Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

de thi cuoi hoc ki 2 lop 5 nam 2012-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.8 KB, 7 trang )

TRƯỜNG TH ĐẠ M’ RÔNG
Họ và tên:
Lớp:5
ĐỀ KIỂM TRA THỬ CKII
Môn: Tập làm văn
Thời gian: 40 phút
Năm học: 2012 – 2013
Điểm Người chấm
Đề bài: Em hãy tả một người thân trong gia đình em ?





























Trường TH Đạ M’rông
Họ và tên:
Lớp: 5
ĐỀ KIỂM TRA THỬ CKII
Môn: Chính tả
Thời gian: 20 phút
Năm học: 2012 - 2013
Điểm Người chấm
1) Nghe - viết: Bài : Công việc đầu tiên (SGK – TV 5 tập 2, trang 126)
Viết gồm đầu đề và đoạn từ : Nhận công việc đầu tiên “ Cộng sản rải giấy nhiều quá!”.















2) Bài tập
* Điền từ có âm tr hoặc ch vào chỗ chấm?
• tuyên uyền b) ….uyền tin

• trò …ơi d) …uyển động
Trường TH Đạ M’rông
Họ và tên:
Lớp:5
ĐỀ KIỂM TRA THỬ CKII
Môn: Đọc hiểu
Thời gian: 60 phút
Năm học: 2012 – 2013
Điểm Người chấm
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Học sinh bốc thăm 1 trong 5 bài tập đọc theo yêu cầu của giáo viên.
(Tốc độ đọc 120 tiếng /phút)
1. Một vụ đám tàu/ SGK TV 5 tập 2;
2. Tà áo dài Việt Nam/ SGK TV 5 tập 2;
3. Lớp học trên đường/ SGK TV 5 tập 2;
4. Út Vịnh/ SGK TV 5 tập 2;
5. Công việc đầu tiên/ SGK TV 5 tập 2.
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
A/ Đọc thầm
Út Vịnh
Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường săt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự
cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các
thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê
em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu,
cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết

phục Sơn – một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi,
Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học
bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng
còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan
đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:
- Hoa, Lan tàu hỏa đến!
Nghe tiếng lạ, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây
người, khóc thét.
Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm
Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.
Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không
nói lên lời.
Theo TÔ PHƯƠNG
B/ Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất:
1. Bài: “Út Vịnh” thuộc thể loại nào?
a. Kịch b. Thơ c. Văn
2. Trong phong trào “ Em yêu đường sắt quê em ”, Học sinh trường của Út Vịnh cam kết
những gì ?
a. Không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an
toàn cho những chuyến tàu qua.
b. không ném đá lên tàu và đường tàu.
c. Không chạy trên đường tàu thả diều, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu
qua.
3. Hành động cứu hai em nhỏ trên đường tàu cho thấy Út Vịnh là người như thế nào?
a. Thông minh b. Dũng cảm c. Trách nhiệm
4. Nhà trường phát động phong trào “Em yêu đường sắt quê em”, Vịnh nhận nhiệm vụ gì?
a. Thuyết phục Sơn không thả diều trên đường tàu.
b. Thuyết phục bé Hoa và Lan không chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
c. Thuyết phục các bạn nhỏ không ném đá lên đường tàu.

5. Điều gì đã xảy ra khi hai cô bé Hoa và Lan ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu?
a. Trời đổ mưa xuống như trút nước.
b. Bố mẹ đã tìm Hoa và Lan suốt cả buổi chiều.
c. Tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã, tàu hỏa đến.
6. Khi nghe thấy tiếng còi vang giục giã, nhìn ra đường sắt Út Vịnh thấy điều gì?
a. Nhìn thấy Sơn đang thả diều trên đường tàu.
b. Nhìn thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
c. Nhìn thấy một người đang tháo ốc gắn các thanh ray.
7. Xác định trạng ngữ trong câu sau : “Một buổi chiều đẹp trời, Vịnh đang ngồi học bài.”
a. Một buổi chiều đẹp trời
b. Vịnh
c. đang ngồi học bài
8. Câu nào là câu ghép ?
a. Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người,
khóc thét.
b. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên giục giã.
c. Hoa, Lan tàu đến.
9. Dấu phẩy trong câu: “Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời.”
a. Ngăn cách các vế câu.
b. Ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
c. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
10: Dòng nào sau đây viết đúng chính tả?
a. Việt nam thân yêu.
b. Việt Nam thân yêu.
c. Việt Nam Thân Yêu

Trường TH Đạ M’rông
Họ và tên:
Lớp: 5
ĐỀ KIỂM TRA THỬ CKII

Môn: Toán
Thời gian: 40 phút
Năm học: 2012 – 2013
Điểm Người chấm
I. Trắc nghiệm( 3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 2.Chữ số 5 trong số 23,125 có
giá trị là:
A. 5 B. 5 C. 5
10 100 1000
Câu 2: 3,5 ngày = ……giờ
A. 105 B. 84 C. 210
Câu 3. Tỉ số phần trăm của 2 và
4 là:
A. 50% B. 80% C. 60%
Câu 4. Thể tích hình hộp chữ nhật
là? Biết a = 6cm, b = 5cm, c = 8cm
A. 30cm
2
B. 120cm
3
C. 240cm
3
Câu 5: 5 tấn 7kg =………kg
A. 5,07 kg B. 507 kg C. 5007kg
Câu 6: Phân số 3 được viết
5
dưới dạng số thập phân là:
A. 3,5 B. 5,3 C. 0,6
II. Bài tập ( 7 điểm)
Bài 1: ( 3 điểm ) Đặt tính rồi tính.

a ) 409,32 + 75,28 b ) 465,25 – 93,35 c) 7 phút 35 giây x 4 d) 47 giờ 30 phút : 5
Bài 2: (1 điểm)
a/ Tìm x: 47,5 : x = 2,5 + 1,3 b/ Tính bằng cách thuận tiện nhất
3,5 x 1,2 + 1,2 x 4, 5
Bài 3: (3 điểm) Người ta dùng tấm lưới rào kín xung quanh một khu đất hình chữ nhật có chiều dài
15m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Hỏi:
a) Tấm lưới rào dài bao nhiêu mét?
b) Diện tích tấm lưới rào? biết chiều cao 3,5 m.
c) Nếu cứ 3 m
2
lưới có giá trị 75 000 đồng thì số tiền dùng để mua lưới rào là bao nhiêu?
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2012-2013
MÔN TIẾNG VIỆT
A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi. (5 điểm).
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm).
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quả 5 tiếng: 0 điểm).
+ Ngắt hơi đúng các câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
(Ngắt hơi sai từ 2 đến 3 chổ: 0,5 điểm; ngắt hơi sai quá 4 chổ: 0 điểm).
+ Giọng đọc có biểu cảm: (1 điểm).
(Chưa biểu cảm: 0,5 điểm).
+ Tốc độ đọc khoảng 120 chữ / 1 phút: 1 điểm.
(Đọc trên 1 phút: 0,5 điểm; gần 2 phút: 0 điểm).
+ Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: (1 điểm).
(Chưa rõ ràng: 0,5 điểm; sai: 0 điểm).
II. Đọc hiểu: (5 điểm).
- Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm:
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
c a b a c b a a a b
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Chính tả: (nghe - viết)(5 điểm).
Bài viết: Công việc đầu tiên.
1. Phần nghe-viết: (4 điểm)
- Trình bày sạch sẽ, viết đẹp, đúng cỡ chữ, không sai lỗi chính tả đạt 4 điểm.
+ Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, thanh không viết hoa đúng quy
định): trừ 0,5 (các lỗi giống nhau trừ 1 lần điểm).
+ Trình bày không đúng quy định, viết xấu và không đúng cỡ chữ trừ cả bài 1 điểm.
2. Phần bài tập: (1 điểm) điền đúng mỗi câu đạt 0,25 điểm.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
1. Hình thức: (1 điểm)
- Viết đầy đủ 3 phần( mở bài, thân bài và kết bài)
- Trình bày sạch sẽ, gọn gàng, bài viết sinh động, dùng từ có chọn lọc.
2. Nội dung (4 điểm)
- Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi, không dưới 15 dòng đạt 0,5 điểm.
+ Mở bài: Giới thiệu người thân được tả tên là gì? (0,5 điểm)
+ Thân bài: Tả ngoại hình.( khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt,
Tả hoạt động của người đó. 2,5 điểm
Tả tính cách và sở thích của người đó.
+ Kết bài: nêu cảm nghĩ của mình về người đã tả. (0,5điểm).
MÔN TOÁN
I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) khoanh đúng mỗi câu đạt 0.5 điểm.
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
C B A C C C
II/ BÀI TẬP: (7điểm)
Bài 1: (3 điểm). Mỗi phép tính đúng đạt 0,75 điểm
Bài 2: (1 điểm). Mỗi phép tính đúng đạt 0,5 điểm
Bài 3: (3 điểm)
Bài giải
Chiều rộng khu đất là: ( 0,5 điểm)
15 x 2 = 10 (m)

3
a) Tấm lưới rào dài số mét là: ( 0,5điểm)
(15 + 10) x 2 = 50 (m)
b) Diện tích tấm lưới rào là: ( 0,5 điểm)
50 x 3,5 = 175 (m
2
)
c) 1m
2
mua hết số tiền là: ( 1 điểm)
75.000 : 3 = 25.000 ( đồng)
Số tiền dùng để mua lưới rào là:
175 x 25.000 = 4 375 000 ( đồng)
Đáp số: a) 50 m ( 0,5 điểm)
b) 175 m
2
c) 4 375 000 đồng
Lưu ý: Nếu phép tính đúng mà không có lời giải hoặc lời giải sai thì không tính điểm. Học sinh có
thể giải theo cách khác mà kết quả đúng thì Gv nghi điểm cho phù hợp.

×