Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án NGLL 26 tháng 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.55 KB, 9 trang )

CHỦ ĐIỂM THÁNG 03: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Tuần 27 (Từ: 11/03/2013 đến 16/03/2013)
HOẠT ĐỘNG “HỘI THI ĐỐ VUI”
A. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
-Hiểu ý nghĩ ngày thành lập đoàn, và những nét lớn về chặng đường lịch sử vẻ
vang của Đoàn.
- Có lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn, tôn trọng tổ chức Đoàn.
- Rèn luyện khả năng tự tin, biểu diễn văn nghệ.
- Rèn luyện tinh thần hoạt động nhóm.
B. Nội dung và hình thức hoạt động
a) Nội dung
-Giá trị lịch sử và ý nghĩa ngày 26/03
-Những diễn biến chính, hoàn cảnh ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh tới ngày giải phóng đất nước.
-Ôn lại ý nghĩa và những chiến công xuất sắc của các thế hệ đoàn viên thanh
niên
-Hát các bài hát Đoàn Đội
b) Hình thức hoạt động
- Bốc thăm, trả lời câu hỏi, hát các bài hát Đoàn Đội
C. Chuẩn bị hoạt động
1. Về phương tiện
- Tài liệu tuyên truyền về ngày thành lập Đoàn THCS Hồ Chí Minh 26/03
- Hệ thống câu hỏi về ngày thành lập Đoàn
- Các bài hát về Đoàn
2. Về tổ chức
- Họp lớp để chọn các câu hỏi, bài hát về Đoàn THCS Hồ Chí Minh
- Thành lập ban tổ chức: GVCN và giáo sinh, Ban cán sự
- Thành lập ban giám khảo và thư kí: GVCN và giáo sinh.
- Phân công chuẩn bị chương trình:
GIÁO ÁN NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
+ Dẫn chương trình: Ánh Mai


+ Trang trí lớp: Phúc, Khôi, Thanh
- Thông báo chương trình và thể lệ để các nhóm chuẩn bị
- Giải thưởng: 01 Giải I, 01 Giải I, 02 Giải III
D. Tiến trình hoạt động
NGƯỜI
THỰC
HIỆN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
THỜI
GIAN
DCT 1. Khởi động: Cho lớp hát một bài hát tập thể (Lớp chúng mình
hoặc Bốn phương trời)
5’
DCT 2. Tuyên bố lý do
Kính thưa thầy, cô và các bạn! Trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc, đoàn thanh niên đã có nhiều
cống hiến to lớn, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Học tập ý nghĩa 82 năm ngày thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 – 26/03/2013), hôm nay chi đội
8A12 tổ chức cuộc thi đố vui với chủ đề “Tự hào thanh niên” để
các bạn đội viên có cơ hội tìm hiểu ý nghĩa của ngày thành lập
đoàn và những truyền thống vẻ vang của các tổ chức Đoàn. Đó
cũng là lí do của buổi sinh hoạt hôm nay!
1’
DCT
DCT
3. Hội thi đố vui
- Đến dự cuộc thi hôm nay em xin trân trọng giới thiệu:
Cô chủ nhiệm
Các thầy cô thực tập sư phạm

Cùng tất cả các bạn lớp 8A12
Đề nghị chúng ta hoan nghênh chung!
- Các bạn thân mến chương trình sinh hoạt của chúng ta hôm nay là
cuộc thi đố vui với chủ đề “Tự hào thanh niên” gồm hai phần:
+ Phần I: Tìm hiểu sự ra đời của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
+ Phần II: Trả lời câu hỏi đố vui và hát các bài hát về Đoàn.
39’
DCT
BGK
DCT
Ánh Mai
- Trước tiên, tôi xin giới thiệu thành phần Ban giám khảo gồm
1. Cô chủ nhiệm …………
2. Cô ………….
* Thư kí gồm:
1. Thầy ………….
2. Thầy …………
Sau đây, Ban giám khảo sẽ sinh hoạt thể lệ cuộc thi
* Thể lệ:
Lớp sẽ chia thành bốn nhóm tương ứng với bốn tổ, các nhóm
cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi. Nếu trả lời đúng thì nhóm sẽ
được cộng 10 điểm, trường hợp nhóm không trả lời được, các
nhóm bạn được bổ sung, nếu bổ sung đúng sẽ được cộng thêm 10
lấy từ quỹ điểm của nhóm không trả lời được. Tùy thuộc câu trả lời
của các nhóm, Ban giám khảo sẽ hội ý cho điểm, Thư kí sẽ tổng
hợp tổng điểm của từng nhóm và xếp hạng.
PHẦN I: TÌM HIỂU SỰ RA ĐỜI CỦA
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Trước khi bắt đầu trò chơi, chúng ta sẽ ôn lại quá trình hình
thành và phát triển Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các bạn chú ý lắng

nghe để trả lời những câu hỏi trong phần trò chơi đố vui.
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
- Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền
Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở
với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành
tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của
Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong
trào thanh niên nước ta. Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến
ngày 26/03, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng
trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên
và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt. Được Bộ
Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép,
theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt
Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 đã quyết định lấy ngày
26/03/1931 làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/03
trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
- Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách
mạng, từ ngày 26/03/1931 đến nay Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
+ Từ 1931 – 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông
Dương
+ Từ 1937 – 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
+ Từ 11/1939 – 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
+ Từ 5/1941 – 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
+ Từ 25/10/1956 – 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
+ Từ 2/1970 – 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
+ Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Ngay từ khi mới ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đã phát huy được vai trò xung kích, với

những gương đoàn viên hy sinh, chiến đấu để hoàn thành thắng lợi
nhiệm vụ của Đảng, xứng đáng là cánh tay đắc lực và là đội dự bị
của Đảng. Trong cao trào đấu tranh những năm 1930 – 1931, với
đỉnh cao Xô Viết - Nghệ Tĩnh - biết bao đồng chí đã tỏ rõ khí
phách anh hùng và quyết tâm một lòng theo Đảng làm cách mạng,
mở đầu cho truyền thống cách mạng vẻ vang của Đoàn là: Cao
Xuân Quế, Lê Cảnh Nhượng và nhiều đoàn viên ưu tú khác. Lịch
sử đã để lại tấm gương oanh liệt của người đoàn viên thanh niên
DCT
BGK
cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói bất hủ “Con đường của thanh
niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể có con
đường nào khác” – câu nói này đã trở thành phương châm hành
động của tuổi trẻ Việt Nam.
- Những thế hệ thanh niên chiến đấu anh dũng vì độc lập tự
do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những
chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc. Đó là lớp thanh niên
cảm tử cho tổ quốc quyết sinh, tiêu biểu là Võ Thị Sáu, Lê Văn
Tám, Trần Văn Ơn, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, … đó là thế hệ
thanh niên anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là
Nguyễn Văn Trỗi, … và hàng trăm anh hùng trẻ tuổi khác. Với
những phong trào như: Thanh niên xung phong tình nguyện, Ba
sẵn sàng, Thanh niên lập nghiệp, …thế hệ thanh niên luôn là những
người nhiệt huyết, thể hiện ý chí tiến công của tuổi trẻ, vững bước
tiến lên dưới lá cờ vẻ vang của Đảng.
- Chúng ta đã được ôn lại ý nghĩa và những chiến công xuất sắc
của các thế hệ đoàn viên thanh niên, là những đội viên ưu tú, là
mầm non của lớp thế hệ trẻ tương lai, chúng ta tự hào và biết ơn về
những gì các thế hệ trước đã để lại. Để ghi nhớ các chiến công xuất
sắc đó, chúng ta bắt đầu cuộc thi đố vui với chủ đề “Tự hào thanh

niên”.
PHẦN II: TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỐ VUI
VÀ HÁT CÁC BÀI HÁT VỀ ĐOÀN.
CÂU HỎI ĐỐ VUI
Câu 1: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập
vào ngày tháng năm nào?
HS
BGK
HS
BGK
HS
A. 03/02/1930
B. 08/03/1910
C. 15/05/1941
D. 26/03/1931 (x)
( Em hãy cho biết thêm, ngày thành lập Đoàn được quyết định
ở Đại hội nào? Đáp án: Đại hội toàn quốc lần thứ 3)
Câu 2 : Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên của
nước ta là :
A. Lý Tự Trọng. (x)
B. Võ Thị Sáu.
C. Hà Huy Tập.
D. Trần Phú.
(Em hãy cho biết nội dung câu nói bất hủ của Lý Tự Trọng?
Đáp án: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách
mạng chứ không thể có con đường nào khác”)
Câu 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ (…….)
Một năm khởi đầu từ mùa xuân;
Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ;
Tuổi trẻ là của xã hội.

(Hồ Chí Minh )
A. tương lai.
B. hy vọng.
C. mầm non
D. mùa xuân (x)
(Em hãy hát bài Em là mầm non của Đảng?
BGK
HS
BGK
HS
BGK
HS
BGK
Câu 4: Đoạn thơ sau:
“ … Đi giữa hai hàng súng
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đoá hoa tươi
Chị cài lên mái tóc…”
Viết về người anh hùng nào?
A. Võ Thị Sáu (x)
B. Hoàng Ngân
C. Nguyễn Thị Minh Khai
D. Lan Kịch
(Em hãy hát hoặc đọc 1đoạn thơ viết về chị Võ Thị Sáu)
Câu 5: Từ khi thành lập đến nay, Đoàn đã đổi tên mấy lần:
A. 7
B. 6 (x)
C. 5
D. 4
(Em hãy hát 2 bài hát về Đoàn, Đội)

Câu 6: Bài Đoàn ca có tên gốc là gì?
A. Hành khúc thanh niên
B. Thanh niên làm theo lời Bác (x)
C. Tiến lên đoàn viên
D. Kết liên lại
(Yêu cầu HS hát bài đoàn ca hoặc một bài hát của đội)
Câu 7: Vị anh hùng nào đã dũng cảm chặt cánh tay để cứu
HS
BGK
HS
BGK
HS
BGK
HS
đồng đội?
A. La Văn Cầu (x)
B. Phan Đình Giót
C. Tô Vĩnh Diện
D. Lê Văn Tám
(Em hãy hát bài hát “Anh em ta về” để thể hiện tinh thần
đoàn kết tập thể)
Câu 8: Vị anh hùng nào đã dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ
châu mai?
A. La Văn Cầu
B. Phan Đình Giót (x)
C. Tô Vĩnh Diện
D. Lê Văn Tám
(Nhóm hãy hát tập thể bài “ Đi ta đi lên”)
Câu 9: Vị anh hùng nào đã dũng cảm lấy thân mình làm giá súng?
A. La Văn Cầu

B. Phan Đình Giót
C. Tô Vĩnh Diện
D. Bế Văn Đàn (x)
Câu 10: Theo qui định thanh niên bao nhiêu tuổi mới được
kết nạp Đoàn?
A. 15 đến 30
B. 15 đến 35
C. 16 đến 30 (x)
Thư kí
DCT
BGK
DCT
DCT
D. 16 đền 35
- Thư kí tổng hợp điểm
- Kính thưa các thầy cô và các bạn. Đây là giờ phút mà các bạn hồi
hộp nhất, xin mời BGK công bố kết quả cuộc thi
- Cuộc chơi nào cũng đến hồi kết thúc, tuy nhiên chúng ta đều là
những đội chiến thắng, đó là ta tự hào hơn về những bài hát truyền
thống Đoàn Đội mà chúng ta vừa thể hiện. Bây giờ là kết quả của
các đội:
Giải I là đội …… với tổng số điểm ……
Giải II là đội …… với tổng số điểm … …
Giải III là 02 đội …… …………….……
- Mời đại diện Ban giám khảo lên trao giải cho các nhóm
- Buổi sinh hoạt của chúng ta đến đây là kết thúc, chúc sức khỏe
thầy cô, chúc các bạn học tốt.
E. Kết thúc hoạt động
Xác nhận của nhóm Xác nhận của GV

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×