PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là một trong những tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất và vô cùng
quý giá của Việt Nam. Rừng cung các vật liệu cần thiết cho cuộc sống hằng ngày
cho cuộc sống con người như gỗ, củi, thức ăn, thuốc chữa bệnh, giúp điều hòa nhiệt
độ, nước ở các con sông và ngăn chặn xói mòn đất. Rừng Việt Nam còn có tầm
quan trọng đối với thế giới do đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật, và
côn trùng rất phong phú và độc đáo của riêng Việt Nam. Tuy nhiên, trong vòng 50
năm gần đây rừng đã bị tàn phá rất nặng nề, phần lớn những khu rừng còn lại nằm
tập trung ở các vùng núi cao.
Trong các khu rừng như vậy cây lá kim đóng một vai trò rất quan trọng
về sinh thái cũng như về khả năng cung cấp gỗ và các lâm sản khác. Cây lá
kim là một phần của một trong hai nhóm thực vật bậc cao, nhóm cây hạt trần
(Gymnospermae). Cây hạt trần có nguồn gốc từ trên 300 triệu năm trước và
trong thời gian dài đã từng tạo thành thảm thực vật chính trên trái đất. Hiện
nay chỉ có khoảng 900 loài cây hạt trần, bao gồm cả các loài Tuế, Gắm
(Gnetum) và những nhóm nhỏ khác. Cây lá kim là nhóm cây có nhiều nhất
trong cây hạt trần. Tất cả các loài cây lá kim đều thụ phấn nhờ gió với các nón
đực và nón cái (hoa) riêng biệt hoặc trên các cây khác nhau (phân tính khác
gốc như ở phần lớn họ Kim Giao – Podocarpaceae) hoặc trên các phần khác
nhau của cùng một cây (phân tích cùng gốc như ở các loài thông – Pinus).
Theo sách “Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn năm
2004” [2] thì Thiết sam giả lá ngắn là 1 trong số 33 loài Thông của Việt Nam
được xếp vào danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ quốc gia và
quốc tế .
Trên thế giới, Thiết sam giả lá ngắn gặp ở các vùng núi đá vôi của hai
tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc
Ở Việt Nam, kết quả điều tra nhiều năm cho thấy, Thiết sam giả lá
ngắn được phân bố trên núi đá vôi của các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn ở độ cao từ 500-1500 m so với mực nước biển. Loài này mang
nhiều ý nghĩa về sinh thái, giá trị thương mại, giá trị sử dụng, giá trị văn hóa
cảnh quan. Hiện nay vùng phân bố đang bị thu hẹp dần, số lượng cá thể loài
còn lại rất ít do con người khai thác vì mục đích thương mại, làm đồ thủ công
mỹ nghệ, khả năng tái sinh trong tự nhiên kém dẫn đến nguy cơ bị tuyệt
chủng.
Thiết sam giả lá ngắn được đề nghị loài bổ xung vào danh lục các loài
quý hiếm và nguy cấp theo nghị định 32/NĐ-CP/2006 nghiêm cấm khai thác
và sử dụng với mục đích thương mại. Thuộc bậc VU theo sách đỏ Việt Nam
2007 và danh lục đỏ IUCN 2007.
Hiện nay, ở nước ta các nghiên cứu về loài Thiết sam giả lá ngắn còn
hạn chế, các nghiên cứu chỉ tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái,
các thông tin về khả năng tái sinh trong tự nhiên còn ít.
Vậy để bảo tồn loài thiết sam giả lá ngắn cần phải nghiên cứu về đặc
điểm phân bố, sinh vât học, sinh thái học,vật hậu các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tái sinh. Để làm được điều này chúng ta phải hiểu biết đấy đủ những
quy luật sinh sống của quần thể Thiết sam giả lá ngắn, từ thực tế trên kết hợp
với những kiến thức đã học tôi tiến hành: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc
quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng &
L.K.Fu, 1975) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm cấu trúc quần thể loài Thiết sam
giả lá ngắn tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm đưa ra được những
giải pháp bảo tồn và phát triển loài quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng
này.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Về lý luận
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Thiết sam giả lá ngắn
phân bố ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng và mô phỏng quy luật.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, phát triển và bảo tồn loài Thiết sam giả
lá ngắn.
1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận
dụng vào thực tế sản xuất.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề
tài cụ thể.
- Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật được áp dụng trong
thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn, các hoạt động của công
tác bảo tồn.
Biết được đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc,
tình trạng và vai trò của loài Thiết sam giả lá ngắn.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Cấu trúc rừng: là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh
vật trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác
nhau có thể cùng sinh sống hòa thuận trong một khoảng không gian nhất định
trong một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là
sự thể hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các
thành phần trong hệ sinh thái với nhau và với môi trường sinh thái. Cấu trúc
rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
- Cấu trúc rừng phản ánh điều kiện sinh thái. Cụ thể: Những nơi có
điều kiện môi trường khắc nghiệt, cấu trúc rừng đơn giản chỉ gồm những loài
cây chống chịu được môi trường đó. Nơi có môi trường thuận lợi, cấu trúc
rừng phức tạp và gồm nhiều loài cạnh tranh, có phần cộng sinh, ký sinh
(các loại rêu, địa y…). Vùng ôn đới, cấu trúc rừng thường là thuần loài, đều
tuổi, một tầng, rụng lá. Vùng nhiệt đới như Việt Nam, cấu trúc rừng tự nhiên
điển hình là rừng hỗn loài, nhiều tầng, thường xanh quanh năm.
- Ngay trong một khu vực nhất định như ở sườn đồi, đỉnh đồi và ven
khe suối cạn cũng có những kiểu thảm thực vật khác nhau. Thậm chí trong
một kiểu thảm thực vật (cùng một trạng thái rừng) thì đặc điểm cấu trúc, khả
năng tái sinh, mật độ cây rừng và phân bố số loài cây tại vị trí này cũng có thể
hoàn toàn khác so với vị trí khác. Điều đó đã nói lên cây rừng chịu ảnh hưởng
sâu sắc của điều kiện sinh thái.
2.1.2. Những nghiên cứu trên thế giới
2.1.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc.
Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được
Richards P.W (1933 – 1934), Baur. G (1976) [3], Odum (1971)
[8] tiến hành.Các nghiên cứu này thường nêu lên quan điểm, khái niệm và
mô tả định tính về tổ chức thành dạng sống và tầng phiến của rừng.
Baur. G (1976) [3] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung, về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó
đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh
áp dụng cho rừng mưa tự nhiên.
Odum (1971) [8] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật
ngữ hệ sinh thái(ecosystem) của tansley A.P năm 1935.Khái niệm hệ sinh thái
được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm
sinh thái học.
2.1.2.2 Những nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh
thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những
loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng: Dưới tán rừng, chỗ trống trong
rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy.Vai trò của lớp cây con
này là thay thế thế hệ cây già cỗi.Vì vậy tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là
quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ.
Trên thế giới những nghiên cứu về tái sinh rừng đã được tiến hành từ
lâu, trong đó đáng chú ý là các công rình nghiên cứu của Richards, P W
(1952), Bernard Rollet (1974), tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố
cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: Trong các ô có kích thước nhỏ (1 x 1m, 1x
1,5m) cây tái sinh có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poison.
Baur G.N (1962) cho rằng sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến sự
phát triển của cây con còn đối với sự nảy mần và phát triển của cây mần ảnh
hưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ cây bụi có ảnh hưởng đến sự
phát triển của cây tái sinh.
2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.1.3. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng
Trong những năm gần đây nghiên cứu về cấu trúc rừng đã được nhiều
tác giả quan tâm vì cấu trúc rừng là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp tác
động vào rừng hợp lý.
Đào Công Khanh (1996)[5], Bảo Huy (1993)[1] đã căn cứ vào tổ thành
loài cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp
lâm sinh.
Mối quan hệ giữa cấu trúc rừng với lớp cây tái sinh trong rừng hỗn loài
cũng được đề cập trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Trương
(1983) [10]. Theo tác giả, cần phải thay đổi cách khai thác rừng cho hợp lý
vừa cung cấp được gỗ, vừa nuôi dưỡng và tái sinh được rừng. Muốn đảm bảo
cho rừng phát triển liên tục trong điều kiện quy luật đào thải tự nhiên hoạt
động thì rõ ràng là lớp cây dưới phải nhiêu hơn lớp cây kế tiếp nó ở phía trên.
Điều kiện này không thực hiện được trong rừng tự nhiên ổn định mà chỉ có
trong rừng chuẩn có hiện tượng tái sinh liên tục đã được điều tiết khéo léo của
con người.
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978)[9] khi nghiên cứu về thảm thực vật
rừng Việt Nam, đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điểu
khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng. Nếu các điều kiện
khác của môi trường như đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay
đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng
không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà
diễn thế theo những phương thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa sinh vật
và môi trường.
2.1.3.2. Những nghiên cứu về tái sinh rừng
Đã có nhiều công trình nghiên về tái sinh rừng của các tác giả như:
Viện điều tra – Quy hoạch rừng, Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) [9],
Phùng Ngọc Lan (1984) [6], Vũ Tiến Hinh (1991) [4].
Vũ Tiến Hinh (1991) [4] nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên ở Hữu Lũng
và Ba chẽ, đưa ra kết luận: Hệ số tổ thành tính theo % số lượng cây tái sinh và
tầng cây cao có liên quan chặt chẽ với nhau và theo dạng đường thẳng.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Nguyên Bình là một huyện vùng cao nhưng cũng là một huyện trung tâm
của tỉnh Cao Bằng. Nguyên Bình có địa hình phức tạp, dân cư phân tán, giao
thông khó khăn. Nguyên Bình có 18 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên
là 83.915,71 ha.
Huyện Nguyên Bình nằm ở vị trí toạ độ 105
0
40’ kinh độ Đông, 22
0
30’
đến 22
0
50’ vĩ độ Bắc.
- Phía Đông giáp huyện Hoà An;
- Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Nam giáp huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Bắc giáp huyện Thông Nông.
b. Địa hình, địa mạo
Huyện Nguyên Bình có địa hình núi đồi phức tạp, chủ yếu là núi đá
vôi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh và cao từ 700m - 1.300m. Điểm cao nhất là
1.931m (Phía Oắc), điểm thấp nhất 100m. Độ cao trung bình của huyện là
1.100 m. Nhìn chung, địa hình của các xã trên địa bàn huyện Nguyên Bình
nằm trên vùng núi cao có cao độ từ 500m (Thái Học, Tam Kim, Hưng Đạo,
Mai Long) đến 1.400m (Quang Thành, Thành Công, Triệu Nguyên, Yên
Lạc).
- Theo kiến tạo địa hình, huyện Nguyên Bình chia thành 2 vùng rõ rệt:
+ Vùng núi đất gồm các xã: Lang Môn, Bắc Hợp, Minh Tâm, Minh
Thanh, Tam Kim, Quang Thành, Thịnh Vượng, Thành Công, Hoa Thám, Thể
Dục, Hưng Đạo và thị trấn Nguyên Bình.
+ Vùng núi đá gồm các xã: Thái Học, Vũ Nông, Yên Lạc, Triệu
Nguyên, Mai Long, Phan Thanh, Ca Thành và thị trấn Tĩnh Túc.
c. Điều kiện địa chất – thổ nhưỡng
* Tài nguyên đất
Nhìn chung tài nguyên đất của huyện Nguyên Bình khá phong phú.
Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng 1/25.000 thì trên địa bàn
huyện có 18 loại đất chính trong bảng sau đây:
Bảng 2.1: Thổ nhưỡng huyện Nguyên Bình
Hạng mục Ký hiệu
Diện tích
(ha)
1. Đất phù sa sông suối Py 297,24
2. Đất sám bạc màu trên là sa cổ B 30
3. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 704
4. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 1.242
5. Đất nâu đỏ trên đá mắc Bazơ và trung tính Fk 1.630
6. Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 240
7. Đất nâu vàng trên đá vôi Fn 360
8. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 39.950
9. Đất đỏ vàng trên mắc ma axít Fa 800
10. Đất vàng nhạt trên bãi cát Fq 1.050
11. Đất mùn nâu đỏ trên đá vôi Hv 1.233,4
12. Đất mùn nâu đỏ trên đá mắc ma Bazơ trung
tính
Hk 2.410
13. Đất mùn đỏ vàng trên đất sét biến chất Hs 12.470
14. Đất mùn đỏ trên đá mắc ma axít Ha 4.680
15. Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 922
16. Đất mùn vàng trên núi cao A 246
17. Đất núi đá 15.200
18. Sông suối 255,36
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của huyện Nguyên Bình và thống kê của
tỉnh Cao Bằng)
* Tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. Nước mặt
phân bố chủ yếu ở hệ thống sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch và nguồn nước
ngầm tập trung ở các thung lũng.
Đặc điểm chung của huyện nơi vùng núi đá vôi cao có nhiều hang động
catxtơ, nên nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm rất nghèo, gây khó
khăn cho những xã vùng cao núi đá của huyện.
* Tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp hiện nay tính toàn huyện có: 71.876,67 ha chiếm 85,65
% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất có rừng là 54.689,72 ha, trong đó có:
rừng sản xuất 1.567,09 ha; rừng phòng hộ 50.038,63ha và rừng đặc dụng
3.093,00 ha.
Nhiều loại gỗ quý như Lát, Nghiến, Thiết sam giả lá ngắn, gỗ nhóm 1,
2, 3 tuy đã được chăm sóc bảo vệ nhưng tỷ lệ còn lại rất ít, chủ yếu là rừng tái
sinh; hiện còn chủ yếu là chủng loại cây thuộc nhóm 4, 5, 6. Về rừng trồng,
ngoài thông và sa mộc, cây trúc sào là cây có giá trị kinh tế đang được nhiều
địa phương quan tâm phát triển. Trên rừng còn có nhiều động vật hoang dã,
các loại lâm sản có khả năng khai thác như: Măng, Mấm hương, Mộc nhĩ, Sa
nhân, Thảo quả đang bị khai thác vô tổ chức, không có kế hoạch bảo vệ
nguồn gen lâu dài.
d. Điều kiện khí hậu – thủy văn
• Điều kiện khí hậu
Huyện Nguyên Bình thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc khô hanh, thường xảy ra những đợt rét đậm kéo dài
kèm theo sương muối (tháng 12 và tháng 1, tháng 2). Độ ẩm không khí trung
bình 82%/năm. Lượng bốc hơi bình quân trong năm 831,6mm, lượng bốc hơi
lớn tập trung từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, do đó trong các tháng này
thường xuyên xảy ra khô hạn;
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng
mưa trung bình 1200mm. Trong đó mưa lớn nhất trung bình 2.043,7mm.
Lượng mưa trong năm phân bố không đều thường tập trung vào các tháng 6,
tháng 7 và tháng 8. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20
0
C, cao nhất khoảng
35 - 36
0
C, thấp nhất từ 0
0
C đến 6
0
C.
+ Gió bão: Gió Đông Nam và Đông Bắc là 2 hướng gió chủ đạo của
huyện, tốc độ trung bình 1,4 m/giây, mạnh nhất lên đến 20 m/giây, bị ảnh
hưởng bởi bão và áp thấp nhiệt đới. Sương muối năm nào cũng tập trung vào
tháng giêng, tháng 2 ít nhất 2 - 3 ngày, có nơi có năm kéo dài 5 - 7 ngày,
sương mù thường xuyên xuất hiện ở những vùng núi khe sâu, kéo dài thời
gian từ 2 - 4 giờ/ngày.
* Điều kiện thủy văn
Chế độ thủy văn các con sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và
khả năng điều tiết của lưu vực. Do đó, cùng với diễn biến lượng mưa hàng
tháng trong năm thì chế độ thủy văn trên các con sông cũng thay đổi theo hai
mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn. Đa số các con sông, suối trên địa bàn huyện
Nguyên Bình đều bắt nguồn từ những dãy núi cao trên 1.000 m ở các xã
Thành Công, Hưng Đạo, Quang Thành, Tam Kim, Hoa Thám chảy về Hoà
An. Sông lớn nhất của huyện là sông Hiến. Ngoài ra, huyện còn có 2 con sông
nhỏ chảy qua là sông Năng và sông Nguyên Bình (sông Năng chảy dọc địa
giới giữa Nguyên Bình với Ba Bể rồi chảy về Bắc Kạn; sông Nguyên Bình
bắt nguồn từ những dãy núi cao Tĩnh Túc chảy qua xã Thể Dục, thị trấn
Nguyên Bình, xã Bắc Hợp rồi chảy ra Hoà An).
2.2.2.Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.2.2.1. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư
* Dân số
Trên địa bàn toàn huyện Nguyên Bình có 07 dân tộc sinh sống kết quả
điều tra dân tộc có:
Dân tộc Tày, Nùng chiếm 47,0 %
Dân tộc Dao chiếm 38,7 %
Dân tộc Mông chiếm 5,6 %
Dân tộc Kinh chiếm 8,6 %
Và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất ít 0,1%
Tổng dân số toàn huyện là 39 644 người. Mật độ dân số bình quân
chung của huyện là 47 người/km
2
. Dân cư của huyện phân bố không đồng đều
giữa các xã. Nơi có mật độ đông dân nhất là Thị trấn Nguyên Bình 207
người/km
2
và Thị trấn Tĩnh Túc 165 người/km
2
. Nơi có mật độ thấp nhất là xã
Thịnh Vượng 16 người/km
2
.
* Lao động, việc làm và đời sống dân cư
Lao động trên địa bàn huyện chủ yếu là theo mùa vụ, do vậy hướng giải
quyết việc làm là khắc phục tình trạng bán thất nghiệp bằng các hình thức đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Đầu tư thâm canh tăng vụ,
nâng cao giá trị sản xuất của ruộng đất, phát triển tiểu thủ công nghiệp và
ngành nghề, phát triển kinh tế dịch vụ. Tạo điều kiện cho nhân dân được vay
vốn lãi suất ưu đãi, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm nhằm trang
bị cho nông dân kiến thức thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất.
2.2.2.2. Các hoạt động kinh tế trong khu vực
* Sản xuất nông nghiệp
- Ngành trồng trọt
Cây trồng nông nghiệp huyện Nguyên Bình chủ yếu là cây lúa, cây ngô
và các loại cây khác như: khoai, sắn, rau đậu các loại. Ngoài ra, một số dược
liệu có giá trị cũng từng bước được đầu tư trồng và chăm sóc như sa nhân,
sâm đất, …
Diện tích trồng một số cây trồng chủ yếu năm 2010:
+ Diện tích Trúc sào là: 1435 ha
+ Diện tích Dong riềng: 100 ha
+ Diện tích Đỗ tương: 309 ha
+ Diện tích cây Lạc: 152 ha
+ Diện tích Chè chất lượng cao khoảng 7 ha.
+ Diện tích cây Dược liệu: 3,4 ha.
+ Trồng cây Thảo quả: 53 ha.
Ngoài ra, các vùng có tiểu khí hậu đặc trưng có thể sản xuất các sản
phẩm hàng hóa khác như trồng thuốc lá nguyên liệu tại các xã Tam Kim,
Minh Tâm, Bắc Hợp, Minh Thanh và trồng rau trái vụ tại các xã như Thái
Học, Thành Công, Yên Lạc.
- Ngành chăn nuôi
Phát triển chăn nuôi theo điều kiện từng vùng, đưa chăn nuôi trở thành
ngành chính và chiếm tỷ trọng lớn trong kinh tế nông nghiệp, chú trọng chăn
nuôi đại gia súc. Theo thống kê, năm 2010 tổng đàn trâu là 10.571 con, bò là
13 176 con, tổng đàn ngựa 263 con.
Chăn nuôi lợn cũng được quan tâm phát triển mạnh, năm 2005 tổng
đàn lợn 25.800 con đến năm 2010 là 29.554 con. Đàn gia cầm năm 108.200
con và đến năm 2010 là 111.000 con. Các giống vật nuôi chủ yếu là giống cũ
địa phương. Các loại giống này tuy năng suất không cao nhưng lại thích nghi
với khí hậu, cách chăn nuôi của đồng bào. Chăn nuôi ở nhiều vùng vẫn còn
duy trì theo phương thức thả rông, ít được đầu tư, do vậy năng suất còn thấp.
- Thuỷ sản
Do điều kiện tự nhiên của huyện không thuận lợi nên việc nuôi trồng
thủy sản trong những năm qua chưa phát triển và tỷ trọng chưa đáng kể trong
cơ cấu ngành nông nghiệp. Đến nay, mới có gần 16 ha ao, hồ chủ yếu ở các
xã Tam Kim, Minh Tâm, Thị trấn Nguyên Bình, Minh Thanh, một số ít còn
lại ở các xã Lang Môn, Bắc Hợp, Thể Dục, Quang Thành.
* Sản xuất lâm nghiệp
Rừng núi chiếm đại đa số diện tích tự nhiên ở các xã. Hầu hết là rừng
tự nhiên đã được tổ chức giao khoán đến từng hộ quản lý khoanh nuôi và bảo
vệ. Biện pháp chính hiện nay của huyện là khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên
hiện có. Thông qua các chương trình dự án như 327, ĐCĐC và dự án 5 triệu
ha rừng đến năm 2009 keo lai trồng được 33,7 ha; cây Thông, Sa Mộc trồng
được 96,1 ha. Trong những năm qua rừng đã được phục hồi và phát triển,
thảm thực vật rừng khá phong phú, tập đoàn cây phong phú, nhiều tầng lớp
khác nhau nhưng tỷ lệ các nhóm gỗ quý như lát, nghiến còn rất ít do bị khai
thác tràn lan không kiểm soát được.
Thực hiện mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc và phát triển kinh tế
rừng, huyện đã tiếp tục triển khai giao đất, giao rừng, trồng rừng, chăm sóc
khoanh nuôi bảo vệ rừng. Đến nay công tác giao đất lâm nghiệp cơ bản hoàn
thành. Và đã thu hút các nhà đầu tư tham gia khai thác và trồng rừng kinh tế,
nâng tỷ lệ che phủ rừng của huyện từ 45% năm 2005 lên 50,8% năm 2010.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp đang đầu tư trồng rừng sản
xuất gắn với chế biến. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng phá rừng làm nương
rẫy, khai thác vận chuyển tài nguyên rừng trái phép. Đầu năm 2010, do khô
hạn kéo dài và ý thức kém của một số người dân dẫn đến tình trạng cháy rừng
xảy ra ở một số xã.
Nhìn chung, trong những năm qua, đất lâm nghiệp có rừng đã ngày
càng được mở rộng. Đã có sự đầu tư thích đáng cho công tác khoanh nuôi, tái
sinh và trồng rừng mới. Nhiều khu vực gỗ quý như Lát, Nghiến…được chăm
sóc, bảo vệ; nạn phá rừng chuyển mục đích đất lâm nghiệp sang mục đích
khác từng bước được hạn chế.
2.3.2.3. Giáo dục và Đào tạo.
Ngành giáo dục – đào tạo có nhiều chuyển biến tiến bộ, chất lượng giáo
dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục
được đầu tư ngày càng nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng. Số trẻ trong độ
tuổi đi học được được huy động ra lớp đạt từ 95% trở lên.
Về phổ cập giáo dục THCS đạt 8/20 đơn vị, vượt mục tiêu đề ra, xóa
mù chữ đạt 100% số xã, thị trấn.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, bất cập như việc chống mù chữ ở
một số xã chưa được quan tâm thường xuyên, còn khoán cho ngành giáo dục,
xảy ra hiện tượng tái mù chữ trở lại; số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
chưa đến lớp học chiếm khoảng 4% so với tổng số trẻ trong độ tuổi, chất
lượng dạy và học chưa đồng đều, nhiều phân trường, lớp trẻ cơ sở vật chất
còn thiếu thốn, tạm bợ.
2.2.2.4. Y tế
Mạng lưới y tế từ huyện đến xã được quan tâm, đầu tư xây dựng. Đến
nay, có 20/20 xã, thị trấn được xây dựng nhà trạm kiên cố để phục vụ cho
việc khám và chữa bệnh cho nhân dân. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ y
tế từ huyện đến xã, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện tốt các
chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống
các bệnh xã hội, quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế để thực hiện
tốt chương trình tăng cường cán bộ y tế về các xã và từng bước nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh ở tuyến huyện và các phân viện.
2.2.2.5. Giao thông, cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông
Do địa hình của huyện Nguyên Bình là vùng đồi, núi cao, có các thung
lũng, địa hình bị các dãy núi đá vôi chia cắt, nhiều khe suối, khí hậu núi cao
ẩm ướt. Vì vậy, đường giao thông phải bám theo sườn núi, quanh co, hiểm
trở. Trên địa bàn có đường Quốc lộ 3, Quốc lộ 34; đường tỉnh lộ 202, 212 đi
qua, đường huyện có 13 tuyến, đường xã hầu như các tuyến này chưa được
đầu tư, nhân dân qua lại chỉ theo đường mòn, xe cơ giới không thể đi lại
được.
- Đường huyện đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp được 67,7 km
- Đường xã đầu tư xây dựng được 224,8 km
- Cầu dân sinh đầu tư được 13 công trình với tổng chiều dài là 231 km
Tuy nhiên, ở những nơi vùng sâu vùng xa, vùng núi đá thì hầu như
chưa có đường giao thông đi lại, đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho công
tác xây dựng và bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm.
* Thuỷ lợi
Tính đến nay trên địa bàn huyện gồm có:
+ 336 Hệ thống kênh mương các loại với chiều dài hàng trăm km với
diện tích khoảng 15,50 ha.
+ 28 Hệ thống phai đập dâng nước (chủ yếu là phai tạm bằng tre, gỗ,
đá) chiếm diện tích khoảng 0,8 ha.
+ Một hệ thống hồ chứa nước chiếm diện tích 3 ha.
+ 182 Khe lạch, guồng cọn chiếm diện tích 4,55 ha.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 854 bể nước ăn phục vụ cho 787 hộ.
* Hệ thống điện
Hiện nay, huyện có 13/20 xã, thị trấn có lưới điện quốc gia đến trung
tâm, gần 60% số hộ được sử dụng điện. Do dân cư phân tán, việc đầu tư lưới
điện tốn kém, nên tỷ lệ hộ chưa được sử dụng điện quốc gia còn nhiều, chủ
yếu ở vùng sâu, vùng xa.
* Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt.
Hiện nay, hệ thống cấp nước trên địa bàn toàn huyện chưa có. Thị trấn
Nguyên Bình và Tĩnh Túc đã được nghiên cứu và lập dự án đầu tư nhưng
chưa được xây dựng. Nhân dân trong huyện đang dùng nước tự chảy hoặc tự
đào giếng để lấy nước sinh hoạt, vì vậy chưa được đảm bảo về vệ sinh môi
trường nguồn nước nhất là về mùa mưa lũ.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thiết Sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C.Cheng & L.K.Fu
1975) thuộc họ Thông Pinaceae.
- Giới hạn của đề tài tài tập trung nghiên cứu về cấu trúc, phân bố và
tình trạng của quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố tự nhiên tại hai xã
Ca Thành và xã Triệu Nguyên huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa diểm tiến hành nghiên cứu
-Đề tài tập trung triển khai tại hai địa điểm là: Xã Triệu Nguyên, Xã Ca
Thành, Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
- Đề tài tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài
liệu hoàn thiện đề tài dự khiến vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ
* Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
- Cấu trúc tổ thành và mật độ;
- Phân tích một số tham số thống kê;
- Nghiên cứu một số quy luật phân bố lâm phần.
+ Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính( N/D1.3);
+ Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao( N/Hvn);
+ Quy luật tương quan Hvn/D1.3.
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh
- Cấu trúc tổ thành; mật độ.
- Phân bố số cây theo cấp chiều cao.
- Phân bố số cây theo phẩm chất.
- Phân bố số cây theo nguồn gốc.
- Số cây tái sinh có triển vọng.
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc rừng
- Ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên.
- Ảnh hưởng của một số nhân tố xã hội.
3.3.2 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài quý hiếm
- Giải pháp về kỹ thuật
- Giải pháp về quản lý
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị các dụng cụ và tài liệu cần thiết như: Giấy bút, bảng biếu,
địa bàn, GPS, phấn, dây nylon, thước đo độ cao… và liên hệ với chính quyền
địa phương ở địa điểm thực tập.
3.4.2. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn ở địa phương
- Thu thập các số liệu có sẵn: Bản đồ, các tài liệu nghiên cứu về thực
vật, hệ sinh thái rừng, điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội… tại khu
vực nghiên cứu và các tài liệu nghiên cứu có liên quan từ trước đến nay.
3.4.3. Phương pháp luận
- Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật
rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978). Chuyên đề đã sử dụng phương
pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở khu vực nghiên cứu, số liệu đảm bảo
tính đại diện, khách quan và chính xác. Chuyên đề sử dụng các phương pháp
phân tích số liệu truyền thống, phương pháp kế thừa các tư liệu, số liệu có
liên quan
3.4.4. Ngoại nghiệp
3.4.4.1. Phỏng vấn người dân
- Phỏng vấn những người am hiểu về các loài cây Thiết Sam Gỉa lá
ngắn tại khu vực điều tra như các cụ già người dân bản địa sống gần rừng, cán
bộ kiểm lâm trên địa bàn.
3.4.4.2. Phương pháp lập điều tra theo tuyến
- Tuyến điều tra được lấp từ chân lên tới đỉnh, đi qua các trạng thái
rừng, tiến hành lập OTC tạo những nơi có quần thể loài Thiết sam giả lá ngắn
phân bố. Tùy điều kiện thực tế có thể tiến hành lập 4 tuyến điều tra theo 4
hướng khác nhau: Đông, Tây, Nam và Bắc.
3.4.5 Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn
Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một
số ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích đủ lớn. Việc áp dụng phương pháp điều tra
theo OTC ngẫu nhiên.
Cách lập ô
Cách bố trí các ô đo đếm được thể hiện trong hình 3.1.
- Đối với ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời:
+ Đối với rừng núi đá, diện tích OTC: 500 m2 (25 m x 20 m), hình
dạng OTC phụ thuộc vào địa hình.
+ Đối với đất có rừng tự nhiên trên núi đất, diện tích OTC: 2500 m2
(50 m x 50 m), hình dạng OTC phụ thuộc vào địa hình.
+ Phân bố: OTC đặt ngẫu nhiên, đại diện cho từng nhóm thực vật khác
nhau, đại diện cho địa hình, độ dốc, điều kiện thổ nhưỡng khác nhau.
+ Các OTC được đánh dấu ngoài hiện trường thông qua hệ thống cột
mốc gồm 4 cột đặt ở 4 góc của ô. Phần trên mặt đất 0,5m ghi rõ số hiệu OTC
và hướng xác định các góc còn lại.
- Đối với ô thứ cấp và ô dạng bản
+ Trong OTC, lập 5 ô thứ cấp 25m2 (5 m x 5m) theo đường chéo của
OTC. Trong một ô thứ cấp lập 1 ô dạng bản 1m2 (1 m x 1 m) ở chính giữa để
điều tra cây bụi thảm tươi, đất và vật rơi rụng.
Hình 3.1. Cách bố trí các ô đo đếm trong ô tiêu chuẩn diện tích 2500 m2
b. Điều tra nhóm cây gỗ trên ô tiêu chuẩn
- Đối tượng đo đếm: Tất cả các cây gỗ có D1,3 ≥ 5cm.
- Nội dung đo đếm:
(1) Đo đường kính:
Đo đường kính các cây gỗ tại vị trí chiều cao ngang ngực (1,3 m).
Trường hợp cây hai thân: Nếu chia thân từ vị trí 1,3m trở xuống thì coi
như hai cây, còn nếu chia thân trên 1,3m thì coi như một cây.
Những cây nằm trên ranh giới OTC được xử lý như sau: Chỉ đo đếm và
ghi chép vào phiếu những cây nằm trên cạnh trước và cạnh bên phải theo
hướng tiến của OTC còn những cây nằm cạnh sau và cạnh bên trái thì không
đo (xem Hình 3.2).
Đơn vị đo đường kính là (cm), đo theo đường kính thực (không phân
theo cấp đường kính).
Khi đo đường kính thân cây bằng thước kẹp kính cần đo theo 2 chiều
vuông góc (theo hướng Đông Tây và Bắc Nam) rồi lấy trị số bình quân. Có
thể đo chu vi thân cây tại độ cao 1,3 m cho những cây gỗ sau đó dùng chương
trình Excel và công thức chuyển đổi để tính đường kính theo công thức:
D=P/3.14 (3.1)
Trong đó: D là đường kính thân (cm); P là chu vi thân (cm); .
Xác định đường kính 1,3m cho tất cả các cây có đường kính > 5cm hay
có chu vi thân > 15.7 cm)
Đánh dấu tại vị trí đo đường kính bằng 2 vạch sơn đỏ song song với
mặt đất về 2 phía của thân cây (mỗi phía 1 vạch sơn).
(2) Xác định tên cây (tên phổ thông/tên địa phương) cho từng cây gỗ đã
đo đường kính. Những cây không biết tên phải lấy mẫu để giám định nhằm
đảm bảo ≥ 90% số cây đo đếm phải được xác định tên cây.
(3) Xác định phẩm chất cây gỗ cho từng cây gỗ đã đo đường kính:
Xác định phẩm chất cây gỗ cho từng cây gỗ đã đo đường kính phân
theo 3 mức phẩm chất A (Tốt), B (Trung bình), C (Xấu). Chỉ xác định phẩm
chất cho những cây còn sống:
+ Cây phẩm chất A: Cây gỗ khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối,
không sâu bệnh hoặc rỗng ruột.
+ Cây phẩm chất B: Cây có một số đặc điểm như thân hơi cong, tán
lệch, có thể có u bướu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng
sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành; hoặc cây đã trưởng thành,
có một số khuyết tật nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh
trưởng hoặc lợi dụng gỗ.
+ Cây phẩm chất C: Cây phẩm chất C là những cây đã trưởng thành, bị
khuyết tật nặng (sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn ) hầu như không
có khả năng lợi dụng gỗ; hoặc những cây chưa trưởng thành nhưng có nhiều
khiếm khuyết (cây cong queo, sâu bệnh, rỗng ruột, cụt ngọn hoặc sinh trưởng
không bình thường), khó có khả năng tiếp tục sinh trưởng và phát triển đạt
đến độ trưởng thành.
(4) Đo chiều cao
Đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành tất cả các cây đã đo đường
kính.
Đơn vị đo đếm là mét, đo chính xác đến 0,2m.
(5) Đo đường kính tán
Đo đường kính tán (Tính trung bình cho đường kính theo hai hướng: Đông –
Tây và Nam – Bắc) cho mỗi cây đã đo đường kính
Tất cả các số liệu được ghi vào biểu mẫu 01 (Phụ lục 01).
c. Điều tra nhóm cây bụi, thảm tươi và thảm mục
Trên ô thứ cấp 5 x 5m tiến hành thu thập số liệu
Đếm số cây bụi: Ghi phân biệt theo loài cây. Đối với 3 loài cây bụi chủ
yếu, mỗi loài chọn 3 cây trung bình để đo D1,3 và chiều cao. Đường kính đo
lấy tròn 1cm và chiều cao là 0,1m. Trường hợp cây bụi thuộc loài chủ yếu có
chiều cao H < 1,3m thì đo đường kính ở vị trí cổ rễ nhưng phải ghi vào cột
ghi chú là đo cổ rễ.
Xác định thảm tươi: Xác định tên cây, chiều cao trung bình (chiều cao
lấy tròn 0,1m) và độ nhiều của các loài thảm tươi, độ nhiều được phân ra theo
tiêu chuẩn Đrude (đã được gộp cấp):
Soc: Độ che phủ 100% mặt đất
Cop1: Độ che phủ < 30% mặt đất
Cop2: Độ che phủ < 30 ÷ 60% mặt đất
Cop3: Độ che phủ <61 ÷ 90% mặt đất
Xác định độ che phủ của cây bụi và thảm tươi: Được tiến hành đo theo
2 đường chéo của ô thứ cấp. Là tỷ số giữa chiều dài những đoạn bị tán của
cây bụi hoặc thảm tươi che kín với tổng chiều dài 2 đường chéo.
Tất cả các số liệu được ghi vào biểu mẫu 02 (Phụ lục 02).
Trên ô dạng bản 1 x 1m tiến hành thu thập số liệu
Tại chính giữa ô thứ cấp lập ô dạng bản có kích thước 1 x 1m. Sử dụng
khung nhựa (Hình 3.3).
Điều tra tầng thảm mục:
Tại ô dạng bản tiến hành đo chiều dày của tầng thảm mục theo các mức
độ: thảm khô chưa phân giải, bán phân giải và phân giải (mùn). Đơn vị đo
tính lấy tròn đến 0,5cm.
Sau đó thu thập toàn bộ sinh khối tầng thảm mục:
Thu mẫu thảm mục thô hạn như tất cả các đoạn thân/cành có d <5 cm
và/hoặc chiều dài < 50cm, vật liệu thực vật chưa phân hủy (thân, cành, lá) và
vật liệu thực vật đã bị phân giải. Phân loại theo các thành phần: Thân cành, lá,
các mảnh vụn thực vật, hạt. Xác định sinh khối của các thành phần.
Trộn đều mẫu của mỗi loại (Thân cành, lá và mảnh vụn thực vật, hạt)
thu được từ 5 ô dạng bản và lấy mẫu mỗi loại 200 g để xác định % khối lượng
khô. Đối với hạt lấy toàn bộ hạt thu được từ 5 ô dạng bản.
Xác định sinh khối cây bụi, thảm tươi:
Tại ô dạng bản sau khi thu thập thảm mục tiến hành:
Cắt toàn bộ các cây có trong ô dạng bản (Cây gỗ có đường kính <5cm,
cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi). Xác định trọng lượng tươi (fresh weight =
FW ) ngay tại thực địa (g/1 m2).
Chặt nhỏ tất cả mẫu và trộn đều trước khi lấy mẫu phân tích.
Lấy mẫu đại diện 200g tươi, cho vào túi giấy. Để xác định % khối
lượng khô.
Hình 3.3. Khung nhựa 1 x 1 m sử dụng để lập ô dạng bản
Ghi tất cả các số liệu vào biểu mẫu 03 (Phụ lục 03)
Lưu ý:
Các ô mẫu cần được ký hiệu rõ ràng chính xác để biết xuất xứ và có thể
tổng hợp dữ liệu tính toán ở bước xử lý nội nghiệp .
Ký hiệu ô mẫu cần bao gồm các thông tin: Xã, Trạng thái và Số hiệu ô.
Ví dụ: NC-IIa-03: Rừng thuộc xã Nam Cường, trạng thái rừng IIa và ô số 03.
Ký hiệu mẫu lấy về phân tích: Bao gồm các thông tin ô mẫu + ký hiệu của
loại mẫu. Ví dụ: NC-IIa-03-TT (Bao gồm: TT hoặc TC hoặc LA hoặc VT
hoặc HA: Thảm tươi, thân cành, lá, mảnh vụn thực vật và hạt).
Toàn bộ bảng dữ liệu ô mẫu có ký hiệu, tọa độ và được sắp xếp theo lô
rừng, trạng thái rừng, xã và huyện. Dữ liệu này được đính kèm tập số liệu
điều tra thực địa.
3.4.6. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Các chỉ số thông dụng được tính theo các công thức đã được sử dụng
rộng rãi trong thực tiễn thống kê, quy hoạch rừng với việc sử dụng chương
trình Excel.
(1) Đặc điểm cấu trúc rừng
a. Cấu trúc tổ thành sinh thái tầng cây gỗ:
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo
thành rừng, tuỳ thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia
lâm phần thành rừng thuần hoài hay hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành
loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa
dạng sinh học cũng khác nhau.
Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ,
chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI),
tính theo công thức 3.2.
IVIi(%) =
3
RFiGiNi ++
(3-1)
Trong đó :
+ IVIi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i.
+ Ni là độ phong phú tương đối của loài thứ i :
Ni(%) =
100
1
x
N
N
s
i
i
i
∑
=
(3-2)
Trong đó : Ni là số cá thể của loài thứ i ; s là số loài trong quần hợp
+ Gi là độ ưu thế tương đối của loài thứ i :
Gi(%) =
100
1
x
Gi
Gi
s
i
∑
=
(3-3)
Trong đó : Gi là tiết diện thân của loài thứ i ; s là số loài trong quần hợp
Gi (cm
2
) =
2
1
2
∏
∑
=
Di
x
s
i
(3-4)
Trong đó : Di là đường kính 1 .3 m
( )
3.1
D
của cây thứ i ; s là số loài trong quần hợp
+ RFi là tần xuất xuất hiện tương đối của loài thứ i :
RFi(%) =
100
1
x
Fi
Fi
s
i
∑
=
(3-5)
Trong đó : Fi là tần xuất xuất hiện của loài thứ i
s là số loài trong quần hợp
F
i
= x100 (3-6)
Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về
mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một
lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng
cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế.
b. Mật độ:
Công thức xác định mật độ như sau:
000.10
×=Ν
s
n
cây/ha
Trong đó:
- n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC,
- S: Tổng diện tích các OTC (ha).
c. Đánh giá phân bố số loài
- Phân bố số loài, số cây theo các cấp đường kính: Số loài và số
cây được tính cho các cấp đường kính: 6 - 10 cm; 11 - 15 cm; 16 - 20
cm, kết quả được thể hiện bằng đồ thị.
- Phân bố số loài, số cây theo các cấp chiều cao: Số loài và số
cây được tính cho các cấp chiều cao: 1 - 5 m; 6 - 10 m; 11 - 15 m, kết
quả được thể hiện bằng đồ thị.
- Phân bố số loài theo các nhóm tần số xuất hiện: Tần số xuất
hiện ở đây là tần số xuất hiện tuyệt đối của loài, là tỷ lệ phần trăm số ô
tiêu chuẩn có đại diện của loài đó trên tổng số ô tiêu chuẩn đã điều tra.
Số loài được tính cho 5 nhóm tần số: 1 - 20%; 21 - 40%; 41 - 60%; 61 -
80%; 81 - 100%.
d. Đánh giá sự biến động thành phần loài giữa các nhóm cây
Đề tài sử dụng công thức Soerensen’s Index - SI (1948) để tính
chỉ số tương đồng về thành phần loài giữa các nhóm cây trong cùng
một trạng thái cũng như giữa các trạng thái thảm thực vật khác nhau để
đánh giá sự biến động thành phần loài cây gỗ của các tầng khác nhau
trong hiện tại và tương lai, tính theo công thức 3.4.
BA
C
SI
+
×
=
2
(3.4)
Trong đó:
- C là số lượng loài xuất hiện cả ở 2 quần thể A và B,
- A là số lượng loài của quần thể A,
- B là số lượng loài của quần thể B.