Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nghiên cứu khả năng xử lý nước ô nhiễm của thực vật thủy sinh tại ao cá bác hồ, trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.41 KB, 47 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường chiếm một vị trí vô cùng quan
trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên, giúp cho củng cố hệ thống
kiến thức đã học, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận làm quen với
phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng những kiến thức đã học vào thực
tiễn. Đồng thời tạo cho mình sự tự lập, tự tin vào bản thân, lòng yêu nghề, có
phong cách làm việc đúng đắn, có lối sống lành mạnh để trở thành người cán
bộ có chuyên môn, năng lực làm việc đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban Chủ
nhiệm khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự giúp đỡ
của thầy giáo hướng dẫn, em đã tiến hành thực tập tại Khoa Môi Trường từ
ngày 10/02/2014 – 01/06/2014 thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng xử lý
nước ô nhiễm của thực vật thủy sinh tại ao cá Bác Hồ, trường đại học
Nông Lâm Thái Nguyên”
Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ tận tình của Ban Chủ nhiệm
Khoa Môi trường, cùng tập thể thầy cô giáo trong khoa, sự hướng dẫn tận tình
của thầy giáo hướng dẫn cùng sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do một số yếu tố chủ quan và khách quan
của bản thân, thời gian thực tập có hạn, bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học nên đề tài của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót. Em rất mong được sự góp ý chỉ bảo của thày cô giáo và bạn bè để đài tài
của em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Một số thủy sinh thực vật tiêu biểu 12
Bảng 2.2. Nhiệm vụ của thủy sinh thực vật 12
Bảng 3.1. Các thông số sử dụng trong QCVN 08:2008/BTNMT 20
Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu nước ao cá Bác Hồ - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên 23
Bảng 4.2: kích thước sinh trưởng của một số loài thực vật thủy sinh 24


trong thí nghiệm 24
Bảng 4.3: Diễn biến hàm lượng cặn tổng số qua các đợt xử lý nước ao 25
Bảng 4.4: Diễn biến hàm lượng nitơ tổng số của nước ao qua 12 ngày xử lý 27
Bảng 4.5: Diễn biến hàm lượng photpho tổng số của nước ao qua 12 ngày xử
lý 30
Bảng 4.6: Diễn biến hàm lượng COD của nước ao qua 12 ngày xử lý 32
Bảng 4.7: Diễn biến hàm lượng BOD5 của nước ao qua 12 ngày xử lý 35
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Bản đồ trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên 22
Hình 4.2. Kết quả phân tích mẫu nước ao cá Bác Hồ- Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên 23
Hình 4.3. Diễn biến hàm lượng cặn tổng số qua các đợt xử lý 26
Hình 4.4. Hiệu suất xử lý TSS của các công thức qua các đợt xử lý 27
Hình 4.5. Diễn biến hàm lượng đạm tổng số qua các đợt xử lý 29
Hình 4.7. Diễn biến hàm lượng lân tổng số qua các đợt xử lý 32
Hình 4.8. Hiệu suất xử lý T-P của các công thức qua các đợt xử l 32
Hình 4.9. Diễn biến hàm lượng COD qua các đợt xử lý 34
Hình 4.10. Hiệu suất xử lý COD của các công thức qua các đợt xử lý 34
Hình 4.11. Diễn biến hàm lượng BOD5 qua các đợt xử lý 36
Hình 4.12. Hiệu suất xử lý BOD5 của các công thức qua các đợt xử lý 37
Hình 4.13. Mô hình đề xuất ứng dụng thực vật thủy sinh vào xử lý nước ô
nhiễm 38
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cm
3
: Xentimet khối
BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày

COD : Nhu cầu oxy hóa học
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TS : Tiến sĩ
GS-TS : Giáo sư tiến sĩ
TVTS : Thực vật thủy sinh
BVMT : Bảo vệ môi trường
LVS : Lưu vực sông
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích của đề tài 2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
PHẦN 2 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Cơ sở pháp lý 3
2.1.2. Cơ sở lý luận 3
PHẦN 3 15
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Đối tượng nghiên cứu 15
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
3.2.1. Địa điểm 15

3.2.2. Thời gian tiến hành 15
3.3. Nội dung nghiên cứu 16
3.3.1. Đánh giá chất lượng nước tại ao cá Bác Hồ - trường đại học Nông Lâm
Thái Nguyên 16
3.3.2. Tiến hành mô hình thí nghiệm xử lý nước bằng các bể có thả thực vật
thủy sinh 16
3.3.3. Đánh giá chất lượng nước sau khi xử lý bằng thực vật thủy sinh 16
3.3.4. Đề xuất mô hình xử lý nước có hiệu quả cao 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu 16
3.4.1. Phương pháp kế thừa 16
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 16
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 16
3.4.4. Phương pháp thí nghiệm 17
3.4.5. Phương pháp phân tích xử lý số liệu 19
3.4.6. Phương pháp so sánh 19
PHẦN 4 21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
4.1. Vai trò của trường Đại học Nông Lâm đối với phát tiển kinh tế xã hội và
việc cung cấp nguồn lực cho vùng 21
4.2. Thực trạng ô nhiễm nước ao hồ - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
23
4.3. Kết quả nghiên cứu khả năng xử lý nước ô nhiễm của thực vật thủy sinh
tại ao cá Bác Hồ - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 24
4.3.1. Sự tăng trưởng của thực vật 24
4.3.2. Diễn biến độ trong nước thải 25
4.3.3. Diễn biến về hàm lượng đạm trong nước ao 27
4.3.4. Diễn biến hàm lượng photpho tổng số trong nước ao 29
4.3.5. Diễn biến hàm lượng COD trong nước thải 32
4.3.6. Diễn biến hàm lượng BOD5 trong nước thải 35
4.4. Thuận lợi và khó khăn khi xử lý nước ô nhiễm bằng thực vật thủy sinh.37

4.5. Đề xuất giải pháp áp dụng vào thực tiễn 38
PHẦN 5 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
5.1. Kết luận 40
5.2. Kiến nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chúng ta đang sống trong một thời kì mà môi trường đang bị ô nhiễm
nặng nề. Đó là một trong những vấn đề bức xúc và nóng bỏng của thế giới, đặc
biệt trong tình hình hiện nay toàn thể nhân loại đang phải đối mặt với khủng
hoảng kinh tế nghiêm trọng kết hợp cùng với những ảnh hưởng từ tình trạng
biến đổi khí hậu, cái giá mà chúng ta phải trả cao hơn rất nhiều. Việc ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới sự thịnh vượng và cuộc sống của các dân
tộc, cả hiện tại và trong tương lai xa .
Trường Đại học Nông Lâm là một trường đại học đào tạo cán bộ nông
lâm nghiệp đầu tiên của khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Từ ngày thành
lập đến nay trường đã không ngừng phát triển trưởng thành và khẳng định
được vị trí trọng điểm số 1 thực hiện nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực nông
lâm nghiệp có trình độ cao trong khu vực. Với số lượng lớn sinh viên và sự
phát triển của các dịch vụ ăn uống, giải trí tại nhà trường ngày càng tăng nên
đã thải ra môi trường không ít các chất thải nói chung và nước thải nói riêng
trong ký túc ngày càng lớn dẫn đến môi trường cũng ảnh hưởng nặng nề. Việc
quản lí về môi trường trở nên khó khăn.
Ô nhiễm môi trường nước là một vẫn đề lớn mà Việt Nam đang phải đối
mặt. Hầu hết nước thải sinh hoạt cũng như công nghiệp không được xử lý mà thải
trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nguông nước
mặt, nước ngầm, tác động xấu đến điều kiện vệ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe cộng đồng.

Xử lý nước thải bằng các loại thực vật thủy sinh nổi trên mặt nước đã
và đang được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới vơi sưu điểm là rẻ tiền, dễ
vận hành đồng thời mức độ xử lý ô nhiễm cao. Đây là công nghệ xử lý nước
thải trong điều kiện tự nhiênm than thiện với môi trường, cho phép đạt hiệu
suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời làm tăng giá trị sinh học, cải tạo
ảnh quan môi trường, hệ sinh thái của địa phương. Sinh khối thực vật, bùn
phân hủy, nước thải sau xử lý còn có giá trị kinh tế. Mặt khác, Việt Nam là
nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, rất thích hợp cho sự phát triển của các loại
thực vật thủy sinh nổi trên mặt nước.
1
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Môi
trường – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu khả năng xử lý nước ô nhiễm của thực vật thủy sinh tại ao cá
Bác Hồ, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích của đề tài
Nghiên cứu khả năng xử lý nước ô nhiễm của một số loài thực vật thủy
sinh tại ao cá Bác Hồ - trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên và từ đó đề xuất
nên sử dụng thực vật thủy sinh để xử lý nước ô nhiễm tại khu vực nghiên cứu.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Thông tin và số liệu thu thập được phải chính xác, trung thực, khách quan.
- Các mẫu nghiên cứu và phan tích phải đảm bảo tính khoa học và đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
- Phải phân tích các chỉ tiêu để so sánh được khả năng xử lý nước thải
của các loài thực vật thủy sinh khác nhau và so với không sử dụng thực vật
thủy sinh.
- Các kết quả phân tích thông số môi trường phải được so sánh với tiêu
chuẩn môi trường Việt Nam.
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế và khả thi.

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao kiến thức thực tế.
- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng chất lượng nước tại ao cá Bác Hồ - trường
đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Đánh giá được khả năng xử lý nước ô nghiễm của một số loài thực vật thủy sinh.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch quy hoạch cảnh quan
của nhà trường.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ luật Bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Áp dụng QCVN 08:2008/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế
trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31
tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.1.2. Cơ sở lý luận
2.1.2.1. Các khái niệm liên quan
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển

của con người và sinh vật.
- Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất
nước, là điều kiện để khai thác, sử dụng tài nguyên khác và là tư liệu sản xuất
không thể thay thế được của các ngành kinh tế.[6]
- Hiến chương Châu Âu đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi
chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và
gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại.”[6]
- Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nhuốc
thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một
quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
2.1.2.2. Tổng quan tài nguyên nước ở Việt Nam
Về nước mặt, trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được
1.944mm nước mưa, trong đó bốc hơi trở lại không trung 1000mm, còn lại
3
944mm hình thành một lượng nước mặt khoảng 310 tỷ m
3
. Tính bình quân,
mỗi người Việt có thể hứng được một lượng nước bằng 3.870m
3
mỗi năm;
hoặc 10.6m
3
tức 10.600 lít nước mỗi ngày. Trong lúc tại các nước công
nghiệp phát triển nhất, tổng nhu cầu về nước trong một ngày bình quân theo
đầu người, bao gồm cả nước sinh hoạt, nước cung cấp cho nông nghiệp và
công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400 lít/người/ngày. Ở nước ta, tại các đô
thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho môi người/ngày hiện nay chỉ mới vào
khoảng 100.150 lít. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân

dân nông thôn khoảng 140 lít/người/ngày vào năm 2020. Chỉ riêng nguồn
nước ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước.
Ngoài nguồn nước từ mưa, Việt Nam hiện còn có nguồn nước rất lớn do
các con sông xuyên biên giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài vào như sông
Hồng, sông Mã, sông Mê Công. Lượng nước này ước tính bằng 520 tỷ m
3
.
Tài nguyên nước nói trên tồn tại dưới những dạng khác nhau như sông,
hồ, kênh, rạch, đầm phá, vừa lưu giữ, vận chuyển, chuyển hóa nước, vừa tạo
nên tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn cảnh sắc thiên nhiên vô cùng
phong phú và đa dạng.
- Những nguồn gây ô nhiễm nước mặt vùng trung du và miền núi
phía Bắc.
Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có tài nguyên khoáng sản
phong phú, do đó đã hình thành nhiều loại hình sản xuất công nghiệp, điển
hình như khai thác, chế biến khoáng sản tại các tỉnh Hà Giang, Thái
Nguyên, Đây được xem là thế mạnh phát triển của khu vực. Bên cạnh đó,
hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp diễn
ra khá phổ biến. Sự phát triển của vùng kéo theo những tác động không nhỏ
đến môi trường nước mặt.
Nước thải công nghiệp
Hoạt động công nghiệp ở vùng này chủ yếu là phát triển các khu công
nghiệp, và một số cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình sản xuất
khác nhau. Do nước thải không được xử lý trước khi thải ra môi trường nên
trên các sông chính và song nhánh tại một số khu vực đã và đang xuất hiện
4
tình trạng ô nhiễm cục bộ. Với thế mạnh của mình, khu vực này có nhiều khu
công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu vào các ngành
công nghiệp nặng như sản xuất luyện cán thép, sản xuất giấy, sản xuất hóa
chất, khai khoáng Do đó, nước thải thường có hàm lượng TSS, kim loại

nặng và dầu mỡ khá cao, chứa nhiều các chất hữu cơ
(BOD
5
, COD). Năm 2012, Ủy ban BVMT LVS Cầu phối hợp với các địa
phương xác định trên LVS Cầu có 47 nguồn thải công nghiệp trọng điểm,
trong đó, lớn nhất khu vực Trung du miền núi phía Bắc là Thái Nguyên với 9
nguồn thải.
Nước thải sinh hoạt
Cũng tương tự như đồng bằng sông Hồng, khu vực trung du và miền núi
phía Bắc chịu ảnh hưởng không nhỏ của quá trình đô thị hóa. Lượng nước thải
sinh hoạt ở các tỉnh này tăng cao trong những năm gần đây. Số dân đô thị tăng
nhanh, mức độ di dân từ nông thôn ra thành thị lớn, kéo theo thải lượng nước
thải sinh hoạt ở các đô thị tăng. Lượng nước thải này chủ yếu được xả thẳng ra
môi trường, hệ thống xử lý nước thải hầu như chưa được đầu tư xây dựng.
Nước thải nông nghiệp
Đây là vùng nông nghiệp khá phát triển, tuy nhiên, hoạt động nông
nghiệp không gây ra những tác động mạnh đến nguồn nước mặt như vùng
đồng bằng sông Hồng. Thải lượng nước thải từ nông nghiệp không lớn và
thành phần không chứa nhiều hóa chất bảo vệ thực vật.
Nước thải y tế
Nước thải y tế của khu vực này không phải là nguồn áp lực nghiêm
trọng cho nguồn nước mặt. Tại khu vực này chỉ có tỉnh Thái Nguyên là nơi
tập trung một số bệnh viện trọng điểm của vùng trung du và miền núi phía
Bắc. [12]
2.1.2.3. Các thông số nghiên cứu
Thành phần các chất ô nhiễm trong nước ao
Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh
hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng
trong nước thải sinh hoạt đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi
5

sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm
chính là virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán gây ra các bệnh lan
truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,… COD,
BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu
hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường
nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá
trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4, làm cho
nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường.
Ammonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng
độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá ( sự phát triển bùng
phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm
gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy
rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra ).
Màu của nước thải: Màu của nước thải thường có màu đen hoặc những màu
tối khác gây mất mĩ quan.
Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt. Nước thải sinh hoạt
luôn gây ra những mùi khó chịu, nếu lâu ngày không được xử lý hoặc không
được thoát thì mùi càng trở nên nồng nặc hơn.
Các thông số nghiên cứu
- Thông số vật lý
*Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng trong nước ((Total) Suspended Solids – (T)SS -
SS) có thể có bản chất là:
- Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét);
- Các chất hữu cơ không tan;
- Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…).
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa
chất trong quá trình xử lý.
*Mùi
Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H

2
S mùi trứng thối. Các hợp chất
khác, chẳng hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành
dưới điều kiện yếm khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H
2
S.
6
*Độ màu
Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc
nhuộm hoặc do các sản phẩm được tao ra từ các quá trình phân hủy các chất
hữu cơ. Đơn vị đo độ màu thông dụng là mgPt/L (thang đo Pt _Co).
Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được
sử dụng để đánh giá trạng thái chung của nước thải.
- Thông số hóa học
+ Độ pH: là một trong những chỉ tiêu cần kiểm tra đối với chất lượng
nước cấp và nước thải. giá trị pH cho phép xác định xử lý nước theo phương
pháp thích hợp hoặc điều chỉnh lượng hóa chất trong quá trinh xử lý nước
đông tụ hóa học khử trùng hoặc trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh
học. sự thay đổi pH trong nước có thể dẫn tới những thay đổi về thành phần
các chất trong nước do qua trình hòa tan hoặc kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn
chặn những phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước.[4]
+ Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygene Demand)
Chỉ số COD trong kiểm soát nước ô nhiễm là lượng oxy cần thiết cho
quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước thành CO
2
và H
2
O.
COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng hóa học. trong
thực tế COD được dùng rộng rãi để đặc trưng cho mức độ các chất hữu cơ

trong nước ô nhiễm. chỉ số COD có giá trị cao hơn BOD vì nó bao gồm cả
lượng chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật.[4]
+ Nhu cầu oxy hóa (Biochemical Oxygene Demand): là lượng oxy thể
hiện bằng gam hoặc miligam O
2
trên một đơn vị thể tích cần cho vi sinh vật
tiêu thụ để oxy hóa sinh học các chất hữu cơ ở điều kiện nhiệt độ và thời gian
xác định. Giá trị BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
có trong mẫu nước.
Thông số BOD có tầm quan trọng thực tế: BOD là cơ sở để thiết kế và
vận hành trạm xử lý nước thải, BOD còn là thông số cơ bản để đánh giá mức
độ ô nhiễm của nguồn nước, giá trị BOD càng lớn nghĩa là mức độ ô nhiễm
hữu cơ càng cao. Giá trị của BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian nên để
xách định BOD cần tiến hành ở điều kiện chuẩn, thường ở nhiệt độ 20
o
C
trong thời gian.[4]
7
+ Hàm lượng photpho
Photpho có thể tồn tại trong nước dưới dạng H
2
PO
4
-
, HPO
4
2-
, PO
4
3-

các
polyphotphat như Na
3
(PO
3
)
6
và photpho hữu cơ.
Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng cho các thực vật dưới nước,
gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ao hồ.[4]
+ Hàm lượng Nitơ trong nước
Hợp chất Nitơ trong nước tự nhiên là nguồn dinh dưỡng cho các thực
vật. trong nước Nitơ có thể tồn tại ở các dạng chính sau:
• Các hợp chất Nitơ hữu cơ dạng protein hay các sản phẩm phân rã
• Amoniac và các muối amôn như NH
4
OH, NH
4
NO
3
, (NH
4
)
2
SO
4

• Các hợp chất dưới dạng nitrit NO
2
-

, nitrat NO
3
-

• Nitơ tự do.
Khi phân tích hàm lượng nitơ trong nước ta thấy:
Nếu nước chưa hầu hết các hợp chất hữu cơ chưa Nitơ, amoniac và
NH
4
OH thì chứng tỏ nước bị ô nhiễm, NH
3
trong nước sẽ ảnh hưởng tới cá và
các sinh vật.
Nếu nước chủ yếu hợp chất Nitơ ở dạng nitrit (NO
2
) là nước đã bị ô nhiễm.
Nếu nước chứa chủ yếu hợp chất Nitơ dưới dạng nitrat (NO
3
-
) chứng tỏ
quá trình oxy hóa đã kết thúc, tuy vậy các nitrat chỉ bền ở điều kiện hiếu khí.
Trong điều kiện yếm khí chúng nhanh chóng bị khử thành nitơ tự do tách ra
khỏi nước. Nhưng mặt khác khi hàm lượng nitrat trong nước khá cao có thể
gây độc cho người vì khi vào cơ thể trong điều kiện thích hợp, ở hệ tiêu hóa
chúng sẽ chuyển thành nitrit kết hợp với hồng cầu tạo thành chất không vận
chuyển O
2
gây bệnh xanh thiếu máu.[4]
2.1.2.4. Phương pháp xử lý nước thải
* Xử lý bằng phương pháp cơ học:

Phương pháp xử lý cơ học sử dụng nhằm mục đích tách hạt rắn lơ lửng
mà có thể ảnh hưởng đến đường ống. nguyên tắc lựa chọn phương pháp là
phụ thuộc kích thước và tính chất hóa lý hạt lơ lửng, hàm lượng chất rắn lơ
lửng, lưu lượng chất thải và yêu cầu chất lượng nước sau xử lý.
8
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ đến 60% các tạp chất không
hòa tan trong nước thải sinh hoạt và giảm BOD (nhu cầu oxy hóa) đến 20%.
Thông thường, xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý xơ bộ trước khi cho quá
trình xử lý sinh học.
Trong phương pháp này thường ứng dụng các công trình:
- Song và lưới chắn rác: để loại bỏ rác và các tạp chất có kích thước lớn
hơn 5mm thường dùng song chắn rác, cong các tạp chất nhỏ hơn 5mm thường
dùng lưới chắn rác.
- Bể lắng cát được ứng dụng để loại bỏ các tạp chất vô cơ và chủ yếu là
cát trong nước thải.
- Bể vớt mỡ, dầu: các loại công trình này thường được ứng dụng khi xử
lý nước thải công nghiệp, nhằm loại bỏ các tạp chất nhẹ hơn nước: mỡ, dầu
mỏ…và tất cả các dạng chất nổi khác. Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm
lượng mỡ không cao thường việc vớt mỡ khong thực hiện ngay ở bể vớt mỡ
mà thực hiện ngay trong bể lắng nhờ các thanh gạt trong bể lắng.
- Bể lắng được ứng dụng để loại các tạp chát lơ lửng có tỷ trọng lớn
hơn hoặc nhỏ hơn tỷ trọng của nước. Các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn tỷ
trọng của nước sẽ lắng xuống đáy bể, cong các chất có tỷ trọng nhỏ hơn sẽ nổi
trên mặt nước.
- Bể lọc được ứng dụng để loại các tạp chất lơ lửng kích thước nhỏ bé
bằng cách lọc chúng qua lưới lọc đặc biệt hoặc qua lớp vật liệu lọc.
- Trường hợp khi mức độ làm sạch không cao lắm và các điều kiện vệ
sinh cho phép thì phương pháp xử lý cơ học giữ vai trò chính trong trạm xử
lý. Trong các trường hợp khác, xử lý cơ học chỉ là giai đoạn làm sạch sơ bộ
trước khi xử lý sinh hóa.

*Xử lý bằng phương pháp hóa lý:
Thực chất của phương pháp xử lý hóa lý là đưa vào nước thải chất phản
ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học tạo thành chất
khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm
môi trường. ví dụ phương pháp trung hòa nước thải chưa axit, bazơ, phương pháp
oxy hóa…
9
Phương pháp hóa lý có thể là giải pháp cuối cùng hoặc là giai đoạn xử
lý sơ bộ cho giai đoạn tiếp theo.
Phương pháp hóa lý gồm:
+ Trung hòa nước thải
+ Phương pháp kết tủa
+ Phương pháp oxy hóa khử
+ Phương pháp quang xúc tác
+ Phương pháp hấp phụ
+ Khử trùng
*Xử lý bằng phương pháp sinh học:
Phương pháp này thường dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keo và
hữu cơ hòa tan (đôi khi cả vô cơ) khỏi nước thải. Nguyên lý của phương pháp
là dựa vào hoạt động sống của các vi sinh vật có khả năng phân hủy, bẻ gẫy
các địa phân tử hữu cơ thành các chất đơn giản hơn, đồng thời chúng cũng sử
dụng các chất có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng như Cacbon, Nitơ,
Photpho, Kali… Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo có thể đạt
mức hoàn toàn (xử lý sinh học hoàn toàn) với BOD giảm tới 90-95% và
không hoàn toàn với BOD giảm tới 40-80%. Phương pháp sinh học là phương
pháp triệt để nhất, nó tạo ra những sản phẩm thân thiện với thiên nhiên hoặc
biến đổi những chất có hại trở thành hữu ích. Ngày nay, phương pháp sinh
học đã và đang được nghiên cứu, áp dụng để xử lý ô nhiễm môi trường.
Phương pháp sinh học gồm:
+ Các công trình xử lý nước thải hiếu khí

+ Sử dụng các ao hồ để xử lý nước thải bằng sinh vật thủy sinh
+ Các hệ thống xử lý yếm khí
* Xử lý bằng quá trình tự nhiên:
- Cánh đồng lọc chậm
- Cánh động lọc nhanh
- Cánh động chảy tràn
- Xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh
- Xử lý bùn
10
2.1.2.5. Những nghiên cứu về thực vật thủy sinh trong xử lý ô nhiễm
* Các loại thực vật thủy sinh chính
Để đối phó với vấn đề ô nhiễm nguồn nước, phương pháp lọc sinh học
đã được biết từ lâu, song mãi đến thế kỉ XIX mới được chú ý và được thực
hiện ở một số nước. lọc sinh học lần đầu tiên được áp dụng ở Mỹ năm 1983.
về nguyên lý của phương pháp lọc sinh học là dựa trên quá trình hoạt động
của vi sinh vật ở màng lọc, oxy hóa chứa các chất bẩn hữu cơ trong nước.[5]
“ Trong đó thủy sinh thực vật đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến khả
năng sinh học”.[8]
Thực vật thủy sinh (TVTS) là các loài thực vật sống trong môi trường
nước, bao gồm những loài cơ thể ngập hoàn toàn trong nước, hoặc những loài
chỉ ngập từng phần cơ thể. Do sống trong môi trường nước, có những đặc
điểm thích nghi cả về hình thái cấu tạo lẫn phương thức sống. Để tăng cường
khả năng hấp thụ oxi, tăng bề mặt tiếp xúc, lá của chũng có bản lớn hoặc chẻ
nhỏ thành dạng sợi, xoang khí và gian bào phát triển mạnh. Lá có thể khác
nhau về hình dạng và cấu tạo tùy theo vị trí tiếp xúc với nước. Mô đỡ (thân,
cành) kém phát triển, thường là mềm yếu. Một số loài sống ở đấy, ở ven bờ
như rong, khoai nước, một số sống trôi nổi trong nước như tảo lam, tảo đỏ…
TVTS có số lượng loài lớn và tăng nhanh về sinh khổi nên rất nhiều loài được
khai thác, phục vụ cho đời sống. Nhiều loài (rong câu, rong mơ…), làm cảnh
(thủy tiên…), làm thức ăn cho cá, chim. Nơi cư trú và đẻ trứng cho nhiều loài

động vật thủy sinh. TVTS còn có vai trò quan trọng trong xử lý nước thải,
tăng khả năng tự làm sạch thủy vực. nhưng trong một số diều kiện môi trường
cự thể, một số loài có thể trở thành loài gây hại do phát triển quá dày làm tắc
nghẽn kênh mương, hồ chứa.
Các loại thủy sinh chính:
Thủy sinh thực vật sống chìm: loài thực vật này phát triển dưới mặt nước
và chỉ có thể phát triển được ở nguồn nước có đủ ánh sáng. Chúng gây nên tác
hại như làm tăng độ đực của nguồn nước, ngăn cản sự khuyếch tán của ánh sáng
vào nước. do đó các loài thủy sinh thực vật này không hiệu quả tỏng việc làm
sạch các chất thải.
11
Thủy sinh thực vật sống trôi nổi: Rễ của loài thực vật này không bám
vào đất mà lơ lửng trên mặt nước. no strooi nỏi trên mặt nước theo gió và theo
dòng nước. rễ của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phan hủy các
chất thải.
Thủy sinh thực vật sống nổi: Loại thực vật này có rễ bám vào đất
nhưng thân và lá phát triển trên mặt nước. Loại này thường sống ở những nơi
có chế độ thủy triều ổn định.
Bảng 2.1. Một số thủy sinh thực vật tiêu biểu
Loại
Tên thông
thường
Tên khoa học
Thủy sinh thực vật sống
chìm
Hydrilla Hydrilla verticillata
Water
Milfoil
Myriophyllum
spicatum

Blyxa Blyxa aubertii
Thủy sinh thực vật sống trôi
nổi
Lục bình Eichhornia crassipes
Bèo tấm Wolfia arrhiga
Bèo tai
tượng
Pistia stratiotes
Salvinia Salvinia spp
Thủy sinh thực vật sống nổi
Sậy Phragmites communis
Cattails Typha spp
Bulrush Scirpus spp
Bảng 2.2. Nhiệm vụ của thủy sinh thực vật
Rễ và thân gốc Nhiệm vụ
Rễ và/ hoặc thân
Là giá bám cho vi khuẩn phát triển
Lọc và hấp thu chất rắn
Thân và/ hoặc lá ở mặt nước hoặc
phí trên mặt nước
Hấp thụ ánh sáng mặt trời do đó cản
trở sự phát triển của tảo
Làm giảm ảnh hưởng của gió lên bề
mặt xử lý
Làm giảm sự trao đổi giữa nước và
khí quyển
Chuyển oxy từ lá xuống rễ
(Nguồn: www.yeumoitruong.com )[13]
*Một số nghiên cứu về ứng dụng biện pháp sinh học trong xử lý nước thải trên
Thế giới

12
- Ở miền bắc Thụy Điển, bãi lọc trồng cây ngập nước được sử dụng để xử
lý bổ sung nước thải sau các trạm xử lý đô thị. Nhìn chung, khử nitơ là mục đích
chính, mặc dù hiệu quả xử lý TSS và BOD cũng khá cao. Nghiên cứu của J.L.
Andersson, S. Kallner Bastviken và K. S. Tonderski đã đánh giá hoạt động trong
3 – 8 năm của bốn bãi lọc trồng cây quy mô lớn (diện tích 20 – 28 ha).
- Ở Na Uy, bãi lọc trồng cây dòng chảy ngầm đã được xây dựng để xử lý
nước thải sinh hoạt vào năm 1991. Ngày nay, ở những vùng nông thôn ở Na
Uy, phương pháp này trở nên rất phổ biến để xử lý nước thải sinh hoạt, nhờ
các bãi lọc vận hành với hiệu suất cao thậm chí cả vào mùa đông và với chi
phí thấp.
- Tại Đan Mạch, hướng dẫn chính thức mới về xử lý nước thải tại chỗ
nước thải sinh hoạt gần đây đã được Bộ Môi Trường Đan Mạch công bố, áp
dụng bắt buộc đối với các nhà riêng ở nông thôn. Trong hướng dẫn này người
ta đã đưa vào hệ thống bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng, cho
phép đạt hiệu suất khử BOD tới 95% và nitrat hoá đạt 90%. Hệ thống này có
thể bao gồm cả quá trình kết tủa hoá học để tách phốtpho bằng PAC trong bể
phản ứng lắng, cho phép loại bỏ 90% Photpho.
- Ở Đức, một chương trình nghiên cứu về mặt vi sinh vật – sự tồn tại và
chết của các mầm bệnh trong nước thải được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu
Hagendorf Ulrich, Diehl Klaus và nnk trong nhiều năm, trên các mẫu nước lấy
từ ba bãi lọc trồng cây xử lý nước thải đã qua xử lý sơ bộ ( bể tự hoại nhiều
ngăn, hồ) và từ nước thải sinh hoạt đã qua xử lý sơ bộ. [2]
*Các kết quả nghiên cứu về xử lý ô nhiễm của thực vật thủy sinh trong nước
Hiện nay việc xử lý nước thải đang là một vẫn đề cấp bách. Lượng
nước thải sinh hoạt và công nghiệp ngày càng tăng gấp bội, mà để xử lý sao
cho hiệu quả cao với chi phí thấp lại không đơn giản. Vì vậy việc sử dụng các
loại thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải đã mang lại hiệu quả xử lý cao,
giá thành thấp và là biện pháp sinh học thân thiện với môi trường. đã có nhiều
nghiên cứu của các nhà khoa học trong việc sử dụng thực vật thủy sinh trong

xử lý nước thải như:
Viện Công nghệ môi trường (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) đã
quyết dịnh ứng dụng thực vật thủy sinh trong việc xử lý ô nhiễm nước hồ.
13
theo GS-TS Đặng Đình Kim, Phó Viên trưởng Viện Khoa học công nghệ cho
biết, thực vật thủy sinh có thể giúp loại bỏ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng,
Nitơ, Photpho và kim loại trong hồ. chính vì vậy việc sử dụng thực vật thủy
sinh để xử lý ô nhiễm nước hồ rất tiện lợi, bởi đây không chỉ là biện pháp sinh
học thân thiện với môi trường, giá thành xử lý thấp hơn so cới các phương
pháp khác, mà còn có thể tận dụng thực vật thủy sinh làm thức ăn chăn nuôi
hoặc sản xuất phân bón. Tại thời điểm này ý tưởng sử dụng thực vật thủy sinh
xử lý ô nhiễm nước hồ đã được Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây xây dựng
dự án áp dụng cho Hồ Tây. Theo đó dự án này với số tiền đầu tư trên 5 tỷ
đồng sẽ được trồng ở ven hồ các loại sen, súng, rong đuôi chó vừa có tác
dụng sử lý ô nhiễm lại khai thác giá trị kinh tế của các loài thực vật thủy sinh
Viện Công nghệ sinh học và Viện Hóa học đã phối hợp nghiên cứu
thành công quy trình xử lý nước thải chứ kim loại nặng bằng cả hai phương
pháp hóa học lẫn sinh học. quy trình này sử dụng các chất có nguồn gốc sinh
học để làm chất hấp thụ và một số thực vật thủy sinh để xử lý công đoạn cuối
cùng. Từ đó không gây ảnh hưởng đến môi trường mà ngược lại môi trường
sạch hơn nhờ thực vật. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn B của TCVN 5945-
1995. Cũng qua thử nghiệm cho thấy hàm lượng các kim loại nặng giảm
81,4% đến 98,7% tùy theo kim loại, trong đó có một số kim loại có thể khử
được triệt để hoàn toàn.
“Dùng hệ thực vật - chủ yếu là cây ngổ dại làm giảm thiểu ô nhiễm
nguồn nước ở thôn La Dương” của Triệu Tiến Chuẩn. [12]
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Khả năng xử lý nước thải của cây rau muống, rau ngổ.
Rau muống (tên khoa học Ipomoea aquatica) là một loài thực vật nhiệt
đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm(Colvolvulaceae), là một loại rau ăn lá.
Phân bố tự nhiên chính xác của loài này hiện chưa rõ do được trồng phổ biến
khắp các cùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại Việt Nam rau
muống là một loại rau rất phổ thông, và các món ăn từ rau muống rất được ưa
chuộng. Rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xemluloza.
Hàm lượng muối khoáng cao: Canxi, photphi, sắt, Vitamin có caroten,
VitaminC, Vitamin B1, Vitamin PP, Vitamin B2.
Rau ngổ (tên khoa học Limnophila aromatica) là loại thực vật bán thủy
sinh thuộc loại hoa mõm sói (Scrophulariaceae), là cây cỏ, mọc bò, thân rỗng
giòn, dài 20-30cm, có nhiều lông, mùi rất thơm, lá nhẫn, phần lá gần thân nhỏ
lại, mép hơi có răng cưa thưa, hoa mọc đơn độc ở nách lá. Người miền Nam
gọi rau muống là rau mò om, người miền Trung thì gọi là rau ngổ diếc. Rau
ngổ thường dùng như các rau gia vị, ăn sống hoặc chế biến thành những món
ăn. Rau ngổ có 93% nước, 2,1% protit, 1,2% gluxit, 2,1% xemluloza,
0,29%Vitamin B, và một số ít Vitamin C. Theo đông y rau ngổ có tác dụng
kháng viêm, lợi tiểu, giải độc do ngộ độc thức ăn, làm giãn cơ ruột, giãn
mạch, điều trị ngoài da.[10]
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm
Với khả năng và thời gian có hạn đề tài chỉ nghiên cứu khả năng xử lý
nước ô nhiễm của thực vật thủy sinh tại ao cá Bác Hồ - trường đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian tiến hành
Từ tháng 1/2014 đén tháng 5/2014
15
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá chất lượng nước tại ao cá Bác Hồ - trường đại học Nông
Lâm Thái Nguyên

3.3.2. Tiến hành mô hình thí nghiệm xử lý nước bằng các bể có thả thực
vật thủy sinh
3.3.3. Đánh giá chất lượng nước sau khi xử lý bằng thực vật thủy sinh
3.3.4. Đề xuất mô hình xử lý nước có hiệu quả cao
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
Tham khảo các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành có liên quan đến khu
nghiên cứu và liên quan đến các vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp:
+ Thu thập, sử dụng tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội, tài nguyên… Bằng cách điều tra các số liệu ở các văn bản, tạp chí,
internet…
- Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu, số liệu thứ cấp:
+ Sau khi thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp cần chọn lọc ra các
số liệu cần thiết để đưa vào đề tài. Vì các số liệu, tài liệu thu thập được từ rất
nhiều nguồn khác nhau về độ phân tích và độ chính xác.
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tiến hành khảo sát và ghi lại các hình
ảnh tại khu vực ô nhiễm.
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
* Chỉ tiêu theo dõi
Đề tài theo dõi các chỉ tiêu sau: BOD
5
, COD, Nitơ tổng, Photpho tổng, TSS.
* Phương pháp lấy mẫu:
- Dụng cụ lấy mẫu: Dùng chai đựng mẫu bằng nhựa có nút đậy, được rửa
sạch và tráng bằng nước cất.
- Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN 5995-1995
* Phương pháp phân tích mẫu:
+ Phân tích BOD5: TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989)

16
+ Phân tích COD: TCVN 6491: 1999
+ Xác định nitrat :TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988)
+ Phân tích Phosphat: TCVN 6202: 2008
+ Xác định hàm lượng TSS: TCVN 6053–1995 (ISO 9696-1992)
+ Xác định pH : TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994).
Các thông số môi trường được phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa Môi
trường – Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
3.4.4. Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm thiết kế theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
Một thí nghiệm được thiết kế theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên khi các
công thức (loại cây thủy sinh trồng trong thí nghiệm) được chỉ định một cách
hoàn toàn ngẫu nhiên vào các ô thí nghiệm sao cho mỗi ô thí nghiệm đều có
cơ hội như nhau để nhận được bất kỳ một công thức nào. Theo kiểu sắp xếp
này thì bất kỳ sự khác nhau nào( ngoài nhân tố thí nghiệm) giữa các ô thí
nghiệm đều đều được coi là sai số thí nghiệm. kiểu sắp xếp này chỉ phù hợp
khi các ô thí nghiệm hoàn toàn đồng nhất. trong thí nghiệm này, nhóm tạo các
ô thí nghiệm là các thùng xốp có cùng kích thước dài x rộng x cao =
45x35x30 (cm), đổ cùng một lượng nước ao. Các ô thí nghiệm được đặt trong
môi trường đồng nhất. [9]
3.4.4.1. Quá trình sắp xếp thí nghiệm
Trong thí nghiệm này, tôi chọn cách rút thăm để chỉ định loại cây trồng
vào các ô thí nghiệm, vì cách này đơn giản dễ làm.
3.4.4.2. Xác định tổng số ô thí nghiệm: N=r*t
• N: tổng số ô thí nghiệm
• r: số lần nhắc lại của mỗi loại cây trồng (công thức)
• t: số loại cây thực vật thủy sinh được trồng trong thí nghiệm cho
mỗi lần nhắc lại
Trong thí nghiệm này tôi chọn 2 loại thực vật thủy sinh và mỗi loại
được nhắc lại 3 lần, và 1 công thức lắng tự nhiên nhắc lại 3 lần.

17
Tổng số thùng thí nghiệm: N=3*3=9 thùng (ô thí nghiệm)
3.4.4.3. Chỉ định các công thức vào ô
Chuẩn bị N(9) mẫu giấy, chia mẫu giấy thành 3 nhóm, các mẫu giấy trong
mỗi nhóm có cùng ký hiệu một công thức. như vậy, trong thí nghiệm này có 3
mẫu mang chữ A, 3 mẫu mang chữ B, 3 mẫu mang chữ C. Trộn 9 mẫu giấy
đã gấp kín trong một hộp.
Rút ra mỗi lần một mẫu giấy, đặt vào các ô theo thứ tự từ đầu đến cuối.
mở mảnh giấy ra ta có công thức được chỉ định vào các ô như sau:
Thứ tự xuất hiện ô 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Công thức A C B B A C C A B
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
- Các cây thủy sinh được lấy tại vùng trồng rau phường Túc Duyên – tp
Thái Nguyên và nước ao khu vực ao cá trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên. Mỗi loại lấy số lượng là 50 cây, được trồng trên các bồn thí nghiệm.
*Phương pháp theo dõi
- Theo dõi sự phát triển của cây trong các mô hình. Thời gian triển khai
nghiên cứu thí nghiệm: từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012.
18

1m
1m
0,2m
1
A
2
C
3
B
4

B
5
A
6
C
7
C
8
A
9
B

×