Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề HSG huyện Sông Lô - Vĩnh Phúc năm (2012 - 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.46 KB, 6 trang )

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN SÔNG LÔ
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài 150 phút (không kể giao đề)
Câu 1 (2,5 điểm).
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. Hãy phân tích các thế
mạnh để phát triển kinh tế của vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ?
b. Thế nào là vùng kinh tế trọng điểm? Kể tên các vùng kinh tế trọng điểm ở
nước ta?
Câu 2 (2 điểm).
Con người là nguồn lực quan trọng bậc nhất để phát triển kinh tế - xã hội. Em
hãy trình bày:
a. Đặc điểm nguồn lao động ở nước ta hiện nay?
b. Vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay như thế nào? Để giải quyết vấn đề việc
làm, theo em cần phải có những giải pháp nào?
Câu 3 (2 điểm).
a. Tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm lại được coi là
một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
b. Trình bày cơ cấu của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Câu 4 (3,5 điểm).
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam thời kì 1986 – 1999.
Năm 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 1999
Diện tích trồng
lúa (triệu tấn)
5.70 5.71 6.04 6.47 6.59 7.00 7.36 7.64
Sản lượng lúa
(triệu tấn)


16.00 17.00 19.22 21.59 23.52 26.39 29.11 31.39
Dựa vào bảng số liệu trên em hãy:
1. Tính năng suất lúa (đơn vị: tạ/ha) và vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện năng
suất và sản lượng lúa nước ta thời kì 1986 – 1999.
2. Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích về năng suất
lúa và sản lượng lúa nước ta thời kì 1986 – 1999.
………… Hết …………
Họ và tên thí sinh……………………………. Số báo danh…………….
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam)
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN SÔNG LÔ HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN: ĐỊA LÍ
Câu Nội dung Điểm
1
(2,5 đ)
a. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khá nhiều thế mạnh
để phát triển kinh tế.
* Thế mạnh về tài nguyên khoáng sản
- So với cả nước, đây là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất.
- Các mỏ có trữ lượng lớn, có giá trị xuất khẩu cao, tập trung
chủ yếu ở tiểu vùng Đông Bắc như: Than đá ở Quảng Ninh
(chiếm trên 90% trữ lượng cả nước). Ngoài ra có sắt ở Yên Bái,
Thái Nguyên, Apatit ở Lào Cai, đất sét, cao lanh ở Quảng Ninh,
đá vôi có ở nhiều tỉnh.
0,5
* Thế mạnh về thủy điện, nhiệt điện
- Thủy điện: Là vùng có trữ lượng thủy năng lớn nhất cả nước
(chiếm 58% trữ lượng thủy năng toàn quốc). Như các nhà máy
thủy điện trên sông Đà (Sơn La với công suất 3,4 triệu kw –

mới khánh thành, thủy điện Hòa Bình 1,9 triệu kw); thủy điện
Thác Bà trên sông Chảy với công suất 110 nghìn kw, nhà máy
thủy điện Na Hang (Tuyên Quang)…
- Nhiệt điện: Dựa vào nguồn than đá ở Quảng Ninh. Có các nhà
máy lớn như: Uông Bí, Phả Lại.
0,5
* Thế mạnh về các loại cây trồng
- Là vùng có diện tích và sản lượng chè lớn nhất cả nước, hình
thành nhiều vùng chuyên canh chè như: Yên Bái, Thái Nguyên,
Hà Giang, Phú Thọ…
- Cây Hồi được trồng nhiều ở Cao Bằng và Lạng Sơn; trồng các
loại dược liệu quý như tam thất, thảo quả…
- Có nhiều loại rau quả có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới,
ôn đới (dẫn chứng).
- Ở những vùng đất phù sa cổ thích hợp trồng các loại cây công
nghiệp hàng năm như lac, vừng, đậu tương…
0,5
* Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn
- Có nhiều đồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
- Vùng có đàn trâu lớn nhất cả nước, bò được nuôi chủ yếu ở
cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).
0,25
Câu Nội dung Điểm
* Thế mạnh kinh tế biển
- Vùng biển Quảng Ninh có thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản, giao thông biển.
- Có nhiều bãi tắm đẹp: Bãi Cháy, Trà Cổ; nhiều hang động
đẹp, khu di tích lịch sử…có giá trị lớn trong du lịch.
0,25
b.1. Khái niệm kinh tế trọng điểm: Là vùng tập trung lớn về

công nghiệp và thương mại, dịch vụ nhằm thu hút nhiều nguồn
đầu tư trong và ngoài nước, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh,
đặc biệt là công nghiệp. Nhà nước ra quyết định thành lập các
vùng kinh tế trọng điểm.
0,25
b.2. Các vùng kinh tế trọng điểm
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
0,25
2
(2 đ)
a. Đặc điểm nguồn lao động ở nước ta hiện nay
* Số lượng nguồn lao động
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào do dân số trẻ và số dân
đông (năm 2003 là 80,9 triệu người hoặc năm 2009 khoảng 85,6
triệu người).
- Tốc độ gia tăng nguồn lao động tương đối mạnh, bình quân
mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.
0,25
* Chất lượng lao động
- Người lao động nước ta cần cù, chịu khó, nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuât.
- Trình độ nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao
(lao động qua đào tạo chiếm 21,2% năm 2003).
- Nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực, trình độ
chuyên môn, thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa
cao.
0,5
* Phân bố lao động

- Phân bố chưa hợp lí giữa các vùng lãnh thổ và giữa các khu
vực sản xuất. Lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn
(75,8% năm 2003).
- Lao động có tay nghề cao tập trung chủ yếu ở các vùng đồng
bằng như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ; nhất là ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
0,25
b. Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm nước ta hiện nay
* Vấn đề việc làm
Câu Nội dung Điểm
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế
chưa phát triển, đã tạo nên sức em rất lớn đến vấn đề giải quyết
việc làm.
- Ở nông thôn do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp
nên quỹ thời gian nhàn rỗi là 22,3%.
- Ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 6%.
0,5
* Giải pháp
- Đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình.
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong cả nước. Đưa lao
động đến các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, hạn chế di dân.
- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn, mở rộng các
ngành nghề thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ.
- Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở thành thị.
- Tăng cường hướng nghiệp, dạy nghề; xuất khẩu lao động…
0,5
3
(2 đ)
a. Giải thích ngành công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩn…

- Tỉ trọng lớn nhất, chiếm 24,4% giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2002.
- Có thế mạnh lâu dài:
+ Thế mạnh gián tiếp từ các điều kiện tự nhiên: Đất, nước, khí
hậu, sinh vật,… của nước ta để phát triển nông nghiệp, thủy
sản. Từ đó tạo ra cơ sở nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế
biến lương thực thực phẩm.
+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt (cây lương thực, cây công
nghiệp, cây ăn quả, các loại cây thực phẩm khác,…).
+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: Trâu, bò, lợn, gia cầm, thủy
sản.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách phát triển của nhà nước,
thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng,…
+ Tạo việc làm, nâng cao thu thu nhập nhân dân.
0,25
0,75
- Tác động đến các ngành kinh tế khác:
+ Kích thích nông nghiệp phát triển theo hướng đa canh, mở
rộng quy mô sản xuất.
+ Thúc đẩy sự phát triển một số ngành công nghiệp khác: Công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hóa chất, cơ khí,…
+ Đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu.
0,5
b. Cơ cấu của ngành chế biến lương thực, thực phẩm
- Chế biến sản phẩm trồng trọt: Xay xát, sản xuất đường, rượu,
0,5
Câu Nội dung Điểm
bia, nước giải khát, chế biến chè, cao su, cà phê…
- Chế biến sản phẩm chăn nuôi: Thịt, trứng, sữa, thực phẩm
đông lạnh,…

- Chế biến thủy sản: làm nước mắm, đông lạnh, sấy khô…
4
(3,5 đ)
1. Tính năng suất lúa và vẽ biểu đồ
a. Tính năng suất lúa
- Nêu cách tính:
Năng suất = sản lượng/diện tích.
- Kết quả:
Năm 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 1999
Năng suất
(tạ/ha)
28.1 29.8 31.8 33.4 35.7 37.7 39.6 41.1
b. Vẽ biểu đồ
- Lập bảng số liệu mới:
Năm 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 1999
Năng suất
(tạ/ha)
28.1 29.8 31.8 33.4 35.7 37.7 39.6 41.1
Sản lượng lúa
(triệu tấn)
16.00 17.00 19.22 21.59 23.52 26.3929.1131.39
- Biểu đồ thích hợp: Biểu đồ đường biểu diễn.
- Vẽ biểu đồ:
+ Trên hệ trục tọa độ có hai trục tung, một trục thể hiện năng
suất lúa (tạ/ha), một trục thể hiện sản lượng lúa (triệu tấn) và
trục hoành chung thể hiện mốc thời gian có khoảng cách đều
nhau từ năm 1986 – 1998. Riêng khoảng cách từ 1998 – 1999
bằng ½ các khoảng cách trên.
+ Vẽ biểu đồ đường biểu diễn có kí hiệu khác nhau cho năng
suất và sản lượng lúa.

+ Có tên biểu đồ và chú thích chính xác.
0,25
0,5
0,25
1
0,25
0,25
2. Nhận xét và giải thích
a. Nhận xét
- Năng suất và sản lượng lúa hàng năm đều tăng.
- sản lượng lúa tăng (1,96 lần) nhanh hơn năng suất lúa (1,46
lần).
0,25
0,25
b. Giải thích
- Năng suất lúa ngày càng tăng là do:
+ Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất.
+ Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất: Cải tiến 0,5
Câu Nội dung Điểm
giống có năng suất cao, phân bón, phòng trừ sâu bệnh,…
+ Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp: Hệ
thống thủy lợi, cơ giới hóa,…
- Sản lượng lúa ngày càng tăng là do:
+ Năng suất lúa tăng.
+ Diện tích gieo trồng tăng…
+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ, tăng vụ và các chính sách khuyến
khích sản xuất lúa.
0,5
…………… Hết ……………

×