Tải bản đầy đủ (.docx) (154 trang)

Đề tài các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từng mặt hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 154 trang )

KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
Nội dung chương:




Những thành tựu
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua các năm
Tình hình nhập khẩu của Việt Nam qua các năm

I-Những thành tựu
Trong hơn 10 năm trở lại đây,Đảng và nhà nước đã xây dựng và thực thi nhiều
chiến lược phát triển quan hệ kinh tế với các nước và các tổ chức quốc tế nhằm đưa
nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới.
Những sự kiện nổi bật trong giai đoạn này là sự gia nhập của Việt Nam vào
ASEAN vào tháng 7/1995, cũng như việc Việt Nam thực hiện cam kết việc cắt giảm
thuế quan (CEPT) của AFTA vào năm 2006. Tháng 11/1998, Việt Nam đã chính thức
gia nhập APEC, và tháng 7/2000 Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã ký kết và bắt đầu
có hiệu lực từ tháng 12/2001. Từ năm 1995, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ,
Bộ thương mại đã chủ trì đàm phán để gia nhập WTO, và Việt Nam đã chính thức trở
thành thành viên của WTO vào tháng 1/2007
Ngoài những hiệp định chủ chốt kể trên, Việt Nam còn ký hàng loạt những hiệp
định quốc tế mang tính chuyên ngành,chuyên lĩnh vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối
đa cho nền kinh tế Việt Nam đuổi kịp và hội nhập nhanh vào tiến trình tồn cầu hóa
kinh tế. Và quả thật,nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi một cách đầy ấn tượng, tạo ra
môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh, tác động tích cực đến xuất nhập


khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI).

II-Tình hình xuất khẩu của Việt Nam qua các năm

-1-


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

1. Kim ngạch xuất khẩu qua các năm
Trong những năm vừa qua, năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
đã được cải thiện một cách đáng kể, thể hiện trên các mặt với kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá tăng mạnh qua các năm.
Kim ngạch xuất khẩu của VN qua các năm (đơn vị: triệu USD)
Kim ngạch xuất

Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
6T/2010


nhập khẩu
30119,2
31247,1
36451,7
45405,1
58453,8
69208,2
84717,3
111326,1
143398,9
127045,1
71230

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK
TUYỆT ĐỐI
TƯƠNG ĐỐI(%)
14482,7
15029,2
546,50
3,77
16706,1
1676,90
11,16
20149,3
3443,20
20,61
26485,0
6335,70
31,44

32447,1
5962,10
22,51
39826,2
7379,10
22,74
48561,4
8735,20
21,93
62685,1
14123,70
29,08
57096,3
-5588,80
-8,92
32470
Nguồn:Thống kê hải quan Việt Nam và Tổng cục thống kê
Xuất khẩu

Về chỉ số kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người, Việt Nam năm 2000 đứng
thứ 7 trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 17 ở Châu Á và đứng thứ
96 trên thế giới.Có thể nhận thấy rất rõ rằng kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm
với kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt đến 62685,1 triệu USD (biểu đồ minh họa bên
dưới)
Tăng kim ngạch phản ánh trực tiếp quy mô của xuất khẩu. Đồng thời trong điều
kiện cụ thể của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu có ý nghĩa to lớn trong việc tạo
nguồn ngoại tệ để phục vụ cho các nhu cầu đầu tư phát triển đang đặt ra rất bức xúc
cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Nguồn:Thống kê hải quan Việt Nam và Tổng cục thống kê
Ta có thể thấy xuất khẩu Việt Nam có tốc độ tăng tưởng khá cao với

17,15%/năm tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 4734,84 triệu USD/năm
Điều này có được là do các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đa dạng hoá
mặt hàng xuất khẩu. Năm 1991 mới chỉ có 4 mặt hàng đạt kim ngạch 100 triệu USD

-2-


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

trở lên là dầu thô, thuỷ sản, gạo, dệt may, mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất là dầu thô
cũng chỉ đạt 581 triệu USD/năm.
Năm 2004 có 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt
may, thuỷ sản, giày dép, hàng điện tử, sản phẩm gỗ.
Năm 2005 có 7 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Đó là dầu thơ
7,38 tỷ USD, dệt may 4,8 tỷ USD, dày dép 3 tỷ USD, thuỷ sản 2,74 tỷ USD,điện tử, máy
tính 1,44 tỷ USD, gạo 1,4 tỷ USD, gỗ 1,3 tỷ USD.
Năm 2007, nền kinh tế toàn cầu chịu nhiều ảnh hưởng bởi những biến động
lớn về giá hàng hoá, chủ yếu là do giá nguyên, nhiên liệu, nông sản, thực phẩm tăng
cao liên tục. Những biến động thất thường của giá dầu thơ, giá vàng cùng với dấu hiệu
suy thối kinh tế Hoa Kỳ, đồng đô la mất giá nhanh so với các ngoại tệ mạnh khác đã
tác động không tốt và lan tỏa tới nhiều nền kinh tế.Tuy nhiên tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hoá trong năm 2007 vẫn tăng 21,93% so với năm 2006
Tính đến hết tháng 12 năm 2007 , cả nước có 9 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD
và có 5 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vượt kế hoạch năm (cà phê, hàng dệt may, hạt
tiêu, hạt điều và than đá). Tuy nhiên, có vài nhóm hàng có kim ngạch cao đã khơng thể
hồn thành kế hoạch năm (như: cao su, dầu thô, gỗ & sản phẩm gỗ, máy vi tính và sản
phẩm điện tử & linh kiện).
8 tháng đầu năm 2010, ước tính đã có 13 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch

đạt trên 1 tỷ USD. Đó là các mặt hàng dệt may, dầu thô, giày dép, thủy sản ,gạo, gỗ và
sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, máy vi tính và linh kiện, đá quý, kim
loại quý và sản phẩm, cà phê, phương tiện vận tải và phụ tùng, than đá và cao su.
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Trong năm 2009 có 14 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Và tính đến hết
tháng 8/2010, ước tính đã có 13 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD.
Đó là các mặt hàng dệt may, dầu thô, giày dép, thủy sản ,gạo, gỗ và sản phẩm gỗ, máy
móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, máy vi tính và linh kiện, đá quý, kim loại quý và sản
phẩm, cà phê, phương tiện vận tải và phụ tùng, than đá và cao su.
Thống kê các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD năm 2009
và hai mặt hàng tiêu, điều
STT

Mặt hàng XK chủ yếu

Thực hiện 2009

-3-


KT & PT hoạt động kinh doanh
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU
Số lượng (Tấn)
134.261
177.154
13.372.877
5.958.300
1.183.523
24.991.924
731.393

Hạt tiêu
Nhân điều
Hàng dệt và may mặc
Dầu thô
Thủy sản
Giày dép các loại
Hàng điện tử & linh kiện máy tính
Đá quí và kim loại q và sản phẩm
Gạo
Sản phẩm gỗ
Máy móc, TB, dụng cụ, PT khác
Cà phê
Than đá
Cao su


Trị giá (USD)
348.148.940
846.682.672
9.065.620.437
6.194.595.019
4.251.313.256
4.066.760.529
2.763.018.885
2.731.556.311
2.663.876.861
2.597.649.222
2.059.304.721
1.730.602.417
1.316.560.088
1.226.857.439

Nguồn: Thống kê hải quan Việt Nam
Năm 2009,tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009 là 127,05 tỷ
USD, giảm 11,4% so với năm 2008, cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt
12,85 tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu.
Biểu đồ : Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2009

Nguồn: Thống kê hải quan Việt Nam
3. Thuận lợi
Ngoài những thành tựu từ việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới;ký kết các
hiệp định thì xuất khẩu Việt Nam hiện nay cịn có những thành tựu và thuận lợi sau
đây trong xuất khẩu:
Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đã và đang được tăng
cường đáng kể trong những năm gần đây


-4-


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng
lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp. Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp là khả năng quản trị chiến
lược tạo ra lợi thế cạnh tranh, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trong xuất khẩu
sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đảm bảo tồn tại và phát triển bền vững trên
thị trường cạnh tranh quốc tế.
Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đa dạng hố mặt hàng xuất khẩu.
Nhìn chung tất cả các mặt hàng đã tham gia xuất khẩu đều có số lượng xuất khẩu năm
sau tăng hơn năm trước, đồng thời xuất hiện dần một số mặt hàng mới.
Hiện nay, chất lượng hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp đã được nâng
cao để đáp ứng yêu cầu từng thị trường xuất khẩu, bước đầu tạo ra sức cạnh
tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời gây tác động tích cực tới
chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước. Hiện nay gạo, dầu thô, thuỷ sản, hàng may
mặc, giày dép, cà phê, nhân điều, hạt tiêu… xuất khẩu từ Việt Nam đã từng bước được
thừa nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Các nhà sản xuất trong nước đã chú
trọng đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm khá nhanh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam đã thành cơng trong việc đa dạng
hố thị trường xuất khẩu và đã định hình rõ được thị trường trọng điểm. Từ chỗ
trước năm 1991, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chỉ phụ thuộc chủ yếu vào
thị trường Liên Xô (cũ) và các nước Đơng Âu, sau đó chuyển dần sang các nước ở khu
vực châu Á- Thái Bình Dương. Hiện nay thị trường khu vực này chiếm đến khoảng
50% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vài năm gần đây, nhiều thị trường

mới được khai thông hoặc mở rộng thêm về quy mô đặc biệt trong xuất khẩu, như thị
trường Mỹ, Úc, các nước châu Phi và Trung Cận Đông. Riêng đối với Mỹ, sau khi Hiệp
định thương mại Việt Mỹ được ký kết, có quy chế Tối huệ quốc, các doanh nghiệp đã
bám sát để khai thác các lợi thế về thuế (phi tối huệ quốc) nhằm tăng kim ngạch xuất
khẩu vào thị trường này.
4. Khó khăn, hạn chế
-Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu dưới dạng thơ,ít qua chế biến vẫn cịn cao, điều
này làm cho sản phẩm của ta chẳng những phải bán giá thấp, trị giá thu được không

-5-


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

cao không tương xứng với tiềm năng thực tế của từng ngành. Hơn nữa việc chỉ dừng
lại ở xuất khẩu dưới dạng thô khiến ta không sử dụng được lợi thế về lao động.
-Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là những mặt hàng trên thị trường
quốc tế mang tính cạnh tranh cao, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ các doanh nghiệp Việt
Nam trong khi các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu trong chiến lược Marketing xuất
khẩu, thiếu những chun gia giỏi trong lĩnh vực phân tích mơi trường, đối thủ cạnh
tranh và phân tích khách hàng, và cịn thiếu kinh nghiệm trong khâu quảng cáo. Dẫn
đến kết quả là một số sản phẩm Việt Nam chất lượng cao vẫn chưa được quảng bá
thật sự rộng rãi trên toàn thế giới.
-Sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam chưa cao,khơng chỉ ở chất lượng, giá
cả mà cịn ở phương thức giao hàng, phương thức thanh toán, ở các doanh nghiệp
bán hàng, ở khả năng phối hợp của các doanh nghiệp trong một chiến lược cạnh tranh
thống nhất.
-Những rào cản về kỹ thuật ở các nước phát triển: tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn

thực phẩm, nguyên liệu được phép sử dụng để sản xuất hàng... (hàng nông sản và thủy
hải sản chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ, trong khi trình độ chun mơn kỹ thuật ở nước
ta cịn thấp => tỷ lệ hao hụt sản phẩm lớn, hiệu quả kinh doanh không cao).
-Cơ cấu xuất khẩu được xem là đang chuyển dịch theo những hướng tích cực
khi ln có sự xuất hiện của các mặt hàng xuất khẩu mới,từ hàng thơ đến hàng có hàm
lượng cơng nghệ chất xám cao... Tuy nhiên song song với tình hình đó là tình trạng ơ
nhiễm mơi trường đang ở mức báo động. Sự khai thác không điều độ nguồn tài
nguyên để phục vụ xuất khẩu, một số doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận đã vi phạm
việc xử lý chất thải, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường. Bên cạnh đó là việc
khai thác gỗ, săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã... đã tăng lên mức báo
động.
-Năng lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam cịn hạn chế, thiếu vắng
những cơng ty, tập đồn kinh doanh có tầm cỡ quốc tế, nên chưa tạo được những kênh
phân phối phù hợp trên thị trường. Trong khi đó, uy tín kinh doanh cịn chưa rõ nét,
chưa có sản phẩm mang nhãn hiệu đặc trưng của Việt Nam trên thị trường thế giới.
III- Tình hình nhập khẩu của Việt Nam qua các năm

-6-


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

1. Kim ngạch nhập khẩu qua các năm
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình qn của ba nhóm hàng: máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng; nguyên, nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2001-2006
lần lượt là 17,4%; 25,9% và 19,3%.
Sau 5 năm 2001-2006, cơ cấu nhập khẩu đã có thay đổi theo hướng tăng dần tỉ
trọng nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, giảm tỉ trọng hai nhóm hàng máy móc, thiết

bị và hàng tiêu dùng.Quy mơ và tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu trong những
năm gần đây khá cao

Ta có thể tham khảo bảng kim ngạch nhập khẩu dưới đây (ĐVT:TRIỆU USD)
Kim ngạch xuất

Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
6T/2010

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK
TUYỆT ĐỐI
TƯƠNG ĐỐI(%)
nhập khẩu
30119,2
15636,5
31247,1
16217,9
581,40
3,72
36451,7

19745,6
3527,70
21,75
45405,1
25255,8
5510,20
27,91
58453,8
31968,8
6713,00
26,58
69208,2
36761,1
4792,30
14,99
84717,3
44891,1
8130,00
22,12
111326,1
62764,7
17873,60
39,82
143398,9
80713,8
17949,10
28,60
127045,1
69948,8
-10765,00

-13,34
71230
38760
Nguồn:Thống kê hải quan Việt Nam và Tổng cục thống kê
Nhập khẩu

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2010 là 38,76
tỷ USD, cao hơn so với cùng kỳ năm trước tới 8,73 tỷ USD. Đóng góp vào mức tăng kim
ngạch của 2 quý đầu năm chủ yếu ở các mặt hàng như: máy móc, thiết bị, dụng cụ &
phụ tùng: 808 triệu USD, sắt thép: 639 triệu USD, kim loại thường: 607 triệu USD, chất

-7-


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

dẻo nguyên liệu: gần 560 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 574
triệu USD, thức ăn gia súc: 340 triệu USD...
Trích lược một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 2009
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu ĐV tính
Hàng thủy sản
Xăng dầu
Hố chất
Phân bón
Urea
Thuốc trừ sâu và ngun liệu
Chất dẻo nguyên liệu

Cao su các loại
Gỗ và sản phẩm
Bông
Xơ, sợi các loại
Vải
NPL dệt, may, da giày
Đá quý, kim loại quý và SP
Thép các loại
Kim loại thường khác
Điện tử, máy tính và l.kiện
Máy, TB, dụng cụ , phụ tùng
Ơ tơ nguyên chiếc
Linh kiện, phụ tùng ô tô

Thực hiện 2009
Số lượng (tấn)
trị giá (USD)
USD
282.479.174
"
12.205.744
6.255.487.646
"
1.624.704.373
T
4.518.932
1.414.919.994
"
1.425.565
416.781.854

"
488.494.550
"
2.192.902
2.813.160.518
T
313.325
409.536.818
"
904.799.043
T
303.093
392.271.322
"
503.069
810.781.975
USD
4.226.363.714
"
1.931.906.767
"
492.103.395
T
9.748.715
5.360.906.858
T
550.172
1.624.965.230
"
3.953.966.370

"
12.673.170.499
Chiếc
80.596
1.268.628.883
USD
1.802.239.244
Nguồn: TCHQ - Cục CNTT & Thống kê Hải Quan

- Cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu
+ Nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 37,09 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ,
trong đó những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh là bông tăng 98%, cao
su các loại tăng 68%, kim loại thường khác tăng 92%, phương tiện vận tải và phụ tùng
tăng 98%, v.v...
+ Nhóm hàng cần kiểm sốt có kim ngạch nhập khẩu là 5,611 tỷ USD, tăng
62,5% so với cùng kỳ, trong đó đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 278%, linh kiện
phụ tùng ô tô, xe máy tăng 60%.

-8-


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

+ Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu gồm hàng tiêu dùng, ô tô dưới 9 chỗ và xe
máy nguyên chiếc. Kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm của nhóm mặt hàng này
ước đạt 3,009 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2009.
Nhập siêu tháng 7 ở mức 1,15 tỷ USD, bằng 19,8% kim ngạch xuất khẩu. Tổng nhập
siêu 7 tháng đầu năm ước 7,44 tỷ USD, bằng 19,45% kim ngạch xuất khẩu.

2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: năm 2009 kim ngạch nhập khẩu
nhóm hàng này lên 12,67 tỷ USD, giảm 3,3% so với năm 2008. Nhóm hàng này nhập
khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 4,16 tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 2008;
tiếp đến là Nhật Bản: 2,3 tỷ USD, giảm 13,5%; EU: 2,2 tỷ USD, giảm 14,1%; Hàn Quốc:
808 triệu USD; giảm 15,6%; Hoa Kỳ: 716 triệu USD, tăng 9,4%;…
- Xăng dầu: Tính đến hết tháng 12/2009, cả nước nhập khẩu 12,7 triệu tấn
xăng dầu các loại, giảm 2% so với năm trước. Giá nhập khẩu bình qn nhóm hàng
này giảm mạnh (41,8%) so với cùng kỳ 2008 nên kim ngạch nhập khẩu là gần 6,3 tỷ
USD, giảm tới 43%.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ
Singapore với 4,9 triệu tấn, tiếp theo là Trung Quốc: 2,4 triệu tấn, Đài Loan: 2 triệu
tấn, Hàn Quốc: 1,3 triệu tấn, Thái Lan: 685 nghìn tấn, Malayxia: 660 nghìn tấn, Nga:
613 nghìn tấn,…
- Nhóm hàng ngun liệu ngành dệt may, da giày: Hết tháng 12/2009, nhập
khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày có kim ngạch là 7,36 tỷ USD, giảm 8,5%
so với năm 2008. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài là 4,6 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm 2008.
Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm qua là:
Trung Quốc: 2,09 tỷ USD, Đài Loan: 1,47 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,44 tỷ USD, Nhật Bản: 466
triệu USD, Hồng Kông: 415 triệu USD,…
- Sắt thép các loại: Năm 2009, Việt Nam nhập khẩu sắt thép chủ yếu có xuất xứ
từ Nga: 1,74 triệu tấn, tăng 179%; Nhật Bản: 1,46 triệu tấn, tăng 11,5%; Trung Quốc:
1,3 triệu tấn, giảm 57,6%; Hàn Quốc: gần 1,3 triệu tấn, tăng 105%; Đài Loan: 1,17
triệu tấn, tăng 32%; Malaixia: 726 nghìn tấn, tăng 98% so với năm 2008;…

-9-


KT & PT hoạt động kinh doanh


GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

- Kim loại thường: Hết tháng 12/2009, tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này
là 550 nghìn tấn, tăng 15,1% so với năm 2008, trị giá đạt 1,62 tỷ USD. Trong đó, nhập
khẩu nhóm hàng kim loại chưa gia cơng tăng cao. Cụ thể: nhơm dạng thỏi và chưa gia
cơng: đạt 174 nghìn tấn, chì: 76,7 nghìn tấn, kẽm: 58,6 nghìn tấn,…
Trong năm 2009, Việt Nam nhập khẩu kim loại thường chủ yếu có xuất xứ từ:
Australia: 102,6 nghìn tấn, Hàn Quốc: 78,6 nghìn tấn, Đài Loan: 68,5 nghìn tấn, Trung
Quốc: 57,2 nghìn tấn,…
- Chất dẻo nguyên liệu: Hết 12 tháng/2009, lượng nhập khẩu chất dẻo
nguyên liệu là 2,2 triệu tấn, tăng 25,2% so với năm 2008, trị giá đạt 2,8 tỷ USD. Nhóm
hàng này nhập khẩu trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn Quốc: 404 nghìn tấn,
tăng 40,6%; Đài Loan: 329 nghìn tấn, tăng 3,5%; Thái Lan: 283 nghìn tấn, tăng 7,2%;
….
- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Năm 2009 kim ngạch lên gần 1,77 tỷ USD,
tăng 1% so với năm trước. Trong đó, mặt hàng khơ dầu đậu tương nhập khẩu trong
tháng là 206 nghìn tấn với trị giá 90,2 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu cả năm lên
gần 2,5 triệu tấn với trị giá là 1,03 tỷ USD, chiếm 58,2% kim ngạch nhập khẩu nhóm
hàng này.
Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Ấn Độ : 470 triệu
USD, giảm 41,5%; Achentina: đạt 451 triệu USD, tăng 97%; Mỹ: 176 triệu USD, tăng
14%; Trung Quốc: 141 triệu USD, tăng 51% so với năm 2008…
- Phân bón: Hết tháng 12/2009, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào
Việt Nam là 4,5 triệu tấn, tăng 48,9% so với năm 2008. Trong đó, lượng phân Urê nhập
khẩu tháng 12 là 142,6 nghìn tấn, tăng 98,4% so với tháng trước, nâng tổng lượng
nhập khẩu cả năm lên 1,43 triệu tấn, trị giá gần 417 triệu USD.
Mặt hàng phân bón các loại được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ
từ Trung Quốc với 1,95 triệu tấn. Tiếp theo là Nga: 395 nghìn tấn, Hàn Quốc: 348
nghìn tấn; Philippin: 294 nghìn tấn, Nhật Bản: 191 nghìn tấn ,…

- Dược phẩm: Trị giá nhập khẩu năm 2009 lên gần 1,1tỷ USD, tăng 26,9% so
với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng này nhập khẩu trong năm qua chủ yếu có xuất xứ
từ: Pháp (193 triệu USD), Ấn độ (149 triệu USD), Hàn Quốc (108 triệu USD), Đức (90
triệu USD)…

- 10 -


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

- Ơtơ nguyên chiếc các loại và linh kiện, phụ tùng ôtô:Lượng nhập khẩu cả
năm 2009 là 80,6 nghìn chiếc, trong đó xe dưới 9 chỗ là 47,1 nghìn chiếc chiếm 58,4%
lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước.
Biểu đồ 5: Lượng nhập khẩu ô tô từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009

- Linh kiện và phụ tùng ô tô: Năm 2009 kim ngạch là 1,8 tỷ USD, giảm 1,6% so
với năm 2008. Nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu có xuất xứ từ: Thái Lan: 406 triệu
USD, Nhật Bản: 395 triệu USD, Trung Quốc: 314 triệu USD, Hàn Quốc: 287 triệu USD,…
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Năm 2009 kim ngạch là 3,95 tỷ
USD, tăng 6,5% so với năm 2008.
Nhập khẩu nhóm hàng này của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
trong tháng là 284 triệu USD, tăng 13,4% so với tháng 11, nâng tổng trị giá nhập khẩu
nhóm hàng này trong năm 2009 lên 2,55 tỷ USD, chiếm 64,5% tổng kim ngạch nhập
khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Năm 2009, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta
với 1,46 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2008. Tiếp theo là Nhật Bản: 839 triệu USD,
giảm 0,8%; Đài Loan: 309 triệu USD, tăng 8,6%; Hàn Quốc: 307,6 triệu USD, tăng
33,5%, Malaysia: 281 triệu USD, tăng 2,2%; …


- 11 -


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

3. Tình trạng nhập siêu
Từ năm 2000 đến 2003, tỉ lệ nhập siêu của nước ta liên tục gia tăng, từ 8% lên
đến 25.3%, sau đó giảm dần cịn 10.41% năm 2006 và đến năm 2007 nhập siêu tăng
gần 3 lần so với năm 2006 (từ 5,1 tỷ USD lên 14,1 tỷ USD).
Biểu đồ thể hiện nhập siêu trong những năm gần đây (ĐVT:TỶ USD)
Nguồn: Tổng cục hải quan
Nếu như trong năm 2006 cả nước xuất khẩu 39,6 tỷ USD (trị giá tại cảng đi),
nhập khẩu 44,4 tỷ USD (trị giá tại cảng đến), cán cân thương mại tuy nghiêng về nhập
khẩu, ta nhập siêu 4,8 tỷ USD thì chỉ trong 7 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất
khẩu cả nước đạt trên 27 tỷ USD trong khi nhập khẩu lên tới con số 32,2 tỷ USD tăng
trên 30% so với cùng kỳ năm 2006 bằng 72,5% so với năm 2006 và mức nhập siêu đã
đạt đến con số 5 tỷ USD. Và đến hết năm 2007 con số nhập siêu lên đến 14,1 tỷ USD cao
nhất từ trước tới nay.
Nguyên nhân là do trong năm này thị trường chứng khoán, bất động sản tăng
nóng, người dân có nhiều tiền để mua sắm; đầu tư xã hội lên đến 45,6% GDP trong khi
các năm trước chỉ có 40% GDP; tăng tín dụng cũng ở mức kỷ lục, đến 54% trong khi
các năm trước chỉ tăng khảng 25%
Biểu đồ tỷ lệ nhập siêu từ 2000-2009 (%)

- 12 -



KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

Nguồn: Tổng cục hải quan
Do nhập siêu cao nên thời gian qua chúng ta liên tục điều chỉnh tỷ giá
USD/VND. Năm 2010 có thể đạt mục tiêu kiểm sốt nhập siêu dưới 20% kim ngạch
xuất khẩu. Trong những năm tới đây, nếu khơng kiểm sốt nhập siêu tốt, khoảng cách
giữa các lần điều chỉnh tăng tỷ giá sẽ gần hơn, ảnh hưởng không tốt đến đời sống
người dân cũng như môi trường đầu tư.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của VN qua các năm
ĐVT:TRIỆU USD
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
6T/2010

Kim ngạch xuất nhập
khẩu
30119,2
31247,1

36451,7
45405,1
58453,8
69208,2
84717,3
111326,1
143398,9
127045,1
71230

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cân đối

14482,7
15029,2
16706,1
20149,3
26485,0
32447,1
39826,2
48561,4
62685,1
57096,3
32470

15636,5
16217,9

19745,6
25255,8
31968,8
36761,1
44891,1
62764,7
80713,8
69948,8
38760

-1153,8
-1188,7
-3039,5
-5106,5
-5483,8
-4314,0
-5064,9
-14203,3
-18028,7
-12852,5
6290

Nguồn: Tổng cục hải quan

Nguồn: Tổng cục hải quan

- 13 -


KT & PT hoạt động kinh doanh


GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

Nguồn: Tổng cục hải quan
4. Nguyên nhân nhập siêu
a) Nhập siêu do mở cửa nền kinh tế:
Về cơ bản, khi các nền kinh tế được tự do thông thương với nhau, các doanh
nghiệp của nền kinh tế này có thể mua được các yếu tố đầu vào với chi phí thấp hơn từ
một số nền kinh tế khác so với trước khi thông thương. Đồng thời các doanh nghiệp
của nền kinh tế này cũng có thể bán được sản phẩm sang một số nền kinh tế khác
(không nhất thiết là các nền kinh tế mà nó nhập khẩu) với mức giá đủ để thu được một
mức lợi nhuận chấp nhận được.
Nhập siêu hàng tư liệu sản xuất từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung
Quốc không phải là một lựa chọn tồi của các doanh nghiệp Việt Nam. Với các hàng hố
ngun vật liệu, do tính chuẩn hố của chúng, nhập khẩu từ các nước trong khu vực
giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển. Với các mặt hàng máy
móc thiết bị, do trình độ tay nghề của nhân cơng Việt Nam cịn kém, cộng với u cầu
về chất lượng sản phẩm của thị trường trong nước chưa cao, việc lựa chọn các công
nghệ lạc hậu hơn, thậm chí đã sử dụng, với chi phí thấp hơn rất nhiều so với công nghệ
tiên tiến ở các nước Âu – Mỹ, sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra
được sản phẩm với giá thành thấp. Đây rõ ràng là một lợi thế địa lý của Việt Nam so
với các nước khác, như ở châu Phi hoặc Đông Âu, vốn nằm cách xa các nước công

- 14 -


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU


nghiệp mới thuộc ASEAN và Đông Á. Với giá thành thấp, hàng hố chế biến của Việt
Nam có thể xuất khẩu và cạnh tranh được với hàng hoá sản xuất trên khắp các châu
lục, ở thị trường các nước phát triển như châu Âu và Mỹ. Tất nhiên, Việt Nam cũng có
thể giảm được mức độ nhập siêu từ các nước trong khu vực nếu như các doanh nghiệp
Việt Nam chịu khó tiếp cận các thị trường này hơn nữa. Trong khi hàng hố của Việt
Nam có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước trong khu vực trên thị trường
Mỹ và châu Âu thì lại kém cạnh tranh với hàng hố của chính các nước này ngay trên
thị trường khu vực và thậm chí tại Việt Nam.
Như vậy, nhập siêu từ một khu vực kinh tế cụ thể nào đó do mở cửa kinh tế với
thế giới bên ngồi khơng phải là một điều xấu. Nó là một hiện tượng bình thường của
nền kinh tế thị trường và về cơ bản giúp cho nền kinh tế phát triển tốt hơn. Nó là cơ
hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất của mình theo chuẩn
mực quốc tế.
b) Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước cịn thấp:
Cho đến nay có nhiều ý kiến đã cho rằng là do nhiều nguyên nhân khác nhau cùng
tác động, tập trung chủ yếu đến hai loại nguyên nhân chính cả về khách quan và chủ
quan sau:
- Về nguyên nhân khách quan, đó là là do yêu cầu của đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước nên chúng ta đã gia tăng liên tục việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị kỹ thuật
hiện đại, công nghệ cao không chỉ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
mà kể cả các doanh nghiệp trong nước; trong khi đó, giá cả thị trường khu vực và thế
giới về các loại hàng hố đó có xu hướng ngày càng tăng, thậm chí có nhiều thời điểm
đã tăng nhanh đột biến gây xáo động bất lợi cho các nhà sản xuất – kinh doanh, bao
gồm có cả lý do chủ yếu là giá cả các loại vật tư nguyên nhiên liệu đều tăng vọt.
- Về nguyên nhân chủ quan là do năng lực cạnh tranh của chính các doanh
nghiệp trong nước cịn thấp, thậm chí q thấp, trước hết là so với trình độ phát triển
chung của khu vực Đơng Á. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta thường chỉ thiên về đổ tại các
nguyên nhân khách quan như đã nêu, còn riêng với nguyên nhân chủ quan về năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước của ta còn thấp thì có lẽ khơng phải ai
cũng đều thống nhất có được nhận thức coi đó là một trong những nguyên nhân cơ

bản nhất, lớn nhất đã dẫn đến nhập siêu cao của cả 8 tháng vừa qua.

- 15 -


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

Một số doanh nghiệp trong nước tính về lượng tuyệt đối nhập siêu còn lớn hơn
lượng nhập siêu của cả nền kinh tế. sở dĩ có con số nhập siêu chung cả nền kinh tế nhỏ
hơn con số nhập siêu riêng của khu vực doanh nghiệp trong nước như thế là do có
những khu vực, ngành, hàng khác đã có xuất siêu nhiều, trong đó đặc biệt là có đóng
góp tích cực của các doanh nghiệp FDI do đạt xuất siêu rất cao nên đã bù lại cho cán
cân ngoại thương cả nước ta phần đã nhập siêu cao của các doanh nghiệp trong nước.
Minh chứng về thực trạng năng lực cạnh tranh còn thấp của các doanh nghiệp
trong nước của nước ta hiện nay, có thể thấy rõ ở một chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng
là hiệu quả sản xuất, kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp này so với yêu cầu đặt
ra của tiến trình đẩy mạnh CNH,HĐH đều vẫn chưa đạt như mong muốn. Ngồi ra, cịn
có sự khác biệt quá lớn giữa các khu vực doanh nghiệp trong nước và khu vực doanh
nghiệp FDI. Khu vực doanh nghiệp FDI có mức tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn
đạt 11,65% và trên doanh thu đạt 14,6%, cao hơn nhiều so với mức tỷ suất lợi nhuận
bình quân của khu vực doanh nghiệp trong nước với các con số tương ứng là 4,4% và
5,1%. Có thể lý giải tình hình này bởi nhiều nguyên nhân khác nhau thuộc về các tiêu
chí phản ánh năng lực hoạt động và cũng chính là năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp: Quy mơ lao động; nguồn vốn đầu tư; trình độ khoa học - công nghệ của các
trang thiết bị kỹ thuật; trình độ tổ chức sản xuất, quản lý, điều hành các hoạt động của
doanh nghiệp; trình độ khoa học quản lý, khoa học-kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ
của đội ngũ lao động…
c) Một số nguyên nhân khác:

Một yếu tố không thể bỏ qua, là việc Trung Quốc đã tuyên bố tăng tỷ giá đồng
Nhân dân tệ từ tháng 6. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ nước này là
rất lớn, tới 9,1 tỷ USD. Trong 6,7 tỷ USD nhập siêu hàng hóa 6 tháng qua thì tới 6 tỷ
USD là nhập siêu từ thị trường Trung Quốc. Do đó, tăng giá đồng Nhân dân tệ cũng sẽ
tạo ra sức ép trong việc làm gia tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Một yếu tố khác để giải thích nhập siêu cao là do chưa có nhiều tập đoàn đa
quốc gia lớn thiết lập cơ sở sản xuất cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Việt
Nam. Trong khi đó, các nước thuộc ASEAN đã thu hút được nhiều tập đoàn đa quốc gia
đặt cơ sở sản xuất của khu vực tại nước mình.

- 16 -


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

Riêng với Trung Quốc, quốc gia mà Việt Nam để thâm hụt thương mại cao nhất,
thì cịn có thể giải thích ở một số yếu tố như: Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn
máy móc, thiết bị từ nước này cho các chương trình hợp tác trọng điểm và các dự án
hợp tác sử dụng tín dụng ưu đãi của Trung Quốc hoặc các dự án phía Trung Quốc
trúng thầu đang triển khai.
Một điều đáng nói nữa là trong khn khổ ACFTA, từ ngày 1/7/2005 triển khai
thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan đối với Danh mục hàng hố thơng thường gồm
hơn 7.000 sản phẩm. Do rất nhiều nhóm hàng thuộc Danh mục này là những nhóm
hàng cơng nghiệp mà Trung Quốc có thế mạnh, nên việc giảm thuế khiến hàng của
Trung Quốc có cơ hội tiêu thụ tại Việt Nam nhiều hơn.
Bên cạnh đó, nhìn vào cơ cấu hàng nhập khẩu và kể cả trực quan trong đời sống
rất dễ nhận thấy ít có nước nào tiêu pha số ngoại tệ chắt chiu kiếm được thoải mái
như ở nước ta. Ngoài nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, một lượng ngoại tệ

khá lớn, mỗi năm càng tăng, đã dành cho nhập khẩu phục vụ các nhu cầu xa xỉ: đồng
hồ, rượu mạnh đắt tiền, hàng hiệu may sẵn, nước hoa, ôtô cao cấp...
Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, bản thân tỷ giá là yếu tố điều chỉnh cán cân thương
mại trong tương lai trở về trạng thái cân bằng trong mối quan hệ tổng thể với các
dòng vốn khác. Giả sử ở một thời điểm nào đó, nhu cầu nhập khẩu tăng cao khiến nhu
cầu ngoại tệ trong nước tăng lên tương ứng. Nếu tỷ giá được thả nổi, giá ngoại tệ sẽ
tăng một cách tương đối so với giá bản tệ. Sự tăng giá ngoại tệ khiến cho nhập khẩu
trở nên đắt đỏ, đồng thời xuất khẩu được lợi. Nhờ cơ chế này khiến cho nhu cầu nhập
khẩu giảm, xuất khẩu được lợi dẫn đến cung ngoại tệ sẽ tăng. Kết quả là không những
nhập siêu mà giá ngoại tệ cũng giảm trở lại. Cả cán cân thương mại và tỷ giá trở về
trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, cơ chế tỷ giá của Việt Nam đã khơng đảm nhiệm được
chức năng điều hịa cán cân thương mại. Do tỷ giá chính thức về cơ bản là cố định nên
trong hầu hết quãng thời gian các năm 2006, 2007 và 2009 tốc độ nhập siêu ngày
càng tăng nhưng tỷ giá thì hầu như khơng thay đổi; ngược lại, trong giai đoạn nửa
cuối năm 2008, bất chấp tốc độ nhập siêu giảm dần, VND vẫn mất giá rất nhanh. Có
thể nói, cơ chế tỷ giá chính thức áp đặt cho nền kinh tế đã làm cho các chủ thể kinh tế
“tê liệt cảm giác” về giá trị tương đối của hàng hóa trong nước và ngoài nước cũng

- 17 -


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

như giá trị tương đối của ngoại tệ và bản tệ. Nó là tác nhân chính gây ra tình trạng
nhập siêu ngày càng nghiêm trọng của Việt Nam….

CHƯƠNG II: CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM
A- NHĨM HÀNG NƠNG SẢN

1. TIÊU
1.1 Kim ngạch xuất khẩu
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu và sản xuất hạt tiêu đen lớn nhất thế giới, với
doanh số bán năm 2009 chiếm một nửa tổng mậu dịch tiêu tồn cầu. Nước ta cịn mua
hạt tiêu từ Campuchia sau đó tái xuất khẩu.Các tỉnh Tây Nguyên hiện chiếm 97,8%
tổng sản lượng tiêu cả nước.
Hiện hạt tiêu Việt Nam đã khẳng định vị trí số 1 trên thị trường quốc tế với việc
có mặt tại gần 80 nước và vùng lãnh thổ, chiếm 50% sản lượng xuất khẩu toàn cầu.
Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hồ tiêu qua các năm
MỨC

KHỐI
NĂM

LƯỢNG
(1000 TẤN)

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
6T/2010

36,4

57
78,4
73,9
111
110
115
83
90
135
70

KIM NGẠCH
(TRIỆU USD)

TĂNG

(GIẢM)

XUẤT

KHẨU
TUYỆT ĐỐI

TƯƠNG

ĐỐI

(%)
145,7
91,24

-54,46
-37,38
109,69
18,45
20,22
104,57
-5,12
-4,67
149,55
44,98
43,01
151,48
1,93
1,29
186,52
35,04
23,13
271,47
84,95
45,54
311,17
39,7
14,62
360
48,83
15,69
224
Nguồn: Cục CNTT & Thống kê Hải Quan và Tổng cục thống kê

Nguồn: Cục CNTT & Thống kê Hải Quan và Tổng cục thống kê


- 18 -


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

Qua bảng số liệu thống kê ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hồ tiêu
của Việt Nam tương đối cao trong nhóm hàng nơng sản với mức tăng bình quân là
13,49%/năm tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 23,81 triệu USD/năm.
Từ năm 2004 đến giữa năm 2006, giá tiêu đen xuống thấp chỉ cịn khoảng
70% giá trung bình giai đoạn 2000-2004, cộng thêm giá phân bón tăng cao đã khiến
nông dân trồng tiêu tại nhiều nước bỏ bê các vườn tiêu của họ. Ngoài ra, vài năm gần
đây thời tiết không thuận lợi do ảnh hưởng của El Nino, hạn hán kéo dài, sâu bệnh
hoành hành nên sản lượng tiêu của tất cả các nước đều giảm, có những nước giảm rất
mạnh như Ấn Độ, trong khi nhu cầu thế giới vẫn tăng khiến giá tiêu được khôi phục
vào những tháng cuối năm 2006 và tiếp tục tăng cao vào đầu năm 2007.
Riêng năm 2006 Việt Nam xuất khẩu đạt 115000 tấn, chiếm 60% sản lượng hồ
tiêu trên thế giới. Trong năm này, kim ngạch xuất khẩu tăng 23,13% về trị giá.
Năm 2007, đánh dấu sự thành công lớn của ngành hồ tiêu VN khi các doanh
nghiệp đều "thuận chèo mát mái" trong kinh doanh xuất khẩu. Đây cũng là năm chứng
kiến sự nhảy vọt về trị giá XK của ngành hồ tiêu.Trong năm 2007 xuất khẩu hồ tiêu
Việt Nam đạt 83.000 tấn (tiêu đen 71.000 tấn, tiêu trắng gần 12.000 tấn), đạt tổng kim
ngạch 271,47 triệu USD,so với 2006, xuất khẩu giảm 27,83% về lượng nhưng lại tăng
tới 45,54% về trị giá,do giá hồ tiêu xuất khẩu trong năm này tăng mạnh, đạt được
mức giá cao nhất trong nhiều năm qua.
Năm 2009, cả nước đã xuất khẩu được 135.000 tấn hồ tiêu, tăng 51% so với
năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 360 triệu USD, tăng 15,69% so với năm 2008. Đây
là năm có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt

Nam.
1.2 Thị trường tiêu thụ
Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam, mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam đã có mặt
trên 80 thị trường trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất
của Việt Nam, chiếm gần 20% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp đến là Đức, Hà
Lan, Ấn Độ, Singapore, Nga, và Trung Đông.
Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam của 15 thị trường lớn
nhất đạt 226,04 triệu đô la, chiếm 72,91% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả

- 19 -


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

nước. So với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này tăng 57,69%.
Thị trường chủ yếu vẫn là Mỹ, Đức, các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất...
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG
15 THỊ TRƯỜNG LỚN NHẤT NĂM 2008
ĐVT:TRIỆU USD
Nguồn: Tổng cục hải quan
Năm 2008 được xem là năm tốt đẹp nhất của ngành hồ tiêu vì lượng tiêu xuất
khẩu lên đến 89 ngàn tấn (tăng 7,6% so năm 2007), đạt kim ngạch xuất khẩu 307
triệu USD (năm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam
với giá xuất khẩu đạt bình quân 3.500 USD/tấn). Cũng trong năm, thị trường xuất
khẩu hồ tiêu đi Mỹ, Tây Âu tốt hơn năm 2007 (đi Mỹ tăng 100%, Tây Âu tăng 4%), loại
hồ tiêu chất lượng thấp, giá rẻ, tiêu xô cũng được tiêu thụ nhiều ở các nước Tây Á,
Trung Đông, châu Phi. Hệ thống tổ chức, hoạt động của kênh lưu thông trong nước,
xuất khẩu hồ tiêu thời gian gần đây diễn ra khá tốt, cả nước có hàng trăm đơn vị, cá

nhân đủ loại hình kinh tế tham gia thu mua, chế biến, cung ứng xuất khẩu hồ tiêu và
nhiều DN FDI tìm vùng ngun liệu đầu tư, bao tiêu trọn gói để có nguồn cung ổn định,
chất lượng cao.
Năm 2008, Mỹ là thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt
Nam với mức 130,3%, vươn từ vị trí thứ 3 trong năm 2007 lên vị trí thứ nhất. Kim
ngạch xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ năm 2008 đạt 46,75 triệu đô la, chiếm
15,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Xuất khẩu hồ tiêu sang Anh,
Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tăng trưởng khá tốt, trên 45%. Nhờ đó Hàn Quốc từ vị
trí 17 năm 2007 nhảy lên vị trí 15 năm 2008, Anh từ vị trí 14 lên vị trí 12 và Tây Ban
Nha từ 12 lên thứ 8.
Trong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2008 sang một số thị trường
như Đức, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Pakistan, Ấn Độ và Ukraine lại giảm
so với năm 2007. Thị trường Pakistan giảm nhập khẩu hồ tiêu nhiều nhất từ Việt Nam
(-42,82%) trong khi Ấn Độ giảm 32,57%, còn Đức và các Tiểu vương quốc Ảrập Thống
nhất có mức giảm tương ứng là 10,5% và 12,03%.

- 20 -


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

Năm 2008, Hà Lan nhập khẩu gần 5.000 tấn hồ tiêu từ Việt Nam với kim ngạch
lên tới 18,37 triệu đô la và tốc độ tăng trưởng khá cao (17,2% so với năm2007).
Năm 2009 thị trường chủ lực của hồ tiêu Việt Nam vẫn là thị trường châu Á
(Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), châu Âu (chủ yếu là
EU), Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada) và châu Đại dương (Australia). Tiếp tục khai thác và
thâm nhập một số thị trường truyền thống như Nga, Đông Âu hoặc thị trường mới
như Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi. Các thị trường lớn như châu Á, châu Âu, châu

Mỹ cần phấn đấu tăng trưởng cao hơn mức tăng bình quân chung là 13%.

Nguồn: Tổng cục hải quan

- 21 -


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

1.3 Thuận lợi khi xuất khẩu qua các thị trường
Tính đến năm 2009 Việt Nam đã liên tục giữ vị trí số 1 trong làng hồ tiêu thế
giới kể từ năm 2003.Hồ tiêu của Việt nam trong những năm qua chiếm thị phần lớn
với số lượng và giá trị xuất khẩu đạt rất cao (có năm tốc độ tăng trưởng lên đến
45,5%-năm 2007).Trong đó, số lượng tiêu trắng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu và
Mỹ tăng lên đáng kể. Hồ tiêu Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển với tiềm năng và
lợi thế về sản xuất và xuất khẩu trong nhiều thập kỷ tới. Hồ tiêu Việt Nam có những
thuận lợi trong xuất khẩu sau đây:
+ Thứ nhất, xuất phát từ việc duy trì thường xuyên sản lượng hạt tiêu lớn đã
đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới. Hiện nay, hồ tiêu
Việt Nam đã có mặt ở 73 nước trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 50%
lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu cùng với thương hiệu hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) đã
giúp cho hồ tiêu đến gần hơn với người tiêu dùng quốc tế. Nhiều đoàn khách nước

- 22 -


KT & PT hoạt động kinh doanh


GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

ngoài đã đến Chư Sê tham quan, đề nghị đầu tư vào sản xuất, chế biến tiêu hữu cơ bền
vững, tiêu sạch, tiêu gia vị... bán trực tiếp đến người tiêu dùng thế giới.
+ Thứ hai, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu trong nước và các công
ty 100% vốn nước ngồi tại Việt Nam đều có nhà máy chế biến tiêu sạch, tiêu chất
lượng cao, đủ khả năng cung cấp cho các thị trường khắt khe về vệ sinh an toàn thực
phẩm như Nhật, Tây Âu, Mỹ… Hiện Việt Nam có khoảng 13 nhà máy chế biến tiêu, cơng
suất khoảng 60.000 tấn.
+ Thêm vào đó thời gian gần đây, để đối phó với biến động giá cả của thị
trường thế giới, nhiều hộ nông dân trồng tiêu đã biết cách giữ nguồn hàng, đợi giá cao
theo khuyến cáo của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) .Đây cũng chính là biểu hiện
thành công của sự liên kết giữa các doanh nghiệp với hộ nông dân trồng tiêu nhằm tạo
điều kiện tăng giá trị hồ tiêu.
+ Thứ ba, hiện giá hạt tiêu trên thị trường thế giới trong thời gian gần đây có
xu hướng tăng do nguồn dự trữ giảm mạnh và xu hướng đầu cơ diễn ra ở nhiều nước
mà tiềm năng của hồ tiêu Việt Nam là rất lớn, có thể đáp ứng được nguồn cung của
thế giới.
+Thứ tư, thời gian qua, các nhà xuất khẩu hồ tiêu VN đã và đang chú trọng đến
đầu tư công nghệ sau chế biến và cũng như các quy trình bảo quản sau thu họach. Đặc
biệt VN đã được một số nhà kinh doanh thương mại, siêu thị lớn trên thế giới đã tìm
đến VN liên kết liên doanh nhà máy từ khâu bảo quản đến chế biến. Hiện nay, Hiệp hội
hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã có 17 nhà máy chế biến tiêu sạch, trong đó có 10 nhà máy
có hệ thống xử lý bằng hơi nước. VPA cũng khuyến khích các nhà sản xuất, chế biến
nâng cao kỹ thuật chế biến theo tiêu chuẩn ASTA(khử trùng theo tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm quốc tế). Nếu chúng ta tăng nhanh lượng chế biến theo tiêu chuẩn
ASTA thì cơ hội vào thị trường Mỹ với loại tiêu sạch và tiêu trắng là khơng khó.
+Ngồi ra hồ tiêu VN cịn có rất nhiều thuận lợi từ những điều kiện khách quan
và chủ quan sau:
Điều kiện tự nhiên: Thiên nhiên ưu đãi, đất đai và khí hậu phù hợp cho cây

tiêu sinh trưởng và phát triển tốt.
Nguồn nhân lực dồi dào: Lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp của Việt
Nam lớn, nơng dân chăm chỉ cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác loại cây

- 23 -


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

trồng đòi hỏi kỹ thuật như cây tiêu đồng thời có khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất
và chế biến hạt tiêu.
Chi phí đầu tư cho các vườn tiêu khơng địi hỏi nhiều: So với các loại cây công
nghiệp khác như cà phê, điều, cao su… cây hạt tiêu cần chi phí đầu tư thấp nhất.
Nguồn cung lớn và phân bổ đều trong năm: Hiện nay Việt Nam chiếm
khoảng 50% nguồn cung thị trường. Các nhà kinh doanh hạt tiêu quốc tế thừa nhận
chỉ cần ngành hạt tiêu Việt Nam có một biến động nhỏ cũng ảnh hưởng đến thị trường
hạt tiêu thế giới. Nông dân Đắc Lắc tập trung bán tiêu vào những tháng đầu năm (từ
tháng 2 đến tháng 7) trong khi người sản xuất tiêu tại Quảng Trị lại bán dồn vào cuối
năm (từ tháng 7 đến tháng 12). Ngược lại tiêu tại Phú Quốc được bán mạnh vào các
tháng từ tháng 2 đến tháng 4. Tính chất mùa vụ rải đều quanh năm này giữa các vùng
sản xuất chính của Việt Nam tạo ra một nguồn hàng rải đều trong năm cho các nhà
xuất khẩu và người sản xuất cũng có những giá bán cao hơn thời gian còn lại trong
năm.
Năng suất cao: So với các nước sản xuất tiêu, năng suất hạt tiêu của Việt Nam
tương đối cao do các vườn tiêu của Việt Nam đều có tuổi đời khá trẻ, từ 10-15 năm –
thời điểm mà cây hạt tiêu cho năng suất cao nhất.
Sản lượng và chất lượng ổn định: Ưu thế rất lớn của ngành hạt tiêu Việt
Nam là chất lượng và sản lượng ổn định. Kể từ năm 2002 đến nay, khi giá hạt tiêu trên

thị trường xuống thấp, trong khi nhiều nước đã giảm mạnh sản lượng thì Việt Nam
vẫn duy trì được mức sản lượng cao. Ngoài ra hạt tiêu Việt Nam có hương vị (thơm,
cay) và phẩm cấp lý hóa tính khơng thua kém tiêu của Indonesia và Ấn Độ nên có sự
cạnh tranh tốt. Do đó, các nhà nhập khẩu rất an tâm với hạt tiêu Việt Nam.
1.4 Khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi còn tiềm ẩn những khó khăn, thách thức:
Thứ nhất đó là sự bất ởn về giá cả của hồ tiêu,có lúc giá hồ tiêu tại Trung Quốc
lên tới 67 triệu/ tấn, song có lúc tụt xuống 29 triệu vì vậy bắt buộc doanh nghiệp phải
theo dõi diễn biến tình hình kinh tế thế giới, tình hình tài chính công ty, sức mua của
thị trường và cả khả năng thanh toán của đối tác
Thứ hai là việc phát triển thiếu quy hoạch: Việc phát triển cây hạt tiêu tại Việt
Nam chủ yếu là do tự phát, chưa có định hướng quy hoạch cụ thể theo yêu cầu sinh

- 24 -


KT & PT hoạt động kinh doanh

GVHD:GT.TS.VÕ THANH THU

thái tối ưu cho cây tiêu và theo nhu cầu thị trường, thiếu các tổ chức có đủ năng lực và
tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực sản xuất. Quy mô sản xuất hạt tiêu Việt Nam vẫn chủ
yếu là sản xuất nhỏ theo từng hộ cá thể, sản lượng và chất lượng phụ thuộc rất nhiều
vào khí hậu, thời tiết, cơn trùng và dịch bệnh. Vài năm trước khi giá tiêu tăng, giá cà
phê giảm, nhiều nông dân đã phá bỏ cà phê để trồng tiêu. Điều này dẫn tới tổng diện
tích trồng tiêu tăng lên nhanh chóng, từ 10.000 ha năm 1999, lên 42.000ha năm 2003
và 52.000 ha năm 2005.
Thứ ba là về nguồn vốn: Hầu hết nông dân thiếu vốn để sản xuất, chế biến lâu
dài do đó việc sản xuất và kinh doanh tiêu Việt Nam không ổn định. Hạt tiêu thường
được thu hoạch vào mùa mưa, dân khơng có vốn đầu tư cho thiết bị sấy, nên khơng

kiểm sốt được độ ẩm hạt, chế biến thường theo phương pháp thủ công.
Thứ tư là về chất lượng tiêu: mặc dù là nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế
giới và cũng được khơng ít thị trường đánh giá cao về chất lượng nhưng trên thực tế
giá trị gia tăng cho sản phẩm hồ tiêu không cao khiến cho giá hạt tiêu xuất khẩu của
Việt Nam ln có giá thấp hơn tiêu các nước 100 - 200 USD/tấn. Chất lượng tiêu chưa
thật sự đáp ứng được một số thị trường cịn do liên hệ giữa nơng dân và doanh nghiệp
cịn yếu,chưa có những cuộc đối thoại trực tiếp nhằm trao đổi thông tin, giải quyết
khúc mắc giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà nơng
=>Việc kiểm sốt chất lượng chế biến chưa được chặt chẽ và quản lý sản phẩm
trong vụ và chế biến sau vụ còn lỏng lẻo.
Thứ năm về vấn đề thương hiệu: thì ngồi thương hiệu hồ tiêu Chư Sê VN vẫn
chưa có thương hiệu nào thực sự có thể khẳng định được mặt hàng hồ tiêu trên thị
trường thế giới
Thứ sáu, khó khăn trong xuất khẩu xuất phát từ việc thiếu thông tin: Đại đa số
nông dân trồng tiêu, nhà chế biến và nhà xuất khẩu tiêu đều không nắm rõ hay cập
nhật được thông tin của ngành.Điều này làm cho các doanh nghiệp thiếu thông tin,
mua đến đâu bán đến đó mà khơng dự báo được cung trên thị trường không đủ cầu,
trong khi các nhà buôn quốc tế dự báo được đã tranh thủ mua hàng với giá thấp.
Thêm vào đó là các nhà xuất khẩu thiếu kế hoạch trong phương thức buôn bán. Các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ thói quen có hàng thì mua, khơng có thì ngưng. Trong

- 25 -


×