Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề cương học phần kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.36 KB, 6 trang )

1

Học phần
KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thu Ngà
Điện thoại: 0979211199 Email:

Mục tiêu của học phần
Cùng với những học phần khác, học phần KDQT được xây dựng với những mục tiêu cơ bản sau:
 Giúp học viên có được những hiểu biết cơ bản về môi trường KDQT và tác động của
môi trường đó tới hoạt động và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp KDQT;
 Giúp học viên nắm được những kiến thức cơ bản về những vấn đề mà các doanh nghiệp
cần giải quyết khi tham gia KDQT trong bối cảnh môi trường kinh doanh đầy phức tạp
và thường xuyên biến động.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần
Học phần KDQT nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bản chất, quy mô và phạm vi của
KDQT, các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động KDQT của các doanh nghiệp,
các chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức, và phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài mà doanh
nghiệp có thể lựa chọn khi tham gia KDQT.
Nhiệm vụ của học viên
Học viên cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
 Tham dự đầy đủ giờ giảng lý thuyết, thảo luận hoặc bài tập trên lớp;
 Chuẩn bị đầy đủ các nội dung để tham gia thảo luận hoặc làm bài tập trên lớp theo yêu
cầu của giáo viên;
 Làm bài kiểm tra định kỳ;
 Làm bài thi hết học phần.
Tiêu chuẩn đánh giá học viên
Việc đánh giá kết quả học tập của học viên dựa trên:
 Số giờ lên lớp của học viên. Học viên vắng mặt quá 20% số tiết lên lớp sẽ phải học lại
theo qui định của nhà trường;


 Kết quả các bài kiểm tra định kỳ và thi hết học phần;
 Tinh thần, thái độ, chất lượng chuẩn bị và tham gia thảo luận hoặc chữa bài tập trên lớp.
Đăng ký trình bày nhóm
 Họ và tên các thành viên trong nhóm
 Tên người trình bày, ngày trình bày
 Cuối bài trình bày có đánh giá sự tham gia của các thành viên trong Nhóm
1. Không tham gia tích cực
2. Tạm chấp nhận được
3. Tham gia tốt theo đúng các cam kết trong nhóm
4. Tham gia rất tích cực

2

KẾT CẤU HỌC PHẦN
Học phần KDQT dành cho học viên ngoài ngành được xây dựng với kết cấu gồm 5 chương như
sau:

CHƯƠNG 1 – KINH DOANH QUỐC TẾ TRONG
KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU HÓA
Chương 1 là phần tổng quan về kinh doanh quốc tế. Mục đích của chương là giúp người học
nắm bắt được bản chất của kinh doanh quốc tế, các hình thức tham gia kinh doanh quốc tế của
các doanh nghiệp, lý giải các động cơ thúc đẩy doanh nghiệp vươn ra kinh doanh trên thị
trường nước ngoài, phân tích vai trò của toàn cầu hóa và các thể chế quốc tế đối với kinh doanh
quốc tế.
1.1. Tổng quan kinh doanh quốc tế
1.1.1. Khái niệm kinh doanh quốc tế
1.1.2. Các hình thức kinh doanh quốc tế
1.1.3. Các chủ thể liên quan đến kinh doanh quốc tế
1.1.4. Động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế
1.2. Toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa tới kinh doanh quốc tế

1.2.1. Khái niệm và các cấp độ toàn cầu hóa
1.2.2. Các yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hoá sản xuất
1.2.3. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp
Tài liệu tham khảo
 Ball D. A, Geringer J. M, Minor M. S, McNett J. M, (2010), International Business –
The Challenge Of Global Competition, McGraw-Hill/Irwin, Ch. 1, 4.
 Hill, Charles W. T. (2001), Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Sách biên dịch, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội, Chương 1.
 Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 1, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội, Chương 1.
 Wild, J. J, Kenneth L. Wild, J. C. Y. Han (2000), International Business: An Integrated
Approach, Prentice Hall, New Jersey 07458, Ch. 1.
3

CHƯƠNG 2 - MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC GIA
Nội dung chính của Chương 2 là xem xét sự khác biệt giữa các quốc gia về chính trị, luật pháp,
kinh tế và văn hoá. Sự khác biệt này dẫn đến làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực
thương mại và đầu tư quốc tế, đến chiến lược và hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh
quốc tế. Chương 2 cũng đề cập đến những vấn đề đạo lý trong kinh doanh quốc tế phát sinh từ
sự khác biệt về môi trường kinh doanh giữa các quốc gia.
2.1. Môi trường chính trị và luật pháp
2.1.1. Các hệ thống chính trị
2.1.2. Rủi ro chính trị trong kinh doanh quốc tế
2.1.3. Các hệ thống luật pháp chủ yếu
2.1.4. Một số vấn đề luật pháp quốc tế quan trọng
2.2. Môi trường kinh tế
2.2.1. Các hệ thống kinh tế
2.2.2. Đánh giá trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia
2.2.3. Môi trường kinh tế vĩ mô
2.3. Môi trường văn hoá

2.3.1. Văn hoá là gì
2.3.2. Các yếu tố cấu thành văn hoá
2.3.3. Văn hoá và kinh doanh quốc tế
Tài liệu tham khảo
 Ball D. A, Geringer J. M, Minor M. S, McNett J. M, (2010), International Business –
The Challenge Of Global Competition, McGraw-Hill/Irwin, Ch. 5, 7-9.
 Hill, Charles W. T. (2001), Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Sách biên dịch, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội, Chương 2-3.
 Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 1, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội, Chương 2-4.
4

 Wild, J. J, Kenneth L. Wild, J. C. Y. Han (2000), International Business: An Integrated
Approach, Prentice Hall, New Jersey 07458, Ch. 2-4.

CHƯƠNG 3 – MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
Mục đích chính của Chương 3 là giúp người học nắm bắt được động thái phát triển của các lĩnh
vực thương mại, đầu tư và tài chính quốc tế. Sự vận động của những lĩnh vực này có ảnh hưởng
quan trọng đến các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế trong việc lựa chọn thị trường, chiến lược,
phương thức thâm nhập và tổ chức quản trị các chức năng kinh doanh.
3.1. Thương mại quốc tế
3.1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế
3.1.2. Lý thuyết thương mại quốc tế
3.1.3. Can thiệp cúa chính phủ vào thương mại
3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
3.2.1. Tổng quan về nguồn vốn FDI
3.2.2. Lý thuyết về FDI
3.2.3. Can thiệp của chính phủ vào dòng vốn FDI
3.3. Vai trò của thị trường tài chính quốc tế
3.4. Hội nhập kinh tế quốc tế và các tổ chức quốc tế

Tài liệu tham khảo
 Ball D. A, Geringer J. M, Minor M. S, McNett J. M, (2010), International Business –
The Challenge Of Global Competition, McGraw-Hill/Irwin, Ch. 2-3, 10.
 Hill, Charles W. T. (2001), Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Sách biên dịch, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội, Chương 4, 6.
 Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 1, Nhà xuất
bản Thống kê, Hà Nội, Chương 5-7.
 Wild, J. J, Kenneth L. Wild, J. C. Y. Han (2000), International Business: An Integrated
Approach, Prentice Hall, New Jersey 07458, Ch. 5, 7.
5

CHƯƠNG 4 –CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP TRONG KINH
DOANH QUỐC TÊ
Chương 4 mở đầu cho nội dung bàn về hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
Nội dung chính của chương là xem xét vấn đề tìm kiếm thị trường/địa điểm kinh doanh đối với
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, những chiến lược và phương thức thâm nhập nước ngoài mà
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế có thể lựa chọn để khai thác tối đa những lợi ích khi quốc tế
hóa hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của mình.
4.1. Chiến lược kinh doanh quốc tế
4.1.1. Căn cứ lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế
4.1.2. Các chiến lược kinh doanh quốc tế
4.1.3. Xu hướng chuyển đổi chiến lược của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
4.2. Phương thức thâm nhập trong kinh doanh quốc tế
4.2.1. Các phương thức thâm nhập trong kinh doanh quốc tế
4.2.2. Lựa chọn phương thức thâm nhập thích hợp
Tài liệu tham khảo
 Ball D. A, Geringer J. M, Minor M. S, McNett J. M, (2010), International Business –
The Challenge Of Global Competition, McGraw-Hill/Irwin, Ch. 12, 14-15.
 Hill, Charles W. T. (2001), Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Sách biên dịch, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội, Chương 10-11.

 Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 2, Nhà xuất
bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, Chương 9-11.
 Wild, J. J, Kenneth L. Wild, J. C. Y. Han (2000), International Business: An Integrated
Approach, Prentice Hall, New Jersey 07458, Ch. 11-13.

CHƯƠNG 5 – QUẢN TRỊ CÁC CHỨC NĂNG KINH DOANH QUỐC TẾ
Chương 5 có nội dung bàn về vấn đề quản trị những chức năng kinh doanh chủ yếu của doanh
nghiệp kinh doanh quốc tế, cụ thể bao gồm quản trị toàn cầu sản xuất và cung ứng vật tư, quản
6

trị marketing và phát triển sản phẩm mới, quản trị nguồn nhân lực và quản trị tài chính quốc tế.
Việc thực hiện có hiệu quả các chức năng kinh doanh cơ bản này sẽ giúp doanh nghiệp cạnh
tranh thành công trong điều kiện môi trường kinh doanh quốc tế phức tạp đầy biến động.
5.1. Quản trị sản xuất trong kinh doanh quốc tế
5.1.1. Lựa chọn địa điểm sản xuất - tập trung hay phân tán
5.1.2. Quyết định Tự làm – hay – Thuê ngoài
5.2. Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế
5.3. Quản trị marketing quốc tế
5.2.1. Phân đoạn thị trường quốc tế
5.2.2. Nội dung marketing hỗn hợp
5.4. Quản trị nhân sự quốc tế
5.4.1. Các chính sách nhân sự quốc tế
5.4.2. Nội dung quản trị nguồn nhân sự quốc tế
5.5. Quản trị tài chính quốc tế
5.5.1. Quản trị dòng tiền trên phạm vi toàn cầu
5.5.2. Quản trị rủi ro hối đoái
Tài liệu tham khảo
 Ball D. A, Geringer J. M, Minor M. S, McNett J. M, (2010), International Business –
The Challenge Of Global Competition, McGraw-Hill/Irwin, Ch. 17-20.
 Hill, Charles W. T. (2001), Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Sách biên dịch, Nhà xuất bản

Thống kê, Hà Nội, Chương 12-14.
 Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 2, Nhà xuất
bản Lao động – Xã hội, Hà Nội, Chương 12.
 Wild, J. J, Kenneth L. Wild, J. C. Y. Han (2000), International Business: An Integrated
Approach, Prentice Hall, New Jersey 07458, Ch. 14-15

×