởng kiểm tra kết quả chuẩn bị của các nhóm, các thành viên
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
15
1. Phần mở đầu: (4’)
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
Kính thưa quí vị đại biểu !
Kính thưa cô giáo chủ nhiệm!
Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Để giúp các bạn nắm vững kiến thức của các môn học, có hứng thú, vượt khó, quyết tâm học
tập tốt để đạt được kết quả cao. Hôm nay được sự nhất trí của cô giáo chủ nhiệm lớp 9A
2
tổ chức
buổi hoạt động với chủ đề “Hội vui học tập”
Đến dự với buổi hoạt động của chúng ta hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có cô Hà Văn
Thiệu- Giáo viên chủ nhiệm cùng toàn thể 41 bạn học sinh cũng có mặt đông đủ.
2. Tiến trình cụ thể:

a) Các hoạt động: (30’)
* Hoạt động 1: Thi hỏi đáp giữa các tổ:
- Người dẫn chương trình giới thiệu thí sinh dự thi của các tổ.
- Đại diện dự thi mỗi tổ bốc thăm câu hỏi hoặc chọn số thứ tự câu hỏi từng môn
- Người điều khiển chương trình đọc nội dung câu hỏi để nhóm bốc được câu hỏi đó trả lời.
Nhóm khác và cổ động viên có quyền xin trả lời nếu nhóm đó không trả lời được, trong trường hợp
không ai trả lời đúng thì người điều khiển chương trình nêu đáp án.
* Câu hỏi 1: Nhân vật chính trong truyện ngắn “Làng” là ai?
A. Ông Hai B. Bà Hai
C. Bà chủ nhà D. Bác Thứ
Đáp án: A
* Câu hỏi 2: Bài thơ “Đồng chí” viết về đề tài gì?
A. Tình đồng đội B. Tình quân dân
C. Tình anh em D. Tình bạn bè
Đáp án: B
* Câu hỏi 3: Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả truyện Kiều?
A. Có kiến thức sâu rộng, và là một thiên tài văn học
B. Từng trải có vốn sống phong phú
C. Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn
D. Cả A - B- C đều đúng
Đáp án: D
- Ban giám khảo cho điểm công khai và công bố kết quả
* Hoạt động 2: Thi trả lời nhanh
1. Nghĩ nhanh: Có một tàu điện đi về hướng Nam. Gió hướng Tây Bắc. Vậy khói từ con tầu
sẽ theo hướng nào? Trả lời: Tàu điện làm gì có khói
2. Làm thế nào để không đụng phải ngón tay khi bạn đạp búa bào một cái móng tay?
Trả lời: Cầm búa bằng cả hai tay
3. Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cay, làm sao để lấy nhánh cây mà khoogn
làm động con chim? Trả lời: Bạn chịu khó đợi chim bay đi nhé.
4. Cái đầu giống mèo, chân giống mèo và tai giống con mèo nhưng không phải con mèo. Vậy

là con gì? Trả lời: Con của con mèo (Còn gọi là mèo con)
5. Miệng rộng nhưng không nói một từ là gì? Trả lời: Con sông
6. Không có bố mẹ nào phản ứng khi giáo viên đánh những đứa trẻ trong lớp. Tại sao?
Trả lời: Vì đây là lớp học trong trại mồ côi.
7. Cái gì luôn ở phía trước bạn mà bạn không bao giờ nhìn thấy? Trả lời: Tương lai
8. Cái gì bạn không mượn mà trả?
16
Trả lời: Lời cám ơn.
9. Cái gì luôn đi đến mà không bao giờ đến nơi? Trả lời: Ngày mai
10. Vào lúc nào thì đồng hồ gõ 13 tiếng? Trả lời: Là lúc bạn nên đem đồng hồ đi sửa.
11. Lúc lí tưởng để ăn trưa? Trả lời: Sau bữa ăn sáng.
13. Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo?
Trả lời: 2 quả (Vì bạn đã lấy đi 2 quả rồi còn gì)
14. Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó có bao
nhiêu người? Trả lời: 9 người (Bao gồm 6 người con trai, 1 cô con gái và bố mẹ)
15. 30 chia 1/2, và cộng thêm 10, bằng bao nhiêu? Trả lời: Bằng 70
16. Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mưa đông giá rét, bạn bước vào một căn phòng
có một cây đèn, một bếp dầu và một bếp củi. Bạn thắp gì trước tiên?
Trả lời: Que diêm (Bạn phải bật que diêm lên trước thì mới thắp được những dụng cụ còn lại
chứ)
17. Con số lớn nhất có duy nhất hai chữ số? Trả lời: 99 (= 9x9x9x9x9x9x9x9x9 lớn quá trời
lớn)
18. Có hai bình rộng miệng, đựng đầy nước. Làm sao để cho tất cả nước vào trong một cái
chậu mà vẫn biết nước nào của bình nào (Không được cho cả bình hay bất kì dụng cụ đựng nước
nào vào chậu)? Trả lời: Cho cả hai vào tủ lạnh để đông thành đá rồi cho chung vào một chậu.
19. Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: Phòng thứ
nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát, phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong 3
năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn? Trả lời: Phòng 3 vì 3 năm không ăn thì đến chúa sơn lâm
cũng chết.
20. Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ

sáu, thứ bảy, chủ nhật? Trả lời: Hôm qua, hôm nay, ngày mai
- Các tổ thi trả lời nhanh. Nếu không có đội nào trả lời thì cổ động viên xung phong trả lời,
không ai trả lời đúng thì người điều khiển chương trình đưa ra đáp án.
- Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi
- Trao phần thưởng
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về môi trường biển đảo Việt Nam:
1. Nêu tầm quan trọng của biển nước ta đối với kinh tế, xã hội?
Trả lời: Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, nếu biết khai thác và khai thác đúng
nguồn tài nguyên đó thì làm cho nước ta ngày càng giầu và mạnh lên từ biển. Đây là một vấn đề có
ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước, trong đó nổi bật là dầu khí (với trữ
lượng khoảng 3- tỷ tấn dầu quy đổi), ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản phổ biến khác như: than,
sắt, ti tan, cát thủy tinh , hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn và cả những tài nguyên có
giá trị năng lượng cao mà khoa học hiện đại mới phát hiện. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven
biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa
Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông, Trung Quốc và Nhật Bản với
các nước trong khu vực. Có thể nói đó là cánh cửa rộng mở để cho ta vươn ra đại dương bao la,
nhằm chủ động hội nhập kinh tế với thế giới có hiệu quả.
2. Nêu một số hiểu biết của em về quần đảo Trường Xa?
Trả lời: Trường-Sa nằm về phía Nam của Biển Đông, đảo gần nhất cách quần đảo Hoàng
Sa vào khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất có đến 500 hải lý. Quần đảo này gồm khoảng trên một trăm
đảo, nếu tính cả những hòn đá và bãi cạn. Đảo Trường Sa, (tên gọi này dùng chung cho cả quần
đảo) cách Vũng Tàu 305 hải lý, cách Cam Ranh 250 hải lý, cách Đảo Phú Quý 210 hải lý.
Bề dài nhất của biển Trường Sa đo được chừng 500 hải lý, tính từ Bãi Cỏ Rong tận cùng
hướng Đông Đông Bắc tới Bãi Tứ Chính là nơi tận cùng hướng Tây - Tây Nam của quần đảo
Trường Sa. Biển tuy rộng nhưng diện tích các đảo, đá, bãi nổi lên khỏi mặt nước lại rất ít, chỉ tổng
cộng vào khoảng 10 km
2
.
17
3. Nêu sơ lược về công ước quốc tế 1982 về biển đảo Việt Nam?

- Theo Công ước 1982, phạm vi vùng biển của Việt Nam được mở rộng từ vài chục nghìn
km2 lên đến gần một triệu km2. Nước Việt Nam không còn thuần tuý có hình dạng hình chữ ''S''
nữa mà mở rộng ra hướng biển, không chỉ có biên giới biển chung với Trung Quốc, Campuchia mà
cả với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á như Philíppin, Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan
- Với 320 điều khoản và 9 phụ lục, Công ước Luật biển 1982 được coi là bản hiến pháp về
biển của cộng đồng quốc tế, không chỉ bao gồm các điều khoản kế thừa từ các điều ước quốc tế
trước đó về biển mà còn pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán quốc tế, tồn tại qua một
thời gian dài trong thực tiễn của các quốc gia, cũng như những xu hướng phát triển mới trong thực
tiễn sử dụng và khai thác biển và đại dương. Một số chế định quan trọng của công ước bao gồm:
+ Công ước khẳng định lại cách thức xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
dựa trên hai phương pháp: đường cơ sở thẳng và đường cơ sở theo ngấn nước thủy triều thấp nhất
ven bờ biển.
+ Việt Nam là một trong 9 quốc gia nằm trên bờ biển Đông, bên cạnh các quốc gia khác là
Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.
- Sau khi Công ước Luật biển 1982 được thông qua ngày 30- 4- 1982, Việt Nam là một trong
107 quốc gia đầu tiên tham gia ký công ước tại Montego Bay.
Ngày 23- 6- 1994, Quốc hội Việt nam đã ra nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Luật biển, trong
đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và
quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
trên cơ sở các quy định của công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, yêu cầu các nước
khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.
- Đồng thời, nghị quyết ngày 23- 6- 1994 của Quốc hội Việt Nam một lần nữa khẳng định
chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các
tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến vấn đề biển Đông thông
qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp
luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
* Hoạt động 3: Văn nghệ
- Người điều khiển chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ của các cá nhân, các tổ đã
được chuẩn bị sẵn.

- Các tiết mục văn nghệ lần lượt trình bày.
b. Kết thúc hoạt động: (4’)
- Người điều khiển chương trình thay mặt lớp lên cám ơn sự có mặt của các vị đại biểu, các
thầy cô giáo, sự nhiệt tình của các bạn học sinh.
- Người điều khiển mời cô giáo chủ nhiệm lên nhận xét buổi hoạt động:
+ Sự chuẩn bị
+ Nội dung hoạt động
+ Tinh thần ý thức tham gia hoạt động
3. Củng cố và luyện tập: (6’)
? Thông qua hoạt động này em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với các bộ
môn học nói chung các hoạt động phong trào của lớp nói riêng?
Trả lời:
- Tích cự học tập và tu dưỡng rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi. Học để mở
mang kiến thức cho bản thân mình để mai này phục vụ đất nước
- Tích cực tham gia và phát huy sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật.
* Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm:
1. Học sinh đánh giá xếp loại:
18
? Em thu hoạch được gì qua các hoạt động của tháng:
? Em tự xếp loại:
Tốt: Khá: T. Bình:
2. Tổ đánh giá xếp loại:
Tốt : Khá : T.Bình:
3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại.
Tốt : Khá : T.Bình:
4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
Chuẩn bị hoạt động sau: “Mừng Đảng, Mừng Xuân”: Sinh hoạt văn nghệ. Giao lưu với Đảng
viên của trường.
Ngày soạn: 20/02/2013 Ngày thực hiện:25/02/2013
Lớp thực hiện : 9A

19
Chủ điểm tháng 1 + 2:
Tiết 1 MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh nhận thức được vai trò của Đảng trong sự nghiệp
đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.
- Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối chính sách của Đảng.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hoạt động tập thể.
3. Thái độ: - Biết rèn luyện lối sống có văn hoá, có bản lĩnh để vươn lên
- Kính trọng biết ơn cụ Hồ và các gia đình có công với cách mạng
B. CÁC PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ; Thảo luận; Biểu đạt sáng tạo
C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các tư liệu (sách báo, thơ ca, tranh ảnh, bản tin,…) nói về sự đổi mới và phát triển đất nước
- Một số tiết mục văn nghệ
- Giấy màu, bút màu, một vài dụng cụ khác
D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Khám phá : Người điều khiển nêu yêu cầu của hoạt động
Để mở đầu cho hoạt động hôm nay, xin mời các bạn hát bài “ Đảng cho ta mùa xuân”
Các bạn thân mến. Để dành được độc lập, tự do, hạnh phúc đã có biết bao anh hùng hy sinh cho
Tổ quốc. Đó là kết quả lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Hôm nay lóp chúng ta tổ chức với chủ đề “ Sự
đổi mới và phát triển đất nước”.
2. Kết nối
Hoạt Động 1: NÊU VẤN ĐỀ, TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN
Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi hoặc các vấn đề. Yêu cầu cả lớp suy
nghĩ, phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận
1. Sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ đâu?
2. Bạn hãy kể những nét chính về sự đối mới kinh tế của nước ta hiện nay?
3. Bạn hãy kể tên những thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay?
4. Bạn có thể nói cảm nhận của bạn về sự đổi mới đất nước về mặt đời sống văn hóa hiện

nay? Các thành viên trong lớp trao đổi, thảo luận và có thể nêu thắc mắc hoặc một số vấn đề để cả
lớp cùng trao đổi.
Vấn đề nào chưa rõ có thể xin ý kiến cố vấn.
Người điều khiển chương trình chốt lại kết quả trao đổi thảo luận.
Hoạt Động 2: SINH HOẠT VĂN NGHỆ
Người điều khiển giới thiệu từng tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị lên trình diễn trước lớp. Đó
là các tiết mục với các thể loại khác nhau: đơn ca, đọc thơ, kể chuyện, múa, tốp ca,…về “Sự Đổi
Mới và Phát Triển Đất Nước”.
3. Thực hành/luyện tập
Hoạt Động 3: CHIA SẺ CẶP ĐÔI, THẢO LUẬN
- Người diều khiển đặt câu hỏi để toàn lớp cùng tham gia suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
20
1. Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn đối với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội
hiện nay cần phải đấu tranh loại bỏ.
2. Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và sự phát triển của đất nước
không?
3. Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn với những hiện tượng tiêu cực, sai
trái hiện nay không? Tại sao?
4. Vận dụng
GV yêu cầu mỗi HS hãy phản ánh những ý kiến những người thân trong gia đình cùng nghe để
mọi người cùng chia sẻ.
VI. TƯ LIỆU
- Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em
Ngày soạn: 20/02/2013 Ngày thực hiện:25/02/2013
Lớp thực hiện : 9A
:
Hoạt động 3: Tiết 2: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
I. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng đã
mang lại mùa xuân tươi đẹp cho quê hương đất nước

- Yêu thích văn nghệ, yêu con người, yêu quê hương đất nước,
phát triển tình cảm thẩm mĩ
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong
phú hơn khả năng văn nghệ của lớp
3. Thái độ: - Tích cực tham gia hoạt động văn nghệ của lớp, của trường
II. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Chuẩn bị về phương tiện: - Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm; Một số nhạc cụ ( nếu có )
- Một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, ca ngợi mùa xuân và quê hương
2. Chuẩn bị về tổ chức:
a) Giáo viên chủ nhiệm:
+ Thông báo nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động sinh hoạt văn nghệ mừng
Đảng, mừng Xuân, mừng quê hương, đất nước.
+ Gợi ý cho học sinh các nội dung chính của hoạt động, theo dõi và điều chỉnh
các hoạt động cụ thể của học sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp
+ Phần thưởng
- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến với cán bộ lớp các công việc chung.
* Hình thức: - Trình diễn văn nghệ; Trò chơi văn nghệ
b) Cán bộ lớp:: Cán bộ lớp họp phân công:
+ Điều khiển chương trình: Hà Văn Minh
+ Thư kí: Lương Thị Trang
+ Trang trí lớp: Tổ 1 : - Mọi học sinh đều chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để tham gia
- Cá nhân và các nhóm, tổ đăng kí tiết mục văn nghệ
- Chuẩn bị các trò chơi văn nghệ như hát nối, kể tên bài hát
+ Ban giám khảo: 1) Ngân Thị Lệ ; 2) Hà Thị Đình
3) Hà Thị Ánh ; 4) Hà Văn Quyền
- Ban giám khảo xây dựng thang điểm: Hát hay, đúng, phong cách biểu diễn tự
21
nhiên: 10 điểm
+ Chuẩn bị nhạc cụ: Tổ 3
+ Chuẩn bị phần thưởng: Tổ 2

c) Cá nhân học sinh: - Lớp trưởng báo cáo với giáo viên chủ nhiệm kết quả chuẩn bị
- Kiểm tra kết quả chuẩn bị của các nhóm, các thành viên.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Phần mở đầu: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
Kính thưa quí vị đại biểu !
Kính thưa cô giáo chủ nhiệm!
Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Đảng ta là một tổ chức Đảng hoạt động vững mạnh, Đảng hoạt động do dân và vì dân. Đất
nước ta được hoà bình , thống nhất và ổn định là nhờ có sự hoạt động vững mạnh của tổ chức Đảng.
Giúp các bạn càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho quê
hương đất nước, biết rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ. Hôm nay được sự nhất trí
của cô giáo chủ nhiệm lớp 9A
2
tổ chức buổi hoạt động với chủ đề: “Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng
mừng xuân”
Đến dự với buổi hoạt động của chúng ta hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có các vị đại biểu, có
Thầy Hà Văn Thiệu - giáo viên chủ nhiệm cùng toàn thể 40 bạn học sinh cũng có mặt đông đủ.
2. Tiến trình cụ thể:
a) Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Ca hát mừng Đảng mừng xuân:
- Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã đăng kí lên trình
diễn hoặc cá nhân xung phong lên trình diễn.
- Ban giám khảo chấm và cho điểm công khai.
* Hoạt động 2: Trò chơi văn nghệ
? Cho biết tác giả bài hát “Trái đất này là của chúng em” (Trương Quang Lục - Định Hải)
? Bài hát nào có từ “mực tím” (Màu mực tím - Trương Quang Lục)
? Bài hát nào ca ngợi Tổ quốc Việt Nam của tác giả Hoàng Vân. (Ca ngợi Tổ quốc)
? Em hãy hát bài “Thanh niên làm theo lời Bác”
? Thi hát về những bài có tên “mái trường”
Hát Lần lượt thực hiện nội dung hát của nhóm mình.

? Bài hát nào có kể tên về nhiều đồ dùng học tập nhất.
* Trò chơi Chia lớp làm 2 đội : Thi xem đội nào hát được nhiều bài hát mà chữ cuối của câu
hát hoặc bài hát là chữ đầu tiên của câu hoặc bài hát khác
- Đội nào hát được nhiều hơn là đội thắng cuộc.
b. Kết thúc hoạt động: (5’)
b. Kết thúc hoạt động: (4’)
- Người điều khiển chương trình thay mặt lớp lên cám ơn sự có mặt của các vị đại biểu, các
thầy cô giáo, sự nhiệt tình của các bạn học sinh.
- Người điều khiển mời cô giáo chủ nhiệm lên nhận xét buổi hoạt động:
+ Sự chuẩn bị; + Nội dung hoạt động ; + Tinh thần ý thức tham gia hoạt động
3. Củng cố và luyện tập: (5’)
? Thông qua hoạt động này em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với các hoạt
động phong trào của lớp?
Trả lời: Tích cực tham gia và phát huy sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật.
- Tích cực học tập và tu dưỡng rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi. Học để mở
mang kiến thức cho bản thân mình để mai này phục vụ đất nước
4. Hướng dẫn học ở nhà:
Hoạt động sau: Giao lưu với Đảng viên của trường
22
Ngày soạn: 20/02/2013 Ngày thực hiện: 25/02/2013
Lớp thực hiện : 9A
Hoạt động 4: Tiết 3, 4: GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu biết những nét cơ bản về chi bộ, của Đảng viên của chi bộ
Đảng trong nhà trường.
- Tôn trọng, tin tưởng, tự hào về chi bộ nhà trường, tự hào vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Học tập rèn luyện các gương tốt đoàn viên.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống.
3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác, giúp đỡ nhau
II. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

1. Chuẩn bị về phương tiện: Các câu hỏi cần tìm hiểu về người Đảng viên, chi bộ, nhà
trường
? Chi bộ nhà trường có bao nhiêu Đảng viên? Ai là bí thư chi bộ?
Đáp án: Chi bộ nhà trường có 10 Đảng Viên, thầy giáo hiệu trưởng Lê Xuân Tráng làm bí thư
chi bộ
? Truyền thống dạy và học của chi bộ được thực hiện như thế nào?
Đáp án: Truyền thống dạy và học của chi bộ được thể hiện qua từng tiết dạy, các thầy cô giáo
là Đảng viên luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, luôn lấy học sinh là trung tâm, truyền thụ
đầy đủ các kiến thức có liên quan đến nội dung bài học.
? Đảng viên nào xuất sắc nhất trong chi bộ?
Đáp án: ? Người Đảng viên cần có những phẩm chất nào?
Đáp án: Chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
nhà nước, nêu cao tinh thần phê và tự phê, có lối sống hoà nhã đoàn kết, nêu
cao tinh thần xây dựng tập thể, tổ chức, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được
giao,
Một số tiết mục văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, nhà trường, quê hương.
2. Chuẩn bị về tổ chức:
a) Giáo viên chủ nhiệm: + Thông báo nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động sinh hoạt giao
lưu với Đảng viên của trường.
+ Gợi ý cho học sinh các nội dung chính của hoạt động, theo dõi và điều chỉnh
các hoạt động cụ thể của học sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp
+ Phần thưởng
- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến với cán bộ lớp các công việc chung.
- Tìm hiểu tốt công tác Đảng của nhà trường và của địa phương, tìm hiểu nhiệm vụ của chi bộ
nhà trường và của Đảng viên. Truyền thống của chi bộ nhà trường.
- GVCN Liên hệ với chi bộ nhà trường tham gia hoạt động, giao lưu với lớp.
- Nêu nội dung hoạt động giao lưu với các Đảng viên trong trường, yêu cầu cả
lớp cùng thống nhất thời gian tham gia tiến hành.
b) Cán bộ lớp: Hội ý cán bộ lớp, với ban chỉ huy chi đội để thống nhất về yêu cầu, hình thức
giao lưu và phân công các công việc cụ thể.

+ Xây dựng chương trình giao lưu: Lương Thị Trang
+ Cử người dẫn chương trình: Hà Văn Minh
+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ: Hà Thị Ánh
+ Chuẩn bị hoa tặng: Hà Thị Trinh
+ Cử người dẫn chương trình các câu hỏi giao lưu với đoàn viên của trường: Vi Thị Thủy
c) Cá nhân học sinh: - Lớp trưởng báo cáo với giáo viên chủ nhiệm kết quả chuẩn bị
- Kiểm tra kết quả chuẩn bị của các nhóm, các thành viên.
23
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Phần mở đầu: (4’) Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
Kính thưa quí vị đại biểu !
Kính thưa cô giáo chủ nhiệm!
Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Để giúp các bạn hiểu những nét cơ bản của chi bộ nhà trường và Đảng viên của chi bộ. Để có
lòng tin tưởng tự hào về chi bộ nhà trường. Hôm nay đựơc sự nhất trí của anh phụ trách lớp 9A tiến
hành hoạt động với chủ điểm “Giao lưu với Đảng viên của trường”.
Đến dự buổi hoạt động hôm nay có thầy giáo Ngân Văn Trường đại diện cho Đảng viên trong
chi bộ nhà trường, thầy giáo chủ nhiệm cùng 40 bạn học sinh của lớp cũng có mặt đông đủ.
2. Tiến trình cụ thể:
a. Các hoạt động: (20’)
* Hoạt động 1: Giao lưu
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi: Các đại biểu Đảng viên trả lời
- Học sinh có thể nêu câu hỏi để giao lưu trực tiếp với đại biểu Đảng viên.
- Các đại biểu trả lời câu hỏi giải thích, kể truyện… theo yêu cầu của học sinh trong lớp. Đồng
thời đại biểu cũng có thể đặt câu hỏi hoặc đưa ra mọi yêu cầu nào đó đối với lớp, một đại diện học
sinh trả lời đáp ứng những yêu cầu.
* Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ (10’)
- Lớp cùng các đại biểu, Đảng viên cùng thể hiện các tiết mục văn nghệ mừng
Đảng, mừng xuân, tạo không khí sôi nổi đoàn kết.
b. Kết thúc hoạt động: (4’) : Người điều khiển chương trình thay mặt lớp lên cám ơn sự có

mặt của các vị đại biểu, các thầy cô giáo, sự nhiệt tình của các bạn học sinh.
- Người điều khiển mời cô giáo chủ nhiệm lên nhận xét buổi hoạt động:
+ Sự chuẩn bị; + Nội dung hoạt động ; + Tinh thần ý thức tham gia hoạt động
3. Củng cố và luyện tập: (6’) : ? Thông qua hoạt động này em hãy nêu những nét cơ bản của
chi bộ nhà trường và Đảng viên của chi bộ. Em hãy nêu lên những suy nghĩ của em về sự tin tưởng
và lòng tin tưởng tự hào về truyền thống dạy và học của các Đảng viên trong chi bộ nhà trường.
Trả lời: - Chi bộ nhà trường được thành lập cùng với ngày thành lập trường từ năm 1997.
Đến nay qua nhiều năm trưởng thành gồm có 18 đảng viên. Các Đảng viên trong chi bộ nhà trường
là một khối đoàn kết.
- Truyền thống dạy và học của chi bộ được thể hiện qua từng tiết dạy, các thầy cô giáo là Đảng
viên luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, luôn lấy học sinh là trung tâm, truyền thụ đầy đủ
các kiến thức có liên quan đến nội dung bài học.
* Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm:
1. Học sinh đánh giá xếp loại: ? Em thu hoạch được gì qua các hoạt động của tháng:
? Em tự xếp loại: Tốt: Khá: T. Bình:
2. Tổ đánh giá xếp loại: Tốt : Khá : T.Bình:
3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại.
Tốt : Khá : T.Bình:
4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
Chuẩn bị hoạt động sau: “Tiến bước lên Đoàn”: Sinh hoạt văn nghệ. Thảo luận kế hoạch
chuẩn bị cho ngày 26/3
Ngày soạn: 9/03/2013 Ngày thực hiện: 12/03/2013 Lớp thực hiện : 9A
24
Chủ điểm tháng 3: TIẾT 1: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được vai trò của Đoàn, nhiệm vụ và lí tưởng
của Thanh niên hiện nay
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hoạt động tập thể. Giao tiếp trong cuộc sống
3. Thái độ: - Tự hào về tổ chức Đoàn có ý thức tôn trọng và bảo vệ danh dự của
Đoàn

- Phấn đấu vươn lên Đoàn, học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên
phong của Đoàn.
B. NỘI DUNG:
Hoạt động 3:
SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
1. Kiến thức: - Giúp học sinh phát huy khả năng văn nghệ của lớp, khai thác
tìm hiểu thêm nhiều bài hát về Đoàn, biểu diễn dưới nhiều hình
thức.
- Yêu thích văn nghệ, yêu con người, yêu quê hương đất nước,
phát triển tình cảm thẩm mĩ
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong
phú hơn khả năng văn nghệ của lớp
3. Thái độ: - Tích cực tham gia hoạt động văn nghệ của lớp, của trường
- Khắc sâu ý nghĩa ngày thàmh lập Đoàn 26.3
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
a) Nội dung : Các bài hát về Đoàn; Tên bài hát, tên tác giả bài hát về Đoàn
b) Hình thức: - Trình diễn văn nghệ; Trò chơi văn nghệ
2. Chuẩn bị của học sinh:
a) Về phương tiện: - Tập hợp các bài hát về Đoàn: tên bài hát, tên tác giả; Câu hỏi, câu đố
- Một số tiết mục văn nghệ
b) Về tổ chức: Thành lập các đội chơi: Mỗi tổ cử 1 đội gồm 3 người, các đội tự đặt tên
- Chuẩn bị câu hỏi, câu đố
+ Điều khiển chương trình: Hà Thị Ánh
+ Thư kí: Lương Thị Trang
+ Trang trí lớp. ( Tổ 2 - 3 )
+ Mỗi tổ chuẩn bị từ 2 - 3 tiết mục văn nghệ
+ Chuẩn bị phần thưởng. ( Tổ 1 )
+ Ban giám khảo: Hà Văn Minh - Hà Thị Đình - Hà Thị Trinh - Hà Văn Quyền

+ Chuẩn bị đáp án, thang điểm ( Mỗi câu đúng 5 đ )
- Lớp trưởng báo cáo với giáo viên chủ nhiệm kết quả chuẩn bị
- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến với cán bộ lớp các công việc nói trên
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: (40’)
1. Đặt vấn đề: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
Kính thưa quí vị đại biểu !
Kính thưa cô giáo chủ nhiệm!
Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Giúp các bạn phát huy khả năng văn nghệ của lớp, biết khai thác tìm hiểu thêm nhiều bài hát
về Đoàn được biểu diễn dưới nhiều hình thức và khắc sâu ý nghĩa ngày thàmh lập Đoàn 26. 3. Hôm
nay được sự nhất trí của cô giáo chủ nhiệm lớp 9A tổ chức buổi hoạt động với chủ đề "Sinh hoạt
văn nghệ mừng ngày thành lập Đoàn 26.3 "
25

×