MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
ÔDB 4
Ô dạng bảng 4
ÔTC 4
Ô tiêu chuẩn 4
VQG 4
Vườn quốc gia 4
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH VẼ 6
Phần 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Phần 2 3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
3
2.1. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trên thế giới 3
2.2. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở Việt Nam 4
2.3. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh 7
2.3.1. Trên thế giới 7
2.3.2. Ở Việt Nam 9
2.4. Những nghiên cứu về Thiết sam giả lá ngắn 11
2.4.1. Trên thế giới 11
2.4.2. Ở Việt Nam 12
2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 14
2.5.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Văn 14
2.5.1.1.Vị trí địa lý 14
2.5.1.2. Địa hình, địa thế 15
2.5.1.3. Đất đai thổ nhưỡng 15
2.5.1.4. Khí hậu thủy văn 15
2.5.1.5. Thảm thực vật 15
2.5.1.6. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội 16
2.5.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Thài Phìn Tủng 17
2.5.2.1. Vị trí địa lý, địa hình 17
2.5.2.2. Khí hậu 18
2.5.2.3. Thổ nhưỡng 18
2.5.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội 18
Phần 3 20
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20
3.3. Nội dung nghiên cứu 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1. Phương pháp luận 20
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp 21
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp 23
Phần 4 28
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 28
4.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ 28
4.1.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ nơi có cây Thiết sam giả
lá ngắn phân bố tại vị trí sườn núi đá vôi 28
4.1.2. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ nơi có cây Thiết sam giả
lá ngắn phân bố tại vị trí đỉnh núi đá vôi 29
4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên nơi có loài Thiết sam giả lá ngắn phân bố 30
4.2.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh 31
4.2.2. Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh 32
4.2.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao 34
4.2.4. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang 35
4.3. Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh loài Thiết sam giả lá
ngắn 36
4.3.1. Ảnh hưởng của địa hình 36
4.3.2. Ảnh hưởng của đất 37
4.3.3. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi 38
4.3.4. Ảnh hưởng của độ tàn che 42
4.3.5. Ảnh hưởng của con người 43
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn 43
PHẦN 5 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
5.1 Kết luận 46
5.3. Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ÔDB Ô dạng bảng
ÔTC Ô tiêu chuẩn
VQG Vườn quốc gia
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi (theo Drude) 27
Bảng 4.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ ở vị trí sườn 28
Bảng 4.2. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ ở vị trí đỉnh 29
Bảng 4.3. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh ở các
vị trí núi đá vôi 31
31
Bảng 4.4: Nguồn gốc và chất lượng cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh ở vị trí
sườn núi đá vôi 32
Bảng 4.5: Nguồn gốc và chất lượng cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh ở vị trí
đỉnh núi đá vôi 33
Bảng 4.6: Phân bố cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh theo cấp chiều cao 34
Bảng 4.7: Bảng phân bố cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh theo mặt phẳng
ngang ở các vị trí 35
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của địa hình đến tái sinh loài Thiết sam giả lá ngắn ở
các vị trí địa hình núi đá vôi 36
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của đất đến tái sinh loài Thiết sam giả lá ngắn ở các vị
trí địa hình núi đá vôi 37
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh loài Thiết sam giả
lá ngắn ở các vị trí địa hình núi đá vôi 39
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh loài Thiết sam giả lá ngắn
ở các vị trí địa hình núi đá vôi 42
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Hình dạng, kích thước ÔTC và sơ đồ bố trí ÔDB 23
Hình 4.1. Điều tra tầng cây gỗ 30
Hình 4.2. Thiết sam giả lá ngắn tái sinh chồi Hình 4.3. Thiết sam giả lá ngắn
tái sinh hạt 33
Hình 4.4. Phân bố cây Thiết sam giả lá ngắn tái sinh theo cấp chiều cao ở 2 vị
trí địa hình khác nhau 34
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Loài Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng &
L.K.Fu, 1975) là một trong số 33 loài cây lá kim bản địa ở Việt Nam, có phân
bố tự nhiên hiện còn sót lại ở vùng núi đá vôi huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang. Đây là loại gỗ nhỡ, gỗ đẹp và bền, thường mọc trên các đỉnh núi đá
vôi có độ cao từ 500 - 1500m so với mặt nước biển. Loài này mang nhiều ý
nghĩa về sinh thái, giá trị thương mại, giá trị sử dụng, giá trị văn hóa cảnh
quan. Hiện nay vùng phân bố tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng và một số cá
thể trưởng thành của loài bị giảm sút nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân,
nhưng chủ yếu là do khai thác gỗ vì mục đích thương mại và xây dựng, làm
hàng mỹ nghệ, điều kiện hoàn cảnh sống thay đổi, quần thể bị chia cắt, khả
năng tái sinh kém.
Thiết sam giả lá ngắn được đề nghị là loài bổ sung vào danh lục các loài
quý hiếm và nguy cấp theo nghị định 32/NĐ-CP/2006, nghiêm cấm khai thác và
sử dụng với mục đích thương mại. Thuộc bậc VU theo Sách đỏ Việt Nam 2007
và Danh lục đỏ IUCN (2007). Chính vì vậy, nếu không có những biện pháp bảo
vệ và nhân rộng chúng ra thì loài cây này sẽ có nguy cơ bị tiêu diệt.
Hiện nay trong nhiều vùng rừng tự nhiên của nước ta đã mất rừng trong
đó có loài Thiết sam giả lá ngắn do sử dụng phương thức khai thác - tái sinh
không đáp ứng được những lợi ích lâu dài của nền kinh tế và bảo vệ môi
trường. Các phương thức khai thác - tái sinh không hợp lý đã và đang làm cho
loài Thiết sam giả lá ngắn suy giảm cả về số lượng và chất lượng.
Vì vậy, Thiết sam giả lá ngắn đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cần
phải có ngay biện pháp kịp thời để bảo tồn và hướng tới phát triển nhân rộng
loài cây gỗ quý, hiếm ở vùng núi đá vôi. Hiện nay, những nghiên cứu về Thiết
sam giả lá ngắn trên núi đá vôi ở nước ta còn nhiều hạn chế, các nghiên cứu
mới chỉ tập trung vào việc sơ bộ mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, những
thông tin về khả năng tái sinh ngoài tự nhiên còn rất ít.
2
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết
sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng &
L.K.Fu, 1975) tại xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả lá ngắn tại
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp
xúc tiến quá trình phục hồi nhằm nâng cao chất lượng rừng và các quá trình
diễn ra trong hệ sinh thái rừng tự nhiên.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các đặc điểm cấu trúc tổ thành loài và mật độ cây gỗ ở
tầng cao.
- Xác định được một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Thiết sam giả
lá ngắn trên núi đá.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn và thúc đẩy quá trình tái
sinh tự nhiên của loài.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên,
giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác
nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả.
Sau khi thực hiện đề tài này, sinh viên có khả năng lập kế hoạch nghiên cứu
hợp lý, tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả, cũng như viết một báo cáo
nghiên cứu, một phần việc quan trọng cho công việc trong trong tương lai.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phục hồi rừng và bảo vệ nguồn gen duy trì tính đa dạng sinh học và cân
bằng sinh thái trong các vùng rừng tự nhiên là hết sức cần thiết, do đó kết quả
của nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm tái sinh và khả năng
phục hồi tự nhiên thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó các
nhà bảo tồn, các cán bộ quản lý ở địa phương có thể xây dựng kế hoạch bảo
tồn cho loài.
3
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trên thế giới
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù và diễn ra liên
tục của hệ sinh thái rừng. Sự xuất hiện của cây con của các loài cây đang phát
triển dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng sau khai thác chọn, sau phát nương
làm rẫy. Vai trò quan trọng của lớp tái sinh này là nguồn thay thế lớp cây đã
già cỗi, là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng.
Khoa học ngày nay đã chứng tỏ rằng các biện pháp bảo vệ, sử dụng và
tái sinh tạo lại rừng chỉ có thể giải quyết thỏa đáng khi có một sự hiểu biết
đầy đủ về bản chất các quy luật sống của rừng tương ứng với những điều kiện
tự nhiên môi trường khác nhau. Nó đảm bảo cho nguồn tài nguyên rừng có
khả năng tái sản xuất mở rộng, nếu chúng ta nắm được quy luật tái sinh,
chúng ta sẽ có điều khiển quy luật đó phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh.
Vì vậy, tái sinh rừng trở thành vấn đề then chốt trong việc xác định phương
thức kinh doanh rừng.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu lâm học, hiệu quả của tái sinh
rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng
cây con, đặc điểm phân bố. Vai trò của cây con là thay thế cây già cỗi, vì vậy
hiểu theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của
rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Trên thế giới, tái sinh rừng đã được nghiên cứu
từ hàng trăm năm trước đây, nhưng từ năm 1930, mới bắt đầu nghiên cứu tái
sinh rừng nhiệt đới.
Theo P.W Richard tổng kết quá trình nghiên cứu tái sinh cho thấy, cây tái
sinh có dạng phân bố cụm, một số có dạng phân bố Poissn Van Steens (1956), đã
nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến ở rừng mưa nhiệt đới, đó là tái sinh
phân tán liên tục của loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của loài cây ưa sáng
Do đặc điểm của rừng nhiệt đới là thành phần loài phức tạp, nên trong
quá trình nghiên cứu, hầu như các tác giả chỉ tập trung vào các loài cây gỗ có
ý nghĩa nhất định.
4
Đối với rừng nhiệt đới, các nhân tố như: Ánh sáng, độ ẩm của đất, kết
cấu quần thụ cây bụi, thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tái
sinh Baur G.N (1976) cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát
triển của cây con. Nhưng đối với sự nảy mầm và quá trình sinh trưởng của
cây mầm ảnh hưởng đó lại không rõ.
Trong nghiên cứu tái sinh rừng, người ta nhận thấy tầng cây cỏ và tầng
cây bụi qua quá trình sinh trưởng thu nhận ánh sáng, các chất dinh dưỡng sẽ
làm ảnh hưởng đến cây tái sinh. Những lâm phần thưa, rừng đã bị khai thác
nhiều, tạo ra nhiều khoảng trống lớn, tạo điều kiện cho cây bụi thảm tươi phát
triển mạnh. Trong điều kiện đó, chúng ta sẽ là nhân tố cản trở sự phát triển và
khả năng sinh tồn của cây tái sinh. Nếu lâm phần kín, đất khô, nghèo dinh
dưỡng cây bụi, thảm tươi phát triển chậm tạo điều kiện cho cây tái sinh vươn
lên (Xannikow, 1967: Vipper, 1973), (dẫn theo Nguyên Văn Thêm, 1992).
Tóm lại, nghiên cứu về tái rừng trên thế giới cho chúng ta hiểu biết về
phương pháp nghiên cứu và quy luật tái sinh tự nhiên của một số vùng, đặc biệt là
sự vận dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh hợp lý nhằm quản lý rừng bền vững. Đây là những phương pháp và kết
quả cần tham khảo khi nghiên cứu tái sinh rừng ở Việt Nam.
2.2. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở Việt Nam
Rừng Việt Nam bị tác động rất khác nhau về cường độ như: Khai thác
lấy gỗ trái phép, khai thác chọn không đúng quy trình, phát rừng làm rẫy…
nên khả năng tái sinh bị xáo trộn lớn.
Theo Thái Văn Trừng (1978) [17] khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng
Việt Nam đã kết luận ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển
quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng. Nếu các điều kiện khác
của môi trường như đất rừng, nhiệt độ, ẩm độ dưới tán rừng thay đổi thì tổ
hợp của các cây tái sinh không có biến đổi lớn và cũng không diễn thế một
cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà diễn thế theo phương
thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa thực vật và môi trường.
Nguyễn Hải Tuất (1991) [18] nghiên cứu một số đặc trưng chủ yếu sinh
thái của các quần thể thực vật tại vùng núi cao Ba Vì đã chia ra 3 kiểu rừng cơ
5
bản: kiểu rừng hỗn giao ẩm á nhiệt đới, kiểu rừng kín hỗn giao ẩm á nhiệt đới
núi cao, kiểu rừng hỗn giao cây hạt kín và hạt trần.
Nguyễn Bá Chất (1996) [2] đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện
pháp gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa, ngoài những kết quả nghiên cứu về
các đặc điểm phân bố, sinh thái, tái sinh, tác giả cũng đã đưa ra một số biện
pháp kỹ thuật gieo ươm cây con và trồng rừng đối với Lát hoa.
Lê Ngọc Công (2004) [3] nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã
thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ,
468 chi, 654 loài, chủ yếu là lá rộng thường xanh trong đó có nhiều cây gỗ
quý như: Lim, Dẻ, Trai, Nghiến,…
Do đó, có thể nói rằng tái sinh rừng phụ thuộc nhiều vào nhân tố sinh
thái là ánh sáng chiếu xuống tán rừng. Các nhân tố nhiệt độ, ẩm độ không ảnh
hưởng nhiều nhưng nó cũng là nguyên nhân để cây tái sinh phát triển: Nơi
ẩm, đất tốt thì cây tái sinh phát triển tốt.
Trần Ngũ Phương (1970) [14] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới
mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động
của con người khai thác hoặc làm nương rẫy lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết
quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm
thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi,
trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình
tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần
giống rừng khí hậu ban đầu” .
Thái Văn Trừng (1978) [17] khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt
Nam đã kết luận, ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và ảnh hưởng đến quá
trình tái sinh tự nhiên trong rừng.
Nguyễn Văn Trường (1991) đã tổng kết và đưa ra kết luận về tình tái
sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt Nam như sau: Hiện tượng tái
sinh dưới tán rừng của những loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, không mang
6
tính chu kỳ. Sự phân bố cây tái sinh rất không đồng đều, số cây mạ chiếm ưu
thế rõ rệt so với số cây ở cấp tuổi khác.
Vấn đề tái sinh đã được Viện điều tra quy hoạch rừng tiến hành nghiên cứu
từ những năm 60 (thế kỷ XX) tại địa bàn một số tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái,
Nghệ An, Hà Tĩnh (Hương Sơn, Hương Khê), Quảng Bình các kết quả nghiên
cứu bước đầu đã được Nguyễn Vạn Thường (1991) tổng kết và kết luận về tình
hình tái sinh tự nhiên của một số khu rừng miền Bắc Việt Nam, hiện tượng tái
sinh dưới tán rừng của các loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, không mang tính
chất chu kỳ. Sự phân bố số cây tái sinh không đồng đều, số cây mạ có h < 20 cm
chiếm ưu thế rõ rệt so với lớp cây ở các cấp kích thước khác. Những loài cây gỗ
mềm, ưa sáng, mọc nhanh có khuynh hướng phát triển mạnh và chiếm ưu thế
trong lớp cây tái sinh. Những loài cây gỗ cứng sinh trưởng chậm chiếm tỷ lệ
thấp và phân bố tản mạn, thậm chí còn vắng bóng trong thế hệ sau trong rừng tự
nhiên ( Dẫn theo Nguyễn Thị Thu Trang, 2003) [16].
Theo tác giả Thái Văn Trừng (2000) [18] khi nghiên cứu về thảm thực
vật rừng Việt Nam, đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và
điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng. Nếu các điều
kiện khác của môi trường như: đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa
thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng
không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà
diễn thế theo những phương thức tái sinh có qui luật nhân quả giữa sinh vật
và môi trường.
Tác giả Phạm Ngọc Thường (2003) [15] nghiên cứu quá trình tái sinh tự
nhiên phục hồi sau nương rẫy tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đã cho thấy
khả năng tái sinh của thảm thực vật trên đất rừng còn nguyên trạng có số lượng
loài cây gỗ tái sinh nhiều nhất, chỉ số đa dạng loài của thảm cây gỗ là khá cao.
Nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của loài thông nước (Glyptostrobus
pensili), Nguyễn Huy Sơn và cs (2002) [19] cho thấy số cây có hoa là rất ít và
phân bố rải rác, quá trình ra hoa của thông nước kéo dài gần như quanh năm
nhưng không tập trung nhiều từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Mỗi quả có từ
7-12 hạt nhưng hầu hết là bất thụ, hạt không có phôi và không có khả năng
nảy mầm, hoàn toàn không có cây con tái sinh từ hạt. Kết hợp với những
7
nghiên cứu trước đây, tác giả cho rằng: trong một thời gian khá dài (khoảng
20 năm) đã không có quá trình tái sinh tự nhiên từ hạt hoặc có những cây con
đã chết rất sớm, nên điều tra không thấy một cá thể nào có D
1.3
<20cm.
Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài Du sam đá vôi
(Keteleeria davidiana Beissn.) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc
Kạn Trần Ngọc Hải (2011) [7] kết quả cho thấy: đây là loài cây gỗ lớn thuộc
họ Thông (Pinaceae), Du sam đã được tìm thấy tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Kim Hỷ với những quần thể nhỏ 3-5 cây, rải rác trên các đỉnh núi đá vôi có độ
cao 600 – 700m so với mực nước biển. Chủ yếu mọc với loài Thiết sam giả lá
ngắn (Pseudotsuga brevifolia). Tái sinh tự nhiên của loài ít gặp. Đây là loài
thuộc nhóm nguy cấp, số cá thể trưởng thành gảm chỉ còn dưới 100. Do đó
cần có giải pháp bảo tồn khẩn cấp để cứu loài cây này thoát khỏi nguy cơ bị
tuyệt chủng.
Theo Bùi Thế Đồi và cs (2013) [6] Sa mộc dầu (Cunninhamia konishii) là cây
gỗ thường xanh, có biên độ sinh thái rộng, tuy nhiên ở VQG Pù Mát chúng có phân
bố hẹp, gián đoạn tạo thành những quần thể gần như thuần loài, xuất hiện ở độ cao
từ 900 – 1500m, mật độ 25-30 cây/ha. Sống cùng với Sa mộc dầu còn có các loài:
Săng mây, Trâm, Trâm lá nhỏ, Cà phê rừng, Vải rừng, Sến mật, đây đều là những
loài có mặt trong công thức tổ thành rừng. Mật độ cây tái sinh của rừng có Sa mộc
dầu phân bố khá cao, tuy nhiên, số lượng cây Sa mộc dầu tái sinh lại rất hạn chế,
dao động từ 4 - 125 cây/ha.
2.3. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh
2.3.1. Trên thế giới
Nhân tố sinh thái được nhiều tác giả quan tâm và tìm hiểu là sự thiếu hụt ánh
sáng của cây con dưới tán rừng. Nếu ở trong rừng, cây con chết vì thiếu nước thì
cũng không nên loại trừ do thiếu ánh sáng. Trong rừng mưa nhiệt đới, sự thiếu hụt
ánh sáng ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển cây con, còn đối với sự nảy mầm và
phát triển mầm non thường không rõ (Baur G, N 1962) [23].
Ngoài ra Ghent, A.W (1969) còn nhận xét: Thảm mục, chế độ thủy nhiệt,
tầng đất mặt quan hệ với tái sinh rừng cũng cần được làm rõ. Hiển nhiên,
trong những trường hợp cụ thể ảnh hưởng của động vật và lửa rừng có thể gây
8
những tác hại đến tái sinh tự nhiên ở mức độ khác nhau (Dẫn theo Đặng Kim
Vui, 2002) [20].
Trong công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và quần
thụ V.G Karpov (1969) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh
về dinh dưỡng của đất, ánh sáng, độ ẩm và tính chất thuần nhất của quan hệ
qua lại giữa các thực vật tùy thuộc đặc tính sinh vật học, tuổi và điều kiện
sinh thái của quần thể thực vật. Năm 1973 I.N.Nakhteenko cho rằng sự trùng
hợp cao của sự hấp thụ dinh dưỡng giữa 2 loài có thể gây cho nhau sự kìm
hãm sinh trưởng và làm tăng áp lực cạnh tranh giữa 2 loài1973 (Dẫn theo
Đặng Kim Vui, 2002) [20].
Trong đa số các nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng, người ta đều
nhận thấy rằng cỏ và cây bụi, qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố
dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây tái sinh của
các loài cây gỗ. Những quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng
khoáng, thảm cỏ phát triển kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ non
không đáng kể. Ngược lại những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì
thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ, trong điều kiện này chúng là nhân tố
gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng Bannikov, 1967; Vipper 1973 (Dẫn theo
Đặng Kim Vui, 2002) [20]
Cấu trúc của quần thụ ảnh hưởng tới tái sinh đã được Andel. S (1981)
chứng minh độ dầy tối ưu cho sự phát triển bình thường cây gỗ là 0,6-0,7m.
Độ khép tán của quần thụ có quan hệ với mật độ và sức sống của cây con.
Trong sự cạnh tranh giữa thực vật về dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, ẩm độ tùy
thuộc vào đặc tính sinh vật học, tuổi của mỗi loài và điều kiện sinh thái của
quần thể thực vật.
Trong đa số các nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng, người ta đều
nhận thấy rằng cỏ và cây bụi, qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố
dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây tái sinh của
các loài cây gỗ. Những quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng
khoáng, thảm cỏ phát triển kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ non
không đáng kể. Ngược lại những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì
thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ, trong điều kiện này chúng là nhân tố
9
gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng Bannikov, 1967; Vipper 1973 (Dẫn theo
Đặng Kim Vui, 2002) [20].
Theo Aubréville (1949), trong các nhóm yếu tố sinh thái phát sinh quần thể
thực vật, nhóm yếu tố khí hậu - thủy văn là nhóm yếu tố chủ đạo, quyết định hình
thái và cấu trúc của các kiểu thảm thực vật. Nhóm khí hậu - thủy văn gồm các yếu
tố quan trọng nhất là nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió,…
Độ khép tán của quần thụ ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ và sức sống
của cây con. Andel.S (1981) chứng minh độ đầy tối ưu cho sự phát triển bình
thường của cây gỗ là 0,6 - 0,7. V.G.Karpov (1969) còn khẳng định “ độ khép
tán của quần thụ ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ và sức sống của cây con”.
Ngoài những nhân tố sinh thái, thì trong tái sinh rừng, các nhân tố như : Thảm
tươi, cây bụi, động vật ăn hạt cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến tái sinh tự nhiên
(Xannikov (1976), Vipper (1973), Mishra và Sharma (1994).
Khi nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái
sinh tự nhiên. Trong đó nhân tố ánh sáng (thông qua độ tàn che của rừng), độ
ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tươi được đề cập thường xuyên.
Baur G.N. (1962) [23] cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng
ảnh hưởng đến phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm, ảnh hưởng này
thường không rõ ràng.
Catinot (1974) một chuyên gia hàng đầu về lâm sinh nhiệt đới với
nhiều thập kỷ kinh nghiệm ở rừng nhiệt đới Châu Phi, khi áp dụng các biện
pháp lâm sinh cho rừng tự nhiên, ông rất quan tâm đến lớp cây tái sinh phía
dưới tán rừng. Ông cho rằng các nhà lâm sinh nhiệt đới sẽ không hoàn thành
trách nhiệm của mình nếu họ chỉ thay thế rừng tự nhiên bằng các khu rừng
trồng Thông và Bạch Đàn, ông cũng cho rằng bắt buộc phải làm, tuyệt đối cần
thiết là tìm ra phương pháp cho phép sử dụng các hệ sinh thái nguyên sinh
vốn có của nhiệt đới một cách có hiệu quả mà không phá vỡ nó.
2.3.2. Ở Việt Nam
Đáng kể nhất là những nghiên cứu về ảnh hưởng của khí hậu và điều kiện
lập địa đến sinh trưởng của Thông ba lá. Alder (1978) cho rằng độ dốc của địa
hình và độ ẩm không khí có ảnh hưởng tới sinh trưởng chiều cao của Thông ba
lá (Pinus kesya) ở Lâm đồng. Theo Nguyễn Ngọc Lung (1989) các điều kiện
10
ngoại cảnh ở Đà Lạt và Bảo Lộc có ảnh hưởng giống nhau tới sinh trưởng của
Thông ba lá, nhưng sự khác nhau về tăng trưởng đường kính thân cây theo từng
tháng trong năm là rất lớn. Từ tháng 5 đến tháng 9, lượng tăng trưởng hàng
tháng gấp 2 đến 5 lần các tháng còn lại trong năm. Do đó, mùa sinh trưởng của
Thông ba lá kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10; trong đó hơn 70% lượng tăng
trưởng của Thông ba lá hình thành trong mùa sinh trưởng.
Nguyễn Văn Trương (1993) đã đề cập đến cơ sở sinh thái rừng trong
tái sinh rừng, tác giả cho rằng muốn phát huy tái sinh tự nhiên và nhân tạo thì
phải hiểu biết hoàn cảnh sinh thái của các loài cây mục đích mà chúng ta cần
tái sinh. Khi khai thác cây đủ kích thước cho phép đã gây nên một sự thay đổi
đột ngột nguy hại cho cây tái sinh, chỗ trống mở ra làm cho đất nóng và khô,
không cho phép hạt nảy mầm, những hạt nảy mầm thì bị nắng đốt; đất khô mà
chết rụi hết, ngược lại chỗ có ít cây lớn thì lại quá rậm rạp, cây thảm tươi, dây
leo, cây bụi chằng chịt, hạt nảy mầm được thì cây con lại không có khoảng
sống. Tác giả cho rằng ta vẫn đánh giá đúng ý nghĩa kinh tế và sinh thái của
tái sinh tự nhiên nhưng trong hành động thực tiễn thì chính chúng ta lại vi
phạm quy luật sinh thái chi phối chặt chẽ sự tái sinh và tăng trưởng cây rừng
vốn lâu đời thích nghi với hoàn cảnh sinh thái rừng. Vì thế, tác giả đã nhấn
mạnh cần hiểu biết đầy đủ về hoàn cảnh sinh thái để phát huy tái sinh tự nhiên
được tốt nhất.
Một số tác giả trong nước đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa địa hình và
khả năng tái sinh tự nhiên của thực vật: Ngô Quang Đê, Lê Văn Toán, Phạm
Xuân Hoàn (1994) nghiên cứu mật độ cá thể và số lượng loài cây phục hồi
sau nương rẫy bỏ hóa tại Con Cuông - Nghệ An; Lâm Phúc Cố (1996) nghiên
cứu ở Púng Luông - Yên Bái; Phùng Tửu Bôi - Trần Xuân Thiệp (1997)
nghiên cứu ở vùng Bắc Trung Bộ.
Mặt khác, theo Thái Văn Trừng, một kiểu thảm thực vật có xuất hiện hay
không trước hết phụ thuộc vào khu hệ thực vật ở đó và điều kiện khí hậu thổ
nhưỡng thích hợp. Việc tái sinh phục hồi lại rừng trên đất chưa có rừng ngoài
việc bị chi phối bởi khu hệ thực vật thì nó còn chịu ảnh hưởng bởi khoảng
cách từ nơi đó đến các khu rừng lân cận. Thực vật có khả năng tự phát tán để
gieo giống hoặc gieo giống nhờ gió, nhờ nước, nhờ động vật. Tuy vậy, phạm
11
vi phát tán để gieo giống của bất kỳ cách thức nào cũng không phải là vô hạn,
nên khoảng cách càng xa thì khả năng tái sinh của thực vật càng kém vì càng
xa thì mật độ hạt giống đưa đến càng thấp. Phạm Ngọc Thường (2002) đã
nghiên cứu mối liên quan giữa khoảng cách từ nguồn giống tự nhiên đến khu
vực tái sinh trên đất sau canh tác nương rẫy và kết luận: “khoảng cách từ nơi
tái sinh đến nguồn cung cấp giống càng xa thì mật độ và số loài cây tái sinh
càng thấp” [11].
2.4. Những nghiên cứu về Thiết sam giả lá ngắn
2.4.1. Trên thế giới
Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu, 1975)
Chi Pseudotsuga - hoàng sam, Họ Thông Pinaceae, bộ Thông Pinales.
Tên khác: Pseudotsuga sinensis Dode var. brevifloia (W.C. Cheng et
L.K. Fu) Farjonet Silba.
Thiết sam giả lá ngắn (danh pháp khoa học là Pseudotsuga brevifolia
W.C Cheng & L.K.Fu,1975), là một loài thực vật Hạt trần, thuộc chi
Pseudotsuga, họ Thông.
Chi Pseudotsuga là các loài có các nón (quả) một năm, không có các u
bướu rõ rệt. Gốc vảy bắc rộng bản, che phủ hoàn toàn các hạt khi nhìn xa
trục. Các hạt không có các túi nhựa, màu hơi đen. Các cánh giữ hạt lỏng lẻo
trong đài hoa. Các lá với các dải lỗ khí chính dọc theo trục (phía trên xylem)
hoặc tương đương trên cả hai bề mặt.
Trên thế giới, Thiết sam giả gặp ở các vùng núi đá vôi của hai tỉnh
Quảng Đông và Quảng Tây.
Pseudotsuga là một chi của các loài cây lá kim thường xanh lớn trong
họ Thông. Tên thường gọi là Linh sam Douglas, Oregon Thông, cây Douglas,
và cây linh sam Douglas. Có 2 loài có nguồn gốc từ Tây Bắc Mỹ và 4 loài ở
miền Đông Châu Á (ba loài ở Trung Quốc và một loài ở Nhật Bản).
Lịch sử của tên cây: Tên gọi chung “Linh sam Douglas” (David
Douglas) nhà thực vật học người Scotland là người đầu tiên giới thiệu
Pseudotsuga menziesii đến Scotland vào năm 1827. Trong quá khứ các loài
12
cây đã được Botanically phân loại trong các nhóm chi cây khác xuất hiện
tương tự như trong chi: Abies , Thông , Picea , Sequoia , và Tsuga.
Chi này được mô tả đầu tiên bởi Carriere (1867) với các đại linh sam
Douglas của Bắc Mỹ, Pseudotsuga menziesii như một loài điển hình (nó trước
đây được đặt trong chi Thông và Abies). Có 22 loài và 3 giống đã được mô tả,
nhưng nhiều loài trong số này được phân biệt bởi Flous (1937) trên cơ sở của sự
phân biệt tinh tế trong giải phẫu lá nhưng phần lớn đã không được chấp nhận.
Theo Farjon (1990) công nhận chỉ có 4 loài Pseudotsuga là: Pseudotsuga
Macrocarpa từ miền nam California, Pseudotsuga Menziesii từ Canada đến nam
trung Mexico, Pseudotsuga Japonica từ miền nam Nhật Bản và Pseudotsuga
Sinensis từ Trung Quốc. Bao gồm trong sự phát sinh loài Tol cũng
là Pseudotsuga wilsoniana từ Đài Loan. Ngoài Pseudotsuga Wilsoniana, một số
loài khác cũng được tách biệt khỏi Pseudotsuga Sinensis (Pseudotsuga forrestii,
Pseudotsuga salvadorii, Pseudotsuga gaussenii, Pseudotsuga brevifolia,
Pseudotsuga xichangensis) nhưng đã không được chấp nhận rộng rãi.
Nhà thực vật học người Mexico có xu hướng nhận ra 4 loài cô lập của
Pseudotsuga menziesii var.glauca ở Mexico: Pseudotsuga macrolepis,
Pseudotsuga rehderi, Pseudotsuga guinieri và Pseudotsuga flahaultii
(Martínez 1963).
Mối quan hệ giữa các loài này được chấp nhận rộng rãi sau nghiên cứu
của Strauss et al.1990, sử dụng các mảnh vỡ hạn chế DNA và Gernandt và
Liston (1999) sử dụng DNA ribosome hạt nhân.
Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C. Cheng et L.K. Fu,
1975) được IUCN(2007) xếp vào tình trạng sắp nguy cấp (VU), Nghiêm cấm
khai thác và sử dụng với mục đích thương mại.
2.4.2. Ở Việt Nam
Về phân loại: Theo Nguyễn Tiến Hiệp và cs (2004), họ Thông ở Việt
Nam có 3 loài thiết sam: Thiết sam giả (Pseudotsugga sinensis Dode), Thiết
sam núi đá (Tsuga chinensis (Franch.) Pritz. Ex Diels), Thiết sam núi đất
(Tsuga dumosa (D. Don) Eichler).
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006) [13] mô tả về loài Thiết sam giả lá ngắn có
tên khoa học là (Pseudotsuga brevifolia W.C.Cheng & L.K.Fu) hoặc
13
(Pseudotsuga sinensis Dode var. Brevifolia (Cheng & Fu), Pseudotsuga sinensis
Dode. Loài này thường mọc trên đỉnh và đường đỉnh núi đá vôi ở một số tỉnh
miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, trên độ cao từ
500-1500m so với mực nước biển.
Thiết sam giả lá ngắn được phân bố trên núi đá vôi của các tỉnh Hà
Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Đây là vùng phân bố cực nam của chi
Thiết sam giả ở châu Á.
Việt Nam được xếp vào một trong 10 điểm nóng nhất thế giới về bảo tồn
Thông, theo như kế hoạch bảo tồn Thông của IUCN. Dự án “Bảo tồn và phát
triển nguồn gen quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học ở xã Thài Phìn Tủng,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” do Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình
tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (UNDP- GEF/SGP) thực hiện mới chỉ bảo
tồn được 4 loài thuộc nhóm Thông (Thông tre lá ngắn, Hoàng đàn rủ, Thông
đỏ và Dẻ tùng sọc nâu). Việc mới phát hiện thêm 2 loài thuộc họ Thông
(Thiết sam núi đá và Thiết sam giả) một lần nữa khẳng định, xã Thài Phìn
Tủng hiện nay đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm, đặc biệt là các loài
thuộc nhóm Thông, chiếm tới 21% tổng số loài Thông của cả nước.
Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia W.C Cheng & L.K.Fu,
1975) đây là loại gỗ nhỡ, gỗ đẹp và bền, thường mọc trên các đỉnh núi đá vôi
có độ cao từ 500 - 1500m so với mặt nước biển. Loài này mang nhiều ý nghĩa
về sinh thái, giá trị thương mại, giá trị sử dụng, giá trị văn hóa cảnh quan
Hiện nay vùng phân bố tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng và một số cá thể
trưởng thành của loài bị giảm sút nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng
chủ yếu là do khai thác gỗ vì mục đích thương mại và xây dựng, làm hàng mỹ
nghệ, điều kiện hoàn cảnh sống thay đổi, quần thể bị chia cắt, khả năng tái
sinh kém. Vì vậy, loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Cần phải có
ngay biện pháp kịp thời để bảo tồn và hướng tới phát triển nhân rộng loài cây
gỗ quý, hiếm ở vùng núi đá vôi .
Tóm lại, những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng ở nước ta còn rất ít. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số
lượng các loài động thực vật có giá trị đang bị giảm sút, bị đe dọa và có nguy
cơ tuyệt chủng. Tùy vào từng thời điểm, một loài có thể đang ở cấp này có thể
14
chuyển sang cấp khác (do nhiều nguyên nhân). Vì vậy cần có nhiều nghiên
cứu đầy đủ hơn để đánh giá số loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở từng
vùng cụ thể và đánh giá thường xuyên nhằm có thể bảo tồn các loài thực vật
quý hiếm có giá trị ở nước ta.
Nhiệm vụ đặt ra trước mắt là giới thiệu, giáo dục, nâng cao ý thức cho
người dân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc khai thác Thiết sam núi đá
và Thiết sam giả. Tiếp đến, trên cơ sở nhân giống thành công 4 loài của dự án,
triển khai mở rộng nhân giống Thiết sam núi đá, Thiết sam giả và Đỉnh tùng.
Tuy nhiên, để làm được điều này rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp
chính quyền cũng như các tổ chức quốc tế và đặc biệt là của người dân.
2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.5.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Văn
2.5.1.1.Vị trí địa lý
Ngày 15 tháng 12 năm 1962, Hội đồng chính phủ đã ban hành quyết
định số 211-QĐCP tách huyện Đồng Văn thành 3 huyện: Yên Minh, Mèo
Vạc và Đồng Văn.
Đồng Văn là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang, đồng
thời cũng là huyện cực Bắc của Việt Nam, huyện Đồng Văn cách thành phố
Hà Giang 146km có tọa độ địa lý từ 23
o
06’06’’ đến 23
o
21’17’’ vĩ độ Bắc,
105
o
07’35’’ đến 105
o
24’40’’ kinh độ Đông.
Có ranh giới giáp với:
- Phía Bắc và Tây giáp Trung Quốc
- Phía Nam giáp huyện Yên Minh
- Phía Đông giáp huyện Mèo Vạc.
Huyện Đồng Văn có 17 xã thì 9 xã có đường biên giới với Trung Quốc
với tổng chiều dài là 52,5km. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 4C chạy qua là
tuyến giao thông quan trọng của tỉnh Hà Giang, trung tâm huyện cách thành
phố Hà Giang 100km về phía Bắc. Yên Minh vừa là cửa ngõ phía Bắc của
tỉnh Hà Giang, vừa là một điểm trên trục trung chuyển giữa vùng cao Đồng
Văn - Quản Bạ với Trung Quốc và thành phố Hà Giang. Vị trí đó vừa là lợi
thế, vừa là thách thức đối với huyện Yên Minh trong xu thế hội nhập nền kinh
15
tế của cả huyện nói riêng và cả tỉnh Hà Giang nói chung với nền kinh tế của
cả nước.
2.5.1.2. Địa hình, địa thế
Diện tích tự nhiên là 44,666ha, trong đó 11.837ha là đất sản xuất nông
nghiệp. Diện tích núi đá chiến 73,49%. Địa hình phức tạp, có nhiều núi cao,
vực sâu chia cắt. Nhiều ngọn núi cao như Lũng Táo 1.911m. Độ cao trung
bình 1.200m so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông.
Đồng Văn có sông Nho Quế và các dòng suối nhỏ ở Lũng Táo, Phó
Bảng, Phố Là chảy qua.
2.5.1.3. Đất đai thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng của Hà Giang rất phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đó
nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất với 585.418 ha, chiếm 74,28% diện
tích tự nhiên. Các nhà khoa học đã xác định và phân chia các khu vực thổ
nhưỡng chính của Hà Giang như sau: Khu vòm nâng sông Chảy, lớp thổ
nhưỡng hình thành trên nền 2 nhóm đá chính là măcma axit và đá biến chất.
Địa hình nơi đây được xếp vào kiểu núi khối tảng dạng vòm trên nền nguyên
sinh phân cắt mạnh. Khu vực này có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn
(3.000 mm). Với những điều kiện như vậy, đã tạo nên ở đây một lớp phủ thổ
nhưỡng đa dạng.
2.5.1.4. Khí hậu thủy văn
*Khí hậu: Khí hậu ở Đồng Văn mang tính ôn đới và phân ra nhiều tiểu
vùng khí hậu khác nhau. Một năm chia ra thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa (từ
tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), thường
có sương mù, sương muối, thời tiết khô hanh. Lượng mưa trung bình khá cao,
khoảng 1.600 - 2.000mm/năm.
Ở một vài tiểu vùng nhiệt độ có lúc xuống tới 4-5
o
C như ở Lán Xì, Phó
Bảng… thời tiết khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông.
*Thủy văn: Đồng Văn có sông Nho Quế và các dòng suối nhỏ ở Lũng
Táo, Phó Bảng, Phố Là chảy qua.
2.5.1.5. Thảm thực vật
Những đặc điểm về địa hình và khí hậu khiến cho Hà Giang có các loại
rừng nhiệt đới. Sử sách ghi chép rằng, cho đến cuối thế kỷ XIX, trên đất Hà
16
Giang rừng rậm phủ kín mọi khu vực từ vùng thấp đến vùng cao. Rừng có
nhiều loại cây cho gỗ quý như Đinh, Lim, Sến, Táu, dược liệu quý như
Tam thất, Đỗ trọng, Xuyên khung, . nhiều loại cây cho củ, cho quả, có thể
nuôi sống con người, có loại cây cho nhựa làm chất gắn, chất thắp sáng, làm
chất nhuộm cùng với các loại tre, trúc, mây. Các động vật quý hiếm như Hổ,
Báo, Sơn dương cùng nhiều loại chim quý.
Như vậy, rừng Hà Giang là cả một quần thể thực vật, động vật phong
phú. Song các loại rừng kể trên đến nay chỉ còn lại rất ít, được phân bố không
đều ở vùng cao, vùng xa dân cư, ở những nơi núi thấp chỉ còn lại các vạt rừng
tre, nứa, hoặc được bao phủ bởi lau, sậy, cỏ tranh.
2.5.1.6. Tình hình dân sinh kinh tế xã hội
Theo niên giám thống kê năm 2010. Dân số toàn huyện là 65.421 người,
mật độ dân số 147 người/km
2
, Đồng Văn là địa bàn sinh sống của 16 dân tộc
như: Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, Dao, Giáy, Tày, Kinh, Hoa…. trong đó dân tộc
Mông chiếm tới 88%.
Nhân dân các dân tộc huyện Đồng Văn có đời sống văn hóa, tinh thần
khá phong phú, đa dạng. Bên cạnh những nét riêng biệt mang tính bản địa,
trong quá trình giao tiếp văn hóa các dân tộc có sự đan xen, cộng sinh càng
tăng thêm vẻ đẹp phong phú, đa dạng của văn hóa các dân tộc.
* Thuận lợi:
- Đồng Văn là một huyện miền núi có nguồn đất đai rộng lớn và phong
phú tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực vật rừng,khí
hậu chia làm 2 mùa rõ rệt nên sự phân bố thực vật hết sức phong phú và đa
dạng. Ngoài ra còn có hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Khí hậu và điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp trồng các loại cây ăn
quả như: Lê, Đào, Mận, Táo… và các loại cây dược liệu quý như: Đỗ trọng,
Huyền xâm, Xuyên khung, Ý dĩ, Thảo quả…Đồng Văn có giống chè ngon nổi
tiếng phù hợp với vùng đất Lũng Phìn. Rừng Đồng Văn có thảm thực vật
phong phú, thích hợp cho sự phát triểu nhiều loài như: cây Dẻ, Sồi, Thông đá,
Pơ mu… Động vật gồm các loài như: Sóc, Gà lôi, Nhím, Trăn, Rắn, Tê tê….
- Tiềm năng để phát triển kinh tế dựa trên các mặt đất đai, tài nguyên khoáng
sản; cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn, công nghệ, lao động Bên cạnh đó Đồng Văn
17
nổi tiếng với một số khu du lịch như cột cờ Lũng Cú được dựng từ thời Lý,
phố cổ Đồng Văn, Hang Mây, hang Sảng Tủng, cổng trời Sà Phìn, làng văn
hóa Lô Lô Chải, cửa khẩu Phó Bảng, di tích kiến trúc nghệ thuật nhà
Vương …ngoài ra, còn có chợ phiên Đồng Văn họp vào sáng chủ nhật hàng
tuần cùng nhiều phiên chợ khác của các xã mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
thu hút nhiều khách du lịch khắp nơi đến thăm quan nghiên cứu và giải trí.
- Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, phục vụ sản xuất
và đời sống của nhân dân.
- Văn hoá xã hội đã có bước phát triển mới, quốc phòng an ninh được
tăng cường, củng cố, ổn định và giữ vững.
* Khó khăn:
- Mặc dù đất đai rộng lớn nhưng địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều
vực sâu và núi đá khó khăn trong công tác bảo tồn.
- Người dân ở đây chủ yếu sinh sống nhờ sản xuất nông nghiệp đơn lẻ và
phân tán nên còn hiện tượng phá rừng làm nương, khai thác, hoạt động sản
xuất nông nghiệp chủ yếu mang tính tự cung tự cấp.
- Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí chưa cao.
Nhìn chung, đời sống của nhân dân đang dần dần đi vào ổn định, mặc dù
vẫn còn một số người đang tập trung khai thác trộm những tài nguyên nhiên
nhiên quý giá từ rừng, các loại khoáng sản. Nhưng nhờ sự quản lý của các
ban, ngành nên hiện tượng khi thác trái phép đã và đang giảm dần.Hiện tượng
du canh, du cư đốt rừng làm nương rẫy còn rất ít, đó là nhờ vào chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà Nước.
2.5.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Thài Phìn Tủng
2.5.2.1. Vị trí địa lý, địa hình
* Vị trí địa lý: Xã Thài Phìn Tủng nằm ở sườn và thung lũng cao nguyên
đá vôi thuộc huyện Đồng Văn, một huyện biên giới vùng cao cực Bắc của
tỉnh Hà Giang và của Việt Nam. Thài Phìn Tủng Nằm trên trục đường Quốc
lộ 4C đi từ thị xã Hà Giang lên Đồng Văn. Cách thị xã Hà Giang 140km và
cách thị trấn Đồng Văn 11km.
Thài Phìn Tủng có tọa độ địa lý: từ 23
o
15’ đến 23
o
17’ độ vĩ Bắc và từ
105
o
16’ đến 105
o
18’ độ kinh Đông.
18
Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp xã Ma Lé
- Phía nam giáp xã Sính Lủng và xã Sà Phìn
- Phía Đông giáp xã Tà phìn và một phần xã Đồng Văn
- Phía Tây giáp xã Lũng Táo.
* Địa hình: Thài Phìn Tủng có địa hình núi đá vôi cao trung bình 1000 -
1200m so với mực nước biển, có đỉnh cao nhất 1.614m là đỉnh Tà Tủng Chứ.
Một số đỉnh cao trên 1500m như Thài Phìn Tủng (1545m), Hapuda B
(1535m), Phín Tủng B (1569m)….
2.5.2.2. Khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm 18
o
C, một năm có tới 7 tháng nhiệt độ trung
bình dưới 20
o
C. Mùa đông tương đối lạnh và khô, có ngày nhiệt độ thấp dưới
0
o
C. Mùa hè khí hậu mát mẻ. Lượng mưa trung bình năm 1000 - 1500mm,
trong đó mùa khô khoảng 150 - 200mm (có 30 - 50 ngày mưa) và mùa mưa
khoảng 1000 - 1300mm (tối đa có 100 ngày mưa). Nơi đây có hai mùa là mùa
mưa và mùa khô rõ rệt: Mùa khô từ tháng 4 - 10 lượng mưa trung bình của
tháng mưa nhiều nhất (tháng 8) là 324mm.
2.5.2.3. Thổ nhưỡng
Xã Thài Phìn Tủng mang đặc trưng của đất trên núi đá vôi. Núi dốc hầu
như dựng đứng nên đất thường chỉ tích tụ trong các hốc đá hoặc do sản phẩm
phong hóa từ trên trôi xuống. Mặt đất lởm chởm, gồ ghề vì các tảng đá vôi
nổi lên. Đất thường nằm xen với đá và chiếm diện tích rất hẹp. Một số thung
lũng nhỏ có đất bậc thang hẹp.
2.5.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo báo cáo của UBND xã Thài Phìn Tủng tính đến tháng 6 năm 2009
toàn xã có 15 thôn bản với diện tích 2500 ha đất tự nhiên, với 9 ha rừng( rừng
nằm ở sườn giữa và sườn đỉnh núi đá vôi).
Dân số: có 4085 người , chủ yếu là dân tộc mông chiếm 99%, mật độ
khoảng 2 người/1ha.
Sản xuất nông nghiệp: Bình quân diện tích đất trồng trọt là 3,6
người/ha. 55% đất có cây bụi và thảm cỏ, 15% diện tích núi đá lộ và 19%
diện tích đất nông nghiệp, 75% số hộ có diện tích từ 500 - 2000m
2
, 18% số hộ
19
có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 500m
2
. Phần lớn đất nương rẫy được trồng
ngô địa phương, trồng xen canh hoặc luân canh rau cải, đậu co ve, đậu hà lan
hoặc đậu răng ngựa.
Về chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có: 11485 con, trong đó:
1129 con bò, 38 con trâu, 1337 con lợn, 797 con dê, 12 con ngựa, 8172 con
gia cầm các loại. Tính ra có 85% số hộ chăn nuôi bò, 93% số hộ chăn nuôi
lợn hoặc dê ( trung bình 2-5 con/hộ) 95% số hộ chăn nuôi gia cầm, trung bình
10-20 con gia cầm/hộ.
Về giáo dục và y tế: Có 1 trường tiểu học, trung học cơ sở và mấu giáo
với hơn 50 giáo viên. Xã có 1 trạm y tế 2 tầng khang trang, làm công tác chăn
sóc sức khỏe cộng đồng, khám chữa bệnh thông thường và thường xuyên
tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình cho cộng đồng dân cư địa phương.