Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

báo cáo tiểu luận nguyên lý và mô thức các hệ phân tán các hệ phân tán dựa trên web

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.44 KB, 17 trang )

Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Viện Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông
o0o
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
NGUYÊN LÝ VÀ MÔ THỨC CÁC HỆ PHÂN TÁN
Đề bài: 01. Các hệ phân tán dựa trên Web
Giảng viên: TS.Vũ Thị Hương Giang
Nhóm sinh viên thực hiện: Tôn Văn Trưởng- CB120119
Nguyễn Văn Phương- CB120106
Nguyễn Thị Nụ- CB120102
Lớp: 12BCNTT2
Hà nội 12 - 2012
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TIỂU LUẬN
Đề tài: Các hệ phân tán dựa trên Web
MỤC LỤC
1.Giới thiệu hệ phân tán trên Web
Hệ phân tán đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực phát tri ển của
công nghệ máy tính, đăc bi ệt là trong điề u kiện phát triển bùng nổ
củ a các mạng máy tính. S ự phát triển của các mạ ng LAN, WAN
cho phép hàng trăm, hàng nghìn hay thậm chí hàng triệu mát
tính có thể k ết nối với nhau. Kết quả c ủa sự phát triển công nghệ
hiện nay không chỉ đáng tin cậy mà còn tạo nên các hệ thống máy
tính rất lớn, đượ c kết nố i bằng các đườ ng kết nối tốc độ cao. Chúng
tạo nên các mạng máy tính lớn hoặ c các hệ phân tán, ngược với hệ
thống t ập trung trước đây, bao gồm các máy tính đơn và có thể cả


thiế t bị điều khiển đầu cuố i (remote teminal). Có nhiều định nghĩa
được đưa ra, nhưng n ếu coi hệ phân tán là hệ thống phục vụ người
dùng thì : hệ phân tán là tập các máy tính độc lập giao tiếp với người
dùng như một hệ thống thống nhất và tr ọn vẹn.
Hệ phân tán được xây dựng cần đảm bảo một số đặc trưng :
• Chia sẻ tài nguyên
• Tính trong suốt
• Tính mở
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
• Tính co giãn
Tính trong suốt đảm bảo khả năng che giấu tiến trình và tài nguyên
phân tán trong mạng máy tính. H ệ phân tán có kh ả năng biểu diễn
bản thân nó vớ i người dùng và ứng dụng giống như mộ máy tính
đơn lẻ . Bài tiểu luận này sẽ trình bày về các đặc trưng về mặt lý
thuyết để đảm bảo tính trong suốt trong hệ phân tán và triển khai nó
trong hệ thống WEB.
2.Các vấn đề lý thuyết cơ bản của hệ phân tán
2.1 Tính trong suốt đối với người sử dụng
• Truy nhập (Access transparency): che giấu sự khác biệt trong
cách biểu hiện dữ liệu và cách thức truy nhập tài nguyên. Ở
mức cơ bản, ta che giấu sự khác biệt về kiến trúc máy, nhưng
quan trọng hơn chính là ta phải đạt được sự thống nhất trong
biểu diễn dữ liệu bởi các máy tính khác nhau và các hệ điều
hành khác nhau. Ví dụ , quy ước về cách đặ t tên c ủa các
máy tính khác nhau chạy trên các hệ đ iều hành khác nhau là
khác nhau, tuy nhiên cách thứ c này cùng với các thao tác với
file hoàn toàn trong su ốt vớ i cả ứng dụng và người dùng.
• Vị trí (Location transparency): che giấu vị trí tài nguyên →

người dùng hoàn toàn không biết về vị trí vật lý của tài nguyên
trong hệ thống. Đểđạt được , ta cần tiến hành định danh bằng
tên gọi logic. Tên gọi có thểđơn giản, không cần mã hóa. VD :
cardchua.vn, là tên của trang web, ta không hề biết vị trí vật lý
của nó trên Web server nào, nhưng vẫn có thể truy cập được.
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
• Di trú (Migration transparency): che giấu việc tài nguyên di
chuyển sang máy khác
• Di chuyển (Relocation transparency): che giấu việc tài nguyên
có thể bị di chuyển sang nơi khác
• Nhân bản (Repilcation transparency): che giấu việc sao chép tài
nguyên dẫn đến việc sao chép tài nguyên giúp đơn giản hóa và
tăng tốc độ truy cập dữ liệu
• Tương tranh (Concurrency transparency): che giấu sự chia sẻ
tài nguyên bởi một số người sử dụng, nhiều người dùng có thể
cùng truy cập dữ liệu tại cùng một thời điểm, đặc biệt sử dụng
nhiều trong mạng truyền thông.
• Lỗi (Failure transparency): che giấu lỗi và khắc phục lỗi →đảm
bảo người dùng hoàn toàn không biết về các lỗi xảy ra trong hệ
thống và sự khắc phục các lỗi này.

2.2 Kiến trúc
Hệ phân tán thường bao gồm tập phức tạp của các phần mềm nằm rải rác trên
các máy khác nhau, do đó cần tổ chức tốt. Có nhiều cách khác nhau để xem
xét tổ chức của hệ phân tán , và một trong sốđó là tách riêng tổ chức logic của
các thành phần phần mềm và các phần cứng hệ thống.
Một trong các mục đích quan trọng của hệ phân tán là phân tách các ứng
dụng từ nền bên dưới thông qua lớp trung gian. Đó chính là bước thiết kế

quan trọng với mục đích chính là đảm bảo tính trong suốt phân tán. Tuy
nhiên, việc đó phải đánh đổi bằng nhiều biện pháp thiết kế phức tạp để làm
lớp trung gian có khả năng tương tác tốt.
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
Các loại kiến trúc hệ thống:
- kiến trúc lớp
- kiến trúc hướng đối tượng
- kiến trúc dữ liệu trung tâm
- kiến trúc hướng sự kiện
Kiến trúc lớp : các thành phần được tổ chức theo kiểu lớp, thành phần lớp Li
sẽ gọi thành phần ở lớp dưới Li-1 , mô hình được sử dụng rộng rãi trong
truyền thông mạng . Kiến trúc hướng đối tượng có các đối tượng được định
nghĩa dưới dạng các thành phần và được kết nối với nhau thông qua cơ chế
gọi thủ tục (remote). Dạng kiến trúc phần mềm này tương tự như kiến trúc
client-server. Hai dạng kiến trúc lớp và hướng đối tượng vẫn đóng vai trò
quan trọng trong các hệ thống phần mềm lớn. Kiến trúc dữ liệu tập trung suy
ra từ ý tưởng các tiến trình giao tiếp thông qua phần tử (chủ động hay thụ
động) chung. Kiến trúc này cũng quan trọng không kém 2 kiến trúc trên, ví
dụ như hệ thống chia sẻ file chung nhằm che giấu tất cả các kết
nối trong hệ thống thông qua các liên kết ảo tới file như trong hệ thống
phân tán kiểu Web. Trong kiến trúc hướng sự kiện, tiến trình về cơ bản sẽ
giao tiếp thông qua sự lan truyền của sự kiện, có thể mang cả dữ liệu. Với hệ
phân tán, sự lan truyền sự kiện nói chung liên quan tới các hệ thống công
cộng (publish/subscribe). Ý tưởng cơ bản là các tiến trình gửi sự kiện sau khi
lớp trung gian đảm bảo chỉ các tiến trình chấp nhận sự kiện này mới có thể
nhận chúng. Lợi ích lớn của hệ thống hướng sự kiện là các tiến trình có mỗi
quan hệ linh động, chúng không cần liên quan chặ chẽ với các tiến trình khác.
Do đó chúng có thể liên kết hoặc tự do. Kiến trúc hướng sự kiện có thể kết

hợp với kiến trúc dữ liệu tập trung, tạo thành không gian dữ liệu chia sẻ. Bản
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
chất của không gian dữ liệu tập trung là các tiến trình có thể không liên kết
với nhau, chúng không cần sẵn sàng khi sự truyền đạt được thiết lập. Xa hơn,
nhiều không gian dữ liệu chia sẻ sử dụng giao diện SQL để chia sẻ kho dữ
liệu với ý nghĩa dữ liệu có thể truy nhập thông qua mô tả hơn là
tham chiếu rõ ràng, như trong trường hợp với file. Sự cần thiết của các
kiến trúc phần mềm đểđảm bảo tính trong suốt đối với các hệ phân tán là
không có gì phải bàn cãi, tuy nhiên yêu cầu về tính trong suốt phải đánh đổi
với hiệu năng hệ thống, khả năng chịu lỗi, khả thi khi lập trình và còn một số
các yêu cầu khác. Không có lời giải tách biệt nào đảm bảo tất cả yêu cầu của
hệ phân tán, do đó ta cần áp dụng tổng hợp các giải pháp để đạt hiệu quả.
2.3 Tiến trình
Khái niệm của tiến trình bắt nguồn từ các lĩnh vực của hệđiều hành , trong đó
nó được định nghĩa như là chương trình đang thực thi . Trong đó thì việc
quản lý và lập kế hoạch của các tiến trình có lẽ là vấn đề quan trọng nhất cần
phải quan tâm . Ví dụ , để tổ chức hiệu quả 1 hệ thống client-server, người ta
thường sử dụng các kỹ thuật đa luồng. Như chúng ta đã thảo luận trong phần
trước, đặc điểm quan trọng nhất của luồng trong hệ phân tán là chúng cho
phép các máy trạm và máy chủ có thểđược xây dựng để các kết nối và xử lý
nội bộ có thể chồng lên nhau , điều này dẫn đến hiệu suất cao , Trong những
năm gần đây , khái niệm vềảo hóa đã trở nên phổ biến . Ảo hóa cho phép một
ứng dụng và có thể có môi trường hoàn chỉnh bao gồm hệđiều hành , để chạy
đồng thời với các ứng dụng khác nhưng hoàn toàn độc lập về phần cứng và
nền tảng nằm dưới . Hơn nữa , ảo hóa giúp tách được các sự cố gây ra do lỗi
hay các vấn đề về bảo mật. Đây là một khái niệm quan trọng trong hệ phân
tán . Một vấn đề quan trọng , đặc biệt là ở khu vực phân tán rộng, là việc di
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán

Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
chuyển tiến tình giữa các máy tính khác nhau . Quá trình di chuyển hay cụ thể
hơn là di trú mã.
2.4 Truyền thông
• Truyền thông đa tiến trình là trái tim của hệ phân tán. Hệ phân tán
hiện đại chứa hàng nghìn, thậm chí hàng triệu tiến trình đồng thời
hoạt động trong mạng, tiêu biểu như Internet. Trong phần này, ta sẽ
xét tới vai trò của các mô hình truyền thông hiện đại trong
việc đảm bảo tính trong suốt của hệ phân tán:
Gọi thủ tục từ xa RPC (Remote Procedure Call)
Triệu gọi đối tượng từ xa ROI(Remote Object Invocation)
Truyền thông điệp MOM (Message Oriented Middleware)
Truyền thông hướng dạng (Stream Oriented Middleware)
2.5. Định danh
Tên giữ một vai trò rất quan trọng trong tất cả các hệ thống máy tính. Chúng
thường được sử dụng để chia sẻ tài nguyên, nhận biết các thực thể duy nhất,
tương ứng với các vị trị và hơn nữa. Một vấn đề quan trọng của việc định
danh đó là tên có thểđược phân giải tới thực thể tương ứng. Ngoài ra, việc
định danh cũng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính trong suốt về vị
trí ytong hệ phân tán. Giải pháp định danh cho phép một tiến trình truy cập
tới thực thểđã được đặt tên. Để phân giải tên, cần phải bổ sung hệ thống định
danh. Sự khác nhau giữa việc đặt tên trong hệ phân tán và hệ không phân tán
nằm ở cách hệ thống đặt tên được thực hiện.
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
2.6. Đồng bộ hoá
Trong hệ phân tán, vai trò của vấn để đảm bảo tính ổn định và thống nhất
hoạt động.chúng ta sẽ tìm hiểu bằng cách nào các tiến trình đồng bộ hóa

được với nhau.
2.7. Tính nhất quán và sử dụng bản sao
Dữ liệu nói chung trong hệ phân tán được nhân lên thành nhiều bản để
tăng thêm tính tin cậy và tăng hiệu năng. Vấn đề chính của các bản sao là
sự nhất quán giữa các bản sao khi một hoặc 1 số bản sao bị thay đổi. Ta
cần quan tâm tới 2 vấn đề : quản lý bản sao và giữ các bản sao được nhất
quán khi xây dựng hệ phân tán.
2.8.Tính chịu lỗi (Fault Tolerance)
Một đặc tính của hệ phân tán khác biệt với các hệ thống máy đơn lẻ là
khái niệm lỗi bộ phận, xảy ra khi một thành phần của hệ thống gặp sự cố.
Lỗi này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thành phần khác, trong
khi một số thành phần không chịu bất cứ ảnh hưởng nào. Ngược lại, sự cố
trong các hệ không phân tán thường làm cả hệ thống phải ngừng hoạt
động.
3 Hệ thống phân tán dựa trên Web
World Wide Web (www) có thểđược xem là hệ phân tán khổng
lồ nhất và cũng là tiêu biểu nhất với hàng triệu server và client cho
truy cập dữ liệu. Server chứa dữ liệu trong khi client cung cấp cho
người sử dụng giao diện thân thiện cho việc biểu diễn dữ liệu và
truy nhập dữ liệu. Tính trong suốt là một đặc trưng tiêu biểu
của hệ phân tán, cũng được thể hiện rõ rệt thông qua WEB. Đối
với người dùng , một tài liệu được lấy từ phía server , truyền tới
client, và được biểu diễn trên màn hình. Không có sự khác nhau
giữa tài liệu được lưu trữ bên trong client và tài liệu được lưu trữ
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
trên máy chủ, có thể là ở tận bên kia thế giới. Theo nghĩa này, tính
phân tán là trong suốt. Trong phần này, ta sẽ chỉđưa ra một số nội
dung thể hiện tính trong suốt tiêu biểu của web, đại diện tiêu biểu

của hệ phân tán hiện đại.
3.1Kiến trúc
• Hệ thống dựa trên web truyền thống
Nhiều hệ thống dựa trên nền web được tổ chức đơn giản dưới dạng
client-server. Nhân của web được định dưới dạng tiến trình có thể
truy cập tới một hệ thống file cục bộ lưu trữ dữ liệu. Cách thức đơn
giản nhất là thông qua Uniform Resource Locator (URL). Qua đó, ta
xác định vị trí của tài liệu, thường là qua tên DNS để xác định vị trí
của server chứa dữ liệu vật lý của tài liệ được yêu cầu.
• Các tài liệu web
Tài liệu của web mang ý nghĩa rộng lớn : nó không đơn thuần là
dạng kí tự (plain text),mà một tài liệu có thể chứa cả âm thanh, hình
ảnh, hoạt hình … Trong nhiều trường hợp,các ứng dụng trợ giúp đặc
biệt là cần thiết để thể hiện tài liệu một cách gần gũi với cuộc sống.
• Một số dạng tài liệu web
Text, Image, Audio, Video, Application, Multicast
3.2 Định danh
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
Vấn đề định danh, đặc biệt là với web, là một đặc tính cơ bản thể hiên tính
trong suốt về vị trí, có nghĩa là ta không cần biết vị trí thực của một trang
web về mặt vật lý nhưng vẫn có thể đảm bảo khả năng truy cập dữ liệu khi
cần đến. Web sử dụng hệ thống định danh đơn để tham chiếu tới tài liệu
gọi là Uniform Resource Identifiers (URI).
• Uniform Resource Locator (URL) : định danh tài liệu bằng cách
đưa thêm thông tin về vị trí và cách thức truy cập tài liệu.
• Uniform Resource Name (URN) : đóng vai trò của đối tượng định
danh đích thực, được sử dụng nhưđối tượng tổng thể duy nhất, độc lập về
vị trí và liên kết vững chắc với tài liệu.

Ta sẽ xét tới cấu trúc của URL :
• Cách thức truy cập : thông qua cơ chế nhưhttp,ftp hay telnet.
• Vị trí của tài liệu : ý nghĩa của tên DNS của server hay có thể là địa
chỉ IP của server.
• Số hiệu cổng mà server lắng nghe
• Tên của tài liệu muốn truy cập tới
3.3Sự nhân bản
• Sự nhân bản cho các hệ thống lưu trữ web Vai trò quan trọng của web
ngày càng tăng về mặt tổ chức đểđảm bảo khả năng biểu diễn và kết
nối trực tiếp với người dùng, ta cần đảm bảo nội dung đồng thời cả khả
năng tiện dụng trong truy cập. Sự phân biệt này mởđường cho các
mạng phân phối nội dung (content delivery networks CDNs). Ý tưởng
chính là đặt các CDN này ở bên dưới, để chúng đóng vai trò là các dịch
vụ web, cung cấp cơ sở hạ tầng cho phân tán và sao chép các tài liệu
web cho nhiều trang khác nhau trên Internet. Đánh giá độ đo Một vấn
đề đáng chú ý của CON là cần phải đánh giá vai trò của mặt khi có liên
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
quan đến vấn đề lưu trữ các bản sao.Ví dụ, thời gian truy cập đến một
tài liệu có thể tối ưu nếu nó được sao chép với số lượng lớn, nhưng nó
lai đòi hỏi chi phí lớn về tài chính cũng như băng thông cho hệ thống.
Do đó tuỳ trương hợp mà có các tiêu chí đánh giá khác nhau.
Độ trễ : khoảng thời gian để thực hiện hành động, ví dụ tìm kiếm một
tài liệu. Ví dụ đánh giá độ trễ giữa một client và vài remote server.
Thay vì đánh giá độ trễ, ta có thể xác định băng thông thích hợp giữa 2
nút trong mạng, đặc biệt quan trọng đối với việc truyền các tài liệu có
kích cỡ lớn.
Độ đo không gian : bao gồm khoảng cách giữa các nút thông qua số hop
trong lớp mạng, hoặc số hop giữa các hệ thống tự trị. Tuy nhiên việc này rất

khó thực hiện
Độ đo về mức độ sử dụng mạng : thường liên quan đến băng thông, việc
tính toán băng thông bằng số byte được truyền qua mạng là đơn giản. Tuy
nhiên để chính xác, ta nên đánh giá mức độ thường xuyên mà tài liệu được
đọc, ghi, và nhân bản.
Độ đo về tính nhất quán : xác định mức độ sai lệch của một bản sao so
với bản gốc.
Độ đo về tài chính : xác định mức độ hoạt động tốt của CDN.
Tuy không mang tính kĩ thuật, nhưng trong trương hợp hoạt động
trong hệ thống tài chính, đây lại là yếu tố quyết định. Ví dụ,
hầu hết CDN tài chính đều đặt server tại trạm đỉnh của mạng Internet,
nghĩa là họ thuê trực tiếp từ các ISP để phục vụ người dùng cuối. Điều này
làm gắn chặt mo hình kinh doanh với mô hình kĩ thuật, và trong thực tế rất
tài liệu được đưa ra về mối liên hệ này.
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
Qua các ví dụ trên, ta thấy việc đánh giá hiệu năng của CDN là cực kì phức
tạp. Trong thực tế với CDN tài chính, ta có thể đơn giản hoá như khả năng
phục vụ nhanh người dùng, thực hiện tốt các yêu cầu của khách hàng.
Adaptation triggering
Vấn đề cần đặt ra là khi nào và thực hiện thế nào quá trình nhân bản. Một
cách thức đơn giản là đánh giá độđo theo chu kỳ và sau đó thực hiện đo nếu
cần. Cách này thường được thực hiện trong thực tế. Một tiến trình xác định
thông tin cuar server và định kì kiểm tra sự thay đổi. Tuy nhiên việc thực hiện
mang tính chu kỳ không đảm bảo độ tin cậy khi có sự thay đổi đột ngột trong
hệ thống, ví dụ nhưđối với một flash crowd . Đó là sự kiện khi xuất hiện sự
bùng nổ các yêu cầu cho một tài liệu đặc biệt nào đó, điều này có thể làm sụp
đổ cả hệ thống. Việc điều khiển flash crowd là rất khó khăn. Một giải
pháp là sử dụng tiến trình phỏng đoán flash crowd để đảm bảo để

server có đủ thời gian thiết lập các bản sao, nhưng thật khó đểđưa ra
được các dựđoán chính xác. Một giải pháp khác được đưa ra là sử dụng kiến
trúc nội suy tuyến tính đơn, thông qua việc đánh giá số yêu cầu được gửi đến
trong một khoảng thời gian dựa theo kích cỡ của cửa sổ. Các khoảng được
chia thành các đoạn nhỏ, từđó nội suy để xác định hình dạng đường cong thể
hiện lượng yêu cầu phụ thuộc thời gian. Nếu yêu cầu gần đạt tới giá trị
ngưỡng, cảnh báo được đưa ra.
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
Các mẫu đo phản ánh sự truy cập flash crowd trong trương hợp bình thường
và 3 trường hợp bất thường
Tuy nhiên, phương pháp này không hiệu quả do nó phụ thuộc vào kích thước
cửa sổ, dẫn đến sự phụ thuộc vào lưu lượng server web. Do đó ta cần chỉnh
bằng tay đểđạt dự đoán chính xác cho từng site riêng biệt mà hiện chưa có cơ
chế tựđộng nào.
• Điều chỉnh độ đo
Vai trò của việc tái định hướng (redirection) là rất quan trọng trong
việc gửi yêu cầu của client, điều này được thực hiện thông qua các giao
thức tái định hướng thích nghi, đảm bảo cho thông tin khi các tiến trình
thực hiện việc tái định hướng. Bên cạnh việc sử dụng các giao thức
khác nhau, vấn đề dược đưa ra là có cần đảm bảo việc tái định hướng
yêu cầu có nên trong suốt với client hay không. Có 3 kĩ thuật được sử
dụng trong thực tế : TCP handoff, tái định hướng
DNS(DNS redirection), và tái định hướng HTTP( HTTP
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
redirection). Tái định hướng DNS : cơ chế trong suốt đảm bảo client
hoàn toàn không hay biết về vị trí thực của tài liệu. Chú ý rằng, cơ chế

này chỉ áp dụng cho site thực thể vì tên của tài liệu đơn không hợp với
không gian tên cuả DNS. Tái định hướng HTTP: ngược lại, đây không
là cơ chế trong suốt. Khi client yêu cầu tài liệu đặc biệt nào đó, nó sẽ
được nhận một URL tạm để sau đó được tái định hướng. URL này hiện
đối với người dùng, nên nếu lưu lại địa chỉ này, nó có thể vô dụng
trong lần yêu cầu sau. Nhân bản của các ứng dụng webTrong phần này
ta tập trung vào các kĩ thuật cache và sao chép các bản sao tĩnh của nội
dung Web. Các kĩ thuật này cỉa thiện đáng kể hiệu năng hệ thống, việc
kết hợp cả 2 kĩ thuật cho phép đạt được hiệu quả cao hơn so với từng kĩ
thuật đơn lẻ.
3.4Tính chịu lỗi
Tính chịu lỗi trong hệ phân tán dựa trên Web thường được sử dụng thông qua
cache client-server và các bản sao server. Không có biện pháp đặc biệt nào có
khả năng kết hợp chặt chẽ, ví dụ, cho tính chịu lỗi cho HTTP và khả năng
khôi phục. Mặc dù vậy,khả năng sẵn sàng trong các dịch vụ chủ yếu như
DNS. DNS cho phép vài địa chỉ được trả về như kết quả trong phép tìm kiếm
tên. Trong các hệ thống trên nền Web, tính chịu lỗi có thểđạt được dễ dàng
mà không quan tâm đến thiết kế của server. Khi lỗi đến từ các dịch vụ Web,
cũng có một số biện pháp tương tự. Tuy nhiên, vấn đề che giấu lỗi và khôi
phục yêu cầu ở mức khắt khe hơn. Ví dụ, các dịch vụ Web hỗ trợ các giao
dịch phân tán diện rộng và giải pháp chắc chắn sẽ phải liên quan tới các vấn
đề lỗi của các dịch vụ tham gia và truyền thông không đáng tin cậy. Quan
trọng hơn, trong các dịch vụ Web, ta có thể xử lý với các đồ thị phức tạp.
Trong nhiều hệ thống truyền thông trên nền Web, ta dựa trên thỏa thuận giữa
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
client-server. Điều này có nghĩa là khi client gọi server, sau đó ước tính đáp
ứng mà không cần thêm các dịch vụ mở rộng. tính chịu lỗi thường có thể
nhân được bằng cách nhân bản server một cách đơn giản hoặc sử dụng một

phần kết quả trong cache.
Tình huống này không còn đối với các dịch vụ web, trong nhiều trường hợp
ta gặp phải vấn đề server đóng vai trò là client. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn
cho các dịch vụ được thiết kếđể chống lại lỗi tùy tiện. Nhân bản đóng vai trò
chủ yếu, thêm vào đó ta gặp phải vấn đề dịch vụ chịu lỗi tùy tiện Byzantine
fault-tolerant (BFT) đóng vai trò như client trong dịch vụ không nhân bản
khác.
Có 3 tình huống cần giải quyết :
• Client trong dịch vụ BFT nhìn dịch vụ như là dịch vụ web khác. Đặc biệt,
điều này có ý nghĩa rằng nhân bản bên trong dịch vụ nên che giấu đối với
client, song song với quá trình hồi đáp đúng đắn. Ví dụ, client cần lấy k+1
câu trả lời độc lập từ 2k+1 câu trả lời, giả sử rằng dịch vụ BFT được thiết
kếđể chịu được tối đa k tiến trình lỗi.
• Dịch vụ BFT nên đảm bảo tính nhất quán bên trong khi đóng vai trò là
client, đặc biệt nó phải chịu được trường hợp dịch vụ bên ngoài trả về các kết
quả khác nhau từ các bản sao khác nhau. Điều này xảy ra khi dịch vụ gặp sự
cố. Các bản sao cần chạy các giao thức thỏa thuận như sự mở rộng cho các
giao thức mà nó đã chạy mà có khả năng cung cấp tính chịu được lỗi tùy tiện.
Sau khi thực thi giao thức này, chúng có khả năng gửi trả lời ngược lại client.
• Cuối cùng, các dịch vụ mở rộng có thể coi dịch vụ BFT như một client,
như một thực thể đơn. Đặc biệt, một dịch vụ không thể chấp nhận yêu cầu
một cách tùy tiện từ một bản sao đơn, mà phải đảm bảo đủ ít nhất k+1 yêu
cầu từ các bản sao khác nhau.
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
Ba tình huống trên dẫn tới 3 thành phần khác nhau trong phần mềm được liên
kết với nhau trong toolkit để phát triển các dịch vụ Web.
4 Kết Luận.
Vai trò của hệ phân tán đối với sự phát triển của máy tính là không thể bàn

cãi, đặc biệt khi quy mô các hệ thống máy tính ngày càng lớn như hiện
nay. Các đặc tính của hệ phân tán giúp nó có điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển. Tuy nhiên bên cạnh các đặc tính thuận lợi của hệ phân tán, tồn
tại rất nhiều vấn đề trong việc xây dựng hệ thống để đảm bảo cá
tính chất tốt đó của hệ. Do đó việc nghiên cứu hệ phân tán ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mạng máy tính.
Trong số các đặc tính của hệ phân tán, tính trong suốt là đặc tính quan
trọng, tạo điều kiện để khai thác hiệu quả hệ phân tán đồng thời đảm bảo
tính tiện dụng cho người dùng. Việc nghiên cứu tính trong suốt tạo điều
kiện để phát triển và nâng cao hiệu năng của hệ thống, đồng thời vẫn đảm
bảo hệ phân tán là hệ thống phục vụ người dùng.
Tài liệu tham khảo
1. On Correlated Availability in Internet-Distributed Systems
John P. John- Ethan Katz-Bassett- Arvind Krishnamurthy- Thomas
Anderson- Arun Venkataramani
2. Distributed System: Principles and Paradims
Tanenbaum, M. Van Steen
3. Reliable Distributed Systems Technologies, Web
Services, and Applications
Kenneth P. Birman
Tiểu luận: Nguyên lý và mô thức các hệ phân tán
Đề: 5. Mô hình tính toán hướng dịch vụ(SOC)
Nhóm: 07
4. Scalable Web Architecture and Distributed Systems
Kate Matsudaira

×