Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản của loài ong Apis cerana nuôi tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 163 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN





PHÙNG ĐỨC HOÀN





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH SẢN CỦA LOÀI ONG APIS CERANA
NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN




LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP









THÁI NGUYÊN - 2015




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN




PHÙNG ĐỨC HOÀN




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH SẢN CỦA LOÀI ONG APIS CERANA
NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 62.62.01.05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Nguyễn Duy Hoan
2. TS. Phùng Hữu Chính




THÁI NGUYÊN - 2015




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ bất cứ một
học vị nào. Các kết quả nghiên cứu có sự phối hợp với ngƣời khác đã đƣợc đồng ý
bằng văn bản. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận án này đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đã đƣợc cảm ơn đầy đủ.
Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 01 năm 2015
Tác giả luận án


Phùng Đức Hoàn



ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, trong thời gian qua bên cạnh sự nỗ lực cố gắng

của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ bảo, sự giúp đỡ tận tình của 2 thầy giáo hƣớng
dẫn khoa học: Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Duy Hoan - Giảng viên cao cấp, Giám
đốc Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên và Tiến sĩ Phùng Hữu Chính -
nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong Trung Ƣơng đã quan tâm
dìu dắt, tận tình hƣớng dẫn để tôi hoàn thành tốt Luận án này. Trƣớc tiên, tôi xin
đƣợc trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới 2 thầy hƣớng dẫn đã định hƣớng khoa
học cho tôi hoàn thành đƣợc kết quả nghiên cứu của mình.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của Ban
Giám hiệu trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi
Thú y, các Thầy cô giáo cùng các cán bộ Bộ môn Chăn nuôi Động vật, các Thầy cô
giáo khoa Chăn nuôi Thú y cùng các em sinh viên khóa 37 - 39 của khoa và Phòng
quản lý đào tạo Sau đại học, các Học viên Cao học K19 - 20 trƣờng Đại học Nông
lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, đồng nghiệp cùng toàn thể cán bộ,
nhân viên của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong Trung Ƣơng, Viện Công nghệ
Sinh học Hà Nội, Viện Khoa học Sự sống Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên,
Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ, nhân viên của Trung tâm Học liệu, Trung tâm
Đào tạo từ xa Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận án.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè, ngƣời
thân đã động viên, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận án này.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 01 năm 2015
Tác giả luận án


Phùng Đức Hoàn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
4. Những đóng góp mới của luận án 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Một số hiểu biết về giống ong mật 4
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu và cấu tạo lỗ tổ ong mật 11
1.1.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh sản của các cấp ong 13
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 29
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 29
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc 32
1.3. Điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất nông nghiệp và nuôi ong tại Thái Nguyên 35
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 38
2.2. Nội dung nghiên cứu 38
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 38


iv

2.3.1. Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu 38
2.3.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu 51
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
3.1. Xác định phân loài ong nội Apis cerana ở Thái Nguyên bằng phƣơng
pháp di truyền phân tử 52
3.1.1. Kết quả phân tích đa hình của các chỉ tiêu hình thái 52
3.1.2. Kết quả phân tích đa hình trình tự đoạn ADN trên gen COI 53
3.2. Đặc điểm giải phẫu cơ thể và lỗ tổ ong Apis cerana 58
3.2.1. Thể tích, kích thƣớc lỗ tổ của 3 loại hình ong 58
3.2.2. Khối lƣợng của 3 loại hình ong 61
3.2.3. Mối quan hệ giữa nguồn gốc ra đời, mùa vụ với số lƣợng ống trứng
của ong chúa 64
3.2.4. Mối quan hệ giữa khối lƣợng ong chúa đẻ với số lƣợng ống trứng 66
3.2.5. Thể tích và kích thƣớc túi dự trữ tinh 68
3.2.6. Số lƣợng tinh trùng dự trữ trong túi chứa tinh 70
3.2.7. Mối quan hệ giữa khối lƣợng ong chúa với số lƣợng tinh trùng trong
túi chứa tinh 71
3.2.8. Mối quan hệ giữa tuổi của ong chúa với số lƣợng tinh trùng trong túi
chứa tinh của ong chúa 73
3.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh sản của ong chúa 75
3.3.1. Tỷ lệ chia đàn theo địa điểm và mùa vụ 75
3.3.2. Tỷ lệ chia đàn tự nhiên theo quy mô đàn trong vụ Xuân - Hè 76
3.3.3. Số lƣợng mũ chúa chia đàn tự nhiên đƣợc xây theo mùa vụ và quy mô đàn 77
3.3.4. Thời điểm tập bay định hƣớng và bay giao phối của ong chúa 79
3.3.5. Số lần giao phối của ong chúa 81
3.3.6. Số lƣợng trứng của ong chúa 82
3.3.7. Mối quan hệ giữa tuổi ong chúa với số lƣợng trứng đẻ ra 85
3.3.8. Mối quan hệ giữa khối lƣợng ong chúa với số lƣợng trứng đẻ ra 86



v
3.3.9. Số lƣợng trứng đẻ ra của ong chúa qua các tháng đẻ 88
3.4. Một số đặc điểm sinh học, sinh sản của ong đực 90
3.4.1. Số lƣợng ong đực theo mùa vụ 90
3.4.2. Số lƣợng ong đực theo quy mô đàn 92
3.4.3. Ảnh hƣởng của lƣợng mật, phấn dự trữ và quy mô đàn đến sự hình
thành ong đực 94
3.4.4. Số lƣợng tinh trùng của ong đực 96
3.4.5. Mối quan hệ giữa khối lƣợng với số lƣợng tinh trùng của ong đực 97
3.5. Một số đặc điểm sinh học, sinh sản của ong thợ 100
3.5.1. Số lƣợng ống trứng và kích thƣớc buồng trứng của ong thợ 100
3.5.2. Thời gian ong thợ đẻ trứng sau khi tách chúa 101
3.6. Tuổi thọ của 3 loại hình ong 102
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 105
1. Kết luận 105
2. Đề nghị 106
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC



vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

ADN
Deoxyribo Nucleic Axít
A. cerana
Apis cerana
A. cerana cerana

Apis cerana cerana
A. cerana indica
Apis cerana indica
A. cerana himalaya
Apis cerana himalaya
A. cerana japonica
Apis cerana japonica
A. cerana skorikovi
Apis cerana skorikovi
A. cerana javana
Apis cerana javana
A. cerana abaensis
Apis cerana abaensis
A. cerana hainanensis
Apis cerana hainanensis
A. cerana philipina
Apis cerana philipina
A. dorsata
Apis dorsata
A. A.mellifera
COI
bp
mt ADN
Apis mellifera
Cytochrome Oxydase unit I
Base pair (cặp bazơ)
Mitochondrial ADN (ADN ty thể)
NST
Nhiễm sắc thể
PCR

Polymerase Chain Reaction
µl
Micro liter =10
-6
lít
TP
Thành phố






vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Một số cây trồng và thời gian nở hoa tại Thái Nguyên 37
Bảng 2. Địa điểm và số lƣợng mẫu ong thợ thu trên đàn ong A. cerana và A. dorsata
để phân tích hình thái và ADN ty thể 39
Bảng 3.1.a. Thể tích, kích thƣớc lỗ tổ của 3 loại hình ong 59
Bảng 3.1.b. So sánh kích thƣớc và thể tích các loại lỗ tổ 60
Bảng 3.2. Khối lƣợng của 3 loại hình ong 61
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa nguồn gốc ra đời, mùa vụ với số lƣợng ống trứng
của ong chúa 65
Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa khối lƣợng ong chúa đẻ với số lƣợng ống trứng 67
Bảng 3.5. Thể tích và kích thƣớc túi dự trữ tinh 69
Bảng 3.6. Mối quan hệ giữa nguồn gốc ra đời của ong chúa và mùa vụ với số
lƣợng tinh trùng trong túi chứa tinh 70
Bảng 3.7. Mối quan hệ giữa khối lƣợng ong chúa với số lƣợng tinh trùng trong
túi chứa tinh 72

Bảng 3.8. Mối quan hệ giữa tuổi của ong chúa với số lƣợng tinh trùng trong
túi chứa tinh của ong chúa 74
Bảng 3.9. Tỷ lệ chia đàn theo địa điểm và mùa vụ 76
Bảng 3.10. Tỷ lệ chia đàn tự nhiên theo quy mô đàn trong vụ Xuân - Hè 76
Bảng 3.11. Số lƣợng mũ chúa chia đàn tự nhiên đƣợc xây theo mùa vụ và quy
mô đàn 78
Bảng 3.12. Thời điểm tập bay định hƣớng và bay giao phối của ong chúa 80
Bảng 3.13. Số lần giao phối của ong chúa 81
Bảng 3.14a. Mối quan hệ giữa nguồn gốc ra đời và mùa vụ với số lƣợng trứng
đẻ ra của ong chúa 83
Bảng 3.14b. So sánh khả năng đẻ trứng của 3 loại ong chúa ở 2 mùa vụ khác nhau 84
Bảng 3.15. Mối quan hệ giữa tuổi ong chúa với số lƣợng trứng đẻ ra 85
Bảng 3.16. Mối quan hệ giữa khối lƣợng ong chúa với số lƣợng trứng đẻ ra
trong vụ Xuân Hè 86
Bảng 3.17. Khả năng đẻ trứng của ong chúa theo tháng đẻ 88


viii
Bảng 3.18. Số lƣợng ong đực theo mùa vụ 91
Bảng 3.19. Số lƣợng ong đực theo quy mô đàn trong vụ Xuân - Hè 93
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của lƣợng mật, phấn dự trữ và quy mô đàn đến sự hình
thành ong đực 95
Bảng 3.21. Mối quan hệ giữa mùa vụ với số lƣợng tinh trùng của ong đực 97
Bảng 3.22. Mối quan hệ giữa khối lƣợng với số lƣợng tinh trùng của ong đực 98
Bảng 3.23. Số lƣợng ống trứng và kích thƣớc buồng trứng của ong thợ 100
Bảng 3.24. Thời gian ong thợ đẻ trứng sau khi đã tách ong chúa 101
Bảng 3.25. Tuổi thọ của 3 loại hình ong 103











ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Kích thƣớc và thể tích các loại lỗ tổ của 3 loại hình ong 61
Biểu đồ 3.2. Khối lƣợng của 3 loại hình ong 64
Biểu đồ 3.3. Mối quan hệ giữa nguồn gốc ra đời, mùa vụ với số lƣợng ống
trứng của ong chúa 66
Biểu đồ 3.4. Số lƣợng mũ chúa chia đàn tự nhiên đƣợc xây theo quy mô đàn 79
Biểu đồ 3.5. Số lần giao phối của ong chúa 82
Biểu đồ 3.7. Tuổi thọ của 3 loại hình ong 104

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Tƣơng quan giữa khối lƣợng ong chúa với số lƣợng ống trứng 68
Đồ thị 3.2. Tƣơng quan giữa khối lƣợng ong chúa với số lƣợng tinh trùng
trong túi chứa tinh 73
Đồ thị 3.3. Mối quan hệ giữa tuổi ong chúa với số lƣợng tinh trùng trong túi
chứa tinh của ong chúa 74
Đồ thị 3.4. Tỷ lệ chia đàn tự nhiên theo quy mô đàn và mùa vụ 77
Đồ thị 3.5. Mối quan hệ giữa tuổi ong chúa với số lƣợng trứng đẻ ra 85
Đồ thị 3.6. Tƣơng quan giữa khối lƣợng ong chúa với số lƣợng trứng đẻ ra 87
Đồ thị 3.7. Khả năng đẻ trứng của ong chúa theo tháng đẻ 90
Đồ thị 3.8. Số lƣợng ong đực theo mùa vụ 91
Đồ thị 3.9. Số lƣợng ong đực theo quy mô đàn 94

Đồ thị 3.10. Tƣơng quan giữa lƣợng mật, phấn dự trữ với số lƣợng ong đực 96
Đồ thị 3.11. Tƣơng quan giữa khối lƣợng với số lƣợng tinh trùng của ong đực 99



x
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Đàn ong Apis mellifera 7
Hình 1.2. Đàn ong Apis cerana 8
Hình 1.3. Ong khoái (Apis dorsata) 9
Hình 1.4. Đàn ong Apis florea và ong Apis andreniformis trong tự nhiên 10
Hình 1.5. Ong không ngòi đốt Stingless bees 10
Hình 1.6. Sơ đồ giới tính ở ong mật 15
Hình 1.7. Ong chúa Apis cerana 15
Hình 1.8. Cơ quan sinh sản của ong chúa 16
Hình 1.9. Ong chúa giao phối với ong đực 17
Hình 1.10. Trứng của ong chúa đẻ trong các lỗ tổ ong thợ 18
Hình 1.11. Các mũ chúa trên khung cầu tạo chúa 21
Hình 1.12. Ong đực Apis cerana 22
Hình 1.13. Ong thợ A.cerana 24
Hình 1.14. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của ong thợ 25
Hình 1.15. Ong thợ đẻ trứng trong các lỗ tổ 26
Hình 2. Cách đo sức đẻ trứng của ong chúa 46
Hình 3.1. Kết quả phân tích phân loài của 11 đàn ong nội đang nuôi và khai
thác ở 3 huyện của Thái Nguyên 52
Hình 3.2. Các đột biến điểm dọc trình tự đoạn1010bp trên gen COI của 2 phân
loài A. c. indica và A. c. cerana. 54
Hình 3.3. Trình tự rút gọn của 8 haplotype (TN1-TN8) của ong nội A. c. indica
đang nuôi và khai thác ở Thái Nguyên 55

Hình 3.4. Ong đực và ong thợ trên bánh tổ nhộng 90
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, thảm thực vật rất phong
phú và đa dạng, hoa nở quanh năm, đây là điều kiện tốt để phát triển nghề nuôi
ong lấy mật. Chính vì vậy, nghề nuôi ong đã có từ rất lâu đời, các giống ong đƣợc
nuôi chủ yếu là giống ong nội (Loài Apis cerana), hiện nay đƣợc nuôi nhiều ở
các tỉnh miền Bắc và từ những năm 60 của thế kỷ 20 chúng ta đã nhập thêm giống
ong Ý (Apis mellifera), giống ong này chủ yếu đƣợc nuôi ở các tỉnh phía Nam
(Phùng Hữu Chính, 2012 [4]).
Ong mật cung cấp cho con ngƣời nhiều sản phẩm quý nhƣ: phấn hoa, sữa ong
chúa, sáp ong, nọc ong đây là những sản phẩm sinh học rất độc đáo, có giá trị dinh
dƣỡng cao dùng để bồi bổ sức khoẻ, sử dụng trong y học và nhiều ngành công nghiệp
khác. Nuôi ong có nhiều lợi thế vì mọi ngƣời ai cũng có thể nuôi đƣợc, con ong
không đòi hỏi vốn lớn vì chúng tự kiếm đƣợc thức ăn và ngƣời nuôi ong có thể tận
dụng đƣợc các vật liệu sẵn có để làm thùng ong, đồng thời có thể sử dụng đƣợc thời
gian và công lao động nhàn rỗi ở mọi gia đình. Ong mật ít bệnh hơn các giống vật
nuôi khác, kỹ thuật tạo giống nhân đàn đơn giản và điều quan trọng nữa là ong làm
tăng sự đa dạng sinh học của cây rừng, góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trƣờng. Bên
cạnh đó, còn có một lợi ích mà ít ngƣời nhận thấy đƣợc, đó là dùng ong để thụ phấn
cho cây trồng, đây là một biện pháp thâm canh tăng năng suất đạt hiệu quả cao. Theo
tính toán của các nhà khoa học trên thế giới, giá trị thụ phấn do ong đem lại cho các
cây trồng nông nghiệp đặc biệt là các loại cây ăn quả gấp từ 70 đến 140 lần giá trị của
toàn bộ các sản phẩm ngành ong (Roubik, 1995 [134]; Free, 1998 [74]; Phùng Hữu
Chính và cs, 1999 [8]; Pechhacker et al., 2001 [123]; Sivaram, 2004 [145]; Nguyễn
Duy Hoan và cs, 2008 [14]; Partap, 2011 [121]).
Ngành nuôi ong trên thế giới hiện nay đã đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể về
cả công tác giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng, kỹ thuật khai thác và chế biến các

sản phẩm có xuất xứ từ ong mật. Mặc dù vậy, khác với các loài vật nuôi khác, ong
Apis cerana chƣa đƣợc các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhiều nhƣ ong Apis
mellifera. Chính vì vậy, đối với ong Apis cerana vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn, nhiều
câu hỏi cần đƣợc làm sáng tỏ nhƣ: công tác giống ong cần nghiên cứu cải thiện theo
2

hƣớng nào để tiếp tục tăng năng suất mật, đặc điểm di truyền nào quyết định đến
năng suất và chất lƣợng mật ong?. Giống nhƣ các loài vật nuôi khác, khả năng sinh
sản là một trong những tiêu chí có ảnh hƣởng quyết định đến năng suất sản phẩm.
Để cải thiện và nâng cao khả năng sinh sản của mỗi giống, mỗi dòng, mỗi cá thể thì
điều kiện tiên quyết là phải hiểu và nắm rõ đƣợc đặc điểm sinh sản của mỗi giống,
dòng và cá thể đó. Loài ong Apis cerana là ong bản xứ châu Á, khá phù hợp với
thời tiết, khí hậu Việt Nam, chúng thích nghi với nguồn hoa nở rải rác, phù hợp với
nông dân nghèo vùng sâu, vùng xa vì vốn đầu tƣ thấp. Hiện nay loài ong Apis
cerana có nguy cơ bị cạnh tranh về nguồn thức ăn do sự du nhập của giống ong
Apis mellifera. Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh sản của ong Apis cerana
sẽ làm cơ sở cho việc chọn lọc giống, nhân đàn và quản lý nâng cao năng suất, chất
lƣợng và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ong. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này
cũng nhằm bảo tồn và phát triển nghề nuôi ong nội, là việc làm cần thiết của thực
tiễn sản xuất. Xuất phát từ những sở cứ nhƣ vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản của loài ong Apis cerana nuôi
tại Thái Nguyên”.
2. Mục đích của đề tài
Xác định một cách đầy đủ và có hệ thống các thông tin về các đặc điểm sinh
học sinh sản của loài ong Apis cerana đƣợc nuôi phổ biến ở miền Bắc Việt Nam,
góp phần thúc đẩy phát triển ngành ong trong và ngoài nƣớc.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài hoàn thành sẽ bổ sung một cách đầy đủ và có hệ thống các thông tin
về đặc điểm sinh học sinh sản của loài ong Apis cerana đƣợc nuôi phổ biến ở miền

Bắc Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh sản của ong Apis cerana sẽ làm
cơ sở cho việc chọn lọc giống, nhân đàn và quản lý nâng cao năng suất, chất lƣợng
và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi ong, nhằm bổ sung một cách đầy đủ và hoàn thiện
quy trình, kỹ thuật nuôi ong trong nhân dân.
3

4. Những đóng góp mới của luận án
Luận án sẽ là một công trình nghiên cứu sâu, có tính hệ thống về các đặc điểm
sinh học sinh sản của loài ong Apis cerana nuôi ở miền Bắc Việt Nam làm cơ sở cho
việc chọn lọc, nhân giống ong. Các kết quả của đề tài đƣợc công bố và sẽ là tài liệu
tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy trong ngành nông nghiệp, trong lĩnh
vực sinh học, là căn cứ thực tiễn góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi ong nội
trong nƣớc.










4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Một số hiểu biết về giống ong mật
1.1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghề nuôi ong
Ong mật Apis cerana (còn đƣợc gọi là ong mật châu Á, ong mật phƣơng
Đông) có vùng phân bố ở châu Á, bao gồm tất cả các nƣớc thuộc vùng Hymalaya
(Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Pakistan)
cũng nhƣ Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên
và vùng Viễn Đông của Nga.
Trên thế giới, nghề nuôi ong Apis cerana đã có từ lâu đời, ở Trung Quốc là
khoảng 3000 năm, ở Ấn Độ là 2000 năm (Fang, 1984 [73]; Mishira, 1997 [107]). Ở
các nƣớc khác nhƣ Srilanca, Nepan, Pakistan cũng có nghề nuôi ong cổ truyền từ rất
lâu đời (Punchihewa, 1994 [126]; Shahid, 1992 [143]). Cho đến nay nuôi ong cổ
truyền trong hốc cây, hốc đá, các loại đõ tròn đặt đứng hoặc nằm ngang vẫn đƣợc duy
trì. Hình thức nuôi ong này cho năng suất mật trung bình thấp, khoảng 2 -
5kg/đàn/năm (Wongsiri, 1989) [160]. Nuôi ong trong thùng có khung cầu di động
đƣợc bắt đầu từ những năm 1858 ở châu Âu và Bắc Mỹ, sau đó phát triển nhanh trên
toàn thế giới. Ngày nay, kiểu thùng này đang đƣợc áp dụng rộng rãi và đƣợc cải tiến
đã làm tăng năng suất mật ong lên tới 20 kg/đàn/năm, thậm chí tới 50 kg/đàn/năm
nhƣ ở Quảng Đông Trung Quốc (Wongsiri, 1986 [159]; Crane, 1990 [62]).
Ở Việt Nam, từ xa xƣa, con ngƣời đã biết khai thác mật ong bằng cách săn
bắt, sau đó biết bắt ong trong tự nhiên về nuôi để lấy mật, từ nuôi đơn giản cổ
truyền nay đã chuyển sang nuôi hiện đại. Từ việc sử dụng khai thác các loài ong bản
địa kết hợp với việc đƣa các chủng ong của loài ong ngoại vào nƣớc ta đã làm cho
sản lƣợng mật ong tiêu dùng và xuất khẩu thay đổi đáng kể (đứng vào hàng thứ 2 ở
châu Á về xuất khẩu mật ong năm 2002) (Chinh et al., 2004) [56].
Hiện nay, ong nội rất thích hợp cho mô hình sản xuất nhỏ hoặc nuôi ong hộ
gia đình. Chính vì vậy mà loài ong nội này đã tham gia tích cực và có hiệu quả
trong chƣơng trình xã hội về xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhiều
hộ nông dân nghèo vùng sâu, vùng xa. Giúp cho ngƣời già, nghỉ hƣu trong thành
phố thƣ giãn với một vài đàn ong trong khuôn viên nhỏ hẹp của họ, tạo ra nguồn
dinh dƣỡng đáng kể cho sức khoẻ cộng đồng. Nuôi ong nội đang phát triển mạnh,

mà tập trung chủ yếu là các tỉnh miền Bắc và miền Trung, đóng vai trò quan trọng
về kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Hiện nay cả nƣớc ta có khoảng hơn 300 nghìn đàn
5

ong nội đang đƣợc nuôi và khai thác mật. Rất nhiều dự án phát triển ong nội đã
tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời nghèo ở các tỉnh miền núi và trung du
(Phùng Hữu Chính, 2012 [4]).
1.1.1.2. Sự đa dạng về thành phần loài của ong Apis
Sự đa dạng thành phần loài ong tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Tuy
nhiên, đến nay vẫn chƣa biết chính xác là có bao nhiêu loài ong đang tồn tại ở
vùng nhiệt đới, mà ngƣời ta chỉ ƣớc tính có khoảng 20.000 loài thông qua các mẫu
đang đƣợc lƣu giữ trong các Viện bảo tàng trên khắp thế giới (Roubik, 1989)
[135]. Nhiều nhà khoa học đã phân chia ong mật thành 2 nhóm: Ong mật có ngòi
đốt và ong mật không ngòi đốt (Michener, 2000) [104] (Trong đó có khoảng 9 loài
ong mật có ngòi đốt (Oldroyd et al., 2004) [113] và khoảng 400 loài ong mật
không có ngòi đốt (Sakagami et al., 1987) [140]. Trong 9 loài trên có tới 8 loài
phân bố ở châu Á, còn một loài chỉ phân bố ở châu Âu và châu Phi (Oldroyd et al.,
2004) [113]).
Trƣớc đây nhà phân loại học Maa, 1953 [100] chia ong mật ra làm 3 chi phụ:
Ong mật nhỏ xíu (ong ruồi): Micrapis Ashmead 1904; ong khổng lồ (ong khoái,
ong gác kèo): Megapis Ashmead 1904; Ong Apis làm tổ trong hang hốc cây (gồm
cả ong châu Âu Apis mellifera và ong châu Á Apis cerana): Apis Linnaeus. 1758.
Ong mật thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) và thuộc họ Apidae. Trong họ
đó có phân họ Apinae và chỉ có một tộc (tribe) gồm 4 loài là: Apis mellifera
Linnaeus, Apis cerana Fabricius, Apis dorsata Fabricius và Apis florea Fabricius
(Ruttner, 1988 [138]); còn Maa, (1953) [100]) lại chia thành 34 loài.
Châu Á là vùng phong phú nhất trên thế giới về thành phần loài ong mật
mà tâm điểm là Đông Nam Á (Partap et al., 2000) [122]. Tính đến nay thành phần loài
ong mật đã lên đến 9 loài ở Châu Á: Apis laboriosa Smith 1871, A. dorsata Fabricius
1793, Apis cerana Fabricius 1793, A.nuluensis Tingek, Koeniger và Koeniger 1996,

A.koschevnikovi Enderlein 1906, A. nigrocincta Smith 1861, Apis florea Fabricius
1787, A. andreniformis Smith 1858 và một loài ong châu Âu nhập nội Apis mellifera
Linnaeus 1758 (Oldroyd et al., 2004) [113].
Dựa trên đặc điểm hình thái và phân bố địa lý loài ong nội đƣợc chia
thành 4 phân loài A. cerana indica Fabricius 1798, A. cerana cerana Fabricius
1793, A. cerana himalaya Maa 1944 và A. cerana japonica Radoszkowski 1877
(Chinh et al., 2005 [57]); Ruttner, 1988 [138]. Còn Heburn et al., (2001) [80] chia
ong nội thành 33 phân loài khác nhau. Trong đó có 9 phân loài có tên và 24 phân loài
chƣa đƣợc đặt tên: A. cerana cerana Fabricius 1793, A. cerana indica Fabricius 1798,
6

A. cerana japonica Radoszkowski 1877, A. cerana javana Enderlein 1906, A. cerana
himalaya Maa 1944, A. cerana skorikovi Maa 1944, A. cerana abaensis Yun and
Kuang 1982, A. cerana hainanensis Yun and Kuang 1982 và A. cerana philipina
Skorikovi 1929. Radloff et al., (2005) [127], thu thập 58 đàn ong mật A. cerana vùng
phía tây dãy Himalaya với 27 chỉ tiêu hình thái đƣợc xử lí thống kê bằng phƣơng
pháp phân tích đa biến đã xác định đƣợc khu vực này có 2 nhóm là Hindu Kush -
Kashmir và Himachal Pradesh. Loài ong nội Apis cerana Fabricius 1793 có vùng
phân bố tự nhiên từ Viễn Đông (Nga) sang Pakistan qua Ấn Độ tới Đông Timor.
Theo Phùng Hữu Chính, 2012 [4] thì loài ong nội địa có vị trí trong hệ thống
phân loại nhƣ sau:
- Giới: Động vật (Animalia).
- Ngành: Chân đốt (Arthropoda).
- Lớp: côn trùng (Insecta).
- Bộ: Cánh màng (Hymenoptera).
- Liên họ: Ong (Apoidea).
- Họ: Ong kiếm ăn từ hoa và dịch ngọt từ lá (Apidae).
- Họ phụ: Ong mật (Apinae).
- Tộc: Ong mật (Apini).
- Giống (Chi): Ong mật (Apis),

- Loài (Apis cerana).
Ong nội Apis cerana Fabricius 1793 là một trong 9 loài ong mật có ngòi đốt
của thế giới (Sheppard et al., 2000) [145] và đến nay xác định đƣợc có tới 33 phân
loài trong đó có 9 phân loài đã đƣợc đặt tên (Hepburn et al., 2001 [80]; Kuang et al.,
1996 [91]; Peng et al, 1989 [124]).
1.1.1.3. Các loài ong mật ở Việt Nam
* Ong ngoại A. mellifera
Ong ngoại đƣợc ngƣời Pháp mang vào Việt Nam cùng với cuộc viễn chinh
xâm lƣợc nƣớc ta (Rialan, 1887) [130], nhƣng vào đầu những năm 1960, 200 đàn
ong gốc Ý đƣợc nhập từ Hồng Kông, Đài Loan vào nƣớc ta (Dung P. X. et al.,
7

2000) [72], từ đó nghề nuôi ong thƣơng mại bằng ong ngoại bắt đầu phát triển.
Cũng theo các tác giả này qua hơn 4 thập kỷ chúng đã tỏ ra thích nghi tốt với điều
kiện nguồn hoa và khí hậu của một số vùng Việt Nam, đặc biệt là vùng Nam Bộ và
Tây Nguyên - nơi có nguồn hoa tập trung nhƣ cao su, cà phê, bông trắng (Phạm
Thanh Bình và cs, 1994 [1].
Hiện nay, số đàn ong Ý ƣớc tính trong cả nƣớc vào khoảng 1.200.000 đàn và
đạt sản lƣợng hàng năm khoảng 17.000 - 28.000 tấn mật, chiếm 80-85% tổng sản
lƣợng mật của cả nƣớc và chiếm 100% lƣợng mật xuất khẩu (Phùng Hữu Chính,
2012) [4]. Các sản phẩm của ong ngoại rất đa dạng, ngoài mật, sáp ong còn có
những sản phẩm khác nhƣ phấn hoa, sữa ong chúa và keo ong. Nuôi ong ngoại có
ƣu điểm là dễ áp dụng và đầu tƣ các thiết bị công nghiệp của nghề nuôi ong. Ngƣời
nuôi ong có thể quản lý đƣợc từ 200-500 đàn, do ong ngoại có tính tụ đàn cao, ít
bốc bay, chia đàn và tính dự trữ mật trong đàn lớn khi có nguồn mật hoa bên ngoài
dồi dào. Với các đặc tính ƣu việt trên, nuôi ong ngoại đang trở thành nghề sản xuất
hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao ở Miền Nam nƣớc ta (giá trị sản lƣợng/ chi phí sản
xuất = 1,11 (Phạm Thanh Bình và cs, 1994) [1].



Hình 1.1. Đàn ong Apis mellifera
(Nguồn: Phùng Đức Hoàn, 2012)
Việc nhập một số chủng ong ngoại vào nƣớc ta có ý nghĩa to lớn, làm đa
dạng nguồn gen, chống cận huyết một số giống ong ngoại, cải tạo máu và tạo ra
những cặp lai có ƣu thế lai cao nhằm phục vụ công tác chọn tạo giống ong mật chất
lƣợng cao của Việt Nam từ nay đến 2020. Tuy nhiên, nếu chú trọng quá nhiều đến
phát triển ong ngoại sẽ là mối đe dọa đối với các loài ong bản địa về mật độ và kích
thƣớc quần thể. Hậu quả là ngành ong sẽ phát triển trong trạng thái không bền vững
(Phùng Hữu Chính, 2012 [4]).
8

* Ong nội Apis cerana Fabricius
Nuôi ong nội đã trở thành nghề truyền thống lâu đời ở nƣớc ta. Vào thế kỷ
thứ VIII, quan phụ trách về nông nghiệp là Phạm Lê đã có bài viết bằng chữ Hán về
một số đặc điểm sinh học và cách nuôi ong nội. Đến thế kỷ thứ XVIII, Lê Quý Đôn
đã viết trong: "Vân đài loại ngữ tập 3" và đã có một số nhận xét về đặc điểm sinh
học của đàn ong nội (Phùng Hữu Chính và cs, 1999) [8].

Hình 1.2. Đàn ong Apis cerana
(Nguồn: Phùng Đức Hoàn, 2012)
Hiện nay ong nội rất thích hợp cho mô hình sản xuất nhỏ hoặc nuôi ong hộ
gia đình. Chính vì vậy mà loài ong nội này đã tham gia tích cực và có hiệu quả
trong chƣơng trình xã hội về xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhiều
hộ nông dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa, giúp cho ngƣời già nghỉ hƣu trong thành
phố thƣ giãn với một vài đàn ong trong khuôn viên nhỏ hẹp, tạo ra nguồn dinh
dƣỡng cho sức khoẻ cộng đồng. Nuôi ong nội đang phát triển mạnh, tập trung chủ
yếu ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung (Phùng Hữu Chính, 1996) [5]. Hiện nay cả
nƣớc ta có khoảng hơn 300 nghìn đàn ong nội đang đƣợc nuôi (Phùng Hữu Chính,
2012 [4]), mật ong nội sản xuất ra mới chỉ phục vụ cho tiêu dùng nội địa, trung
bình khoảng 20g/ngƣời/năm (Chinh P. H. et al., 2004) [56]).

* Ong hoang dã:
- Ong khoái (Ong gác kèo) Apis dorsata Fabricius: Loài ong này còn có tên
gọi là ong khổng lồ, vì chúng có kích thƣớc lớn nhất trong các giống ong mật, ong
thợ dài 18mm, ong đực 16mm, ong chúa chỉ dài hơn ong thợ một chút, bụng ong
thợ có màu nâu vàng và chiều dài vòi hút là 6,68mm. Ong khoái có đặc tính xây
một bánh tổ ở ngoài không khí trên cành cây hoặc dƣới các vách đá. Kích thƣớc
bánh tổ khá lớn, phía trên bánh tổ là nơi dự trữ mật, tiếp theo là nơi chứa phấn, ấu
9

trùng và nhộng. Ong A. dorsata thu hoạch mật rất chăm chỉ, dự trữ bình quân là
5kg/đàn cá biệt là 45-50kg/đàn (Phùng Hữu Chính, 2012) [4]).

Hình 1.3. Ong khoái (Apis dorsata)
(Nguồn:
Ở nƣớc ta, ong khoái phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền
Trung, Tây Nguyên và đặc biệt chúng có nhiều ở các tỉnh Phía Nam, nơi có rừng
Tràm ngập nƣớc. Việc khai thác mật ong khoái là rất khó vì chúng quá hung dữ,
ngƣời ta dùng khói, lửa để đuổi ong hoặc tiêu diệt cả đàn ong để lấy mật. Ngƣời dân
ở các tỉnh nói trên có một hình thức khai thác rất độc đáo, có một không hai trên thế
giới, đó là gác kèo cho ong về làm tổ để khai thác mật, bình quân mỗi ngƣời gác từ
50-60 kèo, thu đƣợc 250kg mật/năm (Phạm Hồng Thái, 1994 [25]; Phùng Hữu
Chính, 2012 [4]).
- Ong đá Apis laboriosa Smith: Loài ong đá này đến nay mới chỉ phát hiện
thấy có tại Mộc Châu, Sơn La, Than Uyên - Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái (Phùng
Hữu Chính, 2012 [4]) và Hòa Bình. Chúng làm một bánh tổ trên vách đá với năng
suất mật từ 7-10kg/đàn. Đồng bào H
,
Mông khai thác chủ yếu là để lấy sáp phục vụ
cho việc tạo họa tiết trên vải may mặc (Lê Quang Trung, 1999 [36]).
- Ong ruồi đỏ (Apis florea Fabricius) và ong ruồi đen (Apis andreniformis Smith)

Cả hai loài ong này xuất hiện nhiều nhất ở đồng bằng Nam Bộ, còn các vùng
đồi núi và trung du trong cả nƣớc thì chỉ có ong ruồi đỏ (Apis florea) sống rải rác.
Mật ong ruồi đƣợc khai thác trong tự nhiên theo hình thức săn bắt, nơi khai thác mật
ong ruồi thành nghề trong cả nƣớc đó là vùng chợ Gạo tỉnh Tiền Giang. Năng suất
mật rất thấp chỉ thu đƣợc 250 - 500ml/tổ. Mỗi ngày một ngƣời có thể khai thác đƣợc
15 - 20 tổ và thu đƣợc 3 - 4 kg mật (Phạm Hồng Thái và cs, 1997) [29].
10


Hình 1.4. Đàn ong Apis florea và ong Apis andreniformis trong tự nhiên
(Nguồn: [166] và
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia - Trung tâm nghiên cứu ong Trung ương, 2004) [35]).
- Ong không ngòi đốt: Theo tác giả Chinh T. X., (2004) [54] ong không ngòi đốt
ở Việt Nam có 2 giống là: Lisotrigona và Trigona gồm 7 loài là: Lisotrigona
carpenteri, Trigona ventralis, Trigona laeviceps, Trigona iridipennis, T. gressitti,
T. pagdeni, T. fuscobalteata.
Cấu trúc tổ và thế đàn của 3 loài ong Trigona (Lepidotrigona) ventralis và
Trigona (Heterotrigona) laeviceps đã đƣợc nghiên cứu kỹ, chúng thƣờng làm tổ
trong các thân cây có đƣờng kính trên 35cm, loài Lisotrigona carpenteri xây tổ phổ
biến trong các hốc nhỏ của các vật thể do con ngƣời tạo ra. Cấu trúc tổ khác nhau
của ba loài này thể hiện nhƣ là đặc điểm đặc trƣng cho loài: Trigona ventralis xây cửa
tổ mềm, mỏng, hình phễu nhỏ.

Hình 1.5. Ong không ngòi đốt Stingless bees
(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông quốc gia - Trung tâm nghiên cứu ong) [35]
Loài Trigona laeviceps xây cửa tổ chỉ nhƣ một cái vòng viền màu đen và loài
Lisotrigona carpenteri xây cửa tổ hình trụ. Đƣờng kính cửa tổ của Trigona ventralis thể
hiện tƣơng quan thuận với thể tích của tổ và quần thể của đàn. Chúng sắp xếp lỗ tổ
11


ấu trùng thành cầu nằm thẳng đứng, còn hai loài còn lại sắp xếp lỗ tổ ấu trùng theo
từng đám vô hình. Các khoang chứa mật hình trái xoan, trụ dài 20 - 25mm, trụ ngắn
10 - 18mm. Ong chuẩn bị đầy thức ăn trong lỗ tổ rồi đẻ trứng và vít nắp. Ấu trùng
phát triển trong lỗ tổ, tới khi trƣởng thành chui ra (Phạm Hồng Thái và cs, 1997)
[29]. Quá trình sinh sản ong thợ, ong đực và ong chúa đƣợc theo dõi trên 10 đàn
ong Trigona ventralis trong năm 1999 - 2000, cho thấy số lƣợng ong đực đƣợc sinh
ra tƣơng đƣơng với lƣợng thức ăn dự trữ và số lƣợng ong thợ trong đàn. Khác với
sinh sản của ong đực, ong chúa đƣợc tạo ra trong đàn với số lƣợng rất nhỏ (Chinh
T. X., 2004) [55].
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu và cấu tạo lỗ tổ ong mật
1.1.2.1. Đặc điểm giải phẫu cơ thể ong
Theo tác giả Hoàng Đức Nhuận và cs (1980) [17] thì cơ thể ong mật chia làm
3 phần rõ rệt: đầu, ngực và phần bụng, các phần này đƣợc nối với nhau bằng các
khớp động. Ong có 1 đôi râu, 3 đôi chân và 2 đôi cánh. Bên ngoài có lớp vỏ kitin
gồm nhiều tấm nối với nhau tạo lên bộ xƣơng ngoài.
Trong một tổ có 3 loại hình ong: Ong chúa kích thƣớc lớn nhất, cánh ngắn,
bụng dài, có màu nâu đen; ong thợ có màu nâu nhạt hoặc vàng, có một khoanh
vàng; ong đực có màu đen, cánh dài, bụng ngắn.
Phần đầu ong: có cấu tạo hình hộp đƣợc tách biệt với phần ngực. Phía trƣớc
hình tam giác có mắt kép to màu đen, giữa đôi mắt kép là 1 đôi râu (anten), đây là
một cơ quan cảm giác rất nhậy bén, ong dùng râu để phân biệt mùi vị trong, ngoài
tổ và xác định dao động sóng trong không gian, râu ong đực có 13 đốt, ong thợ có
12 đốt. Phần phụ miệng của ong xếp xung quanh miệng thích ứng với chức năng
nghiền - hút. Các phần phụ miệng có xu hƣớng kéo dài thành vòi để luồn sâu vào
hoa hút mật.
Phần ngực của ong gồm 3 đốt: đốt trƣớc, đốt giữa và đốt sau, ở trên cánh có
các gân dọc và gân ngang đƣợc phủ một lớp lông mịn, bờ trƣớc của cánh sau có
móc để móc vào bờ sau của cánh trƣớc để tạo mặt bằng cho 2 cánh khi bay. Mỗi
đốt ngực có một đôi chân, mỗi chân gồm các đốt: đốt háng, đốt chuyển, đùi, ống,
bàn chân, cuối đốt bàn chân có 2 vuốt nhọn và 1 tấm đệm ở giữa. Mỗi một đôi

chân có cấu tạo riêng phù hợp với việc thu lƣợm phấn và mật.
Bụng ong mật không có phần phụ, gồm 6 đốt và nối với phần ngực qua đốt
chuyển tiếp, riêng bụng ong đực có 7 đốt. Các đốt bụng đƣợc nối với nhau bằng các
12

màng kitin mỏng do vậy ong có thể thay đổi đƣợc thể tích bụng, ở ong thợ đốt bụng
số 2 và 3 có các lỗ thở ở bên cạnh, 4 đốt bụng cuối mỗi đốt có 1 đôi tuyến sáp, ở
giữa đốt bụng 5 và 6 có tuyến Naxonop, tuyến này tiết ra hƣơng vị đặc trƣng của
mỗi đàn ong. Riêng ở ong chúa, tuyến Naxonop rất phát triển và tiết ra các
pheromone đặc trƣng để điều khiển mọi hoạt động của đàn. Ở phần cuối bụng ong
thợ có cơ quan tự vệ là ngòi đốt, ong đực không có ngòi.
1.1.2.2. Đặc điểm giải phẫu lỗ tổ ong
Theo các tác giả Phùng Hữu Chính và cs, 2012 [4]; Nguyễn Duy Hoan và cs,
(2008) [14] và Ngô Đắc Thắng, (2002) [32] thì tổ ong là nơi bảo vệ đàn ong khỏi kẻ
thù và các điều kiện tự nhiên bất lợi nhƣ mƣa, nắng, gió Trong tự nhiên ong mật
thƣờng làm tổ trong các hốc cây, hốc đá hoặc trong tổ mối dƣới đất. Tổ của ong
A.cerana gồm có vài bánh tổ xếp song song với nhau theo hƣớng đi vào của cửa tổ
và vuông góc với mặt đất, thông thƣờng có khoảng 5 - 8 bánh tổ nhƣ vậy. Trên một
bánh tổ đƣợc phân chia làm các vùng khác nhau rõ rệt: vùng mật, vùng phấn, vùng
ấu trùng ong thợ, vùng ấu trùng ong đực và vị trí mũ chúa. Giữa các bánh tổ có
vách chung từ đó ong xây lỗ tổ về 2 hƣớng, các lỗ tổ có chung cạnh, chung đáy với
nhau. Lỗ tổ ong có hình lục giác đều, trên bánh tổ có nhiều loại tổ khác nhau:
* Lỗ tổ ong thợ: Chiếm đại đa số (khoảng 5.000 lỗ trên 1 bánh tổ), lỗ có hình
lục giác đều nằm ở giữa bánh tổ, lỗ chứa trứng, ấu trùng, nhộng ong thợ và còn
chứa cả thức ăn. Kích thƣớc lỗ tổ dao động trong khoảng 4,2 - 4,8mm.
* Lỗ tổ ong đực: Thƣờng nằm ở phía dƣới và ở hai bên góc bánh tổ, số lƣợng
lỗ ít và chỉ xuất hiện vào mùa chia đàn khi đàn ong phát triển mạnh. Ngoài tác dụng
là bồi dục ong đực ra thì số lỗ tổ này còn dùng để chứa thức ăn. Kích thƣớc lỗ tổ lớn
hơn lỗ ong thợ, đƣờng kính lỗ tổ khoảng 5,1 - 5,4mm.
* Lỗ tổ đặc biệt (mũ chúa): Đây là lỗ tổ chuyên để bồi dục ong chúa, lỗ tổ

này chỉ xuất hiện khi đàn ong chia đàn hoặc thay thế chúa tự nhiên và mất chúa, mũ
chúa tự nhiên đƣợc xây ở phía dƣới và 2 bên mép cạnh bánh tổ, số lƣợng 1 - 10 mũ
và có hƣớng vuông góc với mặt đất. Lỗ tổ đặc biệt này có hình búp măng, đƣờng
kính trung bình là 7,2 - 8mm.
Trong mùa sinh sản thì có tới 3/4 số lỗ tổ dùng để nuôi dƣỡng ấu trùng, 1/4
số lỗ tổ để chứa thức ăn, lỗ tổ ong thợ vít nắp phẳng còn lỗ vít nắp ong đực lồi lên
thành hình nón và có một lỗ thủng nhỏ ở chính giữa chỏm nhọn. Việc nghiên cứu
cấu tạo tổ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra các thùng nuôi phù hợp với
từng vùng, từng loại ong.
13

1.1.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh sản của các cấp ong
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản của ong mật là lĩnh vực rộng lớn đã
và đang đƣợc tiến hành công phu, tỉ mỷ. Từ nhiều năm trƣớc đây Snodgrass, (1956)
[148] đã xuất bản cuốn sách “Giải phẫu và sinh lý ong mật” Chauvin., (1978) [3] đã
cho ra đời cuốn sách “Sinh học ong mật”.
Ong mật là loài côn trùng sống thành xã hội. Mỗi đàn ong hay tổ ong là một
đơn vị sinh học đƣợc hiểu theo nhiều cách. Theo Michenner (1974) [105] đàn ong
chỉ gồm ong trƣởng thành, nhƣng theo Butler (1975) [51] đàn ong còn bao gồm cả
cầu nhộng và cầu thức ăn. Crane (1995) [64] đã tổng kết rằng một đàn ong A.
cerana phát triển bình thƣờng có một ong chúa, có từ vài nghìn đến hàng vạn con
ong thợ và có từ vài chục đến vài trăm ong đực.
1.1.3.1. Cơ sở vật chất di truyền của ong mật
Ong chúa và ong thợ đều có bộ nhiễm sẳc thể lƣỡng bội (2n = 32) và đều
đƣợc phát triển từ trứng đã đƣợc thụ tinh nên mang đặc điểm của cả bố lẫn mẹ.
Ong thợ khác ong chúa là cơ quan sinh sản của ong thợ phát triển không
hoàn chỉnh nên ong thợ không có khả năng giao phối với ong đực. Trong đàn ong,
những ong thợ có cùng mẹ là ong chúa nhƣng khác bố do ong chúa giao phối với
các ong đực khác nhau vì vậy quan hệ giữa các ong thợ rất phức tạp. Theo Page et
al., (1982 b) [117] ong thợ có 3 mối quan hệ.

- Siêu chị em (Super- Sister) (75% số gen giống nhau): cùng ong đực bố
- Chị em gái hoàn toàn (Full - Sister): 2 ong đực bố sinh ra trong cùng một đàn.
- Nửa chị em gái (Half - sister): ong đực bố từ những đàn ong khác nhau.
Ong đực sinh ra từ trứng không đƣợc thụ tinh có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n = 16 và
di truyền theo mẹ.
Ong chúa là con ong cái duy nhất trong đàn ong, nó có cơ quan sinh dục phát
triển hoàn thiện và cùng với ong đực sản sinh ra tất cả các thành viên khác trong
đàn ong và di truyền những đặc tính cho thế hệ sau. Vì vậy, việc chọn lọc giống ong
tốt để tạo ong chúa và ong đực trong công tác giống sẽ có ý nghĩa quan trọng
(Dadant, 1980) [66]. Ong chúa đƣợc sinh ra từ những trứng đã đƣợc thụ tinh có bộ
nhiễm sắc thể lƣỡng bội 2n= 32, thời gian phát triển từ trứng thành ong chúa tơ
khoảng 15-16 ngày đối với loài Apis cerana (Crane, 1991) [63]. Ong chúa tơ sau
khi nở cần 3-5 ngày để phát triển hoàn thiện cơ thể, tập bay và bay định hƣớng,
khoảng 6-8 ngày sau khi nở nó thực hiện các chuyến bay giao phối với ong đực ở
trong không trung, thời điểm bay giao phối của ong chúa khoảng từ 9 giờ đến 15
giờ vào những ngày nắng ấm, ít gió, mỗi lần bay giao phối kéo dài khoảng 20-30

×