Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

chính tả lớp 5 bài bà Nguyễn Thị Phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.67 KB, 2 trang )

Câu chuyện cảm động mà có thật
Câu chuyện giữa tôi và mẹ lan man trở về quá khứ của hơn 50 năm về trước, khi mẹ Phú
là thiếu nữ 20 trăng tròn ở thôn Đông. Chào đời được ba tuổi thì mẹ mất. Lên 10 tuổi cha
bắt Phú vào Vũng Tàu ở đợ cho người quen. “Lớn lên không có mẹ là nỗi bất hạnh lớn
nhất của một đời người” - Mẹ Phú tâm sự.
Năm 20 tuổi, cô Ba (tên thiếu thời của mẹ Phú) quay về đảo Lý Sơn để lấy chồng theo sự
sắp xếp của cha. Làm dâu được sáu tháng, cô Ba bỏ nhà, quay vào miền Nam tiếp tục
chuỗi đời làm mướn.
“Phải chiều chồng sáu tháng trời hết mực, cơm bưng nước rót rồi răm rắp nghe lời, mới
có cơ hội theo thuyền vô đất liền, bỏ đi miền Nam đó, con ạ. Vì sao mẹ bỏ nhà chồng ra
đi ư? Vì không yêu. Mẹ lớn lên không có tình yêu trai gái, chỉ luôn muốn làm thật nhiều
tiền để nhận nuôi trẻ mồ côi. Mẹ cũng không hiểu sao mình có ý nghĩ như vậy. Chắc vì
mẹ là trẻ mồ côi từ nhỏ”.
Vào Sài Gòn, cô làm đủ nghề từ giặt ủi quần áo đến bán nước, bốc vác, thợ nề 16 năm
(1959 - 1975) lang thang khắp Sài Gòn, Vũng Tàu, Sông Bé (nay là Bình Dương, Bình
Phước) với đủ thứ nghề, cũng là điều kiện để cô Ba đến hang cùng ngõ hẻm, các xóm
làng tiêu điều bởi chiến tranh ở miền Tây hay những bưng biền khốc liệt ở Sài Gòn. Đến
đâu, cô Ba cũng giang tay cưu mang trẻ mồ côi. Không trực tiếp nuôi nấng cô cũng gom
góp đồng vốn ít ỏi của mình để giúp đỡ.
Giải phóng miền Nam, cô Ba trở về quê nhà đảo Lý Sơn. Ba sáu mùa xuân, một đời
chồng và chưa bao giờ cô Ba có được tình yêu đôi lứa đích thực. Về lại huyện đảo Lý
Sơn trong tình cảnh không nhà không cửa. Chồng cũ lấy vợ hai và sinh một đàn con. Kẹp
nách thêm gần chục đứa trẻ mồ côi, một lần nữa mẹ lại bỏ xứ đảo vào đất liền, đi kinh tế
mới. Ở vùng miền núi Bình Sơn (Quảng Ngãi).
Năm 1986, mẹ Phú trở lại huyện đảo Lý Sơn, mua mảnh đất lập nên ngôi nhà tình thương
đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay ở vương quốc tỏi. Ở hòn đảo quanh năm trập trùng
sóng vỗ, người làm nghề đi biển bấp bênh đánh bạc với đại dương hung dữ, cứ vào mùa,
nhiều đàn ông ra đi không trở về. Những đứa trẻ mồ côi lại đến nhà mẹ Phú.
Bữa tất niên
Trong bữa cơm tất niên cuối năm, quây quần bên mẹ già 70 tuổi có hơn 10 cháu nhỏ và
hai gia đình sống cùng mẹ. Đó là những trẻ mồ côi nương tựa trong ngôi nhà của mẹ từ


nhỏ, nay lớn lên được mẹ dựng vợ gả chồng. Bữa cơm tất niên với không khí trầm lắng.
Mẹ Phú và những đứa trẻ mồ
côi do mẹ nuôi nấng. Ảnh:
N.C
Một mùa tỏi mất trắng, chẳng ai còn tâm trạng đón xuân. Như hàng ngàn cư dân trên đảo
Lý Sơn, những lao động chính ở mái ấm tình thương mẹ Phú cũng đang sống nhờ vào cây
tỏi. Riêng mẹ Phú cũng trồng ba sào tỏi, nguồn thu nhập chính để duy trì mái ấm đến tận
hôm nay.
Đôi vợ chồng Đỗ Hồng Quang (23 tuổi) - Trần Thị Phúc (24 tuổi) vừa đi tưới nốt luống
tỏi về, cùng ngồi chung mâm cơm. Trên tay họ là đứa con nhỏ, tíu tít hạnh phúc.
Anh Quang từ khi hai tuổi bị đem cho ở chợ Lý Sơn, là con của một người mẹ bị tâm
thần. Gia đình nhận nuôi quá nghèo nên đành trao Quang cho mẹ Phú. Lớn lên trong
vòng tay yêu thương của mẹ Phú, từ một đứa trẻ oặt ẹo, Quang trở thành chàng trai khỏe
mạnh, lao động chính trong ngôi nhà tình thương.
Vợ anh Quang - chị Phúc là bạn thiếu thời của anh. Bây giờ cả gia đình cùng quây quần
trong nhà mẹ Phú. Không những nuôi con thiên hạ, mẹ Phú còn nhận nuôi luôn bảy đứa
con của chồng cũ (đã mất) với vợ hai. Cả bảy người đang ở nhà mẹ Phú và đều trưởng
thành, có việc làm đàng hoàng.
Cùng đi với chúng tôi, anh Đặng Thế Mỹ - Phó Chủ tịch xã An Hải, cảm kích: “Không có
mái ấm của mẹ Phú, chẳng biết số phận những đứa trẻ kia sẽ ra sao”.
Mâm cơm tất niên ở mái ấm tình thương mẹ Phú chỉ có đĩa thịt heo, mấy khúc chả, còn
lại toàn rau. “Năm nay dân Lý Sơn mất mùa tỏi. Tất niên được như này là xôm lắm rồi.
Năm sau chắc sẽ khá hơn ”, mẹ cười hiền.
Mái ấm tình thương của mẹ Phú (Nguyễn Thị Phú) ở đội 10, thôn Đông, xã An Hải (Lý
Sơn) thành lập từ năm 1986. Sau 23 năm, hơn 50 trẻ mồ côi, không nơi nương tựa sinh
sống và trưởng thành ở đây.
Năm 2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương gửi thư cho mẹ Phú trong đó có đoạn: “Tôi
rất cảm động khi được biết, trong mấy chục năm qua, mặc dù cuộc sống còn nhiều khó
khăn, bà vẫn không quản ngại một mình tần tảo sớm trưa, đón nhận và nuôi dưỡng, trở
thành mẹ của 51 cháu mồ côi, không nơi nương tựa. Nay có 48 người trưởng thành. Tấm

lòng nhân ái và tình cảm đặc biệt của bà làm xúc động hàng triệu trái tim Việt Nam”.

×