Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo nhỡ 45 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.42 KB, 27 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON CỰ KHÊ

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2017 – 2018

SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên:

: Nguyễn Ngọc Anh

- Ngày, tháng, năm sinh:

: 12/1/1992

- Năm vào ngành

: 2012

- Chức vụ

: Giáo viên

- Đơn vị công tác

: Trường mầm non Cự Khê

- Trình độ chuyên môn

: Trung cấp


- Hệ đào tạo

: Chính quy

1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG
3
3

I. Đặt vấn đề
1. 1. Lý do chọn đề tài
2. 2. Mục đích nghiên cứu

4

3. 3. Đối tượng nghiên cứu

5

4. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm

5

5. 5. Phương pháp nghiên cứu


5

6. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu

6

II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
III.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Lựa chọn bài hát phù hợp, có nội dung rõ ràng…
Biện pháp 2: Giáo viên tự rèn luyện, nâng cao kĩ năng ca hát…
Biện pháp 3: Sửa sai cho trẻ.
Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ.
Biện pháp 5: Tổ chức tiết học linh hoạt, nhẹ nhàng.
Biện pháp 6: Rèn luyện, củng cố kĩ năng ca hát cho trẻ kết hợp với các

6
6
7
9
9
12
14
15
19
20

môn học khác, trong các hoạt động hay ngày lễ, hội và mọi lúc mọi nơi.
Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh để rèn luyện kĩ năng ca hát cho trẻ

IV.Kết luận
1. 1. Kết luận
2. 2. Bài học kinh nghiệm
3. 3. Đề xuất, khuyến nghị
4. 4. Tài liệu tham khảo

21
24
24
25
25
26

1.
2.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp rèn kĩ năng ca hát cho trẻ mẫu giáo nhỡ
4-5 tuổi”.
I. Đặt vấn đề
2


1. Lý do chọn đề tài.
Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được
đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc
sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời.
Đặc biệt đối với trẻ thì âm nhạc là cả một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc.
Nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của trẻ. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác
động vào con người ngay từ khi còn là một bào thai , trẻ có thể cảm nhận và bộc

lộ cảm xúc thật diệu kì, những hành động tưởng chừng như khi ra đời trẻ mới làm
được nhưng thực tế ngay từ trong bụng mẹ trẻ đã có thể cảm nhận và hưởng
ứng theo âm nhạc vì vậy những trẻ được nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ có 1
tâm hồn phong phú, nhân hậu và thông minh hơn những trẻ cùng trang lứa.
“ Mẹ thương con có hay chăng
Thương từ khi thai nghén trong lòng
Chín tháng so chín năm
Gian khó tính khôn cùng
À á ru hời ơ hời ru…”
( Mẹ yêu con- Nguyễn Văn Tý)
Đó là những tiếng ru ầu ơ, tiếng lòng mẹ, ru cho con có những giấc ngủ
ngon. Giai điệu êm dịu, du dương trìu mến, lời ca nhẹ nhàng đem tất cả những
tình cảm sâu lắng nhất tới trẻ thơ, qua đó âm nhạc là cầu nối tình cảm giữa con
người với con người nhất là trong một gia đình.
Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn âm nhạc là môn nghệ thuật
hết sức quan trọng và gần gũi với trẻ thơ, là hoạt động được trẻ yêu thích và là
nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật, nó còn là phương tiện thiết

3


thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không
thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận
thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt
thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có.
Khi được nhà trường phân công giảng dạy, chăm sóc cho trẻ 4-5 tuổi, qua
1 thời gian tìm hiểu tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích tham gia các hoạt động âm nhạc
đặc biệt là hoạt động ca hát, là 1 trong những hoạt động quan trọng của bộ môn
giáo dục âm nhạc. Nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, tuy nhiên

khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu
hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung. Mặt khác
kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế nó làm
giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực
sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa
tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa có tính nghệ thuật. Vậy
làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc?
Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu ''Những
biện pháp rèn kĩ năng ca hát cho trẻ 4-5 tuổi''.

2.Mục đích nghiên cứu
“ Trẻ em như búp trên cành” quả thật đúng là như vậy, trẻ em là chồi non
trong 1 thế giới đầy những tre già, là sức mạnh của đất nước, là nguồn nhân lực
rất quan trọng trong việc phát triển đất nước. Là 1 giáo viên mầm non, người trực
tiếp được chăm sóc, dạy dỗ trẻ, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân
cách trẻ. Tôi nhận thấy nhiệm vụ của mình là vô cùng quan trọng. Tôi luôn mong
4


muốn được truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả
năng vốn có của mình trong mọi lĩnh vực, trong đó việc giúp trẻ có thể hát hay,
hát chính xác 1 tác phẩm âm nhạc là 1 phần vô cùng quan trọng trong việc hoàn
thiện nhân cách trẻ thơ.
Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi và tiếp thu kinh
nghiệm từ mọi người xung quanh để tìm ra những biện pháp tốt nhất để rèn luyện
kĩ năng ca hát cho trẻ mầm non 4-5 tuổi.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Căn cứ vào đề tài này tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mẫu giáo nhỡ
4-5tuổi, lớp B2, trường mầm non Cự Khê.
4.Đối tượng khảo sát thực nghiệm.

Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm,
không những vậy tôi còn nâng cao được kĩ năng ca hát của mình, qua đó giúp tôi
dễ dàng truyền đạt kiến thức của mình cho trẻ 1 cách hiệu quả và nhanh chóng.
Giúp trẻ lớp tôi có 1 kĩ năng ca hát tốt, chuẩn xác. Từ đó giúp trẻ thêm yêu hoạt
động âm nhạc và hoàn thiện nhân cách trẻ thơ.
5.Phương pháp nghiên cứu.
Là một giáo viên mầm non, tôi hiểu rõ được trọng trách của mình nên tôi
luôn muốn trẻ lớp tôi được phát triển 1 cách tốt nhất, hoàn thiện nhất.
Để trẻ có 1 kĩ năng ca hát chính xác trước tiên cô phải nắm bắt được đặc
điểm tình hình của từng trẻ trong lớp, những thuận lợi và khó khăn của lớp, của
trường. Từ đó tôi đi nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm để vạch ra những
phương pháp tốt nhất, gần gũi nhất để áp dụng trên trẻ.
Với đề tài này tôi đã xây dựng, thực hiện và hoàn thành bản sáng kiến kinh
nghiệm này trong 1 năm học.
6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.
5


Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2014 - 5/2015 tại lớp B2, trường mầm
non Cự Khê.
II. Giải quyết vấn đề.
1. Cơ sở lí luận.
Như chúng ta đã biết, trong trường mầm non trẻ em được tham gia rất
nhiều hoạt động, thông qua các hoạt động mà trẻ lớn lên từng ngày. Qua thời gian
tìm hiểu tôi thấy hoạt động âm nhạc luôn có 1 sự thu hút nhất định đối với trẻ, nó
là bộ phận không thể thiếu trong sự phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn trẻ thơ.
Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, biết
cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận
động , nghe hát, trò chơi âm nhạc…
Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình

nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc
và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó
gần gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích.
Trong trường mầm non ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên,
liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt
động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ
tham gia vào các hoạt động.
Khi trẻ được ca hát là trẻ đã được thể hiện khả năng của mình, được thể
hiện những tâm tư, tình cảm của mình với mọi người. Đặc biệt với trẻ 4-5 tuổi
thì ca hát lại là hoạt động vô cùng quan trọng không thể thiếu, không những phát
triển ngôn ngữ trẻ mà còn phát triển toàn diện nhân cách trẻ thơ. Tuy nhiên trong
quá trình chăm sóc, dạy dỗ trẻ tôi nhận thấy kĩ năng ca hát của trẻ 4-5 tuổi không
đồng đều, số trẻ thực hiện tốt kĩ năng ca hát tương đối ít. Trẻ hay mắc phải các lỗi
như: hát không đúng lời, hát chênh nhạc, hát quá to hoặc quá nhỏ…điều này ảnh
hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Với tầm quan trọng của âm
6


nhạc đã đem lại tôi nhận ra rằng mình cần phải có những biện pháp sáng tạo
nhằm rèn luyện kĩ năng ca hát cho trẻ. Chính vì vậy năm học này tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài “ một số biện pháp rèn luyện kĩ năng ca hát cho trẻ mầu giáo nhỡ”.
2.Cơ sở thực tiễn.
Qua điều tra thực trạng trẻ hiện kĩ năng ca hát đầu năm tôi thấy:
Nội dung
Trẻ thể hiện tốt kĩ năng ca hát
Trẻ thể hiện khá kĩ năng ca hát
Trẻ chưa thể hiện được kĩ năng ca

Số trẻ (60)
10/60

18/60
32/60

Tỉ lệ ( % )
16,7 %
30 %
53,3 %

hát.
a. Thuận lợi
- Đa số trẻ trong lớp đều thích hát, tham gia các hoạt động âm nhạc.
- Trẻ thuộc nhiều bài hát.
- Trẻ nhanh nhẹn có sức khỏe tốt để tham gia các hoạt động âm nhạc cũng
như các hoạt động khác.
- Giáo viên trong lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo
viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như thường xuyên tổ chức họp
chuyên môn để cùng nhau trao đổi, rèn luyện kĩ năng ca hát, giáo viên được đi
tiếp thu chuyên đề âm nhạc, đi học các lớp bồi dưỡng âm nhạc...
- Phòng giáo dục, nhà trường thường xuyên tổ chức các ngày lễ hội, các
hoạt động văn nghệ... giúp trẻ được thể hiện bản thân, nâng cao sự tự tin... những
hoạt động này vô cùng ý nghĩa với trẻ, giúp trẻ có cơ hội được thể hiện khả
năng của mình vì thế trong các tiết học ở lớp trẻ tự tin và mạnh dạn hơn.
- Đa số phụ huynh của lớp nhiệt tình, quan tâm chu đáo tới con em và
thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình.
b. Khó khăn
7


* Về phía trẻ

- Số trẻ quá đông so với diện tích lớp học nên rất khó để nắm bắt hết được
khả năng ca hát của từng trẻ, trong việc phân nhóm hoạt động.
- Khả năng ca hát của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ nhút nhát, không hòa
đồng với cô và bạn. Có nhiều trẻ mới chưa học qua lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé nên
khó theo kịp các bạn trong lớp.
- 1 số trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động ca hát.
- Trẻ hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời.
- Trẻ chưa tạo được âm thanh hợp lý khi hát (hát nhỏ hoặc la hét
căng cứng).
- Khi hát trẻ chưa hoà quyện giọng hát của mình vào giọng hát của tập thể.
* Về phía giáo viên
- Chưa gây được hứng thú với trẻ đến các tác phẩm âm nhạc.
- Chưa chú trọng đến rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, gò ép trẻ học hát theo kiểu
''Học thuộc lòng''.
- Khả năng ca hát còn phụ thuộc vào năng khiếu và sở trường của từng
người vì vậy khi hát, truyền đạt kiến thức âm nhạc cho trẻ còn gặp nhiều hạn
chế.
- Chưa lựa chọn các tác phẩm khi giới thiệu với trẻ. Các tác phẩm giới
thiệu đến trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu và phụ thuộc vào chương trình chung.
Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm các bài hát hay, có nội dung hấp dẫn để đưa vào
dạy trẻ.
- Giáo viên thường làm dụng máy tính để tải nhạc không lời về, đôi khi
nhạc tải về còn chưa phù hợp với khả năng của trẻ: nhạc quá nhanh, nhạc không
rõ giai điệu.
- Kĩ năng đánh đàn của giáo viên còn hạn chế, kém.
- Sự phối hợp giữa các giáo viên còn chưa nhịp nhàng trong 1 tiết học.
8


* Về phía nhà trường.

- Chưa có kinh phí để đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng… để phục vụ cho
quá trình dạy học, vui chơi của trẻ. Một số lớp còn thiếu: đàn, máy tính, đầu
đĩa…
* Về phía phụ huynh.
- Một số phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học hành của con em
mình, chỉ nghĩ trẻ đến trường được đảm bảo ăn uống, ngủ nghỉ là được, cha mẹ
các em thường xem nhẹ việc học hành nhất là bộ môn âm nhạc trong đó có kĩ
năng ca hát của trẻ.
Từ những thực trạng và hạn chế như trên tôi xin mạnh dạn đưa ra một
số biện pháp rèn kĩ năng ca hát cho trẻ như sau.
III. Các biện pháp thực hiện.
* Biện pháp 1: Lựa chọn bài hát phù hợp, có nội dung rõ ràng, trong
sáng, mới lạ.
- Muốn đàn con thơ của mình có một kĩ năng ca hát tốt trước tiên người mẹ
cũng chính là người giáo viên phải lựa chọn được bài hát phù hợp với độ tuổi, bài
dạy, không những vậy bài hát phải có nội dung rõ ràng, trong sáng, tìm nhiều bài
hát mới, lạ để gây hứng thú cho trẻ.
- Bài hát tôi lựa chọn còn mang nội dung giáo dục trẻ theo từng chủ đề,
mang tính giáo dục cao, từ đó giúp hoàn thiện nhân cách trẻ thơ.
Sau đây là 1 số bài hát tôi đã sưu tầm để dạy trẻ ca hát theo từng chủ đề:
+ Chủ đề “ Trường mầm non” tôi lựa chọn các bài hát mới, có nội dung
giáo dục đến trẻ như “ sáng đến trường”, “ bé múa”, “ chào hỏi”…
+ Chủ đề “ Bản thân” tôi lựa chọn các bài hát sáng tạo, mới lạ, có nội dung
bảo vệ các bộ phận cơ thể, nâng cao sức khỏe như “ bạn có biết tên tôi”, “ Cái
mũi”, “ cùng bóp vai”, “ Chân nào khỏe hơn”…
9


+ Chủ đề “ Gia đình” các bài hát có giai điệu tình cảm, mượt mà, vui nhộn
như: “ Bàn tay mẹ”, “ Tôi là cái ấm trà”, “ Gia đình gấu”, “ Nụ cười xinh”, “ Ai

thương con nhiều hơn”…
+ Chủ đề “ Nghề nghiệp” lựa chọn các bài hát mới, vui nhộn có nội dung
biết ơn đến các nghề trong xã hội như : “ Em là công an tí hon”, “ Bác đưa thư
vui tính”, “ “Chú bộ đội đảo xa”, “ Bàn tay cô giáo” …
+ Chủ đề “ Phương tiện giao thông” tôi chọn các bài hát mới lạ, sáng tạo
qua đó giáo dục trẻ tuân thủ đúng luật giao thông như : “ Đi xe lửa”, “ Đi tàu” , “
Bé với an toàn giao thông”,
+ Chủ đề '' Động vật '' tôi lựa chọn bài hát về các con vật đáng yêu, ngộ
nghĩnh mà trẻ yêu thích như ''Bài hát của chuồn2'' Hoàng Lương; ''Con vịt bầu'' Hoàng Long và Hoàng Lân; ''Con còng con cua'' - Lê Quốc Tháng; ''Con cào cào''
- Lê Thương; ''Con ve, con kiến'' - Y Vân...
+ Chủ đề ''Tết và mùa xuân'' tôi chọn bài hát vui nhộn mang không khí
tưng bừng của ngày Tết cũng như mùa xuân đang đến như: ''Bé chúc xuân'' - Vũ
Hoàng; ''Sắp đến tết rồi'', “ mùa xuân”…
+ Chủ đề “ Thực Vật” tôi chọn lựa các bài hát mang nội dung giáo dục trẻ yêu
cây cối: “ em yêu cây xanh”, “ Bầu và bí”, “ anh nông dân và cây rau”…
+ Chủ đề “ nước và các mùa” tôi chọn các bài hát mới, vui nhộn giúp bé tìm hiểu
thêm về nước, các hiện tượng thiên nhiên như: “ trời mưa”, “ Giọt mưa và em
bé”, “ mưa bóng mây”, “ mây và gió”…
+ Chủ đề “ Quê hương, đất nước, Bác Hồ” tôi lựa chọn các bài hát nói về tình
cảm yêu thương, kính yêu của trẻ với Bác, tình yêu quê hương đất nước như: Quê
hương tươi đẹp, Nhớ ơn Bác, ảnh Bác, dâng Bác bông sen…
Ngoài ra tôi còn lựa chọn, sưu tầm 1 số bài đồng dao, dân ca có nội dung
gần gũi với cuộc sống trẻ thơ.
VD: + Đồng dao ''Xỉa cá mè''; ''Con gà''; ''Làng chim''...
10


+ Dân ca '' Lý cây khế''; ''Lý cây bông''; ''Lý kéo chài''...
+ Các bài có giai điệu vui vẻ ''Đèn đỏ đèn xanh''; ''Bong bóng bay''; ''Chú
ếch con''...

Với những bài hát hay, sáng tạo, mới lạ như trên trẻ lớp tôi có những
chuyển biến tích cực rõ rệt, trẻ rất hứng thú tham gia lĩnh vực ca hát, không
những thích nghe cô hát mà trẻ còn rất hào hứng khi hát cho cô và bạn nghe.
Những trẻ trầm trong lớp cũng đã mạnh dạn tham gia hát cùng tập thể lớp, tham
gia 1 số hoạt động âm nhạc khác.

11


VD: Cháu Minh Thu, Hải Vương, Gia Bảo … là những cháu nhút nhát, khá
trầm so với các bạn thì nay các cháu đã tích cực và mạnh dạn hơn.

Hình ảnh 1: Các cháu nhút nhát đã tích cực tham gia hoạt động ca hát.
* Biện pháp 2: Giáo viên tự rèn luyện nâng cao kĩ năng ca hát khi hát
cho trẻ nghe.
Sau khi đã tìm được bài hát phù hợp tôi tìm hiểu về nội dung và giai điệu
của bài hát đó, muốn dạy trẻ tốt cô phải hiểu nội dung bài hát nói về điều gì, cái
12


gì từ đó bài hát sẽ được thể hiện theo giai điệu nhanh hay chậm, vui tươi hay nhẹ
nhàng…
VD 1: Bài hát “ Bàn tay mẹ” chủ đề “ gia đình” nói về công lao của mẹ với
con cũng như tình yêu thương, biết ơn của con với mẹ nên bài hát mang giai điệu
nhẹ nhàng, tha thiết.
VD 2: Bài hát “ Em yêu cây xanh” chủ đề “ thực vật” nói về ích lợi của cây xanh,
tình cảm của bé đối với cây xanh nên bài hát này có giai điệu vui tươi, trong
sáng.
- Để dạy trẻ được tốt, việc quan trọng nhất là học thuộc lời và giai điệu
của bài hát. Khi hát kết hợp với nhạc không lời tôi lựa chọn những bản nhạc có

giai điệu vừa phải, rõ giai điệu và không nhanh quá tốt nhất là sử dụng nhạc đàn.
Hát sao cho khớp với nhạc không chênh nhạc, hát vừa phải không to và cũng
không nhỏ quá. Khi hát phải chuẩn, rõ lời bài hát để trẻ nghe và nắm bắt được
đúng lời và tiết tấu của bài hát, muốn có được điều đó tôi phải nghe nhiều, luyện
tập hát thường xuyên ngay cả khi ở nhà, trước khi đi ngủ tôi cũng bật nhạc không
lời và hát theo nhạc.
Nếu là bài hát mới mà tôi chưa biết hát như thế nào, tôi trao đổi với chị
em trong trường hoặc trường bạn, với cả những người trong gia đình, không ngại
khi học và cùng trao đổi, ngoài ra tôi còn nghe trên máy tính hoặc điện thoại cá
nhân ngoài giờ làm việc để nâng cao kĩ năng ca hát của mình.
Khi hát cho trẻ nghe gương mặt cô không nên khô cứng mà cần phải có
sắc thái biểu cảm phù hợp với nội dung của bài hát cô mới gây được hứng thú
cho trẻ. Cô có thể lắc lư , đung đưa người hay vận động minh họa theo bài hát.
Với biện pháp này đã giúp tôi được rất nhiều điều, không những nâng cao
được kĩ năng ca hát của mình mà còn tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với đồng
nghiệp và mọi người xung quanh. Khi đã nắm vững được kĩ năng ca hát, tôi cảm
thấy mình tự tin hơn từ đó kết quả đạt được sẽ cao hơn, trẻ cũng hứng thú hơn khi
13


nghe cô hát. Đối với 1 người giáo viên mầm non không có gì hạnh phúc bằng
việc mình truyền tải kiến thức thành công cho trẻ, tạo được niềm đam mê cho trẻ
trong mọi lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực ca hát.

* Biện pháp 3: Sửa sai cho trẻ
Thông thường khi tiến hành dạy ca hát cho trẻ, giáo viên hay sửa sai cho
trẻ theo dự kiến của mình 1 cách máy móc mà chưa nghĩ đến kĩ năng cho trẻ. Vì
vậy giáo viên sửa sai khi trẻ đã nắm được khái quát toàn bài nên chú ý sửa khi
trẻ hát sai về một số lỗi sau:
+ Sai về tiết tấu, giai điệu

+ Sai về âm điệu luyến láy
+ Sai về lời ca
+ Sai về âm thanh, phong cách thể hiện.
+ Trẻ khi hát vào nhạc còn chưa chính xác, hát chênh nhạc.
VD: Bài ''Con cào cào'', khi trẻ hát thường sai về tiết tấu bởi bài này có tiết
tấu nhanh hơn so với các bài hát.
Nên khi sửa sai cho trẻ tôi vừa hát vừa vỗ tay đệm theo tiết tấu nhanh để
trẻ hát theo cho đúng.
VD2: Bài ''Đi học về''
Trong bài hát có 2 từ ''Cha mẹ'' mà khi hát ta phải luyến nhưng trẻ thì chưa
làm

được nên tôi thường xuyên hát mẫu lại cho trẻ nghe và cho trẻ nghe trên

đàn nhiều lần, sau đó cho trẻ hát lại cả câu hát.
VD3: Bài ''Cô và mẹ''
Câu hát ''Cô là mẹ và các cháu là con'' thì trẻ hát thành ''Cô và mẹ và các
cháu là con''. Tôi đọc lại câu đó cho trẻ nghe 2 - 3 lần sau đó hát lại kết hợp với
đàn để cho trẻ hát theo cho đúng.
14


VD4: Khi cho trẻ hát ''Bông hồng tặng cô'' thì tôi trò chuyện với trẻ nội
dung bài hát. Từ đó giúp trẻ thể hiện được phong cách khi biểu diễn phải tình
cảm trìu mến vì đó là tình cảm mà trẻ dành cho cô giáo của mình.
- Trẻ lớp tôi đôi khi muốn thể hiện mình nên khi được gọi lên hát trẻ hát
quá to, quá nhỏ hoặc hét lên với trường hợp này tôi sẽ giải thích cho trẻ hiểu hát
to như vậy là chưa hay, người nghe con hát sẽ cảm thấy khó chịu không thoải
mái, nếu muốn mọi người thích nghe con hát thì con phải hát vừa nghe, không
được hét lên. Sau đó tôi sẽ hát lại với giọng vừa đủ cho trẻ nghe để trẻ hiểu và

học theo.
- Với trẻ mầm non 4-5 tuổi việc hát vào đúng nhạc là điều tương đối khó,
đa số trẻ thường hát nhanh hơn hoặc chậm hơn khi vào 1 bài hát. Điều này làm
giảm đi tính nghệ thuật của bài hát rất nhiều. Trong trường hợp này tôi chưa cho
trẻ hát cùng nhạc luôn mà tôi cho trẻ nghe giai điệu bài hát đó nhiều lần, tôi sẽ
hướng dẫn trẻ cách vào, thường thì khi hết đoạn nhạc dạo thường có trống dồn,
tôi phân tích điểm khác biệt đó cho trẻ nắm được, sau đó tôi hát cùng nhạc cho
trẻ nghe vài lần, khi trẻ nắm được cách vào nhạc thì tôi mới cho trẻ hát cùng nhạc
nhiều lần.
Qua 1 thời gian chỉnh sửa cho trẻ, tôi thấy kĩ năng ca hát của trẻ tiến bộ rõ
rệt, trẻ đã có kĩ năng ca hát tốt hơn, hào hứng hơn khi được cô gọi lên hát. Khi trẻ
đã sửa được nhược điểm của mình thì trẻ rất mạnh dạn và tự tin mà xung phong
lên hát, không còn mặc cảm, nhút nhát nữa. Đó cũng là 1 niềm vui, 1 niềm động
lực rất lớn đối với tôi để tiếp tục chăm sóc, dạy dỗ các cháu nên người.
* Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ.
Muốn trẻ có 1 kĩ năng ca hát tốt không những cô phải hát tốt mà còn gây
được hứng thú cho trẻ. Điều này sẽ giúp cho trẻ thích hoạt động ca hát hơn. Để
gây hứng thú cho trẻ tôi có thể dùng nhiều biện pháp như:
15


+ Sử dụng các loại nhạc cụ, đồ dùng âm nhạc có sẵn hoặc tự làm để phục
vụ cho trẻ học và chơi:
VD: Đàn, sắc xô, xúc sắc, phách, trống ,đàn, nơ, mũ đội đầu…ngoài ra có
thể sử dụng các loại bát, cốc, chén để tạo ra các âm thanh khác nhau.
VD một số nhạc cụ tự làm bằng các phế liệu như: vỏ lon bia, hộp bánh,
giấy màu vụn…

Hình ảnh 2: Một số nhạc cụ, dụng cụ tự làm.
Trẻ lớp tôi sẽ rất tích cực nếu được gọi lên hát kết hợp với các nhạc cụ mà

cô tự làm kể cả với những trẻ nhút nhát trong lớp. Nó giúp tôi gây được hứng thú
cho trẻ hơn và phát hiện được những lỗi sai mà trẻ mắc phải.
+ Sử dụng trang phục khi hát
Để gây được hứng thú cho trẻ tôi còn sử dụng trang phục. Ngoài các trang
phục có sẵn trong trường tôi còn làm thêm các bộ trang phục khác, mới lạ từ
những nguyên liệu như: giấy, vải dạ, kim tuyến, dải ruy băng hoặc các phế liệu

16


Không những vậy trong hoạt động tạo hình tôi cùng trẻ còn làm những bộ
trang phục để kích thích trẻ ca hát. Trẻ được mặc bộ quần áo do chính mình làm
sẽ phấn khởi và hứng thú hơn khi tham gia hoạt động ca hát.

Hình ảnh 3: Trẻ tự làm trang phục biểu diễn.
+ Tạo môi trường học tập
Góc âm nhạc là nơi trẻ được thể hiện khả năng của mình nhất là hoạt động
ca hát, trẻ có thể làm quen, ôn luyện , củng cố kĩ năng ca hát vì vậy tôi luôn chú
ý tận dụng diện tích lớp học 1 cách phù hợp và chú ý cách bố trí, sắp xếp các
nhạc cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo 1 không gian đẹp, hấp dẫn và thoải mái với trẻ.
Để thu hút được trẻ tôi còn làm thêm nhiều đồ dùng, dụng cụ âm nhạc như: mũ
đội đầu, nơ, các loại nhạc cụ tự làm…

17


Hình ảnh 4: Góc âm nhạc
Với việc sử dụng biện pháp “ gây hứng thú cho trẻ” qua 1 thời gian tôi
thấy kết quả khả quan hơn rất nhiều. Trước hết, chưa cần nói đến vị trí ở trẻ, nếu
tôi hay các cô, chị, em được hát, biểu diễn trên lớp, sân khấu cũng đã cảm thấy

rất vui hơn nữa lại được sử dụng nhạc cụ hay mặc những bộ trang phục do mình
và bạn thiết kế thì còn tuyệt vời biết bao. Trẻ mầm non không những vô cùng hào
hứng mà còn cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơn khi được hát kết hợp với nhạc cụ,
trang phục… khi được mọi người khen, chiêm ngưỡng thì đó quả là 1 niềm vui
không hề nhỏ với trẻ mà nhất là ở độ tuổi 4-5 thì trẻ lại rất thích được khen, được
thể hiện mình trước mọi người. Từ đó nâng cao được kĩ năng ca hát của mình.

18


* Biện pháp 5: Tổ chức tiết học linh hoạt, nhẹ nhàng.
Để có được 1 tiết học âm nhạc thành công, cô phải xây dựng được 1 kế
hoạch hợp lí, có nội dung phong phú đa dạng, hấp dẫn đối với trẻ:
- Phần vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ: Có thể sử dụng những
đồ dùng, vật thật, những đoạn clip hay hóa trang đóng vai để làm nổi bật chủ đề
dạy.
VD 1: Ở chủ đề thực vật khi dạy bài hát “Màu hoa” cô giáo có thể trang trí ở lớp
một số loại hoa tươi để thu hút trẻ.
VD 2: Ở chủ đề “ nước và các mùa trong năm” khi dạy trẻ bài hát “ cho tôi đi
làm mưa với” cô có thể cho trẻ nghe 1 đoạn video có tiếng mưa rơi. Trẻ sẽ rất
hứng thú khi tham gia các hoạt động tiếp theo.
VD 3: Ở chủ đề “ Nghề nghiệp” khi dạy trẻ bài hát “ anh phi công ơi” cô phụ hóa
trang làm anh phi công lái máy bay tự làm để gây hứng thú cho trẻ trước khi dạy
trẻ hát.
VD 4: Ở chủ đề “động vật”, dạy bài hát “Đố bạn” cô dùng các câu đố về các loại
động vật…
- Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm.
Ví dụ: Tổ chức dạy hát là trọng tâm thì có thể cho trẻ tập hát nhanh - chậm, hát
to - nhỏ, hát nối tiếp nhau, hát theo nhịp đánh tay của cô, hát đối…
VD: Bài hát “ quả” trẻ đã được học hát rồi cô có thể tổ chức theo hình thức mới

như hát đối, 1 tổ hát câu hỏi: “Quả gì mà chua chua thế?”, thì tổ kia sẽ hát câu trả
lời: “ Xin thưa rằng quả khế”…
- Không những vậy sự kết hợp giữa các giáo viên trong lớp cũng là điều rất
quan trọng để tiết học không bị khô cứng, nhàm chán. Trong hoạt động dạy trẻ ca
hát, để thu hút sự chú ý của trẻ 2 cô cần có sự phối hợp ăn ý với nhau.
VD: Cô 1 hát mẫu, cô 2 múa minh họa.
VD: Cô 1 dạy hát, cô 2 hóa trang làm các nhân vật trong bài hát
19


VD: Cả 2 cô cùng song song dạy trẻ.
Khi sử dụng biện pháp trên tôi nhận thấy tiết học của tôi thành công hơn rất
nhiều. Nó không những giúp cho tiết học trở nên linh hoạt, nhẹ nhàng mà còn gây
hứng thú mạnh mẽ đối với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác mới lạ từ đó trẻ tích cực hơn
khi tham gia hoạt động âm nhạc.. Ngoài ra, khi kết hợp giữa các giáo viên với
nhau sẽ tạo được sự tương đồng, gần gũi hơn, giúp cho 1 tiết học không bị khô
khan, nặng nề.
* Biện pháp 6: Rèn luyện, củng cố kĩ năng ca hát cho trẻ kết hợp với các
môn học khác, trong các hoạt động hay ngày lễ, hội và mọi lúc mọi nơi.
Hoạt động ca hát không chỉ diễn ra trong giờ học âm nhạc mà nó còn diễn
ra trong rất nhiều hoạt động khác nhau: Nó có thể kết hợp với các môn học khác
như trong giờ ổn định gây hứng thú, khi chuyển các hoạt động hoặc trong 1 ngày
sinh hoạt của trẻ thì nó không những rèn luyện kĩ năng ca hát của trẻ mà còn giúp
cho các tiết học trở nên sinh động hơn.
VD 1: Trong hoạt động tạo hình xé dán trời mưa, phần ổn định gây hứng thú cô
có thể cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa”
VD 2: Trong hoạt động phát triển nhận thức: Dạy trẻ đếm đến 5, phần củng cố cô
cho trẻ vừa hát vừa đếm theo bài hát “ Tập đếm”.
VD3: Trong hoạt động chiều: Bé kể tên 1 số loại quả mà trẻ biết cô có thể cho trẻ
hát bài “ quả”…

VD 4: trong hoạt động vui chơi trước khi đàm thoại vai chơi tôi thường cho cho
trẻ hát 1 bài để ổn định trẻ, như trong chủ để “ trường mầm non” tôi cho trẻ hát
bài “ Vui đến trường”
VD 5: Hoạt động ăn trưa, trong thời gian chờ cô chia cơm, để trẻ không nói
chuyện, làm việc riêng tôi có thể cho trẻ hát bài “ Mời bạn ăn” để gây hứng thú
cho trẻ, kích thích trẻ ăn và giáo dục trẻ ăn hết suất để khỏe mạnh, cao lớn.
20


Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội cho trẻ như: Ngày khai giảng năm
học mới, ngày 20-11, ngày tết trung thu, tết thiếu nhi hay các chương trình văn
nghệ của phòng giáo dục của trường hay của làng xóm… trẻ em có nhiều cơ hội
rèn luyện nâng cao kĩ năng ca hát của mình được thể hiện mình nên trẻ rất tích
cực tham gia.

Hình ảnh 5: Các cháu biểu diễn văn nghệ ngày thao giảng.
*Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh để cùng rèn luyện kĩ năng ca hát cho
trẻ.
Để có hiệu quả cao trong việc rèn luyện nâng cao kĩ năng ca hát cho trẻ
mầm non tôi thường trao đổi với phụ huynh về khả năng ca hát của con mình,
với mỗi 1 chủ đề tôi thường thông báo cho phụ huynh các bài hát đang học và sẽ
21


học để phụ huynh nắm bắt được, đề nghị phụ huynh khi về nhà sẽ kiểm tra và ôn
luyện cùng trẻ.
Ngoài ra cha mẹ còn có thể cho trẻ nghe băng đĩa ở nhà, cùng trẻ thể hiện
bài hát. Từ đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết âm nhạc, giúp trẻ mạnh dạn, tự
tin khi thể hiện ca khúc từ yêu thích.
Không những vậy, tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc

hay, những bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ
hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vào đĩa để xây dựng thư viện âm nhạc của lớp từ
đó giúp trẻ hoàn thiện kĩ năng ca hát của mình và tích cực tham gia vào hoạt
động ca hát hơn.
Để phục vụ cho quá trình học và chơi của trẻ hấp dẫn hơn tôi còn vận động
phụ huynh thu gom các loại vật liệu, phế liệu như: chai, lọ, hộp bánh đã hết, giấy
bìa, quần áo cũ,dụng cụ hóa trang… để ủng hộ cho lớp làm các loại nhạc cụ, đồ
dùng đồ chơi âm nhạc.
Thông qua biện pháp này trẻ được rèn luyện kĩ năng ca hát 1 cách tốt hơn,
1 số trẻ ở lớp đôi khi nhút nhát chưa mạnh dạn thể hiện thì ở nhà trẻ có thể thỏa
sức ca hát mà không phải e dè, ngoài ra còn giúp cha mẹ nắm bắt được khả năng
ca hát cũng như học tập của con em mình, nó như 1 sợi dây vô hình kết nối tính
cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Không những vậy, thông qua biện pháp này còn giúp phụ huynh hiểu được
sự quan tâm, chăm sóc, tận tụy, nhiệt tình của các cô giáo với trẻ, các cô không
chỉ là người cho trẻ ăn, ngủ mà còn dạy dỗ trẻ nên người, xóa bỏ rào cản giữa
giáo viên với phụ huynh, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện.

22


Hình ảnh 6: Giáo viên và phụ huynh cùng trao đổi ý kiến.
* Kết quả đạt được:
Qua quá trình thực hiện các biện pháp dạy kĩ năng ca hát cho trẻ trên tôi đã
đạt được một số kết qủa sau:
* Về phía trẻ
Số trẻ 60 trẻ
Trẻ thể hiện tốt
Trẻ thể hiện
khá

Trẻ thể
TB

hiện

Trước khi áp dụng biện pháp
Số trẻ
%
10
16,7%

Sau khi áp dụng biện pháp
Số trẻ
%
30
50%

18

30%

23

38,3%

32

53,3%

7


11,7%

- Trẻ hát tự nhiên rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ của các tác phẩm.
23


- Trẻ tự tin thể hiện một tác phẩm và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên,
nhí nhảnh.
- Các giờ hoạt động nêu gương cuối tuần, biểu diễn liên hoan văn nghệ của
lớp của trường được các cháu thể hiện nhiều bài hát hay, phong phú và đa dạng
về nội dung cũng như hình thức.
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên được rèn luyện nâng cao kĩ năng ca hát của mình.
- Sưu tầm và sáng tác được nhiều ca khúc hay đưa vào dạy trẻ.
- Tạo được hưng thú cho trẻ khi tổ chức hoạt động ca hát.
- Có nhiều tiết dạy âm nhạc được xếp tốt.
- Tạo sự thân thiện, gần gũi với cha mẹ học sinh, làm cho phụ huynh hiểu
được sự quan tâm, nhiệt tình của mình với trẻ thơ.
* Về phía phụ huynh
- Phụ huynh có biểu biết về kiến thức âm nhạc.
- Nắm bắt được khả năng ca hát của con em mình trên lớp qua đó kết nối
tình cảm, sự gần gũi với trẻ dù đó là lĩnh vực học tập.
- Đã kết hợp với giáo viên cùng thực hiện tốt kĩ năng ca hát cho trẻ.
- Thường xuyên quan tâm đến chất lượng các tiết mục văn nghệ của lớp.
IV. Kết luận:
1.Kết luận.
Có được những kết quả như trên là do sự quan tâm, chỉ đạo sáng suốt của
Phòng GD- ĐT huyện Thanh Oai cũng như BGH trường mầm non Cự Khê đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các giáo viên được học hỏi kinh nghiệm và nâng cao tay

nghề. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên đông đảo, các giáo viên cũ có nhiều kinh
nghiệm, nhiệt tình chỉ bảo, các giáo viên trẻ, mới năng động, nhiệt tình, yêu nghề,
ham học hỏi, không ngại khó để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Cùng với đó là
24


sự quan tâm của các bậc phụ huynh tới các hoạt động của trường, lớp cũng như
với con em mình.
2. Bài học kinh nghiệm.
Qua các biện pháp thực hiện và kết quả đạt được tôi đã rút ra bài học kinh
nghiệm khi tiến hành rèn kỹ năng ca hát cho trẻ như sau:
- Giáo viên phải tự mình rèn luyện nâng cao kĩ năng ca hát, thường xuyên
trau dồi học hỏi kinh nghiệm của mọi người.
- Giáo viên phải tìm hiểu kĩ năng tiếp thu âm nhạc của từng trẻ để có biện
pháp rèn luyện cho phù hợp.
- Chú ý sửa sai cho trẻ về kĩ năng ca hát và giúp trẻ thể hiện đúng phong
cách , giai điệu bài hát.
- Sưu tầm và sáng tác nhiều ca khúc để dạy trẻ.
- Làm các loại nhạc cụ, đồ dùng, trang phục phục vụ cho trẻ học và chơi.
- Xây dựng thư viện âm nhạc của lớp để có đầy đủ các thể loại nhạc cần
thiết, phục vụ cho hoạt động ca hát của cô và trẻ.
- Tạo cho trẻ có thói quen đánh giá tác phẩm âm nhạc khi được thưởng
thức để nâng cao kiến thức âm nhạc cho trẻ.
- Khuyến khích trẻ sáng tạo phong cách biểu diễn khi thể hiện các tác
phẩm âm nhạc.
- Kết hợp với phụ huynh cùng rèn kĩ năng cho trẻ, cùng phụ huynh sưu
tầm các tác phẩm âm nhạc để làm phong phú thêm thư viện âm nhạc cho lớp.

3. Đề xuất, khuyến nghị.
25



×