Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Sổ tay phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 79 trang )

Đặng Đình Bôi
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
BỘÄ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
DỰ ÁN HỖ TR PHỔ CẬP VÀ ĐÀO TẠO
PHỤC VỤ LÂM NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP VÙNG CAO (ETSP)
SỔ TAY
Tháng 8/ 2006
SỔ TAY
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
Đặng Đình Bôi
DỰ ÁN HỖ TR PHỔ CẬP VÀ ĐÀO TẠO
PHỤC VỤ LÂM NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆP VÙNG CAO (ETSP)
Lời nói đầu
Lời cám ơn
Phần 1. Các khái niệm và một số vấn đề cơ bản về
phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia
Phần 2. Hướng dẫn thực hiện tiến trình PCD
1. Bước 1: Phân tích bối cảnh
2. Bước 2: Phát triển khung chương trình đào tạo
của ngành học
3. Bước 3: Phát triển chương trình chi tiết
4. Bước 4: Thực thi chương trình đào tạo mới
5. Bước 5: Đánh giá chương trình đào tạo
Phần 3. Một số lợi ích từ tiến trình PCD trong Chương
trình Hỗ trợ Lâm nghiệp Xã hội
Phần 4. Phụ lục
Danh mục các từ viết tắt
PCD Participatory Curriculum Development -
Phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia
TNA Training Need Assessment – Đánh giá nhu cầu


đào tạo
KSA Knowledge, Skill, Attitude - Kiến thức, kỹ
năng, thái độ
3
5
6
14
16
26
33
41
49
58
62
Mục lục
Mục lục
3
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
Nhiệm vụ chung của ngành giáo dục và các trường là tiếp tục thực
hiện tốt yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào
tạo. Chương trình đào tạo (curriculum) là một thành tố quan trọng
quyết đònh chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. Làm thế nào
để thiết kế, giảng dạy và đánh giá các chương trình đào tạo chất
lượng và hiệu quả?
Một trong những câu trả lời cho câu hỏi trên là áp dụng một cách
tiếp cận mới trong phát triển chương trình đào tạo. Từ trước đến nay,
tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy
nghề, xây dựng chương trình cho một ngành, nhóm ngành nghề,
nhóm nghề hoặc môn học chủ yếu do một nhóm chuyên gia, giáo
viên thực hiện và không hoặc ít có sự tham gia của người học, các

biên liên quan và đặc biệt là những người sử dụng nguồn nhân lực
được đào tạo. Vì vậy, nhu cầu thực tế của người học và của xã hội
thường không được phản ánh trong chương trình đào tạo dẫn tới sự
hạn chế về chất lượng và hiệu quả trong đào tạo.
Cuốn sổ tay này hướng dẫn một cách tiếp cận mới trong phát triển
chương trình đào tạo – Phát triển chương trình đào tạo có sự tham
gia. Nội dung gồm ba phần chính: Phần 1 cung cấp những khái
niệm và những vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển chương trình
đào tạo có sự tham gia. Phần 2 hướng dẫn thực hiện các bước trong
Lời nói đầu
Lời nói đầu
chu trình phát triển chương trình có sự tham gia và phần 3 giới thiệu
một số lợi ích từ quá trình phát triển chương trình có sự tham gia
trong Chương trình Hỗ trợ Lâm nghiệp Xã hội (SFSP), một chương
trình hợp tác phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn (NN-PTNT) và Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Só (SDC) do
Hiệp hội Thụy Só vì sự hợp tác phát triển (Helvetas) thực hiện. Ngoài
ra, phần phụ lục sẽ cung cấp các thông tin giúp người đọc hiểu rõ
thêm các vấn đề trong ba phần chính.
Chúng tôi hy vọng cuốn sổ tay này sẽ là tài liệu bổ ích đối với các
cán bộ quản lý và giáo viên của các trường, cơ sở đào tạo nói chung
và của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói riêng trong
công tác phát triển chương trình đào tạo, góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo
Xin trân trọng giới thiệu.
TS. Đặng Đình Hải
Phó Vụ trưởng, Vụ Tổ chức Cán bộ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
4
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA

5
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
Cuốn sổ tay hướng dẫn này được biên soạn dựa trên những tài liệu,
tư liệu và kinh nghiệm về Phát triển chương trình đào tạo có sự tham
gia của Chương trình Hỗ trợ Lâm nghiệp Xã hội (SFSP) và Dự án Hỗ
trợ Phổ cập và Đào tạo (ETSP).
Chúng tôi xin chân thành cám ơn PGS. TS. Bảo Huy, Trường Đại
học Tây Nguyên, Th.s. Pham Quang Vinh, Trung tâm Đào tạo Lâm
nghiệp Xã hội, trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn
Ngọc Thụy, cán bộ Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ NN&PTNT, đã đóng góp
những ý kiến quý báu trong quá trình biên soạn cuốn sổ tay này.
Xin chân thành cám ơn sự đóng góp tích cực của ông Nguyễn Thế
Bách, Điều phối viên, bà Ngô Thò Kim Yến và bà Nguyễn Kim
Phương, cán bộ dự án Hỗ trợ Phổ cập và Đào tạo (ETSP) trong việc
hiệu đính cuốn sổ tay.
Sự hỗ trợ của ETSP do SDC tài trợ, Chương trình VocTech do Chính
phủ Hà Lan tài trợ và Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ NN&PTNT về tài
chính cũng như tư vấn là yếu tố quan trọng giúp hoàn thành và xuất
bản tài liệu này.
Chúng tôi hy vọng nhận được phản hồi của bạn đọc, người sử dụng
để cuốn sổ tay có thể được hoàn thiện hơn và chia sẻ rộng rãi tới
những người quan tâm tới công tác phát triển chương trình đào tạo.
Xin gửi phản hồi tới Văn phòng Đơn vò Quản lý Dự án Hỗ trợ Phổ
cập và Đào tạo (ETSP). Đòa chỉ: Nhà G Khách sạn La Thành, 218
Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Bạn đọc và người sử dụng cũng có thể
yêu cầu bản điện tử (dạng PDF) của cuốn sổ tay này thông qua đòa
chỉ trên.
Trân trọng
Tác giả.
Lời cảm ơn

Lời cảm ơn
6
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
CÓ SỰ THAM GIA (PCD) – CÁC KHÁI
NIỆM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
PHẦN 1
7
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
Chương trình đào tạo là “tất cả các hoạt động mà người học cần
thực hiện để theo học hết khoá học và đạt được mục đích tổng
thể”. Như vậy chương trình đào tạo không chỉ là bản liệt kê nội
dung cần đào tạo mà là toàn bộ quá trình đi đến đích của người
học. Khái niệm này nhấn mạnh vào người học và lấy người học
làm trung tâm cho cả quá trình giảng dạy, đào tạo.
Phát triển chương trình đào tạo là quá trình lập kế hoạch và
hướng dẫn việc học tập của người học (Bao gồm cả các hoạt
động trong và ngoài lớp học) do đơn vò đào tạo tiến hành.
Có bốn hoạt động chính cần được thực hiện trong phát triển chương
trình đào tạo.
Đó là:
 Xác đònh người học cần gì hoặc muốn học gì về kiến thức,
kỹ năng và thái độ (KSA).
 Xác đònh hình thức học tập phù hợp và các điều kiện hỗ
trợ việc học tập.
 Tiến hành giảng dạy và đánh giá việc học tập.
 Chỉnh sửa chương trình đào tạo thường xuyên sao cho phù
hợp với nhu cầu học tập của người học.
Do vậy, ở đây sử dụng thuật ngữ “phát triển chương trình đào
tạo” không phải là “xây dựng chương trình đào tạo” bởi từ “phát

triển” bao hàm cả sự thay đổi, bổ sung liên tục trong chương trình
giảng dạy để giúp việc học có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của
các cá nhân, tổ chức hay cộng đồng.
Chương trình
đào tạo
Phát triển
chương trình
đào tạo
8
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
 Cách tiếp cận hệ thống: Theo cách tiếp cận này, mọi người
học được giả đònh là có nhu cầu như nhau, trước khi được đào
tạo, họ có đầu vào như nhau và khi tốt nghiệp họ đạt được
cùng một kết quả tương tự. Vì vậy, chỉ cần một nhóm người
(Một số chuyên gia) biên soạn chương trình đào tạo và quy
đònh áp dụng thống nhất chương trình này trong các đơn vò
đào tạo liên quan.
 Cách tiếp cận có sự tham gia: Cách tiếp cận này cho rằng,
mọi người học hoàn toàn khác nhau ngay từ điểm xuất phát.
Trong khi học, họ sẽ thay đổi thông qua tương tác với các
nhóm liên quan khác nhau. Việc xây dựng chương trình đào
tạo sẽ tiến hành với sự tham gia của tất cả các nhóm liên
quan tuỳ theo nguồn lực và mối quan tâm của mỗi nhóm đó.
Hình 1 mô tả chu trình phát triển chương trình đào tạo có sự tham
gia. Chu trình này gồm 5 bước, thường bắt đầu bằng phân tích
bối cảnh, đánh giá nhu cầu đào tạo đến phát triển khung chương
trình, xây dựng chương trình chi tiết, thực hiện giảng dạy, xây
dựng hệ thống đánh giá chương trình đào tạo. Các bước trong quá
trình này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu một bước thay
đổi thì cũng phải chỉnh sửa và thích ứng các bước tiếp theo.

Phát triển chương trình đào tạo là một chu trình khép kín, không có
bước kết thúc. Điều quan trọng là mỗi bước phải được giám sát và
đánh giá ngay từ đầu.
Mỗi bước trong chu trình bao gồm một số hoạt động. Tuy nhiên
số lượng các hoạt động phụ thuộc vào bối cảnh, điều kiện thực
tế của chính đơn vò đào tạo. Đơn vò đào tạo có thể thêm hoặc bớt
các hoạt động trong mỗi bước sao cho quá trình phát triển chương
trình khả thi và có hiệu quả nhất.
Trong chu trình phát triển chương trình, các nhóm liên quan được
đặt giữa nhằm nhấn mạnh sự tham gia trong suốt quá trình phát
Hiện có
hai cách
tiếp cận
phát triển
chương trình
Chu trình
phát triển
chương trình
có sự
tham gia
9
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
triển chương trình đào tạo. Tuy nhiên, cần lưu ý là mức độ tham
gia của các bên liên quan trong từng giai đoạn của chu trình cần
được tổ công tác phát triển chương trình và chính các nhóm liên
quan xác đònh.
HÌNH 1 - Chu trình phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia
Các bên liên quan trong PCD
10
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA

Các bên liên quan trong phát triển chương trình là những nhóm
người hay cá nhân có mối quan tâm về đào tạo hoặc là những
người hưởng lợi từ quá trình giảng dạy (ví dụ: giảng viên, nhà
quản lý, sinh viên, nông dân v.v…)
Có thể chia các bên liên quan thành nhóm bên trong và nhóm
bên ngoài. Nhóm bên trong bao gồm các bên liên quan tham gia
hoặc chòu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đào tạo và nằm trong
đơn vò đào tạo. Nhóm bên ngoài bao gồm các bên liên quan nằm
ngoài đơn vò đào tạo, không tham gia trực tiếp hoặc chòu ảnh
hưởng trực tiếp của quá trình đào tạo.
Bảng 1 liệt kê các bên liên quan trong phát triển chương trình đào tạo
có sự tham gia.
Các bên
liên quan
trong PCD
 Các nhà làm chính sách
 Các nhà quản lý giáo dục, đào tạo cấp Bộ, tỉnh, huyện
 Các chuyên gia về giáo dục và đào tạo
 Các cơ quan/ cơ sở sử dụng nguồn nhân lực được
đào tạo
 Khách hàng: phụ huynh học sinh, nông dân,
cộng đồng,…
 Nhà tài trợ
 Cựu sinh viên/ học sinh
 Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội
 Nhà xuất bản sách
 Các nhà quản lý đào
tạo cấp trường/ đơn vò
 Giảng viên, đào tạo viên
 Sinh viên, học sinh

 Nhóm viết chương trình
 Kỹ thuật viên và
những người phục vụ
giảng dạy, đào tạo.
BẢNG 1 - Danh sách các bên liên quan trong PCD
Bên ngoài Bên trong
11
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
Mỗi ngành học trong mỗi bối cảnh khác nhau có các bên liên quan
khác nhau. Tham gia vào phát triển chương trình đào tạo, mỗi bên
liên quan có những mối quan tâm khác nhau (Ví dụ: Giảng viên hay
sinh viên/ học sinh quan tâm nhiều hơn tới công việc giảng dạy được
thực hiện như thế nào trong khi nhà quản lý đào tạo hay đơn vò sử
dụng nguồn nhân lực được đào tạo lại quan tâm nhiều tới kết quả đầu
ra của sản phẩm đào tạo-chất lượng sinh viên/ học sinh).
Ngoài ra, không phải mức độ tham gia của các bên liên quan đều
như nhau trong các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển
chương trình. Tuỳ thuộc vào nguồn lực có sẵn, mối quan tâm, mức
độ quan trọng hay vai trò của các bên liên quan mà đảm bảo sự
tham gia của họ cho phù hợp trong mỗi giai đoạn.
Là chương trình cơ bản của một ngành học hay nhóm ngành học
do Hội đồng tư vấn chương trình của nhóm ngành và ngành xây
dựng và được cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo phê duyệt.
Dựa trên chương trình khung, các trường/ đơn vò đào tạo phát
triển khung chương trình đào tạo cụ thể cho trường/ đơn vò mình.
Chương
trình khung
12
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
Chương trình khung của một ngành hoặc nhóm ngành thường bao

gồm các nội dung như sau:
- Mục tiêu tổng thể của ngành hoặc nhóm ngành
- Nơi người học tốt nghiệp có thể làm việc và chức năng
của họ
- Kiến thức, kỹ năng, thái độ họ cần có để thực hiện tốt các
chức năng này
- Thiết kế tổng thể của chương trình giảng dạy bao gồm
danh sách của các môn học tạo nên kiến thức chính và cơ
bản của ngành
- Các khuyến nghò về phương pháp giảng dạy
- Các hướng dẫn về quy trình đánh gia
- Các hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế
khung chương trình giảng dạy cụ thể
13
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
Hội thảo phân tích các bên liên quan
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
TIẾN TRÌNH
PCD
PHẦN 2
Phần này hướng dẫn về tiến trình và phương pháp phát triển chương
trình đào tạo cho một ngành học của một đơn vò đào tạo. Trong trường
hợp ngành học đó đã có chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào
tạo hoặc Tổng cục dạy nghề xây dựng và phê duyệt, đơn vò đào tạo
có thể áp dụng tiến trình này để phát triển khung chương trình đào
tạo ngành cho trường mình. Thậm chí nếu được phép có thể vi chỉnh
lại chương trình khung cho phù hợp với bối cảnh, điều kiện và mục
tiêu đào tạo ngành học đó của trường. Trong trường hợp không có một
chương trình khung như vậy, đơn vò đào tạo áp dụng tiến trình này để
chỉnh sửa chương trình đã có của một ngành học hoặc phát triển

chương trình đào tạo cho một ngành mới của đơn vò mình.
14
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
16
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
1 Bước 1: Phân tích bối cảnh
Bước này có 3 hoạt động chính:
•  Thành lập tổ công tác
•  Hội thảo khởi xướng và phân tích các bên liên quan
•  Đánh giá nhu cầu đào tạo
Bước đầu tiên trong tiến trình PCD là cơ sở đào tạo phải thành lập
một tổ công tác về phát triển chương trình. Thành viên của tổ bao
gồm một số giáo viên có chuyên môn về môn học được phát triển
chương trình, cán bộ phòng đào tạo. Tổ trưởng của tổ công tác phải
là cán bộ lãnh đạo của cơ sở đào tạo.
Đầu vào quan trọng cho tổ công tác và những người làm chương
trình là các khóa tập huấn về phương pháp Phát triển chương trình
có sự tham gia (PCD), giám sát và đánh giá (M&E), đánh giá nhu
cầu đào tạo (TNA), phát triển vật liệu giảng dạy và phương pháp
giảng dạy lấy học viên làm trung tâm (LCTM) hay phương pháp
giảng dạy tích cực nhằm đảm bảo các thành viên trong tổ công tác
có đầy đủ năng lực để thực hiện chu trình PCD thành công.
Để hội thảo được thành công, cần chuẩn bò kỹ về:
1.2 Hội thảo khởi xướng và phân tích các bên liên quan
1.1 Thành lập tổ công tác
17
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
Tổ chức hội thảo phải phù hợp sao cho các đối tượng được mời
đều có thể tham gia. Hội thảo nên được tổ chức trong hai ngày

là phù hợp.
Phải đảm bảo đòa điểm thuận tiện, không gian của phòng họp
phải yên tónh, không bò các tác động bên ngoài và đủ rộng để tổ
chức các cuộc thảo luận nhóm. Nên tổ chức hội thảo xa nơi làm
việc thường ngày của các thành viên tham gia để đảm bảo sự
tham gia đầy đủ.
Hội thảo bao gồm nhóm công tác về phát triển chương trình, đại
diện của Ban Giám hiệu hoặc Ban Quản lý cơ sở đào tạo, đại diện
của Phòng Đào tạo và một số phòng ban liên quan, các trưởng khoa
và đại diện của các tổ chức như các cơ quan cấp tỉnh, cơ quan hoặc
đơn vò sử dụng lao động, cựu sinh viên/ học sinh,…
Thông thường, 1-2 người thuộc tổ công tác có nhiều kinh nghiệm
về PCD nên thúc đẩy hội thảo này.
1. Thống nhất khái niệm và tiến trình Phát triển chương
trình đào tạo có sự tham gia (PCD)
2. Phân tích bối cảnh và hiện trạng phát triển chương trình
3. Phân tích các bên liên quan
4. Lập kế hoạch hành động cho các bước tiếp theo
Thời gian
Đòa điểm
Thành viên
tham gia
Thúc đẩy
hội thảo
Mục tiêu
của hội thảo
Hội thảo khởi xùng & phân tích các bên liên quan
18
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
Máy chiếu,

màn chiếu
hoặc giấy Ao.
Bảng ghim,
thẻ màu, giấy
Ao , bút viết
Máy chiếu
Bảng ghim
hoặc bảng nhỏ
có chân hoặc
giấy Ao thẻ
màu, bút, giấy
Giấy Ao, bảng
ghim hoặc
bảng nhỏ có
chân , thẻ
màu, bút viết
Giấy Ao, bảng
ghim hoặc
bảng nhỏ có
chân, thẻ màu
và bút
Máy chiếu
STT Nội dung Câu hỏi Phương Vật liệu Thời gian
thảo luận pháp dự kiến
Giới thiệu, mục đích,
mục tiêu và chương
trình hội thảo
Giới thiệu thành viên
Phân tích hiện trạng
phát triển chương

trình đào tạo
Thống nhất về khái niệm
chương trình đào tạo và
phát triển chương trình
đào tạo có sự tham gia
Phân tích các bên liên
quan trong PCD
Áp dụng PCD trong
bối cảnh hiện tại của
đơn vò đào tạo
Kế hoạch hoạt động
cho các bước của chu
trình phát triển
chương trình
Tổng kết và đánh giá
hội thảo
Chúng ta đã
phát triển
chương trình
như thế nào?
Ai xây dựng
chương trình?
1. Những ai
liên quan đến
PCD?
2. Vai trò của
họ trong mỗi
bước của chu
trình PCD?
Phát triển

chương trình
như thế nào
trong điều
kiện cơ sở của
chúng ta?
Các hoạt động
cần thực hiện
trong xây dựng
chương trình là
gì? Ai làm? Khi
nào làm và
trong bao lâu?
Đòa điểm ở
đâu? Ai chòu
trách nhiệm
chính? Cần
những hỗ trợ/
chuẩn bò gì?
Người thúc đẩy
trình bày bằng
máy chiếu hoặc
bằng giấy Ao
Thảo luận
nhóm
Trình bày và
thảo luận toàn
thể
Thảo luận
nhóm hoặc
thúc đẩy thảo

luận toàn thể
câu hỏi 1 và
chia nhóm trả
lời câu hỏi 2
Thảo luận
nhóm
Chia nhóm
thảo luận và
trao đổi toàn
thể
Thảo luận
nhóm hoặc
toàn thể
Trình bày
15-20 phút
90 phút (30
phút thảo
luận, 30 phút
trình bày và
30 phút tổng
kết)
60 phút (45
phút trình bày
và 15 phút
thảo luận
chung)
20 phút cho
câu hỏi 1, 60
phút cho câu
hỏi 2, 30 phút

trình bày kết
quả các nhóm
và 30 phút tổng
hợp kết quả
45 phút thảo
luận và 30
phút trình
bày, 30 phút
tổng hợp và
thống nhất
60 phút cho
thảo luận, 30
phút trình bày
kết quả và 20
phút tổng hợp
15 phút
1
2
3
4
5
6
7
BẢNG 2 - Gợi ý một số nội dung cho hội thảo khởi xướng và phân tích các
bên liên quan, câu hỏi thảo luận, phương pháp, vật liệu và thời gian dự kiến
19
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
1.3 Đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA)
Để có được một chương trình đào tạo hiệu quả,
nhất thiết phải xác đònh “sản phẩm đầu ra” của

quá trình đào tạo là gì? “Sản phẩm
đầu ra” ở đây là sinh viên hay học
viên tốt nghiệp có các kiến thức,
kỹ năng và thái độ (KSA) cần thiết.
Đánh giá nhu cầu đào tạo là nhằm
xác đònh các kiến thức, kỹ năng và
thái độ mà người học sau khi học
xong cần có.
Xác đònh nhu cầu đào tạo của người học về kiến thức, kỹ năng
và thái độ.
 Xác đònh được nghề nghiệp hay công việc của người học
sau khi tốt nghiệp.
 Xác đònh và tài liệu hóa các nhu cầu đào tạo của người
Bảng 2 chỉ gợi ý một số nội dung trong chương trình hội thảo khởi
xướng và phân tích các bên liên quan. Khi áp dụng, tuỳ theo điều
kiện và bối cảnh hội thảo, có thể thêm hoặc bớt một số câu hỏi
hoặc thay đổi phương pháp áp dụng. Ví dụ: Đưa thêm hoạt động
xác đònh mong đợi của thành viên hội thảo trước khi giới thiệu mục
tiêu, chương trình hoặc xen kẽ một số hoạt động khởi động. Sự linh
hoạt của người thúc đẩy và người tổ chức hội thảo sẽ làm cho hội
thảo sinh động và thành công.
BẢNG 3 - Mẫu kế hoạch hành động cho các hoạt động trong chu trình PCD
HOẠT
ĐỘNG
AI LÀM? KHI
NÀO VÀ
BAO
LÂU?
Ở ĐÂU? AI CHỊU
TRÁCH

NHIỆM
CHÍNH?
CẦN HỖ TR
HAY CHUẨN BỊ
GI?
Mục đích
Kết quả
mong đợi
Đánh giá nhu cầu đào tạo
20
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
học về kiến thức, kỹ năng và thái độ
 Phân loại hoặc nhóm các nhu cầu đào tạo
Các thành viên của tổ công tác PCD phải đóng vai trò nòng cốt
trong TNA. Một điều quan trọng là nhóm TNA đã được tập huấn
về TNA (cách xây dựng bảng hỏi, kỹ năng phỏng vấn và thu
thập, xử lý thông tin thu thập được) hoặc được hướng dẫn bởi
một hoặc vài người đã có nhiều kinh nghiệm về TNA. Số lượng
thành viên tham gia đánh giá nhu cầu đào tạo tuỳ thuộc vào quy
mô đánh giá và nguồn lực có sẵn. Có thể chia làm nhiều nhóm
nhỏ thực hiện phỏng vấn hoặc thu thập thông tin ở các đối tượng
khác nhau. Mỗi nhóm này cần ít nhất 2 người trong đó có một
người thuộc nhóm nòng cốt phát triển chương trình.
Thành viên
thực hiện
Tiến trình
thực hiện
STT Hoạt động Cách thực hiện Kết quả mong đợi Thời gian
Thiết lập nhóm TNA
Chuẩn bò bộ câu hỏi

cho các bên liên quan
Chỉnh sửa bộ câu hỏi
Khảo sát
Phân tích kết quả
khảo sát
Tài liệu hóa kết quả
Lãnh đạo của đơn vò
đào tạo quyết đònh
thành lập nhóm TNA
Chia công việc cho
từng thành viên nhóm
Họp nhóm TNA
Nhóm TNA phỏng
vấn một số bên liên
quan
Nhóm TNA làm việc
khi đã có các thông tin
từ các bảng câu hỏi
Được thành lập một
cách chính thức
Xây dựng được bộ câu
hỏi
Có được bộ câu hỏi
chính thức
Các thông tin được
ghi lại và được phân
loại theo chủ đề
àKết quả TNA được
phân tích và thống
nhát

Báo cáo
TNA được chia sẻ
2 ngày
1 ngày
6-7 ngày
3 ngày
Khoảng
1ngày
1
2
3
4
5
6
Bảng 4 trình bày các bước tiến hành TNA, cách thực hiện mỗi
bước, kết quả mong đợi và thời gian cần thiết cho mỗi bước
BẢÛNG 4 - Gợi ý tiến trình thực hiện TNA
21
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
Có nhiều phương pháp thực hiện TNA, tuy nhiên, phương pháp đơn
giản và ít tốn kém nhất là phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi. Sau đây
là một số gợi ý khi thực hiện khảo sát TNA bằng bộ câu hỏi:
1. Chuẩn bò bộ câu hỏi và mẫu biểu
 Xây dựng mỗi bộ bảng hỏi riêng cho mỗi nhóm đối tượng phỏng
vấn. Số lượng bộ bảng hỏi nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số nhóm
đối tượng sẽ phỏng vấn. Các câu hỏi trong mỗi loại bảng hỏi sẽ
phụ thuộc vào mục đích của xây dựng chương trình: Xây dựng
mới chương trình đào tạo mới cho một ngành, một nghề, một
môn học hay một chủ đề tập huấn hay là chỉ điều chỉnh, sửa đổi
một môn học đã có.

 Khi xác đònh nhu cầu đào tạo cần chú ý xác đònh nhu cầu của
các tổ chức sử dụng lao động như: Các cơ quan nhà nước, các
doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các dự án, và
nhà lập chính sách. Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu nhu cầu
của cá nhân như cựu học sinh/ sinh viên, sinh viên năm cuối,
giáo viên, v.v… về kiến thức, kỹ năng và thái độ để hoàn thành
tốt công việc. Khung phỏng vấn các cơ quan/tổ chức sử dụng lao
động được trình bày trong bảng 5.
Một số gợi ý
khi thực hiện
TNA
- Gần đây có những thay đổi quan trọng nào trong thực tế ảnh
hưởng tới công việc và hoạt động của tổ chức?
- Các chính sách về tuyển dụng lao động của tổ chức?
- Những điểm mạnh và điểm hạn chế hiện tại của tổ chức là gì?
- Các cơ hội hay cản trở mà tổ chức có thể gặp phải?
BẢNG 5 - Khung phỏng vấn các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động
Tên tổ chức /
Cơ quan
Các câu hỏi gợi ý
Dựa trên các câu trả lời của những câu hỏi trên, nhóm TNA sẽ phân tích thêm
để xác đònh các nhu cầu đào tạo để người học sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng
được yêu cầu của các cơ quan sử dụng lao động.
 Có hai cách phối hợp xác đònh nhu cầu của cá nhân về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Cách thứ nhất là sử dụng bảng 6 để phân tích công việc mà người lao động phải làm.
22
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
D Đánh giá mỗi công việc được thực hiện bằng cách cho điểm
vào mỗi cột tương ứng. Ví dụ:
- Mức độ thường xuyên:

- Mức độ quan trọng: 1- Ít quan trọng
2- Mức độ quan trọng trung bình
3- Rất quan trọng
- Mức độ khó: 1- Dễ
2- khó
3- Rất khó
D Tính tổng số điểm cho mỗi công việc phải thực hiện. Công
việc nào số điểm cao nhất sẽ có mức độ ưu tiên cao nhất
D Từ bảng ưu tiên trên, phối hợp với các thông tin khác để
rút ngắn danh mục công việc bằng cách loại bỏ bớt một số
công việc. Sau khi xắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc,
xác đònh các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để thực
hiện các công việc ưu tiên vào bảng sau.
TỔNG ƯU
TIÊN
BẢNG 6 - Mẫu phân tích công việc
CÁC CÔNG
VIỆC PHẢI
THỰC HIỆN
MỨC ĐỘ
THƯỜNG
XUYÊN
MỨC ĐỘ
QUAN
TRỌNG
MỨC ĐỘ KHÓ
KHI THỰC
HIÊÏN CÔNG
VIỆC
Cách sử dụng bảng này như sau:

BẢNG 7 - Mẫu phân tích kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện công
việc ưu tiên
1- Hiếm khi phải thực hiện
(1-2 lần/ năm)
2- Thỉnh thoảng (vài tháng một lần)
3 - Phải làm hàng tháng
4 - Phải làm hàng tuần
5- Phải làm hàng ngày
Công việc ưu tiên Kiến thức cần có Kỹ năng cần có Thái độ cần có
23
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
Khung 1 chỉ đưa ra các câu hỏi gợi ý. Tuỳ bối cảnh từng cơ sở
đào tạo mà có thể thêm một số câu hỏi hoặc từ các câu hỏi cơ
bản này chia ra nhiều câu hỏi chi tiết hơn. Khi soạn bảng hỏi,
phải soạn sao cho người được hỏi có thể tự điền vào phần trả lời
một cách dễ dàng và mất ít thời gian cung cấp thông tin. Ví dụ,
từ câu hỏi thứ nhất, ta có thể phát triển thêm như sau:
Anh/ chò đã làm công việc này trong bao lâu?
2. Thực hiện khảo sát
Trước khi khảo sát, nhóm TNA phải thống nhất kế hoạch chi
tiết: Cần thu thập thông tin từ đâu và từ những ai? Có đủ thời
gian để phỏng vấn trực tiếp tất cả các đối tượng đó không?
Nếu không phải gửi bộ câu hỏi cho ai? Nhận kết quả như thế
nào là thuận tiện nhất? Thành viên nào của nhóm thu thập ở
đâu là thuận lợi? Ngày nào hoàn thành việc thu thập thông
tin? Ngày nào họp nhóm để phân tích thông tin thu thập
Cách thứ hai: Sử dụng các câu hỏi trong khung 1 để phỏng vấn đối tượng được hỏi
KHUNG 1 - Ví dụ về bảng hỏi cho cá nhân/ người học
 Anh/ chò đã làm công việc này trong bao lâu?
 Nhiệm vụ chính mà anh/ chò thường làm là gì?

 Những khó khăn mà anh/ chò gặp phải khi thực hiện các nhiệm vụ này hay
khi thực hiện công việc của mình?
 Làm thế nào để anh/ chò làm công việc này được tốt hơn?
 Theo anh/ chò, muốn làm tốt công việc này thì cần những kiến thức gì?
 Theo anh/ chò, muốn làm tốt công việc này thì cần những kỹ năng gì?
 Theo anh/ chò muốn làm tốt công việc này thì cần phải có thái độ hay đạo
đức công việc như thế nào?
 Hiện nay, anh/ chò còn thấy thiếu những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì để
làm tốt công việc này?
 Anh/ chò có muốn thay đổi công việc không?
 Điều anh/ chò thích nhất khi làm công việc của mình là gì?
 Điều gì mà anh/ chò thấy chán nhất trong khi làm công việc của mình?
 Anh/ chò có nghó là mình đang làm tốt công việc này hay không?
 Làm sao anh/ chò biết được là mình đang làm tốt công việc?
Dưới 1năm
Từ 1 đến 3 năm
Từ 4 đến 6 năm
Hơn 6 năm
24
SỔ TAY PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ SỰ THAM GIA
được? Có cần chuẩn bò quà hay trả tiền cho người cung cấp
thông tin không? Kế hoạch càng chi tiết thì công việc được
tiến hành càng thuận lợi.
3. Phân tích số liệu
Sau khi đã thu thập thông tin về nhu cầu đào tạo, nhóm TNA
cùng nhau xem xét xem thông tin thu thập đã đủ chưa, có cần
bổ sung thông tin gì không? Bước tiếp theo là đưa các nhu cầu
đào tạo về kiến thức, kỹ năng và thái độ vào một bảng như sau:
Nhóm cung cấp thông tin
Người sử dụng

Người đào tạo

BẢNG 8 - Mẫu khung phân tích kiến thức, kỹ năng và thái độ
Kiến thức Kỹ năng
Kỹ
năng
Thái độ
Kiến
thức
Thái
độ
Cần ở tương lai
Hiện tại
Kết quả phân tích cần được chia thành hai mảng. Mảng 1 là những
kiến thức, kỹ năng, thái độ hiện tại và tương lai. Các thông tin ở
mảng này sẽ được sử dụng làm cơ sở để xây dựng chương trình đào
tạo. Mảng 2 là những vấn đề không thể giải quyết bằng đào tạo. Đó
là những nhu cầu của người học không liên quan đến công việc mà
họ đảm nhận.
Tham khảo một ví dụ về tổáng hợp kết quả nhu cầu đào tạo ngành
học chế biến lâm sản ngoài gỗ trong phụ lục 1.

×