Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề cương ôn tập GDCD kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.06 KB, 4 trang )

Câu 1.Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân ,quản lì mọi mặt của đời sống xã hội bằng phpa sluaatj, do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo.
- Đặc điểm của NN pháp quyền XHCN:
+ Là nhà nước của dân, do dân, vì dân
+ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
+ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật
+ Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo
+ Nhà nước thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt của nhà nước.
*Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
- Tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh xã hội
- Rèn luyện đạo đức, học tập tốt, sống lành mạnh.
- Phê phán đấu tranh những hành vi vi phạm pháp luật , tuyên truyền mọi người tin vào đường
lối của Đảng và NN
Gương mẫu thực hiên và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
-Thương xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các
thế lực thù địch.
Câu 2:
1. Tình hình việc làm của nước ta hiện nay.
- Thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn (là vấn đề bức xúc lớn).
- Tình trạng thất nghiệp.
- Thu nhập thấp.
- Dân số trong độ tuổi lao động tăng.
- Chất lượng nguồn nhân lực thấp.
- Số sinh viên tốt nghiệp có việc làm ít.
- Dòng di chuyển lao động từ nông thôn về thành thị kiếm việc làm càng tăng.
2. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm.
a. Mục tiêu:


- Tập trung sức giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn.
- Phát triển nguồn nhân lực.
- Mở rộng thị trường lao động.
- Giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- Tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.
b. Phương hướng.
- Thúc đầy phát triển sản xuất và dịch vụ.
- Khuyến khích làm giàu theo pháp luật.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

1
Câu 3: C1. Nêu ndug dân chủ cơ bản trog lĩnh vực chính trị vh-xh.cho vd?
2. Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
a) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế
- Nội dung : Là thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của mọi công dân trên lĩnh vực kinh tế.
- Biểu hiện của quyền làm chủ về kinh tế :
+ Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần.
+ Các thành phần kinh tế đều bình đẳng và tự do kinh doanh theo pháp luật.
+ Làm chủ trực tiếp quá trình sx, kinh doanh, phân phối sản phẩm và thực hiện nghĩa vụ đối
với Nhà nước.
+ Công dân có quyền tự do kinh doanh theo PL, có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.
b) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị
- Nội dung : Là thực hiện mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Biểu hiện của quyền làm chủ về chính trị:
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội.
+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà
nước và địa phương.
+ Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ýý dân.
+ Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quyền giám sát các hoạt động của các

cơ quan Nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
c) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá
- Nội dung : Là thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của mọi công dân trong lĩnh vực văn
hoá.
- Biểu hiện của quyền làm chủ về văn hoá:
+ Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá.
+ Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình.
+ Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật; giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc
hậu, loại bỏ sự áp bức về tinh thần và đưa văn hoá đến cho mọi người.
b/ Phương hướng cơ bản của chính sách văn hoá
+ Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần
của nhân dân.
VD:- Tăng cường giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân (qua truyền hình, sách,
báo)
- Đưa bộ môn khoa học Mác – Lên-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong nhà
trường
+ Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc.
VD- Khôi phục các lễ hội truyền thống dân gian. (chọi trâu, đua thuyền…)
- Đưa vào danh mục bảo tồn những giá trị văn hóa có nguy cơ bị mai một.
+ Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
VD: Thực hiện các chương trình giao lưu, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật với các nước khác.
+ Nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hoá của
nhân dân.
VD: Để nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân bằng cách: phát triển các dịch vụ, chương
trình giải trí như truyền hình, mạng Internet, sách, báo…
2
d) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội
- Nội dung: Là đảm bảo những quyền xã hội của công dân.
- Biểu hiện của quyền làm chủ về văn hoá:
+ Quyền lao động.

+ Quyền bình đẳng nam, nữ.
+ Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.
+ Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.
+ Quyền được bảo đảm về mặt vc-tt khi không còn khả năng lao động.
+ Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên
trong xã hội. Tham gia các phong trào ở địa phương và trường học.
Câu 4: mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số.
b) Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số
- Mục tiêu : Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số, sớm ổn định qui mô, cơ cấu và phân bố dân
số, nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.
- Phương hướng cơ bản:
+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ TW đến
cơ sở, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành.
+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục với nội dung thích hợp, hình thức đa dạng
với nội dung rộng rãi các chủ trương, biện pháp KHHGĐ.
+ Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức khoẻ sinh
sản, nhằm nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần.
+ Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước; thực hiện xh hoá
công tác dân số, tạo đk kiện để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện tham gia chính sách dân số.
Câu 5: Thế nào là quyền học tập?
1.Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
a. Quyền học tập của công dân.
*Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể
học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
b.Quyền sáng tạo của công dân.
*Đó là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra
các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn
học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
c.Quyền được phát triển của công dân

*Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong mội trường xã hội và tự nhiên
có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về
vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá; được cung
cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
-Thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta.
- Là sở điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt, đáp
ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.
3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng
tạo và phát triển của công dân.
3
a. Trách nhiệm của Nhà nước.
-Ban hành chính sách, pháp luật thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này
thực sống của mỗi người dân.
-Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
-Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiện cứu khoa học’
-Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
b.Trách nhiệm của công dân
-Công dân cần có ý thức học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập là học cho
mình, cho gia đình và đất nước, trở thành người có ích cho cuộc sống.
-Công dân cần có ý chí vương lên, chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập,
nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
-Mỗi công dân cõ ý thức góp phần vào việc nâng cao dân trí của công dân VN, để VN trở thành
một nước phát triển, văn minh.
4

×