Họ tên: …………………………………………………………
Lớp: ……………………………………………………………
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD KÌ II
Câu 1:
Quyền học tập của công dân là: Học tập là quyền của công dân nghĩa là mọi công dân
đều có quyền được học tập từ thấp đến cao, học ở bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào với
các hình thức và phương pháp khác nhau phù hợp với trình độ, điều kiện của mỗi
người, mỗi gia đình.
Nội dung:
- Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế ở tất cả các cập học.
- Công dân có quền học bất cứ ngành nghề nào.
- Công dân có quền học thường xuyên, học suốt đời.
- Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 2:
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Chấn hưng giáo dục, phát huy truyền thống văn
hóa, văn hiến của dân tộc; bồi đắp nguyên khí quốc gia vì một nước Việt Nam Xã hội Chủ
nghĩa - Hòa bình, thống nhất, độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; dân chủ, tự do
và pháp quyền; công bằng, văn minh và giàu mạnh - sánh vai cùng các cường quốc năm châu,
như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, là sự nghiệp nặng nề, vĩ đại, vẻ vang của
toàn Đảng, toàn dân ta”.
- 20% là khoản ngân sách nước ta chi cho giáo dục hàng năm - cao hơn nhiều lần mức 4 đến
5% ở các nước tiên tiến như Mỹ hay Nhật Bản.
- Chưa kể các loại chi phí không nhỏ mà các gia đình đã bỏ ra, việc sử dụng 1/5 chi ngân sách
cho giáo dục đã đủ thấy người Việt ta coi trọng giáo dục đến mức nào.
- Hiện nay Việt Nam có tổng số 376 trường đại học, cao đẳng trên cả nước, trong đó bộ Giáo
dục và đào tạo trực tiếp quản lý 54 trường, các Bộ, ngành khác quản lý 116 trường.Các tỉnh,
thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường. Ba cơ sở đại học lớn nhất quốc gia gồm Đại
học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Tính đến
hiện nay toàn Việt Nam có 81 trường dân lập, tư thục. Tổng số sinh viên bậc đại học hiện nay
khoảng 1.700.000 người, số lượng tuyển sinh hằng năm trong những năm gần đây khoảng
500.000 người/kỳ thi.
- Nhiều học sinh Việt Nam đã được Nhà nước hỗ trợ tín dụng sinh viên, tặng học bổng đi du
học ở các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Đức, Nhật Riêng năm 2007 đã có 39.700
học sinh đi du học.
- Tiến hành đổi mới SGK, thay đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT và Đại học.
Câu 3:
- Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến
pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ,tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại .
- Quyền khiếu nại là quyền công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích của công dân .
- Quyền tố cáo là quyền công dân được phép báo cho cơ quan , tổ chức ,cá nhân có thẩm
quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan , tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại
hoặc đe doạ đến lợi ích của Nhà nước , quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Nội dung quyền khiếu nại tố cáo của công dân
* Chủ thể:
- Khiếu nạn: công dân, tổ chức, cơ quan.
- Tố cáo: chỉ là công dân
* Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo.
- Khiếu nạn: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
- Tố cáo: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
* Quy trình khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo.
- Khiếu nạn:
+ Bước 1: Người khiếu nạn nộp đơn khiếu nạn.
+ Bước 2: Người giải quyết khiếu nạn xem xét và giải quyết khiếu nạn.
+ Bước 3: Người khiếu nạn đồng ý với kết quả khiếu nại thì quyết định giải quyết có hiệu lực.
+ Bước 4: người giải quyết khiếu nạn lần hai xem xét giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.
- Tố cáo:
+ Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo.
+ Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành xác minh và quyết định về nội dung tố cáo.
+ Bước 3: Người tố cáo cho rằng giải quyết tố cáo không đúng thì có quyền tố cáo với cơ quan,
tố cáo cấp trên.
+ Bước 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời
hạn quy định.
Câu 4:
Khiếu nại Tố cáo
Giống
nhau
- Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong
Hiến pháp.
- Là công cụ để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp.
- Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.
Khác nhau
- Người khiếu nại là người trực
tiếp bị hại.
- Nhằm khôi phục quyền và lợi ích
hợp pháp của bản thân khi bị xâm
phạm.
- Người tố cáo là mọi công dân.
– Nhằm ngăn chặn mọi hành vi xâm
phạm đến quyền và lợi ích nhà nước, tổ
chức, cơ quan và công dân.
Ví dụ
H bị thôi việc không lí do. Cảnh sát giao thông phạt tiền người vi
phạm mà không đưa hóa đơn.
Câu 5:
Nguyên nhân:
- Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh học.
- Do hóa chất bảo vệ thực vật và chất đọc hóa học.
- Do các tác nhân phóng xạ.
- Do các chất thải rắn.
- Do sinh vật gây bệnh.
Biện pháp:
- Trồng nhiều cây xanh.
- Xử lý môi trường vệ sinh xung quanh.
- Hạn chế sử dụng túi nilon.
- Tận dụng năng lượng mặt trời để sử dụng.
- Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận
thức về bảo vệ môi trường của nhân dân.
- Phân loại rác thải hữu cơ, chất thải rắn ngay tại hộ gia đình, tổ chức, đơn vị, công ty
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để tập kết tại các bãi rác trung chuyển đến bãi rác
tập trung. Thành lập nhiều tổ thu gom rác thải ở đô thị và nông thôn.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường phải được
phổ biến thường xuyên và rộng rãi trên các hệ thống thông tin đại chúng, tổ chức
nhiều cuộc thi tìm hiểu luật bảo vệ môi trường đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học, lồng ghép tuyên truyền bảo
vệ môi trường trong giáo dục ở các trường phổ thông; tổ chức các hoạt động nhằm
nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường, thấm sâu tình yêu thiên nhiên, đất nước
của học sinh tại các trường học.