Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 143 trang )

GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
(Tài liệu tham khảo cho Giáo viên và Học sinh)
1
2
MỤC LỤC
Trang
Phần I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
I. Khái niệm về biến đổi khí hậu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. Biểu hiện của biến đổi khí hậu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. Biểu hiện của BĐKH toàn cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
III. Đặc điểm của BĐKH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
IV. Nguyên nhân của BĐKH toàn cầu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. Nguyên nhân do những quá trình tự nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Nguyên nhân do những ảnh hưởng hoạt động của con người. . . . . . . . . .
V. Kịch bản của BĐKH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. Kịch bản của BĐKH trên thế giới. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Kịch bản của BĐKH ở Việt Nam. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phần II. TÁC ĐỘNG CỦA BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
I. Tác động của BĐKH trên phạm vi toàn cầu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. Một số biến đổi của các hệ tự nhiên và hệ sinh thái. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội . . . . . . . . . . . .
3. Tác động của BĐKH đối với các châu lục và khu vực đặc biệt . . . . . . .
II. Tác động của BĐKH ở Việt Nam. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. Tác động của BĐKH đối với các vùng trung du và miền núi . . . . . . . . . .
2. Tác động của BĐKH đối với các vùng đồng bằng và ven biển . . . . . . . .
Phần III. ỨNG PHÓ VỚI BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
I. Chiến lược ứng phó với BĐKH trên thế giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. Chiến lược giảm nhẹ BĐKH trên thế giới. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .9


. . . 9
. . . 10
. . . 10
. . . 12
. . . 23
. . . 23
. . . 23
. . . 24
. . . 26
. . . 26
. . . 35
. . . 43
. . . 43
. . . 43
. . . 43
. . . 45
. . . 46
. . . 46
. . . 48
. . . 53
. . . 53
. . . 54
3
2. Thích ứng với BĐKH trên thế giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. Định hướng chiến lược giảm nhẹ BĐKH ở Việt Nam. . . . . . . . . . . . . . . . .
1. Chính sách và giải pháp giảm nhẹ BĐKH trong các lĩnh vực . . . . . . . . .
III. Một số định hướng và giải pháp thích ứng với BĐKH ở Việt Nam.
1. Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH trong các
ngành kinh tế quốc dân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Thích ứng BĐKH dựa vào cộng đồng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Phần IV. HỌC SINH CÓ THỂ LÀM GÌ
ĐỂ GÓP PHẦN ỨNG PHÓ VỚI BĐKH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
I. Những hoạt động học sinh có thể làm để góp phần giảm nhẹ BĐKH.
1. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng
trong một số lĩnh vực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Thực hành sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4. Tiết kiệm sử dụng và bảo vệ nguồn nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5. Bảo vệ rừng, trồng cây tạo môi trường trong lành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
6. Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. Những hànht động học sinh có thể làm để thích ứng BĐKH . . . . . . . .
1. Học sinh phải biết tự bảo vệ mình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2. Học sinh tham gia bảo vệ cơ sở vật chất trường học . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Học sinh tham gia vào các phong trào hoạt động thích ứng với
BĐKH của cộng đồng địa phương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHỤ LỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . 67
. . . 76
. . . 76
. . . 82
. . . 82
. . . 82
. . . 87
. . . 87
. . . 87
. . 110
. . 113
. . 120
. . 125
. . 129

. . 132
. . 132
. . 135
. . 137
. . 140
4
LỜI GIỚI THIỆU
Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những
thách thức lớn nhất là sự BĐKH toàn cầu. BĐKH đã có những tác động sâu sắc,
mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi
trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất.
Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được nghiên
cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi
quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH cũng đã được đề ra và
thực hiện ráo riết.
Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do BĐKH gây ra,
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (Quyết định số
158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008). Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch
hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê
duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình Giáo dục và
Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015".
Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên một cách có hiệu
quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu giáo dục ứng phó với biến
đổi khí hậu tích hợp vào các môn học cấp Trung học cơ sở và tài liệu tham khảo
cho học sinh và giáo viên. Tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên có cấu
trúc như sau:
Phần I. Biến đổi khí hậu, gồm các nội dung: Khái niệm về biến đổi khí hậu;
Biểu hiện của biến đổi khí hậu; Đặc điểm của biến đổi khí hậu;

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu; Kịch bản của biến đổi khí hậu.
Phần II. Tác động của biến đổi khí hậu, gồm các nội dung: Tác động của
biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu; Tác động của biến đổi khí hậu
ở Việt Nam.
5
Phần III. Ứng phó với biến đổi khí hậu, gồm các nội dung: Chiến lược ứng phó
với biến đổi khí hậu trên thế giới; Định hướng chiến lược ứng phó với
biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Phần IV. Học sinh có thể làm gì để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu gồm
các nội dung: Những hành động học sinh có thể làm để góp phần
giảm nhẹ biến đổi khí hậu; Những hành động học sinh có thể làm để
thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu lần đầu được biên soạn thành
tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh nhằm bổ sung thêm những hiểu biết
về biến đổi khí hậu mà học sinh đã được học trong chương trình giáo dục phổ
thông. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có cố gắng, song không thể tránh
khỏi sai sót, tập thể tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo
và bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn.
Trân trọng !
VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
CMD Cơ chế phát triển sạch
CER Lượng giảm phát thải được chứng nhận
CFC Chloro fluorocarbon
CH
2
Mêtan
CO Ôxit cacbon

CO
2
Điôxit cacbon
COP Hội nghị các bên Công ước
ENSO El Nino và Dao động Nam
ERU
S
Các đơn vị giảm phát thải được chứng nhận
ET Mua bán phát thải
GEF Quỹ Môi trường toàn cầu
Gt Tỷ tấn
GtC Tỷ tấn cacbon
HCFCs Hydrofluorocarbon
INC Uỷ ban Hiệp thương Liên Chính phủ
IPCC Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu
IET Mua bán phát thải quốc tế
KNK KNK
KP Nghị định thư Kyoto
LDCs Các quốc gia kém phát triển nhất
LHQ Liên hợp quốc
M
T
C Triệu tấn Cacbon
7
N
2
O Ôxit nitơ
NO
x
Nitơ mônôxit

O
3
Ôzôn
ODA Viện trợ phát triển chính thức
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PECs Perfluorocarbon
ppb Phần tỷ
ppm Phần triệu
PTBV Phát triển bền vững
RNM Rừng ngập mặn
SRES Kịch bản phát thải KNK tương lai
SST Nhiệt độ bề mặt nước biển
UNEF Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc
UNFCCC Công ước Khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu
USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới
XTNĐ Xoáy thuận nhiệt đới
8
Phần I
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I. KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH)
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết diễn ra trong một khu vực rộng
lớn, trong một thời gian lâu dài và ít có những biến động lớn. Đặc điểm khí hậu
của mỗi nơi đều bị chi phối bởi 3 nhân tố hình thành: bức xạ mặt trời, hoàn lưu
khí quyển và đặc điểm của bề mặt đệm. Các nhân tố này nói chung ít thay đổi và
thường tuân theo các quy luật nhất định, vì thế khí hậu thường tương đối ổn định,
ít thay đổi.
Đặc điểm khí hậu được biểu thị bằng các trị số trung bình nhiều năm của các
yếu tố như nhiệt độ trung bình (tháng và năm), thời kỳ mùa nóng, mùa lạnh trong

năm, lượng mưa và số ngày mưa trung bình (tháng và năm, mùa mưa và mùa
khô), độ ẩm tương đối trung bình (tháng và năm), hướng gió thịnh hành và tốc độ
gió trung bình
Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển lâu dài của Trái Đất từ hàng trăm triệu năm
trước đây và đặc biệt từ 300 năm gần đây, trong khí quyển đã từng xảy ra tình
trạng biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu. BĐKH là sự khác biệt tương đối rõ rệt
về trị số của các yếu tố hay thống kê khí hậu liên tục diễn ra trong khoảng thời
gian dài (hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm) theo một xu thế nhất định (có
thể tăng hoặc giảm) so với trị số trung bình nhiều năm.
Theo Ban liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) của Liên hợp quốc thì BĐKH toàn
cầu hiện nay là biến đổi của khí hậu được quy trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt
động của con người, làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và sự thay
đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan sát
được trong những thời kỳ có thể so sánh được.
9
Như vậy sự BĐKH của Trái Đất diễn ra theo quy mô toàn cầu, không có sự hạn
chế, ràng buộc nào về không gian, thời gian và nói chung là bất lợi cho thiên
nhiên và con người trên Trái Đất.
II. BIỂU HIỆN CỦA BĐKH
1. Biểu hiện của BĐKH toàn cầu
Những biểu hiện chính, thể hiện rất rõ nét của BĐKH toàn cầu là: nhiệt độ
tăng, khí hậu Trái Đất ấm lên; sự dâng cao của mực nước biển; sự thay đổi thành
phần và chất lượng khí quyển; sự xuất hiện của những thiên tai bất thường, trái
quy luật, có cường độ của quy mô lớn.
1.1. Nhiệt độ tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên
Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng tăng khiến cho Trái Đất
nóng lên, cao hơn nhiệt độ trung bình hiện nay (15
0
C). Từ năm 1850 đến nay,
nhiệt độ trung bình đã tăng 0,74

0
C; Diễn biến của nhiệt độ trung bình Trái Đất
thời kỳ 1850 – 2100 được thể hiện trong hình dưới đây.
10
Gia tăng nhiệt độ Trái Đất thời kì từ năm 1850 đến năm 2100
Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng lên rõ rệt trong thời kỳ 1920 – 1940,
sau đó giảm dần trong khoảng giữa những năm 1960 và lại tiếp tục tăng từ sau
năm 1975. Đây là thời kỳ nhiệt độ Trái Đất cao nhất trong vòng 600 năm trở lại
đây và thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua.
Bước sang thế kỷ XXI, nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng. Năm 2002 (độ lệch
chuẩn so với nhiệt độ trung bình là +0,48
0
C. Năm 2003 nhiệt độ trung bình của
Trái Đất tăng 0,46
0
C so với trung bình của thời kỳ 1971 – 2000, trong đó độ lệch
chuẩn của nhiệt độ ở bán cầu Bắc là +0,59C, ở bán cầu Nam là +0,32
0
C.
Các dự báo của các nhà khoa học cho thấy đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung
bình của Trái Đất có thể sẽ tăng lên từ 2,0 – 4,5
0
C so với cuối thế kỷ XX. Trái Đất
sẽ nóng lên khá rõ rệt.
1.2. Mực nước biển dâng cao
Các bức ảnh vệ tinh cho thấy diện tích phủ băng ở Bắc Băng Dương đã thu hẹp
khoảng 2,7% cho mỗi thập kỷ. Diện tích phủ băng trên các đảo lớn ở Bắc Cực
(Greenland) hoặc trên các đỉnh núi cao ở khắp nơi trên Trái Đất cũng giảm đi rất rõ rệt.
Các đo đạc và tính toán cho thấy cùng với sự tăng lên của nhiệt độ là sự tăng lên
của mực nước biển trên các đại dương thế giới. Tính chung, trong thế kỷ XX

mực nước biển trung
bình dâng cao 10 – 25cm
với tốc độ tăng trung
bình 1 – 2mm/năm. Thời
kỳ 1993 – 2003 mức
nước biển đã dâng cao
khoảng 2,8mm/năm,
trong đó tăng khoảng
1,6mm/năm do giãn nở
nhiệt độ và khoảng
1,2mm/năm do băng tan.
Đáng chú ý là trong thời
gian gần đây, thời kỳ
11
Băng tan thu hẹp nơi cư trú, sinh sống
của gấu trắng ở Bắc cực
1993 – 2003, mực nước biển dâng nhanh đáng kể so với khoảng thời kỳ trước đó từ
1961 – 1992.
1.3. Sự thay đổi thành phần và chất lượng của khí quyển
Tác động của những hoạt động do con người gây ra cùng với những tác động
của tự nhiên như núi lửa, cháy rừng, hạn hán, bão, lũ lụt đã làm cho thành phần
của khí quyển thay đổi rất nhiều. Sự gia tăng của các chất KNK trong khí quyển,
tuy chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, nồng độ rất thấp nhưng tác hại của chúng lại rất lớn.
Chất lượng của khí quyển vì thế giảm sút rất nhanh. Các chất KNK chẳng những
trực tiếp gây nên hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên mà còn là các chất
khí độc hại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của sinh vật nói chung, của
con người nói riêng; ảnh hưởng tới các quá trình tự nhiên và mọi mặt hoạt động
của con người một cách trực tiếp và gián tiếp.
1.4. Sự xuất hiện và có chiều hướng gia tăng của các thiên tai
Sự BĐKH toàn cầu đã khiến cho các thiên tai như bão lớn (siêu bão), lốc xoáy,

lũ lụt, lũ quét, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, đột ngột và bất thường hơn, trái
với các quy luật thông thường, cường độ cũng lớn hơn, quy mô cũng rộng lớn hơn.
Các thiên tai này đã gây nên những thiệt hại vô cùng nặng nề cho nhân loại do khó
dự báo trước, khó phòng tránh và lường trước hết các hậu quả do chúng gây ra.
2. Biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam
2.1. Biến đổi của các yếu tố khí hậu cơ bản
a) Biến đổi của nhiệt độ
– Xu thế biến đổi của nhiệt độ: Có thể nhận định như sau về xu thế của nhiệt
độ các mùa và năm trong khoảng 50 năm của thời kỳ nghiên cứu:
+ Mùa đông (tháng 12 đến tháng 2): Nhiệt độ tăng với mức tăng phổ biến
từ 0,1 – 0,5
0
C mỗi thập kỷ, tương đối cao ở các vùng khí hậu phía Bắc, cao nhất
ở Tây Bắc và tương đối thấp ở các vùng khí hậu phía Nam, thấp nhất ở Nam Bộ.
Ngoài ra, mức độ tăng này ở vùng núi cũng cao hơn vùng đồng bằng và do đó các
vùng núi ở phía Nam, Tây Nguyên có mức độ tăng vượt xa so với Nam Trung Bộ,
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đối với hầu hết các vùng khí hậu khác, mức độ
tăng của nhiệt độ mùa đông cao hơn hẳn các mùa khác.
12
+ Mùa xuân (tháng 3 đến tháng 5): Mức độ tăng của nhiệt độ phổ biến
từ 0,1 – 0,3
0
C mỗi thập kỷ, tương đối đồng đều trên hầu hết các vùng khí hậu,
trừ Tây Bắc với tốc độ thấp hơn các vùng kế cận. Mùa xuân có mức độ tăng của
nhiệt độ thấp hơn mùa đông nhưng cao hơn so với mùa hè và mùa thu.
+ Mùa hè (tháng 6 đến tháng 8): Nhiệt độ tăng với mức độ tăng phổ biến từ
0,05 – 0,25
0
C mỗi thập kỷ, thấp hơn mùa đông, mùa xuân và xấp xỉ mùa thu.
Cũng như mùa xuân, mức độ tăng của nhiệt độ mùa hè khá đồng đều trên các

vùng khí hậu từ Bắc đến Nam.
+ Mùa thu (tháng 9 đến tháng 11): Mức độ tăng của nhiệt độ phổ biến từ 0,05 –
0,2
0
C mỗi thập kỷ, xấp xỉ mùa hè và thấp hơn mùa đông, mùa xuân. Khác với
mùa xuân, mức độ tăng khác nhau nhiều giữa các vùng, tương đối cao ở các vùng
khí hậu phía Bắc, cao nhất ở Đồng bằng Bắc Bộ và tương đối thấp ở các vùng khí
hậu phía Nam, thấp nhất ở Nam Bộ.
+ Năm: Căn cứ vào mức độ tăng của đa số trạm trên từng vùng khí hậu, mức
tăng nhiệt độ trung bình trong 50 năm qua là 0,6 – 1,8
0
C trong mùa đông, 0,2 –
0,8
0
C trong mùa xuân, 0,5 – 0,9
0
C trong mùa hè và 0,4 – 0,8
0
C trong mùa thu.
Tính chung cả năm, mức tăng nhiệt độ trong nửa thập kỷ vừa qua là 0,6 – 0,9
0
C.
– Tương quan so sánh về nhiệt độ trung bình các thời kỳ:
+ Nhiệt độ trung bình tháng 1: So với thời kỳ trước (1961 – 1990), nhiệt độ
trung bình tháng 1 thời kỳ gần đây (1991 – 2007) phổ biến cao hơn từ 0,1 đến
1,1
0
C; trung bình là 0,9
0
C ở Tây Bắc; 0,8

0
C ở Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ;
0,6
0
C ở Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và 0,4
0
C ở Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ,
Tây Nam Bộ.
+ Nhiệt độ trung bình tháng 4: So với thời kỳ trước, nhiệt độ trung bình tháng
4 thời kỳ gần đây phổ biến cao hơn 0,1 – 0,90C, trung bình là 0,70C ở Đồng bằng
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; 0,50C ở Đông Bắc, Tây Bắc, Nam Trung Bộ và 0,20C ở
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Nhiệt độ trung bình tháng 7: Nhiệt độ trung bình tháng VII thời kỳ gần đây
phổ biến cao hơn thời kỳ trước 0,1 – 0,3
0
C, trung bình là 0,3
0
C ở Đồng bằng Bắc
Bộ; 0,2
0
C ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; 0,1
0
C ở Tây Bắc, Bắc
Trung Bộ, Nam Trung Bộ và 0,0
0
C ở Đông Bắc.
13
+ Nhiệt độ trung bình tháng 10: So với thời kỳ trước, nhiệt độ trung bình tháng
X thời kỳ gần đây phổ biến cao hơn thời kỳ trước 0,1 – 0,8
0

C, trung bình là 0,6
0
C
ở Đồng bằng Bắc Bộ; 0,4
0
C ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, 0,2
0
C ở Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ; 0,1
0
C ở Tây Nam Bộ và 0,0
0
C ở Nam Trung Bộ.
+ Nhiệt độ trung bình năm: Do nhiệt độ trung bình các tháng tiêu biểu trong thời
kỳ gần đây đều cao hơn thời kỳ trước nên nhiệt độ trung bình năm gần đây cũng cao
hơn trước đó. Chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa thời kỳ gần đây và thời kỳ
trước trung bình là 0,5
0
C ở Tây Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ; 0,4
0
C ở Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và 0,3
0
C ở Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ.
Tương quan so sánh các thời kỳ một lần nữa chứng tỏ, nhiệt độ trung bình hay
nền nhiệt độ của thời kỳ gần đây cao hơn thời kỳ 1961 – 1990.
b) Biến đổi của lượng mưa
– Xu thế biến đổi của lượng mưa: Xu thế của lượng mưa trong các mùa xuân,
hạ, thu, đông và năm được thể hiện như sau:
+ Mùa xuân (tháng 3 đến tháng 5): Trong thời kỳ 1961 – 2007, xu thế của

lượng mưa trong mùa xuân ở nước ta phổ biến là tăng, với mức tăng từ 1 đến
3mm/năm, chủ yếu ở các vùng khí hậu phía Bắc. Tuy nhiên, do tỷ trọng lượng
mưa mùa xuân trong lượng mưa năm rất thấp nên không đóng góp nhiều vào xu
thế lượng mưa cả năm.
+ Mùa hè (tháng 6 đến tháng 8): Xu thế lượng mưa mùa hè rất khác nhau trên
các vùng khí hậu, giảm chiếm đa số trên các vùng khí hậu Bắc Bộ (Tây Bắc,
Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ), tăng chiếm đa số ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, với tốc độ phổ biến là 1 – 3mm/năm. Mùa hè là mùa
mưa ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, xu thế
lượng mưa mùa hè tác động mạnh mẽ đến xu thế lượng mưa năm ở trên các vùng
khí hậu Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
+ Mùa thu (tháng 9 đến tháng 11): Xu thế lượng mưa mùa thu phổ biến là giảm
ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam, với mức phổ
biến lên đến 2 – 7mm/năm. Mùa thu là mùa mưa chính ở Tây Bắc và có nhiều
tháng mưa đáng kể ở cả Bắc Bộ và Nam Bộ. Với mức độ tương đối lớn và tỷ
trọng lượng mưa cũng lớn nên xu thế lượng mưa mùa thu ảnh hưởng nhiều nhất
đến xu thế lượng mưa năm.
14
+ Mùa đông (tháng 12 đến tháng 2): Xu thế lượng mưa mùa đông thiên về
giảm ở Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và thiên về tăng ở Đông Bắc
và tăng phổ biến ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, song với mức độ rất
nhỏ, không đến 1mm. Nói chung xu thế lượng mưa mùa đông cũng như mùa xuân
không ảnh hưởng nhiều đến xu thế lượng mưa năm.
+ Năm: Do chịu ảnh hưởng nhiều của xu thế lượng mưa mùa hè và mùa thu
nên xu thế của lượng mưa năm phổ biến là giảm trên các vùng khí hậu phía Bắc
bao gồm: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và tăng trên các
vùng khí hậu phía Nam, rõ rệt nhất ở Nam Trung Bộ. Tốc độ xu thế phổ biến
là 2 – 10mm/năm, cá biệt lên đến 15 mm/năm như ở Trà My, Bảo Lộc, hai trung tâm
mưa lớn ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Mưa lớn gây nên ngập lụt ở Hội An, Quảng Nam

– Biến đổi về mùa mưa:
Theo số liệu lượng mưa trung bình, mùa mưa bắt đầu vào tháng 4, tháng 5 ở
Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ; tháng 5, tháng 6 ở phía Bắc của Bắc
Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh); tháng 8, tháng 9 ở phía Nam của Bắc
Trung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên–Huế); phía Bắc của Nam Trung
15
Bộ (Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà); rồi trở lại tháng 5,
tháng 6 ở phía Nam của Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Cao điểm của mùa mưa trung bình vào tháng 7, tháng 8 ở Tây Bắc, Đông Bắc,
Đồng bằng Bắc Bộ, tháng 9, tháng 10 ở Bắc Trung Bộ, tháng 10, tháng 11 ở Nam
Trung Bộ rồi trở lại vào tháng 8, tháng 9, tháng 10 ở Tây Nguyên, Nam Bộ.
Mùa mưa kết thúc vào tháng 9, tháng 10 ở Tây Bắc; tháng 9, tháng 10, tháng
11 ở Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ; tháng 11, tháng 12 ở Bắc Trung Bộ, Nam
Trung Bộ; rồi trở lại tháng 10 ở Tây Nguyên, tháng 11 ở Nam Bộ.
Biến đổi về mùa mưa có những đặc điểm sau đây:
+ Mùa mưa thực tế luôn luôn dao động xung quanh mùa mưa trung bình, xét về
tháng bắt đầu, tháng cao điểm cũng như tháng kết thúc.
+ Khoảng thời gian dao động xung quanh tháng bắt đầu, tháng cao điểm và
tháng kết thúc của mùa mưa trung bình là 3 – 6 tháng tùy thuộc vào đặc tính mùa
mưa trên từng vùng khí hậu:
 Trên vùng khí hậu Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên,
Nam Bộ khoảng dao động xung quanh tháng bắt đầu và tháng kết thúc thường rất
ngắn nhưng khoảng dao động xung quanh tháng cao điểm lại rất dài.
 Trên vùng khí hậu Tây Bắc, Nam Trung Bộ thì khác hơn, dao động xung
quanh tháng bắt đầu và tháng kết thúc thường rất dài trong khi dao động xung
quanh tháng cao điểm lại rất ngắn.
Giữa thời kỳ 1961 – 1990 và thời kỳ gần đây có những đặc điểm sau đây về
biến đổi mùa mưa trên các vùng khí hậu:
+ Tây Bắc: Trong thời kỳ gần đây, mùa mưa ở Tây Bắc thường bắt đầu vào
một trong 3 tháng: 3, 4, 5 và kết thúc vào một trong 3 tháng: 8, 9, 10 so với 4 – 5

tháng (3 – 7; 8 – 9) của thời kỳ 1961 – 1990.
+ Đông Bắc: Trong thời kỳ gần đây, có năm cao điểm của mùa mưa muộn hơn
và có năm kết thúc mùa mưa sớm hơn trung bình của thời kỳ 1961 – 1990.
+ Đồng bằng Bắc Bộ: Trong thời kỳ gần đây, tháng bắt đầu mùa mưa tập trung
vào tháng 5, tháng cao điểm mùa mưa tập trung hơn vào tháng 7. Cá biệt có năm
mùa mưa kết thúc rất muộn hoặc bắt đầu rất sớm.
+ Bắc Trung Bộ: Trong thời kỳ gần đây, có năm mùa mưa kết thúc ngay từ
tháng X, rất sớm so với thời kỳ 1961 – 1990.
16
+ Nam Trung Bộ: Trong thời kỳ gần đây, có năm cao điểm mùa mưa xảy ra
ngay từ tháng IV, và ngược lại có năm mùa mưa kết thúc khá sớm.
+ Tây Nguyên: Hầu như không có thay đổi đáng kể về mùa mưa giữa thời kỳ
gần đây và thời kỳ 1961 – 1990.
+ Nam Bộ: Trong thời kỳ gần đây, tần suất mùa mưa bắt đầu muộn (vào tháng 5)
có phần nhiều hơn so với thời kỳ 1961 – 1990.
2.2. Biến đổi của một số hiện tượng khí hậu cực đoan
a) Biến đổi của tần số xoáy thuận nhiệt đới trên Biển Đông (XTNĐBĐ)
– Mức độ biến đổi của XTNĐBĐ: Trong thời kỳ 1960 – 2007 có 603 XTNĐ
hoạt động trên khu vực Biển Đông, trung bình mỗi năm có 12,4 cơn. Nhiều
XTNĐBĐ nhất là năm 1995 với 21 cơn, ít XTNĐ nhất là năm 1976 chỉ có 3 cơn.
XTNĐBĐ phân phối không đồng đều cho các tháng. Từ tháng 5 đến tháng 12,
trung bình mỗi tháng có trên 0,5 cơn, nhiều nhất là tháng 9 có 2,05 cơn. Từ tháng
1 đến tháng 4, mỗi tháng có không đến 0,2. Trên thực tế, thời gian từ tháng 5 đến
tháng 12 được coi là mùa bão trên Biển Đông.
Vào tháng 9, có năm (1985) có tới 6 XTNĐ và cũng không ít năm không có
cơn nào (1960, 1968, 1986). Ngược lại, vào tháng 2 chỉ hai năm 1965 có 1 cơn và
1982 có 2 cơn.
Tần số XTNĐBĐ thường biến đổi từ năm này qua năm khác, từ thập kỷ này
qua thập kỷ khác. Trong thời kỳ nghiên cứu, XTNĐBĐ nhiều nhất trong thập kỷ
1991 – 2000 và ít nhất trong thập kỷ 1961 – 1970.

– Biến đổi của một số đặc trưng về XTNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam (XTNĐVN):
Trong thời kỳ 1960 – 2009, có 381 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến
VN, trung bình mỗi năm có 7,62 cơn. Nhiều XTNĐVN nhất là các năm 1989,
1995 với 14 cơn mỗi năm, ít nhất là các năm 1969, 1976 chỉ có 2 cơn mỗi năm.
XTNĐVN phân phối không đồng đều cho các tháng. Từ tháng 6 đến tháng 11,
trung bình mỗi tháng có trên 0,5 cơn, nhiều nhất vào tháng 9: 1,58 cơn. Thời gian
này cũng được coi là mùa bão hay mùa XTNĐ ở nước ta. Vào tháng 9, nhiều năm
có tới 4 cơn (1978, 1995, 2006) song cũng có năm không có cơn nào (1966, 1981,
1999). Từ tháng 1 đến tháng 5 và cả tháng 12, mỗi tháng trung bình có dưới 0,5
cơn. Đặc biệt vào tháng 2 trong suốt thời kỳ nghiên cứu, chỉ năm 1965 có XTNĐ
ảnh hưởng đến Việt Nam.
17
b) Biến đổi về mùa bão ở Việt Nam
Mùa XTNĐ hay mùa bão ở Việt Nam biến đổi nhiều từ năm này qua năm
khác, thập kỷ này sang thập kỷ khác, kể cả thời gian bắt đầu, cao điểm cũng như
thời gian kết thúc.
– Thời gian bắt đầu mùa bão :
Trong 50 năm, từ 1960 đến 2009, mùa bão bắt đầu sớm nhất vào tháng 1
(2008, 2009), nhiều nhất vào tháng 6 (26%), tháng 7 (25%) và muộn nhất
vào tháng 10 (1999). Tính trung bình cho cả thời kỳ nghiên cứu thì mùa bão
bắt đầu từ tuần 2 tháng 6, muộn hơn 1 tháng so với mùa bão trên Biển Đông.
Thời gian bắt đầu mùa bão, tính trung bình cho từng thập kỷ cũng khác nhau.
Mùa bão bắt đầu vào tuần 3 tháng 6 trong thập kỷ 1961 – 1970, tuần 1 tháng 6
trong các thập kỷ 1971 – 1980 và tuần 2 tháng 6 trong thập kỷ 1981 – 1990. Tính
chung cho cả thời kỳ 1961 – 1990, mùa bão bắt đầu vào tuần 2 tháng 6.
Trung bình thập kỷ 1991 – 2000 mùa bão bắt đầu tuần 1 tháng 6 nhưng trong 9
năm đầu của thập kỷ 1991 – 2000, mùa bão bắt đầu trung bình tuần 3 tháng 4.
Tính chung cho cả thời kỳ gần đây (1991 – 2009) mùa bão bắt đầu vào tuần 1
tháng 5. Rõ ràng trong thời kỳ gần đây, mùa bão bắt đầu sớm hơn so với thời kỳ
1961 – 1990.

– Thời gian cao điểm của mùa bão :
Trong thời kỳ nghiên cứu tháng cao điểm của mùa bão xảy ra sớm nhất vào
tháng 7 (1971, 1985, 2003), nhiều nhất vào tháng 9 (38%), tháng 10 (24%) và
muộn nhất vào tháng 12 (2007). Tính trung bình cho cả thời kỳ nghiên cứu, cao
điểm của mùa bão ở Việt Nam là tháng 9, trùng với tháng cao điểm của mùa bão
trên Biển Đông.
Thời gian cao điểm của mùa bão cũng ít nhiều khác nhau giữa các thập kỷ.
Trung bình tháng cao điểm mùa bão rơi vào tuần 1 tháng 10 trong 3 thập kỷ
liên tiếp, 1961 – 1970; 1971 – 1980; 1981 – 1990. Vì vậy cao điểm của mùa bão
thời kỳ 1961 – 1990 là
tuần 1 tháng 10.
Thời gian cao điểm của
mùa bão trung bình cho
thập kỷ 1991 – 2000 là
tuần 3 tháng 9 và sớm hơn
chút ít, vào tuần 2 tháng 9
18
Cơn bão ở Biển Đông
trong năm đầu thập kỷ
2001 – 2009. Tính chung cho cả thời kỳ gần đây, cao điểm của mùa bão là tuần 3
tháng 9. Như vậy, trong thời kỳ gần đây, cao điểm của mùa bão sớm hơn chút ít
so với thời kỳ 1961 – 1990.
– Thời kỳ kết thúc mùa bão :
Trong 50 năm qua, mùa bão kết thúc sớm nhất vào tháng 9 (2002), nhiều nhất
vào tháng 11 (48%), muộn nhất vào tháng 12 (nhiều năm). Tính trung bình cho cả
thời kỳ nghiên cứu, mùa bão kết thúc vào tuần 2 tháng 11, muộn hơn khoảng 1
tháng so với mùa bão trên Biển Đông.
Thời gian kết thúc mùa bão, tính trung bình cho các thập kỷ, cũng khác nhau
giữa các thập kỷ.
Mùa bão kết thúc vào tuần 1 tháng 11 trong các thập kỷ 1961 – 1970, 1971 –

1980 và tuần 2 tháng 11 cho các thập kỷ 1981 – 1990. Tính chung cho cả thời kỳ
1961 – 1990, mùa bão kết thúc vào tuần 1 tháng 11.
Trong thập kỷ 1991 – 2000, mùa bão kết thúc vào tuần 1 tháng 12 và muộn
hơn, vào tuần 2 tháng 12, trong 9 năm đầu của thập kỷ 2001 – 2010. Tính chung
cho cả thời kỳ 1991 – 2009, mùa bão kết thúc vào tuần 1 tháng 12. Như vậy mùa
bão thời kỳ gần đây kết thúc sớm hơn so với thời kỳ 1961 – 1990.
Tóm lại, những khác biệt nổi bật giữa thời kỳ 1961 – 1990 vào thời kỳ gần đây
về mùa bão, bao gồm:
+ Đa số các dị thường của mùa bão, bao gồm tháng bắt đầu sớm nhất và muộn
nhất, tháng cao điểm muộn nhất và tháng kết thúc sớm nhất đều xảy ra trong thời
kỳ gần đây.
+ Trong thời kỳ gần đây, mùa bão bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn so
với thời kỳ 1961 – 1990.
+ Tháng cao điểm của mùa bão trong thời kỳ gần đây sớm hơn chút ít so với
thời kỳ 1961 – 1990.
2.3. Biến đổi của mực nước biển
a) Xu thế biến đổi của mực nước biển
Cũng như các yếu tố khí hậu, xu thế biến đổi của mực nước biển ở Việt Nam
được đánh giá thông qua mức tăng của mực nước biển thời kỳ nghiên cứu (1960 –
2008) và tương quan so sánh giữa thời kỳ 1961 – 1990 và thời kỳ gần đây (1991 –
2008) về mực nước biển trung bình.
19
– Mực nước biển trung bình năm: Trong thời kỳ 1960 – 2008, mức tăng của
mực nước biển trung bình năm là 3,88 mm/năm ở trạm Hòn Dấu, tiêu biểu cho
vùng biển Bắc Bộ; 3,10 mm/năm ở Sơn Trà, tiêu biểu cho vùng biển Trung Bộ và
3,38 mm/năm ở Vũng Tàu, tiêu biểu cho vùng biển Nam Bộ. Giữa các trạm hải
văn tiêu biểu cho 3 vùng không có sự khác biệt đáng kể về mức tăng của mực
nước biển trung bình năm.
Kịch bản về nước biển dâng làm ngập lụt các vùng đất
ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ

– Mực nước biển cao nhất năm: Mức độ tăng của mực nước biển cao nhất năm
là 5,60 mm/năm ở Hòn Dấu; 1,29 mm/năm ở trạm Sơn Trà và 4,34 mm/năm ở
Vũng Tàu. So với mực nước biển trung bình năm, mức tăng của mực nước biển
cao nhất có sự khác nhau đáng kể giữa các trạm tiêu biểu.
– Mực nước biển thấp nhất năm: Mực nước biển thấp nhất năm có mức tăng là
2,15 mm/năm ở Hòn Dấu; 3,10 mm/năm ở Sơn Trà và –0,84 mm/năm ở Vũng
Tàu. Sự khác biệt giữa các trạm về mức tăng mực nước biển thấp nhất rõ rệt hơn
nhiều so với mực nước biển trung bình cũng như mực nước biển cao nhất.
b) Tương quan so sánh mực nước biển trung bình các thời kỳ
20
Trong hầu hết trường hợp, mực nước biển trung bình thời kỳ gần đây (1991 –
2008) đều cao hơn thời kỳ 1961 – 1990.
– Về mực nước biển trung bình thời kỳ gần đây cao hơn 7,2 cm ở Hòn Dấu
và 3,5 cm ở Sơn Trà, Vũng Tàu.
– Về mực nước biển cao nhất, thời kỳ gần đây cao hơn 7,8 cm ở Hòn Dấu; 0,5
cm ở Vũng Tàu song thấp hơn 0,5 cm tại Sơn Trà.
– Về mực nước biển thấp nhất, thời kỳ gần đây cao hơn 2,7 cm ở Hòn Dấu; 5,0
cm ở Sơn Trà và 11,0 cm ở Vũng Tàu.
Có thể rút ra một số nhận định như sau về xu thế mực nước biển dâng:
– Trong số không nhiều trạm hải văn ở Việt Nam, có thể chia được 3 trạm đại
diện cho 3 vùng bờ biển để nghiên cứu về xu thế mực nước biển.
– Trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình dâng với mức tăng 3 – 4
mm/năm hay 3 – 4 cm/thập kỷ, nghĩa là trong gần nửa thế kỷ vừa qua, nước biển
ở Việt Nam dâng lên khoảng 15 – 20 cm.
– Mực nước biển cao nhất có mức tăng cao hơn, còn mực nước biển thấp nhất thì
ngược lại, tăng ít hơn thậm chí có nơi thấp so với mực nước biển trung bình.
– Trong thời kỳ gần đây, mực nước biển cao hơn thời kỳ 1961 – 1990 về trị số
trung bình cũng như trị số cao nhất và trị số thấp nhất.
2.4. Sự biến động của sinh vật tự nhiên và môi trường sinh sống
a) Tổng diện tích đất ngập nước giảm đáng kể

Theo báo cáo “Giảm nhẹ tác động của BĐKH trong một số lĩnh vực” thuộc
“Tài liệu đào tạo tập huấn về BĐKH” tính đến năm 2001 diện tích đất ngập nước
tự nhiên giảm 38,1% trong khi diện tích đất ngập nước nhân tạo tăng 61,9%. Cũng
theo báo cáo nói trên, diện tích rừng ngập mặn năm 2005 giảm 183.274 ha so với
năm 1985 trong khi diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 1,1 triệu ha vào năm 2003.
Cụ thể là, ở khu vực Bạch Đằng (Hải Phòng) diện tích đất ngập mặn từ 64.169
ha năm 1934 chỉ còn 30.729 ha năm 1995; ở vùng U Minh, diện tích rừng ngập
mặn năm 1990 là 90.000 ha đến năm 2005 chỉ còn 12.000 ha.
Theo Báo cáo “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đối với các đô thị
ven biển – tiếp cận quản lý tổng hợp đới bờ” của Trần Hồng Hà và các cộng tác
viên, tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam năm 1943 là 408.500 ha, đến năm
21
1962 chỉ còn 290.000 ha, cụ thể là: Ở vùng Đông Bắc (Quảng Ninh), diện tích
rừng ngập mặn từ 39.400 ha giảm xuống còn 22.969 ha; ở vùng ven biển Trung
Bộ, diện tích rừng này đã giảm từ 14.300 ha xuống còn 3.000 ha, tại vùng ven
biển Đông Nam (Biên Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu) giảm từ 65.800 xuống còn
26.092 ha; ở vùng biển Tây Nam từ 126.000 ha giảm xuống còn 82.387 ha.
b) Biến động về thủy sinh ở một số địa phương
Theo Nguyễn Việt Cường, Chi cục Bảo vệ Môi trường Bình Định, ở các khu
vực Nhơn Hải, Nhơn Lý, Nhơn Châu, Ghềnh Ráng (thuộc thành phố Qui Nhơn),
lá chắn sóng cho khu vực ven bờ, nhiệt độ trên bề mặt nước biển ấm lên, nồng độ
muối thay đổi làm nguy hại đến các rạn san hô, các thảm thực vật. Bằng chứng là
nhiều rạn san hô chậm phát triển, các thảm thực vật như rong biển tại Nhơn Hải,
Nhơn Lý bị chết, trôi dạt vào bờ với khối lượng lớn.
Cũng theo tác giả nói trên, các bãi cá nổi, cá đáy ở khu vực tuyến bờ và lộ từ
Quy Nhơn đến Hoài Nhơn có xu hướng ra xa dần, mùa vụ cá cơm, cá ồ, cá thu, cá
nục từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm tại các ngư trường trong tỉnh đều bị thay đổi
và xáo trộn trong những năm gần đây. Đồng thời nước biển dâng cao có khả năng
làm thay đổi hướng của dòng chảy, đường di cư của một số loài thủy sản quý
hiếm tại Bình Định như chình mun ở đầm Trà Ổ, huyện Phù Mỹ.

Tại Bạc Liêu, do nắng nóng kéo dài, phần lớn nguồn nước trên các kênh rạch
cạn kiệt, nhiệt độ nước ban ngày quá nóng, biên độ nhiệt độ nước ngày đêm
quá lớn. Hậu quả là, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2010 đã có 5.600 tấn tôm sú bị
thiệt hại. Ở Trà Vinh, nhiều ao nuôi tôm sú cũng bị chết hàng loạt trong cùng thời gian.
c) Nhiều rạn san hô bị tẩy trắng, xuất hiện nhiều tảo độc hại
Theo Trần Hồng Hà và các cộng tác viên (Bảo vệ Môi trường và phát triển đối
với các đô thị ven biển – tiếp cận quản lý tổng hợp đới bờ) cho đến nay (2007) đã
xác định được 50 loại tảo độc hại (22 loài ở vùng biển Nam Bộ, 28 loài ở biển
phía Bắc), cụ thể là: Tháng 8/1999 xuất hiện các đợt nở hoa của tảo độc ở Đồ Sơn
(Hải Phòng); tháng 8/1999 có hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra trên diện tích
khoảng 200km
2
ở vùng biển Bình Thuận, tảo nở hoa đến 39,5 triệu tế bào/lít,
làm chết hầu hết tôm, cua, cá, san hô, rong, cỏ biển; tháng 11/2002,có dấu hiệu
tảo nở hoa ở Đà Nẵng.
22
Cũng theo các tác giả nói trên, hiện tượng tẩy trắng san hô do nhiệt độ nước
cao trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1998 làm 14% tập đoàn san hô
ở Côn Đảo bị chết.
Diện tích rạn san hô ở một số vùng bị giảm 30%, rõ rệt nhất là ở Hải Phòng,
Quảng Ninh, Nha Trang và Côn Đảo. Các vùng cỏ biển bị suy giảm nhiều về diện
tích vào năm 2003 đã mất 6.774 ha so với năm 1997, rõ rệt nhất ở Vịnh Hạ Long,
đầm phá Tam Giang.
d) Bệnh tật gia tăng
Theo báo cáo “Khái quát về BĐKH ở Việt Nam” trong “Tài liệu đào tạo tập
huấn viên về BĐKH”, trong thời gian qua xuất hiện một số bệnh mới ở người và
động vật (cúm gia cầm,…) một số bệnh cũng quay trở lại (bệnh tả), nhiều bệnh có
diễn biến phức tạp và bất thường hơn (sốt xuất huyết),…
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA BĐKH
Sự BĐKH toàn cầu đang diễn ra hiện nay trên Trái Đất có 4 đặc điểm nổi bật sau:

– BĐKH diễn ra chậm, từ từ, khó phát hiện, khó ngăn chặn và đảo ngược.
– BĐKH diễn ra trên phạm vi toàn cầu, có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực có
liên quan đến đời sống và hoạt động của con người.
– BĐKH diễn ra với cường độ ngày một lớn và hậu quả khó lường trước.
– BĐKH là nguy cơ lớn nhất mà con người phải đối mặt với tự nhiên trong
suốt lịch sử phát triển loài người.
So với các tai biến thiên nhiên khác, thậm chí với các thảm hoạ gây ra với con
người như động đất, sóng thần, núi lửa thường hay xảy ra cục bộ một địa
phương nhất định, trong một thời gian ngắn thì những hậu quả do BĐKH gây ra
với con người lớn hơn rất nhiều lần vì nó diễn ra trên quy mô toàn cầu, không một
nơi nào trên Trái Đất không chịu ảnh hưởng của nó.
IV. NGUYÊN NHÂN CỦA BĐKH TOÀN CẦU
BĐKH là hiện tượng đã từng xảy ra nhiều lần trong lịch sử phát triển của Trái
Đất mà rõ nét nhất là sự biến động của nhiệt độ trung bình của Trái Đất theo xu
thế tăng lên hoặc giảm đi khiến cho Trái Đất trải qua các thời kỳ nóng lên hoặc
lạnh đi.
23
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự BĐKH toàn cầu là do những quá trình tự
nhiên và do ảnh hưởng hoạt động của con người gây ra.
1. Nguyên nhân do những quá trình tự nhiên
Nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi quá trình tự nhiên cũng như quyết định sự
sống của sinh vật trên Trái Đất là nguồn năng lượng bức xạ mặt trời. Nguồn năng
lượng này tác động trực tiếp tới Trái Đất thông qua những diễn biến trong khí
quyển. Khi nguồn năng lượng này có những biến động bất thường, tất yếu sẽ dẫn
đến những BĐKH Trái Đất. Sự biến động bất thường của nguồn năng lượng bức
xạ mặt trời chiếu tới bề mặt Trái Đất có thể do các nguyên nhân sau:
– Cường độ bức xạ mặt trời cũng có thể thay đổi do: quỹ đạo chuyển động của
Trái Đất trong hệ Mặt Trời thay đổi dẫn đến tốc độ quay của Trái Đất, khoảng
cách giữa Trái Đất và Mặt Trời cũng thay đổi; góc nghiêng giữa trục quay của
Trái Đất với mặt phẳng hoàng đạo cũng có sự thay đổi trong quá trình hình thành

và phát triển của hệ Mặt Trời.
– Về phía Trái Đất, các khói bụi do hoạt động của núi lửa phun trào hoặc do sự
va đập của các thiên thạch vào Trái Đất gây nên các vụ nổ rất lớn làm lớp không
khí sát bề mặt đất bị che phủ mù mịt ngăn cản năng lượng bức xạ mặt trời chiếu
tới Trái Đất khiến cho Trái Đất bị lạnh đi trong một thời gian dài. Mặt khác,
sự biến động của thành phần các chất khí trong khí quyển cũng luôn diễn ra.
Thường là khi thành phần điôxit cacbon (CO
2
) tăng lên thì nhiệt độ không khí
cũng tăng lên.
2. Nguyên nhân do ảnh hưởng hoạt động của con người
Khí hậu của Trái Đất hiện nay đang
nóng lên. Hiện tượng này cũng giống
như chúng ta đang sống trong một nhà
kính. Trong nhà kính, ánh sáng mặt trời
vẫn xuyên qua. Đó là những tia bức xạ
sóng ngắn. Mặt đất trong nhà kính hấp
thu năng lượng bức xạ mặt trời nóng lên
lại bức xạ trở lại lớp không khí trong nhà
kính. Lớp không khí này hấp thu và giữ
lại nguồn năng lượng bức xạ sóng dài, vì
thế nóng lên. Người ta gọi hiện tượng
này là hiệu ứng nhà kính. Qua những quan trắc và đo đạc trong vòng
24
hơn 200 năm gần đây, người ta nhận thấy nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng
lên có liên quan chặt chẽ với sự gia tăng nồng độ của các chất khí như CO
2
, CH
4
,

CFC, SO
2
và một số chất khí khác. Các chất khí này có đặc tính hấp thu rất mạnh
nguồn năng lượng bức xạ sóng dài làm cho các lớp không khí ở sát mặt đất nóng
lên giống như khả năng giữ nhiệt trong nhà kính. Vì thế các chất khí này được gọi
là KNK. Sự tăng nồng độ của KNK sẽ dẫn đến sự tăng hiệu ứng nhà kính của khí
quyển và dẫn đến kết quả là nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên.
Đặc điểm của KNK là chúng tồn tại khá lâu trong khí quyển, từ vài tháng đến
vài trăm năm, luôn được xáo trộn nhanh chóng và làm thay đổi thành phần không
khí trong khí quyển. Do vậy các chất KNK được phát thải vào khí quyển bất kỳ từ
nguồn nào và bất kỳ ở đâu cũng đều có ảnh hưởng tới khắp mọi nơi trên Trái Đất.
Vì thế sự BĐKH không phải mang tính cục bộ, riêng rẽ mà là vấn đề mang tính
toàn cầu.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đặc biệt khi bước sang thời kỳ
công nghiệp, chính con người thông qua các hoạt động sản xuất của mình đã sử
dụng nhiên liệu hoá thạch để sản xuất năng lượng, hoạt động công nghiệp, giao
thông vận tải, sản xuất nông nghiệp, đốt phá rừng tạo ra lượng phát thải KNK
ngày một lớn, khó kiểm soát.
Trong số các chất KNK thì điôxit cacbon (CO
2
) là chất khí đóng vai trò quan
trọng nhất vì nó chiếm tới một nửa khối lượng KNK và đóng góp tới 60% khả
năng làm tăng nhiệt độ không khí. Từ giữa thế kỷ XVIII, nhân loại bước vào thời
kỳ sản xuất công nghiệp. Hoạt động sản xuất công nghiệp đòi hỏi rất nhiều năng
lượng, nguyên liệu. Con người phải đốt nhiều loại nhiên liệu hoá thạch và thải vào
khí quyển ngày càng nhiều CO
2
. Các số liệu đo đạc cho thấy chỉ trong vòng 250
năm, từ năm 1750 đến năm 2000, nồng độ khí CO
2

trong khí quyển đã tăng lên
khoảng 28%, từ 280ppm lên 370ppm (phần triệu) và tính trung bình tổng lượng
CO
2
trong khí quyển tăng từ 0,5 đến 1% mỗi năm.
Việc sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện giao thông, hoạt động sản xuất
nông nghiệp và đặc biệt là nạn đốt phá rừng, cháy rừng chẳng những thải vào
khí quyển nhiều khí CO
2
mà còn làm giảm hẳn khả năng hấp thụ khí CO
2
trong
không khí.
Chính vì thế chỉ số CO
2
được lựa chọn là chỉ tiêu quan trọng nhất để xác định
và tính toán các kịch bản BĐKH.
Khí mêtan (CH
4
) – loại KNK quan trọng thứ hai sau khí CO
2
– chủ yếu do
hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ra từ sự phân giải yếm khí của các chất thải
25

×