Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

đề cương ôn thi tôt nghiệp sinh học 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.95 KB, 145 trang )

Trng: THPT Tm Vu 2 Ti liu ụn thi TN mụn Sinh nm 2013
Phần một: Lí thuyT
Phn nm . di truyền học
Chơng I. Cơ chế di truyền và biến dị
Câu 1. Gen là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
- Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
- Ví dụ: Gen Hb là gen mã hoá chuỗi pôlipeptit , gen tARN mã hoá cho phân tử tARN
- Gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (không phân mảnh), còn ở sinh vật
nhân thực là gen phân mảnh (bên cạnh các đoạn exon mã hoá axit amin còn đợc xen kẽ các đoạn
intron không mã hoá axit amin).
Câu 2. Trình bày cấu trúc chung của các gen mã hoá prôtêin.
Mỗi gen mã hoá prôtêin gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit (hình 1.1 trang 6):
- Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3 của mạch mã gốc của gen, có trình tự các nuclêôtit đặc biệt giúp
ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng
chứa trình tự nuclêôtit điều hoà quá trình phiên mã.
- Vùng mã hoá: mang thông tin mã hoá các axit amin. Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã
hoá liên tục (gen không phân mảnh). Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá
không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (exon) là các đoạn không mã hoá axit amin
(itron). Vì vậy, các gen này gọi là gen phân mảnh.
- Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5 của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
Câu 3. Mã di truyền có các đặc điểm gì?
- Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen (mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp
các axit amin trong prôtêin.
- Mã di truyền có các đặc điểm sau:
+ Mã di truyền đợc đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.
+ Mã di truyền có tính phổ biến.
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu
+ Mã di truyền có tính thoái hoá.
Câu 4. Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc tái bản chỉ có một mạch của phân tử ADN đ ợc
tổng hợp liên tục, mạch còn lại đợc tổng hợp một cách gián đoạn?
Do cấu trúc phân tử ADN có 2 mạch pôlinuclêôtit đối song song (3 5 và 5 > 3),


mà enzim pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5 > 3 nên sự tổng hợp liên tục của cả
2 mạch là không thể đợc, đối với mạch khuôn 3 > 5 nó tổng hợp liên tục, còn mạch khuôn 5
> 3 tổng hợp ngắt quãng với các đoạn ngắn theo chiều 5 > 3 ngợc với chiều phát triển của
chạc tái bản, rồi nối lại nhờ enzim ADN ligaza.
Câu 5. Hãy trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã.
- Diễn biến của quá trình phiên mã: nh mục I.2 trang 11 SGK.
- Kết quả: tạo nên phân tử mARN mang thông tin di truyền từ gen tới ribôxôm để làm khuôn
trong tổng hợp prôtêin.
phân tử prôtêin, nhiều ribôxôm tổng hợp đợc nhiều phân tử prôtêin giống nhau.
Câu 6.
a. Hãy xác định trình tự các aa trong chuỗi pôlipeptit đợc tổng hợp từ đoạn gen trên.
5 GXT XTT AAA GXT 3
3 XGA GAA TTT XGA 5 ( mạch mã gốc)
5 GXU XUU AAA GXU 3 (mARN)
Trang 145
Trng: THPT Tm Vu 2 Ti liu ụn thi TN mụn Sinh nm 2013
Ala - Leu - Lys - Ala ( chuỗi polipeptit)
b. Leu - Ala - Val - Lys (trình tự aa)
5 UUA GXU GUU AAA ( mARN)
3 AAT XGA XAA TTT 5
5 TTA GXT GTT AAA3
Câu 7. Thế nào là điều hoà hoạt động của gen?
Điều hoà hoạt động của gen là điều hoà lợng sản phẩm của gen đợc tạo ra giúp tế bào
tổng hợp loại prôtêin cần thiết vào lúc cần thiết trong đời sống.
Câu 8. Opêron là gì? Trình bày cấu trúc của opêron Lac ở E.coli.
- Opêron là hệ gen chung điều khiển gen cấu trúc (các gen cấu trúc liên quan về chức năng) cùng
nằm trên một đoạn NST. Một Opêron gồm 1 gen cấu trúc kèm theo một vùng khởi động và vùng
vận hành.
- Cấu trúc của opêron Lac ở E.coli: Trang 17 - SGK.
Câu 9. Giải thích cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac:

Hoạt động của ôpêron Lac:
- Khi môi trờng không có lactôzơ: gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin ức chế gắn
vào gen chỉ huy các gen cấu trúc không biểu hiện (không hoạt động)
- Khi môi trờng có lactôzơ: Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế. Lactôzơ với t cách là chất
cảm ứng gắn với prôtêin ức chế prôtêin ức chế bị biến đổi cấu hình nên không gắn đợc
vào vùng vận hành vận hành hoạt động của các gen cấu trúc giúp chúng đợc biểu hiện.
.Câu 10. Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến điểm thờng gặp và hậu quả của nó.
- Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thờng liên quan
đến một cặp nuclêôtit (đợc gọi chung là đột biến điểm) hay một số cặp nuclêôtit.
- Các dạng đột biến điểm:
+ Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit
+ Đột biến thêm hay mất một cặp nuclêôtit.
- Hậu quả: có lợi, có hại, trung tính
Câu 11. Đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào? Nêu ý nghĩa.
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. Các dạng đột biến này thực
chất là sự sắp xếp lại những khối gen trên NST có thể làm thay đổi hình dạng và cấu
trúc của NST.
- Các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn (gồm tâm động và ngoài
tâm động), chuyển đoạn (tơng hỗ, không tơng hỗ, trong một NST).
- ý nghĩa: Đột biến cấu trúc NST góp phần tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến
hoá và chọn giống.
Câu 12. Nêu những dạng đột biến lệch bội ở sinh vật lỡng bội và hậu quả của từng dạng.
- Các dạng đột biến lệch bội ở sinh vật lỡng bội: thể không, thể một nhiễm, thể ba, thể bốn.
- Hậu quả: sự tăng hay giảm số lợng của một hay vài NST một cách khác thờng đã làm mất
cân bằng của toàn hệ gen nên các thể lệch bội thờng không sống đợc hay giảm sức sống,
giảm khả năng sinh sản tuỳ loài.
Câu 13. Phân biệt tự đa bội và dị đa bội. Thế nào là thể song nhị bội?
- Phân biệt tự đa bội và dị đa bội:
+ Tự đa bội là sự tăng nguyên lần số NST đơn bội lớn hơn 2n của cùng 1 loài.
+ Dị đa bội: là hiện tợng tăng nguyên lần số NST đơn bội của 2 loài khác nhau.

- Thể song nhị bội: là hiện tợng trong tế bào có 2 bộ NST 2n của 2 loài khác nhau.
Trang 145
ADN
Trng: THPT Tm Vu 2 Ti liu ụn thi TN mụn Sinh nm 2013
Câu 14. Nêu một vài ví dụ về hiện tợng đa bội ở TV.
Lúa mì : 6n = 42; Khoai tây: 4n = 48; chuối nhà: 3n = 27; Dâu tây: 8n = 56; Thuốc lá: 4n = 48
Câu 15. Nêu các đặc điểm của thể đa bội.
- Về cơ quan sinh dỡng: Tế bào đa bội có hàm lợng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng
hợp chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dỡng lớn, phát
triển khoẻ, chống chịu tốt.
- Về sinh sản:
+ Đa bội chẵn: tính hữu thụ kém hơn thể lỡng bội.
+ Đa bội lẻ: hầu nh không có khả năng sinh giao tử bình thờng quả không hạt.
- Hiện tợng đa bội thể phổ biến ở thực vật, hiếm gặp ở động vật
Chơng II. Tính quy luật của hiện tợng di truyền
Câu 1. Trong phép lai một tính trạng, để đời sau có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn cần
những điều kiện sau:
- Bố mẹ dị hợp một cặp gen.
- Trội lặn hoàn toàn
- Số lợng cá thể con lai phải lớn
- Quá trình giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thờng.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống nh nhau.
Câu 2. Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội ta thực hiện phép lai phân
tích.
- Nếu F
b
đồng tính cơ thể KH trội đó có KG đồng hợp
- Nếu F
b
phân tính cơ thể KH trội đó có KG dị hợp

Ví dụ:
Câu 3. Để có TLKH 9 : 3 : 3 : 1 các điều kiện cần có sau:
- Bố mẹ dị hợp 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng phân li độc lập
- Trội lặn hoàn toàn
- Số lợng cá thể con lai phải lớn
- QT giảm phân và thụ tinh xảy ra bình thờng.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống nh nhau
Câu 4. Hai alen thuộc cùng một gen có thể tơng tác với nhau không? Giải thích.
Hai alen của cùng một gen có tơng tác với nhau theo kiểu trội lặn hoàn toàn hoặc trội lặn
không hoàn toàn hoặc đồng trội .
Câu 5. Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa 2 gen trên NST?
Phép lai nào hay đợc dùng hơn? vì sao?
- Để xác định khoảng cách giữa 2 gen trên NST có thể dùng phơng pháp phân tích giống lai
hoặc dùng phép lai phân tích.
- Phép lai phân tích hay đợc dùng hơn vì: có 1 trờng hợp và tính chính xác hơn.
Câu 6. Làm thế nào để biết đợc một bệnh nào đó (ở ngời) là do gen lặn nằm trên NST X hay
do gen trên NST thờng quy định?
Có thể theo dõi phả hệ để biết đợc bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST thờng hay trên
NST X quy định nhờ đặc điểm của sự di truyền liên kết với giới tính.
Câu 7. Nêu đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân. Làm thể nào để biết đợc tính trạng nào
đó là do gen trong nhân hay gen nằm ngoài nhân quy định?
Trang 145
Trng: THPT Tm Vu 2 Ti liu ụn thi TN mụn Sinh nm 2013
Dùng phép lai thuận nghịch có thể xác định đợc tính trạng nào đó do gen trong nhân hay
gen ngoài nhân quy định.
Nếu kiểu hình của con luôn giống mẹ thì đó là do gen ngoài nhân quy định.
Câu8. Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở động vật, ta cần phải
làm gì?Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một KG nào đó ở ĐV ta cần tạo ra một loạt các con
vật có cùng một kiểu gen rồi cho chúng sống ở các môi trờng khác nhau. Việc tạo ra các con vật
có cùng kiểu gen có thể đợc tiến hành bằng cách nhân bản vô tính hoặc chia một phôi thành

nhiều phôi nhỏ rồi cho vào tử cung của các con mẹ khác nhau để tạo ra các con con.
Chơng III. Di truyền học quần thể
Câu 1. Nêu đặc điểm của quần thể ngẫu phối
- Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau một cách
ngẫu nhiên sẽ tạo nên một lợng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể làm nguồn nguyên
liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
- Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách
không đổi trong những điều kiện nhất định, do duy trì đợc sự đa dạng di truyền của quần
thể.
- Quần thể ngẫu phối có tính đa kình về kiểu gen dẫn tới đa hình về kiểu hình do vậy có
tiềm năng thích nghi lớn.
Câu2. Gen trên NST giới tính sẽ không thể cân bằng di truyền sau một thế hệ giao phối ngẫu
nhiên khi tần số alen ở hai giới là không nh nhau trong thế hệ bố mẹ.
Chơng IV. ứng dụng di truyền học
Câu 1. Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi đợc tạo ra bằng những cách nào?
Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi chủ yếu là biến dị tổ hợp và đợc tạo ra bằng
cách lai giống (lai các dòng thuần của các giống).
Phơng pháp tạo biến dị bằng tác nhân gây đột biến ít đợc sử dụng vì phần nhiều tác nhân
đột biến gây hại đối với động vật.
Câu 2. Thế nào là u thế lai?
Ưu thế lai là hiện tợng con lai có sức sống, khả năng chống chịu, khả năng sinh trởng và
phát triển vợt trội so với các dạng bố mẹ.
Câu 3. Nêu phơng pháp tạo giống lai cho u thế lai
- Bớc 1: Tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau
- Bớc 2: Lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm tổ hợp lai có u thế lai cao (lai thuận và
lai nghịch để so sánh)
- Nhiều khi ngời ta phải dùng con lai F
1
của một tổ hợp lai lai tiếp với một dòng thứ ba mới
có đợc con lai có u thế lai cao.

Câu 4. Ưu thế lai thờng biểu hiện cao nhất ở F
1
và giảm dần ở đời sau vì: ở F
1
tỉ lệ thể dị hợp cao
nhất (100%) nên các gen lặn có hại không biểu hiện. Càng các đời sau tỉ lệ thể dị hợp giảm dần,
tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần nên các gen lặn có hại biểu hiện ngày càng nhiều do vây u thế lai
giảm dần.
Câu 5. Giải thích quy trình nhân bản vô tính ở động vật và nêu ý nghĩa thực tiễn của phơng
pháp này.
- Giải thích quy trình nhân bản vô tính ở động vật:
+ Bớc 1: Loại bỏ nhân khỏi trứng của cơ thể cho trứng (cơ thể 1), lấy nhân của TB cho nhân (cơ
thể 2) rồi đa nhân của TB này vào trứng bị loại bỏ nhân Trứng đợc cấy nhân.
Trang 145
Trng: THPT Tm Vu 2 Ti liu ụn thi TN mụn Sinh nm 2013
+ Bớc 2: Nuôi trứng đợc cấy nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi.
+ Bớc 3: Cấy phôi vào tử cung của cơ thể thứ 3 để phôi phát triển và sinh nở bình thờng Kết
quả cơ thể con sinh ra có KH của cơ thể cho nhân TB (cơ thể 2).
- ý nghĩa: Bằng kỹ thuật nhân bản vô tính ở ĐV có thể nhân bản đợc những cơ thể động vật biến
đổi gen dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
Câu 6. Hệ gen của sinh vật có thể đợc biến đổi bằng những cách nào?
- Cách 1: Đa thêm 1 gen lạ vào hệ gen
- Cách 2: làm biến đổi 1 gen có sẵn trong hệ gen.
- Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
Câu 7. Những thành tựu tạo giống cây trồng và VSV biến đổi gen:
- Tạo giống cây trồng biến đổi gen: giống bông kháng sâu hại; lúa gạo vàng; giống cà chua có
gen sản sinh êtilen đã đợc làm cho bất hoạt
- Tạo giống VSV biến đổi gen:
+ Tạo các dòng vi khuẩn mang gen của nhiều loài khác (ví dụ gen insulin của ngời)
Chơng V. Di truyền học ngời

Câu 1. Hãy dùng sơ đồ tóm tắt cơ chế gây bệnh phêninkêto niệu ở ngời.
- Bình thờng:
Gen BT E
BT
Phêninalanin tirôzin
- Mắc bệnh:
Gen ĐB E
ĐB
Phêninalanin tirôzin
Axit amin phêninalanin bị ứ đọng trong máu lên não gây đầu độc TBTK mất trí
Câu 2. Trình bày cơ chế phát sinh hội chứng Đao. (Hình 21.1 Tr 90)
Câu 3. Vì sao ngời ta không phát hiện đợc các bệnh nhân có thừa các NST số 1 và số 2
(những NST có kích thớc lớn nhất trong bộ NST) của ngời?
Do NST số 1 và số 2 có kích thớc lớn, chứa nhiều gen, khi thừa NST dẫn đến sự mất cân
bằng gen rất nghiêm trọng nên ngời bệnh không còn sống đợc không phát hiện bệnh nhân
thừa NST số1 và số 2.
Câu 4. Gánh nặng di truyền trong các quần thể ngời đợc biểu hiện nh thế nào?
Gánh nặng di truyền là sự tồn tại trong vốn gen của quần thể ngời các đột biến gây chết,
nửa gây chêt mà khi chúng chuyển sang trạng thái đồng hợp tử sẽ làm chết cá thể hay làm
giảm sức sống của họ.
Câu 5. Để bảo vệ vốn gen của loài ngời cần tiến hành những biện pháp gì?
- Tạo môi trờng sạch.
- Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
- Sử dụng liệu pháp gen.
- Sử dụng t vấn di truyền Y học.
Câu 6. Nêu một số vấn đề xã hội của di truyền học.
- Tác động xã hội của việc giải mã hệ gen ngời
- Những vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào.
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013

PHẦN VI . TIẾN HOÁ
Chương I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
Câu 1. Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì
người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hoá?
Cơ quan thoái hoá thường được sử dụng như bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa
các loài vì cơ quan thoái hoá không có chức năng gì nên không được CLTN giữ lại. Chúng được
giữ lại ở các loài, đơn giản là do được thừa hưởng các gen ở loài tổ tiên.
Câu 2. Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên Trái
Đất đều có chung một nguồn gốc.
Có rất nhiều bằng chứng phân tử chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung tổ
tiên. Ví dụ, mọi loài sinh vật đều có vật chất di truyền là ADN, đều có chung mã di truyền, có
chung cơ chế phiên mã và dịch mã, có chung các giai đoạn của quá trình chuyển hoá vật chất
như quá trình đường phân, …
Câu 3 Hãy trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac
Học thuyết Lamac có nội dung chính sau:
- Dưới tác động của môi trường hoặc tập quán hoạt động của động vật, các loài sinh vật được
biến đổi từ loài này thành loài khác.
- Cơ chế làm cho loài biến đổi (tiến hoá) là do sinh vật chủ động thích ứng với sự thay đổi của
môi trường và những đặc điêmt thích nghi như vậy được di truyền từ đời này sang đời khác
Cách giải thích về cơ chế tiến hoá hình thành loài của Lamac về cơ bản là sai vì:
- Các đặc điểm thích nghi do tập quán hoạt động của các cơ quan không thể di truyền được
- Các loài không thể chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường.
Câu 4. Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
Học thuyết Đacuyn có các nội dung chính sau:
- Thế giới sinh vật thống nhất trong đa dạng:
+ Các loài sinh vật có nhiều đặc điểm giống nhau là do chúng được tiến hoá từ một tổ tiên
chung.
+ Các loài sinh vật đa dạng (khác nhau) là do có được những đặc điểm thích nghi với môi trường
sống khác nhau.
- Cơ chế tiến hoá dẫn đến hình thành loài là do CLTN.

+ Đối tượng của CLTN: là các cá thể sinh vật.
+ Động lực của CLTN: đấu tranh sinh tồn
+ Nội dung của CLTN: CLTN là sự phân hoá về khả năng sống sót của các cá thể trong quần
thể/loài
+ Kết quả của CLTN: Tạo nên các loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 5. Tại sao phần lớn đột biến gen là có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn
được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho CLTN?
Phần lớn các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên gen đột biến lặn không biểu hiện
ra ngay kiểu hình. Qua sinh sản, sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp và gen có hại có thể nằm trong tổ
hợp gen mới nên không gây hại hoặc trong môi trường mới các gen đột biến lại không có hại.
Câu 6. Hiện tượng di - nhập gen ảnh hưởng như thế nào đến vốn gen và tần số alen của
quần thể?
- Di - nhập gen có thể mang đến cho quần thể những alen mới hoàn toàn mà trước đó không có.
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
- Di - nhập gen có thể chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể bằng cách tăng hay giảm tần số
alen vốn có sẵn trong quần thể.
- Di - nhập gen có thể biểu hiện dưới nhiều dạng thậm chí chỉ đơn giản như truyền hạt phấn nhờ
sâu bọ hoặc nhờ gió giữa các quần thể thực vật.
Câu 7. Hãy đưa ra một giả thuyết giải thích quá trình hình thành một quần thể cây có khả
năng kháng lại một loài côn trùng từ một quần thể ban đầu bị sâu phá hoại.
- Trong quần thể cây do có đột biến gen hoặc BDTH, một số cây sinh ra một số chất độc (sản
phẩm phụ của quá trình TĐC), chất này được tích lại trong không bào của lá và thân.
- Trong điều kiện bình thường (không có sâu hại), những cây có chứa chất độc này phát triển
chậm hoặc yếu hơn vì phải tiêu tốn năng lượng ngăn chặn tác hại của chất độc đối chính mình
hoặc bài tiết chất độc ra ngoài, nên số lượng cây này ít.
- Khi có sâu hại xuất hiện, hấu hết các cây không có chất độc trong lá hoặc thân bị sâu tiêu diệt,
những cây có chất độc trong lá hoặc thân tồn tại và phát triển mạnh thành quần thể cây kháng sâu
nếu áp lực chọn lọc ngày một tăng.
Câu 8. Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân loại các loài thì có chính xác

không? Giải thích.
Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân biệt loài thì nhiều khi không chính xác vì
có nhiều loài có quan hệ họ hàng thân thuộc có rất nhiều đặc điểm hình thái giống nhau (hiện
tượng loài đồng hình), nhưng lại cách li sinh sản.
Câu 9. Các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn nào để phân biệt loài vi khuẩn này với
loài vi khuẩn khác? Giải thích.
Thường dùng tiêu chuẩn hoá sinh, hình thái khuẩn lạc để phân biệt các loài vi khuẩn vì
các loài vi khuẩn không sinh sản bằng hình thức sinh sản hữu tính nên không thể dùng tiêu chuẩn
cách li sinh sản để phân biệt loài.
Câu 10. Trình bày các cơ chế cách li và vai trò của chúng trong quá trình tiến hoá.
a) Các cơ chế cách li (cách li sinh sản) được chia thành hai loại: cách li trước hợp tử và cách li
sau hợp tử.
- Cách li trước hợp tử:
+ Thực chất: là cơ chế cách li ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử.
+ Gồm các loại sau: Cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học.
- Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản hợp tử phát triển tạo con lai hoặc ngăn cản tạo
con lai hữu thụ.
b) Vai trò: cơ chế cách li có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá vì chúng ngăn cản các
loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng.
Câu 11. Giải thích vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
Do có sự cách li địa lí nên quần thể bị cách li chịu sự tác động tổng hợp của các nhân tố
tiến hoá làm cho tần số alen và tấn số kiểu gen bị biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự
biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen được tích luỹ lại lâu dần có thể dẫn đến sự cách li
sinh sản với quần thể gốc thì loài mới xuất hiện.
Câu 12. Tại sao cách li địa lí lại là cơ chế chủ yếu dẫn đến hình thành loài mới ở động vật?
- Quá trình hình thành loài mới bằng cách li địa lí hay xảy ra đối với các loài động vật vì chúng
có khả năng di chuyển tới những vùng địa lí khác nhau tạo nên những quần thể mới cách li với
nhau.
- Tuy nhiên, các loài thực vật cũng có khả năng phát tán tới các vùng địa lí khác nhau (nhờ gió,
nhờ động vật, …) nhưng ít hơn nhiều so với động vật.

Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
.Câu 13. Giải thích cơ chế hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 có 26 NST
lớn và 26 NST nhỏ.
Loài bông này đã được hình thành bằng cách lai xa kèm theo đa bội hoá. Cụ thể:
- Loài bông châu Âu 2n = 26 NST lớn x loài bông dại ở Mĩ 2n = 26 NST bé
Cơ thể bông lai xa có 2n = 26 ( 13 NST lớn và 13 NST bé)
Đa bội hoá
Cơ thể bông song nhị bội 2n = 52 (26 NST lớn và 26 NST bé). Khi chúng
được nhân lên và cách li sinh sản với 2 loài bông ban đầu thành loài bông mới .
Câu 13. Giải thích hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
Con lai xa khác loài nếu được đa bội hoá làm cho các NST của mỗi loài đều có NST
tương đồng thì chúng có thể sinh sản bình thường. Chúng được xem là một loài mới so với các
loài bố mẹ vì khi lai trở lại với các loài bố mẹ thì sẽ cho con lai bất thụ (cách li sinh sản với các
loài bố mẹ).
Câu 14. Giải thích quá tình tiến hoá lớn hình thành nên các đơn vị phân loại trên loài bằng
sơ đồ tiến hoá phân nhánh.
Có thể vẽ sơ đồ chung giống như một cái cây có nhiều cành, với nhiều tầng, nhiều lớp.
Các nhóm loài trên cùng một cành gốc nhỏ có thể coi như thuộc cùng một chi, nhiều cành gốc
gộp lại thành một họ, cứ như thế tiếp tục hình thành đơn vị phân loại lớn hơn.
Câu 15. Tại sao bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể rất phức tạp vẫn tồn tại những loài
có cấu trúc khá đơn giản?
Bên cạnh những loài có tổ chức cơ thể rất phức tạp vẫn tồn tại những loài có cấu trúc khá
đơn giản vì:
- Quá trình tiến hoá luôn duy trì những quần thể sinh vật thích nghi nhất
- Các loài có cấu trúc đơn giản lại có lợi thế thích nghi nhanh chóng với môi trường, do
chúng sinh sản nhanh, đột biến phát sinh nhanh nên nhanh chóng tạo ra các quần thể
thích nghi
Chương II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Câu 1. Trình bày thí nghiệm của Milơ về sự hình thành của các hợp chất hữu cơ.

- Tạo môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển của Trái đất nguyên thuỷ trong
một bình thuỷ tinh 5 lít (CH
4
, NH
3
, H
2
, hơi nước) trong điều kiện phóng điện liên tục suốt
một tuần.
- Kết quả thu được một số chất hữu cơ đơn giản trong đó có axit amin.
Câu 2. Nêu thí nghiệm chứng minh các prôtêin nhiẹt có thể tự hình thành từ các axit amin
mà không cần đến các cơ chế dịch mã.
Vào những năm 1950, Fox và các cộng sự đã tiến hành thí nghiệm đun nóng hỗn hợp các
axit amin khô ở nhiệt độ 150 – 180
0
C và đã tạo ra được các chuỗi pôlipeptit ngắn được gọi là
prôtêin nhiệt
Câu 3. Giải thích CLTN giúp hình thành nên các tế bào sơ khai như thế nào.
Tập hợp các đại phân tử trong các tế bào sơ khai (giọt côaxecva) có thể rất khác nhau.
Những tế bào sơ khai nào có được tập hợp các đại phân tử giúp chúng có khả năng sinh trưởng,
trao đổi chất, nhân đôi tốt hơn thì sẽ được CLTN duy trì, ngược lại sẽ bị CLTN đào thải.
Câu 4.Hoá thạch là gì? Nêu vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hoá của
sinh giới.
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
- Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất. Di tích của sinh
vật để lại có thể là một phần cơ thể hoặc nguyên vẹn cơ thể.
- Vai trò của hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử tiến hoá của sinh giới: Hoá thạch cung cấp cho
chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.
Câu 5. Dựa vào đâu người ta phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại?

- Dựa vào những biến đổi lớn về địa chất của Trái Đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng
- Dựa vào các hoá thạch
Câu 6. Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hoá của sinh giới?
- Hiện tượng trôi dạt lục địa ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện khí hậu Trái Đất. Ví dụ: khi các lục
địa liên kết lại với nhau thành siêu lục địa thì vùng trung tâm của siêu lục địa sẽ trở nên khô hạn
nhiều hơn và ngược lại.
- Sự trôi dạt lục địa cũng làm xuất hiện các dãy núi, động đất, sóng thần ,… dẫn đến làm tuyệt
chủng nhiều loài sinh vật.
Câu 7. Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào thời kì nào? Động vật có vú đầu tiên xuất hiện
khi nào?
- Bò sát khổng lồ phát triển mạnh vào kỉ Jura của đại Trung sinh.
- Động vật có vú đầu tiên xuất hiện vào kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh.
Câu 8. Khí hậu của Trái Đất sẽ như thế nào trong những thế kỉ và thiên niên kỉ tới? Cần
làm gì để ngăn chặn nạn đại diệt chủng có thể xảy ra do con người?
Hiện tượng Trái Đất nóng dần lên do kết quả của hiệu ứng nhà kính do con người gây ra
đang là vấn đề quan tâm của toàn nhân loại. Trái Đất nóng dần làm tan băng ở các
cực của Trái Đất dẫn đến mực nước biển dâng cao gây ra hàng loạt những ảnh hưởng về sinh thái
học, đe doạ sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật.
Phần VII. SINH THÁI HỌC
Chương I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Câu 1.Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hoá học tới sinh vật.
NTSH (đơn vị) Ảnh hưởng của các NTST Dụng cụ đo
Nhiệt độ MT
(
0
C)
Nhiệt độ ảnh hưởng tới TĐC và trao đổi Q. khả năng sinh
trưởng và phát triển của sinh vật.
Nhiệt kế
Ánh sáng (lux) Cường độ chiếu sáng và thành phần quang phổ ảnh

hưởng tới khả năng quang hợp của TV và khả năng quan
sát của ĐV
Máy đo cường
độ, thành phần
quang phổ của
ánh sáng
Độ ẩm không
khí (5%)
Độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thoát
hơi nước của sinh vật.
Ẩm kế
Nồng độ các
loài khí: O
2
,
CO
2
, …(%)
- Nồng độ O
2
ảnh hưởng tới hô hấp của sinh vật.
- CO
2
tham gia vào quá tình quang hợp của TV, tuy nhiên
nồng độ CO
2
quá cao thường gây chết đối hầu hết các
loài sinh vật.
Máy đo nồng độ
khí hào tan.

Độ pH Độ pH ảnh hưởng nhiều tới khả năng hút khoáng của TV,
do đó ảnh hưởng tới sinh trưởng của chúng.
Máy đo pH hoặc
giấy đo pH.
Câu 2. Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh hoạ về giới hạn sinh thái của sinh vật.
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trí xác định của một NTST mà trong khoảng đó sinh vật có thể
sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Nằm ngoài giới hạn sinh thái , sinh vật
không thể tồn tại được.
- Ví dụ: cá rô phi ở Việt Nam có GHST về nhiệt độ từ 5,6
0
C đến 42
0
C, nhỏ hơn 5,6
0
C và lớn hơn
42
0
C cá rô phii bị chết.
Câu 3. Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân ổ sinh thái trong các ví
dụ đó.
- Ví dụ về ổ sinh thái:
+ Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống ở trên cao, có loài sống dưới thấp.
+ Trong một khu rừng sự phân tầng của các cây: tầng ưa sáng, tầng chịu bóng, tầng ưa bóng.
- Ý nghĩa của việc phân ổ sinh thái là tận đụng dược nguồn sống và giảm sự cạnh tranh của các
loài trong cùng một môi trường.
Câu 4. Tác động của ánh sáng tới thực vật
Tác động của ánh
sáng

Đặc điểm của thực vật Ý nghĩa thích nghi của
đặc điểm
Ánh sáng mạnh,
nơi có nhiều cây
gỗ mọc dày đặc
Cây ưa sáng. Thân cao thẳng, cành chỉ tập
trung ở phần ngọn. Lá cây nhỏ, màu nhạt,
mặt trên có lớp cutin dày, bóng, mô giậu phát
triển, lá cây xếp nghiêng so với mặt đất.
Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô
háp cao dưới ánh sáng mạnh.
Cây thích nghi theo
hướng giảm mức độ ảnh
hưởng của ánh sáng
mạnh, lá cây không bị
đốt nóng quá mức.
Ánh sáng yếu, ở
dưới bóng cây
khác
Cây ưa bóng. Thân nhỏ. Lá to, mỏng,màu
sẫm, mô giậu kém phát triển, các lá xếp xen
kẽ và nằm ngang so với mặt đất.
Cây ưa bóng có khả năng quang hợp dưới
ánh sáng yếu, khi đó cường độ hô hấp của
cây yếu.
Nhờ có các đặc điểm
hình thái thích nghi với
điều kiện ánh sáng yếu
nên cây thu nhận đủ ánh
sáng cho quang hợp.

Ánh sáng chiếu
nhiều về một phía
của cây
Cây có tính hướng sáng, thân cây cong về
phía có nhiều ánh sáng
Tán lá tiếp nhận được
nhiều ánh sáng
Cây mọc trong
điều kiện ánh sáng
dưới đáy hồ ao
Lá cây không có mô giậu hoặc mô giậu kém
phát triển, diệp lục phân bố cả trong biểu bì
lá và có đều ở 2 mặt lá.
Tăng cường khả năng
thu nhận ánh sáng cho
quang hợp.
Câu 5.
a) Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
- Về mối quan hệ hỗ trợ: các thể trong đàn kiến hỗ trợ kiếm ăn
- Về mối quan hệ cạnh tranh:các con hổ cạnh tranh nhau giành nơi ở
b) Quan hệ hỗ trợ và quan hệ canh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của
sinh vật với môi trường sống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển hưng thịnh:
- Quan hệ hõ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của
môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với các điều kiện bất lợi của
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn,… Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể
tốt hơn.
- Nhờ có quan hệ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở
mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế

của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.
Câu 6. Quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi như thế nào? Nhóm tuổi của quần
thể có thay đổi không và phụ thuộc vào những nhân tố nào?
- Các cá thể trong quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm
tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.
- Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều
kiện sống của môi trường.
+ Khi nguồn sống của môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc dịch bệnh, … các cá
thể non và già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.
+ Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên nhanh chóng, sinh
sản tăng, từ đó kích thước của quần thể tăng.
+ Ngoài ra nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể phụ thuộc vào một số yếu tố khác như
mùa sinh sản, tập tính di cư,…
Câu7. Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các
kiểu phân bố đó. Lấy ví dụ minh hoạ.
a) Các cá thể trong quần thể có thể phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều hoặc phân bố ngẫu
nhiên.
- Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm: thể hiện qua hiệu quả nhóm giữa các cá thể cùng
loài, các cá thể hỗ trợ nhau.
- Ý nghĩa sinh thái của phân bố đồng đều: làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong
quần thể.
- Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên: tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi
trường.
b) Ví dụ minh hoạ:
- Phân bố theo nhóm: các cây bụi
- Phân bố đồng đều: chim hải âu làm tổ
- Phân bố ngẫu nhiên: các loài cây gỗ trong rừng.
Câu 8. Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc
điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?
- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

- Mật độ là đặc trưng cơ bản rất quan trọng của quần thể có ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác như
mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể từ đó
ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể (kích thước quần thể).
Câu 9. Hãy giải thích các khái niệm sau: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư,
mức độ nhập cư.
- Mức độ sinh sản: là khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong một khoảng thời gian.
- Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian.
- Mức độ xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần
thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới.
- Mức độ nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần
thể.
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
Câu 10. Hậu quả của tăng dân số quá mạnh là gì? Chúng ta cần làm gì để khắc phục hậu
quả đó?
a) Hậu quả của tăng dân số quá nhanh.
- Dẫn đến thiếu nơi ở.
- Dẫn tới thiếu trường học và phương tiện giáo dục làm cản trở sự tiến bộ xã hội.
- Dẫn đến thiếu bệnh viện và dịch vụ y tế, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.
- Dẫn đến thiếu đất sản xuất và lượng thực là nguyên nhân của đói ngheo.
- Dẫn tới khai thác tài nguyên quá mức, là nguyên nhân dẫn tới phát triển kém bền vững.
b) Những việc cần làm để khắc phục hậu quả của phát triển dân số không hợp lí:
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm bảo đảm tính chất hợp lí về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn,
ngành nghề; bảo vệ và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát triển.
- Thực hiện việc phân bố dân cư hợp lí giữa các khu vực, vùng địa lí kinh tế và các đơn vị hành
chính nhằm sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên của từng vùng cho phát triển kinh tế -
xã hội và bảo vệ tổ quốc.
- Thực hiện các biện phát nâng cao chất lượng dân số như tăng cường chăm sóc sức khoẻ nhân

dân, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giao dục và phát triển trí tuệ,…
Câu 11. Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể của quần thể là:
- Do những thay đổi của các nhân tố vô sinh của môi trường : khí hậu, thổ nhưỡng,…
- Do các nhân tố hữu sinh trong quần thể: sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một
đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, …
Câu 12. Thế nào là nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ, nhân tố không phụ thuộc mật độ?
Các nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể?
- Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động trực tiếp và một chiều lên sinh vật mà không không phụ
thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể được gọi là nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ cá
thể trong quần thể. Các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể.
Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ
tinhkém, sức sống của con non thấp,…
-Các nhân tố sinh thái hữu sinh như cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một đàn, số lượng kẻ
thù ăn thịt, mức độ sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể, … là
các yếu tố bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên được gọi là nhân tố sinh thái phụ thuộc
mật độ cá thể trong quần thể. Các nhân tố sinh thái hữu sinh có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng
tìm kiếm thức ăn, nơi ở, nơi đẻ trứng, khả năng sinh sản và nở trứng, khả năng sống sót của con
non, … và do đó ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
Câu 13. Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có ý nghĩa như thế nào đối với sản
xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật? Cho ví dụ minh hoạ.
- Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà nông nghiệp xác định
đúng thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm
đạt được năng suất cao.
- Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ
động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng
sinh thái.
Câu 14. Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể như thế nào? Khi nào quần thể được điều
chỉnh về mức cân bằng?
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013

a) Quần thể điều chỉnh số lượng cá thể:
Khi số lượng cá thể giảm xuống quá mức hoặc tăng lên quá cao, các nhân tố sinh thái của
môi trường có thể tác động làm giảm số cá thể của quần thể hoặc tác động làm tăng số cá thể của
quần thể:
- Trong điều kiện môi trường thuận lợi (nguồn sống dồi dào, ít kẻ thù,…) quần thể tăng mức sinh
sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác nhập cư tới sống trong quần thể, … làm cho
số lượng cá thể trong quần thể tăng lên nhanh chóng, đôi khi vượt hẳn mức độ bình thường.
- Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao, sau một thời gian, nguồn sống trở nên thiếu hụt,
nơi sống chật chội, … cạnh tranh gay gắt lại diễn ra làm hạn chế gia tăng dân số cá thể của quần
thể.
b) Trạng thái cân bằng cuả quần thể đạt được khi quần thể có số lượng các cá thể ổn định và cân
bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 15. Vì sao nói: Trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá
thể của mình ở mức cân bằng?
Trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở
mức cân bằng là do:
- Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới
mức độ sinh sản và tử vong của cá thể.
- Khi số lượng cá thể thấp mà điều kiện của môi trường thuận lợi (nguồn sống dồi dào, khí hậu
phù hợp, …) số cá thể mới sinh ra tăng lên. Ngược lại, khi số lượng cá thể tăng cao dẫn tới điều
kiện sống của môi trường không thuận lợi, số cá thể bị chết tăng lên.
Chương II. QUẦN XÃ SINH VẬT
Câu 1. Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần
xã sinh vật. lấy ví dụ minh hoạ.
- Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống
trong một khoảng không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với
nhau như một thể thống nhất và do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong
quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
- Sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.
+ Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất

định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ: quần thể các cây thông, quần thể chó sói, quần thể trâu
rừng, …
+ Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống
trong một khoảng không gian nhất định. Ví dụ: quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều,
quần xã hồ, quần xã đồng cỏ, …
Câu 2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh hoạ các đặc trưng cơ
bản của quần xã sinh vật.
- Đặc trưng về thành phần loài:
+ Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều,
sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có
hạt thường là loài ưu thế vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu của môi trờng.
Ví dụ:
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác
chỉ mọc lẻ tẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của các cây thông.
Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các
loài khác.
+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ: cây cọ là loài đặc trưng của quần xã
vùng đồi Phú Thọ, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng U Minh.
- Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian:
+ Theo chiều thẳng đứng: Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng thích nghi với
mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biển, tuỳ
thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.
+ Theo chiều ngang: Sinh vật phân bố thành các vùng trên mặt đất. Mỗi vùng có số lượng sinh
vật phong phú khác nhau, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Ở quần xã biển, vùng gần
bờ, thành phần sinh vật rất phong phú; ra khơi xã số lượng các loài ít dần. Trên đất liền, thực vật
phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền đất.
Câu 3. Thế nào là diễn thế sinh thái?
Chương III. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Câu 1. Thế nào là một hệ sinh thái? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ
chức sống?
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Trong hệ sinh thái, các sinh
vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên
một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Hệ sinh thái biểu hiện chức năng như một tổ chức sống, qua sự trao đổi vật chất và năng lượng
giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá
trình “đồng hoá” - tổng hợp các chất hữu cơ, sử dụng năng lượng mặt trời do sinh vật tự dưỡng
trong hệ sinh thái thực hiện và quá trình “dị hoá” do sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.
Câu 2. Hãy lấy ví dụ về một hệ sinh thái trên cạn và một hệ sinh thái dưới nước (hệ sinh
thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo), phân tích thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái
đó.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
+ Thành phần vô sinh của môi trường : hợp chất vô cơ (…), hợp chất hưuc cơ (…), yếu tố khí
hậu …
+ Thành phần hữu sinh: SVSX (…), SVTT (…), SVPG (…)
- Hệ sinh thái ao hồ:
+ Thành phần vô sinh của môi trường : hợp chất vô cơ (…), hợp chất hưuc cơ (…), yếu tố khí
hậu …
+ Thành phần hữu sinh: SVSX (…), SVTT (…), SVPG (…)
Câu 3. Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có những gì giống nhau và khác
nhau?
- Giống nhau:
+ Đều có những đặc điểm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm sinh cảnh và quần xã sinh vật.
+ Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và với sinh cảnh của quần xã.
- Khác nhau:
+ Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít, do đó tính ổn định của hệ sinh thái thấp, dễ bị dịch
bệnh.
Do được áp dụng các biện pháp KHKT hiện đại nên các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất cao.
Trang 145

Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
+ Hệ sinh thái tự nhiên: ngược lại (thành phần loài nhiều, tính ổn định cao, ít bị dịch bệnh; sinh
trưởng của các cá thể sinh vật chậm, năng suất thấp).
Câu 4. Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ về 2 loại chuỗi thức ăn.
- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích
của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía
trước ăn thịt.
Ví dụ: cỏ → thỏ → cáo.
- Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức ăn
một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào
nhiều chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung. Tất cả các chuỗi thức ăn với
nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn. Ví dụ Hình 43.1 – trang 192 SGK
- Ví dụ về hai loại chuỗi thức ăn:
+ Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh: cây ngô → sâu ăn lá ngô → nhái → rắn hổ
mang…
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải: lá khô → mối → nhện → thằn lằn.
Câu 5. Phân biệt ba loại tháp sinh thái.
Chỉ tiêu Tháp số lượng Tháp sinh khối Tháp năng lượng
Khái niệm Tháp số lượng được xây
dựng dựa trên số lượng cá
thể sinh vật ở mỗi bậc
dinh dưỡng.
Tháp sinh khối được xây
dựng dựa trên khối lượng
tổng số của tất cả các sinh
vật trên một đơn vị diện
tích hay thể tích ở mỗi bậc
dinh dưỡng.
Tháp năng lượng được
xây dựng dựa trên số

năng lượng được tích
luỹ trên một đơn vị
diện tích hay thể tích,
trong một đơn vị thời
gian ở mỗi bậc dinh
dưỡng.
Ưu điểm Dễ xây dựng Có giá trị cao hơn tháp số
lượng vì do mỗi bậc dinh
dưỡng đều đượcbiểu thị
bằng số lượng chất sống,
nên phần nào có thể so
sánh được các bậc dinh
dưỡng với nhau.
Là loại tháp hoàn thiện
nhất
Nhược
điểm
Ít có giá trị vì kích thước
cá thể, chất sống cấu tạo
nên các loài của các bậc
dinh dưỡng khac nhau,
không đồng nhất, nên việc
so sánh không chính xác
Thành phần hoá học và giá
trị năng lượng của chất
sống trong các bậc dinh
dưỡng là khác nhau.
Không chú ý tới yếu tố
thời gian trong việc tích
luỹ sinh khối ở mối bậc

dinh dưỡng.
- Phức tạp, đòi hỏi
nhiều công sức, thời
gian.
Câu 6. Trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất.
Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ
môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường. Một
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
phần vật chất của chu trình sinh địa hoá không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng
trong môi trường.
Trong nội bộ quần xã, sinh vật sản xuất qua quá trình quang hợp tổng hợp các chất hữu
cơ từ các chất vô cơ của môi trường. Trao đổi vật chất giữa các sinh vật trong quần xã được thực
hiện thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Vật chất được chuyển từ SVSX sang SVTT bậc1,
bậc 2, … tới bậc cao nhất. Khi sinh vật chết đi, xác của chúng bị phân giải thành chất vô cơ, sinh
vật trong quần xã sử dụng một phần vật chất vô cơ tích luỹ trong môi trường vô sinh trong chu
trình vật chất tiếp theo.
Câu 7. Trong chu trình sinh địa hoá có một phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, một phần
khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình.
- Chu trình nitơ:
+ Nitơ tuần hoàn trong tự nhiên:
. Prôtêin/ xác SV được sinh vật phân giải phân giải thành hợp chất đạm amôn, nitrit và nitrat
hoặc VSV cố định nitơ trong đất và nước thành các dạng đạm hoặc trong khí quyển, các tia lửa
điện cố định một lượng nitơ trong không khí thành đạm.
. Các dạng đạm trên được thực vật hấp thụ cấu tạo nên cơ thể sống. Trong quần xã, nitơ được
luân chuyển qua lưới thức ăn, từ SVSX chuyển lên SVTT ở bậc cao hơn. Khi sinh vật chết,
prôtêin xác sinh vật lại tiếp tục phân giải thành đạm của môi trường, nhờ vi khuẩn phản nitrat
phân giải đạm trong đất, nước, … giải phóng nitơ vào không khí.
+ Một phần hợp chất nitơ không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng đọng trong
các trầm tích sâu của môi trường đất, nước.

- Chu trình cácbon:
+ Cácbon tuần hoàn trong tự nhiên:
. CO
2
/khí quyển nhờ quá trình quang hợp của thực vật tổng hợp nên chất hữu cơ có cacbon. Hợp
chất cacbon trao đổi trong quần xã thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Hô hấp của các sinh
vật là yếu tố quan trọng biến đổi những hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật thành CO
2
. Các
hoạt động của công nghiệp đốt cháy nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu lửa, … đã thải vào
bầu khí quyển một lượng lớn CO
2
.
+ Một phần hợp chất cacbon không trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín mà lắng đọng
trong môi trường đất, nước như than đá, dầu lửa.
Câu 8. Những nguyên nhân nào làm cho nồng độ CO2 trong bầu khí quyển tăng? Nêu hậu
quả và cách hạn chế.
- Những nguyên nhân nào làm cho nồng độ CO
2
trong bầu khí quyển tăng:
+ Quá trình hô hấp của sinh vật; sự phân giải xác hữu cơ của VSV; hoạt động của các nhà máy,
phương tiện giao thông; các hoạt động tự nhiên như núi lửa đều làm tăng nồng độ CO
2
trong bầu
khí quyển.
+ Khi thảm thực vật nhất là thực vật rừng bị giảm sút quá nhiều dẫn tới mất cân bằng giữa lượng
CO
2
thải ra và CO
2

được thực vật sử dụng, từ đó làm CO
2
trong bầu khí quyển tăng.
- Hậu quả của nồng độ CO
2
tăng cao là gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên, gây
thêm nhiều thiên tai cho Trái Đất.
- Cách hạn chế: Hạn chế sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và giao thông vận
tải; trồng cây gây rừng để góp phần cân bằng lượng CO
2
trong bầu khí quyển
Câu 9. Thế nào là sinh quyển? Nêu các khu sinh học trong sinh quyển. Hãy sắp xếp các
khu sinh học trên cạn theo thứ tự từ phía Bắc xuống phía Nam của Trái Đất.
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
- Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trong các lớp đất,
nước và không khí của Trái đất. Sinh quyển dày khoảng 20 km, bao gồm địa quyển dày khoảng
vài chục mét, khí quyển cao 60 – 70 km, thuỷ quyển sâu 10 – 11 km.
- Sinh quyển được chia thành nhiều vùng sinh thái khác nhau, tuỳ theo các đặc điểm địa lí, khí
hậu và sinh vật sống trên đó. Mỗi vùng là một khu sinh học lớn (biôm). Các khu sinh học được
phân ra thành khu trên cạn, nước ngọt và khu sinh học biển.
- Sắp xếp các khu sinh học trên cạn theo thứ tự từ phía Bắc xuống phía Nam của Trái Đất: đồng
rêu hàn đới - rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga) - rừng rụng lá ôn đới - Thảo nguyên – rừng
Địa Trung Hải - rừng mưa nhiệt đới - Savan - hoang mạc và sa mạc.
Câu 10. Ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái? Cho ví dụ về việc
điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất
vật nuôi và cây trồng.
a) Vai trò của ánh sáng đối với hệ sinh thái:
-Tất cả sinh vật trên Trái Đất đều được sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Thực vật
thu nhận năng lượng ánh sáng mặt trời một cách trực tiếp qua quang hợp. Một phần năng lượng

tích tụ trong sinh vật sản xuất, được động vật ăn thực vật sử dụng và theo trình tự năng lượng
chuyển lên bậc dinh dưỡng cao hơn. Như vậy, năng lượng trong hệ sinh thái được khởi đầu từ
năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây xanh.
- Ví dụ:
+ Việc điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng hợp lí phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao
năng suất vật nuôi cây trồng.
+ Về chọn khoảng cách trồng cây hợp lí, chọn cây trồng đúng thời vụ phù hợp với thời gian
chiếu sáng trong ngày,
PhÇn HAI: TRẮC NGHIỆM
Phần năm. DI TRUYỀN HỌC
Chương I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Câu 1: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có
thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 6 loại mã bộ ba. B. 3 loại mã bộ ba. C. 27 loại mã bộ ba.D. 9 loại mã bộ ba.
Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa
axit amin được gọi là
A. đoạn intron. B. đoạn êxôn. C. gen phân mảnh. D. vùng vận hành.
Câu 3: Vùng điều hoà là vùng
A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin
B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
C. mang thông tin mã hoá các axit amin
D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
Câu 4: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó
là:
A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA
Câu 5: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp
liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
Câu 6: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 7: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này
biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 8: Gen không phân mảnh có
A. cả exôn và intrôn. B. vùng mã hoá không liên tục.
C. vùng mã hoá liên tục. D. các đoạn intrôn.
Câu 9: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một
phân tử ARN được gọi là
A. codon. B. gen. C. anticodon D. mã di truyền.
Câu 10: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
Câu 11: Bản chất của mã di truyền là
A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.
C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
Câu 12: Vùng kết thúc của gen là vùng

A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã C. mang thông tin mã hoá các aa
D. quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin
Câu 13: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
Câu 16: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ
Câu 17: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình
thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc
A. bổ sung. B. bán bảo toàn.
C. bổ sung và bảo toàn. D. bổ sung và bán bảo toàn.
Câu 18: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là:
A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá. B. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc. D. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
Câu 19: Gen là một đoạn của phân tử ADN
A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
B. mang thông tin di truyền của các loài.
C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
Câu 20: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?
A. Vùng kết thúc. B. Vùng điều hòa. C. Vùng mã hóa. D. Cả ba vùng của gen.
Câu 21: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch

liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là
A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza
Câu 22: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
A. 1800 B. 2400 C. 3000 D. 2040
Câu 23: Intron là
A. đoạn gen mã hóa axit amin. B. đoạn gen không mã hóa axit amin.
C. gen phân mảnh xen kẽ với các êxôn. D. đoạn gen mang tính hiệu kết thúc phiên mã.
Câu 24: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
D. nối các đoạn Okazaki với nhau.
Câu 25: Vùng mã hoá của gen là vùng
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
C. mang tín hiệu mã hoá các axit amin D. mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
Câu 26: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này
biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 27: Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là
A. nuclêôtit. B. bộ ba mã hóa. C. triplet. D. gen.
Câu 28: Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là
A. gen. B. codon. C. triplet. D. axit amin.
Câu 29: Mã di truyền là:
A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.
B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.
C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.
D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.
Câu 30: Ở sinh vật nhân thực
A. các gen có vùng mã hoá liên tục. B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.

C.phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
B. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
Câu 31: Ở sinh vật nhân sơ
A. các gen có vùng mã hoá liên tục. B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.
C.phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
D.phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
Câu 32: Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì
A. có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự
nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trư ng cho loài .
B. sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT
đặc trưng cho loài
C. sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã
TTDT khác nhau.
D. với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin.
PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
Câu 1: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong
A. ribôxôm. B. tế bào chất. C. nhân tế bào. D. ti thể.
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
Câu 2: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã hoá. B. mARN. C. mạch mã gốc. D. tARN.
Câu 3: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là
A. anticodon. B. axit amin. B. codon. C. triplet.
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?
A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
Câu 5: Quá trình phiên mã xảy ra ở
A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn. B. sinh vật có ADN mạch kép.

C. sinh vật nhân chuẩn, vi rút. D. vi rút, vi khuẩn.
Câu 6: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm
giúp
A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.
C. tổng hợp các prôtêin cùng loại. D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.
Câu 7: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là
A. codon. B. axit amin. B. anticodon. C. triplet.
Câu 8: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’. B. Từ cả hai mạch đơn.
C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2. D. Từ mạch mang mã gốc.
Câu 9: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là
A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN.
Câu 10: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, dịch mã.
C. tự sao, tổng hợp ARN. D. tổng hợp ADN, ARN.
Câu 11: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều
A. kết thúc bằng Met. B. bắt đầu bằng axit amin Met.
C. bắt đầu bằng axit foocmin-Met. D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.
Câu 12: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi
polipeptit là chức năng của
A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ARN.
Câu 13: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã hoá. B. mARN. C. tARN. D. mạch mã gốc.
Câu 14: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ADN và ARN B. prôtêin C. ARN D. ADN
Câu 15: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo
xoắn?
A. Vùng khởi động. B. Vùng mã hoá. C. Vùng kết thúc. D. Vùng vận hành.
Câu 16: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?
A. 3’ → 3’. B. 3’ → 5’. C. 5’ → 3’. D. 5’ → 5’.

Câu 17: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:
A. nhân con B. tế bào chất C. nhân D. màng nhân
Câu 18: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là
A. axit amin hoạt hoá. B. axit amin tự do. C. chuỗi polipeptit. D. phức hợp aa-tARN.
Câu 19: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải
A. lipit B. ADP C. ATP D. glucôzơ
Câu 20: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ
chế
A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. nhân đôi ADN và dịch mã.
C. phiên mã và dịch mã. D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
Câu 21: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hidrô bổ sung?
A. U và T B. T và A C. A và U D. G và X
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
Câu 22: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?
A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.
D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.
Câu 23: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. mARN B. ADN C. prôtêin D. mARN và prôtêin
Câu 24: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là
A. ADN-polimeraza. B. restrictaza. C. ADN-ligaza. D. ARN-polimeraza.
Câu 25: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa
A. hai axit amin kế nhau. B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.
C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. D. hai axit amin cùng loại hay khác loại.
Câu 26: Đơn vị mã hoá cho thông tin di truyền trên mARN được gọi là
A. anticodon. B. codon. C. triplet. D. axit amin.
Câu 27: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN.

C. tổng hợp ADN, dịch mã. D. tự sao, tổng hợp ARN.
Câu 28:Quá trình phiên mã có ở
A. vi rút, vi khuẩn. B. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn
C. vi rút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực D. sinh vật nhân chuẩn, vi rút.
Câu 29:Quá trình phiên mã tạo ra
A. tARN. B. mARN. C. rARN. D. tARNm, mARN, rARN
Câu 30: Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch
A. 3
,
- 5
,
. B. 5
,
- 3
,
.
C. mẹ được tổng hợp liên tục. D. mẹ được tổng hợp gián đoạn.
Câu 31:Trong quá trình dịch mã thành phần không tham gia trực tiếp là
A. ribôxôm. B. tARN. C. ADN. D. mARN.


ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
Câu 1: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là
A. điều hòa quá trình dịch mã. B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.
C. điều hòa quá trình phiên mã. D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.
Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì
A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành. B. prôtêin ức chế không được tổng hợp.
C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.
D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.
Câu 3: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:

A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)
B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
Câu 4: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với
vùng
A. vận hành. B. điều hòa. C. khởi động. D. mã hóa.
Câu 5: Operon là
A. một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và một gen vận hành chi phối.
B. cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN.
C. một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN.
D. cụm gồm một số gen cấu trúc do một gen điều hòa nằm trước nó điều khiển.
Câu 6: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.
C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.
D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.
Câu 7: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
A. phiên mã. B. dịch mã. C. sau dịch mã. D. sau phiên mã.
Câu 8: Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường
A. không có chất ức chế. B. có chất cảm ứng.
C. không có chất cảm ứng. D. có hoặc không có chất cảm ứng.
Câu 9: Trong cấu trúc của một opêron Lac, nằm ngay trước vùng mã hóa các gen cấu trúc là
A. vùng điều hòa. B. vùng vận hành. C. vùng khởi động. D. gen điều hòa.
Câu 10: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có
lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
A. liên kết vào vùng khởi động. B. liên kết vào gen điều hòa.
C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng mã hóa.

Câu 11: Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac?
A. Khi môi trường có nhiều lactôzơ. B. Khi môi trường không có lactôzơ.
C. Khi có hoặc không có lactôzơ. D. Khi môi trường có lactôzơ.
Câu 12: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất
A. xúc tác B. ức chế. C. cảm ứng. D. trung gian.
Câu 13: Khởi đầu của một opêron là một trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là
A. vùng điều hòa. B. vùng khởi động. C. gen điều hòa. D. vùng vận hành.
Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là
A. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
B. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
D. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.
Câu 15: Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong
tế bào, lactôzơ sẽ tương tác với
A. vùng khởi động. B. enzim phiên mã C. prôtêin ức chế. D. vùng vận hành.
Câu 16: Trong một opêron, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là
A. vùng vận hành. B. vùng khởi động. C. vùng mã hóa. D. vùng điều hòa.
Câu 17: Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động của
opêron là
A. vùng vận hành. B. vùng mã hóa. C. gen điều hòa. D. gen cấu trúc.
Câu 18: Trình tự nuclêôtit đặc biệt của một opêron để enzim ARN-polineraza bám vào khởi
động quá trình phiên mã được gọi là
A. vùng khởi động. B. gen điều hòa. C. vùng vận hành. D. vùng mã hoá.
* Câu 19: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:
A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ
B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ
C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A
D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A
* Câu 20: Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:
A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ

B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ
C. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A
D. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A
Câu 21: Hai nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hoà hoạt động gen ở:
A. vi khuẩn lactic. B. vi khuẩn E. coli. C. vi khuẩn Rhizobium. D. vi khuẩn lam.
Câu 22: Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là:
A. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
C. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã.
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ.
Câu 23: Trong một opêron, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế bám vào ngăn
cản quá trình phiên mã, đó là vùng
A. khởi động. B. vận hành. C. điều hoà. D. kết thúc.
Câu 24: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là:
A. vùng khởi động. B. vùng kết thúc. C. vùng mã hoá D. vùng vận hành.
Câu 25: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, vùng khởi động được kí hiệu là:
A. O (operator). B. P (promoter). C. Z, Y, Z. D. R.
Câu 26: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động?
A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. B. Khi trong tế bào có lactôzơ.
C. Khi trong tế bào không có lactôzơ. D. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.
Câu 27: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động?
A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. B. Khi trong tế bào có lactôzơ.
C. Khi trong tế bào không có lactôzơ. D. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành.
Câu 28: Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà opêron?
A. Menđen và Morgan. B. Jacôp và Mônô. C. Lamac và Đacuyn. D. Hacđi và Vanbec.
ĐỘT BIẾN GEN
Câu 1: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp
thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
A. vi khuẩn B. động vật nguyên sinh C. 5BU D. virut hecpet
Câu 3: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp
thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác?
(Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho
asparagin)
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4: Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa A hiếm (A
*
) là T-A
*
, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi
thành cặp
A. T-A B. A-T C. G-X D. X-G
Câu 5: Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng tiền đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến phải
qua
A. 1 lần nhân đôi. B. 2 lần nhân đôi. C. 3 lần nhân đôi. D. 4 lần nhân
đôi.
Câu 6: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây
A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G
C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U
Câu 7: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của
prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 8: Đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen
A. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử B. cần 1 số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
C. được biểu hiện ngay ra kiểu hình. D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
Câu 9: Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa G hiếm (G

*
) là X-G
*
, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi
thành cặp
A. T-A B. A-T C. G-X D. X-G
Câu 10: Gen ban đầu có cặp nu chứa G hiếm (G
*
) là G
*
-X, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi
thành cặp
A. G-X B. T-A C. A-T D. X-G
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
Câu 11: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào
A. tác động của các tác nhân gây đột biến. B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.
C. tổ hợp gen mang đột biến. D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
Câu 12: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể
A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.
Câu 13: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm
xuất hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp
A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.
D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.
Câu 14: Các bazơ nitơ dạng hỗ biến kết cặp bổ sung không đúng khi ADN nhân đôi do có

A. vị trí liên kết C
1
và bazơ nitơ bị đứt gãy. B. vị trí liên kết hidrô bị thay đổi.
C. vị trí liên kết của nhóm amin bị thay đổi. D. vị trí liên kết photpho di-este bị thay đổi.
Câu 15: Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm:
A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.
C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu.
Câu 16: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng
A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.
B. ngắn hơn so với mARN bình thường.
C. dài hơn so với mARN bình thường.
D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.
Câu 17: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là
A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A B. thay thế cặp G-X thành cặp T-A
C. mất cặp nuclêôtit A-T hay G-X D. thay thế cặp A-T thành cặp G-X
Câu 18: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình
A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử. B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến. D. khi ở trạng thái đồng hợp tử.
Câu 19: Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
A. đột biến B. đột biến gen. C. thể đột biến. D. đột biến điểm.
Câu 20: Nếu gen ban đầu có cặp nu. chứa A hiếm (A
*
) là A
*
-T, thì sau đột biến sẽ biến đổi thành
cặp
A. T-A B. G-X C. A-T D. X-G
Câu 21: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.
B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể s/vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.

C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
Câu 22: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
Câu 23: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
B. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
C. sức đề kháng của từng cơ thể. D. điều kiện sống của sinh vật.
Câu 24: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường
tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen
cấu trúc này thuộc dạng
Trang 145
Trường: THPT Tầm Vu 2 Tài liệu ôn thi TN môn Sinh – năm 2013
A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80. B. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81. D. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80.
*Câu 25: Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã
hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X
(tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần
nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành
gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:
A. 179. B. 359. C. 718. D. 539.
*Câu 26: Trên vùng mã hóa của một gen không phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp
nuclêôtit ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị
thay đổi như thế nào so với prôtêin bình thường?
A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45.
B. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44.
C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44.

D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45.
Câu 27:.Đột biến gen là
A. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.
B. sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen.
C. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một hoặc một số
cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
D. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN.
Câu 28:Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến
A. đã biểu hiện ra kiểu hình. B. nhiễm sắc thể.
C. gen hay đột biến nhiễm sắc thể. D. mang đột biến gen.
Câu 29:Đột biến thành gen trội biểu hiện
A kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử. B. kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến. D. ở phần lớn cơ thể.
Câu 30:Nguyên nhân gây đột biến gen do
A. sự bắt cặp không đúng, sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân vật lí của ,tác
nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi trường.
B. sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, tác nhân hoá học, tác nhân sinh học của môi
trường.
C. sự bắt cặp không đúng, tác nhân vật lí của môi trường, tác nhân sinh học của môi trường.
tác nhân vật lí, tác nhân hoá học
Câu 31:Đột biến mất cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc của gen ở vị trí
A. đầu gen. B. giữa gen. C. 2/3 gen. D. cuối gen.
Câu 32:Đột biến thêm cặp nuclêôtit gây hậu quả lớn nhất trong cấu trúc gen ở vị trí
B. A. đầu gen. B. giữa gen. C. 2/3 gen. D. cuối gen.
Câu 33:Đột biến thêm cặp nuclêôtit trong gen
A. làm cho gen trở nên dài hơn so với gen ban đầu.
B. có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu.
C. tách thành hai gen mới bằng nhau.
D. có thể làm cho gen trở nên dài hoặc ngắn hơn gen ban đầu
Câu 34:Đột biến thay thế cặp nuclêôtit trong gen

A. làm cho gen có chiều dài không đổi.
B. có thể làm cho gen trở nên ngắn hơn so với gen ban đầu
C. làm cho gen trở nên dài hơn gen ban đầu
D. có thể làm cho gen trở nên dài hoặc ngắn hơn gen ban đầu
Câu 35:Tác nhân hoá học như 5- brômuraxin là chất đồng đẳng của timin gây
A. đột biến thêm A. B.đột biến mất A.
C. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch AND gắn nối với nhau.
D. đột biến A-T  G-X.
Câu 36:.Tác động của tác nhân vật lí như tia tử ngoại(UV) tạo
Trang 145

×