Môn : Tin Học
Năm học 2012 - 2013
Ngày soạn: 30/8/2012
Tuần 2
Quyển 3 Chương I. Khám phá máy tính
Bài 2: Thông tin được lưu trong máy tính như thế nào?
I. Mục tiêu học tập:
- Kiến thức: Biết các khái niệm ban đầu về tệp, thư mục, và vai trò của chúng
trong việc tổ chức thông tin trên máy tính .
- Kỹ năng: Thực hiện được các thao tác cần thiết để khám phá các tệp và thư
mục trên máy tính, nhận biết được biểu tượng của các ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD
và thiết bị nhớ Flash.
- Thái độ: Thích thú với bài học, nghiêm túc, chú ý nghe giảng, hăng hái phát
biểu xây dựng bài.
II: Đồ dùng phương tiện
- Giáo viên: Phấn + bảng, Máy tính, sách tham khảo: cùng học tin học quyển 3.
- Học sinh: SGK, vở, bút, máy tính
III: Hoạt động giảng dạy
1. ổn định lớp:
Báo cáo sĩ số:
Tên học sinh vắng mặt:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS
1. Tệp và thư mục.
- Thông tin trong máy tính được lưu trong
các tệp (file), mỗi tệp có một tên riêng để
phân biệt.
Hs lắng nghe và ghi chép. Biết
được tệp và các thư mục, cách
sắp xếp trong thư mục, xem thư
mục dưới dạng cây.
- Tệp được lưu trong các thư mục (Folder),
mỗi tệp cũng có 1 tên và một biểu tượng.
Một thư mục có thể chứa một hay nhiều thư
mục con khác.
Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương 1
Trường: Tiểu học Phú Lâm 2
Môn : Tin Học
Năm học 2012 - 2013
2.Xem các thư mục và tệp.
- Click đúp chuột vào biểu tượng My
Computer trên màn hình à Hiện ra các biểu
tượng của các đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD và
thiết bị nhớ Flash (nếu đang được cắm vào
máy tính).
HS quan sát ghi chép và nhận
biết được các ổ cứng, ổ đĩa
mềm, ổ CD và thiết bị nhớ
Flash.
- Click phải chuột vào biểu tượng My
Computer à Explore(Khám phá) à Cửa sổ
mới được mở ra , cửa sổ này gồm 2 ngăn, cả
ngăn bên trái và ngăn bên phải đều ch ta thấy
các đĩa và ổ đĩa có trên máy tính.
- Giới thiệu các thư mục dưới dạng cây. - Nhận biết, hiểu được cây thư
mục trong đó còn chứa các thư
mục con và tệp thông tin.
3. Thực hành.
- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm
gồm từ 2 đến 3 Hs lần lượt khám phá máy
tính.
- Thực hành theo sự hướng dẫn
của giáo viên.
+Hướng dẫn học sinh khám phá máy tính
bằng cách 1: Click đúp vào biểu tượng My
Computer trên màn hình nền. Quan sát ổ đĩa
xuất hiện. Nhận biết và đọc tên các đĩa, ổ đĩa
và thiết bị lưu trữ khác hiện ra trong cửa sổ.
+ Hướng dẫn học sinh khởi động máy tính
bằng cách 2: Click phải chuột vào biểu
tượng My Computer à Explore àNháy chuột
vào biểu tượng đĩa C ở ngăn bên trái. Quan
sát sự thay đổi của ngăn bên phải của cửa sổ
à click chuột vào dấu + bên trái. Quan sát sự
thay đổi của cửa sổ bên trái.
- Quan sát, thực hành.
IV: Củng cố dặn dò
- Nhắc lại các kiến thức đã học trong bài.
- Yêu cầu học sinh về thực hành lại các thao tác và đọc trước bài 3.
Ngày thực hiện Lớp Ca
Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương 2
Trường: Tiểu học Phú Lâm 2
Môn : Tin Học
Năm học 2012 - 2013
Quyển 2 Chương I: Khám Phá Máy Tính
Bài 2: Khám phá máy tính
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Học sinh có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính, Nhận
biết máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình, biết mô hình hoạt
động của máy tính: nhận thông tin, xử lí thông tin và xuất thông tin.
- Kỹ năng: Học sinh biết cách đưa thông tin vào máy tính.
- Thái độ: Hứng thú với môn học
II. Đồ dùng phương tiện:
- Giáo viên: Giáo án, Phương tiện dạy học: SGK, ảnh minh hoạ và các đồ dùng
hỗ trợ khác.
- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp:
Báo cáo sĩ số:
Tên học sinh vắng mặt:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Chúng ta đã được học về máy tính,
nhưng chúng ta có biết lịch sử ra đời của
máy tính và hiện nay nó đã được cải tiến
như thế nào không? Bài học hôm nay sẽ
giúp chúng ta biết điều đó.
* Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Máy tính xưa và nay:
- Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm
1945, có tên là ENIAC, nặng gần 27 tấn,
chiếm diện tích gần 167m
2
(H2- trang 5)
- Máy tính ngày nay nặng khoảng 15kg,
chiếm diện tích 0.5 m
2
.
- Lắng nghe.
- Quan sát, ghi bài.
Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương 3
Trường: Tiểu học Phú Lâm 2
Môn : Tin Học
Năm học 2012 - 2013
- Máy tính ngày nay nhỏ gọn hơn, tiêu tốn
ít điện hơn, rẻ hơn…
Hỏi: Các em đã biết khá nhiều về máy tính
rồi thế nhưng em có biết nhiệm vụ từng bộ
phận của máy tính không?
b. Hoạt động 2:
Nhắc lại câu hỏi: Các bộ phận của máy tính
làm nhiệm vụ gì?
Hỏi: Bộ phận nào của máy tính quan trọng
nhất?
c. Hoạt động 3:
* Bài tập
Gọi học sinh lên bảng tính:
- Tính xem chiếc máy tính xưa nặng gấp
mấy lần chiếc máy tính hiện nay.
- Tính xem chiếc máy tính xưa chiếm diện
tích bao nhiêu căn phòng rộng 20 m
2
.
- Tính tổng của 15, 21 thông tin vào là gì,
thông tin ra là gì?
- Tính hiệu của 200 và 177; thông tin vào
là gì, thông tin ra là gì?
- Lắng nghe câu hỏi.
- Thảo luận – trả lời.
+ Bàn phím, chuột: đưa thông tin
vào để máy tính xử lí.
+ Phần thân máy: Thực hiện quá
trình xử lí.
+ Màn hình: Đưa thông tin ra sau
khi xử lí.
- Nghe rút kinh nghiệm – ghi bài.
- Trả lời câu hỏi.
+ Phần thân máy.
- Lắng nghe.
- Thực hành làm bài tập.
- Thực hành tính toán.
- Lấy 27 tấn đổi ra kg (= 27.000
kg). Sau đó lấy 27.000 kg chia cho
15 kg.
27.000 : 15 = 1800 lần.
- Thực hành tính toán.
- Lấy 167 m
2
chia cho 20 m
2
.
167 : 20 = 8.35 căn phòng.
- HS trả lời.
+ Thông tin vào là: 15, 21, dấu (+)
+ Thông tin ra là: kết quả của
phép tính (=36)
- HS trả lời
+ Thông tin vào là: 200, 177, dấu
(-)
+ Thông tin ra là: kết quả của
Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương 4
Trường: Tiểu học Phú Lâm 2
Môn : Tin Học
Năm học 2012 - 2013
phép tính (=23)
- Lắng nghe.
IV. Củng cố - Dặn dò
- Khái quát sự phát triển của máy tính, và nhiệm vụ của từng bộ phận máy tính.
- Nhận xét tiết học.
Ngày thực hiện Lớp Ca
Quyển 3 Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA
I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức:
- Học sinh biết được thông tin tồn tại dưới các dạng khác nhau
- Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu
khác nhau cho các mục đích khác nhau
- Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lý và truyền thông tin
- Kỹ năng: Học sinh gọi tên và phân biệt được các dạng thông tin khác nhau khi
được tiếp cận
- Thái độ: Tính nhạy cảm với các loại thông tin
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: SGK, Tài liệu tin học, giáo án, bảng, phấn.
- Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập, máy tính.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày các bộ phận của máy tính?
- Cách mở máy? Tắt máy?
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Thông tin xung quanh ta
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với nhiều dạng
thông tin khác nhau. Có 3 loại thông tin thường
gặp: văn bản, âm thanh và hình ảnh
1. Hoạt động 1: Thông tin dạng văn bản:
- Sách giáo khoa, truyện tranh, báo chí và cả
những tấm bia cổ… chứa đựng thông tin dạng
- Lắng nghe
Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương 5
Trường: Tiểu học Phú Lâm 2
Môn : Tin Học
Năm học 2012 - 2013
văn bản (chữ, số)
- Hướng dẫn HS quan sát H11/SGK: Cho ta biết
thông tin gì?
* Đưa ra thêm ví dụ về dạng văn bản: Tấm bảng
khi vào cổng trường có ghi hàng chữ: Trường
Tiểu Học Mai Đăng Chơn hoặc một bài báo ghi
thông tin dạng văn bản
- Các em hãy quan sát cho cô ở trong lớp mình
có dạng thông tin văn bản không?
- Dạng thông tin văn bản mà em đưa ra cho
chúng ta biết được những thông tin gì?
2. Hoạt động 2: Thông tin dạng âm thanh:
- Tiếng chuông, tiếng trống trường, tiếng còi xe,
tiếng em bé khóc … chứa đựng thông tin dạng
âm thanh
- Cho ví dụ về dạng âm thanh: Tiếng trống
trường cho biết giờ học, giờ ra chơi bắt đầu hoặc
kết thúc.
- Yêu cầu hs cho một số ví dụ về thông tin dạng
âm thanh
3. Hoạt động 3: Thông tin dạng hình ảnh:
- Những bức ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa,
trên các tờ báo cho em hiểu thêm nội dung của
bài học, bài báo. Các biển báo giao thông … đó
là những thông tin dạng hình ảnh
- HD HS quan sát hình 13,14,15,16 (SGK/13)
- Em hãy cho cô biết những bức tranh đó giúp
cho ta biết thông tin gì?
*Kết luận: Máy tính giúp chúng ta dễ dàng sử
dụng được 3 dạng thông tin trên.
- Yêu cầu HS làm bài tập B4, B5, B6 (SGK/15)
- B4 – (SGK/15):
a. Hình ảnh và âm thanh
b. văn bản, hình ảnh
c. âm thanh
- Trả lời: Cổng trời Quảng
Bạ, gỗ nghiến…
- Lắng nghe, ghi chép
- Trả lời: 5 điều Bác Hồ
dạy
- Những điều Bác dặn để
chúng ta học theo
- Lắng nghe và ghi chép
- Trả lời
- Quan sát
- Trả lời
*H13 đèn xanh, đỏ
*H14 biển báo có trường
học
*H15 cấm đổ rác
*H16 nơi ưu tiên cho người
khuyết tật
- Lắng nghe, ghi chép
- Làm bài tập
- Lên bảng làm bài tập
Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương 6
Trường: Tiểu học Phú Lâm 2
Môn : Tin Học
Năm học 2012 - 2013
- B5 – (SGK/15
Văn bản: 1,6,8
Âm thanh: 3,5
Hình ảnh: 1,2,4,6,8,7
- B6 – (SGK/15):
Mũi > Thơm
Lưỡi > Ngọt
Tai > Ầm ĩ
Mắt > Đỏ
Da > Nóng
4. Củng cố, dặn dò: Làm bài tập B2, B3 (SGK/14)
B2: Lớp máy tính, có HS nữ
B3: Hình a sai, hình b đúng: Khoảng cách 50-80 cm, ngồi thẳng tư thế
thoải mái không phải ngẩng cổ hoặc ngước mắt nhìn màn hình.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ
- Buổi học sau thực hành
Ngày thực hiện Lớp Ca
Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương 7
Trường: Tiểu học Phú Lâm 2