Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

điều tra cơ bản thực hành thú y tại xã hợp thịnh – huyện hiệp hoà – tỉnh bắc giang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.45 KB, 47 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn BGH trường Đại Học Nông Nghiệp
Hà Nội, BGĐ Trung Tâm Thực Nghiệm Và Đào Tạo Nghề, các thầy
cô giáo trong trung tâm đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi
trong suốt quá suốt quá trình thời gian theo học, giúp cho tôi tích lũy
được kiến thức cơ bản về nghề nghiệp cũng như đạo đức.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
Nguyễn Văn Minh đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
thực tập tốt nghiệp.
Tôi xỉn chân thành cảm ơn tới gia đình, anh, chị người thân đã
tạo mọi điều kiện cho tôi để hoàn thành tốt được khóa luận tốt
nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Phạm Trí Hiếu
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
i
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iii
iii
PHẦN THỨ NHẤT 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VÂN ĐẾ 1
1.2. MỤC ĐÍCH 2
PHẦN THỨ HAI 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHĂN NUÔI LỢN TRANG TRẠI 3
2.2. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM 4


2.2.1. Sơ lược về mầm bệnh và sợ lây lan của bệnh truyền
nhiễm: 4
2.2.2. Phòng khi có bệnh xảy ra ỉ 7
2.2.3. Nguyên tắc chữa bệnh truyền nhiễm và sử dụng kháng
sinh: 8
2.3. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ĐÀN LỢN. . . . .9
2.3.1. Bệnh phó thương hàn lợn 9
2.3.2. Bệnh tụ huyết trùng lợn: 11
2.3.3. Bệnh suyễn lợn 12
2.3.4. Bệnh sưng phù đầu do E. Coli dung huyết 14
2.3.5. Bệnh phân trắng lợn con 15
2.3.6. Hội chứng tiêu chảy 19
PHẦN THỨ BA 22
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1. ĐỐI TƯỢNG 22
3.2. NỘI DUNG 22
3.3. NGUYÊN LIỆU 22
PHẦN THỨ TƯ 24
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 24
4.1. VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP: 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên: 24
4.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi 24
PHẦN THỨ NĂM 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40
5.1. KẾT LUẬN: 40
5.2. ĐỀ NGHỊ: 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
ii
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại ông Đồng Văn Dũng Xã Hợp
Thịnh - huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang (từ năm 2008 đến
tháng 8/2011) 25
Bảng 2: Tình hình sử đụng Vacxin cho đàn lợn tại trại ông
Đồng Văn Dũng Xã Hợp Thịnh - huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang
(từ năm 2008 đến tháng 8/2011) 27
Bảng 3: Tổng họp tình hình lợn ốm, chết tại trại ông Đồng Văn
Dũng Xã Hợp Thịnh - huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang (từ năm
2008 đến tháng 8/2011 ) 28
Bảng 4: Tình hình bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn tai trại ông
Đồng Văn Dũng Xã Hợp Thịnh - huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang
30
Bảng 5: Tổng hơp tình hình bệnh nội khoa thường gặp ở đàn lợn
xảy ra ở các tháng (từ năm 2008 đến tháng 8/2011) tại trại
ông Đồng Văn Dũng Xã Hợp Thịnh - huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc
Giang 31
Bảng 6. Tổng hợp tình hình một số bệnh thường gặp ở đàn lợn
tại trại ông Đồng Văn Dũng Xã Hợp Thịnh - huyện Hiệp Hoà -
tỉnh Bắc Giang (từ năm 2008 đến tháng 8/2011) 32
Bảng 7: Những bệnh thường gặp nuôi tại trại trong thời gian
tập tại trại ông Đồng Văn Dũng Xã Hợp Thịnh - huyện Hiệp Hoà
- tỉnh Bắc Giang 35
Bảng 8: Kết quả điều trị những bệnh thường gặp ở đàn lợn vồ
phác đồ điều trị trong thời gian thực tập tại trại ông Đồng
Văn Dũng Xã Hợp Thịnh - huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang 36
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
iii
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
PHẦN THỨ NHẤT

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VÂN ĐẾ
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển, đi lên của đất nước và
sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, nhu cầu của con người với sản phẩm
nông nghiệp ngày càng tăng. Với xu thế phát triển chung của nền nông nghiệp
thế giới, nền nông nghiệp Việt Nam có những thành tựu đáng kể. Chăn nuôi từ
chỗ nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế thấp đã dần phát triển theo hướng thâm canh công
nghiệp bước đầu có kết quả khả quan. Nghành chăn nuôi đã không ngừng gia
tăng số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là sản phẩm của nghành
chăn nuôi lợn không thể thiếu trong đời sống hiện nay, sản phẩm của của
nghành chăn nuôi lợn có vai trồ quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm
chăn nuôi trên thị trường. Nếu thiếu sản phẩm của nghành chăn nuôi lợn thì
người tiêu dùng phải chuyển sang sản phẩm thay thế khác như: thịt gà, thịt bò,
hải sản và sẽ làm cho giá cả các sản phẩm này tăng lên. Ngược lại nếu chăn
nuôi lợn phát triển tốt và bình ổn giá các loại thực phẩm thay thế. Thực phẩm
chế biến từ thịt lợn trong điều kiện có và không có dịch bệnh đã thể hiện rất rõ ở
điều này.
Để phát triển ngành chăn nuôi lợn đạt được thu nhập kinh tế cao tất yếu
người chăn nuôi phải mở rộng quy mô sản xuất và đổi mới phương thức chăn
nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất đối với ngành
chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng là dịch bệnh thường
xuyên và diễn biến ngày càng phức tạp gây thiệt hại lớn đến kinh tế người dân.
Xã Hợp Thịnh - huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang chủ yếu là chăn nuôi
nông hộ, nhỏ lẻ, chăn nuôi ít không tập trang nhưng cũng có một số hộ chăn
nuôi theo hướng thâm canh công nghiệp, công nghiệp và bán công nghiệp giúp
giải thoát được tình trạng khó khăn. Tuy nhiên vấn đề phòng bệnh ít được chú
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
1
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
trọng, công tác thú y cồn nhiều bất cập làm cho ngành chăn nuôi chậm phát

triển, dịch bệnh hay xảy ra.
Đứng trước những tình trạng đổ chúng ta cần phải tìm ra giải pháp về
phương thức chăn nuôi và tiêm phòng, điều trị cho đàn lợn để chăn nuôi phát
triển, giúp bà con làm giàu từ chăn nuôi.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành:
“Điều tra cơ bản thực hành thú y tại xã Hợp Thịnh – huyện Hiệp Hoà
– tỉnh Bắc Giang. Thực hành điều trị bệnh lợn con ỉa phân trắng”
1.2. MỤC ĐÍCH
- Thực hành công tác thú y, nâng cao tay nghề sau khi ra trường.
- Nắm được tình hình chăn nuôi lợn và biết được những bệnh thường gặp
ở đàn lợn nuôi tại trại từ năm 2007 đến tháng 8/2010.
- Thực hành công tác thú y tại trại, biết cách chẩn đoán, phát hiện, biện
pháp phòng và điều trị lợn bị bệnh trong thời gian thực tập.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
2
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHĂN NUÔI LỢN
TRANG TRẠI
Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển
mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn có những thay đổi lớn lao nên cụm từ “trang trại và
kinh tế trang trại” được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hàng ngày cũng như
trong các cuộc họp, bàn về vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói
riêng. Nghiên cứu về kinh tế trang trại ở nước ta đã được các nhà kinh tế quan
tâm, nhiều vấn đề đã và đang được làm rõ nên nhìn chung trang trại mang một
số đặc điểm sau:
- Trang trại là một hình thức tổ chức Nông- Lâm- Ngư nghiệp, phổ biến
được hình thành trên cơ sở của kinh tế hộ nông dân, nhưng mang tính chất sản
xuất hàng hóa rõ rệt.

- Đa số các trang trại có sự tập trung tích lũy cao hơn hẳn so với mức
bình quân của các hộ kinh tế gia đình, ở từng vùng về các điều kiện sản xuất
(đất đai, vốn, lao động ) đạt khối lượng và sản xuất hàng hóa lớn hơn vì kinh tế
trang trại thu được nhiều lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với hộ gia đình.
- Các chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có điều kiện và phương
thức làm giàu, có vốn, có trình độ, kinh nghiệm và khả năng quản lý, có hiểu
biết nhất định về môi trường. Bản thân các chủ trang trại và gia đình trực tiếp
tham gia lao động và quản lý ở trang trại đồng thời có thể thuê mượn lao động
thường xuyên hoặc theo thời vụ tùy thuộc vào quy mô trang trại hay khối lượng
công việc hiện có tại trang trại.
- Tuy nhiên do điều kiện khí hậu và những trở ngại trong công việc chăn
nuôi lợn nên việc phát sinh bệnh tật vẫn còn tồn tại trong trang trại.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
3
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
2.2. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
2.2.1. Sơ lược về mầm bệnh và sợ lây lan của bệnh truyền nhiễm:
Môi trường sinh thái chứa một số lượng sinh vật hữu hình vô cùng nhỏ
bé mà mắt thường không thể quan sát được, đó chính là hệ vi sinh vật. do đó, ta
phải chấp nhận sống chung với rất nhiều vi sinh vật gây bệnh, chúng là nguyên
nhân gây nến các bệnh truyền nhiễm mà ta gọi là mầm bệnh.
Trong điểu kiện chăn nuôi ở nước ta hiện nay bệnh truyền nhiễm đã và đang
gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi cũng như ảnh hưởng tới sức
khỏe cộng đồng người dân, so với nhưng bệnh không truyền nhiễm khác. Có
hai đặc trưng để phân biệt bệnh truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm do vi sinh
vật (mầm bệnh) gây nên và có tính chất lây lan có thể thành đại dịch.
Mầm bệnh cho đến nay đã xác định được nhiều loại thường gây nên bệnh
với những đặc điểm riêng.
• Vi khuẩn: Phần lớn vi khuẩn đòi hỏi những điều kiện nhất dịnh mới gây
bệnh được. Vi khuẩn tác động gây bệnh bằng nội, ngoại độc tố hoặc những cơ

chế sinh lý hóa khác.
• Virus: Virus thường có tính hướng về tổ chức nhất định, do đó thường
gây nên những biểu hiện giống nhau ở những gia súc khác loài. Bệnh do virus
gây nên thường có tốc độ lây lan mạnh, cho miễn dịch mạnh và bền vững,
thường có hiện tượng manng trùng và làm kế phát các bệnh truyền nhiễm khác.
• Xoắn khuẩn: Cũng là một loại vi khuẩn nhưng xoắn khuẩn gây ra bệnh
có đặc trưng riêng. Xoắn khuẩn thường gầy bệnh bại huyết, gây sốt định kỳ
bệnh xoắn khuẩn thường cho miễn dịch không bền vững.
• Rickettsia: Thường gây bệnh sốt ban do chấy, rận truyền đi. Những côn
trùng này có thể truyền Rickettsia trong nhiều thế hệ của chúng. Trong thiên
nhiên có những thú rừng hoặc gia súc mang trùng. Bệnh do Rickettsia gây ra
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
4
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
thường cho miễn dịch bền vững.
• Mycoplasma: Gây nên bệnh có khả năng lây lan mạnh, nhanh, có hiện
tượng mang trùng lâu dài và gây miễn dịch bền vững.
• Nấm: Gây nên những bệnh mãn tính cho miễn dịch không bền vững.
• Nguyên trùng (Protozoa). Gây bệnh và sau khi khỏi bệnh không cho
miễn dịch thực sự mà chỉ cho miễn dịch có trùng.
Bệnh truyền nhiễm xảy ra do gia súc cảm thụ. Quá trình sinh dịch là quá
trình bệnh truyền nhiễm lây liên tục từ con vật ốm sang con vật khỏe. Dịch
muốn phát ra cần phải có đủ 3 yếu tố đó là: Nguồn bệnh, nhân tố trung gian
truyền bệnh và súc vật cảm thụ. Nếu thiếu một trong 3 khâu đó hoặc cắt đứt mối
liên hệ giữa các khâu thì bệnh dịch sẽ không xảy ra.
Bệnh truyền nhiễm là bệnh có tính chất lây lan, có thể có miễn dịch sau
khi khỏi bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm là những vi sinh vật.
• Tuy có nhiều loại mầm bệnh và mỗi loại mầm bệnh tác động theo nhiều
phương thức khác nhau nhưng để gây được bệnh truyền nhiễm thì bất kể loại
mầm bệnh nào cũng phải có 4 điều kiện sau:

- Tính gây bệnh.
- Độc lực.
- Số lượng
ế
- Đường xâm nhập.
Khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gây bệnh thì tùy thuộc vào sức đề
kháng của cơ thể mà diễn ra quá trình phức tạp giữa cơ thể làm cho con vât bị
bệnh ở một trong các thể sau:
• Thể quá cấp tính: Thể này thường xảy ra ở đầu ổ dịch mầm bệnh hoặc
ở đàn gia súc chưa bị bệnh đó bao giờ. Ở thể này bệnh thường diễn ra rất nhanh,
con vật chết ngay sau khi vừa xuất hiện triệu chứng hoặc chưa kịp xuất hiện
triệu chứng, bệnh tích thường ít đặc trưng, rất khó chẩn đoán.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
5
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
Thể cấp tính: Bệnh tiến triển dài hơn thể quá cấp tính, bệnh có thể kéo dài
từ vài ngày đến vài tuần. Con vật có triệu chứng, bệnh tích điển hình, dễ chẩn
đoán, tỷ lệ chết cao. Nhưng nếu điều trị kịp thời thì hiệu quả điều trị sẽ rất cao.
• Thể mãn tính: Ở thời kỳ này quá trình tiến triển của bệnh rất chậm,
bệnh có thể kéo dài vài tháng có khi hàng năm. Triệu chứng không rõ rệt hoặc
không thấy biểu hiện. Tỷ lệ chết thấp và khó chẩn đoán được bệnh. Gia súc, gia
cầm bị bệnh ở thể này tuy không bị chết nhiều nhưng do tồn tại lâu ngày trong
đàn mầm bệnh vẫn được bài xuất ra xung quanh nên rất nguy hiểm.
• Thời kỳ khởi phát: Là thời kỳ con bệnh đã xuất hiện những triệu chứng
chung của bệnh truyền nhiễm như ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, kém vận động và đã
có dấu hiệu sốt. Thời kỳ này diễn biến rất nhanh do đó ít có ý nghĩa về mặt chẩn
đoán.
• Thời kỳ toàn phát: Là thời kỳ mà mầm bệnh đã đến được cơ quan, tổ
chức mà nó ưa thích trong cơ thể để phát huy tác dụng. Ở thời kỳ này con vật có
những triệu chứng điển hình của bệnh nên rất có ý nghĩa về chẩn đoán cũng như

điều trị.
• Thời kỳ kết thúc: Ở thời kỳ này tùy theo sức đề kháng của cơ thể con
vật mà bệnh có thể kết thúc theo một trong những khả năng sau:
- Nếu sức đề kháng của con vật kém, mầm bệnh chiến thắng thì con vật
sẽ bị chết. Sau khi chết mầm bệnh vẫn còn tồn tại một thời gian ngắn trong xác
chết. Vì vậy khi con vật chết thì việc sử lý xác chết và sử lý môi trường sống
mà con vật đã bị bệnh và đang sống là việc rất cần thiết và quan trọng.
- Nếu sức đề kháng của con vật bị bệnh và mầm bệnh ngang nhau, không
bên nào thắng bên nào thì sẽ xảy ra một trong hai trường hợp sau:
+ Triệu chứng bệnh giảm dần, con vật trở thành những con vật mắc bệnh
thể mãn tính. Trong cơ thể của chúng ta có thể có kháng thế nhưng vẫn tồn tại
mầm bệnh và thường xuyên bài thải mầm bệnh ra ngoài môi trường nên rất
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
6
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
nguy hiểm về mặt dịch tễ.
+ Con vật hết triệu chứng của bệnh nhung vẫn mang mầm bệnh. Con vật
trở thành con lành bệnh mang trùng. Ở dạng này con bệnh cũng thường xuyên
thải mầm bệnh ra ngoài môi trường nên cũng rất nguy hiểm về mặt dịch tễ.
+ Nếu sức đề kháng của cơ thể con vật bị bệnh tốt thì dần dần con vật sẽ
chiến thắng được mầm bệnh, các triệu chứng, bệnh tích dần mất hẳn, phản ứng
đáp ứng miễn dịch của cơ thể phát huy tác dụng và dần chiếm ưu thế, các chức
năng sinh lý dần dần được phục hồi trở lại bình thường, các tổn thương bệnh lý
dần dần được bù đắp, khả năng thích nghi của cơ thể với điều kiện ngoại cảnh
dần dần được phục hồi và ổn định, mầm bệnh được tiêu diệt hết trong cơ thể
hay được bài tiết ra ngoài cơ thể hoàn toàn. Khi đó con vật bị bệnh trở thành
con vật khỏi bệnh hoàn toàn. Và chỉ khi con vật khỏi bệnh hoàn toàn mới được
nhập trở lại đàn.
2.2.2. Phòng khi có bệnh xảy ra ỉ
Khi bệnh dịch xảy ra tại khu vục nào đó ‘không gian, thời gian’ đã có

đầy đủ 3 khâu của quá trình sinh dịch. Vì thế biện pháp phòng bệnh khi có dịch
xảy ra như sau:
+Vệ sinh phòng bệnh:
- Xử lý xác chết (chôn sâu, rắc vôi bột khử trùng kỹ chỗ đó).
- Tất cả các chất tiết, thức ăn thừa của vật ốm, máng ăn, máng uống phải
vệ sinh tiêu độc khử trùng bằng thuốc sát trùng.
- Tiêu độc nền chuồng, sân chơi, bãi chăn thả, khu vực xung quanh
chuồng trại, khu vực nuôi bằng vôi bột hoặc thuốc sát trùng
+ Phòng bệnh bằng vaccine.
Kiểm kê số đầu gia súc, gia cầm trong ổ dịch để tiến hành tiêm phòng
(loại những con vật bị ốm, hay những con vật nghi mắc bệnh theo rõi rồi tiêm
sau). Tiêm phòng cho những con vật cảm thụ ở xung quanh ổ dịch để tạo thành
vành đai an toàn bao vây không cho dịch lây lan, xảy ra rộng hơn.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
7
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
2.2.3. Nguyên tắc chữa bệnh truyền nhiễm và sử dụng kháng sinh:
a. Nguyên tắc chữa bệnh truyền nhiễm:
- Chữa toàn diện: Tức là phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, cung
cấp dinh dưỡng, dùng thuốc, chữa sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để mau
lành bệnh và tránh sự lây lan.
+ Tiêu diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp với chữa triệu chứng,
+ Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với việc nâng cao sức đề kháng cho cơ
thể con vật.
+ Phải có quan điểm kinh tế khi chữa bệnh, không tiến hành điều trị
những con vật bệnh có khả năng điều trị khỏi nhưng tổn kém vượt quá giá trị
con vật mà không phục hồi được khả năng sản xuất.
+ Những bệnh rất nguy hiểm cho con người mà không có thuốc chữa đặc
hiệu thì không nên chữa.
b. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh:

Kháng sinh là loại thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi
khuẩn hay tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra kháng sinh còn có tác dụng phồng bệnh
và kích thích sinh trưởng cho gia súc non. Tuy nhiên nếu dùng kháng sinh
không đúng nguyên tắc thì không những không có lợi cho cơ thể, thậm chí còn
nguy hiểm, gây nên hiện tượng kháng kháng sinh, vì thế việc dùng kháng sinh
phải tuân theo đúng nguyên tắc thì mới đạt hiệu quả.
Những nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh:
- Chọn kháng sinh có phổ hoạt rộng, có tác dụng tốt nhất với mầm bệnh
đã xác định.
- Dùng liều cao ngay từ đầu (trừ những trường hợp vi khuẩn sinh nội độc
tố như: E. coli, Salmonella) những lần sau có thể giảm liều lượng nhưng phải
phụ thuộc vào sự tiến triển của bệnh.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
8
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
- Phải sử dụng nhiều loại kháng sinh để giảm liều lượng và độc tính của
từng loại làm cho diện tác dụng với vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và
hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.
- Phải sử dụng đúng và đủ liệu trình, không vội vàng thay kháng sinh mà
phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng.
- Chăm sóc hộ lý tốt, dùng thuốc trợ sức, trợ lực, nhằm nâng cao sức đề
kháng không đặc hiệu của con vật.
2.3. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở
ĐÀN LỢN
2.3.1. Bệnh phó thương hàn lợn
a. Đặc điểm:
Bệnh phó thương hàn là bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa phổ biến ở
lợn con. Bệnh do chủng Salmonella, Cholerae suir, gây bệnh thể cấp tính ở lợn
con, S.typhisuis chủng voldagsen gây bệnh thể mãn tính ở lợn lớn. Bệnh xảy ra
quanh năm nhưng thường tập trung vào vụ đông xuân, bệnh chủ yếu xảy ra ở

lợn con theo mẹ đến 3-4 tháng tuổi. Vi khuẩn tác động đến niêm mạc bộ máy
tiêu hóa, gây viêm dạ dày- một, hình thành nốt loét ở một già và làm lợn con ỉa
chảy nặng.
b. Triệu chứng:
Bệnh có thể xảy ra ở hai thể: thể cấp tính và thể mãn tính
- Thể cấp tính: thể này thường xuyên xảy ra ở lợn con đến 3- 4 tháng
tuổi, thời gian nung bệnh từ 3- 4 ngày, trong đàn đầu tiên xuất hiện một vài con
mệt mỏi, ủ rũ, bú ít hoặc bỏ bú,ăn ít hoặc không ăn, lợn có dấu hiệu sốt cao từ
41- 42°c. Lợn đi đứng siêu vẹo, lúc đầu đi táo phân rắn, lổn nhổn, khi thân nhiệt
hạ lợn đi ỉa chảy, phân lỏng màu vàng ,có nhiều nước, có bột như cám phủ bên
ngoài. Trong phân có nhiều vết máu tươi, sau đó phân càng ngày càng vàng, mùi
thối khắm khó chịu. Lợn có biểu hiện nôn mửa, ho, khó thở, có con bị lòi đom,
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
9
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
con vật kêu la đau đớn do viêm dạ dày một. Lúc đầu toàn thân lợn đỏ ửng, về
sau một số bộ phận nhất định như mõm, đỉnh tai, bốn chân, ở bẹn, hình thành
những đám tụ máu. Đám tụ máu hồng tím, dần dần chuyển sang màu tím xanh,
tím đen do tụ huyết. Lợn ỉa chảy kéo dài, khó thở suy kiệt rồi chết.
- Thể mãn tính: Thể này thường gặp ở lợn trưởng thành, lợn gầy yếu, ăn
uống kém, thiếu máu da nhợt nhạt, có khi có những mảng đỏ tím ở mõm, tai, bụng.
Con vật ỉa chảy xen kẽ táo bón, ỉa chảy phân có màu vàng và mùi rất thối.
Con vật đi tháo liên tục, ở thời kì cuối con vật thường hay khó thở, ho, đặc biệt
sau khi vận động con vật mệt nhọc, yếu ớt. Bệnh có thể chữa khỏi nhưng con vật
chậm lớn, tiêu hóa thức ăn kém lại có thể tái phát bệnh.
c. Bệnh tích :
Mõm, đỉnh tai, bốn kheo chân, bụng, bẹn tím bầm từng đám, từng mảng
xoang bao tim và xoang bụng tích nước. Phổi có nhiều đám viêm, trong lòng
khí, phế quản có dịch màu hồng niêm mạc dạ dày xuất huyết và tụ huyết, loét
niêm mạc ruột già, vết loét lan tràn, bờ nông.

Lá lách của những con lợn chết nhanh thường sưng, còn những con lợn
chết lâu hơn thì lách thường không sung nhưng chắc, dai, đàn hồi như cao su,
màu xanh thẫm. Viêm gan trên bề mặt gan có những điểm hoại tử màu trắng
xám hoặc ổ áp xe.
d. Phòng bệnh :
- Vệ sinh phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, chăm sóc
nuôi dưỡng tốt, cách ly gia súc ốm. Đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý, không thay đổi
khẩu phần ăn đột ngột, đặc biệt là lứa tuổi lợn sau khi cai sữa, đang tập ăn.
- Phòng bệnh vacxin

. Tiêm phòng cho lợn khỏe bằng vacine phó thương
hàn vô hoạt. Tốt nhất là vacxin nhược độc phó thương hàn đông khô. Tiêm lúc
lợn 20- 21 ngày tuổi vào dưới da vùng gốc tai.
e. Điều trị:
Dùng kháng sinh để điều trị, nên dùng kháng sinh có tác dụng mạnh đối
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
10
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
với vi khuẩn Gram(-) như Ampikana, Enrofloxacin, Nofloxacin, N.E.C, nhóm
kháng sinh Tetracycline, kết hợp với trợ lực thuốc bổ như B- complex,
2.3.2. Bệnh tụ huyết trùng lợn:
a. Đặc điểm:
Bệnh tụ huyết trùng lợn là một bệnh gây bại huyết, xuất huyết ở lợn. Căn
bệnh là một cầu trực khuẩn có tên là Pasteurella suiseptica, bắt màu Gram(-). Vi
khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy hô hấp gây thùy phế viêm. Bệnh thường
ghép với bệnh dịch tả lợn hoặc bệnh viêm phổi truyền nhiễm. Lợn từ 3- 4 tháng
tuổi trở nên dễ cảm nhiễm và bị bệnh. Bệnh xảy ra rải rác quanh năm nhưng
thường là tập trung vào mùa hè, mùa mưa.
b. Triệu chứng:
Bệnh có thể xảy ra ở 3 thể: Thể quá cấp tính, thể cấp tính và thể mãn tính.

- Thể quá cấp tính: Thường xảy ra ở đầu ổ dịch, Con vật ủ rũ cao độ, khó
thở trầm trọng, toàn thân tím bầm, bại huyết rồi chết trong tình trạng ngạt thở.
- Thể cấp tính: Thể này thường gặp nhất, lợn ủ rũ, bỏ ăn hoặc kém ăn,
lười vận động, sốt cao 41- 42°c kéo dài 2- 3 ngày. Lợn ho, khó thở lúc đầu
ho ít sau đó ho nhiều, ho ướt, con vật chảy nước mắt nước mũi. Trong thời
gian sốt con vật đi táo, khi thân nhiệt hạ con vật đi ỉa phân nát, không có mùi
thối khắm. Lúc đầu toàn thân nhiệt đỏ ửng sau đó xuất hiện những đám,
những mảng tụ máu đỏ, hình dạng không nhất định. Thủy thũng liên kết dưới
da vùng hầu họng.
Thể mãn tính: Con vật ho, khó thở, thở nhanh, gầy còm, khó vỗ béo,
viêm khớp đặc biệt là viêm khớp bàn và khớp gối.
c. Bệnh tích:
- Thể cấp tính: Thịt ướt, tím bầm, tổ chức liên kết dưới da thấm dịch keo
nhầy, dễ đông. Hầu hết các hạch lâm ba đều bị tụ huyết và chảy máu. Viêm
phổi thùy, trong lòng khí quản và phế quản có chứa nhiều dịch nhớt và bọt
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
11
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
hồng. Tích nước vàng trong các xoang của cơ thể. Viêm gan, trên bề mặt gan có
nhiều vùng thái hóa mỡ màu vàng nhạt.
-Thể mãn tính: Con vật bị viêm phổi mãn tính, viêm khớp, bao khớp
có nhiều dịch lỏng bẩn, đầu khớp xù xì.
e. Điều trị:
Dùng kháng sinh để điều trị.

Nên dùng kháng sinh có tác dụng mạnh đối
với vi khuẩn gram(- ) như: Streptomycin, Kanamycin (liệu trình điều trị 3- 4
ngày) có thể dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng như Norfloxacin, kết hợp với
thuốc bổ trợ sức, trợ lực như vitamin Bl, vitamin c, B-complex, cafein.
f. Phòng bệnh:

-Vệ sinh phòng bệnh: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khẩu phần ăn hợp lý nhằm
nâng cao sức đề kháng cho con vật. Vệ sinh thức ăn nước uống, vệ sinh chuồng
trại, sân chơi nhằm tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường. Cách ly lợn mới mua
về ít nhất 15 ngày sau đó mới nhập đàn.
Phòng bằng vacxin: Tiêm phòng vacxin trước mùa mưa
ế
Dùng vacxin tụ
huyết trùng nhũ hóa, vô hoạt, hoặc vacxin tụ dấu 3- 2, miễn dich 5- 6 tháng.
2.3.3. Bệnh suyễn lợn
a. Đặc điểm:
Đây là bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma suipneumonia gây ra. Là một
loại vi sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và virus, Mycoplasma được coi là căn
bệnh gây nên bệnh nhưng một số vi khuẩn kế phát hoặc công phát sẽ làm cho
bệnh trầm trọng hơn như: Passteurella multocida, E. coli,…
Bệnh thường xảy ra khi điều kiện vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng kém,
tuổi càng lớn thì khă năng chống đỡ với bệnh càng giảm. Bệnh lây lan nhanh, tỷ
lệ mắc bệnh cao. Bệnh thường xảy ra quanh năm nhưng nghiêm trọng nhất là
khi trời ẩm ướt và rét.
b. Triệu chứng:
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
12
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
Thời gian ủ bệnh thường từ 10- 12 ngày. Tình trạng bệnh phụ thuộc vào
tuổi lạn. Một trong những triệu chứng quan trọng là bệnh tiến triển từ từ ở tất cả
các lứa tuổi lợn trong đàn và mang tính dịch địa phương. Những yếu tố môi
trường như không khí bẩn, nồng độ NH3 và độ ẩm cao thúc đẩy bệnh trầm
trọng. Có thể phân biệt ba thể sau đây:
- Thể mãn tính: Là thể chủ yếu của bệnh suyễn lợn và thường gặp nhất ở
lợn nuôi thịt. Triệu chứng: Ho nhiều và ho khan kéo dài trong nhiều tuần,
không thấy dịch mũi và hiện tượng sốt. Khó thở, tần số hô hấp tăng cao (100-

150 lần/phút). Lợn chậm lớn, hệ số tiêu tốn thức ăn cao.
- Thể mang trùng: Thường thấy ở lạn giống (kể cả lợn nái giống và lợn
đực) và lợn nuôi thịt trên 6 tháng tuổi. Ở thể bệnh này lợn biểu hiện triệu chứng
lâm sàn không rõ rệt, thỉnh thoảng có ho nhẹ, nếu vận động mạnh lợn thở mạnh,
thở thể bụng khó khăn, có khi bị chết ngạt. Lọn bệnh ăn uống kém, chậm lớn,
đôi khi có viêm khớp, năng xuất sinh sản giảm, lợn mang trùng kéo dài nhiều
tháng đến nhiều năm và là nguồn lây lan bệnh chính.
- Thể viêm phổi phức hợp: Thường gặp ở lợn con sau cai sữa và điều
kiện vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng kém dẫn đến nhiễm thứ phát các vi khuẩn ở
đường hô hấp. Bệnh trầm trọng với các triệu chứng lâm sàng điển hình như: sốt,
ho nhiều, thở nhanh, khó thở sau các cơn ho. Bệnh tiến triển trong 2- 3 tuần thì
giảm dần, tỷ lệ chết thấp nhưng tăng trưởng chậm. Nếu cảm nhiễmcác vi khuẩn
khác lợn sốt cao, bỏ ăn, khó thở và tỷ lệ chết có thể tới 20- 25%.
Để phát hiện lợn bệnh ta quan sát lợn vào nửa đêm về sáng, nhất là
những ngày trời lạnh. Nếu ban ngày, đuổi lợn chạy vài vòng liên tục, con nào
chạy không nổi và thở thóp bụng là con đó bị bệnh. Bệnh có thể tiến triển thành
thể mãn tính và rất khó phát hiện khi điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
c. Bệnh tích:
Bệnh tích tập trung ở phổi với tính chất viêm phổi, màng phổi kết hợp.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
13
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
Vùng phổi viêm có màu đỏ nhạt, xám. Nếu cắt ra thấy bên trong phổi chứa đầy
bọt và chất nhầy
.
Hệ thống hô hấp bị xuất huyết, phổi có nhiều vùng bị nhục
hóa, gan hóa. Khi cắt một mẩu phổi ở vùng này thả vào chậu nước sẽ bị chìm
(bình thường, phổi của lợn khỏe thả vào sẽ nổi). Trên mặt cắt phổi đầy dịch
nhớt bọt trắng. Trong khí, phế quản chứa đầy dịch viêm lẫn bọt.
d. Phòng bệnh:

Phòng trừ tổng hợp là biện pháp quan trọng nhất, bao gồm: vệ sinh, tiêu
độc thường xuyên, định kì kiểm soát nồng độ NH3, mật độ nuôi vừa phải, chống
nóng, chống lạnh, cách ly đàn nuôi mới nhập, tiêm phòng vacxin cho lợn và lợn
nái. Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
e. Điều trị:
Nguyên lý điều trị bệnh là dung kháng sinh có tác dụng mạnh với
Mycoplasma, kết hợp với các kháng sinh có tác dụng mạnh với các vi khuẩn kết
hợp hoặc thứ phát, cải thiện chăn nuôi như cho ăn tốt hơn,sạch sẽ, vệ sinh
chuồng trại,chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông,
chống nóng và chống rét tốt
.
Dùng loại thuốc có tác dụng với Mycoplasma như: Tiamualin,Tylosin,
kết hợp với một trong các loại kháng sinh như: Kanamycin, Streptomycin,
Gentamycin. Đồng thời dùng các loại thuốc bồi dưỡng tăng cường sức đề kháng
như: B-complex, vitamin B1, vitamin B2,
2.3.4. Bệnh sưng phù đầu do E. Coli dung huyết
a. Đặc điểm :
Bệnh E. coli dung huyết ở lợn thường xảy ra ở các lứa trước và sau cai
sữa. Là bệnh nhiễm độc cấp tính truyền nhiễm hệ thần kinh trung ương, hôn mê,
đi xoay vòng. Bênh thường xuất hiện ở lợn con giai đoạn 14 tuần tuổi, đặc biệt
là giai đoạn 7- 9 tuần tuổi , lúc vừa mới cai sữa. Bệnh xảy ra lẻ tẻ quanh năm
nhưng thường gặp nhiều vào vụ đông xuân. Bệnh có tính chất lây lan nhanh và
gây chết nhiều ở lợn con, tỷ lệ chét cao có khi lên tới 100%. Bằng các xếp
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
14
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
nghiệm vi khuẩn học người ta đã xác định được Es cherichia coli chính là tác
nhân gây bệnh. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy các chủng E. coli
được xét vào nhóm VTEC( verotoxin Escherichia coli).
b. Triệu chứng:

Một số trường hợp chết cấp tính ở giai đoạn cai sữa( 8-9 tuần tuổi) không
có biểu hiện lâm sàng. Lợn sưng phù đầu mặt, lợncon đi ỉa lỏng, phân có màu
vàng, kém ăn, đi lại không nhanh nhẹn, da nhợt nhạt, đuôi luôn bết phân vàng,
lông dựng. Khi bênh năng lợn con có biểu hiện co giật thần kinh, giẫy đạp, bốn
chân choãi ra không đi lại được rồi chết.
c. Bệnh tích:
Toàn bộ ruột bị chướng hơi căng phồng, thủy thũng keo nhầy, xung
huyết màng treo ruột và niêm mạc ruột. Dạ dày chứa thức ăn chưa tiêu hóa.
Hạch lâm ba xung huyết.
d. Phòng bệnh:
Tiêm vacxin cho lợn nái trước khi đẻ 15 ngày để tạo kháng thế thụ động
cho lợn con. Tập ăn cho lợn con (lúc 7 ngày tuổi), không cai sữa đột ngột,
không cho ăn quá no khi mới cai sữa, thức ăn đảm bảo dinh dưỡng. Vệ sinh
chuồng trại sạch sẽ, sát trùng thường xuyên nền chuồng, sân chơi, thức ăn nước
uống phải sạch sẽ.
e. Điều trị:
Dùng kháng sinh hoạt phổ rộng như Enrofloxacin, Georcoli, kết hợp với
thuốc trợ sức và thuốc chữa triệu chứng, thuốc bổ vitamin C, K, Urotrophin
5%.B Complex.
2.3.5. Bệnh phân trắng lợn con
a. Đặc điểm:
Bệnh phân trắng lợn con là một trong những bệnh phổ biến ở lợn con từ
sơ sinh đến 3 tuần tuổi. Trong quá trình nghiên cứu bệnh đã được các tác giả gọi
bằng các tên khác nhau: “bệnh tiêu chảy lợn con”, “bệnh phân trắng lợn con”,
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
15
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
tỉ lệ mắc bệnh trong đàn lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi từ 70- 100 %, tỉ lệ tử
vong từ 10- 20%.
Sau khi lợn khỏi bệnh thường còi cọc chậm lớn, tiêu tốn thức ăn nhiều và

dễ nhiễm các bệnh khác. Bệnh diễn biến ở nhiều mức độ khác nhau do nhiều
yếu tố tác động. Vì vậy việc xếp loại bệnh vào các nhóm nguyên nhân khác
nhau thường gặp những ý kiến trái ngược nhau. Tuy nhiên gần đây nhiều nhà
nghiên cứu trong nước và ngoài nước thống nhất rằng bệnh phân trắng lợn con
xảy ra là do nhiều nguyên nhân phối hợp. Vì vậy phòng trừ bệnh cũng phải bằng
nhiều biện pháp tổng hợp.
b. Nguyên nhân:
- Nhân tố bẩm sinh: Do chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản không đầy
đủ, nhất là thời kì gia súc mang thai, làm cho cơ thể lợn nái gầy yếu đi, do đó
quá trình trao đổi chất ở bào thai và con bị rối loạn, vì vậy gia súc mới sinh bị
mắc bệnh, nhất là bệnh phân trắng.
- Do rối loạn trao đổi chất: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho
con con, nếu sữa mẹ chất lượng kém làm cho quá trình trao đổi chất ở con
con bị rối loạn thì bệnh phân trắng lợn con sẽ xuất hiện. Nhiều thực nghiệm
đã xác định gia súc bị phân trắng hầu hết đều bị rối loạn protit, gluxit, lipit,
vitamin và chất khoáng.
Nếu bệnh nặng và kéo dài sẽ làm giảm hàng loạt axit amin tự do trong
máu nên hàm lượng protein toàn phần cũng bị giảm, đặc biệt là thành phần
globulin giảm rõ rệt. Vì vậy đáp ứng miễn dịch ở những con vật như vậy hoàn
toàn không đáng kể. Bên cạnh đó trữ lượng kiềm trong máu của con bệnh giảm
thấp, điều đó tạo điều kiện cho quá trình gây thối mà chất chứa trong đường một
phát triển làm cho lợn con bị bệnh phân trắng. Những lợn này đều bị rối loạn
cân bằng canxi- photpho, rối loạn hấp thụ sắt, nattri, kali.
- Do khí hậu thời tiết, vệ sinh và chuồng trại: gia súc chịu nhiều ảnh
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
16
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
hưởng trục tiếp của môi trường sống như nóng, mưa, hanh, nắng, ẩm thấp. Do
cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh nên các phản ứng thích nghi và bảo vệ rất yếu,
vì vậy khi thời tiết thay đổi đột ngột lợn con rất dễ bị lạnh và bệnh phân trắng.

Điều kiện vệ sinh, cấu tạo nền chuồng, kiểu kiến trúc chuồng trại là những yếu
tố có tính chất quyết định các điều kiện trong chuồng.
- Do rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột: nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
trên cơ sở rối loạn các quá trình trao đổi chất, một số vi sinh vật có điều kiện đã
gây ra những bệnh lý ở đường ruột. Một số vi sinh vật chủ yếu là: proteus
vulgaris, Proteus miratpillis, Clostridium perfringens, E. coli,
* Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra loại khuẩn đường ruột như:
+ mắc một số bệnh đường một mãn tính
+ dịch dạ dày- ruột mất tính axit.
+ rối loạn nhu động một.
+ rối loạn chức năng dạ dày do sức yếu.
+ khẩu phần ăn nghèo dinh dưỡng.
+ nhịn đói.
+ viêm đại tràng mãn tính.
+ khí hậu thời tiết thay đổi đột ngột.
+ do điều trị kéo dài bằng thuốc kháng sinh.
+ do kí sinh tràng đường ruột.
c. Triệu chứng và bệnh tích:
Lợn con mắc bệnh đa số thân nhiệt không tăng, việc xác định bệnh dựa
vào trạng thái phân là chủ yếu.
- Giai đoạn đầu (thời kì nung bệnh) khoảng một ngày, phân táo đen và
nhỏ như hạt đỗ đen.
- Giai đoạn phân lợn con từ táo bón chuyển sang sền sệt màu vàng. Sau
2- 3 ngày, phân chuyển thành trắng như sữa hoặc trắng xám. Phân ngày càng
lỏng hơn, trong phân có chứa những hạt sữa chưa tiêu lổn nhổn như xôi đỗ và có
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
17
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
nhiều bọt khí. Nhiều trường hợp phân loãng như nước tháo ra tung tóe, lúc này
lợn con mất nước nặng.

- Giai đoạn bệnh chuyển sang dần khỏi: Phân có màu trắng xám chuyển
sang xám đen hoặc đen, phân đặc dần thành khuôn, cần chú ý lợn con bị táo bón
thì cần tiếp tục điều trị và những con như vậy bệnh dễ tái phát.
Ngoài trạng thái phân, phải chú ý những triệu chứng lâm sàng của bệnh:
bú giảm dần gầy sút nhanh, niêm mạc mạ tứ, mũi, miệng, nhợt nhạt, hội chứng
co giật thần kinh, mất cảm giác dưới da.
d. Phòng và trị bệnh:
Bệnh phân trắng lợn con có nhiều nguyên nhân gây ra nên để khống chế
được bệnh cần tiến hành các biện pháp phồng trị tổng hợp.
- Điều cần thiết trước tiên là nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái tốt khi
mang thai, đảm bảo các nhu cầu dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin và nguyên
tố vi lượng cần thiết.
- Tạo cho gia súc non hoàn cảnh sống ổn định và thích hợp, để tránh cho
con non khỏi bị những kích thích bất lợi. cần tạo điều kiện khí hậu tốt cho môi
trường nuôi: luôn khô ráo, thoáng khí, ấm ám và sạch sẽ, dủ ánh sáng, tránh
hướng gió lùa, giá rét, mưa hắt. Nguyên tắc chung là chống ẩm, chống lạnh.
Ngoài ra cần lưu ý những yếu tố sau:
+ cho lợn mẹ và lợn con được chăn thả và vận động đều đặn.
+ cung cấp đầy đủ thức ăn giàu dinh dưỡng.
+ tập cho lợn con ăn sớm.
+ cung cấp đủ nước uống sạch cho lạn.
* Một số thuốc uống và chế phẩm vi sinh vật dùng để khống chế bệnh
phân trắng:
- vaccine E. coli phòng bệnh: Tiêm cho lợn mẹ hai lần, lần một vào 25
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
18
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
ngày trước khi đẻ (liều 5 ml), lần 2 trước khi đẻ 15 ngày (liều 10m).
- Kháng sinh: Dùng kháng sinh đơn phương thì bệnh vẫn có vẻ như khỏi
nhưng dễ tái phát, vì vậy cần chú ý dùng kháng sinh 2- 3 ngày phải dùng các

loại chế phẩm vi sinh vật để tránh chứng rối loạn khuẩn. Các kháng sinh thường
dùng: Enroflooxacin, Colistin 2000, coli 200, Oxytetracylin, Noflo T.S.S két
hợp với các men vi sinh để tăng hiệu quả điều trị và tăng nhung mao đường ruột.
2.3.6. Hội chứng tiêu chảy
a. Đặc điểm:
- Tiêu chảy là một thuật ngữ để chỉ hiện tượng phân lỏng hoặc té nước
thường là đi trên 3 lần/ 24 giờ.
- Hậu quả hàng đầu của tiêu chảy là suy dinh dưỡng, thiệt hại lớn về kinh tế.
- Lý do là bệnh súc ăn ít khi tiêu chảy và khả năng hấp thụ chất dinh
dưỡng giảm, mất nước và điện giải nghiêm trọng.
* Cơ chế sinh bệnh của tiêu chảy: Sự rối loạn vận chuyển nước ở ruột
non gây ra tiêu chảy do hai cơ chế:
+ Tiêu chảy xuất tiết: là khi bài tiết dịch (muối và nước) vào lòng một
không bình thường, hấp thụ ion Na
+
ở nhung mao ruột bị rối loạn trong khi xuất
tiết cl
-
vẫn tiếp tục, sự tăng tiết đẫn đến mất nước và muối.
+ Tiêu chảy thẩm thấu: Là khi niêm mạc bị rò rỉ. Nước và muối vận
chuyển nhanh để duy trì cân bằng thẩm thấu giữa lòng một và ngoại tế bào.
Tiêu chảy thẩm thấu xảy ra khi dùng một chất có độ hấp thụ kém và độ thẩm
thấu cao. Tiêu chảy xuất tiết xảy ra phổ biến hơn tiêu chảy thẩm thấu, tuy nhiên
trong nhiều ca bệnh tiêu chảy xảy ra theo cả hai cơ chế trên.
b. Nguyên nhân:
Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy thường là do những nguyên nhân sau:
- Thức ăn ôi thiu, nấm mốc, nhiễm khuẩn.
- Nước uống bị nhiễm khuẩn đường ruột.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
19

Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
- Phân bị nhiễm khuẩn không bị xử lý tốt.
- Những nguyên nhân gây tổn thương đường tiêu hóa: là do virus, vi
khuẩn, đơn bào, kí sinh trùng đường ruột. Cơ chế tác động cụ thể:
+ virus nhân lên với số lượng lớn trong tế bào nhung mao ruột non và phá
hủy cấu trúc tế bào làm cụt nhung mao, khi đó các tế bào nhung mao được thay
thế tạm thời bằng các tế bào tiết, tế bào bài tiết và tết bào chưa trưởng thành.
+ Vi khuẩn tác động lên niêm mạc một theo cơ chế sau: Bám dính vào
niêm mạc, rồi tiết độc tố gây rối loạn chức năng các nguyên bào, làm giảm hấp
thụ Na
+
ở nhung mao, tăng tiết Cl
-
làm xuất tiết ồ ạt nước và điện giải xâm nhập
vào niêm mạc và phá hủy các liên bào niêm mạc ruột, tiếp theo hình thành ổ áp
xe trên niêm mạc.
+ Đơn bào: Bám dính lên niêm mạc một làm cùn niêm mao một, gây tiêu
chảy, xâm nhập vào niêm mạc gây áp xe nhỏ và loét.
- Nguyên nhân do ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ.
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể
gia súc. Khi có sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, khẩu phần ăn, thì cơ thể gia
súc có những thay đổi theo nhất là gia súc non. Khi nhiệt độ quá lạnh, thân
nhiệt giảm xuống làm mạch máu ngoại vi co lại, máu dồn vào các cơ quan nội
tạng, khi đó mạch máu thành ruột xung huyết gây trở ngại cho việc tiêu hóa.
Thức ăn nhão kết hợp với nhu động một tăng, thức ăn tống ra ngoài nhiều gây
hiên tượng tiêu chảy.
Khi thay đổi khẩu phần thức ăn, thức ăn có lẫn độc tố nấm mốc, không
đủ thành phần dinh dưỡng làm ảnh hưởng tới sức khỏe con vật.
c. Bệnh lý của tiêu chảy:
Trong phân của con vật bị tiêu chảy có chứa một lượng lớn Na

+
, K
+

Bicarbonate.
d. Hậu quả tiêu chảy:
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
20
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
Mất nước, điện giải kém, trúng độc, suy nhược.
e. Triệu chứng của tiêu chảy:
Biểu hiện lâm sàng của bệnh là khát nước, tính đàn hồi của da giảm, nhịp
tim đập nhanh, niêm mạc khô, mắt lõm sâu, đái ít thở nhanh và sâu, da và niêm
mạc nhợt nhạt. Con vật đi ỉa liên tục ngày 3- 4 lần hoặc nhiều hơn, phân tóe
nước có khi lẫn náu, có thể kèm theo chướng bụng hay nôn mửa.
f. Phòng và trị bệnh :
* Phòng bệnh :
- Phòng bệnh bằng các chế phẩm sinh học.
- Phòng bệnh bằng thuốc hóa trị liệu .
- Phòng bệnh bằng vacxin.
- Phòng bệnh bằng phương pháp nuôi dưỡng ,chăm sóc quản lý.
* Điều trị:
- Kháng sinh thích hợp nhất: Nitrofuran điều trị Colibacillosis,
lincomycin, nofloxacin rất có hiệu quả.
- Hiệu quả tốt nhất với vi khuẩn E. Coli là nhóm kháng sinh Neomycin
và Noflox 20%, Enrovet 10%.
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
21
Khoá luận tốt nghiệp Phạm Trí Hiếu – TY K10
PHẦN THỨ BA

ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG
Tình hình chăn nuôi và những bệnh thường gặp ở đàn lợn nuôi tại trại ông
Đồng Văn Dũng Xã Hợp Thịnh - huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang từ năm 2008
đến tháng 8/ 2011.
- Lợn ốm, chết và các bệnh thường gặp ở trang trại.
3.2. NỘI DUNG
- Tìm hiểu tình hình chăn nuôi tại trại từ năm 2008 đến tháng 8/2011.
- Tìm hiểu lịch tiêm phòng vaccine và kết quả tiêm phòng cho đàn lợn từ
năm 2008 đến tháng 8/2011.
- Tìm hiểu tình hình đàn lợn ốm, chết và những bệnh thường gặp ở đàn
lợn nuôi tại trại từ năm 2008 đến tháng 8/2011.
- Thực hành công tác thú y tại trại: chẩn đoán, phát hiện, can thiệp và
điều trị những bệnh thường xảy ra ở đàn lợn trong quá trình thời gian thực tập.
3.3. NGUYÊN LIỆU
- thuốc phòng và trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trai.
- Bảng theo dõi và ghi chép số liệu, tình hình nhũng bệnh thường gặp ở
đàn lợn nuôi tại trại.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Phương pháp điều tra:
- Sử dụng số liệu của trại
- Trực tiếp điều tra, quan sát triệu chứng lâm sàn chấn đoán và điều trị.
* Phương pháp sử lý số liệu:
Trường ĐHNN Hà Nội Khoa Thú y
22

×