Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

giao an ngu van 8 hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.53 KB, 162 trang )

Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
Ngày soạn: 3/01/2013
Ngày giảng: 9/01/2013
Tiết 73 - Bài 18- Văn bản:
ÔNG ĐỒ
- Vũ Đình Liên -
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị
văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài học.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được t/p thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm t/p.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong t/p.
3. Thái độ
- GD hs cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó có được niềm
cảm thương và nổi nhớ tiếc ngậm ngùi đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét
đẹp văn hoá cổ truyền
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Học theo nhóm
- Động não
- Liên tưởng tưởng tượng
- Trình bày 1 phút
III. Chuẩn bị
1. GV: Giáo án
2. HS: Học bài và chuẩn bị trước bài.
IV. Kiểm tra bà cũ: ko
V. Tiến trình tổ chức các hoạt động

Hoạt động của GV - HS t Nội dung


Hoạt động 1: Khởi động
GV: Y/c hs quan sát vào tranh trong sgk.
/?/ Ông là ai ? Đang làm gì ? Em đã từng
thấy cảnh tượng này chưa ?
Hs: Tl - Nx
Gv: Kl vào bài mới.
1’
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu phần
Đọc, tìm hiểu chung
/?/ Giới thiệu ngắn gọn về tác giả ? Tác
phẩm?
- Quê: Hải Dương
- Là một trong nhà thơ mới lãng mạn đầu
10’ I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả - Tác phẩm
- Vũ Đình Liên (1913 - 1996) là
một trong những nhà thơ lớp đầu
tiên của phong trào Thơ mới. Thơ
ông mang nặng lòng thương
1
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
tiên ở nước ta, nhà giáo, nhà dịch thuật văn
học
G/v hướng dẫn cách đọc:
G/v đọc mẫu, 1 h/s đọc
/?/ Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
- Ngũ ngôn, gồm 5 khổ. Vần chân (tiếng
cuối câu, vần cách, vần liền, trắc bằng xen
kẽ nối tiếp)
/?/ Hãy cho biết bố cục, nội dung của bài?

- Hình ảnh ông đồ.
- Tâm tư của t/g.
người và niềm hoài cổ.
- “Ông đồ” (1936) là bài thơ tiêu
biểu nhất trong sự nghiệp sáng
tác của Vũ Đình Liên.
2. Đọc
3. Thể thơ: Ngũ ngôn.
4. Bố cục: 2 phần
- P1: 4 khổ thơ đầu.
- P2: 1 khổ thơ cuối
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu
phần Đọc, hiểu văn bản
/?/ Hình ảnh ông đồ được xuất hiện ở thời
điểm nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
- Thời điểm xã hội: Tết đến hoa đào nở,
mùa đẹp vui, hạnh phúc của mọi người - sự
hài hoà giữa tự nhiên - con người, con
người với con người, như góp mặt vào cái
đông vui, náo nhiệt của phố phường.
/?/ Ông đồ xuất hiện cùng với những thứ
gì?
- Ông đồ xuất hiện đều đặn với mực tàu,
giấy đỏ - mọi người qua lại rất đông (bên
hè phố)
/?/ Một cảnh tượng như thế nào được gợi
lên từ khổ thơ 1 ?
- Đông khách và náo nhiệt - Nhiều người
thuê viết tấm tắc… khen tài
/?/ Ở khổ 2 cho biết ông đồ làm nghề gì?

Tài năng như thế nào?
- Viết câu đối thuê. Viết rất đẹp.
/?/ Hình dung của em về nét chữ của ông
đồ từ hình ảnh so sánh?
- Tài năng : Hoa tay… rồng bay
/?/ Nét chữ ấy đã tạo cho ông đồ địa vị
như thế nào trong con mắt người đời?
- Cuộc sống có niềm vui, hạnh phúc (được
25’ II. Đọc, hiểu văn bản
1. Hình ảnh ông đồ
a, Ông đồ trong những năm còn
đông khách
- Ông đồ có mặt giữa khung cảnh
xuân về, hoa đào nở.
- Được nhiều người quý trọng,
mến mộ.
- Nét chữ mang vẻ đẹp phóng
khoáng, bay bổng, sinh động, cao
quý.
2
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
sáng tạo có ích với mọi người, được mọi
người trọng vọng)
/?/ Từ đó em hãy hình dung về cuộc sống
của ông đò thời xưa?
/?/ Tình cảm của tác giả đối với ông đồ này
là gì?
 Tác giả quý trọng ông đồ - quý trọng
một nét văn hoá của dân tộc: Mến mộ chữ
nho, nhà nho.

H/s đọc khổ 3 - 4
/?/ Khung cảnh thuê viết so với những năm
trước ntn?
- Cảnh vắng vẻ thê lương
/?/ Tâm trạng ông đồ ntn?
- Nỗi buồn của ông đồ vắng khách.
/?/ Lời thơ nào bộc lộ rõ nỗi buồn đó nhất?
- Giấy đỏ… nghiên sầu
/?/ Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ
này và tác dụng của nó?
-> Phép nhân hoá: tủi buồn lan cả sang
những vật vô tri, vô giác, chúng như có
linh hồn, cảm thấy bị bỏ rơi, bơ vơ -> nỗi
cô đơn hiu hắt của ông đồ
G/v bình: Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà
chẳng được đụng đến trở bằng bẽ bàng,
màu đỏ của nó trở bằng vô duyên không
thắm lên được nghiên mực, không được
chiếc bút lông chấm vào nên mực như
đọng lại bao sầu tủi và trở thành nghiên
sầu.
/?/ Tình cảnh ông đồ lúc này như thế nào?
/?/ Hình dung của em về ông đồ từ lời thơ:
“Ông đồ vẫn… ai hay”
/?/ Theo em câu thơ: “Lá vàng… bụi bay”,
cú phải tả cảnh ko? Hãy phân tích cái hay
của hình ảnh thơ?
- Hình ảnh thơ : “Lá vàng… bụi bay” là
mượn cảnh ngụ tình. Đây là 2 câu thơ đặc
sắc nhất: Lá vàng -> gợi sự tàn tạ, buồn bã,

đây lại là lá vàng rơi trên nền giấy đỏ -
=> Ông trở thành trung tâm của
sự chú ý, là đối tượng của sự mến
mộ mọi người.
b, Hình ảnh ông đồ thời suy tàn
của nho học
- Ông đồ vô cùng lạc lõng và lẻ
loi.
3
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
những nét chữ như “rồng múa phượng
bay”, không còn được ông viết nữa. Tất cả
như đang thờm lạnh bởi những hạt mưa bụi
ngoài trời. Chẳng phải mưa to gió lớn,
chẳng phải mưa rả rích dầm dề sầu não ghê
gớm, chỉ là mưa bụi bay rất nhẹ, vậy sao
mà ảm đạm, lạnh lẽo buốt giá, buồn xót
xa… Đấy chính là mưa trong lòng người,
chứ đâu còn là mưa ngoài trời! Dường như
cả đất trời cũng ảm đạm, buồn bã cùng ông
đồ.
/?/ Hình ảnh: “Ông đồ vẫn ngồi đấy”, gợi
cho em cảm nghĩ gì?
-> Hình ảnh một con người già nua, cụ đơn
lạc lõng, lẽ loi giữa phố phường.
/?/ Phân tích giá trị nghệ thuật làm nên giá
trị của câu thơ?
- Hầu hết là thanh bằng, vần xen kẽ rất
chỉnh trong các tiếng của câu.
-> Cấu trúc này có sức diễn tả cảm xúc

buồn thương kéo dài, ngân vang
H/s đọc khổ cuối
/?/ Có gì giống và khác nhau trong 2 chi
tiết “Hoa đào” và “ông đồ” ở khổ thơ này
so với khổ thơ đầu?
- Giống nhau: Đều xuất hiện, hoa đào nở.
- Khác nhau:
+ Khổ1: Ông đồ xuất hiện.
+ Khổ cuối: Không còn hình ảnh ông đồ.
=> Kết cấu đầu - cuối hô ứng chặt chẽ làm
nổi bật chủ đề.
/?/ Điều đó có ý nghiã gì?
- Thiên nhiên vẫn tồn tại đẹp đẽ, bất biến.
- Con người thì khác trước: Họ trở thành
xưa cũ.
/?/ Những người muôn năm cũ là ai?
- Thế hệ như ông đồ.
/?/ Tình cảm của tác giả?
- Tác giả xót thương, ngậm ngùi, chân
thành biêủ lộ t/c trực tiếp.
/?/ Từ đó em cảm nhận được những tình
- Ông đồ vẫn ngồi ở chỗ cũ trên
hè phố, nhưng âm thầm, lặng lẽ
trong sự thờ ơ của mọi người.
- Trong lòng ông là một tấn bi
kịch, là sự sụp đổ hoàn toàn.
2. Nỗi lòng tác giả dành cho ông
đồ.
=> Buồn thương cho ông đồ, lớp
người trở nên lỗi thời.

- Buồn thương cho những gì đã
từng là giá trị nay trở nên tàn tạ,
bị rơi vào quên lãng.
4
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
cảm gì của tác giả dành cho ông đồ?
- Câu hỏi tu từ gieo vào lòng người đọc
những cảm thương tiếc nuối không dứt. Đó
là nổi niềm thương tiếc khắc khoải cuả tác
giả trước sự vắng bóng của ông đồ khi đến
tết, tác giả bâng khuâng, xót xa khi nghĩ tới
những người muôn năm cũ.
- Nỗi niềm thương tiếc, khắc
khoải, bâng khuâng khi vắng
bóng ông đồ và ko bao giờ thấy
ông trong dòng hiện tại.
=> Thương cảm cho những nhà
nho danh giá một thời, nay bị
lãng quên.
Thương tiếc những giá trị tốt
đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
Hoạt động 4: HD tổng kết - ghi nhớ
- Lãng mạn, hoài cổ, trữ tình.
- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai
thác có hiệu quả NT cao kết hợp với giọng
điệu trầm lắng, ngậm ngùi.
- Kết cấu đầu cuối chặt chẽ, giản dị mà hô
ứng có NT.
- Ngôn ngữ trong sáng, bình dị, đồng thời
hàm xúc dư ba.

7’ III. Tổng kết - ghi nhớ
1. Nghệ thuật
- Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện
đại.
- Xây dựng những hình ảnh đối
lập.
- Kết hợp giữa biểu cảm với kể,
tả.
- Lựa chọn lời thơ giầu cảm xúc.
2. Nội dung
Khắc hoạ h/a ông đồ, nhà thơ
thể hiện nỗi tiếc nuối cho những
giá trị văn hoá cổ truyền của dân
tộc đang bị tàn phai.
3. Ghi nhớ (Sgk-T2/tr10)
VI. Củng cố dặn dò: (2’)
1. Củng cố: Nhấn mạnh nội dung đã học ở trong bài.
2. Dặn dò: - Học bài.


Ngày soạn: 3/01/2013
5
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
Ngày giảng: 10/01/2013
Tiết 74,75 - Bài 18 -Văn bản :
NHỚ RỪNG
( Thế Lữ )
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán gét thực
tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ “Nhớ rừng”.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
* Kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
+ Giao tiếp: Trao đổi trình bày suy nghĩ về nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng;
trân trọng niềm khao khát cuộc sống tự do của nhân vật trữ tình.
+ Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
+ Tự quản bản thân: Quý trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa.
3. Thái độ
- GD hs lòng yêu nước và tỏ thái độ đúng trước những điều sai trái trong cuộc sống
thực tại.
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Học theo nhóm
- Động não
- Liên tưởng tưởng tượng
- Trình bày 1 phút
III. Chuẩn bị:
1. GV: SGK, giáo án.
2. HS: SGK, đọc và soạn trước bài.
IV. Kiểm tra bài cũ:
/?/ Đọc thuộc lòng diễn cảm văn bản Ông đồ và nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật?
V. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV - HS t Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Giới thiệu bài
Thế Lữ không phải là người viết bài thơ

mới đầu tiên, nhưng là nhà thơ mới tiêu
biểu nhất trong giai đoạn đầu. Thế Lữ như
ừi sao xuất hiện, sáng chói khắp trời thơ
2’
6
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
Việt Nam. Ông không bàn về thơ mới,
không bút chiến, không diễn thuyết, Thế
Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những
bước vững vàng mà trong khoảnh khắc
hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ… với những
bài thơ mới đặc sắc về tư tưởng và nghệ
thuật như: Nhớ rừng, Tiếng sáo thiên thai,
Cây đàn muôn điệu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS
Đọc, tìm hiểu chung
GV gọi học sinh đọc chú thích *
/?/ Cho biết vài nét về tác giả Thế Lữ?
/?/ Cho biết vài nét về bài thơ “Nhớ
rừng”?
GV hướng dẫn đọc:
- Đoạn 1,4 đọc với giọng buồn, ngao
ngán, bực bội, u uất.
- Đoạn 2,3.5 đọc với giọng vừa tiếc nuối
vừa hào hứng, tha thiết và bay bổng, mạnh
mẽ và hùng tráng để rồi kết thúc bằng câu
thơ than thở như một tiếng thở dài bất lực.
- GV đọc đoạn 1, 2. Gọi HS đọc tiếp -> NX
/?/Theo em bài thơ được làm theo thể thơ
nào?

GV: Giải thích về Thơ mới: một phong
trào thơ có tính chất lãng mạn của tầng lớp
trí thức trẻ từ năm 1932-1945. Ngay ở giai
đoạn đầu, Thơ mới đã có nhiều đóng góp
cho VH nghệ thuật nước nhà. Nhớ rừng là
bài mở đầu cho sự thắng lợi của Thơ mới.
/?/ Hãy xác định bố cục của bài?
- P1: Con hổ trong vườn bách thú.
- P2: Con hổ trong chốn giang sơn của nó.
- P3: Khao khát giấc mộng ngàn.
GV: Có hai cảnh tương phản: Hiện tại
chứa đầy căm hờn, uất hận với quá khứ
20’ I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả.
- Thế Lữ (1907-1989) tên thật là
Nguyễn Thứ Lễ. Quê Bắc Ninh.
- Là nhà thơ tiêu biểu nhất trong
buổi đầu của phong trào Thơ mới
(1932-1945).
2. Tác phẩm.
Sáng tác năm 1934, in trong tập
“Mấy vần thơ” (XB-1935)
3. Đọc
4. Thể thơ.
- Thơ tám chữ.
5. Bố cục: 3 phần
- P1: Đoạn 1,4
- P2: Đoạn 2,3
- P3: Đoạn 5
7

Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
hào hùng, oanh liệt. Đồng thời thể hiện
khao khát giấc mộng ngàn của chúa sơn
lâm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS
Đọc, hiểu văn bản
GV gọi HS đọc đoạn 1.
/?/ Hổ cảm nhận những nỗi khổ nào khi bị
nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú?
- Nỗi khổ không được hoạt động, trong
một không gian tù hãm.
- Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên
hạ tầm thường.
- Nỗi bất bình vì bị ở chung cùng bọn thấp
kém.
/?/ Qua đó biểu hiện thái độ gì của con
hổ?
GV gọi HS đọc đoạn 4.
/?/ Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua
các chi tiết nào?
- “Hoa chăm…thấp kém”
/?/ Những cảnh ấy có đặc điểm gì?
- Nhỏ bé, giả dối, vô hồn.
/?/ Cảnh tượng ấy đã làm cho con hổ có
tâm trạng gì?
/?/ Em hiểu “niềm uất hận ngàn thâu” là
gì?
/?/ Qua tâm sự của con hổ ở vườn bách
thú thì em thấy tâm sự gì của con người?
GV: Củng cố toàn tiết 1

Dặn dò: Học bài, chuẩn bị tiết 2
20’
3’
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Tâm trạng con hổ ở vườn bách
thú.
- Chán ghét cuộc sống tầm thường
tù túng.
- Tâm trạng bực bội, u uất kéo dài
vì phải chung sống với mọi thứ
tầm thường giả dối.
=> Khao khát cuộc sống tự do,
chân thật.
TIẾT 2
Hoạt động 1: KT kiến thức của tiết 1
/?/ Tâm trạng con hổ ở trong vườn bách
thú?
HS: TL-NX
GV: Tổng kết lại KT
5’

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
tiếp phần “Đọc, hiểu văn bản”
GV gọi HS đọc đoạn 2.
/?/ Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những
25’
2. Quá khứ hào hùng.
8
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
chi tiết nào?

- Bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn,
giọng nguồn hét núi.
/?/ Nhận xét về cách dùng từ trong những
lời thơ trên?
- Điệp từ: với.
- Động từ chỉ đặc điểm của hành động:
gào, hét.
-> Gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng
bí ẩn.
/?/ Hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên
ntn giữa không gian ấy?
- “Ta biết …im hơi”
/?/ Có gì đặc sắc trong từ ngữ, nhịp điệu?
- Từ ngữ gợi tả hình dáng, nhịp thơ ngắn.
/?/ Từ đó em thấy chúa sơn lâm có vẻ đẹp
ntn?
GV gọi HS đọc đoạn 3.
/?/ Cảnh rừng được miêu tả ở những thời
điểm nào? Mỗi cảnh có điểm gì nổi bật?
- Những đêm, những ngày mưa, những
bình minh, những chiều.
+ Đêm vàng.
+ Những ngày mưa chuyển 4 phương
ngàn
+ Những bình minh cây xanh nắng gội
+ Những chiều lênh láng máu sau rừng.
/?/ Từ đó thiên nhiên hiện lên mang vẻ
đẹp ntn?
/?/ Giữa TN ấy chúa tể muôn loài đã sống
một c/s ntn?

GV: Nhưng tất cả chỉ là quá khứ tràn về,
đó là dĩ vãng huy hoàng chỉ hiện ra qua
nỗi nhớ da diết của con hổ. Một loạt điệp
ngữ nào đâu, đâu những diễn tả nỗi nhớ
tiếc khôn nguôi của con hổ đối với cảnh
không bao giờ còn thấy nữa.
* GV tích hợp với GD môi trường:
/?/ Em hãy nhận xét môi truờng trong hai
này?
- Môi trường hoàn toàn tự nhiên, hầu như
là nguyên sơ như không có bàn tay của
- Chúa sơn lâm ngang tàng, lẫm
liệt.
- Cảnh rừng rực rỡ, uy nghiêm,
hùng vĩ, bí ẩn.
- Một chúa sơn lâm đầy quyền uy.
- Cuộc sống tự do, phóng khoáng,
sôi nổi.
9
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
con người tàn phá.
/?/ Môi trường như vậy có ý nghĩa ntn với
con hổ và muôn loài?
- Là ngôi nhà thực sự của động thực vật…
GV: Vậy chúng ta phải có hành động
đúng đắn để bảo vệ môi trường thiên
nhiên và các loài động thực vật…
/?/ Quá khứ oai hùng đã khép lại bằng 1
tiếng than, đó là dòng thơ nào?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

GV bình: Thể hiện sự tiếc nuối một quá
khức hào hùng
HS: Đọc đoạn cuối
/?/ Trong đoạn 5 và kết hợp các đoạn trên,
em thấy con hổ có khát vọng gì?
/?/ Liên hệ với LS thì em thấy đó có phải
là khát vọng của con người ko?
- Hổ cất lời nhắn gửi tới nước non cũ với
nhân dân: bày tỏ nổi lòng quặn đau, ngao
ngán, căn hờn u uất vì bị cầm tù, bị mất tự
do, chủ quyền, hổ cũng bày tỏ tấm lòng
son sắt thuỷ chung với non nước cũ.
3. Giấc mộng ngàn.
- Khát vọng mãnh liệt về một c/s
tự do, cao cả.
=> Câu kết: Là tiếng vang vọng
sâu thẳm của tấm lòng yêu nước.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS
Tổng kết, ghi nhớ.
/?/ Cho biết những nét đặc sắc về NT của
bài thơ?
=> “Nhớ rừng” thật là một áng thơ hay:
- Cảm hứng lãng mạn tràn đầy.
- Mạch thơ sôi nổi, cuồn cuộn.
- Hình ảnh thơ mang vẻ đẹp tráng lệ, phi
thường.
- Ngôn ngữ, nhạc điệu phong phú, gợi
cảm, thể hiện được ý tưởng và cảm xúc
thơ.
/?/ Nội dung của bài là gì?

- “Nhớ rừng” có thể coi là một áng thơ
yêu nước tuy thầm kín nhưng tha thiết
mãnh liệt. Đồng thời thể hiện vẻ đẹp của
10’ III. Tổng kết, ghi nhớ .
1. Nghệ thuật
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với
nhiều biện pháp nghệ thuật như
nhân hoá, đối lập, phóng đại, sử
dụng từ ngữ gợi hình giầu sức
biểu cảm.
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật
có nhiều tầng ý nghĩa.
- Có âm điệu thơ biến hoá qua mỗi
đoạn thơ nhưng thống nhất ở
giọng điệu dữ dội, bi tráng trong
toàn bộ t/p.
2. Nội dung.
- Mượn lời con hổ trong vườn
bách thú, t/g kín đáo bộc lộ t/c yêu
nước, niềm khát khao thoát khỏi
kiếp đời nô lệ.
10
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
tâm hồn lãng mạn gắn liền với sự thức
tỉnh về ý thức cá nhân, không hoà nhập
với thế giới giả tạo.
GV gọi HS đọc GN trong SGK.
3. Ghi nhớ (SGK- 7)
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập
HS: Đọc yêu cầu

GV: Hướng dẫn hs thực hiện.
HS: Đọc diễn cảm BT - NX
GV : NX
3’ II. Luyện tập
Đọc diễn cảm bài thơ.
VI. Củng cố - dặn dò: (2’)
1. Củng cố: Nhấn mạnh nội dung đã học ở trong bài.
2. Dặn dò: - Học bài, học thuộc và diễn cảm BT
- Chuẩn bị trước bài “Câu nghi vấn”
*********************************************************************
Ngày soạn: 4/01/2013
Ngày giảng: …/01/2013
Tiết 76 - Bài 18:
CÂU NGHI VẤN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu dễ lẫn.
3. Thái độ
- GD hs có ý thức trong việc sử sụng câu nghi vấn.
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Học theo nhóm
- Động não
- Phân tích tình huống
- Thực hành có hướng dẫn
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGK, giáo án.

2. Học sinh: SGK, đọc và soạn trước bài.
IV. Kiểm tra bài cũ. (5’)
/?/ Hãy cho biết có mấy kiểu câu phân loại theo mục đích nói? Đó là những kiểu câu
nào?
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV - HS t Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động 1’
11
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
GV: Giới thiệu các kiểu câu phân loại theo
mục đích nói mà các em học sinh đã từng
biết ở bậc tiểu học và trong giao tiếp hàng
ngày >vào bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
đặc điểm hình thức và chức năng chính
của câu nghi vấn.
GV gọi HS đọc VD trong SGK.
/?/ Trong đoạn trích, câu nào là câu nghi
vấn?
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm
không?
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn
khoai?
- Hay là u thương chúng con đói quá?
/?/ Những đặc điểm hình thức nào cho biết
đó là câu nghi vấn?
- Có dấu chấm hỏi cuối câu.
- Có những từ nghi vấn (từ được gạch chân
ở trên)
/?/ Vậy đặc điểm hình thức của câu nghi

vấn là gì?
/?/ Các câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
/?/ Em hãy đặt một số câu nghi vấn?
GV gọi hai em học sinh đứng tại chỗ xây
dựng đoạn hội thoại có sử dụng câu nghi
vấn. => NX.
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
15’ I. Đặc điểm hình thức và chức
năng chính.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
- Câu nghi vấn là câu có từ nghi
vấn.
- Khi viết kết thúc bằng dấu
chấm hỏi.
- Chức năng: Dùng để hỏi.
3. Ghi nhớ( SGK/tr11)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
GV chia lớp làm 4 nhóm.
Nhóm: 1- a
Nhóm: 2- b
Nhóm: 3- c
Nhóm: 4- d
Thời gian 3 phút.
HS: Trình bày - NX
GV: NX - KL
22’ II. Luyện tập
Bài 1
a. “Chị khất tiền sưu đến chiều
mai phải không?”

b. “Tại sao con người lại phải
khiêm tốn như thế?”
12
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
GV gọi HS đọc yêu cầu bài 2 trong sách
giáo khoa.
GV yêu cầu học sinh làm bài->NX
GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 3 và
trả lời câu hỏi.
- a,b: có các từ nghi vấn nhưng chỉ làm
chức năng bổ ngữ trong một câu.
- c,d: nào, cũng là những từ phiếm định.
Trong tiếng Việt, tổ hợp X cũng như ai
cũng, gì cũng, nào cũng, sao cũng, đâu
cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng…bao
giờ cũng có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối.
VD.
Ai cũng thấy thế
Mọi người đều thấy thế
Gv gọi học sinh đọc và làm bài 4.
Gv nhận xét.
VD.
- Cái áo này có cũ không?
- Cái áo này đã cũ chưa?
- Cái áo này có mới không?
- Cái áo này đã mới chưa?
Gv gọi học sinh đọc và làm bài 5.
Gv nhận xét.

c. “Văn là gì? Chương là gì?”

d. “ Chú mình muốn cùng tớ đùa
vui không?”
- “Đùa trò gì?”
- “Cái gì thế?”
- “Chị Cốc béo xù đứng trước
cửa nhà ta ấy hả?”
Bài 2
- Căn cứ để xác định câu nghi
vấn: Có từ hay.
- Không thể thay vì nếu thay câu
sẽ sai ngữ pháp hoặc biến thành
câu trần thuật có ý nghĩa khác.
Bài 3
- Không, vì đó không phải là
những câu nghi vấn.
Bài 4
Bài 5
Khác nhau:
a. Từ bao giờ đứng ở đầu câu;
Hành động sẽ diễn ra trong
tương lai.
b. Từ bao giờ đứng ở cuối câu;
Hành động đã diễn ra trong quá
khứ.
VI. Củng cố - dặn dò: (2’)
1. Củng cố: Nhấn mạnh nội dung đã học về câu nghi vấn.
13
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
2. Dặn dò: - Học bài.
- Chuẩn bị trước bài “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh”

*********************************************************************
Ngày soạn: 4/1/2013
Ngày giảng: /1/2013
Tiết 77 - Bài 18:
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh.
- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
- Diễn đạt rõ ràng, chính xác.
- Viết đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ.
3. Thái độ
- GD hs có ý thức viết đoạn văn thuyết minh.
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Học theo nhóm
- Động não
- Phân tích tình huống
- Thực hành có hướng dẫn
III. Chuẩn bị.
1. GV: SGK, giáo án, bảng phụ.
2. HS: SGK, đọc và soạn trước bài.
IV. Kiểm tra bài cũ. (5’)
1. Thế nào là đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong bài văn là gì? Cấu tạo thường
gặp của đoạn văn?
2. Thế nào là câu chủ đề? Câu chủ đề trong đoạn văn?
V. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV - HS t Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động

GV : Nêu mục tiêu của tiết học.
1’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
GV gọi HS đọc 2 đoạn văn trong SGK.
GV treo bảng phụ có chuẩn bị đoạn văn.
/?/ Hãy tìm câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và
các câu giải thích, bổ sung?
a. Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu
nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ
10’ I. Đoạn văn trong văn bản
thuyết minh.
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết
minh.
* Đoạn văn.
* Nhận xét.
a. Câu chủ đề: câu 1.
14
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
chiếm 3% tổng lượng nước trên Trái đất.
Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô
nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. ở
các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải
uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3
dân số thế giới sẽ thiếu nước.
b. Phạm Văn Đồng (1906-2000): Nhà
cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn,
quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh
Quảng Ngãi. ông tham gia cách mạng từ
năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan

trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng
Chính phủ trên ba mươi năm. ông là học
trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
- Câu 2: Cung cấp thông tin về
lượng nước ít ỏi.
- Câu 3: Cho biết lượng nước ấy
đang bị ô nhiễm.
- Câu 4: Nêu sự thiếu nước ở các
nước thứ ba.
- Câu 5: Nêu dự báo đến năm
2025 thì 2/3 dân số thế giới thiếu
nước.
b. Từ ngữ chủ đề: “Phạm Văn
Đồng”.
- Các câu còn lại cung cấp thông
tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt
kê các hoạt động đã làm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS sửa các
đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn
GV Gọi HS đọc đoạn văn a, b trong SGK.
/?/ Hãy nêu nhược điểm của mỗi đoạn và
sửa chữa các đoạn văn đó?
* Nhược điểm:
- Đoạn a: Không rõ câu chủ đề, chưa có ý
công dụng, các ý lộn xộn, thiếu mạch lạc.
Cần tách thành 3 ý rõ ràng: Cấu tạo, công
dụng, sử dụng.
Sửa lỗi: “Hiện nay, bút bi là loại bút

thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi khác
bút mực ở chỗ là đầu bút có hòn bi nhỏ
xíu. Ngoài ống nhựa có vỏ bút. Đầu bút
có nắp đậy, có móc thẳng để cài vào túi
áo. Loại bút không có nắp đậy thì có lò xo
và nút bấm. Khi viết, hòn bi lăn làm mực
trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ.
Khi viết, người ta ấn đầu cán bút cho ngòi
bi trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho
ngòi bi thụt vào bên trong vỏ bút. Dùng
bút bi rất nhẹ nhàng, tiện lợi. Nhưng học
sinh các lớp tiểu học chưa nên sử dụng vì
14’ 2. Sửa lại các đoạn văn thuyết
minh chưa chuẩn
15
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
đầu bút bi tròn, cứng và trơn nên khó có
thể luyện viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Đoạn b. Cách trình bày rắc rối, phức tạp
hoá khi giới thiệu cấu tạo của chiếc đèn
bàn. Câu 1 và các câu sau chưa có sự gắn
kết phù hợp. Sửa lỗi: “Đèn bàn là chiếc
đèn để trên bàn làm việc ban đêm. đèn
bàn có hai loại chủ yếu: đèn điện và đèn
dầu. ở đây chỉ giới thiệu sơ lược cấu tạo
của một kiểu đèn bàn sáng bằng điện.
Nếu tính từ dưới lên, từ ngoài vào trong,
ta thấy: đầu tiên là đế đèn có gắn công
tắc để bật hay tắt đèn tuỳ ý người sử
dụng. Dây dẫn điện từ nguồn điện qua đế

đèn, nối với công tắc, luồn hướng lên trên
trong một đường ống và nối với đui đèn.
Bóng đèn bàn công suất có thể từ 25->75
W. Để tập trung nguồn sáng, trên bóng
đèn là chao đèn làm bằng đồng, sắt, hợp
kim hoặc nhựa…”
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập
Gv chia lớp làm 4 nhóm để thực hiện nội
dung của bài 1,2.
- Nhóm:1 - Viết mở bài B1
- Nhóm:2 - Viết kết bài B1
- Nhóm:3 - Bài 2
- Nhóm:4 - Bài 2
Thời gian chuẩn bị: 6 phút.
Gv gọi HS đọc bài và nhận xét.
GV: NX - KL chung
15’ II. Luyện tập
Bài 1:
Viết đoạn văn mở bài và kết bài
cho đề văn: “Giới thiệu trường
em”
Bài 2:
Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh
tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”.
Hãy viết thành một đoạn văn
thuyết minh.
VI. Củng cố - dặn dò: (2’)
1. Củng cố: Nhấn mạnh nội dung đã học ở trong bài.
2. Dặn dò: - Học bài.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài 3. Yêu cầu về nhà làm.

- Soạn bài: “Quê hương” (Tế Hanh)
Ngày soạn: 8/1/2013
Ngày giảng: /1/2013
Tiết 78 - Bài19- Văn bản:
QUÊ HƯƠNG
16
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
- Tế Hanh -
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và bài thơ này: tình yêu quê
hương đằm thắm.
- Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ
bình dị, gợi cảm xúc trong sáng tha thiết.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được t/p thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm t/p thơ.
- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.
* Kĩ năng sống được giáo dục trong bài: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, xác định giá
trị bản thân
3. Thái độ
- GD hs lòng yêu quê hương đất nước.
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Học theo nhóm
- Động não
- Liên tưởng, tưởng tượng
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGK, giáo án, tranh.
2. Học sinh: SGK, đọc và soạn trước bài.
IV. Kiểm tra bài cũ: (5’)

1. Đọc diễn cảm bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ). Tâm trạng của con hổ ở vườn bách
thú được thể hiện ntn?
2. Quá khứ hào hùng đã hiện lên qua nỗi nhớ của con hổ ntn? Qua đó thấy được
khát vọng gì của con hổ và của người dân đương thời?
V. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV - HS t Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
GV: “Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Đây là mấy lời thơ trong bài thơ “Quê
hương” của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã
được phổ nhạc thành lời của bài hát cùng
tên. Lời bài hát đã gieo vào lòng người
nghe những tình cảm gần gũi, giản dị mà
thiêng liêng, da diết. Cũng với những tình
1’
17
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
cảm đó nhà thơ Tế Hanh với bài thơ “Quê
hương” của ông đã làm tái hiện lên hình
ảnh một làng chài ven biển miền Trung
đầy mến yêu, nồng thắm, đã in dấu trong
lòng bạn đọc từ hơn nửa thế kỷ nay.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS
đọc và tìm hiểu chung
GV gọi HS đọc phần chú thích * trong sgk.
/?/ Cho biết vài nét về tác giả Tế Hanh?
/?/ Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tế Hanh

là gì?
/?/ Cho biết vài nét về tác phẩm?
Gv giải thích thêm:
1. Cánh buồm vôi: cánh buồm bằng vải,
màu trắng như vôi.
2. Phăng mái chèo: mái chèo quạt nước
nhanh và mạnh.
3. Nghề chài lưới: nghề quăng chài, thả
lưới-nghề đánh cá.
Gv hướng dẫn đọc: Giọng đọc nhẹ nhàng,
trong trẻo, chú ý nhịp phổ biến trong bài:
3/2/3 hoặc 3/5
Gv đọc mẫu-> Gọi Hs đọc và NX
/?/ Cho biết thể thơ của bài? Nhận xét cách
gieo vần, nhịp của thể thơ?
- Gieo vần chân, liền: sông-hồng; cá-mã…
/?/ Em hãy tìm bố cục của bài thơ?
- Bố cục: 4 phần:
+ 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.
+ 6 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền ra khơi
đánh cá.
+ 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá trở về bến.
+ Khổ cuối: Nỗi nhớ làng, nhớ biển quê
hương.
10’ I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả -Tác phẩm:
- Trần Tế Hanh (1921-2009), quê
Quảng Ngãi, đến với Thơ mới khi
phong trào này đã có rất nhiều
thành tựu, Tình yêu quê hương

tha thiết là điểm nổi bật của thơ
ông.
- Quê hương được rút trong tập
“Nghẹn ngào” (1939) sau in lai ở
tập “Hoa niên” (1945).
2. Đọc
4. Thể thơ: Thơ tám chữ.
5. Bố cục.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS
“Đọc, hiểu văn bản”
/?/ Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu
chung quê hương mình ntn?
20’ II. Đọc, hiểu văn bản
1. Hình ảnh quê hương.
18
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
GV gọi Hs đọc lại 6 câu tiếp.
/?/ Trong 6 câu đầu cho biết cảnh dân chài
bơi thuyền đi đánh cá vào thời gian nào?
Qua đó em có nhận xét gì về không gian?
GV: Treo tranh cùng hs khai thác.
/?/ Trong t.g và k.g đó nổi bật lên hình ảnh
chiếc thuyền ra khơi ntn? Nhờ những từ
ngữ nào mà làm nổi bật h/a con thuyền?
/?/ Tg’ sử dụng BPNT gì? Theo em tuấn
mã là gì? Tác dụng?
-“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường
giang.”
/?/ Qua các từ ngữ đó, ta cảm nhận được
khí thế của con thuyền ra khơi ntn?
/?/ Chi tiết nào đặc tả con thuyền?
- “Cánh buồm giương to như mảnh hồn
làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
/?/ Có gì độc đáo về nghệ thuật trong chi
tiết trên? Qua đó gợi sự liên tưởng gì?
- So sánh và ẩn dụ.
- Sự diễn tả giàu ý nghĩa, đẹp lãng mạn.
/?/ Qua các chi tiết trên, em có thấy cảm
xúc nào của tg’ được thể hiện?
- Cảm xúc phấn chấn, tin yêu, tự hào về
quê hương.
GV gọi HS đọc đoạn thơ thứ 3.
/?/ Cảnh thuyền và người về bến được tả
bằng mấy chi tiết? Đó là những chi tiết
nào?
- 4 chi tiết:
+ Dân làng tấp nập đón ghe về.
+ Cá trên thuyền tươi ngon thân bạc trắng.
+ Hình ảnh người đi biển về: da rám nắng,
cả thân hình nồng thở vị xa xăm (vừa tả
thực vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc
phi thường)
a. Cảnh dân chài bơi thuyền đi
đánh cá.

- Thời gian: “sớm mai hồng”.
- Không gian: Cao rộng, trong
trẻo.
- Con thuyền ra khơi với khí thế
dũng mãnh.
- Con thuyền là biểu tượng mang
linh hồn, sự sống làng chài.
b. Cảnh thuyền về bến.
19
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
+ Hình ảnh con thuyền sau chuyến đi biển:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ
vỏ”(sáng tạo độc đáo với bp nhân hoá-
>con thuyền trở nên có hồn, cũng như
người dân chài con thuyền lđ ấy cũng thấm
đẫm vị mặn của biển khơi)
/?/ Hãy nêu nét độc đáo trong từng chi tiết?
/?/ Không khí ồn ào, tấp nập đón ghe về
cùng với lời tâm niệm nhờ ơn trời biển
lặng cá đầy ghe cho thấy c/s nơi đây ntn?
/?/ Qua đó, ta thấy tác giả có một tâm hồn
ntn?
- Nhạy cảm, tinh tế, tài hoa. Có lòng gắn
bó với qh sâu sắc.
- Cuộc sống lao động đầy niềm
vui và sự sống nhưng cũng nhiều
lo toan.
GV gọi HS đọc khổ thơ cuối.
/?/ Trong xa cách, tg’ nhớ tới những gì nơi

quê nhà?
- Biển:
- Cá:
- Cánh buồm:
- Thuyền:
- Mùi biển:
/?/ Em cảm nhận “mùi nồng mặn” là một
mùi ntn?
/?/ Qua đó cho thấy về một nỗi nhớ quê
ntn?
2. Nỗi nhớ quê hương.
- Nhớ mùi riêng của biển, mặn
mà, đằm thắm, nồng nàn => Nhớ
quê nhớ cả những đặc điểm của
làng quê.
- Nỗi nhớ bền bỉ, thắm thiết.
=> Gắn bó với quê hương cho dù
phải xa cách.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS
Tổng kết - Ghi nhớ.
/?/ Bài thơ có sử dụng phương thức biểu
đạt miêu tả và biểu cảm. Theo em, phương
thức nào là chủ đạo? Những nét đặc sắc về
nghệ thuật của tác phẩm?
- Bút pháp lãng mạn, nhiều hình ảnh thơ,
nhiều bp so sánh, nhân hoá đẹp, độc đáo.
- Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm trong thơ
trữ tình.
/?/ Nêu nội dung chính của bài?
- Vức tranh tươi sáng, khoẻ khoắn trong sự

5’ III. Tổng kết - Ghi nhớ.
1. Nghệ thuật
- Sáng tạo nên những hình ảnh
của c/s lao động thơ mộng.
- Tạo liên tưởng, so sánh độc đáo,
lời thơ bay bổng, đày cảm xúc.
- Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại
có những sáng tạo mới mẻ, phóng
khoáng.
2. Nội dung.
Bài thơ là bày tỏ của t/g về một
tình yêu tha thiết đối với quê
20
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
làng chài
- Tấm lòng yêu quê hương đằm thắm của
con người
GV gọi hS đọc ghi nhớ trong sgk
hương làng biển.
3. Ghi nhớ (sgk/20)
Hoạt động 5 : Hướng dẫn luyện tập
GV gọi HS làm phần luyện tập => Nhận
xét.
2. Bài Tiếng sóng (Tế Hanh)
Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh)
Gửi miền Bắc(Tế Hanh)
Gửi người bạn Nghệ Tĩnh (Huy Cận)
Tiếng gà trưa
3’ IV. Luyện tập .
1. Đọc diễn cảm bài thơ.

2. Sưu tầm thơ về tình cảm quê
hương.
VI. Củng cố - dặn dò: (2’)
1. Củng cố:
Nhấn mạnh nội dung đã học ở trong bài, gợi lên tình cảm quê hương trong mỗi
người.
2. Dặn dò: - Học bài.
- Chuẩn bị trước bài “Khi con tu hú” (Tố Hữu).
*********************************************************************
Ngày soạn: 18/1/2013
Ngày giảng : /1/2013
Tiết 79 - Bài 19- Văn bản:
KHI CON TU HÚ
- Tố Hữu -
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
- Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do).
- Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm một t/p thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ
trong ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy
được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của t/g ở bài thơ này.
* Kĩ năng sống được giáo dục trong bài: Giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, xác định giá
trị bản thân.
3. Thái độ
- GD hs lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của cuộc sống.
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
21

Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
- Học theo nhóm
- Động não
- Liên tưởng, tưởng tượng
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGK, giáo án.
2. Học sinh: SGK, đọc và chuẩn bị trước bài
IV. Kiểm tra bài cũ (5’)
/?/ Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Quê hương”. Đây là bài thơ tả cảnh trữ
tình? Vì sao?
V. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV - HS t Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Nêu mục tiêu của tiết học.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”
19 tuổi đời, đang hoạt động cách mạng sôi
nổi, say sưa ở thành phố Huế thì Tố Hữu bị
thực dân Pháp bắt, giam ở xà lim số 1 –
nhà lao Thừa Phủ. Một trong những bài thơ
được viết khi Tố Hữu đang trong cảnh tù
đày là bài “Khi con tu hú”. Vậy tiếng chim
tu hú báo hiệu điều gì và có tác động như
thế nào tới tâm trạng của người tù trẻ
tuổi?
1’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS
đọc và tìm hiểu chung

Gv gọi Hs đọc phần chú thích *
/?/ Cho biết vài nét về tác giả?
- …tên thật là Nguyễn Kim Thành.
- Là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và
kháng chiến.
/?/ Cho biết hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm?
- Được in trong tập Từ ấy – Tập thơ đầu
tiên của Tố Hữu.
GV hướng dẫn đọc.
10’ I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Tác giả - Tác phẩm :
- Tố Hữu (1920-2002), quê Thừa
Thiên - Huế. Được gíc ngộ trong
phong trào học sinh, sinh viên.
Với nguồn cảm hứng lớn là lí
tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở
thành lá cờ đầu của thơ ca cách
mạng Việt Nam.
- Sáng tác năm 1939, khi tác giả
bị địch bắt giam tại nhà lao Thừa
Phủ (Huế).
2. Đọc.
22
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
Gv đọc mẫu 1 lần, gọi HS đọc và NX.
/?/ Thể thơ của bài?
/?/ Theo em bài thơ có những phương thức
biểu đạt nào?
/?/ Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội

dung chính của từng phần là gì?
- 2 phần:
+ 6 câu đầu: Cảnh mùa hè.
+ 4 câu cuối: Tâm trạng người tù.
3. Thể thơ : Lục bát
Phương thức biểu đạt: Miêu tả và
biểu cảm.
4. Bố cục
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu
Đọc, hiểu văn bản
GV gọi HS đọc 6 câu đầu của bài.
/?/ Thời gian mùa hè được gợi tả bằng
những âm thanh, hình ảnh nào?
- Tiếng tu hú, tiếng ve.
- Màu sắc: Vàng, hồng, xanh.
/?/ Những sản vật điển hình nào của mùa
hạ được nhắc đến?
- Lúa chiêm đang chín.
- Trái cây ngọt dần.
- Bắp rây vàng hạt.
/?/ “Trời xanh …từng không” gợi cho em
một không gian ntn?
/?/ Qua các hình ảnh đó em có nhận xét gì
về bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu?
- Điều đó cho thấy tác giả có sức cảm nhận
mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ
trung, yêu đời, nhưng đang mất tự do va
khao khát tự do đến cháy ruột cháy lòng
Chuyển ý:
GV gọi HS đọc 4 câu cuối.

/?/ Khi nhà thơ viết: “Ta nghe hè dậy bên
lòng”, em hiểu nhà thơ đã cảm nhận cảnh
tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác, thị
giác hay bằng sức mạnh tâm hồn?
/?/ Vì sao nhân vật trữ tình trong bài muốn
“đạp tan phòng”?
/?/ Nhận xét về cách diễn đạt lời thơ trong
phần này? Ý nghĩa?
- Bộc lộ thẳng thắn, trực tiếp.
22’ II. Đọc, hiểu văn bản
1. Cảnh mùa hè.
Một mùa hè đẹp đẽ, tươi thắm,
lộng lẫy, thanh bình, là khung
trời tự do tràn đầy sức sống, đó là
sự sống đang sinh sôi, nảy nở,
đầy đặn, ngọt ngào.
2. Tâm trạng người tù.
- Bực bội, u uất trong nhà giam
chật chội thiếu sinh khí.
23
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
- Dùng câu cảm thán liên tiếp.
->Trạng thái căng thẳng cao độ đang diễn
ra trong tâm hồn người tù mất tự do.
/?/ Em cảm nhận từ những lời bộc bạch đó
một tâm hồn ntn?
GV: Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có
tiếng tu hú kêu,nhưng tâm trạng người tù
khi nghe tiếng tu hú kêu thể hiện ở câu đầu
và câu cuối khác nhau.

/?/ Hai tâm trạng đó khác nhau ntn?
- GV bình.
-> Một tâm hồn đầy nhiệt huyết,
yêu sống, yêu tự do.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS
Tổng kết-ghi nhớ.
/?/ Nghệ thuật đặc sắc của bài là gì?
- Giọng điệu thơ giản dị mà tha thiết, giàu
cảm xúc.
/?/ Nêu nội dung chính của bài thơ?
GV gọi HS đọc ghi nhớ
5’ III. Tổng kết, ghi nhớ.
1. Nghệ thuật.
- Viết theo thể thơ lục bát, giầu
nhạc điệu, mượt mà uyển chuyển.
- Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng
để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha,
khi lại sôi nổi, mạnh mẽ.
- Sử dụng các biện pháp tu từ
điệp ngữ, liệt kê vừa tạo nên
tính thống nhất về chủ đề văn
bản, vừa thể hiện cảm nhận về sự
đối lập giữa niềm khao khát sự
sống đích thực, đầy ý nghĩa với
hiện tại buồn chán của t/g vì bị
giam hãm trong nhà tù thực dân.
2. Nội dung.
Bài thơ thể hiện lòng yêu đời,
yêu lí tưởng của người chiến sĩ
cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh

ngục tù.
3. Ghi nhớ : (SGK/ 20)
VI. Củng cố - dặn dò: (2’)
1. Củng cố: Nhấn mạnh nội dung đã học ở trong bài.
2. Dặn dò: - Học bài, học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị trước bài “Câu nghi vấn” (tiếp theo).
*********************************************************************
Ngày soạn: 19/1/2013
24
Giáo viên: Ngô Thị Quế - Trường THCS Tân Thành
Ngày giảng: /1/2013
Tiết 79 - Bài 19:
CÂU NGHI VẤN
(tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính.
2. Kĩ năng
Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ
GD hs biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Học theo nhóm
- Động não
- Phân tích tình huống
- Thực hành có hướng dẫn
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: SGK, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, đọc và soạn trước bài.
IV. Kiểm tra bài cũ. (5’)

/?/ Câu nghi vấn là gì? Chức năng chính của câu nghi vấn? Lấy VD.
V. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học.
Hoạt động của GV - HS t Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
GV: GV treo bảng phụ có các VD sau:
1. Em có thể xem hộ chị mấy giờ rồi được
không?
2. Không chờ em thì chờ ai nữa?
3. Ai lại bỏ về giữa chừng bao giờ?
4. Sao hôm nay trời lạnh thế nhỉ?
5. Muốn ăn đòn à?
/?/ Các em đã biết chức năng chính của
câu nghi vấn là dùng để hỏi. Theo em các
trường hợp trên có phải được dùng để hỏi
hay không?
3’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
những chức năng khác của câu nghi
vấn.
GV gọi HS đọc VD trong SGK.
/?/ Em hãy tìm các câu nghi vấn trong các
13’ I. Những chức năng khác.
1. Ví dụ.
2. Nhận xét.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×