THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp để nâng cao chất lượng nghiệp vụ công tác
thanh tra cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra ngành Giáo dục và Đào tạo Cát Hải”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: thanh tra toàn diện; thanh tra chuyên đề công tác
quản lý nhà trường, hoạt động sư phạm nhà giáo và công tác kiểm tra nội bộ nhà trường.
3. Tác giả:
Họ và tên: Trần Việt Bắc.
Ngày/ tháng/năm sinh: 13/08/1979.
Chức vụ, đơn vị công tác: Chuyên viên - Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Điện thoại: 0989. 726 506.
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Địa chỉ: Thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Điện thoại: 0313. 888 233.
I. Mô tả giải pháp đã biết:
1. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Cát Hải, từ năm học 2009 - 2010 trở về
trước, quy trình tuyển chọn đội ngũ cộng tác viên thanh tra cho công tác thanh tra của
mới chỉ dừng lại ở việc lựa chọn các cán bộ quản lý, giáo viên đã làm việc lâu năm hoặc
được công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua, giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở trở lên, sau đó
đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định bổ nhiệm đội ngũ cộng tác viên thanh tra.
Do công tác lâu năm và đạt các danh hiệu Chiến sỹ thi đua, giáo viên dạy giỏi các
cấp nên đội ngũ cộng tác viên này có rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy, quản lí và có tay
nghề khá vững vàng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra việc chỉ ra những ưu
điểm, hạn chế của đối tượng được thanh tra rất cụ thể, rõ ràng; đối tượng được thanh tra
có thể học hỏi được rất nhiều những kinh nghiệm quý trong công tác quản lý nhà trường,
giảng dạy.
Song, ảnh hưởng và uy tín của các cộng tác viên này đối với trường sở tại, cũng
như các trường trong huyện chưa chắc đã cao
2. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh tra cho đội ngũ cộng tác viên thanh
tra của phòng Giáo dục và Đào tạo Cát Hải mới chú trọng về hình thức bồi dưỡng về lý
thuyết, cụ thể như: Vào đầu mỗi năm học, đồng chí Thường trực thanh tra ngành tham
mưu cho đồng chí Trưởng phòng xây dựng Kế hoạch chỉ đạo về công tác thanh tra năm
học; trong đó, đánh giá lại những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế về công tác
thanh tra của năm học trước và triển khai nhiệm vụ của năm học tiếp theo. Tiếp theo quán
triệt một số văn bản chỉ đạo mới trong công tác thanh tra của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo
tại các hội nghị giao ban của các cấp học và gửi tài liệu về công tác thanh tra cho các
trường. Sau đó, trong mỗi đợt thanh tra toàn diện, thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo
1
đồng chí Trưởng phòng -Trưởng đoàn thanh tra giao nhiệm vụ cho các cộng tác viên và
mỗi cộng tác viên làm việc độc lập.
Thông qua các đợt bồi dưỡng này, các cộng tác viên thanh tra nắm rất chắc về lý
thuyết; họ tích cực áp dụng các lý thuyết đã tiếp thu được vào trong công tác thanh tra.
Song, việc vận dụng lý thuyết vào thực tế không phải ai cũng làm tốt, nhất là đối
với những cộng tác viên thanh tra trẻ (có năng lực và trình độ chuyên môn khá tốt song
lại có nghiệp vụ công tác thanh tra chưa vững vàng) nên việc nhận xét, đánh giá các đơn
vị có những cán bộ quản lý lâu năm, những giáo viên lớn tuổi thường mang tính cả nể
dẫn đến chưa đảm bảo công bằng trong khâu đánh giá xếp loại; đôi khi những cộng tác
viên này chưa chú ý đến mối quan hệ giữa cộng tác viên thanh tra với đối tượng được
thanh tra nên còn dẫn đến tình trạng ức chế tâm lý. Một số công tác viên thanh tra chưa
coi trọng công tác hướng dẫn, tư vấn cho đơn vị và các đối tượng được thanh tra phải làm
gì để khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
1. Đặt vấn đề:
Thanh tra giáo dục là một trong những khâu thiết yếu của công tác quản lý nhà
nước về Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động thanh tra giáo dục là một trong những nội dung
chủ yếu của chức năng kiểm tra trong quản lý giáo dục; trong đó, thanh tra chuyên môn
là một trong những chức năng quan trọng của hoạt động thanh tra giáo dục. Chất lượng
và hiệu quả của thanh tra giáo dục phụ thuộc vào lực lượng thanh tra. Như vậy, xây dựng
lực lượng thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về năng lực quản lí nhà nước
của ngành là một đòi hỏi hết sức cấp bách; đặc biệt là đối với phòng Giáo dục và Đào tạo
đơn vị trực tiếp quản lí các cấp học từ giáo dục mầm non cho đến cấp trung học cơ sở.
Thanh tra giúp Trưởng phòng thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà
nước về Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật về thanh tra. Thường trực thanh
tra phòng có trách nhiệm xây dựng và trình Trưởng phòng chương trình, kế hoạch thanh
tra hàng năm và tổ chức thực hiện khi được Trưởng phòng phê duyệt; theo dõi, tổng hợp
báo cáo về Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Để từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới về công tác quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục của các nhà trường; từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, khắc phục
những hạn chế trong hoạt động thanh tra, kiểm tra trước hết phải có đội ngũ cộng tác viên
thanh tra giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ thanh tra. Trên cơ sở nhận thức đó,
ngay từ khi được giao nhiệm vụ làm thường trực thanh tra của ngành, tôi đã tham mưu
cho đồng chí Trưởng phòng một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động công tác
thanh tra từ phòng đến các đơn vị trường học. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra của ngành, trong bài viết này tôi lựa
chọn đề tài về “Một số giải pháp để nâng cao chất lượng nghiệp vụ công tác thanh
tra cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra ngành Giáo dục và Đào tạo Cát Hải”.
2. Cơ sở lí luận.
Bất kỳ hoạt động quản lý của cấp nào (đặc biệt công tác quản lý Giáo dục và Đào
tạo ở cấp phòng) để có được hiệu quả cao nhất trong công việc thì bắt buộc phải có công
2
tác thanh tra, kiểm tra. Làm quản lý mà không thanh tra, kiểm tra thì coi như không làm
quản lý; hoặc làm quản lý mà coi nhẹ công tác thanh tra, kiểm tra thì công tác quản lý
cũng không đạt hiệu quả. Muốn làm được công tác này thì nhân tố con người là yếu tố
quyết định, con người ở đây chính là đội ngũ cộng tác viên thanh tra; vậy để làm tốt công
tác thanh tra thì phải có một đội ngũ cộng tác viên thanh tra tâm huyết và vững vàng về
tay nghề.
Để lựa chọn những cộng tác viên thanh tra có đủ cả tài và đức tôi đã căn cứ vào
những văn bản quy định của Chính phủ, của ngành về công tác thanh tra:
Điều 12 của Nghị định 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ về Tổ
chức và hoạt động của thanh tra giáo dục.
Điều 2, Thông tư số 54/TT-BGD&ĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 quy định về
cộng tác viên thanh tra giáo dục:
Theo Điều 3, Thông tư số 54/TT-BGD&ĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 quy định
về tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra giáo dục:
3. Giải pháp cụ thể, tính mới, tính sáng tạo:
3.1. Từ năm học 2009 - 2010 trở về trước, quy trình tuyển chọn cộng tác viên
thanh tra chủ yếu căn cứ vào danh hiệu thi đua nên chưa chú ý đến uy tín của cộng tác
viên đó đối với các đối tượng được thanh tra, chính vì vậy ngay từ năm học 2010 - 2011
tôi đã tham mưu cho đồng chí Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo đổi mới quy trình khâu
tuyển chọn đội ngũ cộng tác viên thanh tra.
Thứ nhất, đưa ra được các tiêu chuẩn chung về việc tuyển chọn đội ngũ cộng tác
viên thanh tra và bổ nhiệm cộng tác viên thanh tra:
a. Có phẩm chất chính trị vững vàng, lối sống giản dị, tác phong nhanh nhẹn,
trung thực, công bằng trong đánh giá, nhận xét.
b. Am hiểu các lĩnh vực về chuyên môn (công tác quản lý, công tác giảng dạy).
c. Đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục.
d. Là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở lên.
e. Được sự đồng ý, nhất trí cao của đơn vị.
f. Ưu tiên cho những nhà giáo làm việc lâu năm trong ngành.
Thứ hai, tôi gửi tiêu chuẩn trên về các trường học để các trường làm căn cứ lựa
chọn, đề cử đội ngũ cộng tác viên thanh tra cho ngành, sau khi tuyển chọn xong các
trường gửi danh sách về cho tôi qua hệ thống email của ngành.
Thứ ba, tôi tập hợp danh sách và gửi về các cụm chuyên môn mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở xin ý kiến về uy tín và ảnh hưởng của các cán bộ quản lí, giáo viên này
đối với cụm, với ngành.
Thứ tư, sau khi có được kết quả từ các trường, các cụm chuyên môn, tôi tham
mưu với đồng chí Trưởng phòng tổ chức cuộc họp xét duyệt lại toàn bộ danh sách lần
cuối trước khi trình với Sở Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định bổ nhiệm đội ngũ cộng tác
viên thanh tra cho ngành.
3
Tóm lại, với quy trình tuyển chọn đội ngũ cộng tác viên thanh tra như trên thì
ngoài việc lựa chọn được các cộng tác viên có năng lực về chuyên môn, có phẩm chất
chính trị vững vàng,… tôi còn lựa chọn được những cộng tác viên thanh tra có uy tín cao
đối với ngành. Từ thực tế đã áp dụng cho thấy, quy trình tuyển chọn đội ngũ cộng tác
viên thanh tra cho phòng Giáo dục và Đào tạo đã chặt chẽ và quy củ hơn.
3.2. Trước khi tôi nhận nhiệm vụ là Thường trực thanh tra của phòng thì việc bồi
dưỡng nghiệp vụ thanh tra chỉ dừng lại ở mức độ bồi dưỡng lý thuyết nên việc vận dụng
lý thuyết vào thực tế của một số cộng tác viên gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các
cộng tác viên trẻ, họ chưa chú ý đến mối quan hệ giữa người thanh tra và đối tượng được
thanh tra, đôi khi còn cả nể trong đánh giá, nhận xét. Chính vì vậy, tôi đã tham mưu cho
đồng chí Trưởng phòng:
Thay đổi phương pháp, hình thức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ
cộng tác viên thanh tra. Việc tập huấn nghiệp vụ tay nghề không chỉ dừng lại ở việc
quán triệt các văn bản từ Bộ, Sở đến Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác thanh tra
giáo dục tại các Hội nghị, sau đó về nhà tự nghiên cứu mà đã tổ chức thành các buổi
Hội thảo giữa các cộng tác viên thanh tra.
Về hình thức tập huấn: tổ chức hội nghị tập huấn chung cho 100% CTV thanh tra.
Nội dung tập huấn: Những vấn đề chung về công tác thanh tra, kiểm tra; nghiệp
vụ công tác thanh tra; công tác kiểm tra nội bộ và chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng
và các CTV thanh tra huyện; Hướng dẫn cách kiểm tra, đánh giá, ghi chép hồ sơ thanh
tra, tư vấn, thúc đẩy các nội dung thanh tra cho đối tượng được kiểm tra.
Chuẩn bị cho đợt tập huấn: Thường trực thanh tra giúp đồng chí Trưởng phòng
chuẩn bị tài liệu và xây dựng nội dung tập huấn.
Phương pháp tập huấn: Đồng chí Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn
chung về nội dung; Chia tổ, nhóm thảo luận các vấn đề mà đồng chí Trưởng phòng đã
trao đổi; Nêu ý kiến của cá nhân, ý kiến của tổ về công tác thanh, kiểm tra; Đồng chí
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thường trực thanh tra giải đáp các ý kiến, thắc mắc
của các cộng tác viên; sau cùng, đồng chí Trưởng phòng giao nhiệm vụ cho các cộng tác
viên thanh tra khi về cơ sở.
Ngoài việc tập huấn nghiệp vụ cho các cộng tác viên thanh tra như trên, tôi còn
chú trọng giải pháp bồi dưỡng nghiệp vụ trực tiếp bằng hình thức cho 01 cộng tác viên
lâu năm đi kèm với 01 cộng tác viên trẻ trong các đợt thanh tra toàn diện, thanh tra
chuyên đề quản lý: sau khi thanh tra xong một tiết dạy hoặc một chuyên đề thì cộng tác
viên thanh tra trẻ nêu những nhận xét, đánh giá của bản thân mình đối với tiết dạy hoặc
chuyên đề vừa thanh tra; tiếp theo, hai cộng tác viên cùng tranh luận về cách đánh giá,
xếp loại và đi đến thống nhất các nội dung sẽ trao đổi đối với đối tượng được thanh tra và
cách ghi biên bản thanh tra.
Ngoài ra tôi còn tham mưu cho Trưởng phòng tổ chức cho các cộng tác viên thanh
tra cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm qua các đợt thanh tra chuyên đề, thanh tra toàn
diện; tổ chức các cuộc họp giao ban để đánh giá các công việc đã triển khai đồng thời rút
kinh nghiệm những tồn tại đã xảy ra.
4
Thông qua việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề như trên đã giúp các cộng
tác viên thanh tra tiếp cận với công việc cụ thể hơn, nhanh hơn trong việc thanh tra, đánh
giá, xếp loại và tư vấn cho đối tượng được thanh tra. Đây là một trong những giải pháp
nhanh nhất, thực tế nhất, giúp cho cộng tác viên thanh tra nắm bắt tốt nghiệp vụ thanh tra.
3.3. Trước đây, việc gửi các văn bản chỉ đạo, tài liệu bồi dưỡng, các kết luận về
thanh tra,… thường phải qua đường bưu điện, mất rất nhiều thời gian, tiền và đôi khi còn
bị thất lạc; chính vì vậy với nhiệm vụ phụ trách công nghệ thông tin tôi thấy rất rõ lợi ích
của công nghệ thông tin đối với công tác thanh tra. Nhận thức rõ điều này, tôi đã Ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra:
Việc sử dụng công nghệ thông tin (trang cổng thông tin của ngành:
và hệ thống hòm thư điện tử trên miền: cathai.edu.vn) giúp các cộng
tác viên thanh tra nắm bắt các văn bản chỉ đạo mới nhanh hơn, hạn chế việc chuyển phát
thông qua đường bưu điện (tránh mất thời gian hoặc bị thất lạc); ngoài ra còn cập nhật
được báo cáo đánh giá, kết luận thanh tra của các đơn vị; đây cũng là một hình thức bồi
dưỡng về nghiệp vụ về viết hồ sơ kết luận thanh tra cho các cộng tác viên thanh tra.
4. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Đối với Giáo dục và Đào tạo Cát Hải: Được áp dụng đối với tất cả cộng tác viên
thanh tra làm công tác thanh tra giáo dục trên toàn huyện.
Đối với các cụm chuyên môn trong toàn huyện: có thể triển khai bồi dưỡng nghiệp
vụ kiểm tra hồ sơ quản lý chuyên môn, hồ sơ giáo viên cho các đồng chí lãnh đạo cụm
chuyên môn.
Đối với các nhà trường mầm non, tiểu học, tiểu học và trung học cơ sở, trung học
cơ sở với cách làm trên sẽ nâng cao nghiệp vụ cho các đồng chí cán bộ làm công tác kiểm
tra nội bộ của nhà trường.
5. Hiệu quả khi áp dụng các giải pháp trên:
5.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên thanh tra:
Các đồng chí làm cộng tác viên thanh tra của phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường đã nắm chắc nghiệp vụ thanh tra. Đội ngũ cộng tác
viên thanh tra ngày càng vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện các công
việc được giao. Các đợt thanh tra của phòng Giáo dục và Đào tạo từ năm 2010-2011 đến
nay chưa có một kiến nghị nào về nội dung kết luận cũng như kết quả đánh giá.
Qua các đợt kiểm tra của các phòng chuyên môn, thanh tra Sở Giáo dục và Đào
tạo về công tác chuyên môn, công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ thì kết quả đánh giá của
Sở đối với các trường, các giáo viên tương đối sát với kết quả đánh giá của các cộng tác
viên thanh tra của Phòng.
Hai năm học 2010 - 2011 và 2011 - 2012, phòng Giáo dục và Đào tạo được đánh
giá cao trong việc bồi dưỡng cộng tác viên thanh tra về cách ghi hồ sơ, cách đánh giá,
nhận xét, tư vấn, thúc đẩy cho đối tượng được kiểm tra.
STT
Năm học Số Danh hiệu thi đua
5
lượng
CTV
TT
Bằng
khen
của Bộ
Bằng
khen của
UBNDT
P
CSTĐT
P
Giấy
khen của
UBND
huyện
CSTĐC
S
LĐTT
Hoàn
thành
nhiệm
vụ
1 2010-2011 57 1 2 0 9 25 57 0
2 2011-2012 60 2 2 0 9 20 60 0
Bảng danh hiệu thi đua của đội ngũ cộng tác viên thanh tra (Nguồn: PGD&ĐT)
5.2. Kết quả đánh giá về hoạt động thanh, kiểm tra tại cơ sở:
a. Nhà trường: Xếp loại Tốt: T; Khá: Kh; Trung bình: TB; Kém: K
ST
T
Năm
học
Số
trườn
g
Kết quả
Tự
kiểm
tra
nội
bộ
Thanh tra toàn diện Thanh tra chuyên đề
T Tỷ lệ Kh Tỷ lệ TB
Tỷ
lệ
K
Tỷ
lệ
T Tỷ lệ Kh Tỷ lệ TB Tỷ lệ K
Tỷ
lệ
1
2010-
2011
26 5 19.2 1 3.8 2 7.7 0 0.0 4 15.4 12 46.2 1 3.8 0 0.0 26
2
2011-
2012
26
1 3.8 7 26.9 1 3.8 0 0.0 5 19.2 11 42.3 1 3.8 0 0.0
26
3
2012-
2013
26
5 19.2 3 11.5 0 0.0 0 0.0 4 15.4 5 19.2 4 15.4 0 0.0
26
b. Giáo viên:
STT
Năm
học
Số
GV
Số GV được
thanh tra (toàn
Tỷ
lệ
Xếp loại
Tốt Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ
1
2010-
2011
419 338
80.7 75 22.2 242 71.6 20 5.9 1 0.3
2
2011-
2012
413 315 76.3 92 29.2 206 65.4 35 11.1 1 0.3
3
2012-
2013
415 231 55.7 64 27.7 152 65.8 14 6.1 1 0.4
Thông qua 02 bảng kết quả trên cho ta thấy nghiệp vụ công tác thanh tra của đội
ngũ cộng tác viên thanh tra đã ngày càng được nâng lên, chất lượng đánh giá đã thực chất
hơn.
5.3. Đánh giá xếp loại công tác thanh tra và kết quả xếp loại thi đua của
ngành:
6
Công tác thanh tra của ngành luôn được thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo đánh
giá trong tốp dẫn đầu của khối các huyện ngoại thành của thành phố. Cụ thể:
Năm học 2010 - 2011, qua đợt thanh tra chuyên đề của Thanh tra Sở Giáo dục và
Đào tạo vào ngày 26/04/2011, công tác thanh tra của đơn vị được xếp loại Tốt.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác thanh tra năm học 2011 - 2012, triển khai nhiệm
vụ thanh tra năm học 2012 - 2013, Thanh tra Sở đã tuyên dương công tác thanh tra của
phòng Giáo dục và Đào tạo.
Kết quả xếp loại thi đua của ngành: trong 02 năm học 2010 - 2011, 2011 - 2012
phòng GD&ĐT Cát Hải luôn đứng trong tốp 3 khối các phòng GD&ĐT ngoại thành và
được UBND Thành phố, Bộ GD&ĐT tặng Cờ và Bằng khen; điều này khẳng định công
tác thanh tra đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp giáo dục chung của
ngành.
Trên đây là những công việc tôi đã thực hiện hơn 02 năm qua để nâng cao chất
lượng nghiệp vụ công tác thanh tra cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra của ngành Giáo
dục và Đào tạo Cát Hải song với kinh nghiệm còn ít, tôi mong muốn nhận được những ý
kiến đóng góp của tất cả các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng
hoàn thiện hơn và sẽ được áp dụng rộng rãi hơn trong thời gian không xa.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Trần Việt Bắc
7