Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại văn minh mới. Nhìn từ
phía khoa học và công nghệ thì đây là thời đại văn minh thông tin với nền
kinh tế dựa trên tri thức. Thời đại văn minh mới này là một bước phát triển
vượt bậc so với thời đại văn minh nông nghiệp với nền kinh tế dựa trên đất
đai là chính và thời đại văn minh cônh nghiệp với nền kinh tế dựa trên tài
nguyên khoáng sản là chính. Những đặc điểm chủ yếu của thời đại văn minh
thông tin có thể tóm tắt trong bốn yếu tố : Thông tin - Tri thức trở thành tài
nguyên quan trọng nhất; Khoa học – Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp; Hàm lượng trí tuệ trong từng sản phẩm ngày càng tăng và cuối cùng
là máy tính cá nhân và Internet là phương tiện lao động phổ biến nhất và có
hiệu quả nhất.
Như vậy, người lao động ở mọi lĩnh vực trong thời đại ngày nay phải
không ngừng học hỏi, trau dồi tri thức đủ rộng, có tầm nhìn xa mang tính
chiến lược và đủ chiều sâu để có thể giải quyết nhanh chóng hơn những công
việc cụ thể, góp phần vào sự nhiệp CNH- HĐH đất nước. Chính vì vậy, Đảng
và nhà nước đã đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo là phải đào tạo đội ngũ
những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, tiếp cận và làm chủ được
công nghệ tiên tiến, có năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt coi trọng giáo dục, coi giáo dục là “Quốc
sách hàng đầu”, coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển.
Tại hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng
định: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp
dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học”.
1
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
Để khẳng định rõ vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp
phát triển CNH- HĐH đất nước tại đại hội Đảng lần thứ IX một lần nữa đẫ đề
ra: “ …Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung,
phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục,
thực hiện “ Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”… Phát huy tinh thần độc lập
suy nghĩ và sáng tạo của học sinh. Trước những yêu cầu thực tế đó, chất
lượng dạy học trong mỗi nhà trường tiểu học là vấn đề quan tâm của toàn xã
hội, đặc biệt quyết định đến sự tồn tại của nhà trường. Chất lượng dạy học ấy
phải được thể hiện bằng chất lượng toàn diện của các môn học: Toán, Tiếng
Việt , tự nhiên xã hội, nghệ thuật, thể dục… trong đó môn Tiếng Việt là một
môn học đặc biệt gồm nhiều phân môn, ở mỗi phân môn cụ thể lại có nội
dung, phương pháp, cách thức dạy học khác nhau nhưng lại gắn bó mật thiết
với nhau theo một logich nhất định : phân môn này chuẩn bị cho phân môn
kia, những kỹ năng của phân môn này hỗ trợ cho phân môn kia cùng nhằm
đạt mục tiêu của môn tiếng Việt ở tiểu học là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt:
nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động
của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học tiếng Việt góp phần rèn luyện các
thao tác của tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiêng Việt và
những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văv hoá, văn học
Việt Nam và nước ngoài.
- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự
trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Học tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối
cần thiết giúp các em hoà nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát
triển của xã hội. Cùng với môn toán và một số môn khác, những kiến thức
của môn tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi
2
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô
tận của loài người. Trong đó phân môn tập làm văn là phân môn thực hành,
tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn tiếng Việt ( tập đọc, luyện từ và
câu, chính tả, kể chuyện ). Chính vì thế, việc dạy và học làm văn là vấn đề
luôn luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học
hôm qua vào hôm nay và mai sau.
*Cơ sở thực tiễn Đối với việc dạy cũng thế, trong việc kế thừa cái cũ,
cái vốn có đòi hỏi phải là một sự sáng tạo. Với các phân môn khác của tiếng
Việt trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học có chỉ rõ quy trình
các bước lên lớp rất cụ thể, rõ ràng; Còn với phân môn tập làm văn, các nhà
nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là
sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Thực tế dạy học cho thấy: dạy tập làm
văn là việc rèn luyện cho học sinh khả năng tổ chức giao tiếp, tổ chức lời nói
ngay từ khi học sinh học sinh bắt đầu đi học, đây là một việc làm hết sức khó
khăn mà không phải giáo viên nào cũng thực hiện được. Thường thì giáo viên
nào cũng dạy đúng, đủ quy trình các phân môn như tập đọc, luyện từ và
câu…, có nhiều giáo viên còn dạy rất tốt các phân môn này. Nhưng với phân
môn tập làm văn thì rất hiếm khi có giáo viên nào có đủ dũng cảm chọn nó
làm phân môn hội giảng, cũng có rất ít giáo viên có khả năng dạy một giờ tập
làm văn sinh động, hấp dẫn. Trong thực tế, giáo viên thường chưa quan tâm,
chưa chú trọng lắmm đến phân môn này, thường chỉ hướng dẫn qua loa cho
học sinh về nhà tự viết… Còn việc học thì sao?: Ngoài SGK tiếng Việt thì
hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo cho HS, giúp cho HS có có cái nhìn
đa dạng, phong phú hơn. Nhưng những cuốn sách tham khảo của phân môn
tập làm văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn
các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài
văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm, cách nghĩ của các em không phong
phú mà thường đi theo lối mòn khuôn sáo, tẻ nhạt. Một thực tế nữa đó là học
sinh lớp 4 tuy các em đã được tiếp xúc và thực hành các bài tập làm văn ở lớp
3
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
2 và lớp 3 xong các em vẫn viết văn theo kiểu công thức cứng nhắc, câu văn
chỉ dừng ở mức độ có đủ chủ ngữ, vị ngữ rất ít những câu văn có sử dụng các
biện pháp nghệ thuật, bài văn thiếu sinh động, hấp dẫn. Từ những lý do khách
quan và chủ quan trên, để khắc phục những hạn chế trong việc dạy tập làm
văn ở tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã
chọn nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn
miêu tả lớp 4”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh có kỹ năng làm văn, đặc biệt là văn miêu tả có chất
lượng. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học phân môn tập làm văn
nói chung và dạy học thể loại văn miêu tả nói riêng.
- Tìm hiểu thực trạng, khảo sát năng lực làm văn của học sinh lớp 4
ở Trường Tiểu học Hoµng Hoa Th¸m - ¢n Thi - Hng Yªn.
- Tìm ra nguyên nhân, đề xuất một số biện pháp dạy học tập làm
văn lớp 4 ( thể loại văn miêu tả )
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu việc dạy học tập làm văn lớp 4, đề xuất một số biện
pháp khi dạy văn miêu tả lớp 4.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi Trường Tiểu học Hoµng
Hoa Th¸m - ¢n Thi - Hng Yªn với việc dạy và học tập làm văn lớp 4.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Điều tra, quan sát, đàm thoại, phỏng vấn.
- Phân tích, tổng hợp.
- Thực nghiệm, kiểm chứng.
4
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Hoạt động giao tiếp và việc làm văn:
- Giao tiếp là giao lưu, trao đổi tư tưởng tình cảm giữa con người với
nhau trong xã hội có thể diễn ra bằng nhiều hình thức với nhiều phương tiện
khác nhau, phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người là ngôn ngữ.
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn diễn ra giữa hai đối tượng
giao tiếp: người sản sinh văn bản và người tiếp nhận ( lĩnh hội ) văn bản với
sự tham gia của 5 nhân tố giao tiếp ( điều kiện hoàn cảnh giao tiếp, nội dung
giao tiếp, mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp, cách thức giao tiếp ) theo
một quy trình khép kín: Người sản sinh văn bản ( người nói, người viết ) tạo
lập ra văn bản ngôn từ và thông qua điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp đến với
người tiếp nhận văn bản ( người nghe, người đọc ). Trong quy trình đó, làm
văn chính là một khâu của hoạt động giao tiếp, đó chính là khâu sản sinh, tạo
lập văn bản.
Triết học Mác – Lê nin cho rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất của con người , ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Vì vậy mục đích của việc dạy tiếng Việt trong nhà trường là làm
cho học sinh có khả năng sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện sắc bén để giao
tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi, đảm bảo mối liên hệ giữa lời nói
và tư duy, giúp học sinh nói có nội dung và phải biết diễn đạt một ý thành
những cách nói khác nhau; đặc biệt là giúp học sinh biến ngôn ngữ ấy thành
lời văn, thành những văn bản hoàn chỉnh.
2. Văn bản và đặc trưng của văn bản:
2.1. Văn bản :
- Nghĩa rộng: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp mà trong
đó con người sử dụng các vật liệu ngôn ngữ như: từ, cụm từ, câu, các quy tắc
5
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
kết hợp, để tạo ra. Văn bản bao gồm một hoặc một số câu đi liền kề nhau
theo một trật tự sắp xếp nhất định nhằm thông tin, truyền đạt tới đối tượng
tiếp nhận một nội dung tư tưởng tình cảm nào đó để thực hiện mục đích giao
tiếp nhất định. Hiểu theo nghĩa rộng này thì văn bản được dùng trùng với khái
niệm ngôn bản.
- Nghĩa hẹp: Văn bản được dùng theo nghĩa hẹp để phân biệt với
ngôn bản. Văn bản là một biến thể dạng viết liên tục của ngôn bản dể nhằm
thực hiên một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.
2.2. Đặc trưng cơ bản của văn bản:
- Tính liên kết : Là một đặc trưng cần yếu nhất của văn bản. Tính
liên kết là sự liên quan, ràng buộc, gắn bó, thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố
ngôn ngữ trong cùng một văn bản để cùng tập trung thể hện lên một chủ đề
nhất định trong văn bản, thể hiện cả hai phương diện nội dung và hình thức.
Về mặt nội dung: biểu hiện ở 2 khía cạnh ( liên kết chủ đề và liên kết
logíc )
Liên kết chủ đề là sự liên kết về mặt nội dung ngữ nghĩa giữa các phát ngôn
trong cùng một văn bản để cùng tập trung thể hiện lên một chủ đề nhất định
thống nhất xuyên suốt toàn văn bản; Liên kết logíc là trật tự sắp xếp các mối
quan hệ , các mối liên hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ trong cùng một văn bản
theo một trình tự hợp lý hợp với quy luật của hiện thực khách quan và hợp với
quy luật của nhận thức phản ánh.
Về mặt hình thức: Đó là những biểu hiện cụ thể của liên kết nội
dung trong văn bản được thể hiện ở hai phương diện ( phương thức liên kết và
phương tiện liên kết): Phương thức liên kết là những biện pháp, cách thức
chung trong việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ để tạo ra sự liên kết trong văn
bản đó là phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép trật tự tuyến tính, phép so
sánh đối chiếu, phép tỉnh lược, phép nối.; Phương tiện liên kết là những biểu
hiện cụ thể của các phép liên kết trong việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ làm
phương tiện để tạo ra sự liên kết trong văn bản.
6
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
- Tính hoàn chỉnh: Tính hoàn chỉnh được hiểu là tính chất trọn vẹn,
tính chất rõ ràng, đầy đủ của một văn bản cả về nội dung lẫn hình thức biểu
hiện của nó
Về mặt nội dung: Tính hoàn chỉnh được biểu hiện là mỗi văn bản phải
trình bày thể hiện về một vấn đề nhất định để giúp người tiếp nhận nắm bắt
được sự khởi đầu, quá trình diễn biến và sự kết thúc của sự vật hiện tượng,
vấn đề được trình bày được thể hiện.
Về mặt hình thức: Mỗi văn bản phải được tổ chức theo một kểu kết
cấu nhất định thông thường đó là kết cấu 3 phần với mỗi chức năng riêng biệt
của mỗi phần trong văn bản
Phần mở đầu: Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần thể hiện và nêu lên
giới hạn, phạm vi, cách thức trình bày vấn đề của người viết.
Phần giải quyết vấn đề: Toàn bộ quá trình hình thành một vấn đề cụ
thể.
Phần kết thúc: tổng kết, thâu tóm, khái quát vấn đề đã trình bày, bày
tỏ thái độ, tình cảm, nêu lên tác dụng của vấn đề đã trình bày và liên hệ thực
tế.
2.3. Đoạn văn – cơ sở trực tiếp của văn bản:
- Khái niệm: Đoạn văn là tập hợp các câu văn đi liền kề nhau trong
cùng một văn bản để cùng nhằm tập trung thể hiện một tiểu chủ đề nhất định (
một cấp độ ý nhất định ) trong chủ đề chung của văn bản, được ngăn cách với
các đoạn văn khác bằng một dấu hiệu hình thức nhất định đó là sự khởi đầu
bằng một chữ cái viết hoa và viết lui vào đầu dòng, kết thúc bằng một dấu
chấm xuống dòng.
- Các loại hình cấu trúc đoạn văn: Có bốn loại hình cấu trúc đoạn
văn: diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích.Trong văn miêu tả thường dùng
kiểu cấu trúc song hành, đó là loại đoạn văn không có câu chủ đề, mỗi câu có
vị trí, vai trò ngang nhau trong việc thể hiện nội dung chủ đề.
3. Phong cách nghệ thuật và thể loại văn miêu tả:
7
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
3.1. Phong cách nghệ thuật:
- Chức năng: Phong cách nghệ thuật có chức năng trình bày thông
tin về những vấn đề đa dạng của cuộc sống với một số ngôn ngữ nghệ thuật,
với những hiện tượng nghệ thuật để nhằm cung cấp cho người đọc những hiểu
biết đa dạng về cuộc sống, góp phần bồi dưỡng, giáo dục họ vươn tới cuộc
sống tốt đẹp hơn và dựng xây trong con người những cái đẹp.
- Đặc điểm: Phong cách nghệ thuật có tính chất hình tượng, tính
truyền cảm và tính cá thể hoá, phong cách nghệ thuật sử dụng mọi loại từ ngữ
vốn có trong cuộc sống: từ từ ngữ hiện đại đến từ ngữ cổ điển, từ ngữ toàn
dân, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, từ vay mượn nhưng được chọn lọc, gọt
giũa một cách kỹ lưỡng, công phu nhằm mục đích tạo dựng lên hình tượng
nghệ thuật của tác phẩm thông qua lăng kính chủ quan của người viết. Việc
sử dụng câu, tổ chức xây dựng toàn văn bản phong cách nghệ thuật cũng hết
sức đa dạng, nó tuỳ thuộc vào năng lực, sở trường và mục đích sáng tạo của
người viết.
Các thể loại văn bản thuộc phong cách nghệ thuật gồm: Tường
thuật, kể chuyện, miêu tả, trong đó có thể nói thể loại miêu tả có trong tất cả
các thể loại khác ( trong tường thuật cũng có tả, trong kể chuyện cũng có tả ).
3.2. Thể loại văn miêu tả:
- Khái niệm: Miêu tả là một thể loại văn bản mà trong đó người viết
dùng ngôn ngữ có tính chất nghệ thuật của mình để tái hiện, sao chụp lại hình
ảnh chân dung của đối tượng miêu tả với những đặc điểm nổi bật cả về hình
thức bên ngoài lẫn những phẩm chất bên trong nhằm giúp người tiếp nhận có
những hiểu biết và dung cảm cảm nhận về đối tượng đó như được trực tiếp
tiếp xúc với đối tượng thông qua các giác quan của mình.
-Đặc điểm: Bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở những hình
ảnh, những ấn tượng về đối tượng mà người viết thu lượm, cảm nhận được
thông qua các giác quan trực tiếp của mình. Bài văn miêu tả là thể loại văn
bản mang tính chất nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính cá thể của người
8
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
viết. Ngôn ngữ trong văn miêu tả là thứ ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ giàu
sức gợi tả, gợi cảm và là ngôn ngữ của những biện pháp tu từ.
- Kết cấu: Kết cấu bài văn miêu tả cũng tuân thủ kết cấu 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả, thể hiện tình cản, quan hệ của
người miêu tả với đối tượng miêu tả.
Thân bài: Tái hiện, sao chụp chân dung của đối tượng miêu tả ở
những góc nhìn nhất định.
Kết luận: Nêu những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ trực tiếp
của người miêu tả và của mọi người nói chung đối với đối tượng miêu tả.
Như vậy, bài văn là một văn bản gồm ngôn từ, nội dung chứa trong
ngôn từ chính là văn. Văn và ngữ luôn sóng đôi với nhau: văn cần đến ngữ để
biểu hiện, ngữ cần đến văn để nói lên ý nghĩa.Văn là nghệ thuật của ngôn từ,
văn là cái đẹp, có người lại nói văn học là nhân học, văn học là tình cảm, đạo
đức lý tưởng, là tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên và con người. Văn có
được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con người thêm phong
phú và sâu sắc.
4. Cấu trúc chương trình tập làm văn lớp 4:
Loại văn bản Số tiết dạy
9
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
Học kỳ I Học kỳ II Cả năm
- Kể chuyện
- Miêu tả:
+ Khái niệm miêu tả
+ Miêu tả đồ vật
+ Miêu tả cây cối
+ Miêu tả con vật
- Các loại văn khác:
+ Viết thư
+ Trao đổi ý kiến
+ Giới thiệu hoạt động
+ Tóm tắt tin tức
+ Điền vào giấy tờ in sẵn
* Tổng số:
19
1
6
3
2
1
32 tiết
4
11
8
1
3
3
30tiết
19
1
10
11
8
3
2
2
3
3
62 tiết
Như vậy, ta thấy số tiết học về văn miêu tả là 30 tiết trong tổng số
62 tiết tập làm văn của cả năm học, rõ ràng là văn miêu tả chiếm gần nửa số
tiết học cả năm ( Không kể những tiết ôn tập ).Trong đó văn miêu tả kiến
thức được trang bị cho học sinh bao gồm:
- Thế nào là miêu tả?
- Quan sát để miêu tả cho sinh động.
- Trình tự miêu tả ( đồ vật, con vật, cây cối ).
- Cấu tạo đoạn văn, bài văn miêu tả ( đồ vật, con vật, cây cối ).
Các kiến thức trên được cụ thể hoá qua hai loại bài : Loại bài hình
thành kiến thức và loại bài luyện tập thực hành
• Loại bài hình thành kiến thức được cấu trúc theo 3 phần :
10
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
(I) Nhận xét : Bao gồm một số câu hỏi, bài tập gợi ý học sinh khảo sát
văn bản để tự rút ra một số nhận xét về đặc điểm loại văn, kiến thức
cần ghi nhớ.
(II) Ghi nhớ : Gồm những kiến thức cơ bản rút ra từ phần nhận xét.
(III) Luyện tập : Gồm từ 1 đến 3 bài tập thực hành đơn giản nhằm giúp
học sinh củng cố và vận dụng kiến thức tiếp nhận trong bài học.
• Loại bài luyện tập thực hành Chủ yếu nhằm mục đích rèn luyện các
kỹ năng tập làm văn, do vậy nội dung thường gồm 3, 4 bài tập nhỏ hoặc 1 đề
bài tập làm văn kèm theo gợi ý thực hành luyện tập theo hai hình thức : nói,
viết
* Quy trình giảng dạy :
Về cơ bản, quy trình giảng dạy các bài học của phân môn tập làm văn là quy
trình hướng dẫn học sinh thực hành tự tìm ra kiến thức và luyện tập trau dồi
các kỹ năng phục vụ cho việc sản sinh ngôn bản. Tuy nhiên, căn cứ vào cấu
trúc nội dung của hai loại bài học, hoạt động dạy bài mới được tiến hành có
điểm khác nhau như sau :
(A) Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ hoặc
làm bài tập đã thực hành ở tiết trước ( hoặc giáo viên nhận xét kết quả
chấm bài tập làm văn, nếu có).
(B) Dạy bài mới
( 1) Giới thiệu bài : Dựa vào nội dung và mục đích yêu cầu của bài
dạy cụ thể, giáo viên có thể dẫn dắt, giới thiệu bài bằng những cách khác
nhau, sao cho thích hợp.
(2) Hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức và luyện tập
* Đối với loại bài hình thành kiến thức :
(a) Hướng dẫn học sinh nhận xét : Dựa theo câu hỏi, bài tập gợi ý của mục
I (Nhận xét) trong SGK, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm
của loại văn thông qua việc khảo sát văn bản, thảo luận, trả lời câu hỏi nhằm
11
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
tự tìm ra những điểm cần ghi nhớ ( được diễn đạt ngắn gọn, súc tích ở mục II
trong SGK).
(b) Hướng dẫn học sinh ghi nhớ : Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ kỹ mục
II ( ghi nhớ ) trong SGK, sau đó có thể nhắc lại để học thuộc và nắm vững.
(c) Hướng dẫn học sinh luyện tập : Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện
bài tập ở mục III ( Luyện tập ) trong SGK theo trình tự các thao tác : Đọc và
nhận hiểu yêu cầu của bài tập ; thực hành luyện tập theo từng yêu cầu của bài
tập ( có thể làm thử một phần bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sau
đó trao đổi, thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm ) ; nêu kết quả trước lớp để
giáo viên nhận xét, đánh giá nhằm củng cố kiến thức và hình thành kỹ năng
theo yêu cầu của bài học.
* Đối với loại bài luyện tập thực hành :
Đây là loại bài chủ yếu nhằm mục đích rèn luyện các kỹ năng làm
văn. Nội dung bài học thường gồm 3, 4 bài tập hoặc 1 đề bài tập làm văn.
Dựa vào mục đích yêu cầu của bài dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh
thực hiện từng bài tập trong SGK theo trình tự các thao tác đã nêu ở mục (c)
của loại bài hình thành kiến thức, hoặc hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện
từng nội dung gợi ý trong SGK để luyện tập các kỹ năng tập làm văn dưới
hình thức nói, viết theo đề bài cho trước.
(3) Củng cố, dặn dò
Giáo viên giúp học sinh nhắc lại những điểm chính của nội dung bài
học hoặc yêu cầu luyện tập thực hành ; nhận xét, đánh giá chung về kết quả
tiết học ( biểu dương bài làm hay, động viên học sinh học tốt )
Dặn dò học sinh thực hiện công việc tiếp theo ( học bài cũ, chuẩn bị
cho bài mới).
II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY TẬP LÀM VĂN - THỂ LOẠI VĂN
MIÊU TẢ LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Hoµng hoa th¸m
©n thi - hng yªn
1. §èi víi gi¸o viªn vµ c¬ së vËt chÊt.
12
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
+ Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc soạn - giảng còn hạn chế.
Nhất là tài lệu tham khảo, mặc dù nhà trường đã có thư viện song đầu sách
phục vụ công tác giảng dạy và sách nghiệp vụ còn rất hạn chế, giáo. Giáo viên
chưa có tủ sách riêng cho mình nên hầu hết mỗi giáo viên lên lớp chỉ dựa vào
sách giáo khoa và sách bài soạn là chủ yếu, rất ít giáo viên có các loại sách
tham khảo khác để tự mở rộng kiến thức bài giảng mà tập làm văn lại đòi hỏi
phải đọc nhiều, biết nhiều.
+ Giáo viên tiểu học phải dạy hầu hết các môn , phải chuẩn bị nhiều
lĩnh vực chuyên môn khác nhau, hiện nay giáo viên lại phải dạy 2 buổi/ ngày
nên. Bởi vậy giáo viên không thể có nhiều thời gian nghiên cứu sâu cho từng
phân môn, do đó việc chuẩn bị kế hoạch bài học chỉ mang hình thức chiếu lệ.
+ Chương trình và sách giáo khoa mới kiến thức khá nhiều, nhất là với
việc dạy tập làm văn lớp 4 – chương trình, sách giáo khoa và phương pháp
hoàn toàn đổi mới so với trước đây và cũng rất khác so với lớp 2, 3. Lớp 2, 3
là giai đoạn đầu của tiểu học, kiến thức lớp 3 tuy có tăng nhưng phương pháp
thì gần như lớp 2 nên giáo viên tiếp cận cũng dễ dàng hơn. Lên lớp 4 kiến
thức tăng cao hơn hẳn, trước đây mỗi kiểu bài của thể loại văn miêu tả
thường được cấu trúc dưới dạng các đề bài cho trước, mỗi đề bài lại được học
trong 4 – 5 tiết: Quan sát tìm ý, lập dàn bài, làm bài miệng, làm bài viết, trả
bài. Chương trình mới được cấu trúc khác hẳn: mỗi kiểu bài được học từ 8 –
11 tiết trong đó thường có 1 tiết lý thuyết chung, 1 tiết cho cấu tạo từng kiểu
bài, 1tiết cho quan sát đối tượng miêu tả, 2- 3 tiết luyện tập xây dựng đoạn
văn, 1- 2 tiết luyện tập xây dựng đoạn mở bài và kết bài, 1tiết kiểm tra và 1
tiết trả bài. Rõ ràng chương trình mới không có sự gò bó, áp đặt học sinh phải
miêu tả cùng một đối tượng nào cho trước mà tuỳ theo từng vùng, từng nơi,
tuỳ từng em có thể lựa chọn đối tượng miêu tả miễn là trong cùng kiểu bài ( tả
con vật hay tả cây cối, tả đồ vật), như vậy sẽ phát huy được tính độc lập, sáng
tạo của học sinh.
13
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
Với cấu trúc chương trình như vậy đòi hỏi lao động sư phạm của giáo
viên ở mức độ cao hơn rất nhiều, giáo viên không thể chỉ sao chép lại các nội
dung của sách bài soạn, sách hướng dẫn, “soạn bài cốt chỉ để cho giám hiệu
ký”, không thể cứ áp dụng phương pháp thuyết trình cổ điển, không thể
hướng dẫn, gợi ý qua loa cho học sinh về nhà tự viết… mà đòi hỏi phải có sự
chuẩn bị công phu, có sự linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp. Phải dạy
sao cho giờ học là giờ hoạt động của học sinh, học sinh có hứng thú, tự giác,
tích cực hoạt động, hoạt động, sáng tạo đi trên con đường đúng để phát hiện
tri thức mới, chiếm lĩnh tri thức một cách nhẹ nhàng nhưng đậm nét, khó phai.
Đó chính là quá trình biến mục tiêu bài học thành cái chủ quan của học sinh.
Tức là thông qua hoạt động tích cực của học sinh mục tiêu bài học biến thành
kiến thức, kỹ năng, tình cảm, thái độ của học sinh. Với bất kỳ biện pháp, hình
thức, phương tiện nào nếu giúp cho học sinh càng hoạt động nhiều thì người
dạy càng thành công trong đổi mới phương pháp. Cái khó của giáo viên là ở
chỗ làm sao gây hứng thú để học sinh độc lập, tự giác, tích cực làm việc, làm
sao cho học sinh biết làm, biết trao đổi, biết phân tích, tổng hợp đúng, phát
hiện đúng để có tri thức đúng. Đặc biệt khó hơn với phân môn tập làm văn ở
lớp 4 bởi nó đòi hỏi học sinh phải có tư duy độc lập, phải hiểu được đối tượng
miêu tả, biết tìm từ, đặt câu và diễn đạt thành lời, thành ý… Từ đó tưởng
tượng, liên hệ xây dựng cho mình ý thức, tình cảm với đối tượng miêu tả, coi
đối tượng miêu tả như con người, như người bạn thân. Thực trạng của việc
dạy như vậy còn với việc học làm văn miêu tả thì sao? Qua tìm hiểu tôi đã thu
được kết quả như sau:
2. Tình hình chất lượng học tập môn Tiếng Việt và phân môn tập
làm văn của học sinh
* BẢNG CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG VIỆT
Khối Số Chất lượng môn tiếng Việt
14
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
học
sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Hai 112 34 30,4 45 40,2 33 29,4 0
Ba 117 40 34,0 45 38,0 32 28,0 0
Bốn 129 21 16,0 42 32,1 67 51,9 0
( Nguồn: Báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2008-2009)
Qua bảng thống kê ở trên ta thấy, chất lượng môn tiếng Việt của cũng
tương đối cao, đa số học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản. Song ở đây ta cần
chú ý đến chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh khối Hai, Ba, Bốn vµ N¨m.
Ta thấy chất lượng của khối Hai, Ba gần như ngang nhau, còn khối Bốn chất
lượng lại thấp hơn hẳn. Qua xem bài làm của học sinh và khảo sát tình hình
học tập lớp của các em học sinh lớp 4 tôi thấy hầu hết các em nắm được kiến
thức cơ bản của các phân môn luyện từ và câu, chính tả nhưng các em chưa
biết vận dụng kiến thức của các phân môn này để làm bài tập làm văn.
Chương trình phân môn tập làm văn lớp 4 hiện đang học thể loại bài miêu tả,
nhìn chung các em đã nắm được cấu trúc một bài văn miêu tả nhưng bài làm
của các em còn viết theo một lối mòn khuôn sáo, kém hấp dẫn, ít cảm xúc và
nghèo hình ảnh, đặc biệt là các em chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ, các
biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá,…Về mặt cấu tạo câu các em
cũng còn mắc rất nhiều lỗi về thành phần câu, về nghĩa của câu,…được thống
kê như sau:
• Lỗi về cấu tạo ngữ pháp:
- Câu không đủ thành phần:
+ Những bông hoa thơm ngát.
+ Trên cánh đồng làng, chạy dọc theo con sông.
- Câu thừa thành phần : Lặp lại thành phần một cách không cần
thiết.
+ Cún con đó là một con vật thật đáng yêu.
+ Quyển sách tiếng Việt đối với em là người bạn thân thiết của em.
- Câu không phân định được thành phần:
15
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
+ Em phải giữ gìn chiếc bút chì đặt vào trong hộp.
+ Em thấy rất có ích đọc câu chuyện này.
• Lỗi về nghĩa:
- Câu sai nghĩa:
+ Bà em tinh mắt sâu kim trong bóng tối.
+ Con lợn nhà em bằng quả dưa hấu nặng 4 tạ.
- Câu không rõ nghĩa:
+ Sáng nay tôi dậy muộn, tôi thấy cánh cửa hé mở, tôi không hiểu có
chuyện gì, tôi ddi gọi cún con tôi cũng chẳng thấy cún con đâu.
- Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu ,
giữa các vế câu:
+ Bỗng trước mặt hiện ra một giọng nói ấm áp.
+ Cái bàn đã rách nát.
+ Vì luôn yêu mến em cún con rất gầy gò.
+ Món quà nhỏ nhen nhưng em rất quý.
+ Chú Mèo có bộ lông mọc vàng ươm.
+ Nếu mưa to thì em học bài tốt.
+ Tuy nhà gần nhưng bạn đi học sớm.
• Lỗi dấu câu:
- Lỗi không dùng dấu câu trong từng câu hoặc trong cả bài không có
dấu chấm, dấu phẩy
- Lỗi sử dụng dấu câu sai:
Chiếc cặp to to. Hình chữ nhật vông vắn.
• Lỗi ngoài câu:
- Lỗi câu lạc chủ đề: Chích bông là một con chim nhỏ trong thế giới
loài chim. Chích bông đậu trên một cành cây nhỏ. Đầu chích bông tròn tròn
như hòn bi. Hai chân chích bông như hai chiếc tăm.
- Lỗi do các câu trong văn bản mâu thuẫn nhau về nghĩa:
16
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
Từ nhà em đến trường không xa. Nhưng đó là cả một con đường xa đầy
thơ mộng.
- Các loại lỗi câu có nội dung trùng lặp vói câu khác trong văn bản:
Cún con luôn thức đêm để trông nhà. Em rất thương cún con vì nó luôn
thức đêm để trông nhà cho gia đình em.
Tóm lại: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của phân môn luyện từ
và câu nhưng khi áp dụng vào viết văn thì các em thường không chú ý diễn
đạt nên đã mắc phải một số lỗi như đã liệt kê ở trên. Từ chỗ mắc lỗi về câu
cộng với việc chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật, vốn từ lại
nghèo nàn nên bài văn miêu tả của các em thường khô khan, lủng củng nghèo
cảm xúc, bài văn trở thành một bảng liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả.
Tôi đã cho khảo sát chất lượng làm văn của học sinh hai lớp 4B và
4Cđể làm cơ sở kiểm chứng thực nghiệm sau này:
Đề bài: Em hãy miêu tả một dụng cụ học tập của em mà em yêu thích
nhất . Chú ý mở bài theo kiểu mở rộng.
Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Số
HS
Điểm Giỏi Điểm Khá Điểm TB
Điểm dưới
TB
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
4B 28 1 3,6 5 17,9 14 50,0 8 28,5
4C 25 1 4 3 12 13 52 8 32
Kết quả trên cho thấy, hai lớp 4B và 4C có số học sinh gÇn b»ng như
nhau, chất lượng làm văn cũng gần tương đương nhau, bài làm có điểm khá,
giỏi rất ít, chủ yếu là điểm trung bình, điểm dưới trung bình còn chiếm trên
28%.
Từ thực trạng việc dạy học phân môn tập làm văn nói chung và việc
dạy học làm văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng tôi thấy rất cần thiết phải có những
17
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
biện pháp sáng tạo trong dạy văn miêu tả lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng
dạy học ở tiểu học.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ LỚP 4:
1. Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để
từ đó tìm ra hướng đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp khi lên
lớp:
Chúng ta đã biết, tâm lý chung của học sinh tiểu học là luôn muốn
khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ. Trong con mắt trẻ thơ, với cái nhìn
trong trẻo của mình thì thì sự vật hiện tượng nào trong cuộc sống cũng đầy bí
ẩn. Các em muốn tìm hiểu, khám phá: Tại sao cùng là một sự vật hôm nay là
thế này, ngày mai lại là thế khác? Để trả lời câu hỏi đó trước hết người giáo
viên phải giúp các em nhận thức được sự đa dạng, phong phú của các sự vật
hiện tượng và sự sinh động của cuộc sống. Từ đó hình thành và rèn luyện cho
các em cách quan sát, cách tư duy về đối tượng miêu tả một cách bao quát,
toàn diện và cụ thể tức là quan sát sự vật hiện tượng ở nhiều khía cạnh, nhiều
góc độ khác nhau, từ đó các em sẽ có cách cảm, cách nghĩ sâu sắc khi miêu
tả.
Ở tuổi học sinh tiểu học từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ là
sự bắt đầu của một quá trình. Do đó những tri thức để các em tiếp thu phải
được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Bởi văn chương không phải là phép
tính cộng đơn thuần của các chi tiết mà nó đòi hỏi phải có một sự cảm nhận
tinh tế. Sự cảm nhận ấy bắt đầu từ óc quan sát tốt, từ sự nhạy bén của trí nhớ,
từ sự cảm nhận vẻ đẹp của sự vật qua những rung cảm của tâm hồn sẽ kích
thích cho trí tưởng tượng của các em hoạt động mạnh. Trí tưởng tượng càng
phong phú bao nhiêu thì việc làm văn miêu tả sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu.
Mọi suy nghĩ của các em đều rất hồn nhiên, trong sáng. Một tiếng lá
rơi, một ngọn gió nhẹ cũng rất dễ tạo nên những rung động trong tâm hồn các
18
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
em. Chính vì vậy mà những gì càng gần gũi, dễ hiểu bao nhiêu thì việc tiếp
thu của các em càng nhanh chóng bấy nhiêu. Hơn nữa nhận thức của các em
còn ở mức độ đơn giản nên giáo viên cần hướng để các em chọn đối tượng
miêu tả gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của các em.
Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi viết bài
phải giàu cảm xúc, tạo nên cái “hồn”, chất văn của bài làm.Muốn vậy giáo
viên phải luôn luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn
nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện.
2. Cần giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu
tả ngay từ tiết đầu tiên của thể loại bài này:
Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ đối
tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì văn miêu tả cũng không bao giờ
là sự sao chép, chụp ảnh lại những sự vật hiện tượng một cách máy móc mà là
kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự
miêu tả thể hiện được cái mới, cái riêng biệt của mỗi người.
Chẳng hạn, nhìn bầu trời sao Vich-to Huy-gô thấy giống như “một
cánh đồng lúa chín” mà ở đó người đi gặt đã “để quên lại một cái liềm con”
(Vành trăng non). Đối với nhà văn Nam Cao thì vành trăng và ánh sao lại
được nhìn nhận, được cảm theo một cách hoàn toàn khác: “Trăng là cái liềm
vàng giữa cánh đồng đầy sao, trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời.
Trăng toả mộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khao
khát ngụp lặn…”. Còn với Trần Đăng Khoa, một tài năng ở tuổi thiếu nhi, thì
trăng không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc nữa, mà Trần
Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ
thơ, rất hồn nhiên trong sáng:
Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê
Trăng hồng như quả chín
Lơ lửng mà không rơi.
19
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm, trăng tròn
lung linh được so sánh với mắt cá “chẳng bao giờ chớp mi” là một hình tượng
ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng là quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được “Bạn nào đá
lên trời”, (Trăng ơi từ đâu đến)
Như vậy cùng là vầng trăng, là bầu trời mỗi người sẽ cảm nhận theo
cái riêng của mình, đó là những gì người khác không thấy hoặc chưa thấy.
Với học sinh, mỗi bài tập làm văn là sản phẩm của từng cá nhân các em trước
một đề tài, sản phẩm này ít nhiều in dấu ấn riêng của từng em trong cách suy
nghĩ, cách tả, cách diễn đạt Thái độ đúng đắn của giáo viên là tôn trọng sự
độc lập sự suy nghĩ sáng tạo đó nếu nó không biểu lộ những lệch lạc.
Nhà văn Phạm Hổ cho rằng: “Cái riêng, cái mới trong văn miêu tả phải
gắn với cái chân thật”. Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngă
cản sự sáng tạo của người viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép
người viết “bịa” một cách một cách tuỳ ý. Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân
thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh
công thức sáo rỗng, thói già trước tuổi.
Mặt khác giáo viên cần giúp các em nắm được : Trong văn miêu tả,
ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp
điệu âm thanh, đây là một trong những điều quan trọng để phân biệt văn miêu
tả với những miêu tả trong sinh học, địa lý và các thể loại văn khác.
Từ việc hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường
mình cần đi và đích mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi
chọn lọc từ ngữ, sẽ gọt giũa kỹ hơn từng lời, từng ý trong bài văn và như vậy
chất lượng bài làm của các em sẽ tốt hơn.
3. Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử
dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức cần thiết.
20
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
Muốn một bài văn hay, có “hồn’, có chất văn thì các em phải có vốn
từ ngữ phong phú và phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù hợp.
Chính vì vậy giáo viên cần chú ý cung cấp vốn từ cho các em khi dạy tập đọc,
luyện từ và câu và cả trong khi dạy các môn khác hay trong những buổi nói
chuyện, trong các tiết sinh hoạt. Hướng dẫn các em lập sổ tay văn học theo
chủ đề, chủ điểm, khi có một từ hay, một câu văn hay các em ghi vào sổ tay
theo từng chủ điểm và khi làm văn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Giáo
viên cũng cần khuyến khích các em đọc sách báo để tìm hiểu thêm thông tin
tư liệu, có thể xây dựng tủ sách dùng chung trong lớp để các em trao đổi sách
báo cho nhau và em nào cũng được đọc. Hàng tuần hoặc hàng tháng giáo viên
có thể tổ chức cho các em những cuộc thi vui: thi xem ai đọc được nhiều sách
báo nhất ( kể tên những đầu sách và những tên bài mình đã đọc), thi tìm từ
ngữ theo chủ đề ( học sinh tự chọn một chủ đề bất kỳ và nêu những từ ngữ
thuộc chủ đề đó mà mình đã sưu tầm được),…Sau những cuộc thi, những
buổi trao đổi như thế chắc chắn vốn từ ngữ của các em sẽ tăng lên, khả năng
giao tiếp của các em cũng sẽ khá hơn, điều này giúp ích rất nhiều cho việc
làm văn của các em.
Sau khi các em đã có vốn từ phong phú, giáo viên tiếp tục rèn cho các
em cách lựa chọn từ ngữ để đặt câu, viết thành những câu văn có hình ảnh và
có sử dụng cá biện pháp nghệ thuật đã học. Giáo viên cần tiến hành theo mức
độ yêu cầu tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt câu đúng, sau yêu cầu
cao hơn là phải đặt cầu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, có dùng
những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm
Ví dụ: * Miêu tả một chú gà trống. Một em đặt câu:
- Chú gà nhà em có bộ lông màu đỏ tía.
Giáo viên có thể cho các em nhận xét: Câu văn đã dủ chủ ngữ, vị ngữ,
đã rõ nghĩa. Sau đó đặt câu hỏi: Em nào đặt câu khác hay hơn để miêu tả bộ
lông của chú gà trống? - Học sinh có thể đặt câu:
21
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
- Chú trống choai thật oai vệ, chú khoác trên mình bộ lông màu đỏ
tía, chen lẫn màu vàng sẫm như một chiếc áo sặc sỡ của những chàng công
tử.
Em khác lại có thể so sánh ngắn gọn hơn:
- Chú khoác trên mình một bộ lễ phục màu tía rực rỡ như một võ
tướng.
* Hay khi miêu tả con mèo:
Một học sinh tả cái đuôi chú mèo:
- Chú ta có cái đuôi thon dài như một cái măng ngọc. Giáo viên hỏi:
Em nào nhận xét cách đặt câu của bạn? Học sinh có thể nhận xét : bạn đã sử
dụng biện pháp so sánh để so sánh cái đuôi mèo như một cái măng ngọc.
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm câu khác để miêu tả
cái đuôi của chú mèo sao cho sinh động hơn:
- Lúc chú ngồi, hai chân sau xếp lại, hai chân trước chống lên, đăm
chiêu nhìn và nghe ngóng, cái đuôi mềm mại, phe phẩy như làm duyên.
- Hay: Cái đuôi dài trắng điểm đen phe phất thướt tha cùng với tấm
thân thon dài mềm mại, uyển chuyển trông thật đáng yêu.
Như vậy cùng là miêu tả về bộ lông của chú gà trống, cái đuôi của chú
mèo nhưng những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, có dùng
những từ gợi tả, gợi cảm như các câu trên thì hiệu quả khác hẳn, ta cảm thấy
miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người
đọc người nghe.
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng biết sử dụng các biện pháp
nghệ thuật khi miêu tả và cũng không phải tự các em có sẵn tâm hồn văn
chương như vậy. Như trong phần thức trạng đã nói: Học sinh khi học về các
biện pháp nghệ thuật thì có thể nhận diện được câu văn nào có sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì nhưng lại không biết áp dụng nó khi làm văn.Vậy ta phải
làm thế nào để học sinh có thể vận dụng lý thuyết khi thực hành làm văn?
Đây là vấn đề khó có lẽ nhiều giáo viên trăn trở và cũng không phải việc làm
22
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
một sớm, một chiều mà phải là sự tích luỹ lâu dài. Giáo viên có thể đọc cho
các em nghe và cho các em ghi chép vào sổ tay văn học những câu văn, câu
thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật vào cuối mỗi giờ tập làm văn học trong
các giờ học buổi . Chẳng hạn có thể đọc cho các em nghe:
* Nghệ thuật so sánh:
- Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
- Miệng cười như thể hoa ngâu,
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
- Lá xoè từng tia nắng
Giống hệt như mặtt trời.
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Người rực rỡ như một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loại rơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
- Trong những giờ học vẽ, cùng với hộp màu, cái bút chì, chiếc tẩy thì
cái thước kẻ đúng là “chiếc đũa thần”.
- Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho
các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười., trắng loá.
Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
* Nghệ thuật nhân hoá:
- Bác nồi đồng hát bùng bong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
- Cái trống trường em - Cái trống lặng im
Mùa hè cũng nghỉ Nghiêng đầu trên giá
Suốt ba tháng liền Chắc thấy chúng em
23
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
Trống nằm ngẫm nghĩ Nó mừng vui quá!
- Bé ngủ ngon quá
Đẫy cả giấc trưa
Cái võng thương bé
Thức hoài đong đưa
- Cổng trường dang tay đón các bạn nhỏ.
- Bông hoa duyên dáng tươi cười trong nắng sớm
- Mùa xuân, sân trường khoác chiếc áo mướt xanh màu lá.
- Những chị gió nhón chân đi nhè nhẹ trên mặt hồ nước.
Khi đọc cho học sinh những câu văn, câu thơ như vậy, ban đầu tôi cho
các en thảo luận và phát hiện các biện pháp nghệ thuật được các tác giả sử
dụng, sau đó cho các em nêu tác dụng của các biện pháp nhgệ thuật đó, có thể
phân tích để các em hiểu cái hay cái đẹp trong từng câu văn, câu thơ. Làm
như vậy, dần dần nhiều ngày tích luỹ lại các em sẽ có vốn từ phong phú và sẽ
học được cách miêu tả sinh động của các tác giả, biết vận dụng khi làm văn.
4. Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp tất cả những
phân môn thuộc môn tiếng Việt, vì vậy muốn dạy tốt tập làm văn cần dạy
tốt các phân môn khác.
- Ta có thể thấy, mỗi bài tập đọc là những đoạn văn mẫu mực cả về
câu, từ cả về cách cách diễn đạt, những văn bản trong các bài tập đọc đạt yêu
cầu lời hay, ý đẹp, dạy tốt tập đọc sẽ tạo điều kiện cho học sinh tăng thêm vốn
từ và biết được khả năng thể hiện của của tiếng Việt trong mọi trường hợp rất
phong phú, học sinh sẽ học tập được cách dùng từ, viết câu, diễn đạt.
Trong dạy tập đọc chủ yếu là rèn cho học sinh các kỹ năng, trong đó có
kỹ năng văn hay còn gọi là kỹ năng cảm thụ:
Làm cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong ngôn từ văn bản:
âm thanh, gieo vần, cách dùng từ, đặt câu, những biện pháp tu từ ( ví von, so
sánh, nhân hoá, từ láy, từ gợi tả, gợi cảm, )
24
Một số biện pháp dạy tập làm văn - thể loại văn miêu tả lớp 4 Trang:
Khám phá ý nghĩa trong mỗi đơn vị ngôn từ, biết cách giải nghĩa từ
nhất là nghĩa của từ trong từng văn cảnh – ý nhĩa xung quanh nó tạo nên
nghĩa của từ:
Ví dụ: Sông hồng bận chảy
Chiếc xe bận chạy
Bận : bận rộn, nhiều việc, việc nọ kế tiếp việc kia, trong văn cảnh này
từ bận là từ dành cho con người được sử dụng cho những đối tượng không
phải là con người như sông Hồng, chiếc xe đó chính là biện pháp nhân hoá mà
tác giả sử dụng nhằm nói mọi sự việc hướng tới con người, vì con người.
Hay trong bài “Chú chuồn chuồn nước” : “Ôi chao! Chú chuồn chuồn
nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lơng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng
như giấy bóng, Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.Thân chú
nhỏ và thon dài như màu vàng của nắng mùa thu.”
Tác giả đã mở đầu bài văn bằng một tiếng reo thích thú, một lời trầm
trồ ca ngợi: “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!”. Tình cảm
chứa đựng trong câu mở đầu đã chi phối nội dung cả đoạn, những câu sau với
những tính từ miêu tả, những hình ảnh so sánh gợi lên cái đẹp trong sáng, hấp
dẫn của chú chuồn chuồn nước. Nó khiến cho người đọc những dòng chữ ấy
phải thốt lên tiếng reo, lời thán phục như tác giả đã viết.
Chương trình tập đọc là một chuyến du lịch dài của giáó viên và học
sinh trên khắp đất nước và cả thế giới, mỗi bài tập đọc là một chặng dừng
chân trên cuộc hành trình đó. Vì vậy, qua những bài tập đọc còn giúp học sinh
tiếp nhận được những hiểu biết về cuộc sống về con người, tiếp nhận được
những bài học, những lời khuyên bổ ích, bồi dưỡng cho các em những kiến
thức về văn học giúp tâm hồn các em phong phú, rèn luyện được tư duy lôgíc,
tư duy hình tượng và xây dựng thói quen, hứng thú đọc sách cho học sinh.
- Với luyện từ và câu, học tốt phân môn này sẽ giúp các em có vốn từ
ngữ phong phú, biết viết đúng các kiểu câu và biết sử dụng các biện pháp tu
25