Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

kế hoạch kinh doanh R10 shop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.81 KB, 21 trang )

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Kế hoạch kinh doanh
R10-SHOP
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Ao Thu Hoài
Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Sơn
Hà Nội 4/2014

1
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế của đất nước đang phát triển rất nhanh, thu nhập của người dân
đã được nâng cao rất nhiều.Cùng với quá trình đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng
tăng mạnh cả về lượng và chất.Những năm trước đây, chúng ta mới chỉ có ước mơ là “ăn
no mặc ấm” thì bây giờ mọi chuyện đã thay đổi.Mọi người đều có một cách suy nghĩ là
“ăn ngon mặc đẹp”. Đó cũng chính là một mục tiêu mà cuộc sống hiện đại mang lại.
Trong đại bộ phận những người này thì tầng lớp thanh niên chiếm một tỷ lệ tương đối
lớn.Những người này đến với thời trang với một mong muốn rất chính đáng đó là làm
đẹp cho bản thân và thể hiện sự tôn trọng đối với người khác.Do khách hàng là giới trẻ
nên họ có con mắt thẩm mỹ rất cao mặt khác mặt hàng may mặc cho giới trẻ là mặt hàng
có sự thay đổi nhanh của thị hiếu khách hàng .Và sự xuất hiện của nhiều cửa hàng đã tạo
nên một sức ép khá lớn cho sự thành công của dự án mà em đã vạch ra.Nhưng không
phải vì thế mà em bỏ cuộc.Trong suy nghĩ với tư cách là người chủ dự án thì em luôn
mang trong mình một tinh thần rất cao nhằm đem đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt
nhất.Nhận thức được rằng là một cửa hàng mới xuất hiện trên thị trường nên em cần phải
có một cái gì đó là của riêng mình thì khách hàng mới sẽ đến với mình và ủng hộ mình
một cách nhiệt tình nhất. Do đó đòi hỏi em phải tạo ra sự khác biệt hoá trong tất cả mọi
lĩnh vực từ chất lượng đến phong cách phục vụ và cả cách bố trí cửa hàng. Những điều
này sẽ được em đề cập kĩ trong những phần sau của dự án. Bây giờ em xin giới thiệu vài
nét sơ lược về cửa hàng:


Tên cửa hàng: R10-SHOP
Lĩnh vực kinh doanh: Thời trang
Sản phẩm kinh doanh: Quần áo nam thời trang, quần áo thể thao, sản phẩm thời trang
nhóm như: áo phông, mũ, dây thắt lưng, dày, ví da
Mô hình doanh nghiệp: Cửa hàng nhỏ.

2
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
MỤC LỤC
Kết luận 18
CHƯƠNG I
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
I.Thị trường thành phố:
Những năm gần đây, tình hình kinh tế và xã hội của thành phố có những chuyển biến
tích cực và dần đi vào thế ổn định, tổng sản phẩm trong thành phố tăng nhanh hơn các
thời kì trước, kéo theo là mức thu nhập của người dân cũng ngày một cao hơn.
Tại Quận Hà Đông nói chung và toàn thành phố nói riêng nam giới chiếm tỉ lệ khá cao,
trong đó hơn một nửa ở độ tuổi trên 18 tuổi.
Mặt khác, tại trung tâm thành phố Hà Nội tập trung vô vàn những trường đại học.
Hàng năm các trường này thu hút một lượng lớn những sinh viên từ nhiều tỉnh lân cận
trên cả nước đến học và lưu trú.
Với một lượng lớn nam giới trẻ, sinh viên như trên, trung tâm thành phố trở thành thị
trường tiềm năng với nhu cầu về quần áo thời trang rất lớn.
II.Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh:
Do là một thành phố lớn nên có thể coi tất cả các cửa hàng quần áo thời trang đã mở
hiện nay đều là đối thủ cạnh tranh. Các cửa hàng này có 3 kiểu chính như sau:
- Kiểu thứ nhất: Những nhà có sẵn mặt tiền ở đường phố chính mở ra tự bán lẻ một số
mặt hàng tiêu dùng trong đó có quần áo may sẵn. Điểm mạnh của những cửa hàng này là

3

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
chủ cửa hàng không phải thuê địa điểm kinh doanh, có một lượng khách hàng trung thành
do mua hàng theo thói quen và giá các mặt hàng ở đây tương đối rẻ.
Nhưng những quần áo may sẵn này đều là những hàng may gia công với chất liệu vải
không tốt, mẫu mã sản phẩm của các cửa hàng này không phong phú.
- Kiểu thứ hai: Các cửa hàng quần áo thời trang như Việt Tiến, … của các công ty thời
trang có tên tuổi, đặt trên đường chuyên kinh doanh lớn của thành phố Các cửa hàng
này chuyên kinh doanh những sản phẩm quần áo thời trang trẻ, đẹp, cửa hàng có diện tích
sử dụng cũng như mặt tiền lớn, trang trí rất bắt mắt, thu hút được nhiều sự chú ý của
người qua lại trên đường.
Mặc dù vậy, giá bán của các sản phẩm lại rất đắt do chi phí cho cửa hàng rất lớn và
các sản phẩm được cắt may từ những chất liệu vải bền, tốt, nhưng chưa phù hợp với yêu
cầu về tiêu dùng hàng may mặc của người dân ở đây. Ngoài ra, sản phẩm của các cửa
hàng đó bao gồm cả quần áo nam và nữ chứ không hoàn toàn chuyên về thời trang nam,
thế nên mẫu mã các loại quần áo nam của các cửa hàng này là ít phong phú, kiểu dáng
vừa phải.
- Kiểu thứ ba: Là một số cửa hàng nhỏ, chuyên kinh doanh quần áo thời trang nam trẻ,
hợp model, cũng có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc Thái Lan. Đây là những đối thủ cạnh
tranh chính của cửa hàng trong tương lai.
Đa số các cửa hàng trên chưa trú trọng việc trang trí cửa hàng, trưng bày sản phẩm
cho bắt mắt. Giá của mỗi sản phẩm rất cao ( từ 200.000 đến 2.000.000đ) do hàng được
mua từ Thái Lan,Trung Quốc đã qua một số đại lý trung gian nên giá thành đắt và chất
lượng sản phẩm không được tốt lắm. Đặc biệt thái độ phục vụ khách hàng rất kém, chủ
cửa hàng kênh kiệu không tôn trọng khách hàng (nhất là khách hàng đã vào cửa hàng mà
không mua gì), không có tính chuyên nghiệp trong khâu quản lý và bán hàng.

4
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
Dựa trên những phân tích, đánh giá về thị trường và đối thủ cạnh tranh, thì cửa hàng sẽ
tránh những hạn chế trên của các đối thủ cạnh tranh và chú trọng vào những điểm sau:

+ Các sản phẩm phải có chất lượng tốt, đẹp, trẻ trung, hợp thời trang, kiểu dáng đa
dạng, mẫu mã phong phú, phù hợp với đa số nam giới.
+ Cửa hàng được trang trí bắt mắt, sản phẩm trưng bày trong cửa hàng phải thu hút
được sự chú ý của người qua lại trên đường.
+ Giá cả nói chung phải chăng, hợp lý (cao nhất từ 300.000 đến 600.000đ).
+Nhất là luôn đề cao thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng đối với khách hàng: thân
thiết, tận tình, chu đáo.
Sau khi nghiên cứu, phân tích tường tận về các điều kiện của bản thân, về thị trường
thì đây là một kế hoạch kinh doanh khả thi.


5
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
CHƯƠNG II
DỰ KIẾN VỀ CỬA HÀNG QUẦN ÁO THỜI TRANG
I.Đôi nét về cửa hàng quần áo thời trang “R10-SHOP”
1.Mô tả các hoạt động kinh doanh chính:
- R10-SHOP là cửa hàng bán lẻ quần áo thời trang nam thành lập mới, địa điểm dự
kiến là trên đường Lê Hồng Phong, Quận Hà Đông.
- Sản phẩm kinh doanh: Cửa hàng chuyên bán các kiểu quần áo, dày dép, mũ nón
hợp thời trang nhập từ các chợ đầu mối như: chợ Ninh Hiệp( Hà Nội), chợ Đồng
Xuân( Hà Nội), chợ Lim( Bắc Ninh), chợ An Đông, Tân Bình( TP.HCM), hoặc từ các
chợ cửa khẩu như: Tân Thanh- Lạng Sơn, Móng Cái- Quảng Ninh( nhập đồ Quảng Châu,
Thượng Hải), Mộc Bài-Tây Ninh( nhập đồ Thái Lan, Hồng Kông, Campuchia)… Nếu có
điều kiện thì sẽ lấy hàng trực tiếp từ Quảng Châu, Thượng Hải( Trung Quốc), order các
mặt hàng từ các nước Nhật, Hàn Quốc, Pháp Việc lấy hàng từ nước ngoài nếu không có
khả năng sang tận nơi thì phải có mối quan hệ với những cá nhân đang sinh sống hoặc
hay qua lại tại các nước, tuy nhiên tùy từng quốc gia mà số lượng sản phẩm nhập về ít
hay nhiều, nhanh hay chậm…
- Đối tượng nhắm đến: Gồm nam giới trong độ tuổi từ 17 đến 35, là người đã đi làm,

sinh viên, học sinh đang học tại các trường ĐH, CĐ, Trung cấp và PTTH.
- Đối thủ cạnh tranh: Các cửa hàng quần áo thời trang nam đã mở trên địa bàn Quận,
thành phố.
- Mục tiêu kinh doanh: cửa hàng đặt ra mục tiêu kinh doanh có lãi ròng trong tháng
đầu tiên đạt mức trên 20 triệu đồng, hoàn vốn trong vòng 5 tháng sau khi cửa hàng đi vào
hoạt động, sau năm năm kinh doanh khả thi sẽ mở thêm một số cửa hàng trên thành phố ở

6
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
một số địa điểm tiềm năng khác, trở thành đại lý phân phối quần áo cho các cửa hàng nhỏ
hơn mới thành lập
2.Cơ sở hạ tầng dự kiến:
Cửa hàng là một ốt kinh doanh nằm trên con đường Lê Hồng Phong, Quận Hà Đông,
với tổng diện tích sử dụng là 35 m
2
, gồm: khu trưng bày sản phẩm 25m
2
, khu thay đồ 3
m
2
, kho chứa hàng 7 m
2
.Mặt tiền cửa hàng rộng 5m, rất thuận tiện cho việc để xe của
khách hàng.
Đối tượng nhắm tới của cửa hàng chủ yếu là học sinh sinh viên nam với phong cách
thời trang trẻ trung, hiện đại. Việc trưng bày sản phẩm được cửa hàng coi trọng khá kĩ
càng từ việc xác định trang trí cữa hàng như cách bố trí đèn chiếu sáng gồm hệ thống các
bóng đèn nhỏ ánh sáng vàng nhạt phía trên trần nhà, cách sắp đặt các giá treo quần áo,
giá kính… đều hợp lý nhất tạo tầm nhìn thoáng, dễ quan sát từ cả bên trong lẫn ngoài cửa
hàng.

Cửa hàng đã có sẵn hệ thống điện, nước, điện thoại. Tiền thuê nhà hàng tháng là
5.000.000. Đây là mức chi cố định của hợp đồng thuê nhà trong vòng 2 năm, ngoài ra sẽ
không phải chi thêm bất cứ chi phí bất thường nào khác. Chủ nhà chịu trách nhiệm việc
nộp thuế đất hàng quý.
Dự tính chi phí hàng tháng cho địa điểm kinh doanh này là:
+ Tiền thuê nhà : 5.000.000
+ Điện, nước : 200.000
+ Điện thoại cố định : 200.000
+ Chi phí khác : 50.000
Tổng 5.450.000
II.Các hoạt động chuẩn bị cho cửa hàng đi vào kinh doanh

7
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
Các hoạt động chuẩn bị này được tiến hành song song trong khoảng thời gian dự định
cho phép là từ 4- 6 tuần:
- Ký hợp đồng thuê nhà.
- Sửa sang và trang trí cửa hàng.
- Mua sắm các vật dụng cần thiết.
- In danh thiếp và túi.
- Đăng kí kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Tiến hành chiến lược quảng cáo và xúc tiến bán hàng.
- Đi sang các tỉnh lân cận mua hàng.
Bảng 1: Danh mục các công cụ, dụng cụ mua sắm cho cửa hàng
ST
T
Tên hạng mục S.lượng Đơn giá Thành tiền
1
Ma-nơ-canh cả người
02

1.200.000
2.400.000
2
Giá sắt để quần bò
01 chiếc
500.000
500.000
3
Mắc kẹp quần bò
02 lố
50.000
100.000
4
Mắc treo áo
10 lố
15.000
150.000
5
Gương treo tường
01 chiếc
150.000
150.000
6
Quạt treo tường
01 chiếc
150.000
150.000
7
Biển hiệu
01 cái

1.000.000
1.000.000
8
Túi in tên cửa hàng
07 kg
30.000
210.000
9
Giá kính
01 cái
1.200.000
1.200.000
10
Sửa sang và trang trí cửa
01 lần
500.000
500.000
Tổng
6.360.000

8
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
CHƯƠNG III
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
I.Kế hoạch Marketing
1.Chiến lược tổng thể:
Sau khi xác định được quy mô thị trường tiềm năng và xác định đối tượng khách hàng
mục tiêu,” R10-SHOP” quyết định lựa chọn chiến lược Marketing một cách hợp lý để
giới thiệu các mặt hàng cửa hàng mình sẽ kinh doanh tới khách hàng của mình.
- Sản phẩm: Dựa vào sự phân tích các mặt hàng quần áo thời trang hiện có trên thị

trường thành phố từ các đối thủ cạnh tranh, xác định sản phẩm của cửa hàng mình phải là
những mặt hàng vừa thoả mãn cao nhất nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng có
những đặc điểm nổi bật như: hàng đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc dành cho
nhiều sự lựa chọn khác nhau, bên cạnh đó cửa hàng cũng có loạt sản phẩm mang tính độc

9
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
đáo. Sản phẩm không chỉ đẹp, hợp thời trang, mà còn hợp với “ gu” ăn mặc chung của
toàn thể nam giới Việt Nam.
- Giá cả: Xác định việc mua hàng từ các trung tâm bán buôn quần áo thời trang chứ
không mua thông qua đại lý trung gian nào cả nên giá mua các sản phẩm này đều là giá
gốc, dễ dàng cho cửa hàng xác định giá bán ra các sản phẩm này là rẻ nhất, phù hợp với
mức chi cho quần áo của đa số khách hàng (khoảng từ 100.000 đến 600.000đ / 1sp), mức
giá này là tương đối thấp hơn hoặc bằng so với mức giá bán của các đối thủ cạnh tranh.
- Địa điểm: Đối với việc kinh doanh bán lẻ quần áo thời trang thì địa điểm để đặt cửa
hàng là hết sức quan trọng. Nó phải thoả mãn một số yêu cầu như: ở vị trí đông người
qua lại; có vỉa hè rộng rãi thuận tiện cho việc đỗ xe của khách hàng; có mức độ an toàn
về an ninh cao; không nằm trong vùng sắp quy hoạch của thành phố…
- Quảng cáo và xúc tiến bán hàng: Qua việc tìm hiểu các cửa hàng quần áo thời trang
khác trong thành phố, SHOP nhận thấy đa số các cửa hàng này không chú trọng nhiều
cho việc hỗ trợ bán hàng và quảng cáo, vì hầu hết chủ các cửa hàng này đều không qua
đào tạo về kinh doanh mà hầu hết họ đều là những người có kinh nghiệm trong làm ăn
buôn bán, có vốn nên mở cửa hàng quần áo thời trang. Nhưng đối với một cửa hàng kinh
doanh bán lẻ thì việc chú trọng vào việc quảng cáo và xúc tiến bán hàng là rất cần thiết;
vì thế đưa ra chiến lược cho cửa hàng như sau:
Trước khi cửa hàng đi vào hoạt động kinh doanh chính thức, em quảng cáo về cửa
hàng trên web rao vặt của TP như enbac.com, mở một shop online trên các website hay
mở một gian hàng trên chính trang cá nhân của mình tại một số trang mạng xã hội như:
facebook.com, plus.google.com, me.zing.vn…, treo băng-rôn thông báo về việc khai
trương trước cửa hàng, thông báo miệng tới toàn thể bạn bè và các mối quen biết về việc

mở cửa hàng, phát tờ rơi trên địa bàn TP… Nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đến
với cửa hàng trong ngày khai trương.

10
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
Trích 5% lãi ròng cho việc quảng cáo và xúc tiến bán hàng nhằm thúc đẩy hoạt động
bán hàng tăng lên hàng tháng, cụ thể là:

- Chương trình khuyến mãi của cửa hàng là giảm giá 10% tất cả các mặt hàng trong các
dịp như khai trương cửa hàng, ngày lễ: 2/9; 8/3; 20/10; 14/2; Noel; Tết dương lịch…
Giảm giá đặc biệt 50% trong những đợt thanh lý hàng cuối mùa. Giảm 10% cho những
đơn đặt hàng lớn (số lượng trên 20 sp/1lần mua).
- Cửa hàng phát hành thẻ V.I.P mua hàng giảm 10% mỗi sản phẩm cho những khách
hàng quen thuộc mua trên 20 sp/1tháng nhằm tạo lượng khách hàng trung thành với cửa
hàng. Với đối tượng khách hàng lần đầu đến với cửa hàng cũng được ưu tiên giảm giá
5% để khuyến khích những khách hàng này mua hàng.
- Những sản phẩm đã mua rồi khách hàng vẫn được đổi lấy sản phẩm khác nếu không
ưng ý trong vòng 24h nhằm tạo tâm lý thoải mái nhất cho khách hàng, tạo ấn tượng tốt
về cửa hàng.
Với việc áp dụng chiến lược Marketing vào cửa hàng, SHOP tin rằng sẽ thu hút được
lượng khách hàng tương đối cho cửa hàng, duy trì và củng cố thói quen mua hàng của
khách hàng tại cửa hàng mình.
2.Chiến lược cạnh tranh:
Khi mới gia nhập thị trường, để cạnh tranh với các cửa hàng quần áo thời trang đã mở,
SHOP đã áp dụng một số chiến lược cạnh tranh nhằm lôi kéo khách hàng từ bỏ đối thủ và
đến với cửa hàng.
- Chiến lược thích nghi cạnh tranh.

11
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh

- Chiến lược phân biệt.
- Chiến lược phản ứng nhanh.
II.Kế hoạch nhân sự
1.Tổ chức nhân sự của cửa hàng:
Nhân sự bao gồm chủ cửa hàng và nhân viên bán hàng:
- Về mặt sở hữu pháp lý thì em là chủ sở hữu của cửa hàng R10-SHOP. Cửa hàng sẽ
chịu trách nhiệm mua hàng; tổ chức các hoạt động kinh doanh; lập và duy trì hệ thống sổ
sách toán, hàng lưu kho; giám sát các hoạt động hàng ngày; tuyển dụng; tiếp xúc, thu
thập ý kiến phản hồi từ khách hàng.
- Nhân viên bán hàng có 1 người, với thời gian làm việc là cả ngày (nhân viên bán
hàng không làm việc theo ca tạo điều kiện quản lý nhân viên tốt hơn). Nhân viên bán
hàng chịu trách nhiệm tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tư vấn những mẫu
phù hợp cho khách hàng; theo dõi, giám sát nhằm đảm bảo không bị mất hàng trưng bày
trong cửa hàng
Yêu cầu chung đối với nhân viên bán hàng: là nữ có khiếu ăn mặc đã tốt nghiệp PTTH,
tính tình hoà nhã, thân thiện, nhanh nhẹn và có khả năng thuyết phục khách hàng cao,
làm việc có kinh nghiệm.
2.Chính sách quản lý nhân sự:
- Nhân viên bán hàng được đào tạo về bán hàng và thử việc trong 3 ngày đầu tiên.
- Nhân viên bán hàng sẽ làm việc cả ngày với thời gian làm việc từ 8h – 12h và từ 14h
– 21h, nhân viên được nghỉ trưa tại cửa hàng từ 12-14h, với mức lương cố định là
1.500.000đ/1tháng, cộng với tiền thưởng là 2000đ cho mỗi sản phẩm mà nhân viên đó
bán được trong tháng. Cửa hàng bao ăn 2 bữa cơm trong ngày (mỗi suất cơm là 20.000đ).

12
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
- Sau 1 năm làm việc tại cửa hàng, nhân viên bán hàng được tăng lương cố định lên
1.700.000đ/1tháng.
- Dự tính chi phí hàng tháng cho nhân viên bán hàng:
+ Lương cố định 1.500.000 = 1.500.000

+ Thưởng theo doanh số bán hàng = 100.000
+ Ăn 30 ngày bữa ăn 20.000 đ/bữa = 1.200.000
+ Chi phí khác 50.000 = 50.000
Tổng 2.850.000
III.Kế hoạch tài chính
1. Kế hoạch sử dụng vốn
Bảng 2: Dự kiến chi phí mua hàng ban đầu
Đơn vị tính : đồng
Stt
Tên hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Áo phông mũ, cộc tay 35
50.000
1.750.000
2 Áo phông cổ tròn 35
40.000
1.400.000
3 Áo phông dài, cộc tay 15
60.000
900.000
4 Bộ quần áo thể thao 70
60.000
4.200.000
5 Áo sơmi ngắn tay 15
60.000
900.000

13
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
6 Áo sơmi dài tay 15
80.000

1.200.000
7 Giày bata 15
50.000
750.000
8 Giày thể thao 10
130.000
1.300.000
9 Quần bò dài 35
110.000
3.850.000
10
Quần bò lửng 30
70.000
2.100.000
11
Mũ lưỡi trai 20
20.000
400.000
12
Quần lót nam 30
15.000
450.000
13
Kaki lửng 20
40.000
800.000
14
Tất chân các loại 20 7.000 140.000
15
Áo khoác thể thao 15

110.000
1.650.000
16
Áo khoác ấm 30
210.000
6.300.000
17
Thắt lưng 30
50.000
1.500.000
18
Ví nam 20
30.000
600.000
Tổng 30.190.000
Bảng 3: Dự tính chi phí hàng tháng cho cửa hàng
STT
Loại chi phí Số tiền (đồng)
1 Chi phí cố định 5.450.000
2 Chi phí cho nhân viên 2.850.000
3 Thuế môn bài 60.000
Tổng
8.360.000
Bảng 4: Dự tính nhu cầu tài chính ban đầu

14
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
STT
Các loại chi phí Số tiền (đồng)
1 Chi phí mua hàng 30.190.000

2 Đăng kí kinh doanh 1.000.000
3 Công cụ, dụng cụ 6.360.000
4 Chi phí hàng tháng 8.360.000
5 Chi phí đi lại 2.000.000
6 Chi phí vận chuyển 1.000.000
7 Chi phí quảng cáo và xúc tiến bán hàng 2.000.000
Tổng 50.910.000

Bảng 5: Ước tính doanh thu của cửa hàng trong một tháng.
Stt
Tên hàng Số lượng Giá bán Thành tiền (đồng )
1 Áo phông mũ, cộc tay 35
100.000
3.500.000
2 Áo phông cổ tròn 35
60.000
2.100.000
3 Áo phông dài, cộc tay 15
90.000
1.350.000
4 Bộ quần áo thể thao 100
120.000
12.000.000
5 Áo sơmi ngắn tay 100
100.000
10.000.000
6 Áo sơmi dài tay 15
170.000
2.550.000


15
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh
7 Giày bata 15
70.000
1.050.000
8 Giày thể thao 10
220.000
2.200.000
9 Quần bò dài 35
250.000
8.750.000
10 Quần bò lửng 30
150.000
4.500.000
11 Mũ lưỡi trai 20
50.000
1.000.000
12 Quần lót nam 30
30.000
900.000
13 Kaki lửng 20
70.000
1.400.000
14 Tất chân các loại 20
15.000
300.000
15 Áo khoác thể thao 15
200.000
3.000.000
16 Áo khoác ấm 30

450.000
13.500.000
17 Thắt lưng 30
120.000
3.600.000
18 Ví nam 20
80.000
1.600.000
Tổng 73.300.000

Bảng 6: Dự kiến lợi nhuận của cửa hàng trong 1 tháng
Chi phí ban đầu 50.910.000
Doanh thu 73.300.000
Lợi nhuận 22.390.000

Với mức lợi nhuận như trên cửa hàng sẽ hoàn lại vốn trong vòng 4 tháng.

16
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh

17
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh
doanh
IV. Những rủi ro có thể gặp phải khi cửa hàng đi vào hoạt động
1. Những rủi ro có thể xảy ra
Không có hoạt động kinh doanh nào là tuyệt đối an toàn, luôn luôn có những
rủi ro rình rập, cho nên lường trước được những rủi ro trong tương lai để biết
được có loại rủi ro phải chấp nhận, có loại rủi ro cần phòng tránh, khắc phục…
- Rủi ro chi phí tốn kém : nhất là những chi phí phát sinh nhỏ, khó kiểm
soát được trong quá trình chuẩn bị cho cửa hàng cũng như sau khi cửa hàng đi

vào hoạt động kinh doanh như: chi phí cá nhân, chi phí đi lại, chi phí điện, điện
thoại cố định
- Rủi ro trong các vấn đề về tiếp thị như không thu hút đủ lượng khách
hàng cần thiết, tinh thần phục vụ của nhân viên bán hàng chưa tốt…
- Quản lý hàng lưu kho kém dẫn đến hàng trong kho còn tồn đọng nhiều,
sản phẩm dễ có khả năng lỗi mốt do tính chất thời trang là thay đổi nhanh.
- Không kịp thời giải quyết vấn đề vốn, để vốn đọng dưới dạng tài sản như:
quá nhiều hàng lưu kho, mà lại không đủ tiền mặt để chi trả cho nhu cầu hoạt
động hàng ngày…
- Trộm cắp, gian lận xảy ra trong khi cửa hàng đông khách, nhân viên
không bao quát hết được toàn bộ khu trưng bày hoặc phòng thay đồ…
- Tai họa đột ngột có thể xảy ra do những nguyên nhân khách quan như
hoả hoạn, bão lụt…
- Chủ nhà chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà đột ngột khi thấy cửa hàng
kinh doanh tốt, đông khách dẫn đến ngưng việc kinh doanh, mất khách quen…
2. Những phương án phòng ngừa rủi ro và hướng giải quyết
Nhận thức và lường trước được rủi ro đồng thời cũng nên đề phòng những rủi
ro đó nhằm tránh tổn thất cho cửa hàng, càng tránh được tổn thất thì càng giảm
được nguy cơ thất bại trong kinh doanh sau này.

18
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh
doanh
- Nắm vững những kỹ năng kinh doanh cần thiết nhất như kỹ năng bán
hàng, tính toán chi phí, cân nhắc mua hàng và quản lý hàng lưu kho tốt nhất.
- Đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhân viên bán hàng với thái độ phục vụ tốt
nhất, đồng thời đề ra những quy định cụ thể cho nhân viên về trách nhiệm đối
với cửa hàng và khách hàng…
- Có chính sách giảm giá đối với những mặt hàng có nguy cơ lỗi mốt nhằm
giải toả hàng đọng và khuyến khích mua hàng từ những khách hàng mới

- Kiểm soát và hạn chế tối đa các loại chi phí phát sinh.
- Kiểm tra và đưa ra những điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng thuê nhà
nhằm hạn chế bất lợi sau này bị tạm dừng việc thuê nhà, hoặc những chi phí
không thuộc trách nhiệm của chủ cửa hàng…

19
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh
doanh
KẾT LUẬN
Bản kế hoạch khởi sự kinh doanh là hết sức quan trọng không chỉ đối với giai
đoạn khởi sự kinh doanh nhằm xác định mục tiêu kinh doanh của cửa hàng và
của chủ cửa hàng, mà nó còn giúp chủ cửa hàng duy trì mục tiêu đó nhằm phát
triển công việc kinh doanh sau này. Qua đây hy vọng bản kế hoạch kinh doanh
này là công cụ, là cầu nối hữu ích từ ý tưởng đến với những hành động tự tin
hơn sau này để thực hiện công việc kinh doanh một cách thành công và hiệu
quả.
Với cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang R10-SHOP, cũng mong muốn
được góp phần vào sự phát triển kinh doanh bán lẻ, đồng thời đưa những xu
hướng thời trang mới nhất, cập nhật nhất đến với nam giới ở đây, giúp họ đẹp
trai hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.
Trong thời gian làm bài tiểu luận này, em đã rất cố gắng, song do trình độ bản
thân còn nhiều hạn chế và kinh nghiệm thực tiễn còn ít nên khó tránh khỏi
những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo và
các bạn trong lớp nhằm hoàn thiện hơn nữa bản kế hoạch kinh doanh của em.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo dạy môn Thương mại điện tử,
đã giúp em hoàn thành bản kế hoạch kinh doanh này.
Kính chúc cô giáo và các bạn sức khỏe dồi dào và luôn luôn thành công trong
cuộc sống.

20

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Kế hoạch kinh
doanh

21

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×