Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

nghiên cứu cơ chế truyền thông và xây dựng công cụ phân tích, xử lý số liệu internet trên thông tin trên thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 22 trang )

Nghiên cứu cơ chế truyền thông và xây dựng
công cụ phân tích, xử lý số liệu internet trên
thông tin trên thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh


Phan Tuấn Anh


Trường Đại học Công nghệ
Luận văn ThS. ngành: Truyền dữ liệu và mạng máy tính; Mã số: 60 48 15
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Tam
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Tổng quan về thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh và truyền tín hiệu số trên
kênh truyền vệ tinh. Nghiên cứu đa truy nhập trong hệ thống thông tin liên lạc vệ
tinh: Đa truy nhập phân chia theo tần số; đa truy nhập phân chia theo thời gian; đa
truy nhập phân chia theo mã (CDMA). Chương trình ứng dụng (Trình bày các giao
thức truyền thông theo mô hình TCP/IP; các kết quả phân tích và xử lý đối với số
liệu đăng ký được trên thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh).

Keywords. Thông tin vệ tinh; Mạng thông tin; Truyền dữ liệu; Xử lý số liệu;
Internet; Vệ tinh địa tĩnh

Content
MỞ ĐẦU
Các hệ thống thông tin vệ tinh được phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ gần
đây. Qua các hệ thống thông tin vệ tinh, con người có thể thu nhận hoặc trao đổi thông tin với
bất kỳ nơi nào trên quả đất. Thông tin vệ tinh có khả năng đa dạng dịch vụ, không những các
dịch vụ dân sự mà cả dịch vụ phục vụ cho quốc phòng, an ninh, hàng không, hàng hải, khai
thác thăm dò, …


Do có nhiều ưu điểm cho hệ thống viễn thông mà đến nay nó đã có sự phát triển mạnh
mẽ về số lượng và chất lượng. Đối với các nước phát triển, trung bình một quốc gia có
khoảng 50 đến 60 vệ tinh các loại. Trong khi đó, ở nước ta đã có 2 vệ tinh địa tĩnh được
phóng lên quỹ đạo là Vinasat1 (132
0
E, phóng lên quỹ đạo 4/2008) và Vinasat2 (131.8
0
E,
5/2012).
Ngày nay, các mạng thông tin vệ tinh được kết nối với các mạng cố định và di động
mặt đất làm cho khả năng truyền thông ngày càng đa dạng, phong phú. Một trong các hệ
thống vệ tinh nổi bật là hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh.
Mục tiêu nghiên cứu
Với mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực công nghệ mới thông tin liên lạc vệ tinh, cụ thể là
cơ chế, nguyên lý truyền thông trên thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh, đồng thời có ý tưởng
xây dựng một công cụ phân tích giao thức truyền, xử lý các số liệu Internet trên thông tin liên
lạc vệ tinh địa tĩnh. Vì thế tôi lựa chọn “Nghiên cứu cơ chế truyền thông và xây dựng công cụ
phân tích, xử lý số liệu Internet trên thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn của mình.
Nội dung nghiên cứu
 Về mặt lý thuyết:
- Nghiên cứu tổng quan về thông tin liên lạc vệ tinh và mô hình kênh truyền trên
thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh.
- Nghiên cứu các cơ chế đa truy nhập trong hệ thống thông tin.
- Nghiên cứu các giao thức truyền thông theo mô hình TCP/IP thường sử dụng trên
thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh.
 Về mặt thực hành:
- Nghiên cứu đặc điểm và phân tích số liệu đăng ký được từ thông tin liên lạc vệ tinh
địa tĩnh.
- Xây dựng công cụ phân tích các giao thức truyền theo mô hình TCP/IP với các số

liệu đăng ký được từ thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh.
- Xây dựng công cụ xử lý ra bản rõ trên số liệu đăng ký được.
Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu giới thiệu về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung nghiên cứu và phần kết
luận tóm tắt những kết quả chính đạt được cũng như đưa ra nhận xét; bố cục luận văn gồm 3
chương chính:
Chương 1: Tổng quan về thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh.
Chương 2: Đa truy nhập trong hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh.
Chương 3: Chương trình ứng dụng (Trình bày các giao thức truyền thông theo mô
hình TCP/IP. Các kết quả phân tích và xử lý đối với số liệu đăng ký được trên thông tin liên
lạc vệ tinh địa tĩnh).

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN LIÊN LẠC VỆ TINH ĐỊA TĨNH
1.1. Giới thiệu chung về TTLL vệ tinh địa tĩnh
1.1.1. Đặc điểm thông tin vệ tinh địa tĩnh
Khi quan sát từ mặt đất, sự di chuyển của vệ tinh theo quỹ đạo bay người ta thường
phân vệ tinh làm hai loại: Vệ tinh quỹ đạo thấp và vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh.
Vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh: là vệ tinh được phóng lên quỹ đạo tròn ở độ cao khoảng
36.000km so với đường kính xích đạo.
Ưu điểm so với các hệ thống thông tin khác như sau:
+ Có khả năng đa truy nhập.
+ Vùng phủ sóng của vệ tinh khá rộng, chỉ cần 3 vệ tinh địa tĩnh thì có thể phủ sóng
toàn cầu; dải thông rộng.
+ Ổn định cao, chất lượng và khả năng thông tin băng rộng.
+ Hệ thống truyền tin vệ tinh có thể phục vụ nhiều dịch vụ khác nhau: Data, thăm dò
địa chất, định vị toàn cầu, …, phục vụ các mục đích quốc phòng an ninh.
+ Hiệu quả kinh tế cao cho thông tin đường dài, xuyên lục địa. Có khả năng quảng bá
rộng lớn cho mọi loại địa hình.
+ Các thiết bị phát sóng chỉ cần công suất bé, tận dụng năng lượng mặt cho các thiết bị
trên vệ tinh.

Nhược điểm quan trọng:
- Khoảng cách truyền dẫn xa nên sóng vô tuyến điện bị hấp thụ và suy hao lớn ở tầng
điện ly và khí quyển đặc biệt trong mưa, ảnh hưởng của tạp âm lớn.
- Giá thành lắp đặt hệ thống, kinh phí ban đầu để phóng một vệ tinh lên quỹ đạo là rất
cao, tốn kém nhưng xác suất rủi ro vẫn có thể tồn tại.
- Thời gian sử dụng hạn chế, khó bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp.
- Thời gian trễ đáng kể.
1.1.2. Cấu trúc tổng quát hệ thống truyền tin vệ tinh

Hình 1-2: Cấu hình khái quát một hệ thống thông tin vệ tinh
1.1.2.1. Phân đoạn không gian
Phân đoạn không gian của một hệ thống thông tin vệ tinh bao gồm vệ tinh cùng các
thiết bị đặt trong vệ tinh và hệ thống các trang thiết bị đặt trên mặt đất để kiểm tra theo dõi và
điều khiển hành trình của vệ tinh.
Các bộ phát đáp được đặt trong vệ tinh để thu tín hiệu từ tuyến lên, biến đổi tần số,
khuếch đại công suất và truyền trở lại tuyến xuống.
1.1.2.2. Phân đoạn mặt đất
Phân đoạn mặt đất gồm các trạm mặt đất của hệ thống và chúng thường được kết nối
với các thiết bị của người sử dụng thông qua các mạng mặt đất.
1.1.3. Nguyên lý thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh
Tại đầu phát trạm mặt đất, tín hiệu băng tần cơ bản BB (BaseBand) như: tín hiệu thoại,
video, fax,… => trung tần IF => cao tần RF, rồi được bộ khuếch đại công suất HPA, khuếch
đại lên mức công suất cao và đưa ra anten phát lên vệ tinh.
Tín hiệu cao tần từ trạm mặt đất phát truyền dẫn tới anten thu của vệ tinh => bộ khuếch
đại => đổi tần, khuếch đại công suất => anten phát xuống trạm mặt đất.
Tại trạm thu mặt đất, sóng phát từ vệ tinh truyền dẫn tới anten thu => bộ khuếch đại tạp
âm thấp LNA => tần số siêu cao RF => trung tần IF => bộ giải điều chế DEM để phục hồi lại
tín hiệu như lối vào trạm mặt đất.
1.1.4. Phân bố tần số cho các hệ thống TTLLVT
Để thực hiện thông tin liên lạc giữa mặt đất và vệ tinh thì trước hết các sóng mang phải

có tần số cao hơn tần số giới hạn xuyên qua tầng điện ly. Bảng dưới là băng tần công tác của
các hệ thống thông tin vệ tinh:
Tên gọi băng tần
Dải tần (GHz)
L
1,0-2,0
S
2,0-4,0
C
4,0-6,0
X
7,0-8,0
Ku
11,0-18,0
K
18,0-27,0
Ka
27,0-40,0
1.2. Truyền tín hiệu số trên kênh truyền vệ tinh
1.2.1. Kênh truyền thông tin vệ tinh
1.2.1.1. Mô hình kênh truyền
Mô tả kênh truyền từ thiết bị đầu cuối của người sử dụng này đến thiết bị đầu cuối của
người sử dụng khác thông qua vệ tinh. (Hình1-6.a)

1.2.1.2. Đặc tính kỹ thuật kênh truyền
Các đặc tính của kênh truyền đã được chỉ tiêu hóa trong các khuyến nghị của ITU phù
hợp với dạng tín hiệu được truyền trên kênh. Chất lượng của tín hiệu cung cấp cho người sử
dụng được xác định bởi các tham số:
- Tỷ số C/N = công suất tín hiệu băng gốc/công suất tạp âm băng gốc, trường hợp tín
hiệu truyền là tương tự (analog).

- Tỷ lệ lỗi bit BER (Bit Error Rate), trường hợp tín hiệu truyền là số (digital).
- Thời gian truyền tải tín hiệu của tuyến liên lạc bao gồm thời gian truyền trong không
gian và thời gian truyền trong mạng mặt đất.
1.2.2. Truyền tín hiệu số
Các tín hiệu số truyền trên kênh thông tin vệ tinh có thể là các tín hiệu dữ liệu số từ các
thiết bị đầu cuối của người sử dụng (các máy tính, …) được số hóa.

Hình 1-7: Sơ đồ khối chức năng quá trình truyền tín hiệu số trên kênh TTVT
1.2.3. Ghép kênh TDM
Ghép kênh TDM là kỹ thuật xử lý số, có thể ứng dụng khi tốc độ truyền dữ liệu trung
bình lớn hơn tốc độ truyền dữ liệu yêu cầu bởi thiết bị gửi và nhận. Có 03 dạng ghép kênh
TDM chính.

Hình 1-8: Phương pháp ghép kênh TDM
1.2.3.1. Ghép kênh TDM đồng bộ
Trong ghép kênh TDM đồng bộ là bộ ghép kênh phân chia các khe thời gian giống
nhau cho mỗi một thiết bị tại tất cả các thời điểm không phân biệt.Tại mỗi thời điểm, thiết bị
có khe thời gian tương ứng đã được phân sẽ có cơ hội để gửi một phần dữ liệu của nó.
1.2.3.2. Ghép kênh phân thời không đồng bộ
TDM không đồng bộ được thiết kế nhằm tránh sự lãng phí về dung lượng kênh truyền
của TDM đồng bộ. Khác TDM đồng bộ, kỹ thuật TDM không đồng bộ tốc độ truyền tổng thể
của các đường vào có thể lớn hơn khả năng của đường truyền (path) và nếu chúng ta có n
đường vào, mỗi khung sẽ chứa không quá m khe, m<n. Như vậy, với liên kết như nhau, TDM
không đồng bộ hỗ trợ nhiều thiết bị hơn TDM đồng bộ.
Số khe thời gian trong TDM không đồng bộ (m) dựa trên sự phân tích thống kê số
lượng đường vào tham gia truyền dẫn tại thời điểm bất kỳ một cách hợp lý. Bộ ghép kênh
quyết định các đường vào và chấp nhận các khối dữ liệu cho đến khi khung đầy hoặc không
có đủ dữ liệu để điền đầy khung, khung vẫn được truyền đi.
1.2.3.3. Ghép kênh đảo (Invert Multiplexing)
Invert Multiplexing nghĩa là ngược lại với ghép kênh, nó nhận dòng dữ liệu từ một

đường truyền có tốc độ cao và chia thành các phần để có thể đồng thời truyền đi trên các
đường truyền có tốc độ thấp mà không làm giảm đi tốc truyền tổng thể.
1.2.4. Mã hóa kênh truyền
1.2.4.1. Tổng quan
Mã hóa kênh truyền là một khâu rất quan trọng trong hệ thống thông tin vô tuyến cùng
với mã hóa nguồn, ghép kênh, điều chế,… để tạo ra một tín hiệu phù hợp cho việc truyền dẫn
vô tuyến và tín hiệu đó có khả năng điều khiển được sự sai bit và sửa các lỗi xảy ra nếu có để
có thể khôi phục lại gần như nguyên dạng tín hiệu tin tức mà mình truyền đi.
Mục đích mã hoá kênh truyền là làm giảm xác suất sai thông tin khi truyền qua kênh
truyền. Trong hệ truyền thông tin vệ tinh, các loại mã hóa kênh được sử dụng phổ biến như
mã hóa xoắn (chập, convulotion), mã khối, mã BCH và mã RS.
1.2.4.2. Mã xoắn (Convulotion Code)
Mã xoắn (còn gọi là mã chập), được ký hiệu mã là: (n, k, K). Trong đó, có k phần tử
thông tin và (n-k) phần tử kiểm tra. K (độ dài bắt buộc của mã) là số các bit được lưu giữ ở
trong thanh ghi dịch chuyển. Tỷ số k/n được gọi là tốc độ mã.
Tạo mã chập
Sơ đồ tạo mã chập có tốc độ k/n như sau:

Hình 1-15: Sơ đồ tạo mã chập (n,k, K)
1.2.4.3. Mã khối
1.2.4.3.1. Mã khối tuyến tính
Một mã khối có chiều dài n gồm 2k từ mã được gọi là mã tuyến tính C(n, k) nếu và chỉ
nếu 2k từ mã hình thành một không gian vectơ con k chiều của không gian vectơ n chiều.
Mã tuyến tính C(n, k) có mục đích mã hoá những khối tin (hay thông báo) k bit thành
những từ mã n bit được biểu thị dưới dạng (n, k), trong đó k là số bit thông tin và n là số bit
của từ mã. Hiệu số của n – k = r là số bit dư hoặc còn gọi là bit kiểm tra. Tốc độ mã hoặc
hiệu suất mã được xác định bởi tỷ số k/n.
1.2.4.3.2 Mã TPC (Turbo Product Code)
Tổng quan
Mã Turbo được ứng dụng rất hiệu quả trong các hệ thống thông tin di động, thông tin

vệ tinh và thông tin vũ trụ. Các mã Turbo có hiệu năng tốt hơn nhiều so với các loại mã sửa
lỗi khác. Mã Turbo được tạo ra bằng cách kết nối gồm hai hay nhiều bộ mã riêng biệt để tạo
ra một mã tốt hơn và cũng lớn hơn.
Sự kết nối mã
Có hai kiểu kết nối cơ bản là kết nối nối tiếp (tốc độ mã hoá: Rnt=k
1
k
2
/n
1
n
2
) và kết nối
song song (tốc độ mã hoá tổng: Rss=k/( n
1
+ n
2
)).
1.2.4.4. Mã Reed-Solomon
Mã Reed-Solomon là loại mã đang được ứng dụng khá phổ biến trong hệ truyền tin để
phát hiện và sửa lỗi cụm.
Mã RS quy ước ký hiệu là RS(n, k) trong đó n là độ dài từ mã ký tự, k là số các ký tự
dữ liệu có s bit và hiệu số (n - k) là số ký tự kiểm tra được cộng thêm vào dữ liệu. Khoảng
cách tối thiểu của mã RS là: d
min
= ( n - k ) + 1
Từ mối quan hệ giữa các lỗi được sửa và khoảng cách tối thiểu, nhận thấy rằng mã RS
có khả năng sửa đến ( n – k ) ký tự trong từ mã.
1.2.5. Điều chế số
1.2.5.1. Tổng quan

Điều chế số là quá trình biến đổi một sóng mang tương tự theo một chuổi bit có chiều
dài cố định hoặc thay đổi. Tín hiệu bị điều chế là tín hiệu số còn tín hiệu sóng mang vẫn là tín
hiệu tương tự.
Trong hệ thống thông tin vệ tinh địa tĩnh, kỹ thuật điều chế khóa dịch pha PSK được sử
dụng phổ biến nhất bởi vì nó có ưu điểm là đường bao sóng mang là hằng số và so với kỹ
thuật điều chế khóa dịch tần thì PSK có hiệu suất phổ tốt hơn (tức tính số bit/s được truyền
qua một đơn vị độ rộng dải tần vô tuyến).
Ta có sơ đồ điều chế PSK như sau:

Hình 1-21: Sơ đồ khối bộ điều chế PSK
Nguyên lý: Tín hiệu số PSK làm thay đổi góc pha ban đầu của sóng mang.
1.2.5.2. Điều chế pha hai mức (BPSK)
Trong BPSK, ứng với tín hiệu vào là các điện thế biểu diễn các logic 1, 0 ta có tín hiệu
ra là các sóng mang hình sin có pha lệch nhau 180°. Giản đồ pha điều chế hai mức với tín
hiệu thực như sau:

Hình 1-23: Điều chế, giải điều chế BPSK
với tín hiệu thực

1.2.5.3. Điều chế pha bốn mức (QPSK)
QPSK là một kỹ thuật điều chế có mức M = 4. Ở QPSK thì sóng mang đơn ở đầu ra có
bốn khả năng về góc pha. Để có bốn trạng thái: 00, 01, 10 và 11 thì cần 2 bit. Như vậy, dữ
liệu nhị phân đầu vào là các nhóm hai bit được hỗn hợp (gọi là bit kép). Mỗi một bit kép sẽ
tương ứng với một trong bốn khả năng pha ở đầu ra. Vì thế mà tốc độ chuyển đổi ở đầu ra
(tốc độ baud) sẽ bằng một nữa tốc độ bit ở đầu vào.
Giản đồ pha điều chế bốn mức với tín hiệu thực như sau:

Hình 1-25: Điều chế, giải điều chế QPSK với tín hiệu thực
1.2.5.4. Điều chế pha 8 mức (8-PSK)
8-PSK là một dạng điều chế có 8 khả năng pha lệch nhau 45° ở đầu ra. Do đó, 1 trong 8

pha tùy thuộc trạng thái của tổ hợp 3 bit đầu vào (tribits), được phân phối cho 3 kênh I, Q và
C. Giản đồ pha điều chế 8 mức với tín hiệu thực như sau:

Hình 1-27: Điều chế, giải điều chế 8-PSK với tín hiệu thực
1.2.5.5. Điều chế biên độ cầu phương, QAM 16
Sóng điều biên cầu phương QAM (Quadrature Amplitude Modulation) có thể nhận
được bằng cách thay đổi đồng thời hai tham số biên độ và pha, Acos(t + ) = X
i
cost –
X
q
sint.

Hình 1-29: Điều chế, giải điều chế QAM16 với tín hiệu thực

Chƣơng 2. ĐA TRUY NHẬP TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN VỆ TINH
2.1 Tổng quan
Đa truy nhập: Là một phương pháp để cho nhiều trạm mặt đất sử dụng chung một bộ
phát đáp. Và là kỹ thuật để nhiều người sử dụng có thể truy nhập khai thác hoặc được phân
chia tài nguyên nguồn hoặc dung lượng của hệ thống. Các hệ thống thông tin vệ tinh sử dụng
đa truy nhập một bộ phát đáp đơn qua nhiều đường lên và nhiều đường xuống các trạm mặt
đất.
Yêu cầu đối với đa truy nhập là không để nhiễu giữa các trạm mặt đất. Vì vậy phải
phân chia, phân phối tần số, thời gian (hoặc không gian) của sóng vô tuyến một cách thích
hợp cho từng trạm mặt đất.
Có ba phương pháp chính thường được dùng cho đa truy nhập trong các hệ thống thông
tin vệ.
2.2 Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA)
2.2.1 Tổng quan
Theo phương thức đa truy nhập phân chia theo tần số thì độ rộng băng tần của kênh ở

bộ phát đáp được phân chia thành các băng tần con (sub-band) và mỗi băng tần con đó được
gán cho các sóng mang được phát bởi trạm mặt đất. Với dạng truy nhập này, các trạm mặt đất
phát một cách liên tục và kênh truyền một số sóng mang đồng thời với các tần số khác nhau.
Đây là phương pháp sử dụng rộng rãi nhất. Trong hệ thống này mỗi trạm mặt đất có
dùng riêng một tần số phát không trùng với các trạm khác sao cho khoảng cách tần số giữa
các trạm không bị chồng lẫn lên nhau.
Băng tần của bộ phát đáp vệ tinh có thể từ vài trăm MHz đến vài GHz. Thông thường
các bộ phát đáp thiết kế với dải thông 36 MHz hoặc 72MHz, trong đó dải thông 36 MHz là
chuẩn phổ biến cho dịch vụ truyền hình băng C (6/4 GHz).
Các trạm thu mặt đất muốn thu
được tin tức phải dùng các bộ lọc dải
tương ứng với tần số cần thu.
Phương pháp này cho phép các
trạm truyền dẫn liên tục mà không cần
điều khiển định thời đồng bộ, thiết bị
sử dụng khả đơn giản.

Hình 2-1: Đa truy nhập FDMA
2.2.2. Các mô hình truyền tín hiệu của đa truy nhập FDMA
Phụ thuộc vào ghép kênh và kỹ thuật điều chế sử dụng mà có thể có một số mô hình
truyền tín hiệu đối với đa truy nhập FDMA là:
Ghép kênh phân chia theo tần số (FDM), điều tần (FM) và đa truy nhập phân chia
theo tần số (FDMA)
Ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM), điều khóa dịch pha (PSK) và đa truy
nhập phân chia theo tần số (FDMA)
Một sóng mang cho một kênh (SCPC), ghép kênh phân chia theo tần số (FDMA)
2.2.3. Nhận xét chung
Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) được đặc trưng bởi sự truy nhập liên tục
tới vệ tinh trong dải tần cho trước. Kỹ thuật này có ưu điểm là đơn giản và dựa trên những
thiết bị có sẳn. Tuy nhiên, có những nhược điểm sau:

- Phương pháp này thiếu linh hoạt trong việc thay đổi cách phân phối kênh do các kênh
truyền dẫn được phân chia theo tần số quy định, khi muốn tăng số kênh bắt buộc phải giảm
nhỏ băng thông nghĩa là thay đổi các bộ lọc dải đối với trạm thu. Đồng thời phương pháp này
tốn kém nhiều kênh truyền.
- Khó thay đổi cấu hình, để điều tiết sự biến đổi dung lượng thì cần phải thay đổi các kế
hoạch về tần số. Điều này cũng có nghĩa là phải thay đổi tần số thu, tần số phát và dải tần bộ
lọc của các trạm mặt đất.
- Bị tổn hao về dung lượng khi số lượng truy nhập tăng lên.
- Cần phải điều khiển công suất phát của các trạm mặt đất trong trường hợp công suất
sóng mang tại đầu vào của vệ tinh là cùng bậc để tránh hiệu ứng bất lợi. Sự điều khiển này
phải được thực hiện theo thời gian thực và phải phù hợp với sự suy giảm do mưa tại các
đường lên.
Kỹ thuật FDMA ra đời rất sớm và ngày nay nó vẫn thường xuyên được sử dụng bởi
những ưu điểm đặc biệt của nó về vận hành với đặc điểm không cần đồng bộ giữa hai trạm
mặt đất và do đã có sẵn những sự đầu tư cho nó từ trước tới nay.
2.3 Đa truy nhập phân chia theo thời gian
2.3.1 Tổng quan
Là một hệ thống mà các trạm thu mặt đất dùng chung một bộ phát đáp trên cơ sở phân
chia thời gian. Hệ thống này định ra khung thời gian gọi là khung TDMA. Khung này sẽ chia
ra làm nhiều khoảng tương ứng với mỗi trạm mặt đất. Nguyên lý hoạt động cơ bản là các
trạm mặt đất khác nhau gửi lên vệ tinh các chùm (burst) năng lượng tần số RF trong đó có
chứa các gói thông tin. Trong khe thời gian dành cho một trạm mặt đất cụ thể , tín hiệu của
trạm đó sử dụng toàn bộ dải thông của bộ phát đáp vệ tinh.
TDMA yêu cầu đồng bộ burst (chùm dữ liệu) nghiêm ngặt tại trạm mặt đất để ngăn
chặn sự va chạm các burst tại vệ tinh.
Tương tự các trạm thu mặt đất, để lấy được tin tức cần được xác định đúng khe thời
gian để lấy sóng mang của chính nó. Đây là phương pháp có thể sử dụng tốt nhất công suất
của vệ tinh. Nó có thể thay đổi số khe cũng như độ rộng của khe thời gian trong khung mà
không ảnh hưởng tới các thiết bị phần cứng.


Hình 2-6: Khung đa truy nhập phân chia theo thời gian
2.3.2. Tạo lập burst
2.3.3. Cấu trúc khung
2.3.4. Thu burst
2.3.5. Đồng bộ hệ thống thông tin vệ tinh TDMA
2.3.6. Nhận xét chung
Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) được đặc trưng bởi việc truy nhập các
kênh trong các khe thời gian. Nó có những ưu điểm sau:
- Tại mỗi khe thời gian ngắn, kênh chỉ khuếch đại một sóng mang đơn chiếm toàn bộ
độ rộng giải tần của kênh.
- Thông lượng truyền cũng như số lượng truy nhập lớn.
- Không cần phải điều khiển công suất phát tại các trạm mặt đất.
- Tất cả các trạm phát và thu trên cùng một tần số, kể cả nơi phát và nơi thu burst, điều
này sẽ đơn giản trong việc điều chỉnh.
Tuy nhiên, TDMA cũng có nhược điểm:
- Cần phải có cơ chế đồng bộ.
- Cần có các trạm có tầm cở để có thể truyền với thông lượng lớn.
2.4. Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA)
2.4.1. Tổng quan
Hệ thống thông tin vệ tinh sử dụng kỹ thuật này thì các trạm của mạng phát liên tục trên
cùng băng tần của kênh. Để có thể nhận dạng được tín hiệu mong muốn, mỗi máy phát và
máy thu phải có một chữ ký riêng biệt. Chữ ký này được biểu diễn dưới dạng một dãy số nhị
phân, gọi là mã. Mã đó được kết hợp với thông tin hữu ích tại mỗi máy phát.
Có hai kỹ thuật được sử dụng trong đa truy nhập CDMA, đó là:
- Kỹ thuật trải phổ dãy trực tiếp, DS (Direct Sequence)
- Kỹ thuật trải phổ nhảy tần, FH (Frequency Hopping)
Các tín hiệu từ tất cả các trạm đều có cùng một vị trí trong bộ phát đáp về thời gian và
tần số. Phía thu thực hiện quá trình trải ngược lại, sử dụng mã giống như đã dùng trải phổ ở
phía phát để thu lại tín hiệu ban đầu. Điều này cho phép chỉ thu các tín hiệu mong muốn,
ngay cả khi các sóng mang trải phổ với các mã khác đến cùng thời gian.

2.4.2. Kỹ thuật trải phổ dãy trực tiếp (DS-CDMA)
2.4.3. Kỹ thuật trải phổ nhảy tần (FH-CDMA)
2.4.4. Tạo mã trong đa truy nhập CDMA
2.4.5. Đồng bộ trong đa truy nhập CDMA
2.4.6. Nhận xét chung về đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA)
Chuỗi mã được sử dụng cho trải phổ có thể xem như là chữ ký của máy phát. Phía máy
thu phục hồi lại thông tin hữu ích bằng cách giảm phổ của sóng mang đã được phát về độ
rộng dải tần gốc của nó.
Hệ thống này có hiệu quả chống lại can nhiễu từ các hệ thống khác, nó cũng tạo ra ít
nhiều tới các hệ thống khác. Tuy nhiên hệ thống này cần độ rộng băng tần lớn và gây ra tạp
âm nhiễu lẫn nhau khi nhiều trạm dùng chung một bộ phát đáp, vì thế dẫn tới dung lượng
truyền dẫn trên bộ phát đáp rất nhỏ.
Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA) có những ưu điểm sau đây:
- Đơn giản trong vận hành bởi vì nó không cần bất kỳ một sự đồng bộ truyền nào giữa
các trạm. Việc đồng bộ chỉ thực hiện ở phía máy thu với dãy mã của sóng mang thu được.
- Có tính kháng nhiễu cao, đặc biệt là nhiễu từ các hệ thống khác và nhiễu đa đường.
Điều này rất tốt với những mạng có những trạm mặt đất cở nhỏ, búp sóng anten rộng và các
hệ thống thông tin di động vệ tinh.
Nhược điểm chủ yếu của đa truy nhập CDMA là thông lượng thấp, độ rộng dải thông
của đoạn không gian lớn được sử dụng có dung lượng toàn mạng nhỏ.

Chƣơng 3. CHƢƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG
3.1. Phân tích cấu trúc dữ liệu Internet trên thông tin liên lạc vệ tinh
3.1.1. Đặc thù của số liệu đăng ký được từ thông tin liên lạc vệ tinh
Số liệu đăng ký được từ thông tin liên lạc vệ tinh (trục tung thể hiện chu kỳ số liệu (đơn
vị: bit), trục hoành thể hiện thời gian thực (đơn vị: s)) như sau::

Hình 3-1: Số liệu thực đăng ký từ thông tin liên lạc vệ tinh theo chu kỳ 256
Trong đó có:
 Phần số liệu đồng bộ: thường có giá trị 7E (dạng Hexa).

 Phần dữ liệu: do đặc thù của số liệu thông tin liên lạc vệ tinh là có phần số liệu đồng
bộ; có cờ bắt đầu khung và cờ kết thúc khung dữ liệu là 7E nên việc sử dụng bit nhồi nhằm
Phần số liệu đồng bộ
Phần truyền dữ liệu
phân biệt được đâu là bắt đầu và đâu là kết thúc một khung. Dữ liệu sau khi tách bóc cờ, gỡ
bit nhồi thì có được dữ liệu gốc, cấu trúc dạng khung ở mức giao tiếp mạng (trong mô hình
TCP/IP).
Sự nhồi và gỡ bit nhồi:
Trong khối bit số liệu từ trường địa chỉ đến trường dữ liệu xuất hiện chuỗi 0111110 thì
sẽ gây bế tắc khi không nhận biết đâu là bắt đầu và kết thúc một khung do dấu hiệu để nhận
biết cũng là chuỗi 01111110.
Ví dụ: 01111110….01111110….01111110.
Để khắc phục tình trạng nay, người ta sử dụng kỹ thuật nhồi bit trong khối dữ liệu từ
trường địa chỉ đến trường dữ liệu nhằm phá vỡ nhóm bit 01111110 nếu vô tình xuất hiện. Cụ
thể khi gửi, bộ đếm tầng datalink thấy năm bit 1 liên tục trong luồng dữ liệu thì tự động thêm
một bit 0 vào luồng dữ liệu đi ra.
Bên nhận nếu thấy năm bit 1 liên tiếp trong luồng vào kèm theo sau bởi một bit 0 thì tự
động gỡ bỏ bit 0 trước khi chuyển dữ liệu lên tầng network.

Hình 3-2: Ví dụ về sự nhồi và gỡ nhồi bit
3.1.2. Tổng quan về mô hình truyền dữ liệu trên Internet
Các giao thức sử dụng trên mỗi tầng của mô hình TCP như sau:

Hình 3-4: Bộ giao thức trong mô hình TCP/IP
3.1.3. Chức năng và cấu trúc giao thức truyền của mô hình TCP/IP
3.1.3.1. Tầng giao tiếp mạng (Network access Layer)
3.1.3.1.1. Tổng quan chung
Một số giao thức ở lớp liên kết dữ liệu được sử dụng phổ biến trong truyền dữ liệu vệ
tinh như: HDLC, Ethernet II, Frame Relay, PPP,
3.1.3.1.2. Chuẩn HDLC (Hyper Data Link Control)

Cấu trúc khung HDLC của OSI

Hình 3-5: Cấu trúc khung HDLC của OSI
Cấu trúc khung HDLC của Cisco:
Cấu trúc khung như sau:
Cờ mở
(1 byte)
011111
10
Địa chỉ
(1 byte)
Điều
khiển
(1 byte)
Kiểu giao thức
lớp trên
(2 byte)
Dữ liệu
(46-1500
bytes)
Tổng kiểm
tra khung
(2 bytes)
Cờ đóng
(1 byte)
0111111
0
Sau khi cắt đồng bộ và gỡ bit nhồi, phân tích số liệu thực thu được:

Hình 3-6: Cấu trúc khung HDLC của Cisco

3.1.3.1.3. Chuẩn PPP (Point To Point)
Định dạng một khung PPP cơ bản:

Hình 3-7: Cấu trúc khung PPP
Sau khi cắt đồng bộ và gỡ bit nhồi, phân tích số liệu đăng ký được dạng khung PPP như
sau:

Hình 3-8: Số liệu phân tích thực tế cấu trúc chuẩn PPP (FF 03 00 3D)
IPv4
IPv4
3.1.3.1.4. Chuẩn Ethernet
Cấu trúc khung Ethernet II:
Khung Ethernet II có cấu trúc như sau:

Hình 3-9: Cấu trúc khung Ethernet II
Sau khi cắt đồng bộ và gỡ bit nhồi, phân tích số liệu chứa khung Ethernet II thực tế như
sau:

Hình 3-10: Phân tích số liệu thực khung Ethernet II
Khung Ethernet II đóng trong khung HDLC của OSI:

Hình 3-11: Cấu trúc khung Ethernet II trong khung HDLC
Sau khi cắt đồng bộ và gỡ bit nhồi, phân tích số liệu thực tế như sau:

Hình 3-12:Phân tích số liệu thực khung Ethernet II trong khung HDLC
3.1.3.1.5. Chuẩn Frame Relay
Frame Relay là một dạng kỹ thuật truyền đa khung, một khung Frame Relay có thể
đóng gói cùng lúc nhiều gói hoặc một gói IP4.
Các bước tiến hành phân tích cấu trúc:
Bước 1: Tìm cờ 7E (dạng hex) tương đương 01111110 (dạng bit).

Sau khi xác định 7E tạo thành các gói như sau:
IPv4
IPv4

Hình 3-15: Cắt luồng số liệu theo cờ 7E (dạng hexa), 01111110 (dạng bit)
Ta nhận thấy sau 7E toàn 00.
Bước 2: Xoá bit nhồi: thay thế chuỗi 111110 bằng 11111.
Bước 3: Phân tích dữ liệu giữa 2 đoạn của cờ 7E nhận thấy có đặc điểm sau:
- Byte đầu tiên là byte 0 (00) - Byte thứ 2 chỉ độ dài
- Byte thứ 3 chỉ số thứ tự
- Byte thứ 4 thường có những giá trị nhất định như: 09, 0B, 0D, 0F.

Hình 3-17: Kết quả phân tích xác định giá trị trong khung
Bước 4: Xác định độ dài khung:
Sau khi đếm số byte của từng khung và so sánh giá trị thấy rằng byte thứ 2 của khung
báo độ dài, thường có giá trị 0x62 (98), 0x63 (99).
Bước 5: Xác định byte kiểm tra
00635A0B02188103CC45000578EAB9000039064D510A44C8E80AAE669B00500F
E7C0A30A7E4BC142885010041132150000485454502F312E3120323030204F4B0D0A446
174653A205475652C203034204F637420323031312031353A32323A343420474D54
Bước 6: Xác định gói IP
Gói IP có cấu trúc sau:
- Một gói IPv4 bắt đầu với giá trị 4500 (hexa).
- Một gói IP ở đây gồm nhiều khung HDLC. Ở đây là 9 khung, khung 1 chưa 2 byte
4500.
00635A0B02188103CC45000578EAB9000039064D510A44C8E80AAE669B00500
FE7C0A30A7E4BC142885010041132150000485454502F312E3120323030204F4B0D0A44
6174653A205475652C203034204F637420323031312031353A32323A343420474D54
số thứ
tự

Cờ
7E
Giá trị
gói IP
2 byte
kiểm tra
Khung
FrameRela
y
625B090D0A5365727665723A204170616368650D0A4C6173742D4D6F646966696
5643A205475652C2032372053657020323031312030393A35333A323620474D540D0A416
3636570742D52616E6765733A2062797465730D0A43616368652D436F6E74F1F0 (khung
1)
00625C09726F6C3A206D61782D6167653D3330300D0A457870697265733A20547
5652C203034204F637420323031312031353A32373A343420474D540D0A436F6E74656E
742D547970653A20696D6167652F6A7065670D0A4167653A20330D0A582D4361
625D096368653A204849542066726F6D203135332D3134372D4850303830323030
32392E73696E612E636F6D2E636E0D0A436F6E74656E742D4C656E6774683A20373437
330D0A50726F78792D436F6E6E656374696F6E3A204B6565702D416C697665C186
(khung 2)

0062660974C7AB4C51DEFA547D2B56DFBA39F243B2490437666E8E05C2807C
FCCF9573C4AA666607B01D07DF58EDFCB6E7AD7FDBA7D5FC75CCEF6FF49CF0DD
BF3771C3CAC9DBE618D98485825235051563ED1B56F585AE4DCF3FF7B1903D156177
423CA4F90C (khung 8)
00626709D2A483E46A11ED46E78B39976F375C9850175B746553A15C1FBFAD5
A734A8502ADC8045F4F7A9EB316B73F5AF0DC71A7CC478F1A4104DA40596C095B8
EA56F717A8BC5C7F7EC7698EEDBAB6763B25844E0925FF8AEC3A0B780A982CA5E6
2EA8C
41680B04A05BE636D245BC3C6B1B76C85FDA3BA9BD94DBEEA8BD535FED1

CE9BE63BE2EE796D11B2A3DFF00B07FC6B69B06F3361E663EE18ADA6581D5997E2
3FF174E96B1 (khung 9)
Bước 8: Xác định kiểu gói
Có rất nhiều kiểu gói giao thức IPv4:
0702188103CC4500
0706188103CC4500
0B02188103CC4500

Đặc điểm kỹ thuật đa khung:
- Một gói IP có thể được chia làm nhiều gói HDLC
- Mỗi gói HDLC sẽ được báo độ dài, đánh thứ tự theo từng khối.
- Mỗi gói HDLC có 2 byte cuối cùng dùng để kiểm tra.
- Trong gói đa khung thì nhiều loại gói nên khi ghép ta phải phân loại được đó thuộc
loại gói nào.
Kỹ thuật phân mảnh:

Bước1: Gói IP được chia làm nhiều mảnh, mỗi mảnh là gói HDLC
Giá trị báo
khung kết thúc
gói IP
7E 7E
Frame 1
CRC
7E 7E
Frame 2
Bước 2: Mỗi gói HDLC được chia thành nhiều gói dữ liệu có đặc điểm sau:
- Độ dài gói dữ liệu đầu tiên thường 99 (0x63 giá trị hexa)
- Các gói sau có độ dài 98 (0x62).
- Gói cuối cùng độ dài không cố định phụ thuộc độ dài gói IP.
Một gói IP được chia thành nhiều gói dữ liệu nhỏ HDLC mục đích là đảm bảo việc

truyền tải dữ liệu an toàn hơn, chính xác hơn.
Kỹ thuật ghép mảnh:
Bước 1: Tìm cờ 7E
Bước 2: Xoá bit nhồi
Bước 3: Xác định khung HDLC.
Bước 4: Cắt lấy dữ liệu của khung HDLC
Bước 5: Tìm đầu gói IP 0B02188103CC4500
Bước 6: Ghép dữ liệu.
Bước 7: Xác định gói kết thúc IP 0B04
Thuật toán ghép mảnh:
Lưu đồ thuật toán như sau:






















3.1.3.2. Tầng mạng (Network Layer)
Cấu trúc giao thức IPv4:
Bắt đầu
Ghép gói
Còn dữ
liệu?
Kết thúc
Tìm 7E
Đọc dữ liệu
S
Xử lý gói IP
IP?
Đ
Đ
S
S
Đ

Hình 3-18: Cấu trúc header của IPv4
3.1.3.3. Tầng giao vận (Transport Layer)
3.1.3.3.1. Cấu trúc giao thức TCP
Cấu trúc giao thức TCP:

Hình 3-19: Cấu trúc header của giao thức TCP
3.1.3.3.2. Cấu trúc giao thức UDP
Cấu trúc giao thức UDP:

Hình 3-21: Cấu trúc header của giao thức UDP

Cấu trúc định dạng giao thức RTP như sau:

Hình 3-22: Cấu trúc header của giao thức RTP
Phân tích số liệu thực dạng giao thức RTP, sử dụng chuẩn thoại G729:

Hình 3-23: Phân tích số liệu thực tế chuẩn thoại G.729 trong giao thức RTP
3.1.3.4. Tầng ứng dụng (Application Layer)
3.2. Chƣơng trình ứng dụng
3.2.1. Yêu cầu chương trình
- Phân tích, xử lý thực hiện chính xác các khung, gói số liệu, cũng như khôi phục dữ
liệu gốc đúng, đầy đủ thông tin.
- Thể hiện kết quả phân tích rõ ràng, đầy đủ thông tin các giao thức truyền cần thiết và
các file dữ liệu rõ xử lý ra được.
3.2.2. Quy trình của ứng dụng
3.2.2.1. Công đoạn thực hiện chương trình

Hình 3-24: Mô hình thu, phân tích và xử lý số liệu Internet vệ tinh
Qua mô hình trên cho ta thấy, tín hiệu từ Anten thu vệ tinh ở mức cao tần, được hạ
xuống trung tần (IF = 70 MHz hoặc 140 MHz). Tín hiệu này đi qua bộ chia tín hiệu đến máy
tính (có card xử lý số) hoặc modem (thu, phát tín hiệu). Tại đây với thiết bị phần cứng, card
xử lý số và phần mềm đi cùng có chức năng thực hiện giải điều chế, giải mã đường truyền,
giải xáo trộn và giải nhân kênh nếu có. Sau đó số liệu được đăng ký qua phần mềm trên máy
tính. Số liệu đăng ký này được đưa vào chương trình ứng dụng để phân tích hoặc xử lý ra dữ
liệu rõ.
Với đặc thù của tín hiệu vệ tinh thu được nên hiện tại chưa có một công cụ nào để
thực hiện xử lý ra các dữ liệu rõ.
3.2.2.2. Quy trình phân tích và xử lý
Trên cơ sở các kết quả đăng ký được, từ nghiên cứu lý thuyết và phân tích luồng bit
số liệu thực tế, xây dựng quy trình như sau:
Các bước phân tích luồng Internet vệ tinh:

Chương trình đọc File số liệu đầu vào, tìm cờ của khung HDLC, PPP, Ethernet II,
FrameRelay. Nếu chương trình phát hiện có gói số liệu nằm giữa 2 cờ thì tiến hành cắt bỏ cờ,
lọc lấy khung dữ liệu:
Cổng UDP
(11)
(0x12)00010010
PT = 18(G729)
- Cắt bỏ các cờ, gỡ bit nhồi, thể hiện khung dữ liệu lên danh sách hiển thị;
- Từ danh sách các khung, người dùng kích chuột vào khung cần phân tích;
- Chương trình tiến hành phân tích từ header mức cao (HDLC, PPP, Ethernet II,
FrameRelay), đến header gói IP và header giao thức TCP, UDP tầng giao vận.

Hình 3-25: Lưu đồ thuật toán phân tích số liệu Internet vệ tinh
Tổng quát các bước xử lý luồng Internet vệ tinh miêu tả như sau:
Chương trình đọc các File số liệu đầu vào, tìm cờ của khung HDLC, PPP, Ethernet II,
FrameRelay. Nếu chương trình phát hiện có gói số liệu nằm giữa 2 cờ thì chương trình bắt
đầu xử lý:
- Cắt bỏ các cờ, gỡ bit nhồi, cắt toàn bộ header của khung;
- Xác định gói IP4, kích thước header và kích thước của gói IP, tìm địa chỉ đích, địa
chỉ nguồn của gói IP;
- Xác định giao thức TCP, UDP của tầng giao vận, cắt bỏ header IP, header TCP và
header UDP.
- Xác định loại dịch vụ của từng gói số liệu đóng trong các khung dữ liệu trong file
thu được, xử lý theo giao thức đó để lấy ra số liệu mang thông tin;
- Tìm tất cả các gói số liệu của cùng một dịch vụ, của cùng phiên làm việc để ghép lại
với nhau theo đúng thứ tự mà bên phát đã phát đi.
- Kết quả ở đầu ra chương trình xử lý ta thu được các File thông tin *.html; *.doc;
*.pdf; *.gif; *.mpeg; *.eml; *.xls; *.mp3; *.g729;

Hình 3-26: Lưu đồ thuật toán xử lý số liệu Internet vệ tinh


Hình 3-27: Lưu đồ thuật toán xử lý số liệu Internet vệ tinh với dạng HTTP
3.2.3. Giao diện chính của chương trình
3.2.4. Kết quả thử nghiệm
Với cấu hình thu thực tế tại cơ quan chúng tôi, đã tiến hành thử nghiệm chương trình
trên 05 vệ tinh địa tĩnh (Sinosat 1 – 110.5
0
E, Apstar 2R – 76.5
0
E, Vinasat 1 – 132
0
E, AsiaSat
4 – 122.2
0
E, Intelsat 906 – 64.2
0
E) với các bước như sau:
Bước 1: Tiến hành đặt các tham số kỹ thuật cho hai trang thiết bị (qua máy tính (có
card xử lý số) hoặc modem) đúng với dạng giải điều chế, giải mã đường truyền và giải xáo
trộn (nếu có).
Bước 2: Đăng ký số liệu với dung lượng tùy ý, nhỏ nhất là 50 Mb.
Bước 3: Dùng chương trình tiến hành phân tích với số liệu đã đăng ký.
Kết quả:
 Nhận ra được chuẩn giao thức truyền ở mức giao tiếp mạng: PPP, Router,
FrameRelay, Ethernet II; giao thức tầng mạng: IPv4; giao thức tầng giao vận: TCP, UDP;
giao thức tầng ứng dụng: HTTP, POP3, SMTP, IMAP, Lotus Note, Voice-IP, ….
 Thể hiện các giao thức theo đúng mô hình TCP/IP, với định dạng khung của từng
giao thức ở mỗi tầng.
 Tách và thể hiện phần dữ liệu (dạng Hexa và Ascii) đi cùng với từng lớp giao thức
truyền.

Bước 4: Dùng chương trình tiến hành xử lý các số liệu đăng ký. Kết quả là:
 Xử lý được các dạng số liệu đã đăng ký được trên thông tin liên lạc vệ.
 Cho phép lựa chọn, lọc các định dạng file theo mục đích.
 Trên giao diện xử lý, trong quá trình xử lý đã thể hiện các giao thức truyền theo mô
hình TCP/IP.
 Thể hiện các file xử lý ra được với các thông tin: tên file, giao thức tầng ứng dụng,
kích thước, thời gian tạo, địa chỉ IP gửi, địa chỉ IP nhận.
 Thống kê số lượng các file xử lý ra được theo: Documents (*.doc, *.html, *.pdf,
*.xls, ), Emails (*.eml), Images (*.png, *.jpeg, *.gif, *.bmp) , Lotus (*.nsf), Audio
(*.g729), Video (*.avi, *.flv, *.mp3), Summary.
Kết quả chi tiết được trình bày ở các phụ lục:
- Phụ lục 1: Hình ảnh kết quả phân tích các luồng số liệu đăng ký được từ thông tin
liên lạc vệ tinh.
- Phụ lục 2: Hình ảnh kết quả xử lý các luồng số liệu đăng ký được từ thông tin liên lạc
vệ tinh.

KẾT LUẬN
 Kết quả đạt đƣợc
Mục tiêu của luận văn:
Tìm hiểu về cơ chế truyền thông trên thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh, nguyên cứu
về số liệu, giao thức truyền trên thông tin liên lạc vệ tinh và ứng dụng vào xây dựng công
cụ phân tích, xử lý các số liệu đăng ký từ thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh.
Kết quả luận văn đạt được:
Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Nghiên cứu cơ chế truyền thông và
xây dựng công cụ phân tích, xử lý số liệu Internet trên thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh”
đã đạt được một số kết quả sau:
- Nghiên cứu đặc điểm, tổng quan chung về thông tin liên lạc vệ tinh địa tĩnh.
- Nghiên cứu các nội dung liên quan đến nguyên lý truyền thông qua thông tin liên
lạc vệ tinh: Kênh truyền, các cơ chế đa truy nhập trên thông tin liên lạc vệ tinh.
- Nghiên cứu về số liệu, giao thức truyền trên thông tin vệ tinh địa tĩnh. Tiến hành

nghiên cứu, phân tích số liệu đăng ký được.
- Xây dựng công cụ phân tích và xử lý số liệu Internet vệ tinh địa tĩnh với các
chuẩn giao thức truyền ở mức cao: HDLC, PPP, FrameRelay, Ethernet II.
Do thời gian làm luận văn có hạn chế và đây là lĩnh vực công nghệ mới nên trong
quá trình trình bày luận văn không tránh khỏi sai sót. Kính mong các thầy cô đóng góp ý
kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
 Hƣớng phát triển
Từ những nghiên cứu trong thời gian làm luận văn, tôi xin có một số đề xuất hướng
phát triển như sau:
 Nghiên cứu rộng hơn về các kiểu đa truy nhập khác trên thông tin liên lạc vệ
tinh.
 Nghiên cứu mở rộng với nhiều giao thức truyền khác, ở mức giao tiếp mạng
như: ATM, X.25, ODLC, ….
 Sử dụng mã nguồn mở Wireshark, nghiên cứu tích hợp công cụ phân tích, xử lý
vào chương trình Wireshark.


References
Tiếng việt
[1]. Thái Hồng Nhị (2008); Hệ thống thông tin vệ tinh; Nhà xuất bản Bưu điện; tr 9, 123-
136.
[2]. Biên dịch: KS. Nguyễn Đình Lương; Hiệu định: PGS.TS Phạm Văn Đương (1997);
Công nghệ thông tin vệ tinh; Nhà XB Khoa học và Kỹ thuật.
[3]. Biên dịch, Hiệu đính: TS. Nguyễn Quốc Bình (2003); Các hệ thống thông tin hiện nay
trình bày thông qua sử dụng Matlab; Học viện kỹ thuật quân sự.
[4]. Hồ Văn Quân, Lý Thuyết Thông Tin, Khoa CNTT, Đại học Bách Khoa TP.HCM
Tiếng Anh
[5]. G. Maral & M. Bousquet (2009); Satellite Communications System; 5th Edition; John
Wiley & Son Ltd, New York;
[6]. Walter L.Morgan & Gary D.Gordon (1989), Communication Satellite Handbook,

Wiley Interscience Publication, New York.
[7]. Jonh G.Proakis & Masoud Salehi (2002); Communication System Engineering;
Prentice Hall.
[8]. Nesrine Chaher, Chadi Barakat, Walid Dabbous, Eitan Altman (1998), Improving
TCP/IP over Geostationary Satellite Links, INRIA - France.
[9]. Radcom Ltd (1999); A comprehensive review of data and telecommunications
protocols and technologies for network managers and field service engineers; Second
Edition: July 1999.
[10]. Drew Heywood & Rob Scrimger (1997); Networking with Microsoft TCP/IP,
Certified Administrator’s Resource Edition






×