Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu tỷ số giữa thời gian tâm thu và thời gian tâm trương ở người bình thường và người tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 78 trang )


1




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
YZ



NGUYỄN THỊ THÂN




NGHIÊN CỨU TỶ SỐ GIỮA THỜI GIAN TÂM THU
VÀ THỜI GIAN TÂM TRƯƠNG Ở NGƯỜI BỆNH THƯỜNG
VÀ NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM



Chuyên ngành : Tim mạch
Mã số : 60.72.20

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Tạ Mạnh Cường






HÀ NỘI - 2011

2
LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám
hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà
Nội và Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện Nông
nghiệp cùng tập thể khoa Nội, nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện thuận
lợi, động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống cũng như trong công việc và quá
trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Tim mạch, đặc biệt
là GS.TS. Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam,
Chủ nhiệm Bộ môn. Các thầy, cô đã luôn hết lòng giảng dạy, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi, Phó giám đốc Bệnh
viện Bạch Mai, Trưởng phòng siêu âm Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Tạ Mạnh
Cường, người thầy luôn tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, người đã giành nhiều thời gian và tâm huyết trực tiếp hướng dẫn tôi thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bác sỹ Giáp Minh Nguyệt, người đã hết lòng
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện và hoàn

thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả nhân viên các khoa phòng của Viện Tim
Mạch Quốc gia Việt Nam, đặc biệt là nhân viên phòng Siêu âm tim, đã giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn bộ bệnh nhân đã tham gia vào nghiên
cứu này và những bệnh nhân trong suốt quá trình học tập của tôi. Họ là
nguồn động lực thúc đẩy tôi luôn cố gắng học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bố, Mẹ, Chồng và
những người thân trong gia đình đã luôn động viên, chia sẻ cùng tôi những
khó khăn để tôi yên tâm học tập. Xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thân



3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ số liệu trong luận văn này là kết quả trung
thực do tôi tiến hành nghiên cứu tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam.
Những số liệu này chưa được sử dụng và công bố trong bất kỳ một tài liệu
hay tạp chí khoa học nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số
liệu mà tôi đưa ra.


Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Thân





4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

%D : Chỉ số co ngắn sợi cơ.
2D : Siêu âm hai bình diện.
ALĐMP Áp lực động mạch phổi.
BNP : Peptide bài niệu Natri typ B.
BSA : Diện tích da của cơ thể.
CNTTrTT : Chức năng tâm trương thất trái.
CNTTTT : Chức năng tâm thu thất trái.
CSCNCT : Chỉ số chức năng cơ tim.
CSKLCTT : Chỉ số khối lượng cơ thất trái.
D : Tâm trương.
Dd : Đường kính thất trái cuối tâm trương.
Đ
KTP : Đường kính thất phải.
ĐMC : Động mạch chủ.
Ds : Đường kính thất trái cuối tâm thu.
ĐTĐ : Điện tâm đồ.
ĐTT : Đồng thể tích.
EF : Phân suất tống máu.

HATB : Huyết áp trung bình.
HATT : Huyết áp tâm thu.
HATTr : Huyết áp tâm trương.
JNC : Ủy ban phòng chống huyết áp Hoa Kỳ.
KLCTT : Khối lượng cơ thất trái.
KPĐTT : Không phì đại thất trái.
NBT : Người bình thường.
PĐTT : Phì đại thất trái.
S : Tâm thu.
SAD : Siêu âm Doppler.
T cđtt : Thời gian co đồng thể tích.

5
T gđtt : Thời gian giãn đồng thể tích.
T tm : Thời gian tống máu.
T ttm : Thời gian tiền tống máu.
THA : Tăng huyết áp.
TM : Siêu âm một bình diện.
TP : Thất phải.
TSTT : Thành sau thất trái.
TT : Thất trái.
VA : Vận tốc dòng hai lá cuối tâm trương
VBL : Van ba lá.
VE : Vận tốc dòng hai lá đầu tâm trương.
VHL : Van hai lá.
VLT : Vách liên thất.
VTI : Tích phân vận tốc dòng chảy theo thời gian.
WHO : Tổ chức y tế Thế giới.



6
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 13
1.1. Nguyên lý của siêu âm – Doppler ứng dụng trong y học 13
1.1.1. Hiệu ứng Doppler 13
1.1.2. Tín hiệu Doppler 15
1.1.3. Các hệ thống siêu âm Doppler tim 15
1.2. Sinh lý chu chuyển tim 18
1.2.1. Các giai đoạn của chu chuyển tim 18
1.2.2. Định nghĩa thì tâm thu và thì tâm trương 20
1.3. Tăng huyết áp 21
1.3.1. Định nghĩa tăng huyết áp 21
1.3.2. Phân loại tăng huyết áp 21
1.3.3. Chẩn đoán xác định tăng huyết áp 22
1.4. Một số khái niệm về suy tim 22
1.4.1. Tình hình suy tim 22
1.4.2. Cơ chế suy tim 22
1.4.3. Các cơ chế của suy chức năng tâm trương 23
1.4.4. Triệu chứng lâm sàng của suy chức năng tâm trương 27
1.5. Đánh giá chức năng tim 28
1.5.1. Chức năng tâm thu thất trái 28
1.5.2. Chức năng tâm trương thất trái 30
1.5.3. Chức năng thất phải 32
1.5.4. Các chỉ số đánh giá chức năng toàn bộ của tâm thất 32
1.6. Tình hình nghiên cứu về tỷ số S/D 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35U
2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.1. Nhóm đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp 35
2.1.2. Nhóm đối tượng người bình thường 36


7
2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 37
2.2.3. Các bước tiến hành 37
2.2.4. Siêu âm tim 37
2.2.5. Xử lý số liệu 40
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42U
3.1. Nhóm đối tượng người bình thường 42
3.1.1. So sánh kết quả siêu âm Doppler tim giữa một số nhóm tuổi ở
người bình thường 42
3.1.2. So sánh kết quả siêu âm Doppler tim giữa 2 giới nam và nữ ở
người bình thường 44
3.1.3. Tương quan của tỷ số S/D với tuổi, tần số tim và diện tích da ở
người bình thường 45
3.2. Nhóm đối tượng tăng huyết áp 47
3.2.1. So sánh một số thông số lâm sàng và siêu âm tim giữa nhóm tăng
huyết áp chưa có suy chức năng tâm thu thất trái và nhóm tăng
huyết áp đã có suy chức năng tâm thu thất trái 47
3.2.2. So sánh một số thông số lâm sàng và siêu âm tim giữa nhóm tăng
huyết áp chưa có suy chức năng tâm thu thất trái và nhóm người
bình thường cùng độ tuổi 49
3.2.3. Tỷ số S/D ở nhóm có phì đại thất trái 51
3.2.4. So sánh một số thông số lâm sàng và siêu âm tim giữa các giai
đoạn tăng huyết áp 52
3.2.5. Tương quan của tỷ số S/D với huyết áp 54
3.3. Tương quan giữa tỷ số S/D với một số chỉ số và thông số 54
3.3.1. Tương quan giữa tỷ số S/D với chỉ số Tei và một số thông số khác
ở nhóm người tăng huyết áp. 54

3.3.2. Tương quan giữa tỷ số S/D với chỉ số Tei và một số thông số khác ở đối
tượng tăng huyết áp chưa có suy chức năng tâm thu thất trái 56

8
3.3.3. Tương quan giữa tỷ số S/D với chỉ số Tei và một số thông số khác
ở đối tượng tăng huyết áp suy chức năng tâm thu thất trái 57
Chương 4: BÀN LUẬN 59
4.1. Nhóm đối tượng người bình thường 59
4.1.1. Tỷ số S/D của người bình thường 59
4.1.2. Sự biến đổi của tỷ số S/D theo tuổi 60
4.1.3. So sánh tỷ số S/D giữa nam và nữ 60
4.1.4. Tương quan của tỷ số S/D với tuổi, tần số tim và diện tích da 60
4.2. Nhóm đối tượng tăng huyết áp 61
4.2.1. So sánh nhóm tăng huyết áp chưa suy chức năng tâm thu thất trái
với nhóm tăng huyết áp suy chức năng tâm thu thất trái 61
4.2.2. So sánh nhóm tăng huyết áp chưa có suy chức năng tâm thu thất
trái và nhóm người bình thường cùng độ tuổi 62
4.2.3. Tỷ số S/D ở bệnh nhân tăng huyết áp phì đại thất trái 63
4.2.4. So sánh các giai đoạn tăng huyết áp 64
4.2.5. Tương quan của tỷ số S/D với huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương 65
4.3. Tương quan tuyến tính giữa tỷ số S/D với chỉ số Tei và một số thông số khác 65
4.3.1. Ở bệnh nhân tăng huyết áp 65
4.3.2. Ở bệnh nhân tăng huyết áp chưa suy chức năng tâm thu thất trái 66
4.3.3. Ở bệnh nhân tăng huyết áp có suy chức năng tâm thu thất trái 66
KẾT LUẬN 68
KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



9
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII 21
Bảng 3.1. Một số thông số lâm sàng và siêu âm tim ở người bình thường
nhóm tuổi dưới 50 (NBT1) và từ 50 tuổi trở lên (NBT2) 43

Bảng 3.2. Một số thông số siêu âm tim của nam và nữ 44
Bảng 3.3. Hệ số tương quan của thời gian tâm thu (S), thời gian tâm trương (D),
tỷ số S/D với tuổi, tần số tim và diện tích da ở người bình thường 45

Bảng 3.4. So sánh một số chỉ số lâm sàng và siêu âm tim của nhóm người
tăng huyết áp chưa có suy CNTTTT (THA1) và nhóm người tăng
huyết áp đã có suy CNTTTT (THA2) 48

Bảng 3.5. So sánh một số thông số lâm sàng và siêu âm tim của nhóm người
tăng huyết áp và nhóm người bình thường 50

Bảng 3.6. So sánh tỷ số S/D ở nhóm tăng huyết áp có phì đại thất trái (nhóm
PĐTT) và nhóm tăng huyết áp chưa phì đại thất trái (nhóm KPĐTT) 51

Bảng 3.7. So sánh một số thông số lâm sàng và siêu âm tim giữa hai giai đoạn
tăng huyết áp 52

Bảng 3.8. Hệ số tương quan của thời gian tâm thu (S), thời gian tâm trương
(D), tỷ số S/D với số đo huyết áp 54

Bảng 3.9. Hệ số tương quan tuyến tính giữa S/D và một số thông số siêu âm
tim ở người THA 54

Bảng 3.10. Hệ số tương quan giữa thời gian tâm thu (S), thời gian tâm trương

(D), và tỷ số S/D với một số thông số khác ở người tăng huyết áp
chưa suy chức năng tâm thu thất trái 56

Bảng 3.11. Hệ số tương quan giữa thời gian tâm thu (S), thời gian tâm trương
(D) và tỷ số S/D với một số thông số siêu âm tim 57

Bảng 4.1. So sánh giá trị trung bình của tỷ số S/D ở người bình thường trong
nghiên cứu của chúng tôi với một số tác giả 59



10
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. So sánh một số thông số siêu âm tim giữa hai nhóm tuổi 44
Biểu đồ 3.2. So sánh một số thông số siêu âm tim giữa nam và nữ 45
Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa thời gian tâm thu và tần số tim ở người
bình thường 46
Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa thời gian tâm trương và tần số tim ở người
bình thường 46
Biểu đồ 3.5. Mối tương quan giữa tỷ số S/D và tần số tim ở người bình thường 47
Biểu đồ 3.6. So sánh một số thông số siêu âm tim giữa hai nhóm 49
Biểu đồ 3.7. So sánh nhóm tăng huyết áp và nhóm người bình thường 51
Biểu đồ 3.8. So sánh một số thông số siêu âm tim ở các giai đoạn THA 53
Biểu đồ 3.9. Mối liên hệ giữa tỷ số S/D và chỉ số Tei thất trái ở bệnh nhân
tăng huyết áp 55
Biểu đồ 3.10. Mối liên hệ giữa tỷ số S/D và chỉ số tei thất phải ở bệnh nhân
tăng huyết áp 55
Biểu đồ 3.11. Mối liên hệ giữa tỷ số S/D và chỉ số khối lượng cơ thất trái ở
bệnh nhân tăng huyết áp. 56

Biểu đồ 3.12. Mối liên hệ giữa tỷ số S/D và chỉ số Tei thất phải ở bệnh nhân
THA có suy chức năng tâm thu thất trái 58

Biểu đồ 3.13. Mối liên hệ giữa tỷ số S/D và áp lực động mạch phổi tâm thu ở
bệnh nhân THA có suy chức năng tâm thu thất trái 58



11
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Hình minh họa hiệu ứng Doppler 14
Hình 1.2. Cơ chế các hiện tượng xảy ra trong chu chuyển tim 19
Hình 2.1. Hình minh hoạ cách xác định tỷ số S/D [36] 38
Hình 2.2. Hình minh hoạ cách xác định chỉ số Tei thất phải 39




ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp đã trở thành mối đe dọa không chỉ đối với người dân
nước ta mà còn đối với nhân dân ở nhiều khu vực trên thế giới bởi tỷ lệ mắc
bệnh ngày càng nhiều và tỷ lệ tử vong ngày một cao do các biến chứng của
bệnh. Ngày nay, tăng huyết áp được xác định là một yếu tố nguy cơ tim mạch
quan trọng. Suy tim vẫn là một biến chứng kinh điển nếu tăng huyết áp không
được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có tới 1/3 số bệnh nhân suy tim do tăng
huyết áp có dấu hiệu lâm sàng của suy tim khi chức năng tâm thu thất trái vẫn
còn trong giới hạn bình thường [
4], [20], [21].

Siêu âm tim là phương pháp thăm dò không chảy máu hữu ích trong
chẩn đoán và theo dõi tiến triển bệnh nhân suy tim. Đặc biệt, siêu âm Doppler
tim có thể đánh giá chính xác tình trạng suy tim tâm trương rất đặc trưng của
của bệnh nhân suy tim do tăng huyết áp [
3], [21], [23], [24].
Siêu âm tim đánh giá chức năng thất trái thông qua những chỉ số được sử
dụng như: chỉ số co ngắn sợi cơ (%D), phân suất tống máu (EF)…(trong đánh
giá chức năng tâm thu thất trái) và dốc tâm trương EF, các chỉ số dòng chảy

12
qua van hai lá trong thì tâm trương,…(trong đánh giá chức năng tâm trương
thất trái). Đối với chức năng thất phải, thường được đánh giá dựa vào đường
kính của thất phải, dạng di động của vách liên thất và dấu hiệu tăng áp lực
động mạch phổi [
6]. Gần đây, một số tác giả ứng dụng thêm hai chỉ số
Doppler mới trong đánh giá chức năng toàn bộ của tâm thất: chỉ số chức năng
cơ tim (Tei index), tỷ số giữa thời khoảng tâm thu và thời khoảng tâm trương
tâm thất (ratio of systolic to diastolic duration).
Từ vài năm nay, chỉ số chức năng cơ tim (hay còn gọi là chỉ sốTei) đã
được ứng dụng trong siêu âm Doppler tim để đánh giá cả chức năng tâm thu và
chức năng tâm trương của tâm thất. Chỉ số này đã có nhiều nghiên cứu đề cập.
Đánh giá chức năng thất trái bằng chỉ số Tei ở bệnh nhân tăng huyết áp cũng
đã được một số tác giả tiến hành nghiên cứu và cho thấy có giá trị trong chẩn
đoán suy tim [1], [
38].
Tỷ số giữa thời khoảng tâm thu và thời khoảng tâm trương
(S (systolic)/D (diastolic)) gần đây được coi là chỉ số hữu ích để đánh giá
chức năng toàn bộ của tâm thất đối với những bệnh nhân suy tim do một số
bệnh lý tim mạch. Chỉ số này đã được nghiên cứu trên trẻ em và những người
chưa trưởng thành bị suy tim do bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim hạn chế…[

31],
[
32]. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng tôi chưa tham khảo được tài liệu nào
nghiên cứu về tỷ số S/D ở người trưởng thành mắc bệnh tim mạch. Ở bệnh
nhân suy tim, người ta nhận thấy rằng thời khoảng tâm thu (được xác định là
thời khoảng của dòng hở van nhĩ thất) bị kéo dài ra và thời khoảng tâm trương
(được xác định là khoảng giữa hai dòng hở của van nhĩ thất hay là phần còn
lại của chu chuyển tim) ngắn lại [31], [32]. Thời khoảng tâm thu kết hợp cả
thời gian co và giãn đồng thể tích. Chỉ số này tương đối dễ thực hiện về mặt
kỹ thuật, ít sai số trong quá trình tiến hành và có thể dùng để chẩn đoán, theo
dõi tiến triển của bệnh nhân suy tim [11], [35].

13
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tỷ số giữa thời gian
tâm thu và thời gian tâm trương ở người bình thường và người tăng huyết
áp bằng siêu âm Doppler tim”, nhằm mục tiêu:
1- Nghiên cứu tỉ số giữa thời gian tâm thu và thời gian tâm trương (tỷ số
S/D) ở người bình thường và người tăng huyết áp.
2- Nghiên cứu sự tương quan của tỷ số S/D với một số thông số lâm sàng
và siêu âm Doppler tim.



Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Nguyên lý của siêu âm – Doppler ứng dụng trong y học
1.1.1. Hiệu ứng Doppler
Khi một chùm siêu âm được phát đi gặp một vật thì sẽ có hiện tượng phản
hồi âm, tần số của chùm siêu âm phản hồi về sẽ thay đổi so với tần số của

chùm phát đi nếu khoảng cách tương đối giữa nguồn phát và vật thay đổi: tần
số tăng nếu khoảng cách giảm và ngược lại.


14

A
Nơi thu nhận âm
B
Nơi thu nhận âm

Hình 1.1. Hình minh họa hiệu ứng Doppler
Trong đời sống hằng ngày chúng ta gặp nhiều hiệu ứng này. Ví dụ: khi ta
đứng nghe tiếng còi xe đang chạy về phía ta thì âm thanh ngày càng cao hơn
và khi đi xa phía ta thì âm thanh nghe trầm hơn. Nếu nguồn phát âm đứng
yên, bản thân ta tiến đến gần hay ra xa cũng có kết quả tương tự.
Hiệu ứng này là chung cho tất cả mọi loại dao động sóng (âm thanh, ánh
sáng) và tất nhiên bao gồm cả siêu âm vì thực chất siêu âm cũng là một loại
âm thanh có tần số > 20000 Hertz.
Trong ứng dụng y học thì vật thể chuyển động là dòng máu mà hồng cầu
là đại diện (vì nó có tính phản âm rõ rệt). Khi chùm siêu âm phát ra (chùm
tới) gặp dòng hồng cầu chuyển động thì sẽ dội lại (chùm dội) với một tần số
khác biệt. Mức độ khác biệt này sẽ tỷ lệ với tốc độ dòng hồng cầu (hay tốc độ
di chuyển của dòng máu), và với góc tạo thành bởi trục của chùm tia tới và
trục của dòng máu thăm dò.
Nếu gọi tần số dòng siêu âm phát ra từ đầu dò là fi, tần số sóng phản lại
từ tim hoặc mạch máu về là fr thì hiệu số fr – fi được gọi là hiệu ứng Doppler
fd, đo bằng Hertz:

15

(2Fi x V x cosθ)
fd =
C

V: Vận tốc của dòng máu (cm/s).

θ: Góc tạo ra bởi chùm sóng siêu âm phát đi từ đầu dò và hướng đi của
dòng máu (độ).
C: Vận tốc lan truyền siêu âm trong mô sinh vật (1560m/s).
Như vậy kỹ thuật Doppler giúp ta đo được vận tốc dòng máu một cách
chính xác với điều kiện là góc θ phải gần 0
0
nhất (từ 0
0
đến 20
0
).
1.1.2. Tín hiệu Doppler
Máy siêu âm Doppler thường biểu hiện theo:
 Tín hiệu âm thanh: nghe tiếng phụt mà âm độ cao tương ứng với dòng
máu tiến tới đầu dò, và âm độ thấp tương ứng với dòng máu đi xa đầu dò. Tuy
sóng siêu âm phát đi từ đầu dò không cảm nhận được qua thính giác người
nhưng hiệu ứng Doppler có thể nghe được, vì không thuộc giải tần số > 20000
Hertz của siêu âm.
 Phổ Doppler ghi theo cách biến đổi nhanh của Fourier nên phổ này ghi
được các vận tốc tức thì biến đổi theo thời gian, trong đó thời gian ghi trên
trục hoành và vận tốc ghi trên trục tung. Phổ có dạng đường cong và quy định
ghi ở phía trên đường cơ bản khi dòng máu hướng về phía đầu dò, ở phía dưới
đường cơ bản khi dòng máu đi xa đầu dò.
1.1.3. Các hệ thống siêu âm Doppler tim

 Doppler xung (PWD): Đầu dò chỉ có một tinh thể áp điện phát sóng fi
rồi nhận sóng fr trở về. Do đó, chùm siêu âm phát ra ngắt quãng để đầu dò
nhận âm dội sau một khoảng thời gian chậm trễ mà độ dài ngắn phụ thuộc vào
độ sâu cần thăm dò. Ta có phương trình sau:


16
Z =
2
.TdC

Z: Độ sâu cần thăm dò.
C: Vận tốc của sóng siêu âm trong mô mềm (1560m/s)
Td: Thời gian chậm trễ.
Trong siêu âm Doppler xung, ta có thể ghi được hiệu ứng Doppler ở nhiều vị
trí khác nhau trên đường đi của chùm sóng và các vị trí đó được gọi là cửa sổ tín
hiệu. Vì hiệu ứng Doppler được ghi từ một vị trí nhất định, nên sự khác biệt
không lớn trong phạm vi của phổ, ta có đường cong tương đối thanh mảnh, biểu
thị vận tốc của dòng máu tại vị trí thăm dò tương đối khu trú.
Hạn chế của Doppler xung: khi dòng máu thăm dò có vận tốc quá lớn
(fd > PDF/2) thì gây ra hiện tượng cắt cụt phổ (Aliasing). Do đó không thể sử
dụng để thăm dò các vị trí có vận tốc dòng chảy lớn. PDF/2 được gọi là tần số
giới hạn hay tần số Nyquist. Để tránh hiện tượng aliasing, chúng ta có thể: (1)
hoặc chuyển sang Doppler liên tục; (2) hoặc sử dụng tần số phát xung cao
hơn; (3) hoặc dùng đầu dò phát sóng Fi thấp hơn; (4) hoặc tăng góc θ. Trong
thực tế chúng ta phải cân nhắc sao cho hợp lý giữa độ sâu thăm dò và vận tốc
dòng chảy.
 Doppler liên tục (CWD): Một tinh thể áp điện phát sóng siêu âm liên
tục, và một tinh thể khác liên tục thu nhận chùm sóng siêu âm phản hồi, đưa
vào bộ khuyếch đại phân biệt, tự động tính fd và vận tốc dòng máu.

Với Doppler liên tục, ta luôn có sóng siêu âm fi được phát đi, fr được nhận
về và ta liên tục có chùm sóng siêu âm đi qua các cấu trúc tim mạch, liên tục
có chùm sóng phản hồi từ các cấu trúc, từ dòng máu di chuyển, có rất nhiều fd
trên dọc đường đi của chùm sóng siêu âm.
Doppler liên tục ghi được dòng chảy có vận tốc thấp hoặc cao mà không
bị hiện tượng aliasing, nhưng chỉ ghi được vận tốc trung bình của nhiều vận

17
tốc khác nhau trong dòng chảy. Doppler liên tục được dùng để ghi các vận tốc
lớn mà Doppler xung không thực hiện được. Phổ của Doppler liên tục là một
khối đặc biểu thị fd khác nhau được chùm lên bởi một đường cong của phổ
(đường cong tích phân của các vận tốc).
 Doppler màu: Là Doppler xung. Vận tốc và chiều di chuyển của dòng
máu được thể hiện bằng màu sắc khác nhau với độ đậm nhạt khác nhau.
Theo quy ước, khi dòng chảy hướng tới đầu dò ta có màu đỏ, và màu
xanh khi dòng chảy đi xa đầu dò
Khi vận tộc dòng máu thay đổi: dòng chảy hướng tới đầu dò màu đỏ
thẫm chuyển sang đỏ sáng. Tương ứng với tần số cao hơn nữa của hiệu ứng
Nyquist, ta sẽ có màu vàng.
Khi dòng chảy đi xa đầu dò: nếu vận tốc dòng máu tăng, màu xanh
chuyển từ xanh thẫm sang xanh sáng, và tương ứng với hiệu ứng Nyquist, sẽ
có màu xanh tím. Hiện tượng aliasing, tức hiệu ứng Nyquist, trong Doppler
màu được hiển thị bằng khảm màu xanh tím, vàng lẫn lộn.
Vì là Doppler xung nên ta có thể ghi được hiệu ứng Doppler ở từng điểm
một trên đường đi của sóng siêu âm và góc quét của đầu dò gồm rất nhiều
đường, hệ thống thời gian thực được thực hiện qua số lần hình ảnh được phát
ra theo giây.
 Doppler mô:
SA
D mô cơ tim định lượng các tín hiệu có vận tốc thấp hơn và có biên độ

cao hơn phát ra từ sự vận động của cơ tim.
SAD mô cơ tim bao gồm SAD mô xung và SAD mô mầu.
- SAD mô xung dùng để đo vận tốc chuyển động tối đa của cơ tim và
đặc biệt rất thích hợp để đo vận tốc chuyển động theo chiều dọc của cơ tâm
thất bởi vì các sợi cơ tim hướng theo chiều dọc này song song với chùm tia

18
- Với siêu âm Doppler mô mầu, các vùng cơ tim đã mã hóa mầu theo vận
tốc di chuyển được thể hiện trên màn hình cùng với hình ảnh siêu âm 2D hoặc
hình siêu âm TM để cho biết hướng và vận tốc chuyển động của cơ tim. SAD
mô mầu có lợi ích là làm tăng độ phân giải theo không gian và có khả năng
đánh giá nhiều cấu trúc và nhiều vùng cơ tim trên cùng một mặt cắt.
1.2. Sinh lý chu chuyển tim [9]
Các buồng tim co giãn theo thứ tự nhất định:
o Tâm nhĩ co (nhĩ thu)
o Tâm thất co (thất thu)
o Cả tâm thất và tâm nhĩ đều giãn (tâm trương toàn bộ)
1.2.1. Các giai đoạn của chu chuyển tim
1. Nhĩ thu, đẩy máu xuống thất (a)
2. Co đồng thể tích (b)
3. Tống máu nhanh (c)
4. Tống máu chậm (d)
5. Giãn đồng thể tích (e)
6. Đổ đầy thất nhanh (f)
7. Đổ đầy thất chậm (g)
1. Nhĩ thu, đẩy máu xuống thất (a)

19

Hình 1.2. Cơ chế các hiện tượng xảy ra trong chu chuyển tim

Thì tâm thu gồm có: (1) Tâm nhĩ thu : kéo dài khoảng 0,10 giây, cơ nhĩ
co lại, máu được đẩy xuống thất. nhĩ thu chỉ đẩy khoảng 30% số lượng máu
về thất trong toàn tâm trương; (2) Tâm thất thu: kéo dài khoảng 0,30 giây, bắt
đầu từ lúc đóng van nhĩ thất đến lúc đóng van tổ chim, gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn co đồng thể tích: Bắt đầu giai đoạn này, cơ thất co tạo độ
chênh áp ở thất và nhĩ làm van nhĩ thất đóng lại, van tổ chim vẫn đóng. Tâm
thất co trong khi khối lượng máu mà nó chứa không thay đổi, áp lực trong
tâm thất tăng nhanh. thời gian này kéo dài khoảng 0,05 giây.
- Giai đoạn tống máu: Khi áp lực trong tâm thất trái vượt quá áp lực tâm
trương trong động mạch chủ và áp lực trong tâm thất phải vượt quá áp lực
trong động mạch phổi, thì các van tổ chim mở và tim tống máu ra ngoại vi.

20
Thì tâm trương kéo dài khoảng 0,40 giây, gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn giãn đồng thể tích: Cơ thất bắt đầu giãn, áp lực trong tâm thất
giảm nhanh nhưng thể tích trong tâm thất chưa thay đổi. Giai đoạn này chấm
dứt khi áp lực tâm thất giảm dưới áp lực tâm nhĩ và van nhĩ thất mở ra.
- Giai đoạn đổ đầy thất: Lúc đầu máu được đổ về nhanh, áp lực trong tâm
thất tăng dần, sau đó máu đổ về chậm. 70% lượng máu về thất được đổ về
trong giai đoạn này, tiếp theo sau đó là hiện tượng tâm nhĩ thu và bắt đầu một
chu chuyển tim mới.
1.2.2. Định nghĩa thì tâm thu và thì tâm trương
 Theo điện học:
- Thì tâm thu: Là giai đoạn khử cực thất và tái cực thất. Tương ứng đoạn
QT trên ĐTĐ.
- Thì tâm trương: Là giai đoạn không có hoạt động về điện học. Tương
ứng đoạn từ chân sóng T đến bắt đầu phức bộ QRS trên ĐTĐ.
 Theo sinh lý học và tim mạch học:
Sinh lý học Tim mạch học
Tâm thu

 Co đồng thể tích (b)
 Tống máu nhanh (c)
 Tống máu chậm (d)
 Giãn đồng thể tích (e)
 Đổ đầy thất nhanh (f)
Từ đóng van hai lá (M1) đến
đóng van ĐMC (A2)
 Co đồng thể tích (b)
 Tống máu nhanh (c)
 Tống máu chậm (d)
Tâm trương
 Đổ đầy thất chậm (g)
 Nhĩ bóp (a)
Từ đóng van ĐMC (A2) đến
đóng van hai lá (M1)
 Giãn đồng thể tích (e)

21
 Đổ đầy thất nhanh,
chậm, nhĩ bóp (f,g,a)


 Các định nghĩa khác:

Co đồng
thể tích
Tống
máu
Giãn ĐTT
Đầy thất

nhanh
Giãn thất
trái
Nhĩ thu
ĐN Wigger
Tâm thu
(Từ đóng VHL đến mở VHL)
Tâm trương

(Từ mở VHL đến đóng VHL)
ĐN lâm sàng
Tâm thu
(Từ đóng VHL đến
đóng van ĐMC)
Tâm trương
(Từ đóng van ĐMC đến đóng VHL)
ĐN Brursaerr
Tâm thu
(Từ đóng VHL đến V1/2)
Tâm trương
(V1/2 đến đóng VHL)

Ghi chú: V1/2 = 1/2 Vmax (Tốc độ đổ đầy thất tối đa)
1.3. Tăng huyết áp
1.3.1. Định nghĩa tăng huyết áp
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) và hội THA quốc tế (ISH), gọi là
THA khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90
mmHg.
1.3.2. Phân loại
tăng huyết áp

Bảng 1.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII (2003)
Khái niệm
HA tâm thu
(mmHg)

HA tâm trương
(mmHg)
HA bình thường <120 và < 80
Tiền THA 120 – 139 và/hoặc 80 - 89

22
THA giai đoạn I 140 – 159 và/hoặc 90 - 99
THA giai đoạn II ≥ 160 và/hoặc ≥ 100

1.3.3. Chẩn đoán xác định tăng huyết áp
Bằng cách đo huyết áp: Bệnh nhân được coi là tăng huyết áp khi đo
huyết áp lần đầu ≥ 160/100mmHg.
Những lưu ý khi đo huyết áp:
- Bệnh nhân phải trong trạng thái nghỉ ngơi (ít nhất 5 phút trước khi đo),
không dùng các chất kích thích như rượu, cà phê.
- Bệnh nhân nên ở tư thế ngồi ghế tựa, tay để trên bàn sao cho nếp khuỷu
ngang mức tim.
- Bề rộng của băng đo huyết áp nên bằng 80% chu vi cánh tay.
- Nên dùng loại máy đo huyết áp thuỷ ngân.
- Huyết áp tâm thu tương ứng với pha I của Korotkoff (xuất hiện tiếng
đập đầu tiên) và huyết áp tâm trương là pha V (mất tiếng đập).
- Nên đo huyết áp ở cả hai tay và lấy trị số cao hơn.
- Phải đo ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 2 phút và con số cuối cùng là
trung bình cộng nếu có sự khác biệt trên 5 mmHg.
1.4. Một số khái niệm về suy tim

1.4.1. Tình hình suy tim
Suy tim là hậu quả cuối cùng của các bệnh tim mạch. Trên thế giới tỷ lệ
bệnh nhân suy tim ngày một gia tăng. Tại Mỹ có khoảng 5 triệu người bị suy
tim, 550 000 bệnh nhân mới mắc suy tim hàng năm và suy tim là nguyên nhân
nhập viện của trên 1 triệu bệnh nhân mỗi năm. Ước tính tỷ lệ tử vong sau 1
năm là 30% và sau 5 năm là 50% [
16].
1.4.2. Cơ chế suy tim

23
Quá tải chức năng tim là một trong số nguyên nhân gây suy tim. Các nhà
sinh lý, bệnh học đã nêu hai cơ chế quá tải dẫn đến suy tim:
- Quá tải thể tích: Khi tim (bên trái hoặc bên phải) nhận về và phải bơm
ra một lượng máu vượt quá khả năng thích nghi của nó. Ví dụ: khi hở van tim,
thông liên thất, có luồng thông giữa đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn,…Tuy
nhiên, quá trình suy tim do quá tải thể tích diễn ra tương đối chậm vì nếu
lượng máu bơm ra tăng gấp đôi thì năng lượng mà cơ tim đòi hỏi chỉ tăng
thêm 25 – 30%. Tim thích nghi chủ yếu bằng cách tăng độ giãn các sợi cơ
tim, nhờ vậy thể tích tâm trương tăng lên, làm co lực co bóp tống máu (định
luật Frank - Starling). Quá trình phì đại tim cũng diễn ra muộn và chậm.
- Quá tải áp lực: Khi cơ tim phải thắng một sức cản (hậu gánh) để bơm
máu vào động mạch. Ví dụ: trong bệnh hẹp van động mạch, hẹp eo động
mạch chủ, hẹp thân và nhánh động mạch phổi, bệnh đa hồng cầu, nhưng phổ
biến nhất là tăng huyết áp. Suy tim sẽ xuất hiện sớm hơn vì nếu sức cản tăng
gấp hai lần bình thường thì năng lượng mà cơ tim đòi hỏi phải là 300% mức
bình thường. Để thắng sức cản, cơ tim sẽ sớm thích nghi bằng cách phì đại
cho tới khi hệ mao mạch trong tim không nuôi nổi khối cơ tim thì quá trình
xơ hoá sẽ diễn ra với tốc độ nhanh, bắt đầu từ nội tâm mạc trở ra.
- Trước đây, khi nói đến suy chức năng tim nói chung, người ta thường
nghĩ tới giảm khả năng co bóp (tống máu) của cơ tim ở thời kỳ tâm thu. Tuy

nhiên, các quan sát lâm sàng và những nghiên cứu về sinh lý bệnh học của
thời kỳ tâm trương cho thấy đây không phải là thời kỳ hoàn toàn thụ động
(nghỉ ngơi) của cơ tim [
2], [3].
1.4.3. Các cơ chế của suy chức năng tâm trương [
2]
1.4.3.1. Các yếu tố sinh hoá
Để co cơ, các phân tử actine phải nối với myosine. Trong giai đoạn đầu
của thời kỳ tâm thu, các cầu nối actine – myosine được hình thành. Khi bước

24
vào giai đoạn tống máu, nghĩa là khi áp lực trong buồng tim đã đạt mức tối đa
thì các cầu nối này sẽ bị bẻ gãy. Sự dứt gãy của các cầu nối lúc đầu chậm, sau
đó sẽ nhanh dần lên tuỳ thuộc vào sự thu hồi các ion canxi nội bào. Nhiều tác
giả đã chứng minh rằng, có sự giảm lượng enzym ATPase của lưới cơ tương
khi cơ tim phì đại và tuy không có những bất thường về sự chuyển vận của
dòng canxi trong tế bào cơ tim nhưng sự giáng hoá của các cytosol thường bị
chậm lại.
Về nguyên nhân của những rối loạn này, người ta cho rằng có lẽ do các
AMP vòng, chất truyền tin thứ hai này đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
giãn bình thường của cơ tim bằng cách hoạt hoá một protein màng của hệ liên
võng có tên là phospholambdane. Đây là một enzym hoạt hoá men ATPase
trong lưới cơ tương và tạo thuận lợi cho sự tích luỹ ion canxi trong các
cytosol. Mặt khác, AMP vòng còn hoạt hoá troponine – I làm giảm độ nhạy
cảm của ion canxi đối với troponine – C, đồng thời tạo điều kiện tốt cho sự
bất hoạt các protein đảm bảo chức năng co bóp của cơ tim. Nguyên nhân gây
thiếu hụt AMP vòng có thể do những rối loạn trong hoạt động điều hoà của
adenyl cyclase hoặc do những rối loạn trong hoạt động kích thích hệ thống
beta – adrenergic (đối với cơ chế điều hoà ngược của các thụ thể beta trong
suy tim). Những bất thường trong sự chuyển vận của dòng canxi nội bào gây

ra do thiếu hụt AMP vòng đóng vai trò trung gian gây rối loạn chức năng tâm
trương khi cơ tim bị thiếu máu.
1.4.3.2. Các yếu tố cơ học
Các yếu tố cơ học chia thành hai loại: Yếu tố ngoại lai và yếu tố nội tại.
9 Các yếu tố ngoại lai:
- Ảnh hưởng của thất phải là tác nhân cơ bản: Trên thực tế, khi thể tích
thất phải tăng, vách liên thất sẽ bị đẩy sang phía thất trái, các sợi cơ bị biến
dạng, kết quả là làm tăng áp lực cuối tâm thu thất trái.

25
Đây là hiện tượng tác động tương hỗ của hai thất. Mức độ tương tác
không chỉ phụ thuộc vào thể tích của thất phải mà còn phụ thuộc vào cả thể
tích đổ đầy của thất trái, đây chính là yếu tố tăng cường ảnh hưởng. Trong
trường hợp màng ngoài tim bị cắt bỏ, sự tác động tương hỗ này chỉ gây ra
những hậu quả nhất định mà thôi. Ví dụ, khi áp lực thất phải tăng từ 0 đến 20
mmHg thì áp lực cuối tâm trương thất trái chỉ tăng từ 1 đến 6 mmHg.
Về ảnh hưởng của hiện tượng tác động tương hỗ giữa hai tâm thất trên
mối liên quan thể tích – áp lực cuối tâm trương thất trái, các phát hiện nói trên
đã chứng tỏ rằng khi thể tích thất phải tăng thì đường cong thể tích – áp lực
lên trên hoặc chuyển trái .
Ngoài ra, một số tác giả đã chỉ ra vai trò của sự tương tác giữa tâm nhĩ và
tâm thất trong hoạt động tâm trương. Theo đó, khi thể tích nhĩ trái tăng,
đường cong thể tích – áp lực cuối tâm trương thất trái sẽ lên trên hoặc chuyển
trái nhưng không song song cùng mức độ, đường cong sẽ chuyển lên trên
nhiều hơn ở các thể tích thất trái lớn hơn [7], [
29], [33].
- Màng ngoài tim có khả năng làm gia tăng một cách đáng kể hiện tượng
tác động tương hỗ giữa hai tâm thất trong thì tâm trương cho dù nhận xét này
có thể khó khẳng định một cách chính xác do những giới hạn trong việc đo áp
lực và thể tích trong khoang màng ngoài tim. Tuy nhiên, có những bằng

chứng cho thấy ở những bệnh nhân bị phẫu thuật tim, màng ngoài tim (bình
thường) sẽ tác động với một áp lực có ý nghĩa đối với tim và chắc chắn sẽ làm
gia tăng thêm áp lực trong các buồng tim. Trên thực tế, người ta nhận thấy áp
lực thất phải rất giống với áp lực trong khoang màng ngoài tim và hai áp lực
này có mối liên quan rất chặt chẽ.
Theo các nhà nghiên cứu, vai trò của màng ngoài tim càng trở nên quan
trọng khi thất phải càng giãn nở. Khi thất phải càng giãn, áp lực trong khoang
màng ngoài tim càng cao, màng ngoài tim sẽ phải giãn ra do lực ép bổ sung

×