Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số giải pháp để nâng cao chất lượng nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.99 KB, 15 trang )

1/ Lí do chọn đề tài:
Nhà trường là đơn vị văn hóa trong cộng đồng dân cư mang những chuẩn
mực và những kì vọng của cộng đồng. Trước sự thay đổi không ngừng của xã
hội thì mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng và xã hội luôn có những yêu cầu cao
về chất lượng giáo dục đối với nhà trường.
Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang hội nhập ngày càng sâu hơn
vào thế giới. Với xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức và cách mạng công
nghệ phát triển và hàng ngày hàng giờ có những thay đổi lớn mạnh không
ngừng, giáo dục Việt Nam đang đối diện với nhiều cơ hội và thách thức. Thay
đổi để hội nhập và phát triển là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường nhằm
đào tạo học sinh trở thành những người lao động có kĩ năng, có nhân cách,
hội nhập tốt nhất vào thị trường lao động, những chủ nhân mới của đất nước
biết khát vọng đổi mới và vươn lên. Để đáp ứng được yêu cầu đó cần phải đổi
mới tư duy lãnh đạo và quản lí các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của nhà trường
và hơn ai hết hiệu trưởng phải đổi mới cách suy nghĩ và hành động để tìm ra
được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhà trường.
Đối với trường tiểu học Đức Chính 2, trong những năm qua đã đạt được
những thành tựu nhất định nhưng cũng còn có những bất cập so với các
trường bạn trong huyện nhà. Yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nhà
trường khó khắc phục nhất là các điều kiện về cơ sở vật chất: Trường không
đủ các phòng học để có thể mở các lớp dạy 2 buổi/ ngày cho học sinh hoặc tổ
chức dạy kèm cho học sinh yếu, dạy các môn tự chọn… như vậy điều kiện để
phục vụ cho học tập và rèn luyện của học sinh, cơ hội được thỏa mãn nhu cầu
về học tập của học sinh và phụ huynh học sinh là chưa đáp ứng được. Đây
cũng chính là những thách thức mà nhà trường phải đối mặt đó là đứng trước
sự lựa chọn trường cho con em theo học của phụ huynh học sinh trong hiện
tại và trong những năm tiếp theo…
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục luôn được nhà trường ưu tiên
đặt lên hàng đầu. Với những khó khăn và thách thức của nhà trường nhất là
trong tình hình hiện nay, để có thể duy trì những thành quả đã đạt được, từng
1


bước nâng cao chất lượng nhà trường, tạo dựng được một địa chỉ tin cậy về
giáo dục cho con em trong địa phương, trường chúng tôi đã không ngừng cố
gắng, khắc phục khó khăn, trong điều kiện hiện có về cơ sở vật chất, về nguồn
nhân lực mà tạo ra những điều kiện tốt nhất có thể, để chất lượng giáo dục của
nhà trường ngày một tốt hơn. Mọi sự nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng nhà
trường không phải chỉ trong ngày một, ngày hai mà là quá trình phấn đấu bền
bỉ qua nhiều năm với sự đồng thuận cao của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong nhà trường và những kế hoạch đề ra phù hợp với điều kiện thực tế
của nhà trường và của địa phương.
2/ Một số giải pháp nhà trường đã thực hiện trong những năm qua:
a/ Giải pháp để phát triển nguồn nhân lực :
Để thực hiện được mục tiêu phát triển nhà trường thì nguồn lực là yếu tố
quan trọng quyết định sự thành công. Nguồn lực của nhà trường bao gồm
nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn tài chính,... trong đó, nguồn nhân
lực là nguồn quan trọng nhất, là vốn quý nhất để phát triển nhà trường, đây
cũng chính là nguồn lực mà nhà trường có điều kiện chủ động phát triển nâng
cao chất lượng theo kế hoạch hằng năm và từng giai đoạn cụ thể.
Hoạt động trọng tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục. Để phát
triển toàn diện học sinh, thầy giáo, cô giáo sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiện
chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần
lớn là do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó phát triển đội ngũ cũng chính là
động lực để phát triển nhà trường.
Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục” đã chỉ rõ:
Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được chuẩn
hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú
trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, tay nghề của nhà giáo;
thông qua việc quản lí, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp
giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi
hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

2
Để thực hiện được mục tiêu phát triển đội ngũ, trường đã chủ động thu
hút, tập hợp lực lượng các tổ chức trong nhà trường tham gia vào quá trình
xây dựng và phát triển đội ngũ với những nội dung và hình thức phù hợp:
- Nhà trường phối hợp cùng với Công đoàn trường tuyên truyền và vận
động cán bộ, giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ, vận dụng
các nguồn kinh phí hiện có của trường để hỗ trợ dụng cụ học tập cho
anh chị em, Vận động dạy thay trong các đợt thi cử, coi tinh thần
tương trợ và thực hiện tốt việc học của mỗi thành viên là một trong
những chỉ tiêu thi đua hằng năm của cá nhân và tập thể trong nhà
trường. Nhờ vậy trường đã hoàn thành chuẩn hóa đội ngũ vào năm
2003 và số lượng cán bộ, giáo viên đạt trình độ trên chuẩn là 55% vào
năm 2009.
- Một trong những chủ đề chính của năm học 2008-2009 và 2009-2010
là năm học đẩy mạnh về ứng dụng công nghệ thông tin, với một đội
ngũ mà tỉ lệ cán bộ giáo viên biết sử dụng máy vi tính vào năm 2006 là
3/18 người, đứng trước yêu cầu mới của năm học, nhà trường đã tuyên
truyền, đề ra yêu cầu nhiệm vụ với cán bộ giáo viên, động viên khuyến
khích để anh chị em tham gia các lớp tin học, đến đầu năm học 2009-
2010, tỉ lệ cán bộ giáo viên sử dụng thành thạo vi tính văn phòng là
17/18 người. Từng bước ứng dụng CNTT vào công tác quản lí, dạy và
học của nhà trường.
- Nhà trường tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các
khóa tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ do ngành tổ chức hằng năm,
xây dựng nền nếp sinh hoạt của tổ chuyên môn và hoạt động chuyên
môn của nhà trường như hội giảng, hội thảo, các cuộc thi làm đồ dùng
dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, nền nếp dự giờ thăm lớp để tạo
điều kiện cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng
dạy, về kinh nghiệm dạy học cho trẻ em chậm phát triển trí não, về rèn
viết chữ đẹp cho học sinh, về công tác chủ nhiệm …Ngoài ra, trường

còn thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua tạo không khí sôi nổi
3
và sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét trong việc tự học và tự rèn của giáo
viên cả về nhận thức lẫn hành động. Từ chuyên môn, nghiệp vụ đến
đạo đức nghề nghiệp, nhân cách nhà giáo với phương châm “ Mỗi thầy
cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, giáo dục và cảm
hóa học sinh bằng chính nhân cách của mình.
- Quan tâm và tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội
ngũ bộ, giáo viên bằng nhiều hình thức thích hợp, thực hiện có kết quả
cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, và cuộc vận động “ Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”, tuyên
truyền, giải thích, quán triệt để cán bộ, giáo viên, PHHS và học sinh ý
thức rõ tầm quan trọng và có chuyển biến thực sự trong việc thực hiện
cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục”. Đi đôi với tuyên truyền giáo dục là biểu dương kịp
thời những điển hình tốt và phê phán những biểu hiện tiêu cực, xây
dựng, phát huy tính dân chủ trong đội ngũ đấu tranh tự phê bình và
phê bình thẳng thắn để xây dựng nội bộ.
- Điều chỉnh lại các tiêu chí thi đua và các hình thức phát động, theo dõi,
đánh giá thi đua cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường:
Ví dụ: Xây dựng biểu điểm thi đua cho giáo viên:
BIỂU ĐIỂM THI ĐUA NĂM HỌC 2009 – 2010
Đối với giáo viên
TT Nội dung đánh giá Thang điểm
I Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỉ
luật lao động.
7 điểm
1.1 Giáo viên vi phạm luật ATGT Trừ 1 điểm
1.2 Vi phạm nội quy phòng cháy chữa cháy ( Không tắt
quạt, điện khi ra về)

Trừ 1 điểm
1.3 Vi phạm đạo đức, tác phong của người cán bộ - giáo
viên ( Tham gia đánh bạc, nhậu say không kiểm soát
được hành vi, quan hệ bất chính,…)
Trừ 2 điểm/ 1
vi phạm.
1.4 Đi trễ từ 5 phút trở lên cứ 3 buổi/ năm học. Trừ 1 điểm.
4
1.5 Nghỉ không lí do 1 buổi/ năm học. Trừ 2 điểm.
II Việc thực hiện các loại hồ sơ 10 điểm
2.1 Hoàn thành công việc chậm trễ so với thời gian quy
định của tổ, của trường làm ảnh hưởng tới tiến độ công
việc chung ( Các loại báo cáo, biểu mẫu …)
Trừ 1 điểm
2.1 Sổ chủ nhiệm chưa tốt Trừ 1 điểm
2.2 Giáo án soạn chưa đầy đủ và không đúng quy định Trừ 1 điểm
2.3 Sổ theo dõi HS không kịp thời, sửa sai quy định Trừ 1 điểm
2.4 Phiếu PHGD thực hiện không kịp thời, sai sót Trừ 1 điểm
2.5 Sổ dự giờ thiếu tiết, không đúng quy định Trừ 1 điểm
2.6 Sổ tích lũy chuyên môn không có Trừ 1 điểm
2.7 Sổ theo dõi HS có NCLB thực hiện không kịp thời và sai
quy định
Trừ 1 điểm
2.8 Hồ sơ của chi đội không hoàn thành kịp thời Trừ 1 điểm
2.9 Học bạ có sai sót Trừ 1 điểm
III Công tác chủ nhiệm 8 điểm
3.1 HS thực hiện chưa nghiêm túc quy trình chải răng, súc
miệng.
Trừ 1 điểm
3.2 Chấp hành nền nếp đạt loại khá Trừ 1 điểm

3.3 Chấp hành nền nếp đạt loại trung bình trở xuống Trừ 2 điểm
3.4 Lớp có HS vi phạm luật ATGT Trừ 1 điểm
IV Chất lượng giảng dạy 9 điểm
4.1 Học sinh lên lớp dưới 90% Trừ 3đ
4.2 Học sinh tiên tiến và học sinh giỏi dưới 55% Trừ 2đ
4.3 Không có HS đạt giải “GVS-VCĐ” cấp trường. Trừ 2đ
V Các điểm cộng
5.1 Lớp dạt giải trong mỗi phong trào hoạt động văn nghệ,
thể thao, trò chơi …do trường tổ chức
Cứ 1 giải được
cộng 0.5 điểm
5.2 Lớp có tỉ lệ HS tiên tiến và học sinh giỏi từ 60% trở lên
đối với lớp 2,3,4 và 75% trở lên đối với lớp 1.
Cộng 4 điểm
5.4 Lớp có HS đạt giải 1,2,3 trong hội thi “ Viết chữ đẹp”
cấp Huyện
Cộng 2 điểm
5.5 Lớp đạt giải các hội thi văn nghệ, thể thao… do ngành
tổ chức
Cộng 2 điểm
Cộng : 34 điểm.
Đạt 31 điểm trở lên : Xếp loại tốt
Đạt 25 – 30 điểm : Xếp loại khá
Đạt 20 – 25 điểm : Xếp loại TB
5
Dưới 20 điểm : Xếp loại yếu.
- Giáo viên dự khuyết nếu thực hiện có trách nhiệm công tác giảng dạy và
hoàn thành tốt hồ sơ công tác kiêm nhiệm ( Công tác PCGD, TKHĐ) thì đạt
điểm tối đa ở phần II,IV, nhưng phải thực hiện tốt các loại sổ dự giờ, giáo án,
tích lũy chuyên môn). Nếu thực hiện chưa tốt hồ sơ công tác được kiêm nhiệm

sẽ bị trừ 1 điểm mỗi loại nhưng không quá 16 điểm:
- Chất lượng giảng dạy của GV dự khuyết được tính qua kết quả kiểm tra CM-
NV, chất lượng công tác kiêm nhiệm PCGD và tinh thần tham gia các hoạt
động ngoại khóa của trường.( 2 giáo viên dự khuyết đều kiêm nhiệm công tác
PCGD: 1 đồng chí phụ trách xâu đầu mối các trường trong xã; 1 đồng chí phụ
trách công tác PCGD nhà trường)
- Không xếp loại tốt nếu vi phạm chính sách về dân số và KHH gia đình.
- Loại xuất sắc là đạt điểm xếp loại tốt và có sáng kến kinh nghiệm được
HĐKH trường xếp loại.
Đối với nhân viên, trường cũng xây dựng một biểu điểm thi đua phù hợp
với đặc trưng nhiệm vụ và lượng hóa cụ thể các tiêu chí để đánh giá và ghi
nhận được chính xác mức độ hoàn thành công việc của từng thành viên, bảo
đảm sự công bằng, khuyến khích được sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của
họ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Biểu điểm thi đua dự thảo sẽ được triển khai tại hội nghị để lấy ý kiến
đóng góp của toàn thể giáo viên và thống nhất chính thức đưa vào thực hiện.
Sau mỗi học kì tiến hành tổ chức sơ kết, đánh giá công tác thi đua, lấy ý
kiến góp ý của cán bộ, giáo viên, nhân viên cho công tác thi đua của trường từ
đó rút kinh nghiệm trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện và điều chỉnh cách
đánh giá cho phù hợp hơn, đạt hiệu quả hơn.
Riêng cán bộ quản lí phải được sự đóng góp ý kiến của toàn thể cán bộ,
giáo viên, nhân viên và tín nhiệm sau mỗi học kì, năm học.
b/ Giải pháp để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và
học:
6

×