Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái người dao –ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái Người Dao –Ba Vì
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Quá trình phát triển đó diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ, các dạng tài
nguyên cơ bản như đất, nước và các hệ sinh thái được sử dụng tối đa và kết
quả tất yếu là bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế chúng ta đã
gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về môi trường, nhiều nơi tài nguyên bị
suy giảm cân bằng của các hệ sinh thái bị phá vỡ, gây ảnh hưởng xấu tác động
ngược trở lại cuộc sống, hoạt động sản xuất và chính sự phát triển của con
người.
Để kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường
sinh thái, con đường duy nhất phải chọn là phát triển theo nguyên tắc phát
triển bền vững. Đó là chiến lược chung là xu thế của toàn cầu hiện nay và
Việt Nam cũng không ngoài xu thế đó. Và muốn phát triển theo con đường
phát triển bền vững chúng ta cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và
môi trường sinh thái, đặc biệt là đối với một nước nông nghiệp như chúng ta
việc nghiên cứu ra một mô hình kinh tế sinh thái hợp lý để vừa tạo ra những
lợi ích kinh tế vừa bảo vệ phát triển môi trường, môi sinh là vấn đề cần thiết,
cấp bách.
Mô hình kinh tế sinh thái tại các vùng sinh thái kém bền vững như vùng
đồi trọc, vùng ngập nước, vùng cồn cát ven biển được đưa ra là các làng sinh
thái, là một mô hình mang lại nhiều lợi ích to lớn. Mô hình đã góp phần giải
quyết những yêu cầu của cuộc sống đặt ra, thực hiện chủ trương của Nhà
nước về xoá đói, giảm nghèo, giảm bớt sự cách biệt giữa vùng nông thôn và
thành thị và mô hình cần thiết phải được nghiên cứu mở rộng trong thời gian
tới.
Trong giới hạn của đề tài phạm vi nghiên cứu xoay quanh những khái
niệm cơ bản của mô hình kinh tế sinh thái và hướng vào một mô hình kinh tế
sinh thái phù hợp với đặc điểm sinh thái của vùng đồi núi trọc là Làng sinh
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thái người Dao –Ba Vì thuộc xã Hợp Nhất huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây nhằm
đánh giá hiệu quả của mô hình đem lại cho cộng đồng dân cư nơi đây trong
việc giải quyết bài toán về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp để
phục vụ mục đích nghiên cứu, các phương pháp gồm : Phương pháp tổng
quan tài liệu, Phương pháp thu thập, liệt kê, xử lý số liệu; Phương pháp toán
học; Phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp phân tích lợi ích chi
phí.
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương I : Tổng quan về kinh tế sinh thái và những vấn đề về
mô hình kinh tế sinh thái .
I . Mối quan hệ con người với môi trường và sự cần thiết phải hình thành
mô hình Kinh tế sinh thái .
Khi kinh tế ngày càng phát triển cũng là lúc con người tác động đến
môi trường ngày càng nhiều hơn. Con người đã vô tình hay hữu ý tác động
đến môi trường và làm biến đổi môi trường theo hướng ngày càng xấu đi
bằng các hoạt động sản xuất ,sinh hoạt Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề môi
trường như :hiệu ứng nhà kính, sóng thần, lũ lụt ngày càng gia tăng trên thế
giới và chính nó lại tác động ngược trở lại đối với các hoạt động sống của con
người hiện tại và nếu còn tiếp tục trong tương lai. Những vấn đề môi trường
sẽ còn nghiêm trọng hơn, nó ảnh hưởng đến chính chúng ta và đặc biệt là thế
hệ tương lại. Do đó đã đến lúc con người cần phải xây dựng một mô hình
sống, mô hình sản xuất thân thiện, và gắn liền với môi trường để tạo dựng
một sự phát triển bền vững vì chính chúng ta và vì môi trường của các thế hệ
tương lai và mô hình Kinh tế sinh thái là mô hình mà con người cần hướng tới
vì những lợi ích to lớn về môi trường mà nó đem lại.
Trước tiên chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và môi
trường

1.Định nghĩa môi trường.
Theo định nghĩa rộng nhất môi trường là tổng hợp các điều kiện bên
ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Tuỳ theo mục đích và
nội dung nghiên cứu, khái niệm chung về môi trường được phân thành môi
trường thiên nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo. Môi trường
thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên : vật lý, hoá học, sinh học tồn tại
khách quan bên ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu sự chi phối của con
người. Môi trường tự nhiên bao gồm một tổng thể các tài nguyên tái tạo và
không tái tạo. Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa các cá thể
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
con người, cộng đồng họp thành xã hội từ đó tạo nên các hình thái tổ chức các
thể chế kinh tế –xã hội. Môi trường nhân tạo bao gồm những nhân tố vật lý
sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.
Theo định nghĩa của luật bảo vệ môi trường Việt Nam “ Môi trường
bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên ”.
2. Khái niệm phát triển.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế trứơc kia, sự phát triển kinh tế
đồng nhất với tăng trưởng kinh tế, có trình độ tiêu dùng cao nghĩa là thông
qua hai chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng của thu nhập quốc dân và thu nhập bình
quân đầu người.
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Phát triển là quá trình nâng cao điều
kiện sống về vật chất, tinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất, cải tiến
quan hệ xã hội, nâng cao các hoạt động văn hoá.
3. Mối quan hệ phát triển và môi trường.
Vai trò của môi trường tự nhiên :nền kinh tế được biểu diễn bởi hai khu
vực hộ gia đình là nơi tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ, các xí nghiệp là nơi sử

dụng tài nguyên thiên nhiên do môi trường cung cấp và đưa vào môi trường
các loại chất thải. Môi trường có vai trò :
Cung cấp nguyên liệu thô.
Là nơi chứa chất thải.
Cung cấp ngoại ứng tích cực.
Các quan điểm phát triển:
Quan điểm cũ : phát triển là xu thế của mọi thời đại, mọi quốc gia song
không phải mức độ phát triển của mọi quốc gia đều như nhau, có những nước
đã ở vào trình độ phát triển cao song còn nhiều nước kém phát triển dẫn đến
một sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển. Chính cuộc chạy đua phát triển
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
giữa các quốc gia, các khu vực kinh tế trên thế giới diễn ra ngày càng gay gát
khốc liệt khiến quan điểm “phát triển với bất cứ giá nào” trên thực tế rất được
tôn sùng đặc biệt là ở các nước đang phải đối đầu với đói nghèo, lạc hậu, kinh
tế chậm phát triển. Trong bối cảnh đó người ta dễ có khuynh hướng hy sinh
môi trường và các yếu tố khác cho phất triển kinh tế. Với tâm lý sốt ruột trước
tình trạng lạc hậu kém phát triển nhiều người lập luận rằng cứ phát triển trước
đã rồi sẽ tính sau. Do đó để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế con người
không ngừng khai thác các tài nguyên thiên nhiên. Kết quả là môi trường bị
suy thoái, tài nguyên môi trường bị giảm sút về số lượng và chất lượng.
Ngược lại với quan điểm “phát triển với bất cứ giá nào” thì một trường
phái khác lại có chủ trương bảo vệ các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường
chủ trương không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh học nhằm bảo tồn
chúng thông qua “tăng trưởng bằng hoặc không bằng âm” hay “đình chỉ phát
triển ”.
Quan điểm phát triển mới: Phát triển và môi trường có liên quan chặt
chẽ nhưng không phải là hai khái niệm mâu thuẫn và đối kháng nhau theo
kiểu loại trừ có cái này không có cái kia. Do đó không thể chấp nhận cách đặt
vấn đề “phát triển hay môi trường”. Ngày nay theo quan điểm phát triển mới,

đó là sự kết hợp, dung hoà cả hại. Với cách tiếp cận hệ thống và tổng hợp, hai
nhà môi trường học Canada là Jacobs và Sadler trình bày mối quan hệ biện
chứng giữa phát triển và môi trường trong hình dưới đây:
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Phát triển bền vững = A ∩ B ∩ C
Phát triển bền vững là sự kết hợp của các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi
trường đây chính là quan điểm phát triển đúng đắn, là mục tiêu mà con người
đang hướng tới.
II. Kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái.
1. Kinh tế sinh thái.
1.1. Khái niệm:
Kinh tế sinh thái là một khái niệm được hình thành trong những năm
gần đây. Kinh tế sinh thái là sự kết hợp giữa các lĩnh vực kinh tế –xã hội và tự
nhiên. Kinh tế sinh thái là một môn khoa học nghiên cứu giải quyết các khía
cạnh sinh thái của các hoạt động kinh tế của con người. cũng như các khía
cạnh sinh thái của các hoạt động sinh thái.
1.2. Đối tượng của kinh tế sinh thái.
Đối tượng của kinh tế sinh thái là mối quan hệ giữa con người với thiên
nhiên. Các hoạt động kinh tế hiện nay chỉ có thể đem lại hiệu quả thiết thực
khi được tiến hành trên cơ sở vận dụng phù hợp các quy luật sinh thái.
Mặt khác các hoạt động sinh thái như giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo
vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ nguồn gen…chỉ có ý nghĩa khi nó góp phần thúc
đẩy và nâng cao hiệu quả cảu các hoạt động kinh tế. Mọi hoạt động của con
người đều hướng tới những mục đích nhất định.
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cho đến nay con đường đi đến mục tiêu của chúng ta vấp phải trở lực
trong đó có những trở lực là những phản ứng của thiên nhiên trong nhiều

trường hợp làm cho chúng ta thất bại. Sự tác động của con người đối với tự
nhiên càng mạnh thì sự phản ứng của tự nhiên càng lớn.
Tuy nhiên xã hội vẫn tiến hoá, nền kinh tế phát triển, con người ngày
càng đi sâu khám phá, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách
nhiều hơn thì một đòi hỏi khách quan được đặt ra là con người ngày càng phải
nắm bắt được các quy luật tự nhiên. Mục đích hoạt động của con người chỉ có
thể mang lại hiệu qủa khi họ không làm trái với quy luật tự nhiên.
2. Mô hình hệ kinh tế sinh thái.
2.1. Khái niệm hệ kinh tế sinh thái.
Hệ kinh tế sinh thái được xem là một hệ thống chức năng nằm trong tác
động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường chịu sự điều khiển của con người
để đạt mục đích phát triển lâu bền là hệ thống vừa đảm bảo chức năng cung
cấp kinh tế vừa đảm bảo chức năng bảo vệ sinh thái, môi trường và bố trí hợp
lý trên lãnh thổ.
Hệ thống kinh tế sinh thái thực chất nằm trong hệ thống kinh tế môi
trường. Tính tất yếu của hệ kinh tế sinh thái nằm trong yêu cầu giải quyết tính
cân đối và hợp lý của hoạt động giữa hai hệ thành phần: hệ kinh tế xã hội và
hệ môi trường. Hệ kinh tế sinh thái được đặt dưới sự điều khiển của con
người theo các quy luật sinh học và kinh tế nhằm đạt hiệu quả tổng hợp: đảm
bảo sự phát triển về kinh tế, xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường.
Dưới tác động sâu sắc của con người –với tư cách là chủ thể - đã
chuyển các hệ sinh thái từ dạng tự nhiên sang các hệ sinh thái cao quan hệ
đến các quần cư loài người. Hoạt động tương hỗ giữa hai hệ kinh tế xã hội và
hệ môi trường đã hình thành một hệ thống nhất mới đó là hệ kinh tế sinh thái.
Các mối quan hệ tương tác giữa hệ kinh tế sinh thái và hệ môi trường
diễn ra dưới dạng trao đổi các dòng năng lượng, vật chất và thông tin. Các
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
dòng này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cà chức năng của từng hệ thống. Hệ

thống kinh tế đòi hỏi có năng lượng chất đốt cho hoạt động sản xuất các cảnh
quan có giá trị thư giản du lich nghỉ ngơi…Cường độ của những dòng này
ảnh hưởng tới mật độ dân số và sự phân bố dân cư. Ngược lại hệ thống kinh
tế cung cấp vật chất cho con người dưới dạng các sản phẩm và thải vào môi
trường các chất thải và chất ô nhiễm. Các chất này làm ảnh hưởng đến nguồn
năng lượng và vật chất của hệ kinh tế. Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và
môi trường là mối quan hệ hai chiều trong đó mỗi một thay đổi của hệ thống
này liên tục ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của hệ thống kia.
Ta có thể thấy việc cân bằng các hoạt động của hệ thống kinh tế và hệ
thống môi trường là vô cùng quan trọng nếu không sẽ dẫn tới những tác động
xấu đến tự nhiên và từ đó lại ảnh hưởng tới con người đòi hỏi con người phải
có những điều chỉnh hợp lý để đảm bảo cả hai mục tiêu kinh tế và môi trường.
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
HỆ KINH TẾ
Hãng sản xuất Hộ gia đìnhSản
xuất
Tiêu
dùng
Sản phẩm
Nhân công và
các nhân tố
đầu vào khác
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
(không khí, đất, nước, nguyên liệu, nhiên liệu )
Tài
nguyên
Rác
thải
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2. Mô hình kinh tế - sinh thái.

2.2.1. Khái niệm.
Mô hình kinh tế sinh thái là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được thiết
kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định.
2.2.2. Nguyên lý đề xuất mô hình kinh tế sinh thái.
Mô hình kinh tế - sinh thái được đề xuất dựa trên những nguyên lý các
tiềm năng bao gồm việc điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ
sở kỹ thuật và tổ chức sản xuất - xã hội, dân số, lao động, ngành nghề, tập
quán canh tác sinh hoạt, những vấn đề về môi trường.
Từ chiến lược sử dụng tài nguyên - bảo vệ môi trường với các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội trong cơ chế kinh tế, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên
sinh thái của vùng mà xây dựng các cấu trúc mô hình kinh tế sinh thái.
Điều khiển hệ kinh tế sinh thái trong mô hình là điều khiển chu trình năng
lượng - sản xuất - tiêu thụ, các quy luật kinh tế, quy luật sinh học.
2.2.3. Mô hình mô phỏng hệ kinh tế - sinh thái.
Năm 1984, hai nhà toán học người Mỹ là: Cohen và Newman đã đưa ra
mô hình toán học cho hệ sinh thái dưới dạng phương trình vi phân với bài
toán hệ kinh tế - sinh thái.
Đặc trưng cho đầu vào của mô hình hệ kinh tế - sinh thái của một vùng
lãnh thổ bao gồm:
X - Các yếu tố giống loài sinh vật.
T - Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
M - Chất lượng môi trường.
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Hình 4
T(t), M(t), K(t)
X(t)
Tối ưu, bền vững
Đầu vào
Đầu ra
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

K - Các yếu tố kinh tế - xã hội.
U - Vai trò điều khiển của con người.
t - yếu tố thời gian.
Các yếu tố này tác động tương hỗ với nhau và thay đổi theo thời gian
trong đó nhu cầu xã hội ngày càng tăng lên, tài nguyên có xu hướng cạn kiệt,
ô nhiễm môi trường xảy ra. Mối quan hệ phức tạp đó của hệ kinh tế sinh thái
có thể xem như hệ không gian nhiều chiều và được mô hình hoá bằng một hệ
phương trình vi phân phi tuyến. Để đảm bảo cân bằng tối ưu của hệ, để phát
triển lâu bền một vùng lãnh thổ cần có tác động của con người sao cho:
∑∑∑
===
>−
z
lk
m
lj
n
li
MkTjXi ,,
tối ưu
x(t) = f (X(t), M(t),…U(t))
Để giải bài toán về hệ kinh tế - sinh thái trên trong mối quan hệ phức
tạp của nhiều thông số là một việc làm không đơn giản. Vì vậy đối với từng
vùng sinh thái, từng mô hình kinh tế - sinh thái cụ thể chúng ta chọn ra một số
vấn đề bức xúc về môi trường xem đó là nhân tố chính để xây dựng bài toán
và xác lập cơ sở lý thuyết cho các kết luận về sinh thái, môi trường.
Mô hình kinh tế sinh thái thực chất là một mẫu tổ chức sản xuất tuỳ
theo điều kiện cụ thể có thể chỉ gói gọn bởi quy mô nhỏ là các nông hộ gia
đình cũng có khi được tổ chức cho một cộng đồng dân cư trong đó lấy nông
hộ làm trung tâm trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,

các điều kiện sinh thái, dân cư, lao động của vùng nhằm phát triển kinh tế xã
hội và bảo vệ môi trường hướng tới một sự phát triển bền vững lâu dài.
Đối với một cộng đồng dân cư tuỳ điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà người
ta xây dựng mô hình với các quy mô khác nhau: xã, làng, bản…Mỗi một vùng
sinh thái khác nhau có một mô hình phù hợp tương ứng.
Mô hình kinh tế sinh thái áp dụng cho cộng đồng dân cư tập trung với
quy mô làng, xã gọi là làng sinh thái.
Chúng ta đã biết dân cư bao hàm hai phần quan trọng: "dân" chỉ con
người và cộng đồng con người còn phần "cư" chỉ môi trường vật chất mà con
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
người tạo nên trên các không gian địa lý cụ thể nhằm phục vụ các nhu cầu
sống của họ là ở, làm việc, đi lại, nghỉ ngơi. Con người và cộng đồng đó được
sống trong môi trường nhân tạo hay thành tạo mà họ xây dựng nên trong quá
trình cải tạo tự nhiên để tồn tại và phát triển.
Nói đến dân cư là nói đến con người và cộng đồng người cùng môi
trường vật chất nơi họ sống với các hoạt động sản xuất, ở, nghỉ ngơi của từng
cá thể và cả cộng đồng, nói đến điều kiện tài nguyên (địa hình, đất đai, khí
hậu, thuỷ văn, thực vật, động vật) và những không gian vật chất nơi họ xây
dựng: nhà ở, trường học, bệnh viện, công xưởng, kho tàng, đường xá, điện,
thông tin…Các điểm dân cư này người ta thường gọi bằng nhiều tên khác
nhau tuỳ thuộc vào quy mô cũng như phong tục, tập quán và truyền thống của
từng địa phương hay từng nước, ấp trại, làng, thôn, xóm, bản, đội, buôn, xã,
thị xã, thị trấn, huyện, tỉnh, thành phố.
III. Các nhân tố cần quan tâm, vai trò và ý nghĩa của mô hình hệ kinh tế
sinh thái.
1. Các yếu tố tác động tới mô hình kinh tế sinh thái.
Mô hình kinh tế sinh thái chịu tác động của các yếu tố:
+ Điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện xã hội

+ Điều kiện sản xuất
+ Yếu tố hạ tầng
2. Nguyên tắc của tập trung cụm dân cư theo mô hình cộng đồng làng xã.
Cụm dân cư là cụm có trên một điểm dân cư nằm trong một địa giới
hợp lý. Dân số trong cụm có ít nhất là 200 người. Quy mô dân số này đủ để
đảm bảo xây dựng và khai thác một số công trình phúc lợi thiết yếu như
trường phổ thông, trạm xá, chợ, cửa hàng…
Các điểm dân cư có vị trí thuận lợi cho việc xây dựng như có đủ đất đai
để xây dựng nhà ở, sân vườn trước mắt và khả năng tăng dân số sau này, có
nguồn nước sinh hoạt, có đất để làm nông nghiệp.
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Cụm có một trung tâm có vị trí tương đối trung tâm. Trung tâm này có
ít nhất trường phổ thông, trạm xá, chợ nông thôn, cửa hàng.
Cụm dân cư hình thành trên cơ sở tác động của sản xuất và phục vụ
công cộng con người, nó tồn tại và phát triển nhờ sự hỗ trợ đa dạng của mạng
lưới trung tâm với nhiều cấp bậc khác nhau: xã, huyện, tỉnh, thành phố, thị xã.
3. Điều kiện của mô hình.
Mô hình luôn luôn chịu sự chi phối trực tiếp của các điều kiện tự nhiên,
điều kiện sản xuất, truyền thống kinh tế - xã hội của từng vùng khác nhau.
Các điều kiện đó càng đa dạng thì mô hình các điểm dân cư càng phong phú.
Để tồn tại và phát triển con người và cộng đồng con người phải có nhu cầu
thiết yếu. Các nhu cầu đó là:
Việc làm và thu nhập: Đây là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng cho
việc hình thành, tồn tại và phát triển của cộng đồng dân cư. Yêu cầu này đòi
người lao động phải có việc làm (lâm sinh, chế biến, dịch vụ, quản lý, kỹ
thuật, công nghiệp…). Việc làm phải có thu nhập đủ sông cho cá nhân và gia
đình ngoài ra còn phải phù hợp với sức khoẻ con người.
So với nhiều ngành khác ngành nông, lâm ngư nghiệp hiện nay lao
động phải làm việc nặng nhọc trong các điều kiện tự nhiên nhiều khi không

thuận lợi: nắng, nóng, mưa nhiều, đường sá khó đi đặc biệt thu nhập thường
rất thấp, lao động dư thừa nhàn rỗi sau mùa vụ. Chính việc làm và thu nhập
đã ảnh hưởng tới việc định cư của con người.
Nhà ở và dịch vụ công cộng: Ngoài việc làm và thu nhập, nhà ở và
dịch vụ công cộng cũng là nhu cầu hết sức quan trọng. Nhà ở phải đảm bảo
yêu cầu về ở, sinh hoạt tối thiểu bao gồm phần để ở và các công trình phụ
khác.
Dịch vụ công cộng bao gồm y tế, giáo dục, thương nghiệp, văn hoá…là
những dịch vụ đa dạng và thiết yếu cho các thành viên trong cộng đồng.
Nhưng để đảm bảo cho các dịch vụ công cộng tồn tại thì dân cư phải sống tập
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trung thành một khu vực vì chi phí cho việc xây dựng là rất tốn kém nếu dân
cư thưa thớt, không tập trung.
Đi lại: Một nhu cầu của con người trong các hoạt động sống là đi lại.
Sự đi lại diễn ra mọi nơi từ nhà ở tới các công trình phúc lợi, các vùng xa, nhu
cầu thăm hỏi, trao đổi, sản xuất…Vì vậy các mô hình xây dựng cần có đường
xá.
Ba vấn đề trên là ba vấn đề thiết yếu. Tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi
vùng để đề ra cách giải quyết ba vấn đề trên.
4. Vai trò kinh tế nông hộ trong mô hình làng sinh thái.
Kinh tế hộ được coi là một đơn vị kinh tế có qui mô nhỏ, theo qui mô
hộ sở hữu và tổ chức sản xuất lao động, theo gia đình, do dân tự tạo việc làm
là chủ yếu.
Kinh tế hộ là hệ thống nguồn lực trong đó giữ vai trò duy trì, phát triển
nguồn lao động, tài sản, vốn, tài nguyên…đảm bảo cho quá trình phát triển
nguồn thu nhập của mỗi hộ và góp phần phát triển nguồn thu nhập của xã hội.
Sự tồn tại của hộ là một điều kiện bảo tồn xã hội nông thôn. Trước
những biến động đầy trắc ẩn của nền kinh tế thì họ là cơ sở để thích ứng trong
phương thức khai thác các nguồn lực để tái sản xuất nông nghiệp đáp ứng

những nhu cầu đa dạng của gia đình và xã hội. Là một đơn vị kinh tế xã hội
hộ thực hiện các chức năng sản xuất kinh doanh, tái tạo sức lao động, xây
dựng quĩ phúc lợi cùng xã hội đảm bảo các điều kiện sử dụng lao động.
5. Vai trò, ý nghĩa của mô hình kinh tế sinh thái.
Mô hình kinh tế sinh thái có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với các
vùng nông thôn nước ta hiện nay khi mà nền nông nghiệp vẫn còn là phổ biến
ở nước ta. Quá trình phát triển phải đi từ những bậc thang thấp nhất đó là phát
triển kinh tế hộ gia đình trên quy mô áp dụng cho một cộng đồng. Kinh tế hộ
gia đình đóng vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Hộ gia đình tổ chức sản xuất dưới hình thức nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp
trên cơ sở vốn lao động trong gia đình đã sử dụng nguồn đất đai sẵn có để sản
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
xuất, trồng trột, canh tác, chăn nuôi đóng góp vào nền kinh tế dưới dạng giá
trị sản lượng nông, lâm, thuỷ, hải sản từ đó tăng thu nhập của dân cư cải thiện
điều kiện sống, nâng cao mức sống của một cộng đồng dân cư trên quy mô
tập trung, góp phần giải quyết việc làm, sử dụng lao động một cách hiệu quả
đặc biệt trong các mùa vụ nhàn rỗi.
Mô hình góp phần tăng năng suất vật nuôi và cây trồng nâng cao sản
lượng nông, lâm, thuỷ sản giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nội
vùng và suất sang vùng khác, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Mô hình thể hiện vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành
nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…và trong nội bộ các ngành.
Từ kết quả nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, mô hình tạo ra sự
chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng tích luỹ trong dân cư, đầu tư cải tạo, nâng
cấp hạ tầng cơ sở, trường học, trạm y tế, đường điện, điện, thông tin, tăng thu
ngân sách, đầu tư cho giáo dục đào tạo, vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao…
cùng nhiều hoạt động xã hộ khác góp phần nâng cao dân trí, tiếp thu kinh
nghiệm, trình độ kỹ thuật áp dụng cho sản xuất của người dân nông thôn.
Bên cạnh mô hình kinh tế sinh thái thể hiện vai trò trong phát triển kinh

tế nông thôn nó còn đem lại nhiều lợi ích về mặt bảo vệ môi trường, sinh thái
của tiểu vùng, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ hệ sinh
thái.
Tuy rằng kinh tế nông hộ còn mang những mặt hạn chế thể hiện tính tự
cấp tự túc, trình độ quản lý thấp, quy mô nhỏ song điều kiện trình độ sản xuất
quá thấp, tỷ lệ nghèo đói cao ở một số vùng thì việc phát triển kinh tế nông hộ
trong mô hình làng sinh thái sẽ trở nên hiệu quả và cần thiết. Mô hình kinh tế
sinh thái được hình thành sẽ đóng vai trò quan trọng và có nghĩa trong việc
giải quyết những vấn đề về xoá đói giảm nghèo và suy thoái môi trường tại
một số vùng nông thôn hiện nay.
IV. Làng sinh thái và các lợi ích Kinh tế , Xã hội , Môi trường từ mô hình
làng sinh thái.
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1. Làng sinh thái .
Mô hình làng sinh thái ở nước ta còn là vấn đề mới mẻ nên chưa thể để
đưa ra một nội dung cụ thể, đầy đủ về mô hình làng sinh thái, vì đây mới đang
ở bước thử nghiệm. Có thể đó là một dạng nông trại muốn thay thế nông
nghiệp hoá học phải đầu tư nhiều bằng nông nghiệp hữu cơ. Hoặc bằng các
công nghệ mới như dùng giống lai thay cho giống thuần, bón phân sinh học,
quản lý sâu bệnh bằng phương pháp tổng hợp, đa dạng hoá cây trồng và vật
nuôi (làng công nghệ sinh học ). Hoặc cũng có thể là một làng nông nghiệp tự
nhiên kiểu nông lâm kết hợp, sử dụng các tài nguyên sẵn có tại chỗ và dựa
vào thiên nhiên là chính. Như vậy, hình thức tổ chức làng sinh thái có thể
khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế ở từng nơi, từng nước, nhưng đều
có chung một mục đích là cải thiện đời sống của nông dân về nhiều mặt, kết
hợp với giữ gìn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Để xây dựng làng sinh thái, cần điều tra khảo sát kỹ địa điểm, bao gồm:
- Kinh tế xã hội :nguồn thu nhập chính, tập quán, tín ngưỡng, trình độ
văn hoá giáo dục, dân số và tỷ lệ sinh đẻ, sức lao động …

- Tài nguyên sinh học và nông nghiệp: diện tích rừng, đất nông nghiệp,
đất hoang chưa khai thác, sinh vật chỉ thị có thể dùng làm thước đo sự cân
bằng sinh thái (như hệ vi sinh vật đất có ích, loài đặc hữu, sâu bệnh và dịch
hại phổ biến, thiên địch….).
- Thổ nhưỡng và khí hậu: tính chất của đất về mặt cơ học, vật lý, hoá
học và sinh học, nhiệt độ và độ ẩm theo mùa nguồn nước chính, thiên tai
thường gặp.
- Hệ thống canh tác: cơ cấu cây trồng và vật nuôi quen thuộc, kinh
nghiệm truyền thống, tình trạng thu nhập, cách sử dụng sản phẩm làm ra, độc
canh hay đa canh…
2. Mô hình làng sinh thái điển hình.
2.1. Làng sinh thái vùng cồn cát –Làng sinh thái Cảnh Dương, Quảng Trạch,
Quảng Bình.
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Làng sinh thái vùng cồn cát là làng sinh thái được xây dựng trên vùng
sinh thái cồn cát mục tiêu là thiết lập lại cân bằng sinh thái. Quy hoạch không
gian sống ổn định, bền vững, phát triển kinh tế bằng cách khai thác triệt để
nguồn tài nguyên đất khắc phục và hạn chế một cách tối đa những khắc nhiệt
của thiên nhiên.Việc cải tạo dải cồn cát ven biển dựa trên cơ sở của quá trình
biên đổi: Cát vàng, trắng, đất canh tác. Khi có tác động của con người làm
tăng độ phì của cát, biến vùng cát hoang hoá trở thành vùng đất có nhựa
sống, cây cối sinh trưởng phát triển xanh tốt.
Làng sinh thái đặc trưng cho hệ sinh thái này là làng sinh thái xã Cảnh
Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình.
Điạ hình: Dải cồn cát ven bỉên xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch,
Quảng Bình chạy dọc bờ bỉên phia Nam cửa sông Ròn (khoảng 17
0
52 vĩ độ
bắc , 106

0
27 độ kinh đông ) Diện tích tự nhiên khoảng 152 ha, đây là vùng cát
ven biển không có đất nông nghiệp và đất vườn; có bề mặt địa hình tương đối
bằng phẳng; sườn phía Đông Bắc cao hơn và thoải dần về phía Tây Nam,
nghiêng dần về phía biển; dân sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Những năm
gần đây, bờ biển bị xói lở, ảnh hưởng lớn đén công biệc làm ăn sinh sống của
nhân dân .
Đất cồn cát Cảnh Dương thuộc loại cát vàng được hình thành do tác
dụng tổng hợp của biển và gió. Phẫu diện đất đơn giản. Tầng A có mầu vàng
nhạt thành phần là cát thô, khô và hơi chua. Tầng dưới màu vàng, ẩm ít, cát
thô mịn đồng nhất. Nhìn chung đất cồn cát trắng vàng có phản ứng ít chua,
pH
KCl
=5 - 6, nghèo mùn (0.04 -0.06%) nghèo đạm và nghèo lân tổng số ở tầng
mặt. Hiện nay phần lớn đất cồn cát bỏ hoang, ở một số diện tích cũng có trồng
một số loài cây nông nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả rải rác, cần cỗi. Muốn
biến vùng cất này thành đất nông nghiệp cần dầu tư nhiều phân bón hữu cơ.
Như vậy, ở vùng cát ven biển này dạng tài nguyên cơ bản là đất lại có đặc
điểm rất nghèo dinh dưỡng.
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khí hậu thuỷ văn: vùng cát Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất phức tạp và khắc
nhiệt; thường xảy ra sạt lở ven bờ trong mùa mưa, bão lũ: gió Tây Nam khô
nóng, hạn hán kéo dài không thuận lợi cho sản xuất và đời sống. Nhiệt độ
không khí trong vùng thường xuyên lớn, nhiệt độ bình quân khoảng 24.6
-24.8
0
C và nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 42.1
0

C. Nắng hạn kéo dài từ tháng 4
đến tháng 9 nên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây trồng, cây phòng hộ.
Đến tháng 10 và tháng 11 có mưa liên tiếp, nhiều loài cây trồng còn sống sót
phục hồi và phát triển rất nhanh. Nếu được trồng bổ sung thì số cây đã chết,
đồng thời trồng thêm cây mới sẽ tạo thành thảm thực vật mầu xanh phủ kín
vùng cát này.
Tình hình kinh tế xã hội môi trường: Cảnh Dương là một xã vùng cát
phía bắc huyện Quảng Trạch, cách đèo Ngang khoảng 20 km về phía nam,
dân số toàn xã có gần 8000 người với 1750 hộ. Số lao động chưa có việc làm
chiếm trên 45% và tỉ lệ số hộ nghèo đói chiếm gần một nửa. Nhà ở đa phần
còn tạm bợ, có một số nhà siêu vẹo, cơ sở hạ tầng vừa yếu lại vừa thiếu,
trường học và tạm y tế đều xuống cấp. Với hoạt động sản xuất chủ yếu là khai
thác hải sản, buôn bán nhỏ và nghề thủ công, không có sản xuất nông nghiệp,
vì vậy cảnh quan sinh thái nghèo nàn, môi trường bị ô nhiễm, khí hậu thời tiết
khắc nghiệt, khô hạn triền miên. Hiện trạng chung của toàn xã là hệ thống cây
xanh rất ít, nên về mùa nóng thì gió Lào khô nóng đưa cát bay vào nhà đã là
những thách thức của thiên nhiên đối với người dân nơi đây phải thường
xuyên đối mặt. Hơn thế nữa các khu dân cư bố trí chưa hợp lý đã làm ảnh
hưởng tới đời sống của người dân và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Vì vậy cải tạo vùng cồn cát hoang hoá để dãn dân, phát triển sản xuất, nâng
cao mức sống của nhân dân là việc làm cần thiết.
Với các đặc trưng đó mô hình phù hợp cho người dân ở đây là xây
dựng mô hình kinh tế vườn nhà:
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Vườn sinh thái là một dạng mô hinh kinh tế sinh thái vùng cát với quy
mô nông hộ, trong đó đảm bảo các tính chất cơ bản như ổn định, năng suất,
chống chịu và đa dạng. Nhà ở gắn liền với đất canh tác để thuận lợi trong việc
chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vừa cung cấp thêm chất hữu cơ để cải tạo đất.
Thực tiễn cho thấy nơi nào có người ở thì ở nơi đó cây cỏ mọc lên tươi

tốt. Để phát triển kinh tế hộ gia đình thì áp dụng xây dựng mô hình vườn sinh
thái là thích hộp nhất. Nơi đây đất hẹp người đông nên diện tích xây dựng
vườn bị hạn chế. Mỗi vườn có diện tích không lớn, khoảng 500m
2
đến 700m
2
,
thậm chí nhỏ hơn, khoảng trên 400m
2
với các yếu tố cấu thành giữ những
chức năng nhất định;
+Nhà ở.
+Giếng nước để phục vụ sinh hoạt và tưới cây.
+Chuồng trại để chăn nuôi và lấy phân bón.
+Trồng cây quanh nhà vừa tạo bóng mát vừa tăng thêm thu nhập.
+Trồng phi lao chung quanh khu đất và dọc các đường bở phân lô vừa
có tác dụng phòng hộ, vừa lấy củi đun.
+Các cây nông nghiệp ngắn ngày trồng theo điều kiện đầu tư sản xuất
của từng hộ.
Sau 3 năm xây dựng từ một bãi tha ma với cát bạc màu vàng, màu trắng
đến nay đã trở thành một khu dân cư đông đúc với khuôn viên cây xanh mát
về mùa nóng và ấm hơn về mùa lạnh.Tình trạng cát bay vào nhà cửa, vườn
tược vào mùa gió Lào đã được hạn chế. Quy hoạch nhà cửa, vườn tược thông
thoáng, đường sá được mô mở mang, nâng cấp giúp người dân đi lại thuận
tiện. Nhìn chung, việc thiết kế và xây dựng mô hình rất hợp lý về không gian,
ổn định và bền vững về môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực phục
vụ người dân xoá đói giảm nghèo.
2.2. Làng sinh thái vùng ngập nước - Làng sinh thái Phú Điền, Nam Sách,
Hải Dương.
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mục tiêu chủ yếu của việc xây dựng làng sinh thái trên vùng đất ngập
nước là phục hồi thảm thực vật để tái lập sự cân bằng sinh thái cho vùng, với
vùng ngập nước ngọt mô hình là độc canh cây lúa xen kẽ với đào ao nuôi cá
và vườn cây, còn với vùng nước mặn thì xây dựng các rừng cây đước và xen
kẽ nuôi tôm.
Sau khi nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, các chuyên
gia của viện kinh tế sinh thái đã gợi ý thiết kế xây dựng mô hình sản xuất lúa
cá rau qủa trên chân ruộng trũng ở xã Phú Điền - Nam Sách –Hải Dương.
Nhằm sử dụng có hiệu qủa những chân ruộng trũng và vụ lúa mùa thường bấp
bênh, nay chuyển sang cấy lúa xuân kết hợp nuôi cá và trên bờ đất đắp cao
trồng các loại rau mầu và cây ăn quả.
Vận dụng kinh nghiệm cảu một số địa phương nhất là kết quả của một
số nơi thuộc ngoại thành Hà Nội, đồng thời thực nghiệm công thức liên canh
kết hợp vườn cây, ao cá ruộng lúa nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và sinh thái
tốt hơn là cấy 2 vụ lúa 1 năm. Để giúp đỡ các hộ gia đình nắm vững cách làm
và vận dụng cụ thể vào hoàn cảnh của mình Viện kinh tế Sinh thái gợi ý thiết
kế và hướng dẫn cách làm như sau.
Thiết kế đồng ruộng .
Diện tích chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo mô hình này thường phải có
quy mô từ 15000m
2
trở lên thì mới có hiệu quả, với chiều dài 50m chiều rộng
30 m thì cách đào đắp như sau :
+Đắp bờ làm vườn: chiều rộng chân bờ 3m, chiều rộng mặt bờ 2m và
chiều cao bờ 1,5 m.
+Đào mương lấy đất đắp bờ và tạo diện tích sâu để nuôi cá: Chiều rộng
mặt mương 3m, chiều rộng đáy mương 2m, chiều sâu mương 1.5m.
Trồng cây trên bờ:
Thực hiện phương án lấy ngắn nuôi dài nên có thể tận dụng đất đai

trồng các loại rau, đậu để có thể thu hoạch quanh năm và trồng cây ăn quả cải
thiện cảnh quan và tăng thu nhập sau vài ba năm.
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+Tập đoàn cây trồng: các loại rau màu ngắn ngày có sẵn giống ở địa
phương đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, dễ tiêu thụ với giá có lợi.
Các loại cây ăn quả như đu đủ, na dai, vải thiều, nhẵn lồng, bưởi ….

VƯỜN



AO CÁ

RUỘNG LÚA

Mô hình :vườn , ao cá ,ruộng

Vườn

Ao cá

Ruộng lúa


Ao cá Vườn


Mô hình vườn và ao cá bao quanh ruộng.
2.3.Làng sinh thái vùng đồi –Làng sinh thái Ba Trại của người Mường.

Nội dung xây dựng làng sinh thái Ba Trại cho đồng bào Mường nhằm
cải thiện hệ sinh thái đồi chè chuyên canh trên diện rộng thành hệ sinh thái
nhiều tầng cây ăn quả kết hợp với một diện tích thích hợp cho cây chè là cây
chủ lực về kinh tế của cộng đồng dân cư. Độc canh chè với những cây thấp, rễ
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cạn có tác dụng rất hạn chế về môi trường giữ nứơc kém và nghèo chất hữu
cơ không đảm bảo độ phì lâu dài cho đất, dẫn đến việc sử dụng rất nhiều
phân vô cơ làm đất bị nén chặt lại, hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật và
các sinh vật khác sống trong đất. Việc chuyển đổi vườn độc canh chè thành
vườn sinh thái đã mang lại kết quả tốt về mặt kinh tế và cải thiện hệ sinh thái.
Dự án được bắt đầu vào tháng 11 năm 1997 và kết thúc vào tháng 2 năm
1999. Qua hội nghị tổng kết các đại biểu đến sự đều được thấy sự chuyển đổi
làm gia tăng kinh tế cải thiện hệ sinh thái, và đó thực sự là phát triển kinh tế.
3. Ý nghĩa của việc xây dựng làng sinh thái.
Nước ta có ba hệ sinh thái cơ bản là “Tam sơn, tứ hải nhất phân điền ”.
Trên đất liền có hai hệ sinh thái chính là vùng đất cao bao gồm đối núi và cao
nguyên và vùng đất thấp bao gồm dất đồng bằng và đất cát, đất ngập nước
ven biển. Quan hệ sinh thái giữa đất cao và đất đồng bằng rất chặt chẽ: đất
cao rộng hơn đất đồng bằng khoảng 3 lần và hứng mỗi năm khoảng 40 tỷ m
3
nước mưa. Vùng đất cao nếu có rừng hoặc thảm thực vật gây trồng rậm kín
theo kiểu vườn cổ truyển thì có thể giữ được nước, tạo thành nguồn nước dư
thừa cung cấp cho vùng đồng bằng. Trái lại nếu vùng cao thiếu rừng và bị bỏ
trơ cuốc xới thì tất yếu sẽ xảy ra lũ lụt và xói mòn bồi lắng đắp cao lòng sông,
lòng hồ. Những trận lũ lớn xẩy ra liên tiếp nâng cao mức nước sông ở tất cả
các miền đặc biệt là miền Nam. Nguyên nhân chính là do lòng sông, lòng hồ
cạn dần, khối lượng chứa nước giảm sút và với lượng mưa không tăng, nạn lũ
lụt tăng hàng năm và đắp đê để ngăn lũ là điều không thể tránh đựơc, ở vùng
đồng bằn ven biển, dải đất cát bao gồm đất cát tương đối ổn định còn một

diện tích rộng vài trăm ngàn ha là đồi cát di động. Gió và nước đưa cát vào
vùi lấp đồng ruộng, nhà cửa, đường sá. Trên vùng đất ngập mặn, nước thuỷ
triều đã có cây rừng ngập mặn cản sóng giữ đất phù sa, mở rộng đất ven bờ,
chống xói lở của sóng biển. Nhưng hiện nay một phần đã bị chặt phá để nuôi
tôm và hệ sinh thái mất cân bằng.
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Các hệ sinh thái đất cao và đất ven biển cũng có tiềm năng kinh tế to
lớn nếu ta biết khơi dậy và biết hạn chế tính kém bền vững của những hệ sinh
thái đó. Theo quy luật thì năm mưa nhiều vùng thấp bị lũ lùt thì vùng cao sẵn
nước có thể sản xuất lương thực thực phẩm hỗ trợ cho vùng đất thấp. Đất cát
là đất rất phù hợp cho nhiều loại cây có củ, vì lẽ cát không bó chặt rễ củ và
đặc biệt là các loại cốc thuộc họ hoà thảo lá cứng sắc chứa nhiều chất cát. Đất
cát có mạch nước ngọt ngầm rất gần mặt đất, có thể khai thác không tốn kém
–có nước và có đất là có tất cả. Ngoài ra nước ngọt quý giá để dùng trong sinh
hoạt tưới cây, nuôi cá và có thể cung cấp năng lượng quay các máy thuỷ địên
nhỏ. Vùng biển lộng gió theo tính toán thì gió với tốc độ 3’”/giây có thể tăng
lượng nước bốc hơi lên gấp đôi tốc độ bốc hơi bình thường, ước tính là
1’”80/giây có thể có năng lượng mưa cả năm. Nhưng nếu sử dụng năng lượng
gió để quay máy điện nhỏ cho gia đình thì đó là nguồn năng lượng tái tạo
được và không mất tiền mua. Đất ngập mặn có tiềm năng lớn nuôi dưỡng
nhiều sinh vật khi có rừng cây tạo ra hệ sinh thái phù hợp cho chúng. Ở vùng
giáp ranh nước mặn và nước ngọt là vùng nước lợ cũng có nhiều thuỷ sản quý
giá.
Như vậy việc xây dựng làng sinh thái có ý nghĩa to lớn trong việc tạo
lập sự cân bằng sinh thái và bổ sung những thiếu sót và những hạn chế của
các hệ sinh thái kém bền vững, đồng thời nó làm giảm khả năng xảy ra các
thiên tai như lũ lụt … việc xây dựng làng sinh thái cũng có ý nghĩa kinh tế
cao trong việc tận dụng các điều kiện sinh thái tự nhiên sẵn có tạo ra được các
hướng sản xuất, các hình thức sản xuất phù hợp và đồng thời cũng tạo việc

làm và tăng thu nhập, thay đổi được điều kiện sống, sinh hoạt và nâng cao
văn hoá cho nhân dân. Như vậy có thể nói việc xây dựng làng sinh thái có ý
nghĩa lớn về môi trường, sinh thái, kinh tế và xã hội.
V.Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh tế
của làng sinh thái.
1. Cơ sở cho sự lựa chon phương pháp.
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Một bệnh viện khác trong thành phố?
Một sân bay mới hay một đường băng khác ở nơi hiện có?
Một xa lộ ở vị trí X, hay Y?
Tăng nguồn điện từ dầu, than đá, gió hay từ nguồn năng lượng mặt trời?
Trong thực tế chúng ta thường xuyên phải đứng trước những sự lựa
chọn như vậy. Điều này là không thể tránh khỏi vì xã hội không bao giờ đủ
nguồn lực để thực hiện tất cả các phương án sẵn có đó. Sự lựa chọn giữa một
số nguồn năng lượng để sản xuất thêm điện rõ ràng là một sự lựa chọn giữa
các phương án cạnh tranh nhau. Một quyết định giữa hai vị trí thay thế nhau
để xây dựng một con đường cao tốc cũng liên quan đến những yếu tố cạnh
tranh, và cũng đòi hỏi một sự đánh giá về sự lựa chọn tương đối. Quyết định
về việc có xây một bệnh viện ở một địa điểm cụ thể nào đó hay không cũng là
một sự lựa chọn giữa các phương án mặc dù có thể lúc ban đầu không ai xem
là ưu tiên số một. Sự lựa chọn là giữa tình hình hiện nay không có bệnh viện
và tình hình mới là có bệnh viện. Vì vậy quyết định luôn luôn là những lựa
chọn các phương án cạnh tranh nhau, thông qua phương pháp phân tích chi
phí lợi ích sẽ cho chúng ta so sánh về lợi ích từ các phương án đã nêu và cũng
thông qua đó cho phép chúng ta có một sự lựa chọn tối ưu nhất theo quan
điểm của mối người.
Các nhà phân tích lợi ích chi phí quan tâm đến sự ưa thích tương đối
của các phương án trong phạm vi xã hội rộng, và họ đánh giá sự ưa thích căn
cứ vào lợi ích ròng tạo ra cho toàn xã hội. Cơ sở kinh tế cho việc đánh giá này

là khái niệm về trạng thái kinh tế tối ưu và nguyên tắc lựa chọn phương án để
đạt được trạng thái tối ưu đó. Cả hai cơ sở này đều xuất phát từ công trình của
Pareto(1960) nhà xã hội học và kinh tế học người ý. Các quy trình để áp dụng
các ý tưởng cơ bản này được suy ra từ mô hình kinh tế về hành vi của cá nhân
trong thị trường cạnh tranh. Những nền tảng triết lý đặc trưng và mô hình
chung cho các cách phân tích đã làm cho phân tích lợi ích chi phí trở thành
một phương pháp lôgic và phù hợp để đánh gía sự mong muốn kinh tế. Sự
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
mong muốn của một phương án được thể hiện qua lợi ích vượt mức chi phí.
Nhưng lợi ích và chi phí phải được nhận dạng và đánh giá về mặt xã hội như
là tổng thể. Kết quả tạo ra cho xã hội từ một phương án cụ thể có thể khác với
kết quả của một hãng hay một cá nhân. Hơn nữa quy mô của lợi ích ròng có
thể khác nhau giữa hai quan điểm cá nhân và xã hội và quan điểm về xã hội
bao giời cũng đem lại những lợi ích về lâu dài và thường khó định lượng hơn.
Như vậy phân tích lợi ích chi phí luôn luôn giúp chúng ta có những quyết
định, những lựa chọn tối ưu nhất.
2. Khái niệm và nội dung của phương pháp phân tích chi phí lợi ích
(CBA).
2.1. Khái niệm.
Phân tích lợi ích chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn
tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo
lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.
Phương pháp tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có
được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải
từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Theo cách này đây là phương pháp ước tính sự
đánh đổi thực giữa các phương án, và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những
lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình.
CBA là một chu trình nhằm so sánh mức độ chênh lệch giữa lợi ích và
chi phí của một chương trình hay dự án biểu hiện băng giá trị tiền tệ ở mức độ

thực tế.
Trong nền kinh tế xã hội, mọi hoạt động đầu tư đều phải được xem xét
dưới hai góc độ: phía nhà đầu tư và phía xã hội.Công cụ phân tích chi phí lợi
ích cho phép phân định và so sánh các chi phí và lợi ích xét trên góc độ cá
nhân và xã hội đó là phân tích tài chính và phân tích kinh tế.
2.2. Nội dung cơ bản của phương pháp CBA.
2.2.1. Các bước tiến hành.
Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Để tiến hành phương pháp phân tích chi phí lợi ích chúng ta phải qua
các bước
Bước 1: Quyết định lợi ích và chi phí thuộc ai: trong phân tích CBA
phải xác định đối tượng bỏ ra chi phí và đối tượng được lợi ích
Bước 2: lựa chọn các khả năng thay thế của dự án; tuỳ dự án mà có
bước này hay không.
Bước 3: liệt kê các ảnh hưởng và các chỉ số đo lường.
Bước 4: Dự đoán về những khả năng biến đổi về lượng và ảnh hưởng
của chúng suốt quá trình tồn tại của dự án.
Bước 5: lượng hoá băng tiền.
Lượng hoá các ảnh hưởng do dự án đưa lại và chuyển hoá tất cả ra một
mặt bằng giá trị là tiền. Đây là bước quan trọng và khó khăn của phương pháp
CBA bởi việc chuyển hoá các tác động ra mặt bằng giá trị tiền tệ phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của người đánh giá.
Nếu gọi lợi ích mà dự án đưa lại cho kinh tế –xã hội và tài nguyên môi
trường tại khu vực dự án năm đầu tiên là B
0
, năm thứ nhất là B
1
,


Năm thứ hai
là B
2
và năm thứ n là B
n
.Tổng lợi ích dự án đưa lại là:
B
0
+ B
1
+ B
2
+… + B
n
Hay tổng quát ta có

=
n
t
Bt
0
Trong đó : B
t
là lợi ích tình bằng tiền ở năm thứ t
t là thời gian hoạt động của dự án .
Nếu ta gọi chi phí hay thiệt hại mà dự án đưa lại năm đầu tiên là C
0
,
năm thứ nhất là C
1

, năm thứ hai là C
2
ở năm thứ n là C
n
thì tổng chi phí dự
án thu lại là:
C
0
+ C
1
+ C
2
+ …+ C
n

Giang Trường Sinh Kinh tế Môi trường 44

×